Khương Văn(姜闻:Wenran Jiang) gảng dạy khoa học chính trị tại University of Alberta và là một chuyên viên cấp cao của Quỹ khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Canada.
BẮC KINH - Bốn ngày gần đây của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Trung Hoa đã kết thúc với sự quan tâm cao độ. Ông đảm bảo với các nhà lãnh đạo Trung Hoa rằng Hoa Kỳ cam kết trả đúng kỳ hạn tất cả các khoản nợ, mặc dù bị hạ cấp tín dụng gần đây, ông đã nói chuyện rất nhiệt tình về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, và ông đã giới thiệu cháu gái của ông, người đã nghiên cứu Trung Hoa trong nhiều năm, như một cầu nối trong tương lai giữa hai nước.
Nhưng, đằng sau tất cả những nụ cười và bữa tiệc rượu trọng thể ấy, các vấn đề nghiêm trọng và khoảng cách nhận thức vẫn tiếp tục chia rẽ hai cường quốc lớn của thế giới.
Đầu tiên là, luôn luôn là vấn đề quan điểm. Đối với những người xem sự trỗi dậy của Trung Hoa trong một cái nhìn tiêu cực, đơn giản là quốc gia này chỉ là quốc gia kiêu ngạo hơn bao giờ hết. Đó là khó khăn trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Hoa với Nhật Bản ở Biển Nhật Bản (Biển Đông Trung Hoa); Trung Hoa đang rất quyết đoán ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) với các nước láng giềng, trên những hòn đảo tranh chấp; Trung Hoa cho phép máy bay chiến đấu tàng hình của mình được trình diễn trong lúc bộ trưởng quốc phòng Mỹ viếng thăm Trung Hoa; đó là gửi tàu sân bay đầu tiên của Trung Hoa ra biển để thử nghiệm, cho thấy khả năng họ muốn thiết lập các căn cứ hải quân ở Ấn Độ Dương. Ngay cả sự ẩu đả giữa đội bóng rổ Trung Hoa và đội khách Mỹ được xem như bằng chứng cho hành vi hung hăng của Trung Hoa.
Ngược lại, nhiều người Trung Hoa có xu hướng nghĩ rằng Hoa Kỳ đã nghiêm trọng hóa về hội chứng siêu cường kiêu ngạo. Vì những người Trung Hoa hiểu rằng, Mỹ có một chính phủ hoạt động bất bình thường, nhưng Mỹ vẫn nhấn mạnh rằng hệ thống chính trị và kinh tế của họ là tốt nhất trên thế giới, và rằng tất cả mọi người nên bắt chước người Mỹ. Ngập trong nợ nần, nhưng không thể ngừng chi tiêu và vay mượn. Hoa Kỳ không còn khả năng cạnh tranh trong sản xuất, nhưng đổ lỗi cho những người khác làm thâm hụt thương mại khổng lồ của Hoa Kỳ. Và theo cách hiểu của Trung Hoa là chỉ có siêu cường quân sự Mỹ là hiếu chiến (trigger-happy) khi can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Thứ đến là, vấn đề của sự tin tưởng. Những người chỉ trích Trung Hoa lập luận rằng tuyên bố của họ nhằm để tăng cường hòa bình là không đáng tin cậy, một đất nước phi dân chủ, với hệ thống độc đảng. Cùng với điều này là một cái nhìn tổng bằng không trên thế giới, trong đó bất kỳ sự giàu lên của Trung Hoa trong sự chia sẻ của nền kinh tế toàn cầu, hoặc bất kỳ sự hiện diện gia tăng của Trung Hoa ở đâu trên thế giới, thì phải có mặt sức mạnh quyền lực của Hoa Kỳ, hoặc những quyền lực khác. Bất kỳ động thái quân sự của Trung Hoa được miêu tả như một hành động bành trướng và hiếu chiến phải được kiềm chế. Bất kỳ nỗ lực tham gia của các chính trị gia phương Tây, chẳng hạn như chuyến đi gần đây của ông Biden, sẽ được hiểu một cách máy móc nghi ngờ và chỉ trích là nồng ấm với những kẻ độc tài.
Tương tự như vậy, cho những người Trung Hoa nghi ngờ về ý định của Mỹ, âm mưu luôn luôn là trong vở kịch. Họ nhìn thấy một siêu cường đang yếu sử dụng phương tiện kinh tế, quân sự và ngoại giao trong một nỗ lực không ngừng để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Hoa. Nói chuyện về nhân quyền và dân chủ không có giá trị gì cả, nhưng qua lăng kính mờ đục xem Trung Hoa là con quỷ dữ (demonizing China). Bán vũ khí cho Đài Loan, các hoạt động ở Tây Tạng, và "cuộc cách mạng màu" của các loại khác tất cả đều được tài trợ bởi Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác, và là nhằm mục đích làm suy yếu Trung Hoa.
Mặc dù nhiều thập kỷ của sự tương tác chặt chẽ, với hàng triệu người Mỹ, người châu Âu, và Nhật Bản đến thăm Trung Hoa mỗi năm và con số tương tự của Trung Hoa đến thăm Mỹ và các nước tiên tiến khác, hai bên hiểu nhau qua một lăng kính đầy ám muội (glass darkly). Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau đã không dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn ngay cả trong một số vấn đề cơ bản nhất.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Hoa, Phó Oánh (傅莹: Fu Ying) bày tỏ lo lắng về tình trạng này trong một cuộc phỏng vấn gần đây. "Điều quan trọng nhất là liệu Trung Hoa và Mỹ có phải là kẻ thù. Có phải chúng ta sắp có một cuộc chiến tranh? Có phải chúng ta đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống lại nhau?". Trong khi đó, ông Biden tái khẳng định rằng Hoa Kỳ không xem Trung Hoa như một kẻ thù, bóng gió rằng lo lắng của ông Phó Oánh không phải là không có thật, ông Biden nói rằng kịch bản tồi tệ nhất là một sự hiểu lầm dẫn đến một cuộc xung đột không mong muốn.
Vì vậy, các vấn đề quan trọng đối với Trung Hoa, các nước láng giềng, Mỹ, và phần còn lại của thế giới không phải là có bao nhiêu tàu sân bay, tên lửa, tàu ngầm, và máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Trung Hoa có thể sản xuất và triển khai trong những năm tới và nhiều thập kỷ sau. Mà thay vào đó, là Trung Hoa có ý định sử dụng như thế nào những sức mạnh mới có được về kinh tế và quân sự của mình trong việc theo đuổi những mục tiêu chính sách trong nước và nước ngoài - và quyền lực hàng đầu thế giới của Trung Hoa có thể đảm bảo rằng họ không làm tổn hại đến nhau do rủi ro hoặc bất hòa.
Để đáp ứng những thách thức này một cách thành công, không có giải pháp thay thế khả thi để tham gia tích cực, liên tục, và thẳng thắn giữa Trung Hoa và phần còn lại của thế giới. Nền kinh tế Trung Hoa sẽ tiếp tục phát triển; quân đội Trung Hoa sẽ tiếp tục hiện đại hóa; và người dân Trung Hoa sẽ vẫn một lòng trong những tham vộng quyền lực vĩ đại của họ. Một kiểu chiến tranh lạnh với chính sách đối đầu và ngăn chặn từ phương Tây sẽ gặp sự kháng mạnh mẽ từ Trung Hoa, lực tác dụng đòn bẫy toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, là không thể bỏ qua được.
Chỉ có một chiến lược sáng tạo, kiên nhẫn, và những cam kết phù hợp mới làm giảm thiểu những lo ngại của cả hai bên. Sự trỗi dậy của Trung Hoa là một thực tế, nhưng sự trỗi dậy đó phải là một ưu tiên cho hòa bình lâu dài cho Trung Hoa, cho các nước láng giềng của Trung Hoa, cho phương Tây, và, quan trọng nhất, là cho Mỹ.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
Ghi chú của người dịch:
(*)Long March:
Sự kiện tháng ba trong tiếng Anh có rất nhiều kiểu chơi chữ của các học giả để ám chỉ. The March nó liên quan cuộc tuần hành chết, khi Hitler cho rút kui khoảng 800 ngàn tù nhân phe đồng minh về hương Tây vào tháng 3/1945 vì bị Liên Xô tấn công Đức, và từ đó có nhiều từ để ám chỉ tương tự như: "The Great March West", "The Long March", "The Long Walk", "The Long Trek", "The Black March", "The Bread March", nhưng hầu hết những người sống sót trong cuộc tuần hành rút lui này chỉ cần gọi là "The March".
Ở bài viết này tác giả lại chơi chữ một lần nữa theo cách phát âm trong tiếng Hoa. Chữ Long March được bính âm sang La tinh là 長征 đọc là Trường Chinh. Một cách chơi chữ của người viết. Ý ông muốn nói vấn đề của Trung Hoa với Mỹ và phương Tây hiện nay như là một cuộc rượt đuổi trong chiến dịch vạn lý trường chinh nổi tiếng của Mao Trạch Đông. Bắt đầu tháng 3/1945 Mao phải đưa quân đội mình chạy trốn sự truy đuổi của Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu. Bắt đầu là sự tháo lui để bảo tồn lực lượng, nhưng sau đó là chiến thắng của hồng quân Trung Hoa đi đến thống nhất Trung Hoa của Mao Trạch Đông. khi đọc bính âm thì nó có nghĩa là
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 18h46', ngày thứ Tư, 21/9/2011
VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH VỚI TRUNG HOA
------------Giới chức Mỹ bênh vực kế hoạch nâng cấp phản lực cơ cho Đài Loan - VOA -Một giới chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết việc nâng cấp đội chiến đấu cơ phản lực F-16 của Đài Loan sẽ giúp cho các máy bay chiến đấu này có được chất lượng ở mức của loại chiến đấu cơ tiên tiến hơn mà Đài Loan muốn mua. Giới chức này đã trình bày với các phóng viên ngày hôm qua với điều kiện không nêu danh tánh, tìm cách bác bỏ những cáo buộc của Đài Loan và của những người trong quốc hội Mỹ ủng hộ đảo quốc này là chính quyền Tổng thống Obama khuất phục trước Trung Quốc.
-- Thượng viện Mỹ đặt điều kiện thông qua ba FTA (TTXVN).
- Mỹ sẽ trả đũa việc TQ hạn chế xuất khẩu đất hiếm (TTXVN).
-
Cuộc chiến thịt gà Mỹ - Trung “khai hỏa”
(VnEconomy) -
Hôm 20/9, Mỹ đã kiện lên WTO, tố cáo Trung Quốc vi phạm các quy định thương mại quốc tế khi áp thuế cao lên thịt gà nhập từ Mỹ– US Files Complaint Over Chinese Chicken Tariffs (NYT).
(Tamnhin.net)– Việc Trung Quốc cứu các nền kinh tế Châu Âu bằng cách mua lại nợ công
ngày càng có khả năng xảy ra. Nhưng liệu đó có phải là một giải pháp
tương lai cho Khu vực đồng euro?
ngày càng có khả năng xảy ra. Nhưng liệu đó có phải là một giải pháp
tương lai cho Khu vực đồng euro?
----
--For Love or Real Estate: The Cost of Getting Divorced in China TIME- Under China's newly defined Marriage Law, women could end up homeless after getting a divorce
- Trung Quốc lại làm nóng “cuộc chiến” bản quyền (TTXVN).
-Khi Cán Bộ Ăn
------------
- Những toan tính của BRIC khi muốn giải cứu châu Âu (Tin tức).
- Ngân hàng Pháp lao đao vì nợ công Hy Lạp ? – (RFI).
- Italia bị hạ mức tín dụng, Hy Lạp chờ tiền cứu nguy (VOA). – Đến lượt nước Ý bị hạ điểm tín nhiệm – (RFI). – S&P giảm độ khả tín của Ý – (BBC). - S&P quyết định hạ mức tín nhiệm nợ công của Italy (TTXVN). Đến lượt nước Ý bị hạ điểm tín nhiệmStandard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm của cường quốc kinh tế thứ ba tại châu xuống một nấc từ A+/A-1+ xuống
-
-ECON WEEKLY: Decision Time for the Eurozone Project Syndicate --ECON WEEKLY: Decision Time for the Eurozone
Germany’s arguments against the introducing Eurobonds, expanding the eurozone’s bailout fund, and instituting a comprehensive system of economic governance are transparent and easy to understand. But are they right?
- Italy downgraded, IMF says Europe behind the curve
(Reuters) - Standard & Poor's cut Italy's credit rating on Tuesday in a surprise move that increased strains on the debt-stressed euro zone, and the International Monetary Fund said Europe's leaders werefailing to act decisively enough to resolve the crisis.
-- Italy downgraded, IMF says Europe behind the curve
(Reuters) - Standard & Poor's cut Italy's credit rating on Tuesday in a surprise move that increased strains on the debt-stressed euro zone, and the International Monetary Fund said Europe's leaders werefailing to act decisively enough to resolve the crisis.
Governments around the world face a dilemma — how to reduce debts and deficits, and
support growth and employment as anxious financial markets rattle the global economic recovery. Read the latest edition of the IMF's Fiscal Monitor for the full story.
support growth and employment as anxious financial markets rattle the global economic recovery. Read the latest edition of the IMF's Fiscal Monitor for the full story.