Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Tự trách mình

Hiệp hội Năng lượng VN (VEA) vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ mất an ninh năng lượng khi hàng loạt dự án (DA) thủy điện, nhiệt điện... do nhà thầu Trung Quốc (TQ) thi công đều lâm vào cảnh chậm trễ và có vấn đề về chất lượng. Lý do chủ yếu là do chọn nhà thầu TQ yếu năng lực, thiếu kinh nghiệm, không thu xếp được tài chính và công nghệ, thiết bị không đồng bộ...
Có thể thấy, đây không phải lần đầu các chuyên gia lên tiếng về thực trạng này, và thực tế thời gian qua đã cho chúng ta không ít bài học cay đắng về việc chọn nhầm nhà thầu TQ kém năng lực. Bên cạnh sự đình đốn DA gây ảnh hưởng đến kế hoạch, thì việc chọn nhầm nhà thầu TQ còn kéo theo hàng loạt lao động phổ thông TQ tràn vào VN, do đó bỏ phí nguồn nhân công tại chỗ vốn rất dồi dào của chúng ta. Khoảng 4 - 5 năm trước, hàng loạt DA thủy điện, nhiệt điện đều chọn nhà thầu TQ vì giá rẻ và đến nay đa phần bắt đầu nếm nhận “trái đắng”. Tương tự, hàng loạt DA hạ tầng quy mô lớn (cầu Cần Thơ, Vệ sinh môi trường TP.HCM...) cũng gặp trục trặc vì nhà thầu TQ thi công bê bối, chây ì.
Việc nhiều nhà thầu TQ lợi dụng quy định chưa kín kẽ của pháp luật đấu thầu để bỏ giá thật rẻ nhằm trúng thầu, sau đó cố tình chây ì, dây dưa để đưa ra các “yêu sách”, đòi tăng vốn… là có thật. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là, trách nhiệm của chủ đầu tư (CĐT) các DA đến đâu. Bởi, có thể thông cảm CĐT lọt bẫy thầu giá rẻ của nhà thầu TQ một vài lần, chứ đến lần thứ n thì không thể đổ thừa là do lọt bẫy được nữa. CĐT thường cho rằng quy định VN không khống chế giá sàn nên không thể loại nhà thầu bỏ giá rẻ. Song thực tế, nếu đủ năng lực và làm một cách công tâm, CĐT hoàn toàn có đủ thẩm quyền để yêu cầu nhà thầu giải trình mức giá rẻ được đưa ra trên cơ sở nào, và có quyền bác bỏ nếu thấy nó không hợp lý. Quan trọng nhất, nếu ràng buộc chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng và có hình thức chế tài nặng theo tiến độ và chất lượng thì có lẽ không nhà thầu nào tính đến chuyện cố tình chây ì và bê bối. Hoặc giả nhà thầu có chây ì thì CĐT vẫn “nắm đằng cán” khi đã giữ tiền bảo lãnh hợp đồng trong tay để cấn trừ khi nhà thầu chậm tiến độ. Còn thực tế hiện nay, CĐT nhiều DA cho thấy thái độ nhân nhượng, nếu không nói là nhu nhược một cách khó hiểu trước nhà thầu chây ì, trong khi thực chất giữa CĐT và nhà thầu là quan hệ ông chủ - người làm thuê. Như một bạn đọc đã từng đặt câu hỏi trên Báo Thanh Niên: Phải chăng CĐT “có gì” với nhà thầu hay sao mà không dám mạnh tay?
Phải khẳng định, quan điểm của chúng ta là không kỳ thị nhà thầu đến từ bất kỳ quốc gia nào, song khi những hậu quả do nhà thầu TQ gây ra đã mang tính hệ thống, và như các chuyên gia từng đánh giá, để nhà thầu TQ ồ ạt trúng thầu và chây ì ở nhiều DA, trước hết, chúng ta cần phàn nàn chính mình! Nếu không kịp thời rà soát các quy định pháp luật, minh bạch trong khâu đấu thầu, nâng cao năng lực và đạo đức của CĐT, có giải pháp hỗ trợ nhà thầu nội… thì chắc chắn chúng ta sẽ còn nếm nhiều “trái đắng” từ nhà thầu TQ.
Phương Thanh
- Tự trách mình
---------------------------------

TLQ:  -
-- Nhà nước trước các vụ kiện quốc tế SGTT.VN - Trong những ngày qua, một vụ kiện làm nhiều người ngạc nhiên, lo lắng đó là vụ án UBND tỉnh Bình Thuận bị một nhà đầu tư nước ngoài kiện ra một cơ quan tài phán quốc tế. Giá trị vụ kiện không nhỏ, 3,75 tỉ đôla Mỹ. Hãy khoan đề cập đến “bên đúng”, “bên sai” mà trước mắt đề cập đến việc ứng phó của các cơ quan nhà nước trước những vụ kiện kiểu này.

-- Chấn chỉnh quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (TTXVN). ---Chấn chỉnh việc quản lý đầu tư nước ngoài - TUỔI TRẺ

-Hội chứng “nể sợ” người nước ngoài


-- Phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt: Từ việc thương hiệu nông sản VN bị chiếm dụng: Đưa sở hữu trí tuệ thành vấn đề chiến lược (DV). – Của chung ít ai lo! (LĐ). – Có thể “đòi lại” thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột? (VnEco).


- Thương mại tự do AFTA: Lo mất thị trường (TP). “chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lo ngại và cảnh báo nguy cơ thâm nhập hàng nước ngoài ào ạt vào Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc (TQ), khi thị trường trong nước mở cửa theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN với một số nước. “

Thẩm định tin thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị xâm phạm (TN).

- Hết cà phê lại đến nước mắm (TP). Một CTV của TTXVH ở Cali cho biết, dường như nước mắm sản xuất tại VN không vào thị trường Mỹ, hầu hết các siêu thị  lớn ở cộng đồng
người Việt không thể tìm thấy nước mắm quê nhà. Các món hàng khác như bún tàu, mì khô, nấm mèo…tất cả đều Made in China!

  - Ai sẽ kiện vụ nước mắm Phú Quốc bị đăng ký ở Hong Kong?SGTT.VN - Với phản ứng khá chậm của hội Nước mắm Phú Quốc về vụ một công ty ở Hong Kong đăng ký bảo hộ sản phẩm nước mắm Phú Quốc, dư luận lo ngại rằng với tình trạng này, khi gửi được đơn thì việc rơi vào thế “sự đã rồi”.

Tổng số lượt xem trang