Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Wikileaks: Các cáp đánh đi từ Tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội soi sáng cho biết việc người Công giáo bị bắt

Simon Roughneen /VietCatholic dịch9/20/2011
 Các cáp điện thư rò rỉ từ Tòa Đại Sứ Mỹ cho thấy cuộc đấu tranh quyền lực giữa chính phủ cộng sản (Hà nội) và Tòa thánh đang khi đó hiện nay một số các giáo dân bị bắt giữ về tội danh rất mơ hồ.

Vài tuần sau khi bắt giữ và tống giam 12 người Công giáo tại Việt Nam bị cáo buộc "âm mưu lật đổ chính phủ", sự kiện này phơi bầy cho thấy rằng các quan chức Mỹ tin rằng người Công giáo không đồng ý với chế độ cộng sản đang bị "ném dưới gầm chiếc xe giáo hoàng (popemobile)".

Những hình ảnh đầy màu sắc là tiêu đề của một đợt cáp ngoại giao gần đây đã bị rò rỉ từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Theo cùng một tài liệu, đề ngày 25 tháng 11, 2009, lúc đó phụ tá ngoại giao Liên hệ với các Quốc gia của Tòa Thánh là Tổng Giám Mục Pietro Parolin (nay là đại diện Tòa Thánh tại Venezuela) đã "chỉ trích mạnh mẽ", cựu Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt trong việc xử lý quyền lợi việc tranh chấp với các quan chức thành phố - nhận xét mà các quan chức Mỹ dự đoán sẽ góp phần vào việc từ chức tiếp theo của Đức Tổng Giám Mục.

Trong năm 2008, giáo dân Thái Hà đến Tòa khâm sứ Hà Nội, nơi diễn ra quang cảnh các buổi thắp nến cầu nguyện thu hút đến 15.000 người mục đích cứu vãn đất đai của giáo hội - nơi cư trú cũ của các Sứ thần Tòa Thánh – bị Nhà nước tịch thu. Tuy nhiên, các cuộc tụ họp đã buộc phải giải tán vì cảnh sát và lực lượng an ninh giả làm các băng đảng nhà nước bảo trợ đến phá; và rồi đất của Giáo hội sau đó được chuyển đổi thành một công viên công cộng.

Cuối năm đó các giám mục Việt Nam đến thăm Vatican, và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã chỉ thị cho các giám mục nên "hy sinh cá nhân, tỏ sự hạn chế trong những bất đồng với chính phủ và tuân thủ luật pháp," theo cùng một cáp ngoại giao của Mỹ.

Pháp luật Việt Nam cho rằng khi đặt vấn đề về thẩm quyền của nhà nước hoặc kêu gọi bầu cử dân chủ là một hành vi phạm tội, trong khi đó, người ta đặt câu hỏi về việc nhà nước cam kết quyền được tự do thờ phượng.

Trong bức điện tín do Đại sứ quán Mỹ đến Vatican, ngày 12 tháng 12, 2009, Đại sứ Miguel Diaz đã đánh giá rằng "những ưu tiên của Tòa Thánh tại Việt Nam là bảo vệ tự do tôn giáo và dần dần mở rộng tự do này, là muốn giải quyết các tranh chấp tài sản giữa Giáo Hội và chính phủ, và khi có điều kiện cho phép là việc thiết lập quan hệ ngoại giao để bảo vệ và phát triển Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam với sự hiện diện ngoại giao chính thức. Bằng cách đối mặt mạnh mẽ với Chính phủ Việt Nam về các vấn đề lien quan tới tài sản Giáo hội một mình, Đức Tổng Giám mục Kiệt có thể có nguy hại tới mục tiêu dài hạn khác của Vatican. "

Chẳng bao lâu sau khi cáp đã được gửi, trong một cuộc họp mang tính bước ngoặt, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết của việt Nam trong tháng 12 năm 2009. Trong khi mối quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Tòa Thánh và Việt Nam không được thành lập, và theo một cuộc họp báo sau đó tuyên bố rằng: “hai bên đồng ý rằng, như một bước đầu tiên, một đại diện không thường trú của Tòa Thánh cho Việt Nam sẽ được chỉ định bởi Đức Giáo Hoàng”.

Những mối quan hệ bị đe dọa

Trong một dây cáp riêng biệt trước khi có cuộc họp mặt của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Đức Giáo Hoàng Biển Đức, các quan chức Vatican dường như "nói với Tổng Giáo Phận Hà Nội rằng họ lạc quan về bình thường hóa quan hệ."

Tuy nhiên, cùng một cáp dẫn lời Cha Thomas Nguyễn Xuân Thủy, trưởng các vấn đề tài chính và hành chính văn phòng của tổng giám mục Hà Nội nói rằng nhiều người Công giáo tại Việt Nam không tin tưởng chính quyền Việt Nam, nhận định them rằng họ đã "bị chính quyền cộng sản nói dối trá trong hơn 50 năm qua rồi”. Nhìn vào bối cảnh rộng hơn, các tranh chấp đất đai mà dường như làm cho mối quan hệ giữa các quan chức và cựu tổng giám mục Hà Nội đã bị độc hóa, Cha Thủy cho biết ngài tin rằng việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam sẽ dồn người Công giáo địa phương vào góc tường "dập tắt tiếng nói về lâu về dài các cuộc tranh chấp đất đai".

Đoàn Đại biểu Mỹ tại Hà Nội tin rằng cựu Tổng giám mục Hà nội là người “thực tế”, là người đã không muốn làm tắc ngẽn con đường bình thường hoá quan hệ giữa Tòa thánh và chế độ cộng sản của Việt Nam, nên Đức Tổng Giám mục Kiệt đã nói với đại sứ Mỹ, Michael Michalak, trong tháng hai năm 2009 rằng: "Tôi đã nói với chính phủ rằng tôi sẽ phục vụ bất cứ nơi nào mà Giáo hội yêu cầu."

Tuy nhiên, có vẻ như chính phủ Việt Nam tỏ ra ngoan cố và còn có ác cảm đối với vị cựu tổng giám mục Hà Nội. Theo một cáp khác được Tòa Đại sứ Mỹ đánh đi thì Đức Tổng Giám mục Kiệt xem ra là có khả năng là người sẽ kế thừa Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay đã là 76 tuổi, nếu Đức Tổng Giám Mục Kiệt vẫn được giữ lại tại vị trí của mình ở Hà Nội. Theo cáp này viết: "Thực sự có mối quan tâm thực trong nội bộ Hội Đồng các Giám mục Công giáo Việt Nam rằng Chính quyền Việt Nam sẽ từ chối nếu có việc bổ nhiệm TGM Kiệt làm hồng y."

Nếu điều này là đúng, thì nó sẽ mâu thuẫn với các điểm thể hiện trong cáp khác bởi Đức Tổng Giám Mục Eitenne Nguyễn Như Thể và giám mục phụ tá của Huế là Đức Cha Francois Xavier Lê Văn Hồng, các vị đã nói với phó đại sứ Hoa Kỳ rằng tình hình ở Việt Nam khác với Trung Quốc, rằng chính phủ Hà Nội có thể sẽ để cho Tòa Thánh bổ nhiệm cấp cao của Giáo Hội mà không dính tay vào.

Hoàn cảnh của người Công giáo ở Việt Nam, có dân số cao thứ hai Công giáo ở Đông Nam Á sau Phi Luật Tân, đã từ lâu đã là mối quan tâm, với một bản báo cáo Bộ Ngoại giao Mỹ phát hành gần đây nhất là ngày 13 tháng chỉ trích rằng Hà Nội cho tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo

Trong tháng 7 và tháng 8 năm 2011, 12 người Công giáo đã bị bắt giữ trong Giáo phận Vinh, phía Nam Hà Nội, họ bị cáo buộc "âm mưu lật đổ chính phủ," một lời buộc tội nhằm vào hàng trăm người đối lập từng và các vị lãnh đạo tôn giáo đã bị bắt giữ, họ là những người dám đặt câu hỏi về thẩm quyền độc Đảng của Nhà nước. Tại một giáo phận có chừng nửa triệu người đã đứng lên phản đối việc cảnh sát an ninh đã đánh đập người đồng đạo (một linh mục) vào tháng Bảy năm 2009. Theo ông Lê Quốc Quân, một luật sư Công giáo có trụ sở tại thủ đô của Việt Nam thì 12 người này đã bị bắt và tại ba địa điểm trên khắp đất nước, và họ bị giam ở đâu thì không ai được biết.

Không bình luận

Chúng tôi có yêu cầu bình luận về vụ bắt giữ gửi được gửi tới cho Đức Tổng Giám mục hiện nay của Hà Nội, TGM Pierre Nguyễn Văn Nhơn, cũng như cho Ủy ban Công Lý và Hoà bình của HĐGMVN, nhưng không được trả lời. Đang khi đó văn phòng của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn tại TP Hồ Chí Minh nói với bào Register rằng Đức Hồng y không có thể bình luận nào, vì trường hợp xảy ra trong một giáo phận khác.

Lê Quốc Quân là người thông tin từ giáo xứ Thái Hà. Ông nói với Register rằng "nhiều linh mục đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện trong các giáo xứ để cầu nguyện cho những người bị bắt giữ bất hợp pháp", ông nói về số 12 nguời Vinh bị bắt. Trong số những người tam gia buổi cầu nguyện có thể có một số các tân tong và một số những người Công giáo mới đây đã được phấn chấn lên, giống như trước đây khi chính quyền có áp lực trên các giáo xứ vào 2008 thì đã có các buổi thắp nến cầu nguyện và có tác dụng lớn trên các giáo dân sống đạo. Phóng viên này đã đến thăm các giáo xứ trong Tháng Mười năm 2010 và Lê Quốc Quân cho biết rằng "Hiện có từ 15.000 đến 20.000 người đến đây để dự thánh lễ mỗi thứ bảy và chủ nhật."

"Trước khi có những buổi thắp nến cầu nguyện, thì thường chỉ có 3 thánh lễ mỗi cuối tuần, bây giờ chúng tôi có 11 thánh lễ", điều này cũng được xác nhận bởi một trong các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, vị linh mục này không muốn xưng tên.

Một nhà bất đồng chính kiến không Công giáo và là nhà văn, tên ông là Bùi Thanh Hiếu, ông bắt đầu viết về những cuộc cuộc biểu tình xẩy ra thời gian năm 2008 và sau đó là những cuộc đàn áp của chính phủ, và vì vậy sau này ông đã bị bỏ tù. Hiện này ông đã được thả tự do, và theo các dây cáp Mỹ cho biết, ông đang học lới tân tong để cải đạo theo Công giáo. Khi Register hỏi Lê Quốc Quân về điều này, luật sư trả lời trong một email rằng Bùi "chưa chuyển đạo theo Công giáo", nhưng "ông đi nhà thờ thường xuyên."

Nhiều lần đề được tên người này đề cập trong các cáp của Đại sứ quán Mỹ, ông là người chỉ trích nhà nước nổi tiếng nhất của Công giáo Việt Nam, đó là linh mục Nguyễn Văn Lý. Ngày 25 tháng 7 vừa qua, công an bắt Cha Lý giam vào nhà tù trở lại, mặc dù sức khoẻ yếu kém. Quyết định bắt này chỉ xẩy ra trước ngày khi 12 người Công giáo ở vinh bị bắt.

Cha Lý đã phải giam tổng cộng là 16 năm trong trại tù cộng sản, lý do là vì vai trò của ông nằm trong phong trào đối lập bị chính quyền Việt Nam cấm hoạt động. Trong một diện cáp khác của Đại sứ quán, soạn thảo sau khi quan chức Mỹ đã đến thăm linh mục tại trại giam, nhận định rằng vị linh mục tuy già lão nhưng "tinh thần vẫn còn cao, ông đùa rằng nhà tù chính là văn phòng làm việc chính thức của mình”. Theo báo cáo trong cáp Mỹ thì "ông thức dậy mỗi buổi sáng lúc 3 giờ sáng và cầu nguyện, rồi đọc Kinh Thánh, đọc lời dâng Thánh Lễ ba lần trước khi mà chuông nhà tù buổi sáng đánh thức dậy, ông cầu nguyện và đọc Kinh Thánh tổng cộng 8 lần một ngày ".

Cables shed light as more Catholics arrested – National Catholic Register

(Source: by Simon Roughneen, http://www.simonroughneen.com/culture-religion/cables-shed-light-as-more-catholics-arrested-national-catholic-register/#more-5153, by September 19th, 2011)

Leaked U.S. embassy cables reveal power struggle between communist government and the Holy See as more believers are arrested on vague charges.

Weeks after the arrest and jailing of 12 Catholics in Vietnam for allegedly “attempting to overthrow the government,” it has emerged that American officials believe that Catholics who disagree with the communist regime are being “thrown under the popemobile.”

The colorful image headlined one of a tranche of recently leaked diplomatic cables from the U.S. Embassy in Hanoi. According to the same document, dated Nov. 25, 2009, then-Holy See under secretary for Relations With States Archbishop Pietro Parolin (now the Holy See representative in Venezuela) “sharply criticized” former Hanoi Archbishop Ngo Quang Kiet over his handling of land-rights disputes with city officials — remarks which U.S. officials speculated contributed to the archbishop’s subsequent resignation.

In 2008, Hanoi’s Thai Ha Church was the scene of 15,000-strong prayer vigils to try to save the church grounds — the former residence of the papal nuncio — from confiscation by the state. However, the meetings were forcibly broken up by police and security forces in the form of state-sponsored gangs, with most of the church grounds subsequently transformed into a public park.

Later that year Vietnam’s bishops visited the Vatican, and Pope Benedict XVI instructed the group to “make personal sacrifices, show restraint in disagreements with the government and to obey the law,” according to the same U.S. diplomatic cable.

Vietnamese law makes it an offense to question the authority of the one-party state or to call for democratic elections, among other things, and the country’s commitment to freedom of worship has been widely questioned.

In a cable issued by the U.S. Embassy to the Vatican, dated Dec. 12, 2009, Ambassador Miguel Diaz gave the assessment that “Holy See priorities in Vietnam are to protect religious freedom and progressively expand it, to resolve the outstanding property disputes between the Church and the government, and, when conditions permit, to establish diplomatic relations in order to protect and expand the Catholic Church in Vietnam with a formal diplomatic presence. By confronting the GOV (Government of Vietnam) so forcefully on property issues alone, Archbishop Kiet may have put at risk the other long-term Vatican goals.”

Soon after that cable was sent, in a landmark meeting, Pope Benedict XVI hosted Vietnam President Nguyen Minh Triet in December 2009. While full diplomatic relations between the Holy See and Vietnam were not established, “it was agreed that, as a first step, a non-resident representative of the Holy See for Vietnam will be appointed by the Pope,” according to a subsequent Vatican press release.

Relations Hamstrung

In a separate U.S. cable prior to Triet’s meeting with Pope Benedict, Vatican officials apparently “told the Hanoi Archdiocese that they are bullish about normalizing relations.”

However, the same cable quoted Father Thomas Nguyen Xuan Thuy, chief of financial and administrative affairs of the Hanoi archbishop’s office, who said many of the country’s Catholics distrusted the Vietnamese authorities, remarking that they had “been lied to by the communist government for over 50 years.” Putting into broader context the land disputes that seemingly poisoned the relationship between Hanoi officials and the former archbishop, Father Thuy said he believed that normalization of diplomatic relations between the Holy See and Vietnam would corner local Catholics “into silence in their long-running land disputes.”

The U.S. delegation in Hanoi believed the former archbishop to be “a realist” who did not want to get in the way of normalization of relations between the Holy See and Vietnam’s communist regime, and Archbishop Kiet told the U.S. ambassador, Michael Michalak, in February 2009 that “I have told the government that I will serve wherever asked by the Church.”

However, it seems the Vietnamese government was obdurate in its antipathy toward the former Hanoi archbishop. According to another cable, Archbishop Kiet was likely to be successor-in-line to Cardinal Pham Minh Man in Ho Chi Minh City, who is now 76, if Archbishop Keit had retained his position in Hanoi. According to the cable, “there was real concern within the Conference of Catholic Bishops that the GVN would reject Kiet’s appointment to cardinal.”

If true, that would contradict views expressed in another cable by Archbishop Eitenne Nguyen Nhu The and the auxiliary bishop of Hue, Francois Xavier Le Van Hong, who told the American deputy ambassador that the situation in Vietnam differed from China, with the Hanoi government taking a hands-off approach to high-level Church appointments.

The plight of Catholics in Vietnam, which has the second-highest Catholic population in Southeast Asia after the Philippines, has long been a concern, with a U.S. State Department report released as recently as Sept. 13 slating Hanoi for continued abuses of religious freedom

In July and August 2011, 12 Catholics were arrested in the Vinh Diocese, south of Hanoi, for allegedly “attempting to overthrow the government,” an accusation leveled at hundreds of detained opposition and religious figures who dare question the authority of the one-party state. In the same diocese, half a million people reportedly protested the beatings of co-religionists by security police in July 2009. The 12 are being held incommunicado at three locations around the country, according to Le Quoc Quan, a Catholic lawyer based in Vietnam’s capital.

No Comment

Requests for comment on the arrests sent to the current archbishop of Hanoi, Pierre Nguyen Van Nonh, as well as the Vietnamese Justice and Peace Commission, went unanswered, while the office of Cardinal Pham Minh Man in Ho Chi Minh told the Register that the cardinal could not comment, as the case occurred in another diocese.

Le Quoc Quan is a communicant at Thai Ha Church. He told the Register that “many Fathers have held vigils in their parishes to pray for those arrested unlawfully,” referring to the Vinh Twelve. Among those praying might be some new converts and recently reinvigorated Catholics, as it appears the pressure put on the parish and subsequent 2008 vigils had a galvanizing impact on churchgoers. This correspondent visited the parish in October 2010 and was told by Le Quoc Quan that “15 to 20,000 people come here for Mass every Saturday and Sunday.”

“Before the vigil started, we had three Masses each weekend; now we have 11,” said the lawyer, numbers confirmed by one of the Thai Ha Redemptorist priests, who asked that his name not be used.

One non-Catholic dissident and writer, Bui Thanh Hieu, began writing about the 2008 protests and ensuing clampdown by the government, later to be jailed. He is now free and, according to U.S. cables, preparing to convert to Catholicism. The Register asked Le Quoc Quan about this, and the lawyer replied in an email that Bui “is not yet converted to Catholicism,” but “goes to the church often.”

Mentioned numerous times in the U.S. embassy cables is possibly Vietnam’s best-known Catholic critic of the government, Father Nguyen Van Ly. Father Ly was returned to prison July 25, despite ill-health, a decision that came just before the arrest of the Vinh Twelve.

He has spent a total of 16 years in jail, due to his role in Vietnam’s proscribed political opposition movement. In another embassy cable, drafted after American officials visited him in detention, the aging priest’s “spirits remain high, quipping that he has come to consider prison as his ‘official office.’” According to the cable account, “he wakes up every morning at 3am and prays, reads the Bible, and recites Mass three times before the prison’s morning wake-up bell sounds; he recites his prayers and reads the Scriptures eight times a day.”
 -Wikileaks: Các cáp đánh đi từ Tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội soi sáng cho biết việc người Công giáo bị bắt

Tổng số lượt xem trang