Ðông Bàn/Người Việt
WESTMINSTER - Công điện ngày 30 tháng 11, 2009 của Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak cho thấy, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Tây Phương quan ngại về Nghị Ðịnh 97 và xem nghị định này là một “bước lùi” của Việt Nam.
Các thành viên của Viện IDS trong một lần gặp gỡ ở Hà Nội. (Hình: Dân Luận)
Nghị Ðịnh 97 cấm các tổ chức khoa học và công nghệ công bố những ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng và Nhà Nước Việt Nam.
Công điện viết, phó đại sứ Hoa Kỳ cùng một số đại sứ các quốc gia khác lập đi lập lại quan ngại của mình với Bộ Trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam Hoàng Văn Phong trong buổi gặp gỡ ngày 6 tháng 11, 2009. Các quan ngại liên quan đến “ảnh hưởng tai hại của Nghị Ðịnh 97 về sự siết chặt hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học.”Trong khi đó, Bộ Trưởng Phong lập luận, Nghị Ðịnh 97 không giới hạn hoạt động của các tổ chức nghiên cứu độc lập. Ông ấy khẳng định Việt Nam “bảo đảm duy trì các tiêu chuẩn nghiên cứu ở đẳng cấp quốc tế.”
Công điện viết tiếp, “các đại sứ không đồng ý về cách diễn dịch hơi có vẻ lạc quan của ông Phong; đồng thời phát biểu rằng (nghị định) có thể cản trở những nỗ lực của Việt Nam trong việc thu hút giới đầu tư, giáo dục, và khoa học quốc tế.”
Buổi họp được tổ chức vào ngày 6 tháng 11, giữa Bộ Trưởng Hoàng Văn Phong và các đại diện ngoại giao Tây phương, chẳng hạn đại sứ Thụy Ðiển (đại diện khối Châu Âu), đại sứ Canada (đại diện Thụy Sĩ, New Zealand và Na Uy).
Bộ Trưởng Phong nói rằng, ông được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả lời 2 bức thư mà các đại sứ Tây phương gởi ngày 11 và 18 tháng 9, bày tỏ quan ngại của ảnh hưởng Nghị Ðịnh 97 lên các hoạt động xã hội dân sự, quyền tự do phát biểu, nghiên cứu khoa học, cũng như môi trường đầu tư của Việt Nam.
Trong phần bào chữa dài dằng dặc, Bộ Trưởng Phong nói rằng nghị định này bao gồm các điều khoản trong bộ luật hiện hành của Việt Nam, và rằng nghị định không cản trở quyền của công dân tham gia vào các nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như quyền công bố kết quả các nghiên cứu ấy.
Tuy nhiên, vẫn theo ghi nhận của công điện, nghị định yêu cầu các tổ chức này đệ trình kết quả nghiên cứu lên các cơ quan nhà nước trước khi công bố ra công chúng.
Ông Phong cũng nói rằng chính phủ Việt Nam đang soạn thảo ba nghị định riêng biệt liên quan đến các lãnh vực hợp tác đầu tư và liên doanh với nước ngoài. Nhưng điều khiến ngoại giao đoàn thấy khó hiểu là ông Phong không thể trả lời các câu hỏi (được hỏi đi hỏi lại nhiều lần) liên quan đến các nghị định này.
Công điện cũng lưu ý: “Mặc dầu Bộ Trưởng Phong nói là các bản thảo của các nghị định này đã được đưa lên website chính phủ, ngoại giao đoàn không thể tìm ra chúng.”
Ðại sứ Thụy Ðiển nói rằng liên minh Âu Châu lo Nghị Ðịnh 97 sẽ gởi “tín hiệu khó chịu cho giới kinh doanh, và rất có thể khiến giới đầu tư không còn xem Việt Nam là nơi nên đầu tư vào.”
Nghị định này cũng cấm các cơ quan phi chính phủ cũng như các viện nghiên cứu tham gia vào các nghiên cứu độc lập và công bố kết quả nghiên cứu. Ông đại sứ Thụy Ðiển bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam sẽ tôn trọng các tiêu chí quốc tế về quyền tự do trong lãnh vực giáo dục. Ðại sứ Canada thì nói Nghị Ðịnh 97 không phù hợp với các hướng dẫn do OECD ban hành. Ðại sứ Canada bày tỏ hy vọng là chính phủ Việt Nam sẽ ban hành các hướng dẫn sử dụng một cách minh bạch, đồng thời cố gắng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nghị định này.
Phó đại sứ Hoa Kỳ nói rằng Nghị Ðịnh 97 là một “bước lùi của Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy khả năng nghiên cứu và phát triển.” (Và rằng) các vấn đề, cho dầu là vấn đề nhạy cảm, cần phải được tranh luận và phổ biến công khai.
Phó đại sứ Hoa Kỳ cũng cảnh báo Nghị Ðịnh 97 có thể khiến các đại học Hoa Kỳ xem lại khả năng hợp tác với Việt Nam. Lý do là vì, “ngăn cản quyền phổ biến nghiên cứu khoa học là đi ngược lại thông lệ quốc tế, đồng thời giảm thiểu những đóng góp ý kiến liên quan đến chính sách của chính phủ.”
Công điện viết, những vụ bắt bớ, sa thải và thuyên chuyển công tác gần đây liên quan đến các blogger và phóng viên khiến mọi người nghi ngờ khẳng định của ông bộ trưởng rằng mọi cá nhân đều có quyền tự do công bố nghiên cứu của mình.
Bộ Trưởng Phong thì lại cứ khẳng định là nghị định 97 phù hợp tiêu chuẩn quốc tế bởi vì nó cho phép các cá nhân được phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học. “Phong nói rằng các nhà khoa học có thể công bố kết quả trên các tạp chí của bộ, là nơi mà ông Phong cho là nguồn thông tin cho người dân cũng như giới đầu tư.”
(Có vẻ) liên quan đến vụ đóng cửa Viện Nghiên Cứu Ðộc Lập IDS, ông Phong nói có “một số nhà nghiên cứu công bố kết quả của mình, làm xáo trộn dư luận xã hội, và điều đó là ‘nguy hiểm.’”
Công điện ghi nhận, ông Phong bảo rằng “tất cả các thông tin ấy cần phải được ‘kiểm chứng’ trước khi công bố ra công chúng.”
Công điện bình luận, “Nghị Ðịnh 97, cùng với bản thảo sau cùng của Nghị Ðịnh 88 và sự ngăn chặn Facebook là một loạt những hành động nhịp nhàng của Ðảng Cộng Sản để ngăn chặn quyền thông tin và quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân. Trong khi Việt Nam chuẩn bị cho đại hội Ðảng vào tháng 1, 2011, chắc chắn là sẽ còn những vụ đàn áp tự do ngôn luận, bao gồm cả việc siết chặt hơn nữa những cá nhân và tổ chức (chẳng hạn IDS), vốn bị coi là hiểm họa đối với nhà nước.”
––––––-
Liên lạc tác giả: DongBan@nguoi-viet.com
-Tây Phương ‘quan ngại Nghị Ðịnh 97’
------------------------
-VN khẳng định chính sách đối ngoại chủ động hội nhập TTXVN-Thông qua hoạt động tại LHQ, Việt Nam khẳng định tiếp tục đổi mới chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và đường lối đối ngoại.
- Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ báo cáo về Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng: Khi sự thật bị xuyên tạc (Kỳ I) (Petrotimes).
Trọn bộ Hồi ký Nguyễn Ngọc Bạch: Một đời sân khấu (viet-studies 28-9-11) -- Những người yêu cải lương, và muốn biết cải lương thời Kháng Chiến, đều phải đọc hồi ký này. Tác giả cũng là thân phụ của TS Nguyễn Thị Hậu. (File lớn) ◄◄
Hồ sơ Trần Đức Thảo: Trần Đức Thảo với nền Giáo dục Đại học Việt Nam (viet-studies 27-9-11) -- Bài của Cù Huy Chử và Cù Huy Song Hà ◄
Đổi mới giáo dục: Đừng làm kiểu “chữa cháy”! (PLTP 27-9-11) -- Bà Nguyễn Thị Bình: "Những vấn đề bà nói trong hội thảo hôm nay chỉ là nhắc lại, bà đã từng nhiều lần phát biểu với Bộ GD&ĐT và một số đồng chí lãnh đạo nhưng… không được ai lắng nghe." Tôi sẽ lập hội "Những người không được ai lắng nghe", mời bà Bình làm hội trưởng, số hội viên ngày càng đông!
Vừa học vừa lo... sập phòng học (TT 27-9-11) -- Ở Tiền Giang!
- Báo mạng VietnamNet của Bộ 4T tiếp tục bị tin tặc phá. Hiện địa chỉ vietnamnet.vn : vietnamnet.com.vn; wwwz.vietnamnet.vn; www48.vietnamnet.vn
- Độc quyền chân lý khó tìm ra người tài (VNN).
- Lý giải việc thờ ơ với hiền tài, ông Phạm Khắc Lãm (nguyên Tổng giám đốc Đài Truyền hình VN) cho rằng, "vì người quản lý nhiều lúc đã tự huyễn hoặc cho mình là người độc quyền chân lý nên mọi lời trái ý đều là sai".
Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam hôm nay (27/9) tổ chức ở Hà Nội hội thảo về vai trò của nhân tài với thịnh suy đất nước, tập hợp tham luận của nhiều nhà khoa học, nhiều cựu lãnh đạo và đại diện các hiệp hội. Bài học về dùng người của Hồ Chí Minh được nói tới nhiều lần như gợi nhắc một nguyên lý cốt lõi trong sử dụng nhân tài là phụ thuộc cái tâm, cái tầm của người đứng đầu và việc tạo được môi trường tự do, dân chủ, chấp nhận mọi sự khác biệt.
Không muốn dùng người hơn mình
Đăng đàn vào những phút cuối buổi sáng, ông Phạm Khắc Lãm chia sẻ, khi còn phụ trách công tác về người Việt ở nước ngoài, ông đã gặp gỡ nhiều trí thức Việt kiều để nghe chia sẻ. Tâm tư chung là họ đều e ngại khi nói những vấn đề ngược với ý kiến lãnh đạo.
Chưa kể, như phân tích của nhiều nhà khoa học, nét riêng của những người có tài thường là khí khái, không muốn khoa trương ồn ào. Đôi khi với việc thường xuyên nêu chính kiến và bảo vệ chính kiến, họ trở nên đơn độc trong một tập thể. Với nhân cách vốn có, họ thường ngại va chạm, tránh né mọi sự ghen ghét, nhất là sự quy chụp về lập trường, quan điểm. Phát hiện nhân tài không khó, nhưng trọng dụng ra sao lại phụ thuộc vào người đứng đầu. Nghiên cứu của TS Phan Tân, Viện nghiên cứu dư luận xã hội đã chỉ ra "lỗi hệ thống", đó là nguyên tắc "bất thành văn" mỗi khi xét duyệt, bổ nhiệm cán bộ cao cấp của nhà nước không tính đến những trí thức giỏi ngoài Đảng.
Theo tổng kết của ông Vũ Quốc Tuấn (nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt), người lãnh đạo phải biết lấy sự phát triển của cái chung làm trọng, không nên chịu áp lực chi phối của lợi ích bè phái, phe nhóm, địa phương, cục bộ, đặc biệt không nên sợ mất ghế. Không chỉ có con mắt tinh đời, người lãnh đạo còn phải luôn tự biết mình, biết người, không hẹp hòi và cũng không nên tự coi mình là trí tuệ siêu việt, tài giỏi hơn người.
Quan trọng hơn, lãnh đạo cần có niềm tin vào nhân tài, tránh đố kỵ hay quy chụp tràn lan. Bởi, đức độ của người đứng đầu cũng là một trong các yếu tố "hút" người tài. Thái độ chân thành, lắng nghe, khuyến khích những lời nói thẳng, nói thật sẽ có sức cảm hóa tự nhiên. "Chỉ người có tài mới biết phát hiện được nhân tài", ông Tuấn kết luận.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng cho rằng, quan trọng nhất vẫn là người đứng đầu có muốn và có dám dùng người tài. Bởi thực tế, không ít lãnh đạo không muốn dùng người hơn mình, tư tưởng hẹp hòi, vương vấn theo "chủ nghĩa lý lịch". Trong khi đó, để sử dụng nhân tài cần một quan điểm rộng lượng, không nên quá khắt khe, thành kiến.
Văn hóa đối thoại
Tuy nhiên, chỉ người đứng đầu có tầm nhìn vẫn chưa đủ. Nhân tài chỉ có thể được phát huy tài năng sáng tạo trong một môi trường lành mạnh, tự do, dân chủ.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt nhắn nhủ, người đứng đầu cần mạnh dạn phát huy dân chủ. Bởi, "chỉ dân chủ mới có thể chọn được người tài", ông Duyệt nhấn mạnh.
Theo đúc kết của GS Hoàng Chí Bảo, điều quan trọng là tạo ra một môi trường ứng xử văn hóa mà ở đó, người tài được tôn trọng và tin cậy. Việc làm đầu tiên là người lãnh đạo phải tạo ra một môi trường thực sự dân chủ, tranh luận, phản biện, hình thành một thứ văn hóa là người đứng đầu phải thường xuyên chịu khó đối thoại và lắng nghe trí thức.
Điều khiến các đại biểu quan tâm hiện nay, đó là tình trạng mất dân chủ, ít người dám nói ra chính kiến. Những người đứng đầu mất đi thói quen đối thoại, phản biện đã kìm hãm và hạn chế sức sáng tạo, thui chột sự phát triển chung.
"Trong một môi trường đang vận hành theo các nhóm lợi ích cục bộ thì nhân tài phát huy bằng cách nào?", TS Hồ Sĩ Quý (Viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội) lên tiếng. Ông Quý cũng nói vui, nếu doanh nhân Bạch Thái Bưởi "làm ăn" trong bối cảnh các nhóm lợi ích như hiện nay cũng khó lòng cạnh tranh được với các tập đoàn kinh tế về tàu biển.
Còn theo đánh giá của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, không thể sử dụng nhân tài nếu không kiên quyết đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, thoái hóa biến chất, tệ quan liêu, tham nhũng, nạn chạy chức chạy quyền.
Rất nhiều điểm nghẽn khác cản trở việc trọng dụng, phát huy nhân tài được nhận diện và phân tích thấu đáo với kỳ vọng những tiếng nói tâm huyết vì dân, vì nước sẽ được lắng nghe. Và như chia sẻ của ông Vũ Quốc Tuấn, nhiều cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao với các chuyên gia, nhà nghiên cứu gần đây đã cho thấy các tín hiệu tích cực của việc mở ra môi trường đối thoại, dân chủ.
Lê Nhung
Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam hôm nay (27/9) tổ chức ở Hà Nội hội thảo về vai trò của nhân tài với thịnh suy đất nước, tập hợp tham luận của nhiều nhà khoa học, nhiều cựu lãnh đạo và đại diện các hiệp hội. Bài học về dùng người của Hồ Chí Minh được nói tới nhiều lần như gợi nhắc một nguyên lý cốt lõi trong sử dụng nhân tài là phụ thuộc cái tâm, cái tầm của người đứng đầu và việc tạo được môi trường tự do, dân chủ, chấp nhận mọi sự khác biệt.
Không muốn dùng người hơn mình
Đăng đàn vào những phút cuối buổi sáng, ông Phạm Khắc Lãm chia sẻ, khi còn phụ trách công tác về người Việt ở nước ngoài, ông đã gặp gỡ nhiều trí thức Việt kiều để nghe chia sẻ. Tâm tư chung là họ đều e ngại khi nói những vấn đề ngược với ý kiến lãnh đạo.
Ảnh minh họa: Giáo dục thời đại |
Theo tổng kết của ông Vũ Quốc Tuấn (nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt), người lãnh đạo phải biết lấy sự phát triển của cái chung làm trọng, không nên chịu áp lực chi phối của lợi ích bè phái, phe nhóm, địa phương, cục bộ, đặc biệt không nên sợ mất ghế. Không chỉ có con mắt tinh đời, người lãnh đạo còn phải luôn tự biết mình, biết người, không hẹp hòi và cũng không nên tự coi mình là trí tuệ siêu việt, tài giỏi hơn người.
Quan trọng hơn, lãnh đạo cần có niềm tin vào nhân tài, tránh đố kỵ hay quy chụp tràn lan. Bởi, đức độ của người đứng đầu cũng là một trong các yếu tố "hút" người tài. Thái độ chân thành, lắng nghe, khuyến khích những lời nói thẳng, nói thật sẽ có sức cảm hóa tự nhiên. "Chỉ người có tài mới biết phát hiện được nhân tài", ông Tuấn kết luận.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng cho rằng, quan trọng nhất vẫn là người đứng đầu có muốn và có dám dùng người tài. Bởi thực tế, không ít lãnh đạo không muốn dùng người hơn mình, tư tưởng hẹp hòi, vương vấn theo "chủ nghĩa lý lịch". Trong khi đó, để sử dụng nhân tài cần một quan điểm rộng lượng, không nên quá khắt khe, thành kiến.
Văn hóa đối thoại
Tuy nhiên, chỉ người đứng đầu có tầm nhìn vẫn chưa đủ. Nhân tài chỉ có thể được phát huy tài năng sáng tạo trong một môi trường lành mạnh, tự do, dân chủ.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt nhắn nhủ, người đứng đầu cần mạnh dạn phát huy dân chủ. Bởi, "chỉ dân chủ mới có thể chọn được người tài", ông Duyệt nhấn mạnh.
Theo đúc kết của GS Hoàng Chí Bảo, điều quan trọng là tạo ra một môi trường ứng xử văn hóa mà ở đó, người tài được tôn trọng và tin cậy. Việc làm đầu tiên là người lãnh đạo phải tạo ra một môi trường thực sự dân chủ, tranh luận, phản biện, hình thành một thứ văn hóa là người đứng đầu phải thường xuyên chịu khó đối thoại và lắng nghe trí thức.
Điều khiến các đại biểu quan tâm hiện nay, đó là tình trạng mất dân chủ, ít người dám nói ra chính kiến. Những người đứng đầu mất đi thói quen đối thoại, phản biện đã kìm hãm và hạn chế sức sáng tạo, thui chột sự phát triển chung.
"Trong một môi trường đang vận hành theo các nhóm lợi ích cục bộ thì nhân tài phát huy bằng cách nào?", TS Hồ Sĩ Quý (Viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội) lên tiếng. Ông Quý cũng nói vui, nếu doanh nhân Bạch Thái Bưởi "làm ăn" trong bối cảnh các nhóm lợi ích như hiện nay cũng khó lòng cạnh tranh được với các tập đoàn kinh tế về tàu biển.
Còn theo đánh giá của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, không thể sử dụng nhân tài nếu không kiên quyết đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, thoái hóa biến chất, tệ quan liêu, tham nhũng, nạn chạy chức chạy quyền.
Rất nhiều điểm nghẽn khác cản trở việc trọng dụng, phát huy nhân tài được nhận diện và phân tích thấu đáo với kỳ vọng những tiếng nói tâm huyết vì dân, vì nước sẽ được lắng nghe. Và như chia sẻ của ông Vũ Quốc Tuấn, nhiều cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao với các chuyên gia, nhà nghiên cứu gần đây đã cho thấy các tín hiệu tích cực của việc mở ra môi trường đối thoại, dân chủ.
Lê Nhung