Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

100 NĂM CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC

-Wenran Giang/The Diplomat

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Vào ngày Chủ nhật, Trung Quốc đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Tân Hợi. Trăm năm chỉ là một chớp sáng trong dòng chảy không ngừng của lịch sử, nhưng là cả một đời với tuổi con người. Khi cuộc cách mạng cộng hòa quét ngang Trung Quốc trong năm 1911, lật đổ triều đại nhà Thanh, đất nước này đã từng ở trong tình trạng khốn khổ của hàng loạt các nạn đói, nổi loạn nội bộ và cuộc xâm lược nước ngoài lớn từ phần lớn thế kỷ trước.


Đi theo với việc bãi bỏ một chế độ vương triều 2000 năm tuổi từng là một niềm lạc quan. Tôn Dật Tiên, người đã lãnh đạo cuộc cách mạng và đảng Quốc dân, đã đặt ra ba mục tiêu quốc gia lớn: đạt được độc lập thông qua việc trục xuất những ngoại nhân chiếm đóng đất nước, thành lập một nước cộng hòa dân chủ và khôi phục lại một nước Trung Quốc thịnh vượng bằng cách nuôi dưỡng phúc lợi của nhân dân.
Thế nhưng, người dân Trung Quốc đã phải đấu tranh qua nhiều thế hệ hơn để nhận ra được các yếu tố của những giấc mơ này. Các lãnh chúa địa phương và đối thủ của họ, thay thế những tuần lễ cộng hòa non trẻ vừa lên sau sự sụp đổ của hệ thống đế quốc, các quyền lực ngoại bang đã lợi dụng cuộc khủng hoảng nội bộ để củng cố ảnh hưởng của họ, Nhật Bản, quốc gia duy nhất ở châu Á từng thành công trong việc công cuộc hiện đại hóa bản thân đã nhanh chóng và tàn bạo chiếm đóng Trung Quốc cùng phần lớn châu Á hầu tìm kiếm một đế chế cho riêng mình. Họ Tôn đã qua đời vào năm 1925 với giấc mơ của mình tiêu tan. Và một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quan trọng sống còn.
Kết quả là, đất nước này đã không phải là loại mô hình dân chủ phương Tây từng được Tôn Dật Tiên và các đồ đệ ngưỡng mộ mà là chủ nghĩa Lenin, sản sinh từ cuộc cách mạng Bolshevik ở Nga vào năm 1917, được cảm hứng từ Mao Trạch Đông và những người đồng chí Cộng Sản trẻ của mình. Được hình thành chỉ với một vài chục người vào năm 1921, 10 năm sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục chống lại Quốc dân Đảng và xâm lược Nhật Bản, để cuối cùng lên nắm quyền vào năm 1949.
Thành công thực sự duy nhất của Cách mạng Tân Hợi chỉ là việc kết thúc được cái chết kéo dài của triều đại nhà Thanh tham nhũng bất lực và mang lại được một đất nước thực sự độc lập qua việc hình thành nước Cộng hòa nhân dân vào năm 1949.
Nhưng, một nước "Trung Quốc mới" với tất cả hứa hẹn và nhiệt thành, đã phải trải qua hai thất bại quan trọng trong ba thập kỷ đầu tiên của mình. Thất bại đầu tiên là học thuyết chính trị cực đoan của Mao Trạch Đông về cuộc "cách mạng liên tục". Các phong trào chính trị bất tận, đạt đến đỉnh cao bằng cuộc "Cách mạng Văn hóa" khét tiếng vào cuối các thập niên 1960, khiến các đảng viên, quan chức chính phủ cũng như quần chúng phải đối đầu với nhau, xé vụn đất nước ra thành nhiều mảnh.
Bước vận động chính trị "Đại Nhảy Vọt" trước đó của Mao Trạch Đông vào năm 1958 để bắt kịp với Hoa Kỳ và Anh về kinh tế, đã kết thúc trong thảm họa. Trong bốn năm tiếp theo, các chính sách sai lầm và mùa màng thất bát đã gây ra một nạn đói khủng khiếp, đưa đến con số từ 20 triệu đến 30 triệu người tử vong, trở thành một trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại và vẫn còn là những trang đen tối nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Thất bại thứ hai là việc đi theo mô hình của Liên Xô, hệ thống kinh tế và xã hội đặt nặng vào kế hoạch tập trung, nhà nước kiểm soát trực tiếp, chối bỏ sở hữu tư nhân và cơ chế thị trường tự do. Kết quả là, nền kinh tế Trung Quốc, mặc dù đang phát triển với một tốc độ đáng nể giữa các nước thế giới thứ ba, đã bị tụt hậu xa phía sau các nước láng giềng Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Phải đến cái chết của Mao Trạch Đông và việc Đặng Tiểu Bình nắm quyền vào cuối những năm 1970 mới chấm dứt được tư tưởng cực đoan ấy, để bắt đầu bằng những cải cách mà cuối cùng là loại bỏ các mô hình của Liên Xô, khởi động Trung Quốc đi vào con đường hiện đại hóa về kinh tế.
Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất và bền vững nhất so với bất kỳ sức mạnh lớn nào trong lịch sử, nâng một số lượng người nghèo lớn nhất thoát khỏi được cảnh đói nghèo trong thời gian ngắn nhất. Tuổi thọ người dân đã tăng gấp đôi kể từ năm 1949. Người Trung Quốc đã xây dựng nhiều đô thị, tòa nhà chọc trời, đường cao tốc và đường sắt cao tốc trên một quy mô chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Quá trình đô thị hoá đang tăng tốc với lượng người trung lưu tiêu dùng mới nổi lên đến hàng trăm triệu.
Ngày nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một quốc gia có nền kinh doanh và sản xuất lớn nhất thế giới. Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ như một nền kinh tế lớn nhất. Một trong những mục tiêu của Tôn Dật Tiên - phúc lợi của nhân dân và thịnh vượng quốc gia - đã được đa số người dân Trung Quốc đạt được qua sự làm việc chăm chỉ và bần bỉ của riêng mình.
Nhưng Trung Quốc vẫn phải phải đối mặt với những thách thức lớn phía trước. Mô hình tăng trưởng cao của đất nước, mặc dù vượt trội so với mô hình của Liên Xô, vẫn còn không bền vững. Việc thiếu hụt năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, áp lực dân số lão hóa nhanh chóng, khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo và môi trường sống xấu đi, tất cả đều đang đòi hỏi đến khả năng nhìn xa trông rộng và lãnh đạo chính trị sáng tạo.
Ngày nay, một tầng lớp lãnh đạo chính trị như vậy vẫn còn thiếu nguồn cung cấp ở Trung Quốc, phần lớn là do thực tế rằng cuộc đấu tranh để đạt được độc lập dân tộc và thịnh vượng kinh tế của Trung Quốc đại lục đã không được đi kèm với các cải cách dân chủ mạnh mẽ như đã xảy ra tại Đài Loan, nơi Quốc dân Đảng nắm giữ quyền lực thông qua bầu cử dân chủ.
Tuy nhiên, dù có những dấu hiệu của sự tiến bộ. Chúng ta vẫn nên nhớ rằng, nhìn lại 100 năm lịch sử bạo lực và hỗn loạn vừa qua của nước Trung Quốc hiện đại, việc chuyển giao quyền lực từ Chủ tịch Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào trong 2002-03 là lần đầu tiên và duy nhất một cuộc chuyển giao quyền lực từ lãnh đạo này sang một lãnh đạo khác đã được thực hiện trong hòa bình và trật tự. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuyển động thận trọng để chuyển giao quyền lực tiếp theo trong năm tới.
Nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Tân Hợi, chúng ta hãy hy vọng rằng người dân Trung Quốc sẽ sớm nhận ra được mục tiêu cuối cùng của Tôn Dật Tiên: thiết lập một xã hội thực sự dân chủ ở Trung Quốc.
Wenran Giang là giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Alberta và là nhà nghiên cứu cao cấp tại Quỹ Châu Á-Thái Bình Dương của Canada.
Nguồn: The Diplomat

100 NĂM CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC


Điểm cuốn sách của Aaron Friedberg: A Contest for Supremacy: China, America, and the Struggle for Mastery in Asia (Asia Times 8-10-11)  -- Good point: Friedberg hơi giống với James MannBáo chí Hoa Kỳ: Thế hệ tiếp theo – ưu thế của Trung Quốc (Kichbu/russian.people.com.cn).
Mỹ - ASEAN: Obama's B grade on ASEAN (Diplomat 10-10-11)
Tam Dân chủ nghĩa : Ai là thừa kế nhân của Tôn Trung Sơn ?  —  (Trương Nhân Tuấn).Tương lai lãnh đạo Trung QuốcEx-President of China, Said to Be Ill, Appears in Beijing (NYT 9-10-11) -- Giang Trạch Dân tái xuất hiện, ủng hộ Tập Cận Bình?


- Thiên An Môn qua Hồi ký của Triệu Tử Dương (3) (Thụy My RFI). – Mời xem lại: Phần 1 –   Phần 2.
---

    Điểm sách về Đặng Tiểu BìnhDeng Xiaoping and the Transformation of China by Ezra F Vogel (Sunday London Times 9-10-11) -- Frank Dikotter "quạt" cho Vodel một trận về sự ngây thơ (starry-eyed!) lú lẫn của Vogel.  Đáng kiếp!  Xin lỗi, link này chỉ cho tôi, không subscribe thì không vào được.
    -   Protests in China over local grievances surge, and get a hearing (LA Times).


    -Phản kháng ở Trung QuốcProtests in China over local grievances surge, and get a hearing (LAT 9-10-11)  -- "The number of reported "mass incidents" rose from 8,700 in 1993 to more than 90,000 in 2006,  the figure last year was up to 180,000".





      Tổng số lượt xem trang