Một góc khu công nghiệp vốn là bờ xôi ruộng mật đã 5 năm bỏ hoang cho cỏ mọc |
Dâng đất cho chủ đầu tư !
Cách đây hơn 5 năm, người dân xã Bá Hiến (Bình Xuyên) dù đã được tuyên truyền giải thích để “dâng đất” nhưng không khỏi ngậm ngùi nhìn những chiếc xe ủi, những xe đổ đất xuống những thửa ruộng thuộc diện “bờ xôi ruông mật” để làm mặt bằng cho 2 dự án đầu tư hạ tầng KCN Bá Thiện và Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) chính thức triển khai tại xã trên diện tích 446,63ha.
Ngày khởi công, chủ đầu tư long trọng tuyên bố :
“Dự án được thực hiện sẽ góp phần tạo cho Bá Hiến một hạ tầng KCN hoàn chỉnh, hiện đại, làm tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước vào tỉnh, tăng cường thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2005 - 2010 và những năm tiếp theo”.
Để tiếp sức cho 2 dự án vào địa phương người dân Bá Hiến đã bàn giao 361,05ha đất nông nghiệp, đất ở cho KCN, còn lại 85,58 ha nằm trong khu đô thị Bá Hiến1 chưa lên phương án kê khai quy chủ đền bù.
Để có đất sạch dâng cho dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ, người dân ở 3 thôn Trại Cúp, Vinh Tiến và Bắc Kế phải nhanh chóng di chuyển 219 ngôi nhà ra ở khu nhà tạm do Tỉnh đầu tư. Đồng thời phải tiến hành di dời gấp khu nghĩa trang của toàn xã gồm 3.143 ngôi mộ, trong đó có 1.479 ngôi mộ thuộc 2 thôn là các gia đình theo Đạo Thiên chúa giáo. Đây là một công việc hết sức phức tạp nhạy cảm ở địa phương nhưng với công tác tuyên truyền vận động của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chính sách hỗ trợ đáp ứng với yêu cầu nguyện vọng của các hộ trong việc di chuyển nhà cửa, mồ mả nên chỉ trong vòng một năm người trong xã đã bàn giao xong mặt bằng cho dự án Đây là một sự hy sinh qua lớn của người dân không thể tính bằng tiền. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đầu tư nhiều tỷ đồng để làm hạ tầng đường, điện...để trải thảm.
...Dân mỏi mòn chờ !
Hy vọng về cơ hội để chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của người dân địa phương như lời hứa của chủ đầu tư và chính quyền từ các dự án ngày càng trở nên vô vọng, bởi từ khi khởi công (năm 2005) đến nay, diện mạo của KCN này chỉ là một mặt bằng thi công dở dang, ngổn ngang, nằm trơ vơ giữa cánh đồng...
Dự án dậm chân tại chỗ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh, của huyện mà còn khiến hàng trăm hộ trong khu vực quy hoạch KCN thuộc 9/14 thôn: My Kỳ, Vinh Tiến, Bảo Sơn, Trại Cúp, Bắc Kế, Thống Nhất, Tân Ngọc, Quang Vinh…lâm vào cảnh “đi không được, ở không xong”.
Bà Dương Thị Lan - Chủ tịch UBND xã Bá Hiến cho biết: Toàn xã có 1.600 hộ dân của 9/14 thôn đã bàn giao diện tích trên 300ha đất nông nghiệp cho dự án. Từ vụ xuân năm 2006, bà con đã không gieo cấy để chờ nhận kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Không còn tư liệu sản xuất mà mong mỏi có KCN để con cháu được tuyển dụng làm công nhân trong KCN ngày càng xa. Tiền đền bù ngoài việc lo ổn định nơi ở mới chỉ đủ đong gạo cầm chừng. Đó là chưa kể sự chật vật của các gia đình đang có con đi học với bao nhiêu khoản đóng góp có tên, không tên mà không biết xoay xỏa đâu ra.
Nông dân bòn mót đất trên đường vào khu CN để trồng rau lấy cái ăn qua ngày
Biện pháp cứu cánh trước mắt của chính quyền xã Bá Hiến đó là giải quyết việc làm cho nông dân bị mất đất bằng tổ chức đào tạo nghề cho nông dân như: Nấu ăn, tin học, may, thêu, móc, mây tre đan, bảo vệ thực vật (BVTV), chăn nuôi thú y, trồng cây cảnh… Tuy nhiên hiện nay đất để chăn nuôi trồng trọt còn ít nên nghề BVTV và chăn nuôi thý y hầu như không còn phù hợp. Đối với nghề thêu, móc sợi, mây tre đan do đầu ra không ổn định cộng với ngày công lao động rẻ mạt nên 3 nghề này đã bỏ hẳn. Còn đối với nghề dạy nấu ăn thì chị em phụ nữ trong xã rất hăng hái tham gia bởi nghề nữ công gia chánh này vừa nhàn vừa dễ học lại phù hợp với đám chị em thất nghiệp. Nhưng học xong rồi, lấy chứng chỉ rồi họ mới ngớ ra chuyện nấu cho ai ăn bởi ở xứ này bây giờ người mở quán hàng đã nhiều hơn cả khách.
Theo bà Nguyễn Thị Tơi ở thôn Tân Ngọc: Gia đình bà cũng mất đất nông nghiệp, ruộng vườn cũng đã giao cho dự án, tiền đền bù gia đình bà đầu tư xây dựng nhà trọ và quán ăn hết trên 200 triệu đồng. Riêng bản thân bà tích cực tham gia học nghề nấu ăn tại xã để về phục vụ bếp ăn cho KCN khi đi vào hoạt động, nhưng 5 năm nay KCN Bá Thiện vẫn chưa có các doanh nghiệp vào đầu tư hoạt động nên nhà trọ vẫn bỏ hoang. Đến nay các con, các cháu trong gia đình bà phải đi làm thuê.
Còn đối với gia đình ông Tạ Văn Thịnh (70 tuổi) là thương binh bị hỏng một mắt và bà Tạ Thị Thay (64 tuổi) ở thôn Trại Cúp (là thôn duy nhất phải thu hồi hết diện tích canh tác và cả khu nhân dân đang định cư) đang gặp phải không ít khó khăn do việc chậm trễ xây dựng KCN.
Lương thương binh của ông hàng tháng chỉ đủ lo việc thuốc thang, hàng ngày vợ chồng ông bà phải sinh sống bằng nghề trồng rau trên vỉa hè đường nhựa trong KCN Bá Thiện. Chờ KCN đi vào hoạt động sẽ tuyển công nhân lâu đến mức nhìn mặt 9 đứa con nhà ông Thịnh bà Thay lúc nào cũng như người mắc bệnh trầm cảm. Đứa có gia đình thì gánh nặng cơm áo, đứa chưa có thì sợ thất nghiệp chẳng ai ngó ngàng. Hiện 11 thành viên trong gia đình ông giờ đây mỗi người một việc nhưng cùng giống nhau một nghề là làm thuê. Chuyện nhường đất cho KCN nhiều năm đã qua, tiền đền bù cũng xây vội được ngôi nhà 2 tầng, sắm sửa, ăn tiêu hết rồi.
Bây giờ nỗi lo lớn nhất của ông Thịnh bà Thay là cả gia đình liệu còn có đủ sức khỏe làm thuê đến bao giờ. Lão nông này chua xót vì đang phải nhìn nhận một thực tế đau lòng: Những người dân chúng tôi đang thất nghiệp ở chính cái nơi mà ngày ngày người ta vẫn ra rả kêu là thiếu nguồn nhân lực.
Le lói một tia hy vọng đó là cả KCN Bá Thiện mới đây có 1 doanh nghiệp Compac thuộc tập đoàn Hồng Hải đã đi vào hoạt động song mới chỉ thu hút được 80 lao động. Do vậy để tự lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình mà hiện nay phần lớn thanh niên của xã Bá Hiến đang phải đi làm thuê làm mướn ở các địa phương khác như đóng gạch, gánh gạch thuê, bán hàng rong ở các chợ xép…
Ông Thịnh còn cho biết: Thôn Trại Cúp có 179 hộ dân nhưng để tìm ra một nhà nào có người làm việc “chính đáng” quả là rất khó. Bởi “Tiền đền bù từ cái thời 14-17 triệu một sào ruộng giờ xem như hết. Nghề nghiệp không có, phải đi làm thuê, bữa đực bữa cái”.
Phao cứu sinh từ tiền đền bù đã xẹp hơi mà nạn thất nghiệp vẫn cứ tràn lan nên hiện nay đời sống của người nông dân Bá Hiến chủ yếu vẫn là “chín nghề một việc”, đụng nghề gì có tiền là phải làm nghề đấy, không có nghề nào ổn định.
Học nghề xong rồi để đấy, trong khi KCN vẫn bỏ hoang, phần lớn nông dân ở xã Bá Hiến vẫn mòn mỏi chờ KCN và chờ đợi giấc mơ được trở thành “giai cấp công nhân” nhưng xem ra là điều không tưởng
Cần lắm một giải pháp mạnh!
Trước tình cảnh của dân Bá Hiến hiện nay lãnh đạo huyện Bình Xuyên cũng chưa tìm ra một kế sách nào lâu dài mà chỉ báo cáo và trông chờ vào sự chỉ đạo sáng suốt của Tỉnh. Nên chăng Vĩnh Phúc cần có thái độ rõ ràng với nhà đầu tư mà mình đã “trải thảm đỏ” để mời vào với những ưu đãi ngọt ngào mà ở chính quốc họ không bao giờ có được.
Nếu họ không còn khả năng tài chính để đầu tư thì cần thu hồi dự án , xử lý các vi phạm trong thực hiện cam kết đầu tư để làm lành mạnh môi trường đầu tư , để những hy sinh của người dân không trở nên vô nghĩa để “thảm đỏ” trải ra để đón các nhà đầu tư “giàu”tham vọng nhưng lại “nghèo” chữ tín không bị “chùi chân” bừa bãi.
Cách đây hơn 5 năm, người dân xã Bá Hiến (Bình Xuyên) dù đã được tuyên truyền giải thích để “dâng đất” nhưng không khỏi ngậm ngùi nhìn những chiếc xe ủi, những xe đổ đất xuống những thửa ruộng thuộc diện “bờ xôi ruông mật” để làm mặt bằng cho 2 dự án đầu tư hạ tầng KCN Bá Thiện và Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) chính thức triển khai tại xã trên diện tích 446,63ha.
Ngày khởi công, chủ đầu tư long trọng tuyên bố :
“Dự án được thực hiện sẽ góp phần tạo cho Bá Hiến một hạ tầng KCN hoàn chỉnh, hiện đại, làm tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước vào tỉnh, tăng cường thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2005 - 2010 và những năm tiếp theo”.
Để tiếp sức cho 2 dự án vào địa phương người dân Bá Hiến đã bàn giao 361,05ha đất nông nghiệp, đất ở cho KCN, còn lại 85,58 ha nằm trong khu đô thị Bá Hiến1 chưa lên phương án kê khai quy chủ đền bù.
Để có đất sạch dâng cho dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ, người dân ở 3 thôn Trại Cúp, Vinh Tiến và Bắc Kế phải nhanh chóng di chuyển 219 ngôi nhà ra ở khu nhà tạm do Tỉnh đầu tư. Đồng thời phải tiến hành di dời gấp khu nghĩa trang của toàn xã gồm 3.143 ngôi mộ, trong đó có 1.479 ngôi mộ thuộc 2 thôn là các gia đình theo Đạo Thiên chúa giáo. Đây là một công việc hết sức phức tạp nhạy cảm ở địa phương nhưng với công tác tuyên truyền vận động của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chính sách hỗ trợ đáp ứng với yêu cầu nguyện vọng của các hộ trong việc di chuyển nhà cửa, mồ mả nên chỉ trong vòng một năm người trong xã đã bàn giao xong mặt bằng cho dự án Đây là một sự hy sinh qua lớn của người dân không thể tính bằng tiền. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đầu tư nhiều tỷ đồng để làm hạ tầng đường, điện...để trải thảm.
...Dân mỏi mòn chờ !
Hy vọng về cơ hội để chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của người dân địa phương như lời hứa của chủ đầu tư và chính quyền từ các dự án ngày càng trở nên vô vọng, bởi từ khi khởi công (năm 2005) đến nay, diện mạo của KCN này chỉ là một mặt bằng thi công dở dang, ngổn ngang, nằm trơ vơ giữa cánh đồng...
Dự án dậm chân tại chỗ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh, của huyện mà còn khiến hàng trăm hộ trong khu vực quy hoạch KCN thuộc 9/14 thôn: My Kỳ, Vinh Tiến, Bảo Sơn, Trại Cúp, Bắc Kế, Thống Nhất, Tân Ngọc, Quang Vinh…lâm vào cảnh “đi không được, ở không xong”.
Bà Dương Thị Lan - Chủ tịch UBND xã Bá Hiến cho biết: Toàn xã có 1.600 hộ dân của 9/14 thôn đã bàn giao diện tích trên 300ha đất nông nghiệp cho dự án. Từ vụ xuân năm 2006, bà con đã không gieo cấy để chờ nhận kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Không còn tư liệu sản xuất mà mong mỏi có KCN để con cháu được tuyển dụng làm công nhân trong KCN ngày càng xa. Tiền đền bù ngoài việc lo ổn định nơi ở mới chỉ đủ đong gạo cầm chừng. Đó là chưa kể sự chật vật của các gia đình đang có con đi học với bao nhiêu khoản đóng góp có tên, không tên mà không biết xoay xỏa đâu ra.
Nông dân bòn mót đất trên đường vào khu CN để trồng rau lấy cái ăn qua ngày
Biện pháp cứu cánh trước mắt của chính quyền xã Bá Hiến đó là giải quyết việc làm cho nông dân bị mất đất bằng tổ chức đào tạo nghề cho nông dân như: Nấu ăn, tin học, may, thêu, móc, mây tre đan, bảo vệ thực vật (BVTV), chăn nuôi thú y, trồng cây cảnh… Tuy nhiên hiện nay đất để chăn nuôi trồng trọt còn ít nên nghề BVTV và chăn nuôi thý y hầu như không còn phù hợp. Đối với nghề thêu, móc sợi, mây tre đan do đầu ra không ổn định cộng với ngày công lao động rẻ mạt nên 3 nghề này đã bỏ hẳn. Còn đối với nghề dạy nấu ăn thì chị em phụ nữ trong xã rất hăng hái tham gia bởi nghề nữ công gia chánh này vừa nhàn vừa dễ học lại phù hợp với đám chị em thất nghiệp. Nhưng học xong rồi, lấy chứng chỉ rồi họ mới ngớ ra chuyện nấu cho ai ăn bởi ở xứ này bây giờ người mở quán hàng đã nhiều hơn cả khách.
Theo bà Nguyễn Thị Tơi ở thôn Tân Ngọc: Gia đình bà cũng mất đất nông nghiệp, ruộng vườn cũng đã giao cho dự án, tiền đền bù gia đình bà đầu tư xây dựng nhà trọ và quán ăn hết trên 200 triệu đồng. Riêng bản thân bà tích cực tham gia học nghề nấu ăn tại xã để về phục vụ bếp ăn cho KCN khi đi vào hoạt động, nhưng 5 năm nay KCN Bá Thiện vẫn chưa có các doanh nghiệp vào đầu tư hoạt động nên nhà trọ vẫn bỏ hoang. Đến nay các con, các cháu trong gia đình bà phải đi làm thuê.
Còn đối với gia đình ông Tạ Văn Thịnh (70 tuổi) là thương binh bị hỏng một mắt và bà Tạ Thị Thay (64 tuổi) ở thôn Trại Cúp (là thôn duy nhất phải thu hồi hết diện tích canh tác và cả khu nhân dân đang định cư) đang gặp phải không ít khó khăn do việc chậm trễ xây dựng KCN.
Lương thương binh của ông hàng tháng chỉ đủ lo việc thuốc thang, hàng ngày vợ chồng ông bà phải sinh sống bằng nghề trồng rau trên vỉa hè đường nhựa trong KCN Bá Thiện. Chờ KCN đi vào hoạt động sẽ tuyển công nhân lâu đến mức nhìn mặt 9 đứa con nhà ông Thịnh bà Thay lúc nào cũng như người mắc bệnh trầm cảm. Đứa có gia đình thì gánh nặng cơm áo, đứa chưa có thì sợ thất nghiệp chẳng ai ngó ngàng. Hiện 11 thành viên trong gia đình ông giờ đây mỗi người một việc nhưng cùng giống nhau một nghề là làm thuê. Chuyện nhường đất cho KCN nhiều năm đã qua, tiền đền bù cũng xây vội được ngôi nhà 2 tầng, sắm sửa, ăn tiêu hết rồi.
Bây giờ nỗi lo lớn nhất của ông Thịnh bà Thay là cả gia đình liệu còn có đủ sức khỏe làm thuê đến bao giờ. Lão nông này chua xót vì đang phải nhìn nhận một thực tế đau lòng: Những người dân chúng tôi đang thất nghiệp ở chính cái nơi mà ngày ngày người ta vẫn ra rả kêu là thiếu nguồn nhân lực.
Le lói một tia hy vọng đó là cả KCN Bá Thiện mới đây có 1 doanh nghiệp Compac thuộc tập đoàn Hồng Hải đã đi vào hoạt động song mới chỉ thu hút được 80 lao động. Do vậy để tự lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình mà hiện nay phần lớn thanh niên của xã Bá Hiến đang phải đi làm thuê làm mướn ở các địa phương khác như đóng gạch, gánh gạch thuê, bán hàng rong ở các chợ xép…
Ông Thịnh còn cho biết: Thôn Trại Cúp có 179 hộ dân nhưng để tìm ra một nhà nào có người làm việc “chính đáng” quả là rất khó. Bởi “Tiền đền bù từ cái thời 14-17 triệu một sào ruộng giờ xem như hết. Nghề nghiệp không có, phải đi làm thuê, bữa đực bữa cái”.
Phao cứu sinh từ tiền đền bù đã xẹp hơi mà nạn thất nghiệp vẫn cứ tràn lan nên hiện nay đời sống của người nông dân Bá Hiến chủ yếu vẫn là “chín nghề một việc”, đụng nghề gì có tiền là phải làm nghề đấy, không có nghề nào ổn định.
Học nghề xong rồi để đấy, trong khi KCN vẫn bỏ hoang, phần lớn nông dân ở xã Bá Hiến vẫn mòn mỏi chờ KCN và chờ đợi giấc mơ được trở thành “giai cấp công nhân” nhưng xem ra là điều không tưởng
Cần lắm một giải pháp mạnh!
Trước tình cảnh của dân Bá Hiến hiện nay lãnh đạo huyện Bình Xuyên cũng chưa tìm ra một kế sách nào lâu dài mà chỉ báo cáo và trông chờ vào sự chỉ đạo sáng suốt của Tỉnh. Nên chăng Vĩnh Phúc cần có thái độ rõ ràng với nhà đầu tư mà mình đã “trải thảm đỏ” để mời vào với những ưu đãi ngọt ngào mà ở chính quốc họ không bao giờ có được.
Nếu họ không còn khả năng tài chính để đầu tư thì cần thu hồi dự án , xử lý các vi phạm trong thực hiện cam kết đầu tư để làm lành mạnh môi trường đầu tư , để những hy sinh của người dân không trở nên vô nghĩa để “thảm đỏ” trải ra để đón các nhà đầu tư “giàu”tham vọng nhưng lại “nghèo” chữ tín không bị “chùi chân” bừa bãi.
Thuận Thành
Vĩnh Phúc: Thảm đỏ lại bị chùi chân !
----
Kinh điển - Kinh tế Việt Nam: Exporting out of poverty: Provincial poverty in Vietnam and U.S. market access (J. International Economics September 2011) -- Bài quan trọng về Việt Nam trên một tạp chí hàng đầu.- Tại sao Việt Nam nghèo hèn? (BS Ngọc). - Ông Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường: Sao người bị thu hồi đất cứ khiếu kiện lâu thế? (TVN).
Đắk Lắk: Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm CN
Hà Tĩnh: Nông dân vừa phơi lúa vừa... khóc
(Tamnhin.net) - Không chỉ là khuôn mặt khắc khổ, thấm đẫm mồ hôi của sự lam lũ, nhọc nhằn mà còn là những giọt nước mắt mặn chát, xót xa; hình ảnh ấy tôi đã thấy ở những người nông dân Hà Tĩnh vào một ngày sau cơm mưa dài, bầu trời "đột nhiên" hửng nắng.
Mức độ độc hại của việc rỏ rỉ hóa chất ở nhà máy bauxite Tân Rai? – (RFA).- Khắc phục sự cố chảy xút ra ngoài nhà máy alumin (TTXVN).
(VEF.VN) - Đó là nhận định mới nhất của ông Tai Hui, hiện là Trưởng bộ phận Nghiên cứu khu vực Ðông Nam Á, trực thuộc đội Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered, về kinh tế Việt Nam cuối năm 2011 và đầu 2012.
Báo cáo này nhận định mặc dù giá vàng trong nước và quốc tế tăng đột biến trong thời gian qua, tỷ giá USD/VND vẫn ở mức khá ổn định. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành vay USDể tận dụng lãi suất cho vay thấp và quy đổi sang tiền VND. Điều này đã tạo nên một nguồn cung cấp USD trong vài tháng qua, giúp thị trường tiền tệ thêm ổn định.
Nhưng ông Tai Hui lo ngại rằng nếu các khoản vay USD không được hoàn trả khi đến kỳ đáo hạn vào cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012 thì sự cân đối giữa nguồn cung USD và nhu cầu VND có thể bị đảo ngược, gây áp lực lên tiền Đồng. Điều này có nghĩa là NHNN không thể cưỡng chế thu hẹp lãi suất USD/VND nếu không có những yếu tố tác động bên ngoài như thu hẹp thâm hụt thương mại, dự trữ tăng lên và lạm phát giảm mạnh.
"Do đó, chúng tôi nhìn thấy được khả năng tiền Đồng bị mất giá nhẹ trong năm 2012 bởi sự mất cân bằng tiền tệ," báo cáo nhấn mạnh.
Đánh giá về tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ lên tăng trưởng kinh tế, báo cáo cho rằng sự ổn định của VND, giá nhiên liệu và thực phẩm vào những tháng gần đây đã giúp lạm phát chững lại. Mặc dù các số liệu kinh tế chính thức vẫn phản ánh bối cảnh một nền kinh tế ổn định, báo cáo đã hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế 2011 của Việt Nam từ 6,5% xuống 5,8% và của năm 2012 từ 7% xuống 6,3%.
Đồng thời, Standard Chartered Bank cũng đã hạ triển vọng cho trái phiếu Chính phủ từ "tích cực" (Overweight) xuống "trung lập" (Neutral). Lãi suất trái phiếu đã có sự hỗ trợ sau khi giảm 150 điểm phần trăm từ tháng 5 đến tháng 7/2011, đặc biệt khi không huy động được nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài.
Về mặt nhu cầu, cải thiện điều kiện thanh khoản và giảm lãi suất cho vay VND ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng sẽ hỗ trợ một phần cho thị trường trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, báo cáo nêu kỳ vọng thanh khoản VND sẽ được thắt chặt khi các khoản vay USD đến kỳ đáo hạn vào gần cuối năm 2011. Điều này có thể tăng áp lực lên lãi suất cho vay VND ở trị trường liên ngân hàng và trái phiếu Chính phủ vào thời điểm cuối năm.
Trong khi đó, áp lực nguồn cung vẫn đang nằm trong mức kiểm soát được. Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 48 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ tử đầu năm tới nay, so với con số 52 nghìn tỷ của cả năm 2010. Dự đoán mục tiêu cho năm 2011 của Chính phủ Việt Nam là huy động khoảng 50-80 nghìn tỷ, tùy thuộc vào những biến động trên thị trường.
- Tập trung phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Đảng (TTXVN). – Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng (VOV).
- Trung ương Đảng quyết định tái cơ cấu nền kinh tế(VnEconomy). – Phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế – xã hội (TN).- Môi trường kinh doanh đang xấu đi (NLĐ). - Fitch : Các ngân hàng Việt Nam cần tiếp tục tăng vốn – (RFI). Fitch đánh giá cao nỗ lực tăng vốn của ngân hàng Việt Nam
-
- Việt Nam giảm giá xăng dầu để kìm bớt lạm phát – (RFI). – Giá dầu giảm nhỏ giọt, xăng đứng yên (TT).
- Giá vàng có thể thấp hơn nữa (PLTP). – Vàng “bình ổn giá” bán chạy (VnEconomy).
- Chống doanh nghiệp “giả chết” (PLTP).