Có hai chủ đề cơ bản nổi lên trong các cuộc đối thoại với những người biểu tình. Một là việc tầng lớn siêu giàu ở Mỹ đang “sở hữu” các chính trị gia; hai là các phương tiện truyền thông đang nhìn nhận các sự kiện lần này qua con mắt của giới thượng lưu.
Để ý kỹ các cuộc biểu tình "Chiếm phố Wall" ở New York và trên khắp nước Mỹ, đặc biệt khi các cuộc biểu tình này tiếp tục kéo dài qua những tháng lạnh giá của mùa bầu cử năm nay, hoặc nếu cảnh sát được ra lệnh dùng bạo lực chấp dứt các cuộc biểu tình, sẽ thấy chắc một điều, các cuộc biểu tình này đang lan tràn mạnh mẽ.
Các cuộc biểu tình hé lộ nhiều biểu hiện về những thay đổi lớn trong nền chính trị Hoa Kỳ qua việc tạo ra những không gian chung cho những người có quan điểm "khác biệt một cách hoang dã" thể hiện mình. Mấu chốt ở chỗ, liệu họ thúc đẩy được gì cho những thay đổi lớn trong thế hệ lãnh đạo chính trị Mỹ trong năm 2013, và liệu người Mỹ có quay lại với đa số các nhân vật đương nhiệm ở cả hai Đảng tại tất cả các cấp bậc trong chính phủ nữa hay không.
"Chiếm phố Wall" khác biệt cơ bản với nhiều cuộc biểu tình mà tôi đã từng theo dõi trong hơn bốn thập kỷ qua. Thay vì như trước đây, người tham gia biểu tình thường có cùng chung một mối quan tâm (như phản đối chiến tranh, phản đối bóc lột, hay cùng là thành viên của Tea Party), những người biểu tình lần này tập hợp lại từ những thành phần có quan điểm, kinh nghiệm và nền tảng khác biệt hẳn nhau, cùng tụ tập quanh một vấn đề chung: phản đối giới ngân hàng đang làm tổn hại nước Mỹ.
Có hai chủ đề cơ bản nổi lên trong các cuộc đối thoại với những người biểu tình. Một là việc tầng lớn siêu giàu ở Mỹ đang “sở hữu” các chính trị gia; hai là các phương tiện truyền thông đang nhìn nhận các sự kiện lần này qua con mắt của giới thượng lưu. (Ảnh: Reuters) |
Có hai chủ đề cơ bản nổi lên trong các cuộc đối thoại với một vài trong số hàng trăm người biểu tình ở công viên Zuccotti. Một là việc tầng lớn siêu giàu ở Mỹ đang "sở hữu" các chính trị gia; hai là các phương tiện truyền thông đang nhìn nhận các sự kiện lần này qua con mắt của giới thượng lưu.
Mặc dù Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang, rất thông cảm với những người biểu tình, ông vẫn phát biểu với Ủy ban kinh tế hỗn hợp của Quốc hội hôm thứ tư vừa rồi, "Nhìn chung, tôi nghĩ mọi người đang khá là không được vui với tình trạng hiện nay của nền kinh tế và với tất cả những gì đang xảy ra. Họ đổ lỗi các vấn đề trong ngành tài chính lên cho chúng ta và không hài lòng với các phản ứng về chính sách của Washington. Tôi không thể đỗ lỗi lại cho họ. Tất nhiên con số 9% thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế chậm chạp không phải là tình trạng tốt."
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, tỷ phú Warren Buffet thì đã đứng về phía người biểu tình.
Lắng nghe những người biểu tình trong công viên Zuccotti, bạn sẽ nghe được những chủ đề chung từ những người theo chủ nghĩa tự do, những anh lái xe tải, các giáo sư đại học, những người vô thần và tín hữu. Một số có quan điểm rõ ràng, nhiều người khác chỉ có ý kiến chung chung, nhưng họ đều thống nhất ở suy nghĩ, tầng lớp siêu giàu, đặc biệt là những nhà tài chính là những kẻ cắp tinh vi.
Dan Halloran, một thành viên hội đồng thành phố New York, vốn có quan hệ với dân biểu của Đảng cộng hòa Ron Paul, cũng hòa trong đám đông và khiến mọi người quan tâm tới quan điểm của ông về sự sa sút của nền kinh tế và các yêu cầu cho các thị trường.
"Từ những gì tôi nhìn thấy trên truyền hình, tôi đã nghĩ rằng mọi người ở đây đều dưới 30 tuổi và chưa bao giờ có công ăn việc làm", Dan miêu tả hình ảnh của giới truyền thông về những người biểu tình. Dan nói, những người mà anh từng trò chuyện, trong đó có cả những người mà về cơ bản anh đã bất đồng quan điểm, đều mong mỏi được làm việc và rất sợ hãi khi không biết chính xác chuyện gì đã xảy ra, nhưng vẫn khăng khăng rằng họ cần làm việc và rằng những lãnh đạo được bầu lên dường như chẳng bận tâm đến mọi sự.
Brendan Burke, một người lái xe tải và một nhạc sỹ punk rock đã từng theo học Triết học trong trường đại học cho rằng, từ khi các cuộc biểu tình nổ ra từ 3 tuần trước "Tôi đã nghe hàng ngàn vấn đề khác nhau mà mọi người quan tâm: lương trả cho giáo viên bất cập, sự thiếu hụt công ăn việc làm, người giàu không trả thuế công bằng,..."
Burke nói, anh trông đợi các cuộc biểu tình sẽ liên kết được sức mạnh vì "tình trạng nặng nề này đã tồn tại nhiều năm, im lặng là cách các ngân hàng xử lý mớ hỗn độn này, và chẳng ai động đến họ cả."
Aristotle đã kết luận, "Dân chủ là khi người nghèo, chứ không phải những người giàu có - là người làm chủ". Nhiều người biểu tình có lẽ không biết đến triết lý cổ xưa đó, nhưng triết lí đó thấm đẫm trong cuộc biểu tình "Hãy chiếm lấy phố Wall" lần này, mang lại khả năng thay đổi nước Mỹ từ những gì mà Aristotle đã miêu tả, khi tình trạng xã hội bị thâu tóm bởi những "kẻ đầu sỏ" quay trở lại thành nền dân chủ đại diện.
* David Cay Johnston là nhà báo từng giành giải thưởng Pulitzer năm 2001 và có 13 năm làm việc tại The New York Times. David từng giành giải Pulitzer cho thể loại điều tra doanh nghiệp, trong đó lật tẩy những kẽ hở và bất bình đẳng trong hệ thống thuế Hoa Kỳ. David có nhiều cuốn sách được xếp vào hàng bán chạy nhất.
-Thấy gì đằng sau “Chiếm phố Wall”?
-
Cờ Hoa rũ liệt, Nga Hoa nhảy vọt?....
Nguyễn Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 20111010"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Có những tuần mà thời sự quốc tế ngẫu nhiên đưa ra nhiều điềm tiên báo...
Hoa Kỳ đang ở vào vòng sơ bộ của cuộc bầu cử 2012 - giữa nạn đình trệ kinh tế nguy kịch hơn mọi dự đoán. Năm 2012, cử tri sẽ bầu lại Tổng thống, toàn bộ Hạ viện, một phần ba Thượng viện và hơn chục ghế Thống đốc, chưa kể các chức vụ dân cử hay đề luật ở từng địa phương.
Tổng thống Barack Obama và 23 Nghị sĩ bên đảng Dân Chủ phải tái ứng cử nên có ưu thế - mà cũng gặp trở ngại - của người đương nhiệm. Bên đảng Cộng Hoà, hơn nửa tá nhân vật đang chạy băng đồng qua vòng sơ bộ để được chọn làm ứng cử viên của đảng vào chức vụ Tổng thống.
Như mọi khi, ở vòng sơ bộ mọi ứng viên đều trước tiên tranh thủ thành phần cử tri trung kiên của mình, cực tả bên Dân Chủ và cực hữu bên Cộng Hoà. Khi củng cố được vị trí thì nhích vào trong và đưa ra chủ trương ôn hoà hơn hầu thuyết phục đa số trung dung ở giữa. Năm 2008, Nghị sĩ Hillary Clinton chủ quan lách vào giữa quá sớm nên bị phe cực tả đẩy ra và chọn Obama, bài học ấy khó ai quên được!
Vì vậy, trong vòng sơ bộ, ta thấy xuất hiện những quan điểm cực đoan nhất của các ứng viên: bên Dân Chủ, "đấu tranh giai cấp và đánh thuế nhà giầu" là khẩu hiệu ăn khách; bên Cộng Hoà thì "tự do là thiêng liêng, chính quyền là vấn đề, giảm thuế là giải pháp"! Cứ xét vậy thì dễ kết luận là nước Mỹ vỡ đôi. Nhất là khi quần chúng đã được khích động để "tự phát" xuống đường: sau phong trào "Tea Party" năm ngoái, đã đến lúc phe cực tả xuất hiện để "Chiếm đóng Wall Street". Khét lẹt tinh thần nội chiến!
Trong khi ấy, kinh tế chưa hồi phục, thất nghiệp cứ lơ lửng trên 9%, và các nhà chiến lược kinh tế của hai đảng tranh cãi lung tung về phương thức cấp cứu.
Nhìn từ bên ngoài, phải chăng Mỵ treo cờ rủ? Nếu lại nhìn qua thùng thuốc nổ tài chánh Âu Châu, hình như là sự suy bại ấy có nguyên do sâu xa hơn: trong cốt tủy của tư bản chủ nghĩa! Chẳng lẽ tư bản lại vần với Nhật Bản, một cường quốc đã lụn bại từ 20 năm trước? Và vì Mỹ kích cầu cùng kiểu nên sẽ trôi vào vết xe đổ của Nhật?
***
Trong khi ấy, Trung Quốc vừa vượt đệ nhất tư bản Á châu là Nhật, thành nền kinh tế thứ nhì thế giới. Tuần này, Bắc Kinh tưng bừng kỷ niệm 100 năm "Cách mạng Tân Hợi", mùng một Tháng 10 năm 1911, đã kết thúc hơn 2.000 năm của chế độ quân chủ. Một siêu cường đang xuất hiện.
Nước Mỹ tuột thang và gặp nước Tầu đang lên. Một cuộc gặp gỡ nẩy lửa mỗi khi có chuyện thay bậc đổi ngôi như vậy! Mà chưa hết.
Thời sự tuần qua còn thông báo một chuyện tái hồi. Sự tái xuất hiện của một siêu cường tưởng như đã muôn đời lụn bại, Liên bang Nga, dưới sự tái xuất hiện của một tổng thống cũ.
Sau khi quyết định ra tái tranh cử Tổng thống vào Tháng Ba năm tới, hôm mùng ba Tháng 10 Thủ tướng Vladimir Putin chấp bút viết bài xã luận thông báo nỗ lực xây dựng một đại cường quốc hiện diện trên đại lục địa Âu Á: "Liên hiệp Âu-Á". Với Nga là cốt lõi, là cái trục!
Ta nên lùi lại một chút để nhìn mấy điềm tiên báo này trên toàn cảnh ....
***
Là siêu cường toàn cầu đã từng bảo vệ thế giới chống lại chủ nghĩa phát xít và cộng sản, Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và mất 10 năm xoay trở tại A Phú Hãn mà chưa thấy lối ra. Tuần này, thời sự cũng kỷ niệm biến cố đó!
Trong khi kinh tế lụn bại hơn với gánh bội chi và công trái kỷ lục khiến nội bộ cãi vã om xòm... Và những người hữu trách thì chỉ nhìn vào tờ lịch 121106: Thứ Ba mùng sáu Tháng 11 năm 2012 là ngày bầu cử!
Bên kia Thái bình dương, Trung Quốc là siêu cường đang lên, với lãnh đạo Bắc Kinh có đầy viễn kiến vì chuẩn bị mọi chuyện từ đã lâu theo kiểu bầu bán gọn và sạch của họ. Khỏi có cãi cọ linh tinh!
Cuối năm tới, Đại hội đảng Khoá 18 sẽ ra mắt thế hệ lãnh đạo thứ năm, sau thế hệ Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo. Đó là Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Bạc Hy Lại, v.v... Đằng sau, có nhiều khuôn mặt trẻ tốt nghiệp Đại học thật, đa số thuộc "Thái tử đảng" - con cháu các lão đồng chí - kể cả các nhà cách mạng lão thành đã bị cách mạng của Mao Trạch Đông sát hại!
Họ quên chuyện thù nhà mà lo nợ nước: để đưa Trung Quốc lên đài vinh quang. Chứ không chửi nhau và đòi bạch hóa những lầm lẫn ghê tởm của quá khứ.
Họ không như dân Mỹ đang vì tranh cử mà yêu cầu mở ra các hồ sơ bẩn của Chính quyền Obama. Như vụ doanh nghiệp Solyndra phá sản dù đã được bộ Năng lượng và Phủ Tổng thống nâng đỡ với hơn 500 triệu tín dụng; hoặc chương trình đổi súng "Fast and Furious" của bộ Tư pháp khiến võ khí của Mỹ lọt vào các tổ chức ma túy Mễ và bắn hạ nhân viên công quyền Mỹ!
So với chuyện con trai Đặng Tiểu Bình bị Hồng vệ binh ném qua cửa sổ hay Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ chết đói trong tù nhân vụ "Đại văn cách" điên khùng từ 1966 đến 1976 thì mấy hồ sơ kia chỉ là vặt vãnh!
Rõ là Hoa Kỳ chẳng biết thế nào là nhỏ to....
***
Nhìn qua Nga thì Mỹ còn dại lớn!
Được Tổng thống Boris Yeltsin đưa lên cầm quyền từ hơn 10 năm trước, Putin kín đáo xá tội tham ô cho vòng thân tộc Yeltsin, dù sao không nặng bằng tội Cách mạng Văn hoá của Mao. Xuất thân từ lò KGB, mặt lạnh như tiền, ông còn đánh lừa Tổng thống Hoa Kỳ khi cho George W. Bush nhìn vào đáy mắt: "Putin là người chơi được!" Đó là nhận xét của Bush. Quả là chơi được vì Putin lặng lẽ củng cố uy quyền của Phủ Tổng thống trước hai thế lực an ninh "silovik" và tài phiệt.
Càng chơi được vì sau hai nhiệm kỳ Tổng thống, Putin tôn trọng hiến pháp mà rút lui, đặt Phó Thủ tướng Dmitri Medvedev vào ghế Thủ tướng để lấy trớn tranh cử Tổng thống, cho mình về lãnh đạo đảng "Nga Thống nhất" ngồi ghế Thủ tướng. Hiến pháp Nga không cho ai làm tổng thống quá hai nhiệm kỳ liên tiếp nên Putin đổi ghế chờ thời.
Chờ thời chỉ là một cách nói! Sau khi củng cố thế lực, Putin tổng phản công.
Trước hết trong hệ thống chính trị ở nhà rồi tung quân vào Georgia – Gruzia – đúng ngày "tam bát", mùng tám Tháng Tám năm linh tám 2008 khi thế giới ngó vào Thế vận hội Bắc Kinh. Xong chuyện Georgia, Putin khuynh đảo Ukraine rồi đẩy lui các cuộc cách mạng muôn màu do Hoa Kỳ và Tây phương yểm trợ.
Với dầu khí và Tổng thống Medvedev cùng Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin đầy vẻ cải cách và thân Tây phương, Putin mở chiến dịch canh tân đất nước, kể cả tư nhân hóa một số xí nghiệp quốc doanh. Nhưng tập trung quyền lực vào tay nhà nước.
Một bàn tay sắt có bọc nhung với đầy độc dược dành cho đối lập!
Sau một nhiệm kỳ Thủ tướng, Tháng Ba năm tới, Putin sẽ tái xuất hiện là Tổng thống, chẳng sai hiến pháp lại được lòng dân: ông là lãnh tụ hiện được dân Nga mến mộ nhất! Vì đã rửa mặt cho nước Nga và nay sẽ tái xây dựng một Đế quốc Nga phú cường, trải từ rặng Ural qua khu vực Trung Á đến tận Thái bình dương.... Cùng Stalin và Brezhnev, Putin sẽ là lãnh tụ cai trị lâu dài và để lại nhiều dấu ấn nhất cho Đế quốc Nga.
Trong khi ấy, Hoa Kỳ sa đà hạ cánh trong nhiễu âm ồn ào của một cuộc bầu cử!
Mà có chắc vậy không?
Thời sự hàng ngày khiến ta rất dễ chọn lầm cái điềm tiên báo. Vì vậy, ai ơi xin hãy điềm điềm...
Thousands in Chicago protest financial industry
CHICAGO (Reuters) - Thousands of people including teachers, religious leaders and union workers marched in downtown Chicago on Monday to voice mounting anger over joblessness and income inequality in protests that snarled rush-hour traffic.- Mỹ tiếp tục bị xáo trộn bởi phong trào Chiếm phố Wall
- Phong trào “Hãy chiếm Phố Wall” tấn công giới ngân hàng Mỹ
- Mỹ: giấc mơ hồi phục (Huy Bom/Politique internationale).
- Pháp và Đức : hành động nhanh để giải quyết khủng hoảng vùng euro – (RFI).-