Tại Việt Nam, cuộc chiến giữa Bộ Tài chính và Petrolimex bắt đầu kể từ khi Bộ Tài chính ra quyết định yêu cầu các doanh nghiệp phân phối xăng dầu giảm giá xăng xuống 500 đồng/lít vào ngày 26 tháng 8, 2011.
Cơ sở để Bộ trưởng Vương Đình Huệ đưa ra quyết định này là việc giá xăng dầu thế giới giảm mạnh trong thời gian qua và theo Bộ trưởng Huệ thì “tại thời điểm đó, theo số liệu cập nhật của cơ quan hải quan, tính toán giá cơ sở của Petrolimex, ngoài 300 đồng/lít lãi định mức, mỗi lít xăng dầu các doanh nghiệp còn lãi khoảng 780 đồng/lít nữa.”
Nói cách khác, theo Bộ trưởng Huệ, mỗi lít xăng A92 bán lẻ với giá khoảng 18 nghìn/lít thì các doanh nghiệp như Petrolimex có lãi lên tới 1080 đồng/lít trong khi lãi định mức do nhà nước cho phép chỉ là 300 đồng/lít. Vì thế, Bộ trưởng Huệ đã ra quyết định buộc các doanh nghiệp này giảm 500 đồng/lít xăng, đẩy mức lợi nhuận tính trên mỗi lít xăng xuống còn 580 đồng (vẫn cao hơn lợi nhuận định mức của nhà nước tới 280 đồng/lít).
Quyết định của Bộ trưởng Huệ ngay lập tức bị Petrolimex và Bộ Công thương – tức bộ chủ quản - phản pháo. Căn cứ chính để phía Petrolimex phản pháo là:
Điểm thứ nhất, không thể dùng biện pháp hành chính để điều hành giá xăng dầu mà phải dựa vào cơ chế thị trường. Ông Nguyễn Lộc An thuộc Bộ Công Thương còn cho rằng “việc giảm này không đúng cả với Pháp lệnh Giá và với Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ vỡ toàn bộ hệ thống phân phối xăng dầu do Bộ Công Thương quản lý.”
Trên thực tế thì ngành phân phối xăng dầu ở Việt Nam là một ngành mang tính độc quyền cao với 3 doanh nghiệp dẫn đầu chiếm tới hơn 80% thị phần vớiPetrolimex một mình kiểm soát hơn 50% thị phần cả nước. Với tình trạng cấu trúc ngành như vậy, không thể có chuyện nhà nước để các doanh nghiệp tự do ấn định giá vì nếu thế tình trạng lũng đoạn sẽ ngay lập tức xuất hiện. Điểm này đã được ông Trương Đình Tuyển nói đến hôm 23 tháng 9 vừa qua: “Nhiều người hiểu về giá thị trường không đúng. Nói đưa giá điện, xăng dầu theo giá thị trường là không chuẩn mực trong bối cảnh hiện nay… Trong khi ta hiện chỉ có một tập đoàn điện lực, và ba doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chiếm đến 80% thị phần, thế thì làm thế nào mà thị trường được?”
Điểm thứ hai, theo cả Petrolimex và Bộ Công Thương thì các doanh nghiệp phân phối xăng dầu vẫn đang lỗ chứ không có lãi như Bộ trưởng Huệ tuyên bố. Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petrolimex, cho rằng từ năm 2006 đến nay, doanh nghiệp này đã “dồn dập” lỗ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, trong đó đỉnh điểm là năm 2008 lỗ đến 10.700 tỷ đồng. Riêng năm 2011, tính đến cuối tháng 8, doanh nghiệp này đã lỗ tới 1.800 tỷ đồng, ước hết tháng 9 lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng.
Quan điểm này của ông Bảo được Bộ Công Thương triệt để bảo vệ. Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho rằng “trong lúc các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đang lỗ 198 đồng/lít xăng thì vừa qua Bộ Tài chính lại có quyết định giảm 500 đồng/lít xăng” và “tôi nghe tin cứ nghĩ Bộ Tài chính đang bị làm sao.” Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cũng cho rằng “Bộ Tài chính điều hành giá xăng càng lúc càng rối, khiến doanh nghiệp lỗ nặng.”
Cuộc chiến giữa hai bộ trở nên hài hước tới nỗi ông Nguyễn Lộc An tự khoe rằng mình từng trong đội tuyển thi toán quốc tế nên có đủ kiến thức để “hoàn toàn hiểu được các công thức của Bộ Tài chính đưa ra để tính giá xăng dầu. Tôi cũng có khả năng tính toán nhưng vẫn không hiểu vì lý do gì Bộ Tài chính lại có thể tính ra doanh nghiệp lãi để quyết định giảm giá ngày 26-8-2011. Tôi rất buồn vì nếu nói như bộ trưởng Bộ Tài chính thì tôi không biết tính giá cơ sở, vì ông ấy tính doanh nghiệp lãi hơn 700 đồng/lít trong khi tôi tính thì doanh nghiệp lỗ gần 200 đồng/lít”.
Tuy nhiên, có vẻ câu chuyện tự khoe mình từng tham gia đội tuyển toán quốc tế của ông An là chuyện rởm vì theo tờ Tuổi Trẻ trích lời ông Nguyễn Khắc Minh (Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ Giáo dục – Đào tạo, người phụ trách môn toán và đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic toán quốc tế - IMO) cho biết ông đã kiểm tra toàn bộ danh sách đoàn học sinh tham dự tất cả các kỳ thi Olympic toán quốc tế và khẳng định không hề có tên Nguyễn Lộc An trong thành phần đội tuyển học sinh VN tham dự IMO từ trước đến nay.
Vì việc tranh cãi lỗ hay lãi như vậy, câu chuyện kiểm toán giá xăng dầu một lần nữa lại được đặt ra. Trên thực tế, Bộ Tài chính đã thành lập 3 tổ công tác bắt đầu xuống các doanh nghiệp phân phối xăng dầu để kiểm tra từ ngày 26 tháng 9, 2011.
Còn nhớ nhiều cán bộ của Bộ Công thương từng kịch liệt phản đối chuyện kiểm toán giá xăng dầu. Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú từng cho rằng “hiện cấu thành giá xăng dầu đều được cập nhật trên bản tin thị trường, trong đó nói rõ giá nhập khẩu bao nhiêu, thuế bao nhiêu, trích quỹ bình ổn bao nhiêu. Phần lớn người tiêu dùng hiện nay không hiểu hoặc cố tình không tìm hiểu nên mới có đề xuất kiểm toán giá xăng dầu”.
Lần này có vẻ như câu chuyện kiểm toán giá xăng dầu sẽ được làm ráo riết, bắt đầu từ các đoàn công tác của Bộ Tài chính, bất kể Bộ Công thương có muốn hay không. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tỏ ra rất kiên quyết. Ông khẳng định chịu trách nhiệm về quyết định giảm giá của mình và nếu cách điều hành của Bộ gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường. Còn nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui.
Lập trường của Ông được dư luận nhiệt liệt ủng hộ. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế rằng “ vừa qua tôi đi tiếp xúc cử tri, cử tri nói thích Bộ Tài chính”.
Hi vọng rằng thái độ quyết liệt của Bộ Tài chính sẽ dẫn tới những kết quả thực sự có ích cho người tiêu dùng chứ không phải là đầu voi đuôi chuột. Ít ra, với những động thái mạnh mẽ bước đầu này, ông và Thống đốc Nguyễn Văn Bình đang trở thành những điểm nhấn về hành động trong nội các mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cơ sở để Bộ trưởng Vương Đình Huệ đưa ra quyết định này là việc giá xăng dầu thế giới giảm mạnh trong thời gian qua và theo Bộ trưởng Huệ thì “tại thời điểm đó, theo số liệu cập nhật của cơ quan hải quan, tính toán giá cơ sở của Petrolimex, ngoài 300 đồng/lít lãi định mức, mỗi lít xăng dầu các doanh nghiệp còn lãi khoảng 780 đồng/lít nữa.”
Nói cách khác, theo Bộ trưởng Huệ, mỗi lít xăng A92 bán lẻ với giá khoảng 18 nghìn/lít thì các doanh nghiệp như Petrolimex có lãi lên tới 1080 đồng/lít trong khi lãi định mức do nhà nước cho phép chỉ là 300 đồng/lít. Vì thế, Bộ trưởng Huệ đã ra quyết định buộc các doanh nghiệp này giảm 500 đồng/lít xăng, đẩy mức lợi nhuận tính trên mỗi lít xăng xuống còn 580 đồng (vẫn cao hơn lợi nhuận định mức của nhà nước tới 280 đồng/lít).
Quyết định của Bộ trưởng Huệ ngay lập tức bị Petrolimex và Bộ Công thương – tức bộ chủ quản - phản pháo. Căn cứ chính để phía Petrolimex phản pháo là:
Điểm thứ nhất, không thể dùng biện pháp hành chính để điều hành giá xăng dầu mà phải dựa vào cơ chế thị trường. Ông Nguyễn Lộc An thuộc Bộ Công Thương còn cho rằng “việc giảm này không đúng cả với Pháp lệnh Giá và với Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ vỡ toàn bộ hệ thống phân phối xăng dầu do Bộ Công Thương quản lý.”
Trên thực tế thì ngành phân phối xăng dầu ở Việt Nam là một ngành mang tính độc quyền cao với 3 doanh nghiệp dẫn đầu chiếm tới hơn 80% thị phần vớiPetrolimex một mình kiểm soát hơn 50% thị phần cả nước. Với tình trạng cấu trúc ngành như vậy, không thể có chuyện nhà nước để các doanh nghiệp tự do ấn định giá vì nếu thế tình trạng lũng đoạn sẽ ngay lập tức xuất hiện. Điểm này đã được ông Trương Đình Tuyển nói đến hôm 23 tháng 9 vừa qua: “Nhiều người hiểu về giá thị trường không đúng. Nói đưa giá điện, xăng dầu theo giá thị trường là không chuẩn mực trong bối cảnh hiện nay… Trong khi ta hiện chỉ có một tập đoàn điện lực, và ba doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chiếm đến 80% thị phần, thế thì làm thế nào mà thị trường được?”
Điểm thứ hai, theo cả Petrolimex và Bộ Công Thương thì các doanh nghiệp phân phối xăng dầu vẫn đang lỗ chứ không có lãi như Bộ trưởng Huệ tuyên bố. Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petrolimex, cho rằng từ năm 2006 đến nay, doanh nghiệp này đã “dồn dập” lỗ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, trong đó đỉnh điểm là năm 2008 lỗ đến 10.700 tỷ đồng. Riêng năm 2011, tính đến cuối tháng 8, doanh nghiệp này đã lỗ tới 1.800 tỷ đồng, ước hết tháng 9 lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng.
Quan điểm này của ông Bảo được Bộ Công Thương triệt để bảo vệ. Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho rằng “trong lúc các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đang lỗ 198 đồng/lít xăng thì vừa qua Bộ Tài chính lại có quyết định giảm 500 đồng/lít xăng” và “tôi nghe tin cứ nghĩ Bộ Tài chính đang bị làm sao.” Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cũng cho rằng “Bộ Tài chính điều hành giá xăng càng lúc càng rối, khiến doanh nghiệp lỗ nặng.”
Cuộc chiến giữa hai bộ trở nên hài hước tới nỗi ông Nguyễn Lộc An tự khoe rằng mình từng trong đội tuyển thi toán quốc tế nên có đủ kiến thức để “hoàn toàn hiểu được các công thức của Bộ Tài chính đưa ra để tính giá xăng dầu. Tôi cũng có khả năng tính toán nhưng vẫn không hiểu vì lý do gì Bộ Tài chính lại có thể tính ra doanh nghiệp lãi để quyết định giảm giá ngày 26-8-2011. Tôi rất buồn vì nếu nói như bộ trưởng Bộ Tài chính thì tôi không biết tính giá cơ sở, vì ông ấy tính doanh nghiệp lãi hơn 700 đồng/lít trong khi tôi tính thì doanh nghiệp lỗ gần 200 đồng/lít”.
Tuy nhiên, có vẻ câu chuyện tự khoe mình từng tham gia đội tuyển toán quốc tế của ông An là chuyện rởm vì theo tờ Tuổi Trẻ trích lời ông Nguyễn Khắc Minh (Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ Giáo dục – Đào tạo, người phụ trách môn toán và đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic toán quốc tế - IMO) cho biết ông đã kiểm tra toàn bộ danh sách đoàn học sinh tham dự tất cả các kỳ thi Olympic toán quốc tế và khẳng định không hề có tên Nguyễn Lộc An trong thành phần đội tuyển học sinh VN tham dự IMO từ trước đến nay.
Vì việc tranh cãi lỗ hay lãi như vậy, câu chuyện kiểm toán giá xăng dầu một lần nữa lại được đặt ra. Trên thực tế, Bộ Tài chính đã thành lập 3 tổ công tác bắt đầu xuống các doanh nghiệp phân phối xăng dầu để kiểm tra từ ngày 26 tháng 9, 2011.
Còn nhớ nhiều cán bộ của Bộ Công thương từng kịch liệt phản đối chuyện kiểm toán giá xăng dầu. Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú từng cho rằng “hiện cấu thành giá xăng dầu đều được cập nhật trên bản tin thị trường, trong đó nói rõ giá nhập khẩu bao nhiêu, thuế bao nhiêu, trích quỹ bình ổn bao nhiêu. Phần lớn người tiêu dùng hiện nay không hiểu hoặc cố tình không tìm hiểu nên mới có đề xuất kiểm toán giá xăng dầu”.
Lần này có vẻ như câu chuyện kiểm toán giá xăng dầu sẽ được làm ráo riết, bắt đầu từ các đoàn công tác của Bộ Tài chính, bất kể Bộ Công thương có muốn hay không. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tỏ ra rất kiên quyết. Ông khẳng định chịu trách nhiệm về quyết định giảm giá của mình và nếu cách điều hành của Bộ gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường. Còn nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui.
Lập trường của Ông được dư luận nhiệt liệt ủng hộ. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế rằng “ vừa qua tôi đi tiếp xúc cử tri, cử tri nói thích Bộ Tài chính”.
Hi vọng rằng thái độ quyết liệt của Bộ Tài chính sẽ dẫn tới những kết quả thực sự có ích cho người tiêu dùng chứ không phải là đầu voi đuôi chuột. Ít ra, với những động thái mạnh mẽ bước đầu này, ông và Thống đốc Nguyễn Văn Bình đang trở thành những điểm nhấn về hành động trong nội các mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ và cuộc chiến Petrolimex
-----------