Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Việt Nam vay thêm $20 tỷ, hơn một nửa để trả nợ

-Việt Nam vay thêm $20 tỷ, hơn một nửa để trả nợ -
HÀ NỘI (NV) - Đó là điểm chính trong một quyết định liên quan đến “điều hành nợ nần” của Việt Nam trong năm nay. Quyết định vừa được thủ tướng Việt Nam phê duyệt.

Việt Nam cần vay tới hơn $20 tỷ vì nợ nhiều mà không có tiền trả đúng hạn nên cứ phải vay nhiều hơn. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)


Theo quyết định vừa kể thì năm nay, chính phủ Việt Nam dự tính vay 452,000 tỷ đồng (hơn $20 tỷ) và sẽ lấy từ đó 273,000 tỷ đồng ($12 tỷ) để trả nợ. Phần còn dư sẽ dùng để... bù đắp bội chi.

Trong 452,000 tỷ đồng mà chính phủ Việt Nam dự tính đi vay, có khoảng 336,000 tỷ đồng sẽ vay từ việc phát hành trái phiếu tại Việt Nam, vay của Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội (quỹ dùng để trả trợ cấp thất nghiệp, lương hưu) và SCIC (SCIC là cách gọi tắt Tổng Công Ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước. SCIC là cơ quan nắm giữ phần vốn của chính quyền Việt Nam tại các doanh nghiệp nhà nước và những doanh nghiệp đã được cổ phần hóa nhưng chính quyền Việt Nam chưa rút hết vốn). Phần còn lại, chính phủ Việt Nam sẽ hỏi vay quốc tế như vay qua các nguồn ODA (nguồn vốn hỗ trợ phát triển), phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, kể cả phát hành trái phiếu Samurai (vay bằng Yen tại thị trường tài chính của Nhật).

Việt Nam đã ngập trong nợ và đang chìm sâu vì nợ.


Cách nay vài ngày, cơ quan nghiên cứu của Ngân Hàng Đầu Tư-Phát Triển Việt Nam (thường được gọi tắt là Trung Tâm Nghiên Cứu BIDV), công bố kết quả khảo sát về thực trạng nợ nần của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Theo đó, mỗi năm, nợ nần của Việt Nam tăng 16.7%. So với tổng nợ của năm 2011 (1,393 triệu tỷ đồng), tổng nợ của năm 2015 (2,608 triệu tỷ đồng) tăng gấp hai lần. Tương đương 62.2% GDP.

Trung Tâm Nghiên Cứu BIDV nói thêm, đó mới chỉ là tính theo cách tính toán nợ nần của chính phủ Việt Nam. Nếu tính đúng, tính đủ theo tiêu chuẩn quốc tế, tổng nợ của Việt Nam đã vượt quá 100% GDP.

Bởi mức độ ưu đãi dành cho Việt Nam khi vay từ các nguồn quốc tế đang giảm, nên Việt Nam đang chuyển hướng đi vay từ vay quốc tế thành vay trong nước. Tiền vay trong nước đã tăng từ 40% tổng nợ hồi năm 2011 thành 57.1% tổng nợ vào cuối năm 2015. Giá trị khối lương trái phiếu phát hành trong giai đoạn từ 2011-2015 đã tăng gấp 2.5 lần so với giá trị khối lương trái phiếu phát hành trong giai đoạn từ 2006-2010.

Để có thể vay nhiều hơn từ trong nước, ngoài việc nâng lãi suất lên mức cao hơn lãi suất của hệ thống ngân hàng, chính phủ Việt Nam còn hạ kỳ hạn trái phiếu. Bởi có tới 77% trái phiếu đã phát hành từ 2011 đến 2013 là trái phiếu ngắn hạn (phải trả đủ cả vốn lẫn lãi trong vòng từ một đến ba năm) nên đến năm 2014, chính phủ Việt Nam phải liên tục phát hành thêm trái phiếu mới để lấy tiền thanh toán các trái phiếu tới hạn thanh toán.

Tuy vay càng ngày càng nhiều, số lượng vay càng lúc càng lớn nhưng hiệu quả sử dụng vốn vay của chính phủ Việt Nam cực kỳ tệ hại bởi đa số vốn vay được rót hết vào các công trình đầu tư vô bổ, thiếu chất lương và doanh nghiệp nhà nước.

Theo ước tính của Ngân Hàng Thế Giới (WB), giai đoạn 2006-2010, chỉ số ICOR (để tính toán hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư) của Việt Nam là 6.9, sang giai đoạn 2011 đến 2014 vẫn còn tới 6.92. Nghĩa là vẫn phải bỏ ra gần 7 đồng mới tạo được 1 đồng sản lượng.

Đáng chú ý là càng về sau này, việc sử dụng tiền vay càng đáng ngại. Sau giai đoạn phung phí tiền đi vay, Việt Nam tiến tới giai đoạn phải vay tiền để trả nợ và số tiền phải trả càng ngày càng lớn. Năm 2014, nhiều người tỏ ra hết sức ái ngại khi tiền trả nợ của Việt Nam tương đương 38% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên tỉ lệ này không ngừng ở đó. Đến năm 2015, tiền trả nợ của Việt Nam tương đương... 45% tổng thu ngân sách.

Do dốc sức để trả nợ, đầu tư cho phát triển và chi để tăng năng suất lao động, giáo dục, y tế cũng như các lĩnh vực thiết yếu khác cùng giảm. Vài năm nay, chi tiêu dành cho phát triển chỉ còn không tới 5% tổng thu ngân sách.

Đó cũng là lý do các nguồn thu cho ngân sách giảm nhanh và mạnh. Năm 2011 thu ngân sách tương đương 25.9% GDP. Năm 2015 tụt xuống 22.1% GDP và các chuyên gia kinh tế khẳng định, tỉ lệ thu ngân sách/GDP sẽ còn giảm nữa. (G.Đ)-

Người dân Việt Nam ‘gánh’ nợ công ngày càng nhiều

Việt Nam ngập nợ công, nguy hiểm, nhưng vẫn phải đi vay

Quả báo ngân sách: Nợ công ‘cấm cửa’ ODA

Trả nợ công: Lại 'nhìn trộm' túi quần dân chúng

Nợ công lên hơn 2,6 triệu tỉ đồng, gần gấp đôi sau 5 năm (TBKTSG 8-6-16) 08/06/2016 10:40:28 SA
Tư Hoàng

(TBKTSG Online) - Quy mô nợ công đang gia tăng nhanh, áp sát ngưỡng kiểm soát của Quốc hội. Đến cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ công lên đến 2,608 triệu tỉ đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011 (1,393 triệu tỉ đồng); tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội.


Đây là số liệu trong báo cáo “Đánh giá thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020” do Trung tâm nghiên cứu BIDV công bố hôm nay, ngày 8-6.

Trong giai đoạn 2011-2015, nợ công tăng nhanh chóng ở mức 16,7%/năm.

Đáng lưu ý, quy mô nợ công thực tế có thể đã cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.

Tuy nhiên, báo cáo cho rằng mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hội đề ra là 65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi ro.

Báo cáo cho biết, từ năm 2010, Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình nên nợ nước ngoài có mức độ ưu đãi giảm dần. Vì vậy, nợ công dịch chuyển sang nguồn vay trong nước, tăng từ 40% năm 2011 lên 57,1% năm 2015.

Cụ thể, về nợ nước ngoài: đạt bình quân 3 tỉ đô la Mỹ/năm, tương đương 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội hay 17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Về nợ công trong nước, thực hiện chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP). Về quy mô, lượng phát hành giai đoạn 2011-2015 đã tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006-2010. Về kỳ hạn, 3 năm đầu giai đoạn, TPCP kỳ hạn ngắn (1-3 năm) chiếm khoảng 77% khối lượng phát hành hàng năm.

Hệ quả là, từ năm 2014, một lượng lớn TPCP đến hạn thanh toán và Chính phủ đang phải liên tục phát hành TPCP mới do NSNN không thể đáp ứng.

Vì vậy, báo cáo của BIDV khuyến nghị, nhằm tránh rủi ro trên, Quốc hội đưa ra quy định về kỳ hạn TPCP là trên 5 năm vào năm 2015, theo đó, tỷ trọng TPCP kỳ hạn dài đã tăng lên 46%.

Báo cáo cảnh báo, việc sử dụng nợ công còn bất cập.

Chẳng hạn, hiệu quả sử dụng không cao do đầu tư dàn trải, nhất là đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số ICOR (về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 lên đến 6,96 và sau 5 năm, vẫn ở mức 6,92 vào giai đoạn 2011-2014, tức đầu tư gần 7 đồng mới tạo ra 1 đồng sản lượng. Chỉ số này chỉ đứng sau Ấn Độ là 7,31 tại châu Á.

Một phần đáng kể của nợ công được sử dụng để trả nợ thay cho đầu tư phát triển. Tỷ lệ trả nợ trong kỳ/dư nợ vay của Chính phủ và khoản vay được Chính phủ bảo lãnh ở mức khoảng 14,2% năm 2014 (số liệu mới nhất được Bộ Tài chính công bố) và lên đến 16% năm 2015 theo ước tính của WB. Việc dành đến 14-16% dư nợ công trong kỳ để trả nợ gây hạn chế đến đầu tư phát triển và chi để tăng năng suất lao động, giáo dục, y tế và các lĩnh vực thiết yếu khác.

Cơ cấu chi ngân sách không bền vững, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nợ công. Trong giai đoạn, chi ngân sách chủ yếu là chi thường xuyên với mức tăng trưởng là 18,44%/năm. Ngược lại, chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm, nhất là từ năm 2013 đến nay, chỉ ở mức 4,8%/năm.

Báo cáo cho rằng, các tổ chức quốc tế và trong nước đánh giá, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cấp bách.

Thứ nhất, chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn nêu trên, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn/thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã tăng lên 22,3% (ngưỡng an toàn 25%).

Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN tăng lên 38% vào năm 2014 và 45% năm 2015. Hệ quả là, tình trạng vay để trả nợ gốc ngày càng tăng, lên đến 80.000 tỉ đồng năm 2014 và 150.000 tỉ đồng năm 2015. Tuy nhiên, khả năng gia tăng thu ngân sách/GDP giảm mạnh, cụ thể năm 2011 là 25,9% xuống 22,1% năm 2015 và dự kiến tiếp tục giảm.

Thứ ba, tác động tiêu cực của nợ công với nền kinh tế. Các khoản lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đang ngày càng tăng cao, gây sức ép lên cân bằng NSNN. Do đó, Chính phủ đang phải liên tục phát hành TPCP để bù đắp thâm hụt NSNN. Hệ quả là, quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mô phát hành TPCP.

Ngoài ra, lãi suất bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó làm giảm nguồn thu của NSNN để thanh toán các khoản vay.

Chính phủ sẽ vay 20 tỉ đô la, trả nợ 12 tỉ đô la Mỹ (TBKTSG 8-6-16)
-Tiêu xài hoang phí trái phiếu Chính phủ

Kiểm toán Nhà nước vừa chỉ ra sai phạm tràn lan trong việc quản lý, sử dụng vốn trái phiếu chính phủ như rót tiền sai địa chỉ, xin ít chi nhiều, chi sai.


Cụ thể, ở Yên Bái, khi tỉnh phê duyệt dự án đường Mường La – Mù Căng Chải thì tổng mức đầu tư là xấp xỉ 300 tỷ đồng. Nhưng khi xin vốn trái phiếu chính phủ thì lại xây dựng kế hoạch vốn lên đến 324 tỷ đồng. Cuối cùng, UBND tỉnh Yên Bái lại xin Thủ tướng, các bộ ngành cho chuyển số tiền hơn 24 tỷ đồng này cho một dự án khác.

Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện những con số chưa chính xác từ nhiều địa phương khi báo cáo số liệu vốn trái phiếu chính phủ đã phân bổ hàng năm. Cụ thể, thành phố Cần Thơ khi sử dụng vốn trái phiếu chính phủ đã không thống kê số vốn đã được cấp từ những năm trước. Việc ‘quên’ số vốn này đã khiến Trung ương bổ sung kế hoạch vốn cho Cần Thơ vượt gần 290 tỷ đồng.

Nhiều địa phương khác như Kiên Giang, Điện Biên, Thái Bình, Lào Cai, Cần Thơ… còn thanh toán vốn trái phiếu chính phủ cho dự án không được sử dụng nguồn vốn này.

Tỉnh Kiên Giang thanh toán cho dự án cầu Nguyễn Trung Trực 80 tỷ đồng trong khi dự án không có trong danh mục được sử dụng vốn trái phiếu chính phủ. Điện Biên cũng thanh toán gần 18 tỷ đồng, Lào Cai gần 30 tỷ đồng cho dự án không được phép dùng vốn trái phiếu chính phủ.



Các sai phạm này vừa được Kiểm toán Nhà nước thống kê lên tới hàng trăm tỷ.



Tương tự, một số dự án chủ đầu tư không đăng ký vốn trái phiếu chính phủ nhưng cũng được tỉnh cấp vốn. Ở Bạc Liêu, huyện Giá Rai không đăng ký dự án bệnh viện đa khoa huyện Giá Rai nhưng tỉnh vẫn đăng ký vốn trái phiếu chính phủ hơn 24 tỷ đồng.

Nhiều dự án đầu tư được tạm ứng trước vốn nhưng Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc quản lý vốn tạm ứng còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến có dự án hoàn thành từ nhiều năm trước hoặc hết thời hạn thực hiện hợp đồng vẫn chưa thu hồi tiền tạm ứng.

Đơn cử, dự án đường Nậm Khao Tà Tổng (Lai Châu) đã hoàn thành từ năm 2012 nhưng còn hơn 146 tỷ tiền tạm ứng chưa thu hồi được.

Tại báo cáo này, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra tình trạng sử dụng vốn trái phiếu chính phủ sai quy định, thanh toán cho những nội dung không thuộc phạm vi sử dụng vốn hoặc cho những khối lượng vượt quy mô vẫn xảy ra tại một số địa phương.

Đơn cử, trong lĩnh vực kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên, tỉnh Điện Biên sử dụng vốn trái phiếu chính phủ mua sắm trang thiết bị không đúng quy định tới gần 27 tỷ đồng.

Đặc biệt, hầu hết các dự án dùng vốn trái phiếu chính phủ phạm vi các địa phương và ngành được Kiểm toán Nhà nước “sờ gáy” đều phát hiện ra có tình trạng nghiệm thu, thanh toán sai khối lượng, đơn giá công trình. Tổng số tiền sai phạm bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra lên tới hơn 510 tỷ đồng. Trong đó sai khối lượng là 268 tỷ đồng, sai đơn giá là gần 80 tỷ đồng, và các sai phạm khác là 163 tỷ đồng.

Trước các sai phạm về tình hình sử dụng vốn trái phiếu chính phủ kể trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành địa phương xử lý tài chính số tiền hơn 800 tỷ đồng.

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước đề nghị thu hồi nộp ngân sách gần 40 tỷ đồng; giảm thanh toán 176 tỷ đồng; giảm giá gói thầu, giá hợp đồng gần 158 tỷ đồng; hủy kế hoạch vốn hơn 41 tỷ đồng…

Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị các đơn vị phải hoàn trả vốn trái phiếu chính phủ đã chi sai quy định với tổng số tiền gần 250 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng vốn trái phiếu chính phủ cho dự án ngoài danh mục nghị quyết của Quốc hội hơn 127 tỷ đồng; sử dụng vốn trái phiếu chính phủ thanh toán cho nội dung phải sử dụng ngân sách địa phương và nguồn khác là gần 50 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị y tế không đúng quy định hoặc vượt số lượng hơn 63 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, còn trên 143 tỷ đồng vi phạm khác cũng được Kiểm toán Nhà nước đề nghị xử lý.

Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định trong việc bố trí vốn trái phiếu chính phủ sai danh mục, sai đối tượng.-
http://laodong.com.vn/kinh-doanh/tieu-xai-hoang-phi-tien-trai-phieu-chinh-phu-sai-pham-hang-tram-ti-dong-556127.bld
********************

Cắt giảm đầu tư công: Đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2011, đã có tới “333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ” - Ảnh: Reuters.
Thẩm tra đánh giá tình hình thực hiện vốn trái phiếu chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011, dự kiến kế hoạch năm 2012 và giai đoạn 2011 - 2015, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đã đưa ra nhận xét, “việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP chưa triệt để”.

Chưa nghiêm túc cắt giảm

Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước là một trong 6 nhóm giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.



Thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội năm nay, các ý kiến tại phiên họp chiều 1/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cơ bản nhất trí với đánh giá của Chính phủ về kết quả tích cực của các giải pháp này.

Tuy nhiên, hiệu quả của cắt giảm đầu tư công vẫn là vấn đề còn nhiều băn khoăn.

Qua giám sát, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc rà soát cắt, giảm các dự án đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ chưa nghiêm túc, quyết liệt do thiếu các quy định, tiêu chí cụ thể. Thực chất mới chỉ giãn tiến độ thực hiện trong ngắn hạn, chưa loại khỏi danh mục các dự án kém hiệu quả, không thật sự cấp bách.

Kết quả giám sát cũng cho thấy, còn tình trạng điều chỉnh mục tiêu, tăng quy mô và tổng mức đầu tư của một số dự án, tiếp tục làm tăng tổng mức đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ, vượt quá khả năng cân đối nguồn vốn ở một số bộ, ngành, địa phương dẫn đến dự án bị đình trệ, kéo dài do thiếu vốn.

Đặc biệt, vẫn còn nhiều dự án khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu năm 2011.

Năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ cho phép bổ sung 40 dự án mới vào danh mục. Song, theo báo cáo của Chính phủ, đã có tới “333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ”, báo cáo chỉ rõ. 

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đề nghị Chính phủ báo cáo rõ về số dự án này, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, địa phương. Nếu vi phạm các quy định về thẩm quyền quyết định quản lý, sử dụng vốn thì phải kiên quyết thu hồi, chuyển trả nguồn vốn bố trí sai về ngân sách Trung ương, đồng thời xử lý nghiêm minh trách nhiệm cá nhân, cơ quan thẩm tra thể hiện thái độ kiên quyết.

Không đồng ý tăng

Thêm một lần thái độ kiên quyết của Thường trực cơ quan thẩm tra lại được thể hiện qua các con số.

Tại báo cáo ngày 26/9 Chính phủ ước tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2011 - 2015 lên tới 405.000 tỷ đồng, tăng 90.000 tỷ đồng, nếu tính cả trượt giá khoảng 500.000 tỷ đồng, tăng 185.000 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội vào cuối năm 2010.

Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, Thường trực Ủy ban thống nhất với Chính phủ chỉ bố trí vốn trái phiếu cho cả giai đoạn 2011 - 2015 tối đa là 225.000 tỷ đồng, tương ứng với 45.000 tỷ đồng mỗi năm. 

Bởi, các cân đối vĩ mô còn rất căng thẳng, tình hình nợ công ngày một tăng cao gần sát với mức an toàn, việc huy động, phát hành trái phiếu ngày càng khó khăn. 

“Nếu tiếp tục đáp ứng nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ như ước tính nêu trên là vượt quá khả năng của nền kinh tế, không thể cân đối đủ nguồn lực thực hiện, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô, đe dọa an ninh tài chính quốc gia”,  cơ quan thẩm tra nhấn mạnh lý do không “nhượng bộ”.

Đồng thời cũng nêu rõ nguyên tắc phân bổ vốn là, quy mô vốn, tổng mức đầu tư cho dự án không được phép tăng trong toàn bộ quá trình triển khai, trừ khoản tăng do điều chỉnh chính sách về giá nguyên, nhiên vật liệu, nhân công. Đến năm 2015 dự án được đưa vào danh mục phải được bố trí đủ tối thiểu 70% yêu cầu từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. 

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị, chỉ thực hiện phát hành trái phiếu công trình cho từng công trình, dự án cụ thể khi có nhu cầu, đưa nguồn vốn  trái phiếu Chính phủ vào trong cân đối ngân sách nhà nước từ năm 2013. 

Đây cũng là ý kiến được đưa ra tại không ít diễn đàn về kinh tế vĩ mô, khi đề cập đến nội dung quản lý ngân sách, và tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của các ý kiến tại phiên  họp.
Trong khi chờ sửa đổi Luật Ngân sách thì Quốc hội có thể ra nghị quyết để đưa nguồn vốn  trái phiếu Chính phủ vào trong cân đối ngân sách nhà nước từ năm 2013, ông Hiển đề nghị giải pháp.


-Cắt giảm đầu tư công: Đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân
------

-- Phỏng vấn TS Vũ Thành Tự Anh: Nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro (TN).-

Doanh nghiệp FDI bỏ trốn: biết đòi nợ ai (SGTT 1-10-11)

Cà phê cuối tuần: “Cần có đổi mới lần hai” (VnE 30-9-11) -- P/v TS Lê Đăng Doanh Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế (Tin tức). 



Lạm phát 2015 chỉ còn 5%? (Dân Trí). Nước mắm Nha Trang mất dần thương hiệu (VOV).- Bàn về chính sách thu mua nông sản của Thái Lan (Tầm nhìn/Le Figaro).  – Giá gạo thế giới có thể tăng do Thái Lan trợ giá mua (TTXVN).
Thị trường nông thôn cứu doanh nghiệp (SGTT).“Người giàu vay tiền kẻ nghèo” (Tầm nhìn). Xuất khẩu gạo thắng lớn, nông dân thua – (RFA). 
9 tháng có 48.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động  (SGTT).--Bất thường (TN). Doanh nhân TP HCM kể khổ vì thủ tục hành chính (VNE).TPHCM kiên quyết xóa nạn nhũng nhiễu (NLĐ).

Doanh nhân trẻ than phiền nạn nhũng nhiễu





Sen…héo? (Tầm nhìn).Nghe 'Tướng' mới của Tập đoàn Dầu khí VN 'trải lòng' (ĐV 2-10-11)Loay hoay đầu tư sân bay (TT 1-10-11)


Dòng vốn đang tìm lại thị trường địa ốc (DVT).-BĐS khách sạn: Ngọn lửa trong băng giá (TQ).  – Đầu tư khách sạn đang cho lợi nhuận cao (SGTT). 
Thị trường bất động sản: Hard lessons for Vietnam as property slumps (Reuters 30-9-11) -- Một bản dịch: Bài học đắt giá cho Việt Nam từ suy thoái bất động sản







Congress presses China on currency

Senate expected to vote on anti-China trade legislation, with the bill likely to pass, before being sent to the House of Representatives


-  Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu trừng phạt Trung Quốc thao túng tiền tệ – (RFI). – Thượng viện Mỹ xét dự luật nhắm tới lề lối giữ giá tiền tệ của Trung Quốc (VOA).

Tổng số lượt xem trang