Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Tửng; Mặt thật Huy Đức (42): Mục đích sách “bên thắng cuộc”


--Thú vị thật, báo của truongtansang.net lại đi đăng lại bài của Lão Móc ... chời ơi là chời ... 
-Mặt thật Huy Đức: Mục đích sách “bên thắng cuộc”
http://truongtansang.net/mat-that-huy-duc-muc-dich-sach-ben-thang-cuoc.html

1. MẶT THẬT CỦA NHÀ BÁO HUY ĐỨC:
“…Ở Mỹ, người Mỹ sẽ hỏi Huy Đức là thằng nào? Ở Việt Nam khá nhiều người đọc báo biết thằng ấy, nó là thằng “bộ đội cụ Hồ”, được người nhà, cán bộ có chức vụ, gởi gắm làm báo. Huy Đức tên thật Trương Huy San, biệt danh “San Hô”, do đồng nghiệp Tuổi Trẻ đặt cho một cách khinh miệt, “vì thằng San có hàm răng trên hô lộ vễnh môi”!



Thực tế, hầu hết những đề tài mang tính “chống tiêu cực” được Ban Biên Tập giao cho San Hô độc quyền khai thác; phần edit do chính mụ Kim Hạnh, cựu dân công Cục R, quá biết cách làm vừa lòng Văn Hoá Tư Tưởng về phần nội dung bài vở, biết o bế và làm vừa lòng người gởi gắm San Hô, biết copy các hình thức trình bày mặt báo, biết copy các cách “xào nấu pha chế” thông tin của báo nước ngoài… Những thủ thuật nghề nghiệp trong hoàn cảnh nghèo nàn của báo chí, nói chung, đã cung ứng tin tức sự kiện nóng và lạ trên mặt báo, làm cho lớp dân cũ và lớp dân mới, được thỏa tính tò mò.

Nguyễn Kim Hạnh con nuôi của Mai Chí Thọ, phó Bí thư Thành ủy kiêm An ninh Nội chính, nên thoải mái sức khai thác những mớ thông tin được Ba Thọ chỉ thị cung cấp riêng cho báo Tuổi Trẻ (TT). Nhờ đấy, TT theosát hệ thống cơ cấu chính quyền cấp phường xã nhằm phản ảnh những tiêu cực để lấy lòng ngưòi đọc. Hàng chục, hàng trăm, hang ngàn phản ánh phát hiện của TT về những mặt không tốt của chính quyền hạ tầng không khác gì thêm con mắt thứ ba của thành ủy. Về thông tin kinh tế, TT theo dõi biến chuyển về giá trị đất đai, nhà cửa chung cư xây dựng mới, các khu quy hoạch, và nêu lên những cái tốt của ủy ban trong công tác chỉnh trang thành phố, cùng cung cấp sự quan sát khá rõ cho các quan chức ủy ban TT hơn hẳn các đồng nghiệp về mặt tin bài nhờ có nguồn cung cấp. Nhìn chung, thông tin tuy có hạn chế, nhưng giúp cho TT mặc sức làm tình làm tội những ai bị các anh Ủy Ban không ưa, những cá nhân trong các phe nhóm yếu thế từ quận tới thành phố.

Huy Đức, tác giả cuốn sách “Bên Thắng Cuộc”
Kim Hạnh ném San Hô ra thị trường thông tin đạt kết quả tốt. Những bài phóng sự điều tra mang tính tiêu cực đăng nhiều kỳ nhiều ngày thu hút số lượng độc giả khá lớn. TT – nổi tiếng là tờ báo chống tiêu cực và những bái báo vạch mặt các nhân vật tiêu cực, những con vật tế thần, được nhà báo Huy Đức thực hiện… rất can đảm. Từ tuần/3 lần phát hành vọt lên báo ngày/tờ, TT phất lên dẫn đầu về lượng phát hành. Chính nhờ tiếng tăm được chị Hạnh ra sức xây dựng theo chỉ đạo của bác Ba, Huy Đức được đặc quyền phỏng vấn trò chuyện với các nhân vật có tiếng trong nam ngoài bắc, ngang cơ hoặc dưới quyền Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Mai Chí Thọ, Võ Trần Chí… Phó Tổng biên tập TT năm 1997, P. Huỳnh, có lần cho biết cách thực hiện những chủ đề mang tính tư liệu chính trị, “Để tích cực tránh lỗi, từng câu hỏi trong bài phỏng vấn các nhân vật có chức, đều do biên tập soạn thảo, và được gật đầu thông qua với những đóng góp của các bậc trên… và thằng Đức thi hành!”
Cũng nhờ vậy, với vốn khôn mảnh vốn có của một tay bộ đội, Huy Đức nhanh chóng tự biến thành “tên nhà báo làm tiền” những “nạn nhân” được TT lên danh sách sau nầy:
“Các Giám đốc kinh doanh phát triển nhà quận huyện, giới kinh doanh, các nhà sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các giám đốc ngân hàng, và cả dân xuất khẩu. Xin nêu một ví dụ, các khu quy hoạch đều được TT đưa tin, săn sóc tiến độ thi công, tìm hiểu nguồn kinh phí đầu tư và dự tính dùm các khoản lợi nhuận. Nhìn chung, công trình xây dựng nào cũng không ít thì nhiều cũng có vấn đề! Huy Đức tìm gặp để… tìm hiểu về kinh phí đầu tư, về vốn vay ngân hàng, về các công trình phụ nhà villa…về giá bán, về những diện nào là ưu tiên được mua những căn nhà trệt… Sau những câu hỏi bắt mạch, hứa hẹn tin bài làm công trình nổi bật, hù doạ nghiệp vụ nhẹ nhàng, tiếp theo là gợi ý cho em anh Ba tòa soạn, bà con chị Tổng biên tập… cần mua một căn nhà để ở! Qua vài cuộc tiếp xúc, có cái được có cái không, thằng “San Hô” có trong tay một số căn chung cư, villa… mua theo giá hữu nghị. Trong thời điểm giá nhà đất ngày càng tăng, San Hô chỉ cần kiếm thân chủ bán trao tay! “Chưa tới 10 năm làm báo, cứ nhìn tài sản của thằng San Hô là đủ biết!”, Sỹ H., phóng viên thể thao nói so sánh. Còn H. Ngọc, chuyên mục nhà đất báo Sàigòn Tiếp Thị, kể rằng, “Nguyễn Phụng Thiều, nguyên Gám đốc kinh doanh nhà Tân Bình, có lần cho biết “báo TT đưa tin trước nhất về công trình chung cư Bàu Cát, Huy Đức là khách hàng đầu tiên.”
Bài bản như thế cũng được thực hiện và áp dụng với giới sản xuất, giới kinh doanh, ngân hàng, và giới đầu tư. Nhìn quảng cáo vài chục trang, đủ nói lên sự hiệu quả. Kim Hạnh, Huy Đức, một cặp hung nô Nam Bắc, một mô hành làm báo và lấy quảng cáo cực kỳ hiệu quả thời kỳ 1993-1997!
Thiên bất dung gian! Kim Hạnh bị các anh Văn Hóa Tư Tưởng ngoài kia bãi chức Tổng biên tập vì tội dám cho đăng bài vi phạm điều cấm kỵ của đảng. Anh T. báo Thanh Niên, cho hay, “Kim Hạnh thừa thắng xông lên đăng chuyện Bác Hồ có vợ! Tin này do tay chồng là Nguyễn Văn Phước, Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân cung cấp, vì Phước tính là TT “nóng” hơn Nhân Dân. Ai ngờ đâu đi quá nên bị trúng đòn!”
Kim Hạnh văng, Huy Đức cũng mất thế phải muối mặt chạy về Thanh Niên năn nỉ xin việc. Thọ H., pháng viên xã hội nói “nhóm biên tập ghét thằng San Hô khỏi phải ra tay!” Một sự thật được phun ra, chẳng ai ở TT ưa Huy Đức và báo giới nói chung cũng khinh ghét tên San Hô. Vinh Q. về hưu, từng phụ trách quảng cáo Sàigòn Times cho biết “đa số anh em giới đầu tư, ngân hàng, xuất nhập khẩu, từ 92 tới 97, khi được hỏi về cha Huy Đức, tất cả đều lắc đầu, khinh miệt. Có người còn nói, “… thằng đó viết bài mắc tiền, còn đòi thêm quảng cáo!”
(Trích “Bên Thắng Trận: Những Tín Đồ Ăn Cướp” – Anh Đức – VNNB số 6729- 12-1-2013)
2. MỤC ĐÍCH CỦA SÁCH “BÊN THẮNG CUỘC”:
Đã có nhiều bài viết về quyển sách “Bên Thắng Cuộc”. Tôi xin đăng tải lại ý kiến của bác sĩ Trần Văn Tích gửi ông Nguyễn Quang Duy xin góp ý với nhà văn Sơn Tùng, khi ông này đưa bài viết của ông Sơn Tùng lên diễn đàn điện tử, nguyên văn như sau:
“Kính thưa ông Nguyễn Quang Duy,
Kính xin ông vui lòng rộng lượng cho tôi góp chút ý mọn cùng bạn đọc trên mạng sau khi đọc bài của ông Sơn Tùng.
Tôi cũng chủ trương như một số người Việt chống Cộng khác là chưa đọc và không đọc Bên Thắng Cuộc (BTC). Tôi không biết đọc sách đó để làm gì. Nhưng qua bài điểm sách của tác giả Lê Mạnh Hùng tôi ngẫu nhiên may mắn đọc được một đoạn trích dẫn nguyên văn từ sách BTC.

Cuốn sách “Bên Thắng Cuộc”
Qua đoạn văn đó ông Huy Đức kể rằng ngay những ngày tháng đầu tiên sau 30-4-75 ông Lê Duẩn đã chủ trương thế này, ông Tố Hữu đã chỉ thị thế kia. Về chuyện lập chính phủ  ở Miền Nam mới “giải phóng” nhằm loại bỏ triệt để ảnh hưởng của “tàn dư đế quốc Mỹ”. Đọc đoạn văn đó tôi tự dưng cảm thấy mình bị ông Huy Đức đè nghiến xuống đất, nhét vào đầu tôi những chi tiết, những tin tức, những dữ kiện, những dật sự, những sử biện do ông ấy ghi lại và tôi bị bắt buộc phải chấp nhận sự thật sự thực; ông Huy Đức nói thế là tiô phải tin thế, ông ấy không cần chứng minh gì sất. Nghe nói ông Huy Đức cũng kể nhiều chi tiết khi phỏng vấn bà Lê Duẩn đã nói như vầy như vầy và ông ấy ghi lại như vầy như vầy. Người đọc trong đó có tôi chỉ có việc dạ dạ nghe ông ấy kể, coi như là thiên kinh địa nghĩa; tuyệt đối không có gì để mà nghi ngờ, băn khoăn, thắc mắc gì hết!
Khi sử gia Nguyễn Thế Anh muốn thông báo cùng độc giả chi tiết lịch sử theo đó chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành từng nộp đơn xin học Trường Thuộc Điạ của Pháp thì ông Nguyễn Thế Anh phải vào thư viện Pháp lục tìm cho ra chính lá đơn của Nguyễn Tất Thành gửi cho chính quyền Pháp hiện đang lưu trữ trong thư viện rồi xin chụp phóng ảnh, xin thị thức tính chính xác của bản phóng ảnh (pour copie conforme) trước khi công bố.
Ông Nguyễn Thế Anh hành động như vậy thì tôi tin, phải tin, không tin cũng không được. Đằng này ông Huy Đức chỉ có hai tai trơn và hai tay trơn, ông ấy muốn kể hươu kể vượn gì cũng được hết, vậy là sao tôi tin nổi ông ấy? Huống chi bản thân ông Huy Đức cnũg có khi không tin các tài liệu dẫn chứng do mình sử dụng! Chẳng hạn khi tác giả BTC trực tiếp trả lời e.mail của Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Quang Liễn. Chính ông Huy Đức (chứ không phải ai khác) bảo rằng một số bài báo viết về QĐVNCH trên báo chí trong nước thường mang tính tuyên truyền!
Và liệu tác giả có nói được một nửa sự thật như ông Sơn Tùng đánh giá không? Theo tôi thì không. Ông Huy Đức chỉ dành một phần rất nhỏ sách mình nhằm kể những sự thật hiển nhiên, những sự thật theo kiểu La Palice: những sự thật mà hàng triêụ người biết rõ hơn ông ấy vì đã từng là chứng nhân và nạn nhân; còn phần lớn các chương trong sách BTC thì dành cho những chuyện không có gì bảo đảm là trung thực với sự thật cả. Tỷ lê fifty-fifty của ông Sơn Tùng quá lạc quan dẫu rằng tất nhiên đây chỉ là một cách diễn đạt mà thôi, chứ không thể nào duy danh định nghĩa được.
Tôi không ngạc nhiên về cung cách viết sách kỳ khôi kỳ cục của ông Huy Đức. Lỗi không phải ở ông ấy. Ông Bùi Tín – vốn xuất thân từ một môi trường giống ông Huy Đức – từng kể có ông Trung Tướng VNCH nào đó bảo với ông ấy rằng nếu Miền Nam thắng trận có khi người Quốc gia  còn đối xử với người Cộng sản còn tàn bạo hơn kia mà!
Nhưng tôi ngạc nhiên tại sao có những người như Tiến sĩ Trần Hữu Dũng, nhà báo Đinh Quang Anh Thái, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng có thể nồng nhiệt giới thiệu sách BTC khi tác giả của nó muốn ghi lại một số dữ kiện lịch sử nhưng lại không hề biết đến phương pháp luận sử học. Tôi vốn tin tưởng rằng 3 vị tôi vừa kể cao danh quí tính là nhũng ngòi bút cự phách và quí vị thông hiểu lĩnh vực fallacies hơn hẳn tôi thập bội.
Riêng việc ông Chu Hảo khen sách này hay thì tôi cho là chuyện thường tình”.
*
Qua phần trình bày của tác giả Anh Đức, chắc chắn độc giả đã thấy rõ mặt thật của nhà báo VC Huy Đức!
Với ý kiến đóng góp của bác sĩ Trần Văn Tích, mọi người đều nhìn rõ mục đích của quyển sách Bên Thắng Cuộc chỉ là để tuyên truyền, bào chữa cho bọn lãnh đạo chóp bu của CSVN chứ chẳng phải như những lời xưng tụng một cách lố bịch của một vị Tiến sĩ: “Cuốn sách sẽ là một sự thích thú cho tất cả mọi người Việt Nam ưu tư với quê hương, nay muốn nhìn lại chính cuộc đời mình, gia đình mình, trong gần 40 năm qua, nhưng nó cũng là một kho tư liệu hết sức dồi dào, mới mẻ, cực kỳ quý báu cho những sử gia nghiên cứu về Việt Nam”.
*
“… Nhưng thú vị nhất, hoạt cảnh “Lục súc tranh công”, y như các puzzle ráp lại trước mắt cộng đồng người Việt, những nhà quảng cáo cho Trương Huy San, Huy Đức, San Hô (không biết đã niềng răng chưa, chứ mụ Kim Hạnh đã nâng sửa mũi), đã ào ạt xuất đầu lộ diện, đã gián tiếp tự nhận mình là một tên trong BTC và tự lột vỏ Mỹ để hiện hình là bọn VC nằm vùng.
THS, HĐ, San Hô, một thằng làm báo thiếu đạo đức nghề nghiệp, một thằng bộ đội hiện hình kẻ thù ngày cũ, lợi dụng sự tò mò của những ai chưa biết, viết về những chuyện cũ kỷ hơn 30 năm để móc đô-la của người Việt tại Mỹ, rõ ràng, có quá nhiều người đã trúng kế dân vận của một tên “hăng rô” lưu manh chữ nghĩa”.
Xin mượn ý kiến của tác giả Anh Đức để kết luận bài viết này.
LM

Kêu gào, khóc và hát


Hãy hát lên. Ảnh: internet

Hãy hát lên. Ảnh: internet
Bài viết của độc giả Vương Biên Hương vừa gửi qua emailHM Blog cảm ơn chị rất nhiều về bài viết mà đọc lên thấy thấu tâm can nhất là trong lúc đang bàn về cuốn sách của Huy Đức “Bên thắng cuộc”.
(Viết nhân những tranh cãi về những sự thật hậu chiến)
Cao Hành Kiện, nhà văn Trung Hoa đoạt giải Nobel đã từng nói đại ý rằng người ta cần phải kêu gào,khóc lóc rồi sau đó mới có thể hát.Đó là phản ứng tự nhiên của con người trước những tổn thương và đau đớn, mất mát và bất công.
Về khóc, kêu gào, rồi sau đó hát, có lẽ ta có những bài học tuyệt vời từ nhiều quốc gia ít nhiều có hoàn cảnh lịch sử tương tự như chúng ta. Mà nhìn gần hơn là Nga, Trung Hoa, Tiệp Khắc…
Ở Trung Hoa, có một thời sau những năm kết thúc cách mạng văn hóa, khi chính quyền bắt đầu cởi mở hơn. Lúc đó người dân, những người có khả năng cầm bút và muốn viết đã viết ra rất nhiều câu chuyện đau lòng mà họ phải trải qua.
Một anh bạn của tôi là giáo sư đại học Bắc Kinh nói, đó gọi là thời kỳ Bách gia tang thương, nghĩa là mọi người kể lại những chuyện đau thương đến với gia đình của mình. Nhiều chuyện buồn lắm, khổ lắm, cùng cực lắm, tức tối lắm.
Một cuốn hồi ký khá nổi tiếng có in ở Việt Nam là Sống và chết ở Thượng Hải của một phụ nữ Trung Hoa bình dị tên là Trịnh Niệm, một nhân viên ở tập đoàn Sell ở thành phố này. Cuốn sách đã mô tả chi tiết về những bất công trong cuộc đời khi bà và con gái gặp phải vào Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. Cuốn sách này bán được 200.000 bản khi in ra tại Mỹ vào năm 1987.
Tôi đã nhiều lần đi Thượng Hải và im lặng trước tượng của tướng Trần Nghị bên bờ sông Hoàng Phố và suy nghĩ nhiều về câu chuyện của bà Trịnh Niệm. Nhiều chuyện khốc liệt nhưng tôi chỉ nhớ nhất chi tiết khi đội quân cách mạng xộc vào nhà bà và ném bộ đồ trà bằng sứ quý xuống nền nhà vỡ tan. Những tiểu tướng của cách mạng đập phá không thương tiếc và mang đồ đạc của gia đình bà ra khỏi nhà.
Tôi nhớ chi tiết này rất lâu vì sau đó tôi có dịp sống cùng với mẹ chồng của em tôi là một phụ nữ Thượng Hải cổ điển. Khi em tôi lấy con trai của bà, bà mua 2 chiếc bình sứ. Bà chọn rất kỹ nhưng về sau vẫn không hài lòng vì đem về nhà mới phát hiện ra trên một chiếc quai bình có một cái chấm bé tí là lỗi. Bà nói đã là lỗi thì làm sao mà lại bán ra?
Câu chuyện của bà làm cả nhà tôi cười lăn. Vì nếu cho bà sang VN mua đồ sứ hiện đại chắc bà sẽ phát hiện ra nhiều lỗi lắm, chẳng mua được. Lỗi to đùng chứ không phải bé tí bằng cái đầu kim như thế.
Nhưng vì bà và Trịnh Niệm đều là phụ nữ Thượng Hải, thậm chí dù cách biệt tuổi tác nhưng hai bà có lẽ là ở cùng thời nên tôi phải nghĩ nhiều đến sự quý trọng những chi tiết của gốm sứ Trung Hoa và rồi thấy nó trái ngược với cảnh các tiểu tướng phá phách kinh hồn.
Nhưng có nhiều chuyện ghê rợn hơn, kiểu như chặt thịt người bán thịt người của Dư Hoa trong tuyển tập truyện ngắn của ông. Và cả chuyện Sống mà về sau tiểu thuyết của ông được Trương Nghệ Mưu dựng thành phim To Live nổi tiếng. Câu chuyện trong phim nhiều người biết vì nó buồn, nhưng câu chuyện trong nguyên bản thì là chuyện đau đớn và day dứt.
Vì sao một người như lão Phú Quý lại có thể sống khi tất cả thân nhân của lão đều lần lượt chết trong và sau các biến cố của đại cách mạng văn hóa. Rồi khi kể lại câu chuyện, chỉ còn mình lão và con trâu già ? Vì sao một người đàn ông hiền lành như vậy lại có một số phận đau khổ và vật vã, cô độc ? Và vì sao mà người ta, đến tận cùng vẫn Phải sống?
Trong cuốn Bác sĩ Zhivago của B. Patexnac, nhân vật Pasha, chồng nữ nhân vật chính là nàng Lara, nhà cách mạng trẻ xuất thân từ một thày giáo dạy Toán khi nắm bắt được lý tưởng cách mạng đã bỏ tất cả gia đình,vợ con, nghề nghiệp. Sau nhiều biến chuyển, anh trở thành một sĩ quan nổi tiếng sắt đá với một đoàn tàu bọc thép lao đi vun vút khắp nước Nga .
Với niềm tin vào  việc mình là đại diện cho sứ mệnh của sự thay đổi, Pasha đã hạ lệnh bắt giết không thương tiếc những gì mà anh tin là của cái cũ, thuộc về cái cũ. Những cuộc bắt bớ và bắn giết ấy đã khiến cho các kẻ tội phạm như niềm tin của Pasha, và cũng là các nạn nhân đã chết tức tưởi mà không có bất kỳ một phiên tòa nào xét xử.
Tất cả diễn ra trong nền của cuộc nội chiến giữa hai phe Đỏ và Trắng, với những sự kiện, các khoảng khắc, những con người đan xen, đen trắng mờ mịt, những sự kiện mà tác giả đã mô tả như những cuộn sóng lớn của một cơn bão, nơi mà người ta bị đẩy đi, bị cuốn đi, có thể chìm nghỉm và chết, có thể trồi lên và ngoi ngóp thở để sống sót.
Đó là thời khắc mà người ta, nhân danh Cái Mới, cái Hay, cái Thiện để phá hoại cuộc sống và con người bằng duy ý chí và bạo lực. Mà cuộc sống như Zhivago nói, vẫn thế, từ thượng cổ đến nay, vậy làm sao có cái gì ghê gớm thế, nhân danh nhiều thế mà có thể thay đổi nó…Chưa hết, lại còn thay đổi toàn bộ con người nữa. Tất cả cần thay đổi để biến thành cuộc sống mới, con người mới…vì thế phải gột bỏ, tẩy rửa, thay đổi cuộc sống cũ, con người cũ…
Tôi nhớ lại tất cả những câu chuyện này, không cần phải kêu gọi trí nhớ, vì thực sự nó luôn nằm trong trí óc và tim máu của tôi. Nói thế không phải vì tôi yêu thích văn học và những người viết là các nhà văn tôi thực sự ngưỡng mộ, mà đơn giản chỉ vì đó là những câu chuyện quá gần gũi. Nó dường như đã xảy ra ở quanh nhà tôi, trong nhà tôi, với ông bà tôi, cha mẹ tôi,bạn bè, người thân và cả các đồng nghiệp của tôi… Ít nhiều trong những thứ đã tạo nên cuộc sống của tôi và mọi người ở VN ít nhiều mang bóng dáng của những câu chuyện đau lòng đó.
Vì thế, tôi cũng như nhiều người đã từng kể lại hay viết ra một vài câu chuyện về gia đình mình, của số phận của chính  mình sau các cột mốc lịch sử như 1954, 1975, các cuộc ly tán, những cái chết , nỗi uất ức, sự tức tưởi, căm tức, hận thù hay vui buồn ở Việt Nam.
Quảng cáo bên thắng cuộc trên Người Việt Online
Quảng cáo bên thắng cuộc trên Người Việt Online
Tôi tin rằng dù ở phía bên này hay bên kia, dù thắng hay thua, dù được hay mất đều có nhiều điều không vui, có nhiều dấu hỏi, nhiều sự nghi vấn và nhiều điều cần được làm minh bạch, cần được giải đáp, cần được hoàn trả, cần được đáp đền…
Cũng dễ hiểu khi có chuyện này hay câu chuyện khác được viết ra,in thành sách hay chỉ chuyền tay nhau đọc, rồi thì được tung ra, được biến thành cơn sốt trong một thời điểm nào đó vì có nhiều người quan tâm. Và tôi cũng thấy rằng dù người viết thuộc phe thắng hay thua, dù được hay mất , dù có mất một năm hay nhiều năm để chuẩn bị tư liệu và viết lách… thì đều khó lòng làm người khác hài lòng. Luôn luôn có những bàn cãi, phản bác, phản ứng, thậm chí mạnh mẽ hơn là những đòi hỏi ghê gớm đến mức hoàn toàn phủ nhận.
Điều này càng khó khăn hơn khi chúng ta thiếu những người viết một hồi ký thuần túy cá nhân, về các trải nghiệm thực sự cá nhân chân thật và đầy thuyết phục như cuốn Sống và chết ở Thượng Hải của bà Trịnh Niệm.
Hoặc là ta thiếu đi những nhà văn lớn với các tác phẩm văn học có tính điển hình hóa với những tiếng gào thét khốc liệt,những sự kiện đẫm máu trong sách của Dư Hoa, trong cuốn Phải Sống, trong Trái tim chó của  M.Bungacop .
Và cao hơn, có thể chúng ta thiếu đi bài thơ bi thương về cuộc sống trong những hoàn cảnh khốc liệt thời nội chiến của nước Nga Xô viết cũ trong Bác sĩ Zhivago . Ta cũng thiếu khúc hát từ tâm hồn của Cao Hành Kiện trong hành trình của một người đàn ông trải qua sống chết của cuộc cách mạng văn hóa và đi qua căn bệnh ung thư để đến với cốt lõi của tâm hồn Trung Hoa trên Linh sơn.
Trở lại với các cuộc tranh cãi…
Vì sao ta luôn có những cuộc tranh cãi không thôi?
Vì chúng ta đều là con người.Và vì chúng ta đã từng bị chia cắt, phân rã, tách biệt với nhiều thứ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Vì chúng ta đều có những câu chuyện để viết ra, để nói ra . Chính xác hơn là  chúng ta có quá nhiều chuyện để khóc, để gào thét, để buồn đau , để căm giận, để hỏi tại sao lại vô lý , tại sao lại bất công như thế? Tại sao lại có thể đối xử bất công như thế?…
Với 117 năm chiến tranh đã qua với các biến cố băm nát đất đai, cày nát những số phận con người. Tiếp theo nhiều năm nữa là thời kỳ hậu chiến .
Ảnh mang tính minh họa.
Ảnh mang tính minh họa.
Trong ký ức mỗi người VN chứa chất bao nhiêu chuyện đang làm cho họ đau đớn và day dứt? Những câu chuyện không chỉ một thế hệ, mà thậm chí còn được truyền lại nhiều thế hệ . Những câu chuyện đời ông kể cho đời cha, đời cha kể cho đời con, con kể cho cháu?
Đó là chưa kể những câu chuyện sống để bụng, chết mang đi.
Nó là những bí mật được chôn vùi với người chết vĩnh viễn….
Nhưng chúng ta cũng có chung một mẫu số, đó là những con người chịu chung số phận lịch sừ, và đều thuộc về “Phe nước mắt”
Nếu ta khóc được, nếu ta gào thét được, nếu ta nói hết ra được, nếu ta viết hết ra được, nếu ta tạo ra một bức tranh hay nhiều bức tranh rõ ràng và minh bạch để tất cả chúng ta, cũng như thế hệ con cháu của chúng ta nhìn vào nó, đọc nó,  hiểu về nó, quyết định làm gì tốt hơn cho nó.
Có lẽ đó là điều ta nên làm nhất bây giờ.
Hoặc cho đến khi ta làm được. Hoặc cho đến khi chúng ta đủ sức lực, hiểu biết, can đảm để làm được cái gọi là Nhìn thẳng vào sự thật trong lòng mình.
Tôi tin đó là điều mỗi người Việt Nam cần làm. Dù tất nhiên ta rất cần có những vĩ nhân làm điều đó trước tiên, chẳng hạn như các hiền triết, các nhà văn, các nghệ sĩ,các nhà khoa học… và cuối danh sách này mới là các nhà chính trị.
(Đó có thể là một thứ tự ngược. Nhưng đó lại là thứ tự cuộc đời. Vì trừ các vĩ nhân cỡ như Washington hay Lincoln, ít có nhà chính trị nào có thể làm điều đó trước các nhà hiền triết và nghệ sĩ…Vì có lẽ, tham vọng của họ, địa vị của họ, và cả những gì mà họ có sẽ khiến cho họ chọn cách im lặng.)
Nhưng nếu chưa có “nhà” nào làm ra hồn, thì cũng chẳng mong chờ gì, ta tự làm cho mình và gia đình mình.
Tiếp theo công việc đau đớn này, và có thể tiếp tục gây tranh cãi này, cho đến khi chúng ta thực sự thấu hiểu về những gì đã xảy ra cho từng người, từng gia đình, từng dòng họ và dân tộc của chúng ta.
Khi đó, chúng ta mới có thể rũ đi những ký ức đầy ắp tổn thương . Khi đó chúng ta bắt đầu hát lên nỗi buồn khổ của chúng ta. Và chúng ta từ giã nó, hay rũ bỏ nó.
Và đó là lúc ta, hay con cháu của ta sẽ nhẹ nhàng đi đến nơi mà mình muốn đến.
Shouting Baby. Ảnh: internet
Shouting Baby. Ảnh: internet
Tôi nghĩ đến cuốn sách của một nhà văn Tiệp Khắc-Milen Kundera, đó là cuốn “Đời nhẹ khôn kham” , ở VN còn dịch dưới một cái tên là “Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh”. Sách kể lại biến cố của Mùa xuân Praha 1968, khi xe tăng Liên Xô tiến vào quảng trường ở trung tâm thủ đô và đàn áp người dân biều tình…Thực ra sự kiện ghê gớm này được mô tả khá ít ỏi trong cuốn sách, chỉ có số phận của nhân vật, những người dân Tiệp bình thường chạm phải biến cố đó thì đã thay đổi mãi mãi.
Đời nhẹ khôn kham. Khi bạn thấy nó nhẹ là nó đã bay lên trên kiếp nhân sinh rồi.
Đó là sự lựa chọn cách nhìn cuộc sống của Milan Kundera, một người Tiệp có số phận khá gần với nhiều người trong số chúng ta.
Trở lại với chúng ta. Nếu bạn đau đớn và tổn thương. Nếu còn quá nhiều chuyện trong lòng không nói được. Nếu còn nhiều giận hờn và uất ức. Thì bạn cứ khóc lóc, gào thét…
Nếu chưa khóc thì cần phải khóc. Nếu chưa gào thét thì nên gào thét. Nếu chưa đau đến mức đi qua khóc lóc, gào thét phải bật lên tiếng hát , thì cũng cần phải làm cả điều này…Bạn có thể làm mọi chuyện, kể cả ngồi im nhìn vào bản thân, nói với mọi người hay viết ra… hoặc làm gì có thể để chữa trị cho mình, những liều thuốc tự thân để giảm đau, để chữa lành…
Cũng như trong một bệnh viện hay một đám tang, ta không thể nhìn vào cách người này khóc, người kia rên la mà nói sao mà rên la dở thế, sao mà khóc không đúng điệu, sao không cười ha ha…sao không khóc như ta đang khóc, sao không rên la như ta đang rên la…? Rồi lại có người thêm thù chuốc oán chỉ vì người cạnh ta không khóc như ta muốn họ khóc, không rên la như ta muốn họ rên la…
Cùng là khóc thôi mà. Cùng là rên la và gào thét thôi mà…Bạn cứ làm khi bạn đau.Nhưng đừng tự gặm nhấm hay khoét sâu các vết thương của những người cũng như bạn.
Bạn đã sống sót. Bạn phải sống tiếp.
Bạn đã hết cơn đau vật lý, bạn cần hiểu rõ nỗi đau để làm dịu cơn đau đớn tinh thần.
Và rồi cố mà cất tiếng hát vượt thoát ra khỏi những gì đang ám ảnh chúng ta.
Hãy cho con một hành trang minh bạch và nhẹ nhàng để chúng có thể đi xa và cất cánh. Tôi không muốn con tôi hay con bạn đau đớn hay hận thù tiếp tục vì những gì đã qua, vì chúng là trẻ con, và chúng không thuộc về bên thua hay bên thắng, chúng chỉ đơn giản là “ bên Việt Nam.”
Vương Biên Hương. 12/1/2012, Việt Nam


Chuyện truyền thông làng Vũ Đại

Tửng-Nam Giang

Chuyện rằng Bá Kiến quanh năm sống với vợ đẹp, ngày ấy tuổi đã cao, nghĩ thôi chả nước non gì nữa, muốn làm cú chót đời lấy phước cho con cháu. Nghĩ thế bèn hành động thế. Nhìn đi nhìn lại, quanh cả cái làng Vũ Đại, chỉ còn con Nở, mồm thì như cái miếng thịt bò thái sai thớ nằm ngang, đi đứng ngỗn nghện, người ngợm thõng hết cả thượt, ăn nói thì vô duyên cứ như bao nhiêu cái vô duyên thiên hạ bấy lâu nó đem về tích trữ hết trong đầu trong miệng, ra quyết định cái rụp là phải hỏi con Nở về làm vợ.


Bá Kiến lộc cộc guốc mộc đi trước, quân hầu lễ mễ bê mâm ăn hỏi sang sau. Tới đầu bụi chuối, mới đánh tiếng e hèm gọi con Nở ra. Con Nở chỏng lỏn hỏi móc máy: Thằng nào mà e hèm gọi gì bà đấy?
Bá Kiến mới khục khặc ho lấy lệ một cái, đoạn thẽ thọt: Tao đây, Bá Kiến đây. Con Nở bấy lâu nay xấu mang tiếng ma chê quỷ hờn, người làng nhìn mày là quay đi không thèm đáp mông trở lại, ông giờ sắp chết, nghĩ tới việc phải để phúc đức lại cho con cháu, muốn hỏi mày về làm lẽ. Đảm bảo đêm không động ngày không nhòm nói không nghe tới gần không nhìn, mày về coi như ông làm phước vậy đó!
Con Nở nghe xong mới bảo: Lão vừa già vừa xấu vừa không công suất hoạt động, nhà thì mỗi mụ đã chiếm một mảnh, ở gần thì hôi xịch mùi nõ điếu lại chưa kể lẩy bẩy giở giời lăn quay ra đấy tao lại chả phải ốm đau thuốc thang cho lão đấy hẳn? Lão đừng tưởng con Nở này quê mùa là thế mà nghĩ tao dễ dãi đó. Coi như có thằng Chí Phèo ăn to nói lớn, nói một lời thiên hạ nghe một lời, chửi thiên hạ mà cả thiên hạ không ai dám nói lại một câu, giai anh hùng thẳng tay rạch mặt khi cần thiết, muốn uống rượu ngửa tay bao kẻ phải đưa tiền, mạnh mẽ hào sảng từ thời Từ Hải tới giờ chưa ai có, đến cả thằng đó còn muốn theo tao mà tao đâu đã ưng. Lão coi lại mình đi!
Bá Kiến nghe Nở nói, chỉ kêu lên được một câu: Ai cho tao lương thiện? Đoạn ngã gục xuống ngay bụi chuối, giẫy vài cái rồi thăng!
Kể từ đó, làng Vũ Đại không còn nghe thấy tiếng Chí Phèo chửi bới ăn vạ, vì nỗi hắn không còn có thể say, vì nỗi hắn không còn Bá Kiến để ăn vạ! Chí Phèo chán làng bỏ đi nơi khác.
Hồi lâu sau, mới hay Chí đã đi làm truyền thông, thấy bảo có nhiều tờ báo tôn Chí làm ông tổ. Thế nên mới có chuyện rằng Truyền thông vừa hay chửi bới, lại hay ăn vạ, không biết mình nói gì và nói với ai như thằng say rượu, nhưng lại có tài làm những cha quyền thế như Bá Kiến lo sợ, không những thế còn có khả năng áp chế loại mông ngồi lên não như con Nở!

Chuyện truyền thông làng Vũ Đại

Tửng

Tổng số lượt xem trang