Đó là lời phát biểu của tân Thổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (FDR) vào cuối mùa đông giá lạnh của năm 1933.
Không có gì phải sợ ngoài chính nỗi sợ hãi vô hình
Tính tới cuối năm 1933, nước Mỹ đã trải qua hơn 3 năm của cuộc Đại Khủng hoảng. Sự xuất hiện của cơn sóng thần này được đánh dấu bằng một chuỗi những ngày “đen tối” trong tháng 10 năm 1929. Ngày 24 tháng 10 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là ngày Thứ 5 Đen tối với việc thị trường chứng khoán Mỹ mất 11% giá trị. Ngay tiếp đó, ngày Thứ 2 Đen tối (28 tháng 10) chứng kiến thị trường mất thêm 13% và tiếp tục mất thêm 12% nữa vào Ngày Thứ 3 Đen tối (29 tháng 10).
So với thời điểm trước khủng hoảng năm 1929, sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm 46%, thương mại quốc tế giảm 70%, giá bán sỉ giảm 32%, trong khi lạm phát tăng 607%. Tính đến thời điểm cuối năm 1933, đã có hơn 11 nghìn ngân hàng trong số 24 nghìn ngân hàng của Mỹ phá sản và hơn 20% (cao điểm lên tới 25%) người lao động ở Mỹ mất việc làm. Tiền gửi ngân hàng bị tiêu tán và công việc không còn khiến hàng triệu gia đình bị lâm vào cảnh thiếu đói. Nghịch cảnh là giá lương thực cũng giảm sút trầm trọng tới 60% khiến cho ngay cả nông dân cũng lâm vào cảnh khốn quẫn.
Tại thời điểm đó, Roosevelt đứng ra đại diện cho Đảng Dân chủ Mỹ tranh cử và đánh bại Tổng thống đương nhiệm Herbert Hoover trong tháng 11 năm 1933.
Roosevelt là tổng thống để lại dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ ở thế kỷ 20. Ông được đánh giá bởi tuyệt đại đa số các cuộc thăm dò của học giả Mỹ trong lịch sử là một trong 3 tổng thống Mỹ xuất sắc nhất trong mọi thời đại, và trong nhiều cuộc thăm dò, người ta xếp ông ở vị trí số 1, vượt trên cả George Washington và Abraham Lincoln.
Đứng trước cơn sóng thần của cuộc Đại Khủng hoảng, ngay từ bài phát biểu nhậm chức đầu tiên trong mùa đông năm 1933, Roosevelt đã nhắm vào việc khôi phục lòng tin của công chúng vào khả năng có thể vượt qua khủng hoảng. “Cái duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi” trở thành lời tuyên chiến của ông với cuộc Đại Khủng hoảng. Ông chỉ ra bản chất của cuộc khủng hoảng này không phải là một thứ tai nạn của tự nhiên, mà là do sự thất bại của loài người trong việc điều tiết nhu cầu và phân bổ nguồn lực, do tham lam quá độ, do chạy theo vật chất, do ích kỷ, và do lãng quên các giá trị cơ bản của loài người. Nỗi sợ hãi mà nó tạo ra cho con người là vì lòng tin chỉ có thể trường tồn dựa trên sự trung thực, tự trọng, tính thiêng liêng của tinh thần nghĩa vụ, sự bảo vệ trung thành, và sự phấn đấu quên mình.
Vì nó là sai lầm của con người, nó có thể được sửa chữa bởi con người, nếu có đủ lòng tin. Tuy nhiên, sự phục hưng không chỉ dựa trên những thay đổi về đạo đức, mà nó còn phải dựa trên hành động.
Bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Roosevelt đã yêu cầu công chúng ủng hộ để “cho phép tôi đòi hỏi từ Quốc hội một công cụ duy nhất còn lại để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đó là quyền lực của Tổng thống để tuyên chiến với tình trạng nguy cấp, mạnh như thứ quyền lực mà tôi có được khi chúng ta trên thực tế bị ngoại xâm.” Lời yêu cầu của ông đã được đáp ứng. Chính sách “New Deal” được ban hành với hàng loạt các chương trình của chính phủ được thiết kế để tạo công ăn việc làm cho người dân, khôi phục kinh tế, và cải tổ hàng loạt các thị trường như ngân hàng, tài chính, và vận tải. Nhiều đứa con tinh thần của chính sách này ngày nay vẫn tồn tại như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) – là cơ quan giám sát thị trường tài chính Mỹ - Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), và chế độ An sinh Xã hội của Hoa Kỳ.
Hai nỗ lực của Roosevelt - khôi phục lòng tin và sử dụng sức mạnh của nhà nước để đẩy nền kinh tế ra khỏi suy thoái - đã kết hợp hoàn hảo với nhau. Các chính sách của nhà nước được công chúng hỗ trợ gần như tuyệt đối, và vì thế nó đã phát huy sức mạnh. Kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại rất nhanh trong giai đoạn 1933-1937, khi chiến tranh thế giới bắt đầu được Nhật và Đức châm ngòi.
Khó nhưng không phải không có giải đáp
Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam đã trải qua 5 năm nền kinh tế vấp phải khó khăn và bất ổn định. Trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao trên 5%/năm kể từ năm 2008 và thất nghiệp chính thức vẫn ở mức thấp dưới 4% nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và nạn thất nghiệp cũng đang có xu hướng nhích lên. Đáng lo ngại hơn, lạm phát trong nhiều năm ở mức 2 con số - là mức đặc biệt nguy hiểm đe doạ trực tiếp đến đời sống của tầng lớp trung lưu và người nghèo. Trong vòng 5 năm trở lại đây, năm 2008 lạm phát của Việt Nam là trên 20%, năm 2011 cũng xấp xỉ 20%, năm 2010 là trên 10%, chỉ có năm 2009 và 2012 là ở mức một con số do các nỗ lực thắt chặt tiền tệ của năm trước đem lại.
Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam còn trải qua nhiều diễn biến đáng lo ngại hơn nữa. Hàng loạt các ngành của Việt Nam đang rơi vào chu kỳ dư thừa công suất, từ sắt thép, xi măng, dược phẩm, hàng không đến bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Nghiêm trọng nhất trong các ngành này là bất động sản.
Việc dư thừa công suất này bắt nguồn từ chính sách tín dụng dễ dãi trong nhiều năm, khiến cho phần lớn các doanh nghiệp nội địa, kể cả tư nhân và nhà nước, đã lạm dụng nguồn tín dụng ngắn hạn rẻ để đầu tư vào các dự án dài hạn. Kết cục là từ năm 2011 trở lại đây, khi thị trường đầu ra khó khăn và tín dụng bị thắt chặt, việc trả nợ ngân hàng của hầu hết doanh nghiệp trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Các khoản nợ xấu ngày càng chồng chất đang làm tê liệt dần hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, quá trình “giảm nợ” bắt buộc của hệ thống doanh nghiệp khiến cho tăng trưởng tự nhiên của nó không còn được như trước, đẩy mạnh hơn đà giảm tăng trưởng và gia tăng thất nghiệp.(còn tiếp)-Khủng hoảng và niềm tin
-
Khủng hoảng và niềm tin (phần 2)
Thế nhưng bức tranh kinh tế của Việt Nam, dù không tươi sáng như hồi 5 năm trước, vẫn không phải là một bức tranh đầy màu tối. Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển có nhiều tiềm năng và được thế giới nhìn nhận là có nhiều nền tảng tốt để phát triển. Việt Nam vẫn có nhiều ngành nghề có sức cạnh tranh cao, đặc biệt là các ngành liên quan đến nông nghiệp và thuỷ, hải sản. Năm 2012 là một năm khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm đã đạt 104 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2011. Nhiều hãng sản xuất lớn và các quỹ đầu tư thị trường mới nổi vẫn coi Việt Nam là một điểm đến sáng giá.Nhìn thẳng vào sự thật, lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ cam go hơn rất nhiều lần so với hiện nay. Chỉ cần tính trong vòng 100 năm trở lại đây, Việt Nam đã từng kinh qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn - từ đất nước bị ngoại bang xâm lược và đô hộ, kinh tế kiệt quệ làm hàng triệu người bị chết đói, chiến tranh triền miên giữa hai miền Nam - Bắc, chiến tranh biên giới khốc liệt ở phía Bắc với Trung Quốc, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và chống diệt chủng ở Campuchia, tới giai đoạn đầu của cải cách Đổi Mới với lạm phát phi mã lên tới 300%-400% trong nhiều năm liền.
Trải qua nhiều thách thức như vậy, dân tộc Việt Nam vẫn vượt qua, tồn tại, hồi sinh, và thịnh vượng. Những thách thức liên tục trong lịch sử đã định hình dân tộc Việt Nam với tư cách là một dân tộc không chịu khuất phục trước sự đe doạ, trước bạo lực, trước bất công, trước sự chèn lấn của ngoại bang, và trước các khó khăn to lớn tới mức có thể đánh gục những trái tim không kiên định. Việt Nam không phải là một dân tộc run rẩy trước sợ hãi, dù đó là nỗi sợ vô hình hay có thật.
Các giá trị này vẫn còn đó, dù trong những khoảnh khắc nhất định của lịch sử, nó có thể bị phủ mờ bởi các lớp bụi của lòng tham ngắn hạn, của sự mê muội nhất thời, của các hạn chế về hiểu biết, hoặc của những sai lầm về lựa chọn lối đi. Nói như cách nói của Roosevelt hồi 80 năm trước, những thách thức về kinh tế của ngày hôm nay là những thách thức do chính chúng ta tạo ra, từ những sai lầm của chính chúng ta, dù “chúng ta” được hiểu là nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng, hay bất kỳ một cá nhân nào.
Những sai lầm này có thể nhỏ nhặt như việc thiếu quan tâm giáo dục con cái về giá trị và lối sống khiến cho lớp trẻ dễ lạc lối trong một thế giới toàn cầu hóa, từ hành động ném rác xuống đường góp phần gây ngập lụt đô thị, đánh cá bằng roi điện góp phần làm môi trường bị tàn phá, sử dụng quá mức thuốc trừ sâu khiến cho sản phẩm nông nghiệp của quốc gia bị coi rẻ, bất chấp luật giao thông khiến tai nạn ở Việt Nam cao nhất nhì thế giới, đến những việc nghiêm trọng hơn như hành động chặt phá huỷ hoại rừng đầu nguồn của các doanh nghiệp làm gỗ, xây dựng các công trình thuỷ điện tràn lan và thiếu chất lượng của các doanh nghiệp năng lượng, lợi dụng kẽ hở quản lý để đầu cơ, tệ nạn ăn cắp tiền của giới tài chính - ngân hàng, thủ đoạn rút ruột công trình của giới xây lắp, tập quán kinh doanh quy hoạch và chạy dự án của giới bất động sản, nạn tham nhũng và sách nhiễu của quan chức nhà nước…danh sách này có thể viết dài tưởng chừng như vô tận.
Uy tín chính trị, quyết tâm chân thành, và hành động quyết đoán
Thế nhưng, cũng theo cách nói của Roosevelt, vì chúng là các lỗi lầm của chúng ta, bản thân chúng ta có thể khắc phục được nếu có lòng tin và sự quyết đoán chính sách. Lòng tin vào tính khả thi của thay đổi theo hướng tốt hơn sẽ làm chúng ta không rơi vào bi quan, tiêu cực, lún sâu vào các hành vi huỷ hoại bản thân và người khác, hoặc các hành vi cơ hội, trục lợi và đánh bài chuồn. Lòng tin vào tính khả thi của thay đổi theo hướng tốt hơn cũng làm chúng ta có thêm nhiệt tình, quyết tâm, và nỗ lực hơn để tạo ra chính sự thay đổi đó. Nói cho cùng, khoa học kinh tế hiện đại ngày nay cũng cho rằng kỳ vọng của người tham gia thị trường sẽ dẫn tới kết quả tương ứng của nó. Kỳ vọng thay đổi làm cho kết quả thay đổi theo.
Nhưng lòng tin không tự dưng mà có. Nó không đến từ một bài báo hay, một phát biểu hùng hồn, một bài giảng về đạo đức và triết lý. Có thể những thứ này sẽ tạo nên một tâm trạng phấn khởi trong giây lát, nhưng rồi sẽ tàn lụn nhanh chóng.
Lòng tin chỉ đến từ quyết tâm chân thành của những người lãnh đạo đất nước muốn hướng dân tộc tới một sự đổi thay thực sự. Không có sự thực tâm này, người dân sẽ chỉ như một bầy cừu lạc lối. Không có sự thực tâm này, ngôi nhà sẽ dột từ nóc, và mọi nỗ lực cá nhân từ bên dưới sẽ vô ích. Không có sự thực tâm này, lòng người sẽ luôn luôn nghi kỵ và chia rẽ. Không có sự thực tâm này, dân tộc sẽ không được ngoại bang kính nể. Không có sự thực tâm này, đất nước sẽ không có tương lai. Và điều này sẽ không thay đổi cho đến khi những người lãnh đạo đất nước có được quyết tâm chân thành ấy.
Nhưng chỉ dừng lại ở quyết tâm muốn thay đổi thôi là không đủ. Theo cách nói của Roosevelt, sự phục hưng không chỉ dựa trên những thay đổi về đạo đức, mà nó còn phải dựa trên hành động thực tế. Một quyết tâm mà không đi kèm với hành động thực tế thì chỉ là một lời nói suông không thực lòng.
Đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ với loài người. Nó đã xảy ra nhiều, ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ, vì thế các vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải là một quái tượng chưa từng tồn tại và không ai giải quyết được. Thực tế là các giải pháp này đã được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.
Để biến các giải pháp thành hiện thực, giống như Roosevelt đã triển khai New Deal để đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Khủng Hoảng hồi năm 1933, sẽ cần thêm một yếu tố nữa mà Roosevelt đã có, và vì thế không cần nói ra. Đó là uy tín chính trị cần thiết để đảm nhiệm vai trò người dẫn dắt, để thuyết phục và cổ vũ toàn xã hội đi theo. Để thống nhất được các nhóm lợi ích chứ không phải tiêu diệt chúng. Để tạo sự đồng thuận cần thiết trong hệ thống chính trị nhằm biến các giải pháp thành chính sách, và từ chính sách đi vào đời sống để xoay chuyển hiện thực. Uy tín chính trị của Roosevelt đủ mạnh để giúp ông làm cho Quốc hội và công chúng Mỹ tin vào quyết tâm chân thành của ông đối với vận mệnh của nước Mỹ và ủng hộ các chính sách mà ông đưa ra. Không có uy tín chính trị này, quyết tâm của Roosevelt, dù chân thành, cũng chỉ là một ý chí cá nhân và không dẫn tới điều gì.
Ở Việt Nam, lòng tin của công chúng đối với Đảng CS và nhà nước đang bị xói mòn, như chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều quan chức cao cấp khác đã nhận xét. Uy tín chính trị bị xói mòn này làm giảm khả năng của nhà nước trong việc tạo ra các xoay chuyển cần thiết trong đời sống xã hội. Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nhìn thấy các động thái quyết đoán của Đảng CS và nhà nước liên quan đến tư cách, trình độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nhìn viễn kiến của bộ máy lãnh đạo.
Phải từ việc khôi phục uy tín này, giới lãnh đạo mới có thể vực dậy lòng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với lòng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề gai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam thoát khỏi trạng thái trì trệ và quay trở lại con đường phát triển. Chìa khoá để đi vào con đường này đang nằm trong tay những người đang nắm vận mệnh của dân tộc.
-Cải cách hay sụp đổ?
Doanh nghiệp nhà nước nợ 60 tỷ đôla
'Củng cố niềm tin của dân với Đảng, chế độ' (vnn)
Công an TP.HCM kỷ luật 101 người vì tham nhũng (vnn)
Thu hút đầu tư nước ngoài : Asean sẽ đẩy lùi Trung Quốc ?
Nhật báo Les Echos số ra hôm nay có bài nhìn về tiềm năng kinh tế của các nước Asean với dòng tựa đáng chú ý « Đầu tư ...
- Xe của Việt Nam, Lào, Campuchia sẽ được đi qua lãnh thổ của nhau (TBKTSG).
The Wrong Growth Strategy for Japan
Project Syndicate -Japan’s new government, seeking to boost economic growth, could be about to shoot itself in the foot by destroying its one great advantage: the low rate of interest on government debt and private borrowing. If that happens, Japanese conditions will most likely be worse at the end of Prime Minister Shinzo Abe’s term than they are today.
Nợ công Việt Nam vẫn ở mức trung bình so với thế giới
So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP.
Nợ công Việt Nam trên 70 tỷ USD
So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP.
Growth Out of Time
Project Syndicate
The Key To Asia’s Future
theDiplomat.com
Kinh tế 2013 sẽ đầy biến động nếu... (ĐV 16-1-13) -- P/v (thật!) TS Lê Đăng Doanh
Ông Vương Đình Huệ trong mắt đồng nghiệp, học trò như thế nào? (KT 14-1-13) -- Đọc bài này xong phải đi tắm (cần nhiều xà phòng, kì cọ cho sạch sẻ).
Kiểm toán Nhà nước cần hơn 2.300 tỷ đồng xây trụ sở (infonet 16-1-13) -- Không phải chuyện đùa!
Ông Đinh La Thăng nói khó hiểu: Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Không sợ trời mưa, chỉ sợ 'mưa' trong BQL dự án' (PetroTimes 16-1-13)
Vì sao vợ đại gia Đặng Thành Tâm thoái vốn tại Navibank? (KT 16-1-13)
- Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước – những mảng sáng và tối (ĐBND). - Cách chức CEO Tập đoàn Nhà nước nếu để 2 năm liền thua lỗ (DT).
- Doanh nghiệp gặp khó, tỉnh thành hụt thu (VnEco).
- Tăng phạt hành vi “đong điêu”, bán “xăng dởm” (CP).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 18-1-2013: Khéo ăn thì no…; - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 18-1-2013: đi đâu về đâu? (VF).
- Gian nan quản lý thị trường vàng (TBNH).
- Bắt Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tràng An (VnEco). - TAS: Chiếm đoạt tiền của SHB, Tổng giám đốc bị bắt (Vietstock). - Hàng loạt Công ty bị giải trình vì cổ phiếu tăng “nóng” (VnMedia). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 18-1-2013 (VF).
- Chưa cần phải giải cứu bất động sản? (SGTT). - Giá nhà đang ở mức thấp hơn suất đầu tư (VnMedia).
- Nguy cơ đổ 200 tấn sữa tươi/ngày (LĐ).
- Từ hiện tượng tăng giá trứng bất thường: Bài học cho cơ quan quản lý (DĐDN). - Cần xử lý nghiêm vụ doanh nghiệp tự ý nâng giá trứng gia cầm lên cao! (CT). - CP, Emivest sẽ bị điều tra (TBKTSG). - Xử lý 2 công ty tăng giá trứng gia cầm (VOV). - C.P. Việt Nam – Người khổng lồ ngoại quốc trên thị trường Việt Nam (VF).
- Ôtô nhập khẩu nhìn từ vài con số (VnEco).
- Cuối năm, giảm giá lớn hàng thời trang vẫn “ế” (TQ). - Cuối năm, vẫn vắng người mua (SGTT).
- Cái khó bó cái tồn tại của làng mắm (SGTT).
- Từ Trung Nguyên đến Starbucks (DNSG).
- Mô hình tăng trưởng nào cho ngân hàng Việt Nam? (NCĐT). – Lợi nhuận ngân hàng sụt giảm (eBank).
- Giá vàng liên tục “nhảy múa” (TN). Giá vàng vọt tăng mạnh (DT). – NHNN sẽ là “nhà cái” trên thị trường vàng (ĐT).
- Tích cực, chủ động trong quản lý, điều hành tài chính- ngân sách 2013 (Hải quan). – Khó xử lý 45.000 tỷ đồng nợ thuế (TP).
- DNNN không được che giấu thông tin (ĐT). – Áp lực minh bạch lớn dần (ĐTCK). – Một dòng chảy không thể cưỡng (LĐ).
- Quý I sẽ có quy định mới về cổ phần hóa (ĐTCK). – Doanh nghiệp lỗ có thể phát hành trái phiếu DN (ĐTCK).
- Dòng tiền đổ vào cổ phiếu bất động sản (ĐT). – Cổ phiếu “đại gia” rớt giá đồng loạt, hàng trăm mã đỏ sàn (DT).
- Khó khăn, đại gia “chây” tiền bảo hiểm (DT).
- Đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột: 2015 mới được xem xét (NNVN). – 4.000 tỷ đồng cho sản xuất, kinh doanh cà phê (DV).
- Khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch về thương nhân xuất khẩu gạo (DV).
- Ngư dân Quảng Bình phấn khởi vì bội thu mùa cá trích (TTXVN). – Những tỉ phú làng chài (NNVN). – Giàu lên nhờ nuôi rắn(NNVN).
- “Cơn sốt” giá trứng tạm hạ nhiệt (DT). – Giá trứng gia cầm vẫn cao chót vót (Infonet).
- Lan Tết: Đến hẹn… giá lại lên (DT). – Hoa quả hái vườn, gà bắt tận chuồng “sốt” dịp Tết (VietQ). – Tất bật làng hoa đất cố đô(NNVN).
- Hai phúc trình cho thấy kinh tế Mỹ đang tăng tiến (VOA).
- Kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái trở lại (VOA).
- Thu thuế “vượt chỉ tiêu” trong năm khó khăn. – Thuế và ngân hàng: “Đối tác” và “đối tượng” (TBKTSG/ Vietstock). - Thu thuế vẫn chủ yếu từ tài nguyên (TN). - Năm 2013: Áp lực lớn, ngành thuế hé lộ nguồn thu bù (LĐ). - Những cuộc đổi chủ ngân hàng cuối năm (GDVN). - ATM tắc nghẽn (ĐĐK).
- Đua nhau đổi chủ ngân hàng cuối năm (VEF).
- VỰC DẬY THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN: Thuốc đã có, tác dụng còn… chờ! (NLĐ). - “Muốn cứu bất động sản, phải thu hồi 30 – 40% dự án” (VnEco/PT). - Người mua đất vây doanh nghiệp đòi sổ đỏ (DV). - Khách hàng đi kiện vì chủ đầu tư xây nhà… vượt tiến độ (Infonet). - Bộ trưởng Bộ XD: Nhà nước sẽ ứng tiền mua nhà TM làm nhà ở tái định cư (GDVN). - Khách mua nhà 52 Lĩnh Nam bán cả nhẫn cưới vì chủ đầu tư bội ước (GDVN).
- Chương trình Vi Tín Dụng cho các hộ nghèo ở Việt Nam (RFA).
- Ngân hàng nên “tiếp hơi” cho người nuôi cá tra (SGTT).
- Cảnh giác với cam Trung Quốc nhuộm phẩm màu (LĐ). - “Thủ phạm” làm nhiễu giá trứng bị chi phối bởi công ty Trung Quốc? (GDVN). - Người chăn nuôi bán tháo đàn gà đẻ (SGTT). - “Sức khỏe” tập đoàn, tổng công ty nhà nước qua các con số (VnEco). - Miễn nhiệm sếp tập đoàn nếu để công ty mẹ lỗ 2 năm (VNE). - Hạn chế thành lập mới tập đoàn, tổng công ty (TQ).
- Đã sẵn sàng cho cuộc đua FDI? (TBKTSG).
- Năm 2013, khó tránh khỏi giá điện tăng (TBKTSG).
- Vì sao khoảng cách mua vào – bán ra của vàng miếng SJC tại các đơn vị khác nhau? (PL&XH). - Giá vàng thị trường châu Á bị kẹt trong biên độ hẹp (TTXVN).
- Chứng khoán giảm, dòng tiền vẫn mạnh (TT). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 17-1-2013 (VF).
- Hà Nội tháo “nút thắt” liên quan đến bất động sản (PLVN). - Người nghèo sẽ cứu bất động sản? (TQ). - Tổng quan BĐS ngày 17-1-2013: “Giải pháp” mới? (VF).
- Toàn cảnh kinh tế 17-1-2013: “Nỗi ám ảnh” (VF).
- Thổi giá trứng, CP làm mất lòng tin của người tiêu dùng (VOV). - Thêm DN tự thú làm giá trứng gà (VEF). - “Quyền lực” của siêu thị trong bình ổn giá (TN).
- Nhân viên S-Fone ngất xỉu khi đi đòi lương (VNE).
- Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc muốn vào Việt Nam (VNE).
- Thị trường cà phê đang nóng lên (TN).
- Xuất siêu “có tiếng không có miếng”: Kỳ 4: Nỗi buồn dệt may (TN).
- Nín thở chờ đợi sức mua thức dậy (SGTT).
- Vinamilk được chọn là thương hiệu quốc gia (NLĐ).
- Đà Nẵng: Hơn 1.000 doanh nghiệp “biến mất” (PLTP).
- Dấu ấn kinh tế Việt Nam năm 2012 (PT). – ‘Nền kinh tế sẽ dần thoát cơn bĩ cực’ (VNE).
- Gỡ khó liên ngân hàng (SGĐT).
- Kiểm soát lạm phát có ý nghĩa quyết định (ĐTCK). – MB báo lãi 3.024 tỷ đồng trong năm 2012 (ĐTCK). – Cổ tức ngân hàng: Người có, ‘kẻ’ không (TP).
- Nộp ngân sách giảm, nợ nước ngoài tăng (TT).
- Vàng SJC vẫn đắt hơn vàng thế giới gần 3 triệu đồng/lượng (DT). – Mệt mỏi tìm chỗ bán vàng (TT). – Mua bán vàng miếng: Hết cửa đầu cơ (TP).
- Giải thể CTCK, pháp lý đã mở (ĐTCK). – Chớ đùa với “sóng” ngành dầu khí (CafeF). – DAS bất ngờ báo lỗ khủng gần 35 tỷ đồng quý 4/2012 (Vietstock). – Ồ ạt chốt lời, gần 300 mã trên sàn rớt giá (DT).
- Gần 18.000 doanh nghiệp xây dựng báo lỗ, phá sản (TTXVN).
- Tập đòa Điện lực khởi động dự án “Phân phối hiệu quả” (PT). – Trên 4.000 tỷ đồng xây dựng dự án “Phân phối hiệu quả”(SGGP). – Về đích vượt trội (TP).
- 37.000 doanh nghiệp xây dựng có lãi lớn (VnMedia).
- Ngành tôn thép VN cần giải pháp (PLTP).
- Giá cà phê đang cao nhất trong 2 tháng (VnEco).
- Du lịch tết – Nơi đầy, nơi vơi (SGGP).
- Quảng Nam: Nhà máy cồn Đại Tân nợ tiền mua sắn: Dân đòi nợ trong tuyệt vọng (DV).
- Xuất khẩu thủy sản: Lắm chông gai (ĐĐK).
- Lúa gạo không biên giới (NNVN).
- Đẩy mạnh thu mua muối cho diêm dân (NNVN).
- “Hối hả” thu hoạch bưởi, dưa hồ lô (DT).
- Trung Quốc đầu tư 100 tỷ đô la cho đường sắt trong năm 2013(RFI).
- Thu hút đầu tư nước ngoài : Asean sẽ đẩy lùi Trung Quốc ? (RFI).
Tặng quà tối đa 400.000 đồng cho người có công dịp Tết Nguyên đán
Thanh Niên
Theo quyết định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc tặng quà các đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013, có 2 mức quà tặng gồm 400.000 đồng/suất và 200.000 đồng/suất. Mức quà 400.000 đồng được áp dụng với những ...
Chăm lo Tết cho diện chính sách, hộ nghèoNgười Lao Động
Hơn 17.500 suất quà tặng các đối tượng chính sáchBáo Phú Yên
China records slowest growth for 13 years
(Financial Times)-Gross domestic product expanded 7.8% in 2012, the weakest growth since 1999, dragged down by global woes and a domestic campaign to deflate a property bubble
Học thuyết Keynes, đường hầm, xe hơi và kinh tế Nhật Bản
Sau những gói kích thích liên tục trên quy mô lớn, nhiều người tự hỏi những núi tiền kiểu học thuyết Keynes đó có cứu được kinh tế Nhật Bản?
-China's economy posts slowest growth since 1999
BEIJING (Reuters) - China's economy grew at its slowest pace in 13 years in 2012, though a year-end spurt supported by infrastructure spending and a jump in trade signaled the foundation for the stable growth path Beijing says is vital for economic reform may be in sight.'
The Debt Ceiling May NOT be the Big Economic Threat
--January 2013 Beige Book: Economy Is Marginally Better
--Recognizing the Need for Economic Adjustment
--Singing “The Internationale” in America?
--Cautionary Details on U.S. Manufacturing Productivity: Susan Houseman
--South Korea: Asian Beacon
World Bank Cuts Global Growth Forecast for 2013
theDiplomat.com
New Year’s optimism on financial markets has quickly been curbed by the World Bank, which on Tuesday cut its global growth forecast for 2013.
“Four years after the onset of the global financial crisis, the worst appears to be over. However, the global economy remains fragile, as high-income countries continue to suffer from volatility and slow growth,” the Washington-based institution said in its latest “Global Economic Prospects” report.
Britain’s Asia Comeback?
theDiplomat.com -If you believe the rhetoric, Britain is coming back as a security player in Asia.