Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

“Dân đang đòi dân chủ thật sự”


Lãnh đạo Việt NamViệt Nam đang sửa đổi, bổ sung văn bản luật tối cao trong hệ thống luật pháp của mình.
Việt Nam cần mở rộng dân chủ để cải thiện việc làm luật và sửa đổi Hiến pháp, một cựu Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng bình luận với BBC nhân việc Quốc Hội Việt Nam đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung văn bản luật căn bản, quan trọng tối cao của quốc gia.
Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong phần hai cuộc phỏng vấn dành cho BBC nói bản Hiến pháp sửa đổi sẽ cần được sự “phúc quyết của người dân”, mặc dù ông cảnh báo việc bảo đảm phúc quyết có được hiệu lực thực sự có thể là một vấn đề.

Bình luận về ý kiến của một bộ phận dân chúng quan ngại về nguy cơ được cho là có sự "lạm dụng quyền lực" ở một bộ phận cán bộ ngành Công an, an ninh trong ứng xử với dân hiện nay, cựu Phó Chủ tịch Hội Luật gia khẳng định các hành vi vi phạm bị “pháp luật nghiêm cấm” và ai vi phạm thì người đó phải “chịu trách nhiệm” và "bị xử lý.”
Cựu quan chức từng hoạt động nhiều năm ở Quốc hội cũng đưa ra bình luận riêng về một số quan chức lãnh đạo Quốc Hội, trong đó có đương kim Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và người tiền nhiệm, ông Nguyễn Văn An, và bày tỏ tin tưởng rằng ông Sinh Hùng có đủ “kinh nghiệm” để lãnh đạo thành công Quốc hội khóa XIII.
Mở đầu phần hai và cũng là phần cuối cuộc trao đổi với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc đưa ra dự đoán về kết quả lần sửa đổi Hiến pháp kỳ này.
Ông Nguyễn Đình Lộc: Thành công thì tôi tin chắc là thành công rồi. Còn ở mức độ nào thì phải tính thêm. Vì có một số vấn đề, ý kiến còn khác nhau. Có người muốn thế này, nhưng người khác lại chưa muốn, nên còn phải tính thêm.
BBC: Theo ông hiện nay và tới đây phải làm những gì để công tác sửa đổi Hiến pháp và làm luật được tốt hơn?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Tới đây vấn đề sửa đổi hay không sửa đổi có thể mang ra phúc quyết (bởi) nhân dân.
BBC: Đưa ra phúc quyết, nhưng làm sao để đảm bảo sự phúc quyết thực sự của nhân dân?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó lại là vấn đề khác. Nó đòi hỏi toàn bộ không khí dân chủ phải khác. Phải tiếp tục dân chủ nữa, đổi mới nữa.
BBC: Ở Việt Nam, có người nói luật làm ra rất nhiều rồi, nhưng việc bảo đảm cho luật pháp được thi hành một cách thực sự nghiêm minh và hiệu quả vẫn là một vấn đề. Theo ông, việc bảo đảm như vậy trên thực tế đã được làm tốt chưa?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó cũng là một vấn đề mà chúng tôi đang băn khoăn. Đã có nhiều luật, thì đừng biến luật thành luậ t rừng. Làm thế nào luật được mọi người tuân thủ, thì cái đó, bản thân Đảng Cộng sản cũng rất thiết tha nhưng không phải là muốn mà được.
'Phàn nàn Công an'
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc cho rằng Việt Nam đã có đầy đủ quy định luật pháp để ngăn ngừa lạm dụng quyền lực trong điều tra, xét hỏi, tố tụng.
BBC: Bình luận của ông về sáng kiến luật pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ Công an soạn thảo luật về biểu tình? Liệu ngoài hay bên cạnh Bộ Công an chuẩn bị, còn Bộ, ngành hay liên Bộ, ngành nào khác cũng có thể phù hợp để giao soạn thảo luật này?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Luật Biểu tình hay Luật chống Biểu tình? Cái đó cũng có thể giao cho một cơ quan khác, chứ không nhất thiết cứ một cơ quan, bộ nào đó bắt buộc phải làm. Còn cái đó (giao cho Bộ Công an) thì bây giờ tôi cũng không rõ lắm đâu để mà phát biểu.
BBC: Ông bình luận gì về tỷ lệ thành phần Quốc hội khóa hiện nay. Có người quan sát cho thấy Trung ương Hội Liên hiệp Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) có một Tổng Thư ký đại diện đã không vào được Quốc hội. Trong khi đó có vẻ tỷ lệ nhiều vị thuộc các thành phần như công an, hoặc công an đã dân sự hóa, hoặc tầng lớp các nhà tư sản, doanh nghiệp…được đưa vào nhiều. Thay đổi trong tỉ lệ thành phần này có ý nghĩa gì?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Ý nghĩa tốt chứ. Nên nhớ rằng không khí dân chủ trong Quốc hội ngày càng phát triển, từ nhiệm kỳ này, khóa này qua khóa khác rất phát triển. Cho nên thành phần rất quan trọng và không khí dân chủ là tốt lên chứ sao.
BBC: Truyền thông trong nước phản ánh khá nhiều trường hợp người dân phàn nàn về việc bị ngành Công an bắt và đưa vào các cơ quan xử lý, tạm giam, giam giữ, và trong quá trình điều tra, xét hỏi của ngành Công an, nhiều người cáo buộc dân bị gây thương tích, thậm chí tử vong. Nhiều trường hợp trong đó được cho là “oan sai”, bình luận của ông?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó pháp luật đã cấm rồi. Cấm, không được làm việc đó. Nếu người nào làm thì người đó phải chịu trách nhiệm và bị xử lý. Cái đó được gọi là những tội hình sự rồi.
BBC: Liệu có nên có một đạo luật nào đó ngăn ngừa điều mà một bộ phận người dân e ngại và mô tả như hiện tượng hay xu hướng được cho là “Công an trị” trong xã hội?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Chúng tôi chưa dùng từ “Công an trị” đâu. Từ đó là hơi nặng.
BBC: Tuy nhiên, theo ông, phải làm thế nào để hạn chế hiện tượng đó, chẳng hạn như một số cán bộ công an bị cáo buộc đã xâm phạm thân thể, phương hại tinh thần, thậm chí làm thiệt mạng người dân?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Bản thân pháp luật của chúng tôi cũng rất nghiêm rồi. Không chấp nhận những việc như thế. Bây giờ làm thế nào đảm bảo để pháp luật được tôn trọng thôi. Không có dùng tra tấn, không có dùng nhục hình… Không có những việc đó, pháp luật cấm.
'Dân đòi dân chủ'
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng
Ông Nguyễn Đình Lộc tin rằng Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng có đủ kinh nghiệm lãnh đạo thành công Quốc Hội.
BBC: Trở lại với Quốc hội và sửa đổi Hiến pháp, Chủ tich Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vốn là một nhà hành pháp, mới trở thành lãnh đạo nghị viện, liệu kinh nghiệm của ông Hùng sẽ giúp ông lãnh đạo tốt sửa đổi Hiến pháp, nhất là so với các tiền nhiệm, chẳng hạn ông Nguyễn Văn An, người được cho là vận hành tốt Quốc hội khóa XI và tạo đà thuận lợi cho khóa XII vừa qua?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Ông Nguyễn Văn An được dư luận và bản thân chúng tôi rất tôn trọng. Đúng là ông có kinh nghiệm.
Nhưng bản thân ông An cũng là cán bộ chính trị sang chứ có chuyên về Quốc hội đâu. Ông từng làm Bí thư tỉnh.
Với ông Nguyễn Sinh Hùng, mới là Kỳ họp đầu tiên nên bây giờ chưa nói được.
Nhưng tôi tin ông Hùng, từ một cán bộ thôi nhưng đã lên đến Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực, bây giờ chuyên về Quốc hội thì tốt quá rồi.
BBC: Câu hỏi cuối cùng, theo ông bao giờ người dân Việt Nam sẽ có được một bản Hiến pháp bảo đảm hoàn toàn và hiệu quả cho họ các quyền tự do đích thực, giúp đất nước có được một thể chế chính trị dân chủ thực sự và văn minh cùng một hệ thống luật pháp hiệu quả mà không hình thức?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó tôi không đoán được, nhưng tôi mong rằng tình hình ngày càng tốt hơn và có khả năng tốt hơn.
Vì trình độ của nhân dân và yêu cầu của nhân dân cũng ngày càng rõ.
Nhân dân cũng đang đòi có dân chủ thực sự.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc từng giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ 1992 đến 2002, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội luật gia và Đại biểu Quốc hội các khóa VII, IX, X và XI. -“Dân đang đòi dân chủ thật sự”
  • 'Đảng không phải là muôn thuở'
    21.10.11

    Hiến pháp sửa đổi sẽ điều chỉnh quan hệ giữa các vị trí quyền lực nhất tại Việt Nam?
    Một năm trước kỳ hạn Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp phải trình lên Quốc hội bản dự thảo đầu tiên vào cuối 2012, một cựu Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam nêu quan điểm riêng về 'Luật về Đảng' và khả năng cải cách thể chế.
    Đề cập với BBC về khả năng sửa đổi Điều 4 liên quan vị thế “lãnh đạo độc tôn” của Đảng Cộng sản trong Hiến pháp 1992, Tiến sỹ luật học Nguyễn Đình Lộc, nguyên Ủy viên Ủy ban Luật pháp Quốc hội, cho hay đang có cân nhắc về việc soạn thảo một bộ luật riêng về sự lãnh đạo của đảng, nhưng trích dẫn Chủ nghĩa Marx, ông lưu ý “đến một lúc nào đó đảng không còn nữa” và “đảng không phải là muôn thuở.”
    Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng cũng trả lời câu hỏi về việc có thành lập hay không Tòa án Hiến pháp, soạn Luật Biểu tình hay Luật chống biểu tình và các điều luật ngăn ngừa điều được một phần dư luận quan ngại và cho là hiện tượng 'công an trị' trong xã hội.
    Trong phần đầu cuộc phỏng vấn gồm hai phần với BBC, ông Nguyễn Đình Lộc lưu ý vì sao Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2011-2016) cần đặc biệt coi trọng với việc sửa đổi, bổ sung bản Hiến pháp 1992.
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Đây là một công việc hệ trọng vì liên quan tới luật mà đây là luật cơ bản. Nó đề cập tới những vấn đề cơ bản của đất nước, từ chế độ chính trị tới chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, rồi bộ máy tổ chức nhà nước... Đó là tất cả những vấn đề cơ bản của xã hội, làm thế nào mà không hệ trọng được. Rồi quyền và nghĩa vụ công dân là những vấn đề rất cơ bản.
    BBC: Theo ông, vấn đề Luật về Đảng có được tích hợp trong Hiến pháp ở một hay một số điều nào đó không? Có thay đổi gì đáng kể liên quan nội dung điều 4 không?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Vấn đề đó cũng đã có người nêu ra nhưng chưa rõ nét lắm vì nó cũng có một đạo lý của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ đang là đảng cầm quyền chứ không chỉ là đảng lãnh đạo chung chung. Và điều 4 của Hiến pháp đã ghi rồi. Vấn đề là rồi đây sẽ tính thêm xem có cần xây dựng “sự lãnh đạo của Đảng” thành một đạo luật không. Cái đó phải tính thêm.
    BBC: Nhưng cũng có người đặt ra câu hỏi rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang tại vị như vậy, một đảng cầm quyền như ông đã nói, nay lại ra một điều luật về đảng, thì những chủ thể khác cũng muốn lập đảng có thể lập luận rằng “Đã có một đạo luật nguyên tắc về đảng như thế, chúng tôi cũng muốn lập đảng phái chính trị, thì chúng tôi phải được phép thành lập.” Ý kiến của ông?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Bây giờ Việt Nam mới có một đảng. Bao giờ có đảng khác thì sẽ tính thêm. Việt Nam hiện chỉ có một đảng thôi.
    BBC: Trung Quốc hiện vẫn có một số đảng phái, bên cạnh Đảng Cộng sản Trung Quốc đương quyền, theo ông hình mẫu một đảng duy nhất tồn tại là Đảng Cộng sản và đồng thời cầm quyền như ở Việt Nam có phải sẽ kéo dài tới “muôn thuở”?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Nói một thời gian đã là khó rồi chứ nói “muôn thuở” thì nói thế nào được. Đến một lúc nào đó đảng không còn và nhà nước không còn. Chủ nghĩa Marx đã nói đến một lúc nào đó đảng không còn mà nhà nước cũng không còn thì Đảng “muôn thuở” thế nào được.
    TS Nguyễn Đình Lộc
    TS Nguyễn Đình Lộc xác nhận chủ đề về 'Tòa Hiến pháp' đang được bàn thảo sôi động ở Việt Nam
    BBC: Trước đây, ở miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, bên cạnh Đảng Cộng sản cầm quyền, đã có lúc có hơn một đảng cùng tồn tại. Liệu Đảng Cộng sản có hình dung là tới một lúc nào đó sẽ có sự trở lại của mô hình có nhiều hơn một đảng cùng tồn tại hay là không?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó hơi khó nói vì bây giờ thực tế là một đảng. Và cũng chưa có chỗ nào nói là xây dựng đảng thêm. Chưa có chỗ nào nói cả. Bây giờ chỉ biết là Đảng CSVN là đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo.
    "Phân công quyền lực?"
    BBC: Nhưng cũng có ý kiến lâu nay nói mô hình một đảng duy nhất, lãnh đạo và cầm quyền đó làm dẫn tới tình trạng đảng này thâu tóm “tam quyền phân lập” giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quan điểm của ông?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Chúng tôi không theo quan điểm tam quyền phân lập, mà chúng tôi nói quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân công, phối hợp giữa các quyền lực đó, chứ không nói tam quyền phân lập. Đó là điểm khác.
    BBC: Theo dự kiến được công bố, dự thảo sửa đổi hiến pháp của Quốc hội khi hoàn tất sẽ báo cáo lên Bộ Chính trị. Tại sao vậy, trong khi Quốc hội về nguyên tắc đã là cơ quan lập pháp và quyền lực cao nhất của nhà nước và nhân dân rồi? Theo đó có thể hiểu Bộ Chính trị là “cao nhất” chăng?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Khi nói tới Bộ Chính trị là nói tới “lãnh đạo”, chứ có phải nói là “cao nhất” đâu.
    BBC: Còn quyền phúc quyết với Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của nhân dân thì ra sao trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp này, thưa ông?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Nhiều khả năng lần này Hiến pháp (sửa đổi) sẽ quy định trưng cầu dân ý và dân phúc quyết về Hiến pháp.
    BBC: Vấn đề Tòa án Hiến pháp có được đặt ra không?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Đây cũng là vấn đề đang sôi động. Có khả năng là sẽ có Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng Hiến pháp, cơ quan Bảo Hiến.
    "Lưỡng viện hay không?"

    Một số giới đang hy vọng Quốc hội khóa này cải tổ được hệ thống pháp luật
    BBC: Liệu còn quá sớm hay không khi đặt ra vấn đề cải cách thể chế chính trị. Gần đây, nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với BBC về phương án có thể thành lập 'lưỡng viện', trong đó Bộ Chính trị, Trung ương Đảng là Thượng nghị Viện, Quốc hội do dân bầu là Hạ nghị Viện. Liệu có kịch bản này không, hay còn kịch bản nào khác?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó tôi thấy hơi trừu tượng. Năm 1945, ngay dưới thời Cụ Hồ, lúc đó cũng đã bàn Việt Nam một viện hay hai viện. Chính Quốc hội lúc bấy giờ rất là dân chủ, cũng quyết định là một viện thôi. Vì Việt Nam khác các nước.
    BBC: Liệu có khả năng sẽ có điều khoản nào đó trong bản Hiến pháp sửa đổi quy định là người dân có quyền thực sự lập đảng phái, hội đoàn chính trị - xã hội đích thực của họ hay không, ngoài Đảng Cộng sản?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Hiến pháp đã nói (dân) có quyền lập Hội rồi.
    BBC: Còn đảng phái thì không? Vì một số thành phần trong giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và có thể cả một số thành phần trong giới tư bản, tư sản trong nước có thể tiếp tục đảng Cộng sản của mình, thì tại sao các thành phần khác trong các tầng lớp, giai cấp, khuynh hướng trong xã hội lại không thể lập được đảng phái chính trị của riêng họ?
    Ông Nguyễn Đình Lộc: Cái đó đi vào cụ thể phải tính thêm. Vấn đề đó là tế nhị.
    Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc từng giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ 1992 đến 2002, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội luật gia và Đại biểu Quốc hội các khóa VII, IX, X và XI.
    CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
  • Lộ trình sửa đổi Hiến pháp
    08.09.11
  • Mục đích của việc sửa đổi Hiến pháp?
    06.09.11
  • Luật Biểu tình 'cần được toàn dân góp ý'
    06.10.11
  • Nhận định ban đầu về Luật Biểu tình
    30.09.11
  • "Sửa Hiến pháp: cưỡng đoạt hay tái sinh?" 
    26.07.11
  • Bộ Công an VN 'soạn luật biểu tình'
    Đừng quên trao giải cho công trình – tác phẩm này (TN). “Trên mỗi khối máu kết thành ấy dường như hằn in từng thớ đá lời đức vua anh minh Lê Thánh Tông căn dặn cháu con “phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của tổ tiên để lại”.


    - Phỏng vấn TS Hồ Thiệu Hùng, cựu phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM  Tuyển công chức mới chọn một loại trí thông minh (VNN).
     -  Nam Định: Không tuyển dân lập, tại chức vào công chức (VNN). – Chê cử nhân trường tư (NLĐ). – Không tuyển sinh viên trường ngoài công lập (Tuổi Trẻ). – Từ chối dân lập, tại chức vào công chức: Có quá lệ thuộc bằng cấp? (Dân Trí).

    -- Tiếp tục xác minh tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (VNN).
    Báo chí nêu về bà Đặng Thị Hoàng Yến có điểm đúng (NLĐ).  – Tiếp tục xác minh tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (VNN)- Kết quả xác minh bước đầu về ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (Bee)
    Cải cách thủ tục hành chính bắt đầu từ tờ khai lý lịch (SGGP). -- TS Lê Vinh Triển: Đổi mới Hiến pháp, nghĩ về một thiên cổ hùng văn cho đời sau(TS).
    Người dân, DN phải ‘xúm vào’ góp ý chính sách (VEF).


    Cử tri ủng hộ cần sớm có Luật biểu tình (TT).

    Một Thẩm phán chửi một nữ Đảng viên là “Đồ đĩ điếm” (VPLS Vì Dân). - Đề nghị cắt giảm 50% thủ tục hành chính (TT). - Chưa hài lòng với báo cáo của Chính phủ (SGTT).

Tổng số lượt xem trang