Sở dĩ cơ quan này chú ý vì kế hoạch thu ngân sách chỉ là 21%-22%/GDP. Nếu GDP mỗi năm của Việt Nam chừng 100 tỉ USD thì con số chênh lệch nói trên sẽ vào khoảng 7 tỉ USD, tương đương khoảng 147.000 tỉ đồng.
Vì thế nhận định của Ủy ban Kinh tế đưa ra là việc (tận thu) ấy “đã làm giảm tích lũy của doanh nghiệp và người dân”!
Lẽ dĩ nhiên việc tăng thu ngân sách là dấu hiệu đáng mừng bởi nó chứng tỏ “dân giàu thì nước mạnh”, có thêm tiền cho ngân sách thì các khoản đầu tư công và phúc lợi xã hội sẽ có thêm nguồn. Thế nhưng trong hoàn cảnh lạm phát gia tăng, cử tri nhiều nơi ca thán về giá trị đồng lương ngày một “teo tóp”; gần 5 vạn doanh nghiệp đóng cửa và dừng hoạt động do không “gồng” nổi chi phí sản xuất, kinh doanh thì con số 7% đó lại cực kỳ phản cảm!
Bởi số tiền đó lẽ ra phải để bù đắp cho số đông người làm công (hiện vẫn đang âu lo về lạm phát, hằng tháng vẫn đang phải nộp khá nhiều khoản thuế, phí cho các sinh hoạt cá nhân và gia đình) chứ không phải chỉ một nhóm nhỏ có mức thu nhập ở bậc một Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Và cũng bởi số tiền đó lẽ ra nên dành hỗ trợ (gián tiếp) cho trên 30 vạn doanh nghiệp đang méo mặt vì hàng tồn kho (ước tính khoảng 5.000 tỉ đồng) bởi khách hàng (là số đông nói trên) đang phải cắt giảm chi tiêu, siết lại nhu cầu. Bài toán giảm phương tiện thanh toán (để chống lạm phát) đã có bước giải nhầm lẫn khi có người coi việc giảm thuế cho người lao động cũng là tăng tổng tiền, trong khi không tính rằng đó chính là cách kích cầu tiêu thụ nội địa!
Vì thế dễ hiểu vì sao sau khi đề nghị phân tích kỹ số liệu này Ủy ban Kinh tế đã yêu cầu Chính phủ “Rà soát cơ cấu lại thu - chi ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, tăng đầu tư cho con người, bố trí nguồn lực đáp ứng thực hiện cải cách tiền lương, đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội”.“Trong những năm tới, nghiên cứu các phương án để điều chỉnh giảm dần mức thuế thu nhập doanh nghiệp. Đổi mới chính sách thu từ đất đai, thu kinh doanh bất động sản, tăng mức thu thuế tài nguyên” - đề nghị của Ủy ban Kinh tế cũng là mong đợi của cử tri.-Tăng thu nhưng không vui!
--------------------
-Lạm phát là hệ quả việc nới lỏng chính sách tiền tệ - Tuổi Trẻ Online
--- Nguyễn Quang A: Tái cơ cấu nền kinh tế – câu hỏi thế nào? (LĐCT).- Khi ngân hàng không muốn bị sáp nhập, giải thể! (Tầm nhìn).- Nối đuôi nhau phá sản, DN phải tự cứu mình (VEF).--- DNNN là đối tác chứ không phải… công cụ (Tầm nhìn).- Bình ổn giá vàng: thuốc chưa đủ liều! (TT).
- Khi EVN làm mất lòng dư luận (VEF).- Giá điện thấp là trở ngại để hút đầu tư điện gió vào Việt Nam (DVT).- Vinashin xin ‘tái cơ cấu’ nợ thuế 40 tỷ đồng (VEF).
- Hai năm: Sự im lặng dài hạn bên chứng khoán (VEF).- Xuất khẩu gạo: Không nên quá lạc quan! (TBKTSG).
- Thảo luận biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (TTXVN).
- Vụ biến 23.000 tấn muối công nghiệp thành muối ăn – Sơ suất quản … (SGGP). - Phải xử lý nghiêm (TT).-
- Đổ vỡ tín dụng cá nhân: Khởi đầu hay kết thúc? (TBKTSG). --- Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vỡ nợ ‘tín dụng đen’ (VNE).- Vụ vỡ nợ hàng ngàn tỉ đồng: Di lý trùm lừa đảo ra Hà Nội(NLĐ). – Đại hội cổ đông bất thường miễn nhiệm nữ đại gia ‘lừa’ (VNE). – Phỏng vấn Đại tá Đinh Văn Toản, Phó giám đốc Công an Hà Nội: ‘Hàng loạt vụ vỡ nợ là do thua lỗ bất động sản, vàng’ (VNE).- Hà Nội: Nghi án vỡ nợ “khủng” tại Cầu Giấy (Dân Trí). Lôi cả bố mẹ ruột vào dây vay nặng lãi (Xã Luận).
-
Không đơn giản chỉ bởi lòng tham
Đào Tuấn
Khi các vụ vỡ nợ lớn nhỏ đua nhau đổ bể, người ta bắt đầu nhắc lại vụ án nước hoa Thanh Hương hồi cuối những năm 80. Tháng 3-1990, khi vụ Thanh Hương đổ bể, số nợ huy động trong dân chúng lên tới con số khủng khiếp: 37 tỷ đồng. Để dễ hình dung mức độ khổng lổ của con số và cơn sốc xã hội bấy giờ, có thể đối sánh với giá gạo, khoảng 900đ/kg, thu nhập bình quân đầu người khoảng 227 USD và tỷ giá 4.500 đồng/USD.
“Phương thức nợ Thanh Hương” sau này được tổng kết là “kiểu lừa rất cổ điển”: Thương hiệu ảo- Lãi cao. Với 10.000 đồng lãi trên mỗi 1.000.000 đồng vốn và một thương hiệu mà cứ mỗi giờ vàng lại có những ca sĩ nổi tiếng hát những bản nhạc được sáng tác riêng cho Thanh Hương, cả TP HCM lên cơn sốt khi dường như ai cũng là chủ nợ của Thanh Hương.
Bối cảnh của vụ án nước hoa Thanh Hương, và ngay trước đó là vụ đổ vỡ hàng loạt các HTX tín dụng, có lẽ là giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam: Tỷ giá tồn tại phi thực tế và trong 9 năm đã tăng 450 lần, từ 10 đồng/1 USD năm 1981 lên 4.500đ/1 USD tháng 3-1989. Do ảnh hưởng bởi giá lương tiền, tỷ lệ siêu lạm phát xảy ra chưa từng có trong suốt các năm 1986- 1989. Từ kỷ lục về lạm phát 453,3% năm 1986, đến trước thời điểm Thanh Hương vỡ nợ, lạm phát “vẫn còn” 95,3%. Cần phải nhấn mạnh là để đối phó với lạm phát, Nhà nước bấy giờ cho….đổi tiền- nhấn mạnh thêm, là sau khi in tiền không xuể.
Cho tư nhân vay với lãi suất cao hơn lạm phát, rất đơn giản, chính là một hình thức giữ tiền của dân.
Một nghiên cứu của tướng Công an Phạm Minh Chính, người đang đương chức Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh nếu ví dụ: Năm 1988, 1 lô đất ở khu vực Láng Thượng (Đống Đa- HN) được giao dịch với giá 2 chỉ vàng. 2 năm sau, lô đất này được giao dịch lại với giá 7 lượng vàng. Cao gấp 35 lần giá cũ. Đến năm 1993, giá đã là 120 cây vàng, gấp 17 lần giá 3 năm trước và 600 lần so với giá cách đó 5 năm. TS Chính cho rằng: Tâm lý muốn đảm bảo tiền bằng nhà và đất xuất hiện vào đầu những năm 90.
Sau vụ Thanh Hương, tâm lý trú ấn khiến người dân tiếp tục giữ tài sản của mình bằng cách đầu tư vào đất đai, và vàng, thay vì là gửi tiền vào ngân hàng như Nhà nước mong muốn. Không phải ngẫu nhiên là đúng vào năm 1990, Việt Nam lần đầu tiên buộc phải cho nhập khẩu vàng. Không phải là ngẫu nhiên mà giá đất từ 1990 lên theo chiều thẳng đứng và cơn sốt đất đầu tiên xảy ra năm 1993.
Sách “Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá” của cặp đôi TS Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng cho biết: Kinh tế tư nhân bấy giờ không tiếp cận được nguồn vồn ngân hàng, phổ biến là do không có tài sản thế chấp và chính sách không khuyến khích của Ngân hàng đối với những khoản vay này. KT tư nhân, trong điều kiện hầu bao bị bót nghẹt trông phần lớn vào hình thức “Hụi”. Và lẽ đương nhiên, thị trường tín dụng phi chính thức ra đời, thậm chí rất phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu từ hai phía dư vốn và thiếu vốn.
Hụi họ, tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại từ đó đến giờ như một kênh huy động vốn “dân gian”. Và vỡ nợ chỉ xảy ra khi nền kinh tế “có vấn đề”.
Không khó để chỉ ra những vấn đề của nền kinh tế hiện nay và đó là những vấn đề đã từng tồn tại trong thập niên 80 của thế kỷ trước.
Khi nguồn vốn bị bóp nghẹt với lãi suất vượt quá định mức lợi nhuận thông thường, khi mà thị trường chứng khoán, kênh huy động vốn liên tục trong tình trạng đèn đỏ, mà con số gần 47 ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản chỉ là một mặt của vấn đề, thì người ta phải trông chờ vào tín dụng đen, hoặc không làm gì cả. Khi niềm tin vào đồng nội tệ suy giảm, người ta phải chuyển đổi tiền đồng vào đất, vào vàng, vào ngoại tệ. dù bất động sản đang đóng băng, dù vàng cao hơn giá thế giới cả triệu đồng mỗi lượng, dù tỷ giá thậm chí được “điều chỉnh” 3 lần trong chỉ 7 ngày. Và khi mà lạm phát cao hơn mức lãi suất ngân hàng tới cả chục %, người ta sẵn sàng chấp nhận rủi ro với tín dụng phi chính thức để bảo toàn tài sản của mình.
Đã có một cách nhìn nhận rất ác tâm xung quanh câu chuyện vỡ nợ: “Lòng tham và cả tin”; “Chung quy chỉ tại lòng tham”; “Lòng tham đang được sát hạch”…
Nhưng vỡ nợ không đơn giản chỉ bởi lòng tham.
Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù và bắt đầu một cuộc đời mới. Nhưng chắc chắn những Mười Ba, Mười Bốn sẽ xuất hiện. Rất sớm thôi.
- Việt-Lào thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng (TTXVN).“Phương thức nợ Thanh Hương” sau này được tổng kết là “kiểu lừa rất cổ điển”: Thương hiệu ảo- Lãi cao. Với 10.000 đồng lãi trên mỗi 1.000.000 đồng vốn và một thương hiệu mà cứ mỗi giờ vàng lại có những ca sĩ nổi tiếng hát những bản nhạc được sáng tác riêng cho Thanh Hương, cả TP HCM lên cơn sốt khi dường như ai cũng là chủ nợ của Thanh Hương.
Bối cảnh của vụ án nước hoa Thanh Hương, và ngay trước đó là vụ đổ vỡ hàng loạt các HTX tín dụng, có lẽ là giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam: Tỷ giá tồn tại phi thực tế và trong 9 năm đã tăng 450 lần, từ 10 đồng/1 USD năm 1981 lên 4.500đ/1 USD tháng 3-1989. Do ảnh hưởng bởi giá lương tiền, tỷ lệ siêu lạm phát xảy ra chưa từng có trong suốt các năm 1986- 1989. Từ kỷ lục về lạm phát 453,3% năm 1986, đến trước thời điểm Thanh Hương vỡ nợ, lạm phát “vẫn còn” 95,3%. Cần phải nhấn mạnh là để đối phó với lạm phát, Nhà nước bấy giờ cho….đổi tiền- nhấn mạnh thêm, là sau khi in tiền không xuể.
Cho tư nhân vay với lãi suất cao hơn lạm phát, rất đơn giản, chính là một hình thức giữ tiền của dân.
Một nghiên cứu của tướng Công an Phạm Minh Chính, người đang đương chức Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh nếu ví dụ: Năm 1988, 1 lô đất ở khu vực Láng Thượng (Đống Đa- HN) được giao dịch với giá 2 chỉ vàng. 2 năm sau, lô đất này được giao dịch lại với giá 7 lượng vàng. Cao gấp 35 lần giá cũ. Đến năm 1993, giá đã là 120 cây vàng, gấp 17 lần giá 3 năm trước và 600 lần so với giá cách đó 5 năm. TS Chính cho rằng: Tâm lý muốn đảm bảo tiền bằng nhà và đất xuất hiện vào đầu những năm 90.
Sau vụ Thanh Hương, tâm lý trú ấn khiến người dân tiếp tục giữ tài sản của mình bằng cách đầu tư vào đất đai, và vàng, thay vì là gửi tiền vào ngân hàng như Nhà nước mong muốn. Không phải ngẫu nhiên là đúng vào năm 1990, Việt Nam lần đầu tiên buộc phải cho nhập khẩu vàng. Không phải là ngẫu nhiên mà giá đất từ 1990 lên theo chiều thẳng đứng và cơn sốt đất đầu tiên xảy ra năm 1993.
Sách “Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá” của cặp đôi TS Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng cho biết: Kinh tế tư nhân bấy giờ không tiếp cận được nguồn vồn ngân hàng, phổ biến là do không có tài sản thế chấp và chính sách không khuyến khích của Ngân hàng đối với những khoản vay này. KT tư nhân, trong điều kiện hầu bao bị bót nghẹt trông phần lớn vào hình thức “Hụi”. Và lẽ đương nhiên, thị trường tín dụng phi chính thức ra đời, thậm chí rất phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu từ hai phía dư vốn và thiếu vốn.
Hụi họ, tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại từ đó đến giờ như một kênh huy động vốn “dân gian”. Và vỡ nợ chỉ xảy ra khi nền kinh tế “có vấn đề”.
Không khó để chỉ ra những vấn đề của nền kinh tế hiện nay và đó là những vấn đề đã từng tồn tại trong thập niên 80 của thế kỷ trước.
Khi nguồn vốn bị bóp nghẹt với lãi suất vượt quá định mức lợi nhuận thông thường, khi mà thị trường chứng khoán, kênh huy động vốn liên tục trong tình trạng đèn đỏ, mà con số gần 47 ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản chỉ là một mặt của vấn đề, thì người ta phải trông chờ vào tín dụng đen, hoặc không làm gì cả. Khi niềm tin vào đồng nội tệ suy giảm, người ta phải chuyển đổi tiền đồng vào đất, vào vàng, vào ngoại tệ. dù bất động sản đang đóng băng, dù vàng cao hơn giá thế giới cả triệu đồng mỗi lượng, dù tỷ giá thậm chí được “điều chỉnh” 3 lần trong chỉ 7 ngày. Và khi mà lạm phát cao hơn mức lãi suất ngân hàng tới cả chục %, người ta sẵn sàng chấp nhận rủi ro với tín dụng phi chính thức để bảo toàn tài sản của mình.
Đã có một cách nhìn nhận rất ác tâm xung quanh câu chuyện vỡ nợ: “Lòng tham và cả tin”; “Chung quy chỉ tại lòng tham”; “Lòng tham đang được sát hạch”…
Nhưng vỡ nợ không đơn giản chỉ bởi lòng tham.
Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù và bắt đầu một cuộc đời mới. Nhưng chắc chắn những Mười Ba, Mười Bốn sẽ xuất hiện. Rất sớm thôi.
-