Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

FPT nghiên cứu vệ tinh giám sát biển Đông


Theo đại diện Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT (FTRI), hiện Viện đang đẩy mạnh nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng vệ tinh giám sát tàu thuyền trên vùng biển Đông Việt Nam.


Đến nay, FTRI đã xây dựng 1 trạm thu tín hiệu tàu biển thử nghiệm tại Đà Nẵng và kết nối với máy chủ đặt tại Hà Nội.


Ngoài ra, nhóm nghiên cứu gồm 10 thành viên của FTRI cũng đang gấp rút phát triển phần mềm cho người sử dụng để thao tác với dữ liệu.


Một ý tưởng chế tạo vệ tinh nhỏ theo dõi tàu biển của FPT
Một ý tưởng chế tạo vệ tinh nhỏ theo dõi tàu biển của FPT
Theo anh Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng Nghiên cứu không gian (F- Space) của Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, thì để việc nghiên cứu hệ thống vệ tinh giám sát tàu biển đạt hiệu quả cao nhất, vấn đề đang được đặt ra là Việt Nam cần có sự đầu tư nhiều hơn về công sức, tài chính phù hợp. Chính vì thế, để giải được bài toán này thì việc đi theo hướng kêu gọi sự liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế để cùng xây dựng hệ thống và chia sẻ dữ liệu là một lời giải phù hợp.


Theo thông tin từ FTRI, vào ngày 15/10 tới đây, nhằm thúc đẩy hơn nữa vấn đề ứng dụng công nghệ vệ tinh giám sát tàu biển, Viện cùng Đại học FPT, Tổ chức Hợp tác quốc tế về phát triển vũ trụ (CANEUS International) sẽ phối hợp tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ vệ tinh giám sát tàu biển” tại Hà Nội.


Hội thảo sẽ bàn luận các vấn đề liên quan đến việc hiện thực hóa đề án “Sử dụng Chùm vệ tinh nhỏ giám sát tàu thuyền trên vùng biển Đông” do FTRI và Đại học Uppsala (Thụy Điển) hợp tác cùng phát triển, góp phần phòng chống những vụ xả dầu bất hợp pháp và hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển dựa trên việc triển khai thử nghiệm dự án Khả năng giám sát đối tượng LOD (Limited Objective Demonstration).


Ngoài việc trình bày về hiện trạng và nhu cầu quản lý vùng biển Việt Nam, hội thảo cũng sẽ giới thiệu đề án nghiên cứu chế tạo vệ tinh AIS của Viện Nghiên cứu công nghệ FPT, hệ thống giám sát tàu biển của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ…
(Theo IctNews)
-Nguồn: BEE
--
Tiền Giang: Đầu tư 130 tỷ đồng xây khu tránh trú bão cho tàu cá (Biên Phòng).

- Tiến sỹ Vũ Duy Phú từ Hà Nội: “Nhận diện, ứng phó bá quyền” – (BBC). 
-  ông Phan Minh Tánh, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Trưởng ban Dân vận Trung ương: Lòng dân không yên, khó tạo đồng thuận xã hộiPháp luật TPHCM - Dương Trung Quốc: Nghĩ từ một vùng sâu vùng xa (LĐ).-  Biết sâu sát, lắng nghe dân (?)  (NLĐ).

- : Chinese call for war was aimed at oil: academic (Taipei Times). –  Kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi: Trung Quốc kêu gọi thống nhất Đài Loan – (RFI).

Biển Đông lại dậy sóng

Kiên quyết khẳng định và bảo vệ chủ quyền với đảo Dokdo
Hôm 28/9, chính phủ Hàn Quốc đã lên kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân tại cảng Sadong của đảo Ulleung.  Dự kiến, căn cứ này sẽ được khởi công xây dựng vào đầu năm sau với số vốn đầu tư khoảng 352 tỉ won (tương đương 300 triệu USD) và sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Đây sẽ là căn cứ có quy mô lớn để chiến hạm đổ bộ Dokdo, chiến hạm lớn nhất của hải quân Hàn Quốc và tàu khu trục hiện đại Aegis có thể cập bến. Kinh phí xây dựng được huy động theo phương thức “quỹ tài trợ tương ứng” gồm 217,5 tỉ won từ Bộ Địa chính và hải dương và 134,5 tỉ won từ Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó, một cầu tàu dành riêng cho hải quân có độ dài 300m cũng sẽ được xây dựng tại đây.
Theo tiêu chuẩn về các cơ sở quốc phòng, cầu tàu phải dài hơn 1,2 lần so với chiều dài của tàu thủy để các loại tàu chiến có thể cập bến. Chiều dài của chiến hạm đổ bộ Dokdo là 199m và tàu khu trục Aegis “Sejong đại đế” dài 165m. Là chiến hạm đổ bộ lớn nhất châu Á với trọng tải 14.340 tấn, chiến hạm đổ bộ Dokdo cũng được trang bị khu vực boong (flight deck) cỡ lớn giống như các tàu sân bay hạng nhẹ. Chiến hạm này được sử dụng với nhiều mục đích như tác chiến trên bộ hay các hoạt động cứu trợ thiên tai, thảm hoạ quốc tế như sóng thần và các hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Ngoài cầu tàu dành riêng cho hải quân, chính phủ sẽ xây dựng cầu tàu dành riêng cho hành khách dài 150m, cầu tàu của cảnh sát biển dài 180m và đê chắn sóng dài 900m.
Seoul hy vọng rằng căn cứ mới sẽ giúp củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Hàn Quốc đối với đảo Dokko và cho phép các tàu của Hàn Quốc có thể tiếp cận với hòn đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản này nhanh hơn trước trong trường hợp khẩn cấp.
Vị trí đảo Dokdo trên biển Đông
Bởi hiện tại, chiến hạm hải quân của Hàn Quốc sẽ phải mất 4 tiếng để đến được đảo Dokdo nếu xuất phát từ cảng Jukbyun, địa điểm gần nhất với hòn đảo này, song chiến hạm của Nhật Bản chỉ mất 2 tiếng 50 phút để có thể cập đảo sau khi xuất phát từ đảo Oki, huyện Simane. Tuy nhiên, nếu căn cứ được hoàn thành, Seoul có thể đưa tàu đến Dokdo chỉ trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ. Chính vì vậy, xây dựng căn cứ hải quân này sẽ càng góp phần bảo vệ đảo Dokdo và bảo vệ lãnh hải của các hạm đội của Hàn Quốc trên biển Đông một cách hiệu quả hơn.
Động thái này đã diễn ra tại thời điểm mà căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn để chủ quyền đảo Dokdo đang leo thang.
Hồi tháng 6/2011, Hãng Hàng không Quốc gia Hàn Quốc (Korean Air) đã cho một chiếc Airbus 380 của hãng thực hiện chuyến bay thí điểm tuyến Seoul – Narita bay qua không phận đảo Dokdo.  Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã lên tiếng cáo buộc Hàn Quốc vi phạm không phận Nhật Bản và đã ra lệnh cấm công chức nhà nước sử dụng dịch vụ bay của Korean Air trong 1 tháng.
Đầu tháng 8 vừa qua, với ý định đến thăm đảo Ulleung nhằm phản đối chủ quyền của Hàn Quốc với đảo Dokdo, 3 nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản gồm Yoshitaka Shindo, Tomomi Inada và Masahisa Sato đã bị Hàn Quốc trục xuất ngay khi vừa đáp xuống sân bay Gimpo, Seoul và buộc phải trở về Nhật trong chuyến bay khoảng một giờ sau đó.
Cũng trong tháng 8, Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc biểu tình ngoại giao mạnh mẽ nhằm phản đối sách trắng quốc phòng 2011 của Nhật Bản, vốn miêu tả quần đảo Dokdo là một phần lãnh thổ của nước này.
Dokdo, theo tiếng Hàn có nghĩa là Độc đảo hay Takeshima, Trúc đảo theo tiếng Nhật, bao gồm 89 thạch đảo nhỏ, đảo Dongdo và Seodo, nằm án ngữ biển Nhật Bản, có tiềm năng lớn về hải sản, khoáng sản và lưu trữ lượng lớn hơi đốt sâu trong lòng đất. Nằm trên tuyến lưu thông từ biển Nhật Bản ra Thái Bình Dương, quần đảo Dokdo có tầm quan trọng chiến lược đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đối với Seoul, chủ quyền của Hàn Quốc đối với Dokdo là không thể tranh cãi. Còn Tokyo thường đưa ra bằng chứng về chủ quyền là thời kỳ quân đội Nhật hoàng chiếm đóng quần đảo này từ 1905 đến 1945.
Đây cũng chính là vấn đề gây căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Đối với Hàn Quốc, đây là dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản đã không “ăn năn” gì với quá khứ phát xít và tội lỗi đã gây ra trên đất nước mình.
Tăng cường quân sự, sẵn sàng chiến đấu
Quyết định xây dựng một căn cứ hải quân của Hàn Quốc trên đảo Ulleung và kế hoạch phát triển một căn cứ hải quân khác trên đảo Jeju là một phần của kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng quốc phòng và tăng cường khả năng quốc phòng của nước này.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, ngân sách quốc phòng của đất nước kim chi trong năm tới sẽ tăng 5,6% so với năm nay. Trong đó, 33,1 nghìn tỷ won sẽ được chi cho việc tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội và pháo đài trong 5 hòn đảo ở biên giới, những nơi dễ bị tổn thương khi CHDCND Triều Tiên tấn công.
Khoảng 25,8 tỷ won khác sẽ được giải ngân cho mục đích đào tạo, đầu tư cho các chuyên gia an ninh mạng, nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng về khủng bố máy tính. Bên cạnh đó, Bộ cũng có kế hoạch trang bị các vũ khí và thiết bị quân sự mới, cải thiện các cơ sở quân y, thúc đẩy đầu tư nghiên cứu phát triển quốc phòng.
Nằm trong chương trình đầu tư hiện đại hóa quân đội, vào tháng 8 vừa qua, Hàn Quốc đã bổ sung vào kho vũ khí của mình một chiếc máy bay chiến đấu kiểm soát và cảnh báo sớm (AEW&C) mang tên “Mắt Hòa bình” (Peace Eye) đầu tiên từ Boeing sau khi trải qua bay thử nghiệm.
Chiếc Peace Eye đầu tiên của Hàn Quốc trong một lần bay thử
Đây là 1 trong 4 chiếc Peace Eye đã được Hàn Quốc đặt mua từ Boeing theo hợp đồng trị giá 1,59 tỉ USD (chương trình E-X) ký vào tháng 11/2006. Tới năm 2012, quân đội Hàn Quốc sẽ sở hữu 4 máy bay loại này từ hãng Boeing và các dịch vụ đào tạo nhân sự, hậu cần kèm theo. Được trang bị một ăng – ten radar quét điện tử, đa chức năng, Peace Eye  có thể phát hiện và theo dõi 1.000 mục tiêu trên không hoặc trên bề mặt đồng thời trong vòng bán kính 370km.
Không gian bên trong Peace Eye đủ rộng và hiện đại để 10 kỹ thuật viên radar có thể làm việc cùng lúc
AEW&C vừa có tính năng tấn công, vừa có tính năng phòng thủ. Chúng có thể được sử dụng với mục đích phòng thủ khi phát hiện và cảnh báo các máy bay của đối phương. Nhưng AEW&C cũng có thể dùng để chỉ huy các máy bay chiến đấu tiêu diệt mục tiêu. Ngoài ra, AEW&C còn được sử dụng với các nhiệm vụ giám sát, chỉ huy điều khiển và phối hợp tác chiến.
Theo Wikipedia, các hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không hiện đại có khả năng phát hiện máy bay từ khoảng cách 402 km. Một chiếc máy bay AEW&C hoạt động ở độ cao 9.100 m có thể bao quát một khu vực rộng tới 320.000 km2. 3 chiếc máy bay như vậy bay vòng vòng trên không có thể kiểm soát toàn bộ khu vực rộng như Trung Âu. Và chỉ cần một chiếc Peace Eye cũng đủ để Hàn Quốc theo dõi mọi hoạt động “nghi vấn” trên toàn bộ không phận và hải phận Triều Tiên.
Biển Đông có lại dậy sóng?
Không ai nghi ngờ rằng đối với Hàn Quốc, mối đe doạ từ nước láng giềng phía Bắc trên bán đảo Triều Tiên là rất lớn và căn cứ hải quân tại đảo Jeju đang được phát triển để chống lại mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Nhưng lập trường ngày càng cứng rắn của Trung Quốc ở biển Đông, nơi một số quốc gia khác cũng đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cũng là một yếu tố đứng sau quyết định tăng cường quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu của Seoul.
Tuy nhiên, cũng không khó để nhận thấy rằng, so với các mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc, thì sự tranh cãi của Hàn Quốc với Nhật Bản về chủ quyền đảo Dokdo vẫn “dịu” hơn và phản ứng bằng cách xây dựng căn cứ hải quân trên đảo Ulleung là một bước đi rất quyết liệt của nước này.
Chủ quyền đối với đảo Dokdo có nhiều giá trị cảm xúc hơn so với giá trị chiến lược đối với Hàn Quốc và rõ ràng, kỷ niệm cay đắng của lịch sử đang định hình vào trong chính sách quốc phòng của Hàn Quốc với Nhật Bản.
Trong khi đó, chính sách quốc phòng hiện tại của Nhật Bản không cho thấy dấu hiệu nước này sẽ quay trở lại quá khứ bành trướng quân sự trước kia. Do đó, chiến lược an ninh của Hàn Quốc nên tiếp cận theo hướng căn cứ vào thực tế hiện nay hơn là thực tế trong quá khứ để tránh tạo ra một cuộc chạy đua quân sự mới trong khu vực biển Đông vốn đang dậy sóng.
 Phương Anh (Theo IDSA)

-:Chuyên gia Úc chỉ ra điểm yếu cốt tử của tàu sân bay Thi Lang//phunutoday

Tổng số lượt xem trang