Bài viết này cho biết một số chi tiết dẫn đến bước ngoặt trong quan hệ Việt – Trung nửa cuối thập niên 80, sau hơn một thập kỉ đối đầu. Đây là cái nhìn từ phía Trung Quốc, công bố trên báo chí Trung Quốc. Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả như một luồng thông tin tham khảo.
talawas
Sau khi hai nước Trung - Việt đối lập 13 năm, một cuộc gặp gỡ có tính lịch sử - cuộc gặp gỡ Thành Đô - đã phá vỡ tảng băng cứng ngoại giao, tiến một bước chắc chắn thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước.
Thay đổi chính quyền, quan hệ Trung - Việt xuất hiện ánh bình minh
Năm 1975, sau khi chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam kết thúc, Lê Duẩn và một số người lãnh đạo Việt Nam lúc đó không kịp thời chữa chạy vết thương do chiến tranh mang lại mà đã triệt để xa rời đường lối của Hồ Chí Minh; đối nội cưỡng bức thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa quá tả tại miền Nam, đối ngoại cậy vào sự giúp đỡ của Liên Xô, thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực. Dưới dự dẫn dắt của đường lối đó, một mặt Việt Nam chống Trung Quốc, một mặt tăng cường khống chế Lào rồi phát động xâm lược vũ trang Cămpuchia. Những việc làm của họ đã đưa nền kinh tế Việt Nam đến bên bờ của sự tan vỡ, hoàn cảnh quốc tế bị cô lập chưa bao giờ có.
Tháng 7 năm 1986, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lâm bệnh qua đời. Tháng 12 cùng năm, Nguyễn Văn Linh được Đại hội lần thứ sáu ĐCSVN bầu làm Tổng Bí thư. Trong những năm 60 thời kỳ chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, Nguyễn Văn Linh là thành viên của Trung ương Cục miền Nam của ĐCSVN, đã từng nhiều lần bí mật sang thăm Trung Quốc; Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cho rằng ông là người kế thừa có hy vọng nhất của Việt Nam. Sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, Nguyễn Văn Linh không tán thành đường lối đối nội, đối ngoại sai lầm của người lãnh đạo lúc đó, đã từng bị chèn ép. Khi giữ chức Tổng Bí thư, Nguyễn Văn Linh nhanh chóng uốn nắn toàn bộ cách làm sai lầm của người tiền nhiệm, đề xuất khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Ông cho rằng, đối với Việt Nam, hai nhiệm vụ cấp bách đương thời là phải rút quân đội khỏi Cămpuchia và cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thế nhưng do thân tín của Tổng Bí thư khóa trước, ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nắm quyền tại Bộ Ngoại giao, tiếp tục làm việc theo tư duy của Lê Duẩn, trăm phương ngàn kế quấy rối và ngăn cản bố trí chiến lược của Nguyễn Văn Linh. Còn Nguyễn Văn Linh với tư cách là người lãnh đạo mới lên nắm quyền, trong tầng nấc quyết sách trung ương còn chưa có gốc rễ sâu chắc, một số ý tưởng của ông cũng chưa được nhiều người lãnh đạo hiểu biết và ủng hộ. Trong tình hình đó, làm thế nào thực hiện được mục tiêu nói trên là một vấn đề hắc búa và đau đầu mà lại cần phải giải quyết.
Kaysone thăm dò đường, Nguyễn Văn Linh gặp Trương Đức Duy
Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Nhân dân Lào kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào thăm Trung Quốc. Trước yêu cầu nhiều lần của ông, Trung Quốc bàn luận quyết định mời Đặng Tiểu Bình hội kiến ngắn, có tính lễ tân. Không ngờ hai nhà lãnh đạo đã có cuộc nói chuyện dài bốn mươi phút, hơn nữa còn bàn tới những vấn đề thực chất vô cùng quan trọng.
Kaysone thành khẩn thừa nhận, hơn mười năm qua quan hệ Lào với Trung Quốc ở vào trạng thái không bình thường, là do chịu “ảnh hưởng bên ngoài”, lần thăm Trung Quốc này là tiêu chí hoàn toàn bình thường hóa quan hệ hai đảng, hai nước. Đồng thời Kaysone còn chuyển lời hỏi thăm Đặng Tiểu Bình của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nói Việt Nam đã có nhận thức mới đối với tình hình Trung Quốc, thái độ đối với Trung Quốc cũng có thay đổi, còn nói Nguyễn Văn Linh hy vọng mời ông thăm Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình cũng nhờ Kaysone chuyển lời hỏi thăm của ông tới Nguyễn Văn Linh đồng thời nói, hy vọng trước khi ông nghỉ hưu hoặc nghỉ hưu không lâu vấn đề Cămpuchia có thể được giải quyết, quan hệ Trung - Việt được khôi phục bình thường. Đặng Tiểu Bình đặc biệt nhấn mạnh, Việt Nam phải rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Cămpuchia. Ông đề nghi Kaysone chuyển những ý kiến đó tới Nguyễn Văn Linh. Ngoài ra Đặng Tiểu Bình còn nói một câu ý vị sâu xa: “Nguyễn Cơ Thạch, con người này thích giở trò vặt.”
Trên đường về nước Kaysone dừng lại thời gian ngắn tại Việt Nam, chuyển tới Nguyễn Văn Linh những lời của Đặng Tiểu Bình. Nghe xong, Nguyễn Văn Linh càng có thể hội thiết thân về việc “giở trò vặt” của Nguyễn Cơ Thạch. Ông ý thức được, dù Đặng Tiểu Bình chỉ chuyển lời, nhưng vẫn chưa đưa ra lời mời ông thăm Trung Quốc. Trong tình hình đó làm thế nào để thực hiện thăm Trung Quốc là vấn đề ông phải giải quyết gấp. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, dưới sự cố gắng của nhiều phía, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã hội kiến Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, tại phòng khách Trung ương ĐCSVN. Khi hội kiến, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng có mặt, nhưng nội dung nói chuyện hoàn toàn không giống luận điệu cũ chống Trung Quốc của Nguyễn Cơ Thạch. Dự đoán dụng ý để Nguyễn Cơ Thạch tháp tùng hội kiến rất có khả năng là để ông ta trực tiếp nghe xem rốt cuộc Tổng Bí thư đã nói những gì, cũng có thể lúc đó đối với ông ta vẫn còn một tia hy vọng, để cho ông ta có một cơ hội thay đổi cách làm. Tuy nhiên do có mặt Nguyễn Cơ Thạch nên Nguyễn Văn Linh cũng không nói hết ý.
Sau khi kết thúc hội kiến, Trương Đức Duy lập tức báo cáo tỉ mỉ nội dung nói chuyện của Nguyễn Văn Linh về Trung Quốc, nhanh chóng nhận được trả lời, vẫn là yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng rút quân khỏi Cămpuchia, đồng thời giải quyết tốt vấn đề liên hiệp sau khi rút quân, hai bên đối lập Cămpuchia, tức chính quyền Phnom Penh với lực lượng ba phái chống đối, sau đó sẽ dần dần từng bước và sắp xếp rõ ràng rành mạch cuộc gặp gỡ người lãnh đạo hai nước.
Nhân sĩ bí mật xuất hiện trước sứ quán đưa mật thư
Sáng ngày 16 tháng 8 năm 1990, một quan chức Viện Khoa học Xã hội Việt Nam họ Hoàng (con trai Hoàng Văn Hoan) đến Đại sứ quán Trung Quốc gặp Trương Đức Duy và đưa một mật thư, rồi tiện thể nhắn thư miệng của Nguyễn Văn Linh: ông quyết bỏ qua Nguyễn Cơ Thạch, trực tiếp gặp người lãnh đạo Trung Quốc.
Tối ngày 19 tháng 8, sứ quán nhận được trả lời từ trong nước. Trong nước chỉ thị Trương Đức Duy tìm cách tránh Bộ Ngoại giao Việt Nam, gặp người đáng tin cậy bên cạnh Nguyễn Văn Linh, đề xuất đại sứ muốn một ngày gần đây một mình gặp Nguyễn Văn Linh để trực tiếp hiểu được ý đồ chân thực của Nguyễn, lập tức báo cáo kết quả về Bộ.
Thế là Trương Đức Duy quyết định thông qua kênh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Lê Đức Anh thử xem sao. 8 giờ sáng ngày 21, Trương Đức Duy ngồi trên một chiếc ôtô du lịch không cắm quốc kỳ đến Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trương Đức Duy đi thẳng vào vấn đề, nói vắn tắt những điểm chính lời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mà hôm kia Hoàng Nhật Tân đã chuyển tới ông ta, biểu thị bản thân mình rất muốn trực tiếp nghe ý kiến của Tổng Bí thư, mong Lê Đức Anh giúp đỡ liên hệ. Lê biểu thị sẽ lập tức làm ngay. Ngay chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh, Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam khẩn cấp nói với tùy viên quân sự Trung Quốc tại Việt Nam là Triệu Nhuệ rằng: 7 giờ rưỡi sáng ngày 22, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ hội kiến Trương Đức Duy tại Nhà khách Bộ Quốc phong, cả hai bên đều không mang phiên dịch, kiến nghị Trương Đức Duy đổi ngồi một xe khác, không cắm quốc kỳ. Sau khi trở về sứ quán, tùy viên quân sự Triệu lập tức báo cáo với Trương Đức Duy.
Cuộc gặp gỡ bí mật Thành Đô
Sau khi biết được ý đồ chân thực của Nguyễn Văn Linh, Trương Đức Duy lập tức báo cáo nội dung nói chuyện của ông về trong nước. Chiều ngày 28 tháng 8, sứ quán nhận được chỉ thị của trong nước, đề nghị Trương Đức Duy chuyển lời tới Nguyễn Văn Linh: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố vấn Trung ương ĐCSVN Phạm Văn Đồng cùng đi. Do Á vận Hội sắp cử hành ở Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên sắp xếp địa điểm hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
Qua sự sắp xếp của Ban Đối ngoại Trung ương ĐCSVN, 4 giờ chiều ngày 29, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã hội kiến Trương Đức Duy tại Nhà khách Trung ương ĐCSVN. Trương Đức Duy chuyển lời mời thăm nội bộ Trung Quốc của Giang Trạch Dân và Lý Bằng tới Nguyễn và Đỗ. Nguyễn và Đỗ biểu thị tiếp nhận lời mời, đồng ý thời gian và địa điểm do phía Trung Quốc đề xuất, đồng thời nói sẽ báo ngay với Bộ Chính trị Trung ương ĐCSVN, nhanh chóng xác định họ tên những người cùng đi, bắt tay chuẩn bị công việc.
Ngày 30, Trung Quốc thông báo cho đại sứ quán sắp xếp đại thể chương trình làm việc, tức sáng ngày 3 tháng 9 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều đến Thành Đô, buổi chiều người lãnh đạo hai bên hội đàm, buổi tối phía Trung Quốc mời tiệc. Sáng ngày 4 tháng 9 tiếp tục hội đàm, buổi chiều chuyên cơ Việt Nam rời Thành Đô về nước. Qua thỉnh thị và được đồng ý, Trương Đức Duy sẽ tháp tùng chuyên cơ Việt Nam đến Thành Đô, tham dự hội đàm.
Sau khi từ Thành Đô trở về, Trương Đức Duy nói, lãnh đạo hai nước trong gặp gỡ chủ yếu thảo luận vấn đề giải quyết chính trị xung đột Cămpuchia như thế nào và vấn đề khôi phục quan hệ bình thường Trung - Việt. Về vấn đề Cămpuchia, hai bên chú trọng bàn sau khi Việt Nam rút quân, tổ chức thành lập Ủy ban Tối cao Quyền lực Lâm thời Cămpuchia, tức phương án phân phối quyền lực. Phía Trung Quốc đề xuất Ủy ban này do 13 đại biểu tổ thành, ngoài hoàng thân Sihanouk ra, chính quyền Phnom Penh có 6 đại biểu, phía lực lượng chống đối do Dân chủ Cămpuchia (Khmer Đỏ), Rananit và Son Sann, ba phái mỗi phái hai đại biểu, cộng là 6 đại biểu. Nguyễn Văn Linh biểu thị có thể tiếp thu phương án này của phía Trung Quốc; Đỗ Mười cho rằng bản thân hoàng thân Sihanouk cũng thuộc về lực lượng chống đối, như thế là tỷ lệ đại biểu hai bên là 6 trên 7, lực lượng chống đối nhiều hơn một ghế, dự đoán phía Phnom Penh tiếp nhận sẽ có khó khăn; Phạm Văn Đồng nói phương án của phía Trung Quốc vừa không công bằng cũng vừa không hợp lý. Cuối cùng phía Việt Nam đồng ý theo phương án do phía Trung Quốc đề xuất làm công tác thuyết phục phía Phnom Penh.
Về quan hệ Trung - Việt, hai bên đều giữ thái độ hướng về phía trước, không lật lại nợ cũ. Sau khi kết thúc gặp gỡ, những người lãnh đạo hai nước ký “Kỷ yếu hội đàm”. Với suy nghĩ sâu xa, Giang Trạch Dân trích dẫn hai câu thơ của nhà thơ Giang Vĩnh đời nhà Thanh: “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại; tương kiến nhất tiếu mân ân cừu” (dịch nghĩa: qua hết sóng gió anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái [là] quên ân oán). Tối hôm đó Nguyễn Văn Linh cũng xúc động viết bốn câu thơ: “Huynh đệ chi giao số đại truyền; oán hận khoảnh khắc hóa vân yên; tái tương phùng thời tiếu nhan khai; thiên tải tình nghị hựu trùng kiến” (tạm dịch nghĩa -vì không có nguyên bản: anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ, trong khoảnh khắc oán hận biến thành mây khói; gặp lại nhau cười rạng rỡ, tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại).
Một năm sau gặp gỡ Thành Đô, tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư mới của ĐCSVN Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc. Người lãnh đạo hai nước công bố tuyên bố chung, tuyên bố quan hệ Trung - Việt bình thường hóa. Tháng 2 năm 1999, người lãnh đạo Trung Việt công bố “Tuyên bố chung”, xác định khuôn khổ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, nói ngắn gọn là 16 chữ “ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
Nguồn: Hà Bắc tân văn võng ngày 30/10/ 2007 (theo báo Cuộc sống người già) và www.singtaonet.comThay đổi chính quyền, quan hệ Trung - Việt xuất hiện ánh bình minh
Năm 1975, sau khi chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam kết thúc, Lê Duẩn và một số người lãnh đạo Việt Nam lúc đó không kịp thời chữa chạy vết thương do chiến tranh mang lại mà đã triệt để xa rời đường lối của Hồ Chí Minh; đối nội cưỡng bức thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa quá tả tại miền Nam, đối ngoại cậy vào sự giúp đỡ của Liên Xô, thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực. Dưới dự dẫn dắt của đường lối đó, một mặt Việt Nam chống Trung Quốc, một mặt tăng cường khống chế Lào rồi phát động xâm lược vũ trang Cămpuchia. Những việc làm của họ đã đưa nền kinh tế Việt Nam đến bên bờ của sự tan vỡ, hoàn cảnh quốc tế bị cô lập chưa bao giờ có.
Tháng 7 năm 1986, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lâm bệnh qua đời. Tháng 12 cùng năm, Nguyễn Văn Linh được Đại hội lần thứ sáu ĐCSVN bầu làm Tổng Bí thư. Trong những năm 60 thời kỳ chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, Nguyễn Văn Linh là thành viên của Trung ương Cục miền Nam của ĐCSVN, đã từng nhiều lần bí mật sang thăm Trung Quốc; Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cho rằng ông là người kế thừa có hy vọng nhất của Việt Nam. Sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, Nguyễn Văn Linh không tán thành đường lối đối nội, đối ngoại sai lầm của người lãnh đạo lúc đó, đã từng bị chèn ép. Khi giữ chức Tổng Bí thư, Nguyễn Văn Linh nhanh chóng uốn nắn toàn bộ cách làm sai lầm của người tiền nhiệm, đề xuất khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Ông cho rằng, đối với Việt Nam, hai nhiệm vụ cấp bách đương thời là phải rút quân đội khỏi Cămpuchia và cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thế nhưng do thân tín của Tổng Bí thư khóa trước, ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nắm quyền tại Bộ Ngoại giao, tiếp tục làm việc theo tư duy của Lê Duẩn, trăm phương ngàn kế quấy rối và ngăn cản bố trí chiến lược của Nguyễn Văn Linh. Còn Nguyễn Văn Linh với tư cách là người lãnh đạo mới lên nắm quyền, trong tầng nấc quyết sách trung ương còn chưa có gốc rễ sâu chắc, một số ý tưởng của ông cũng chưa được nhiều người lãnh đạo hiểu biết và ủng hộ. Trong tình hình đó, làm thế nào thực hiện được mục tiêu nói trên là một vấn đề hắc búa và đau đầu mà lại cần phải giải quyết.
Kaysone thăm dò đường, Nguyễn Văn Linh gặp Trương Đức Duy
Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Nhân dân Lào kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào thăm Trung Quốc. Trước yêu cầu nhiều lần của ông, Trung Quốc bàn luận quyết định mời Đặng Tiểu Bình hội kiến ngắn, có tính lễ tân. Không ngờ hai nhà lãnh đạo đã có cuộc nói chuyện dài bốn mươi phút, hơn nữa còn bàn tới những vấn đề thực chất vô cùng quan trọng.
Kaysone thành khẩn thừa nhận, hơn mười năm qua quan hệ Lào với Trung Quốc ở vào trạng thái không bình thường, là do chịu “ảnh hưởng bên ngoài”, lần thăm Trung Quốc này là tiêu chí hoàn toàn bình thường hóa quan hệ hai đảng, hai nước. Đồng thời Kaysone còn chuyển lời hỏi thăm Đặng Tiểu Bình của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nói Việt Nam đã có nhận thức mới đối với tình hình Trung Quốc, thái độ đối với Trung Quốc cũng có thay đổi, còn nói Nguyễn Văn Linh hy vọng mời ông thăm Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình cũng nhờ Kaysone chuyển lời hỏi thăm của ông tới Nguyễn Văn Linh đồng thời nói, hy vọng trước khi ông nghỉ hưu hoặc nghỉ hưu không lâu vấn đề Cămpuchia có thể được giải quyết, quan hệ Trung - Việt được khôi phục bình thường. Đặng Tiểu Bình đặc biệt nhấn mạnh, Việt Nam phải rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Cămpuchia. Ông đề nghi Kaysone chuyển những ý kiến đó tới Nguyễn Văn Linh. Ngoài ra Đặng Tiểu Bình còn nói một câu ý vị sâu xa: “Nguyễn Cơ Thạch, con người này thích giở trò vặt.”
Trên đường về nước Kaysone dừng lại thời gian ngắn tại Việt Nam, chuyển tới Nguyễn Văn Linh những lời của Đặng Tiểu Bình. Nghe xong, Nguyễn Văn Linh càng có thể hội thiết thân về việc “giở trò vặt” của Nguyễn Cơ Thạch. Ông ý thức được, dù Đặng Tiểu Bình chỉ chuyển lời, nhưng vẫn chưa đưa ra lời mời ông thăm Trung Quốc. Trong tình hình đó làm thế nào để thực hiện thăm Trung Quốc là vấn đề ông phải giải quyết gấp. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, dưới sự cố gắng của nhiều phía, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã hội kiến Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, tại phòng khách Trung ương ĐCSVN. Khi hội kiến, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng có mặt, nhưng nội dung nói chuyện hoàn toàn không giống luận điệu cũ chống Trung Quốc của Nguyễn Cơ Thạch. Dự đoán dụng ý để Nguyễn Cơ Thạch tháp tùng hội kiến rất có khả năng là để ông ta trực tiếp nghe xem rốt cuộc Tổng Bí thư đã nói những gì, cũng có thể lúc đó đối với ông ta vẫn còn một tia hy vọng, để cho ông ta có một cơ hội thay đổi cách làm. Tuy nhiên do có mặt Nguyễn Cơ Thạch nên Nguyễn Văn Linh cũng không nói hết ý.
Sau khi kết thúc hội kiến, Trương Đức Duy lập tức báo cáo tỉ mỉ nội dung nói chuyện của Nguyễn Văn Linh về Trung Quốc, nhanh chóng nhận được trả lời, vẫn là yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng rút quân khỏi Cămpuchia, đồng thời giải quyết tốt vấn đề liên hiệp sau khi rút quân, hai bên đối lập Cămpuchia, tức chính quyền Phnom Penh với lực lượng ba phái chống đối, sau đó sẽ dần dần từng bước và sắp xếp rõ ràng rành mạch cuộc gặp gỡ người lãnh đạo hai nước.
Nhân sĩ bí mật xuất hiện trước sứ quán đưa mật thư
Sáng ngày 16 tháng 8 năm 1990, một quan chức Viện Khoa học Xã hội Việt Nam họ Hoàng (con trai Hoàng Văn Hoan) đến Đại sứ quán Trung Quốc gặp Trương Đức Duy và đưa một mật thư, rồi tiện thể nhắn thư miệng của Nguyễn Văn Linh: ông quyết bỏ qua Nguyễn Cơ Thạch, trực tiếp gặp người lãnh đạo Trung Quốc.
Tối ngày 19 tháng 8, sứ quán nhận được trả lời từ trong nước. Trong nước chỉ thị Trương Đức Duy tìm cách tránh Bộ Ngoại giao Việt Nam, gặp người đáng tin cậy bên cạnh Nguyễn Văn Linh, đề xuất đại sứ muốn một ngày gần đây một mình gặp Nguyễn Văn Linh để trực tiếp hiểu được ý đồ chân thực của Nguyễn, lập tức báo cáo kết quả về Bộ.
Thế là Trương Đức Duy quyết định thông qua kênh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Lê Đức Anh thử xem sao. 8 giờ sáng ngày 21, Trương Đức Duy ngồi trên một chiếc ôtô du lịch không cắm quốc kỳ đến Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trương Đức Duy đi thẳng vào vấn đề, nói vắn tắt những điểm chính lời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mà hôm kia Hoàng Nhật Tân đã chuyển tới ông ta, biểu thị bản thân mình rất muốn trực tiếp nghe ý kiến của Tổng Bí thư, mong Lê Đức Anh giúp đỡ liên hệ. Lê biểu thị sẽ lập tức làm ngay. Ngay chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh, Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam khẩn cấp nói với tùy viên quân sự Trung Quốc tại Việt Nam là Triệu Nhuệ rằng: 7 giờ rưỡi sáng ngày 22, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ hội kiến Trương Đức Duy tại Nhà khách Bộ Quốc phong, cả hai bên đều không mang phiên dịch, kiến nghị Trương Đức Duy đổi ngồi một xe khác, không cắm quốc kỳ. Sau khi trở về sứ quán, tùy viên quân sự Triệu lập tức báo cáo với Trương Đức Duy.
Cuộc gặp gỡ bí mật Thành Đô
Sau khi biết được ý đồ chân thực của Nguyễn Văn Linh, Trương Đức Duy lập tức báo cáo nội dung nói chuyện của ông về trong nước. Chiều ngày 28 tháng 8, sứ quán nhận được chỉ thị của trong nước, đề nghị Trương Đức Duy chuyển lời tới Nguyễn Văn Linh: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố vấn Trung ương ĐCSVN Phạm Văn Đồng cùng đi. Do Á vận Hội sắp cử hành ở Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên sắp xếp địa điểm hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
Qua sự sắp xếp của Ban Đối ngoại Trung ương ĐCSVN, 4 giờ chiều ngày 29, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã hội kiến Trương Đức Duy tại Nhà khách Trung ương ĐCSVN. Trương Đức Duy chuyển lời mời thăm nội bộ Trung Quốc của Giang Trạch Dân và Lý Bằng tới Nguyễn và Đỗ. Nguyễn và Đỗ biểu thị tiếp nhận lời mời, đồng ý thời gian và địa điểm do phía Trung Quốc đề xuất, đồng thời nói sẽ báo ngay với Bộ Chính trị Trung ương ĐCSVN, nhanh chóng xác định họ tên những người cùng đi, bắt tay chuẩn bị công việc.
Ngày 30, Trung Quốc thông báo cho đại sứ quán sắp xếp đại thể chương trình làm việc, tức sáng ngày 3 tháng 9 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều đến Thành Đô, buổi chiều người lãnh đạo hai bên hội đàm, buổi tối phía Trung Quốc mời tiệc. Sáng ngày 4 tháng 9 tiếp tục hội đàm, buổi chiều chuyên cơ Việt Nam rời Thành Đô về nước. Qua thỉnh thị và được đồng ý, Trương Đức Duy sẽ tháp tùng chuyên cơ Việt Nam đến Thành Đô, tham dự hội đàm.
Sau khi từ Thành Đô trở về, Trương Đức Duy nói, lãnh đạo hai nước trong gặp gỡ chủ yếu thảo luận vấn đề giải quyết chính trị xung đột Cămpuchia như thế nào và vấn đề khôi phục quan hệ bình thường Trung - Việt. Về vấn đề Cămpuchia, hai bên chú trọng bàn sau khi Việt Nam rút quân, tổ chức thành lập Ủy ban Tối cao Quyền lực Lâm thời Cămpuchia, tức phương án phân phối quyền lực. Phía Trung Quốc đề xuất Ủy ban này do 13 đại biểu tổ thành, ngoài hoàng thân Sihanouk ra, chính quyền Phnom Penh có 6 đại biểu, phía lực lượng chống đối do Dân chủ Cămpuchia (Khmer Đỏ), Rananit và Son Sann, ba phái mỗi phái hai đại biểu, cộng là 6 đại biểu. Nguyễn Văn Linh biểu thị có thể tiếp thu phương án này của phía Trung Quốc; Đỗ Mười cho rằng bản thân hoàng thân Sihanouk cũng thuộc về lực lượng chống đối, như thế là tỷ lệ đại biểu hai bên là 6 trên 7, lực lượng chống đối nhiều hơn một ghế, dự đoán phía Phnom Penh tiếp nhận sẽ có khó khăn; Phạm Văn Đồng nói phương án của phía Trung Quốc vừa không công bằng cũng vừa không hợp lý. Cuối cùng phía Việt Nam đồng ý theo phương án do phía Trung Quốc đề xuất làm công tác thuyết phục phía Phnom Penh.
Về quan hệ Trung - Việt, hai bên đều giữ thái độ hướng về phía trước, không lật lại nợ cũ. Sau khi kết thúc gặp gỡ, những người lãnh đạo hai nước ký “Kỷ yếu hội đàm”. Với suy nghĩ sâu xa, Giang Trạch Dân trích dẫn hai câu thơ của nhà thơ Giang Vĩnh đời nhà Thanh: “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại; tương kiến nhất tiếu mân ân cừu” (dịch nghĩa: qua hết sóng gió anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái [là] quên ân oán). Tối hôm đó Nguyễn Văn Linh cũng xúc động viết bốn câu thơ: “Huynh đệ chi giao số đại truyền; oán hận khoảnh khắc hóa vân yên; tái tương phùng thời tiếu nhan khai; thiên tải tình nghị hựu trùng kiến” (tạm dịch nghĩa -vì không có nguyên bản: anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ, trong khoảnh khắc oán hận biến thành mây khói; gặp lại nhau cười rạng rỡ, tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại).
Một năm sau gặp gỡ Thành Đô, tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư mới của ĐCSVN Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc. Người lãnh đạo hai nước công bố tuyên bố chung, tuyên bố quan hệ Trung - Việt bình thường hóa. Tháng 2 năm 1999, người lãnh đạo Trung Việt công bố “Tuyên bố chung”, xác định khuôn khổ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, nói ngắn gọn là 16 chữ “ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
-http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13690&rb=0401