2011-10-09
Trong thời gian qua, dư luận tại Việt Nam lại xôn xao về tình trạng rò rĩ hóa chất từ nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng gây hại cho cây trồng, vật nuôi và môi trường chung quanh, dù nhà máy chưa đi vào sản xuất chính thức.
Mức độ gây hại của loại hóa chất sử dụng trong công nghệ sản xuất quặng bauxite tại nhà máy Tân Rai thế nào? Khả năng khắc phục tình trạng ô nhiễm đó ra sao?
Truyền thông trong nước hồi cuối tháng 9 vừa qua trích dẫn báo cáo kết quả của đoàn thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường Lâm Đồng cho thấy độ PH của nguồn nước thoát ra môi trường gần 11. Mức này vượt qui chuẩn Việt Nam từ 6 đến 9 độ. Ngoài ra nhiệt độ trong nước cao gấp 20% tiêu chuẩn cho phép.
Nguyên nhân
Kết quả thanh tra đưa ra nguyên nhân rò rĩ hóa chất dẫn đến tình trạng vừa nói là do trong quá trình hoàn thiện và tập kết vật tư, pha trộn hóa chất xút chuẩn bị đưa dự án đi vào hoạt động, một số bao bì đựng hóa chất bị để ngoài trời.Gặp mưa một lượng hóa chất còn lại nơi bao bì đó đã thẩm thấu xuống đất và theo dòng nước đổ vào hệ thống thoát nước của nhà máy.
Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trình bày một số thông tin liên quan chất xút được sử dụng cho công nghệ xử lý ướt mà nhà máy alumin Tân Rai ứng dụng:
“Xút gây bào mòn da con người và động vật. Hầu hết các sinh vật không thể sống được trong điều kiện xút cao như thế. Khi xút vào trong nước và đi vào trong cơ thể sẽ hủy hoại hết; như khi đi vào đường ruột sẽ phá vỡ các tế bào ruột non, hít thở vào làm viêm mũi… Nói chung xút là một chất cực độc, xếp vào loại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống.”
Những nơi chịu hậu quả của tình trạng hóa chất xút rò rĩ từ nhà máy alumin Tân Rai trong thời gian qua được cho biết là Công ty Trà giống Cao Nguyên tại khu 6 thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và những hộ dân sống lân cận khu vực nhà máy.
Ông Bùi Công Liên, phó giám đốc Công ty TNHH Trà giống Cao Nguyên cho biết từ hồi cuối tháng bảy vừa qua, nguồn nước từ nhà máy Tân Rai có mùi hắc, sủi bọt và có độ nhờn đã đổ vào hồ chứa nước của công ty. Nguồn nước bất thường này khiến cho cá trong hồ chết, cũng như nước hồ không thể sử dụng để tưới chè và cà phê của công ty như trước nữa.
Nước đen, cá chết, trà cà phê chết
Chủ đầu tư dự án Nhà máy alumin Tân Rai, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, gọi tắt là TKV, vừa rồi lên tiếng thừa nhận tình trạng hóa chất xút bị rò rĩ ra môi trường như kết luận của thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng. TKV có chỉ thị cho Ban quản lý dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng phối hợp cùng nhà thầu Trung Quốc Chalienco khắc phục tình trạng đó.Hồi ngày 21 tháng 9, ông Trần Dương Lễ, phó giám đốc Ban Quản lý Dự án Tổ hợp nhôm Lâm Đồng, sau khi thừa nhận tình trạng lượng xút dư từ công trình Tân Rai rò rĩ ra môi trường, khẳng định là sự việc đã được khắc phục.
Đến ngày 6 tháng 10 vừa qua, một cán bộ của Sở Tài Nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết cơ quan này tiếp tục kiểm tra về tình trạng ô nhiễm quanh nhà máy alumin Tân Rai theo định kỳ và vào ngày 7 tháng 10, đại diện của Sở Tài Nguyên - Môi trường Lâm Đồng có cuộc làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh về vấn đề liên quan:
“Hôm nay đoàn mới đi kiểm tra lại. Đây là công tác kiểm tra thường xuyên, liên tục. Sáng mai sẽ báo cáo chính thức với Ủy ban Nhân dân Tỉnh.
Vừa qua xong sự việc, cũng có chỉ đạo khắc phục, và hiện nay tình hình cũng bình thường không có gì gay gắt nữa.”
Vào sáng ngày 7 tháng 10, chúng tôi cố liên lạc với ông Lương Văn Ngự, vị phó giám đốc sở Tài Nguyên - Môi trường phụ trách công tác thanh tra và báo cáo cho ủy ban nhân dân tỉnh nhưng mọi nỗ lực đều thất bại.
Trong khi đó, một số người dân sống quanh nhà máy alumin Tân Rai cho biết tình hình không có gì thay đổi. Một phụ nữ tại địa phương Lộc Thắng cho biết:
“Hồ nước bị ảnh hưởng nặng lắm. Cá chết hằng loạt hết và nước giờ đây như nước đen. Cá chết bao nhiêu nổi thúi lên. Giải quyết thì chưa thấy gì hết.”
“Dưới hồ nước ngập lên làm chết cà phê. Cả hai tháng nay thấy nước nhờn nhờn, có bọt như bọt xà bông, Cả ao đó cá chết hết, nổi phình lên, thối ...Một cư dân ở Lộc Thắng
Một người dân khác ở Lộc Thắng cũng cho biết:
“Dưới hồ nước ngập lên làm chết cà phê. Cả hai tháng nay thấy nước nhờn nhờn, có bọt như bọt xà bông, Cả ao đó cá chết hết, nổi phình lên, thối… Nước hồ được công ty và dân tưới thường xuyên.
Gia đình thiệt hại không nhiều nhưng làm đơn lên Ban Dự án hai lần rồi mà người ta vẫn chưa đến thẩm định, kiểm tra gì.”
Về biện pháp xử lý hóa chất xút trong môi trường, giáo sư Lê Huy Bá cho biết:
“Xút đã thẩm thấu ra bên ngoài rồi, giờ phải cho gom lại một chỗ để xử lý. Cách xử lý là ‘trung hòa’, hoặc phơi khô, đóng bánh lại, cô lập lại chôn vào một nơi có bê tông là ‘khả dĩ’; chứ cách gì cũng tốn kém.
Xút đã nhiễm vào trong đất khó mà khử lắm. Các nước vẫn chưa có phương pháp thích hợp nào để đẩy xút ra và tái chế lại. Việc đóng khô rồi trộn vào vật liệu khác vẫn chưa được mấy. Xút sử dụng trong tinh luyện bauxite thì các nước cũng chưa có cách nào để xử lý chất thải đó cả.
Xút được sử dụng theo nhiều cách trong công nghiệp. Các ngành khác sử dụng lượng xút nhỏ và phân tán chứ không tập trung như trong ngành bauxite, lượng nhiều việc thu gom xử lý chất thải không được nên xảy ra sự cố là chuyện thường….”
Dự án khai thác bô xít tại hai nơi là Tân Rai thuộc tỉnh Lâm Đồng và Nhân Cơ, tỉnh Dak Nông trên Tây Nguyên gặp phản ứng mạnh từ phía các nhà khoa học, giới bảo vệ môi trường cũng như một số nhà văn hóa tại Việt Nam.Nhiều lý do được nêu ra như tình trạng hủy hoại môi sinh vì lượng bùn đỏ thải ra từ quá trình tuyển quặng tích trữ trong những hồ chứa trên cao được ví như những quả bom treo lở lửng trên đầu người dân sống phía dưới cao nguyên. Thế rồi biết bao những tác động về văn hóa, xã hội khi mà dự án được triển khai bởi nhà thầu Trung Quốc…
Tuy nhiên, dự án vẫn được thực hiện, và mới trong giai đoạn chuẩn bị, việc rò rĩ hóa chất xút độc hại như vừa qua đã xảy ra khiến cho dư luận tiếp tục quan ngại.
Bài học thảm họa bùn đỏ tại Hungary một năm qua vẫn chưa đủ để thức tỉnh những nhà quản lý xã hội ở Việt Nam. Chính giáo sư Lê Huy Bá cho biết vì lý do chính trị mà ‘người ta’ sẵn sàng lờ đi tất cả những mối nguy được báo trước.
Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Mức độ độc hại của việc rỏ rỉ hóa chất ở nhà máy bauxite Tân Rai?
---
- Phạt Thuỷ điện Sông Ba Hạ vì lưu giữ chất thải nguy hại (TN).- Phú Yên: Thắng cảnh quốc gia Đầm Ô Loan bị xâm hại (Tin Tức).
- “Chạy lũ” hay “bám lũ”? (TQ). – Nhiều nơi ĐBSCL lũ trên mức báo động 3 (NLĐ). –Lũ lụt châu Á đe dọa an ninh lương thực toàn cầu (TT).- Mùa… tận diệt chim (DV).- Mùa nước nổi, vì đâu hại nhiều hơn lợi? (TBKTSG).
- Thủy điện Mê Kông là tất yếu? (Thiennhien).
-
- 22 người chết vì lũ tại đồng bằng sông Cửu Long (Thanh Niên).
- “Chạy lũ” hay “bám lũ”? (TQ). – Nhiều nơi ĐBSCL lũ trên mức báo động 3 (NLĐ). –Lũ lụt châu Á đe dọa an ninh lương thực toàn cầu (TT).- Mùa… tận diệt chim (DV).- Mùa nước nổi, vì đâu hại nhiều hơn lợi? (TBKTSG).
- Giao thông đô thị: Đừng đặt cái xe trước …con bò (TVN). - Vỉa hè Hà Nội bị lấn chiếm:Trách nhiệm của quận, huyện (Bee). “Trong khi chính quyền đi kinh doanh vỉa hè, Công an lại là người đi phạt những người buôn bán ở vỉa hè. Đây là điều mâu thuẫn”, Trung tướng Nhanh khẳng định”.- Hà Nội phân làn: Bớt thói quen “mạnh ai nấy đi” (CAND).
- Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết: Cần thêm nhiều bộ trưởng “máu lửa” (NLĐ). – Tướng Thước “gửi lời nhắn” đến Bộ trưởng Đinh La Thăng (GDVN).
Khởi tố thêm 1 bị can và thêm tội danh đối với hung thủ cướp tiệm vàng Ngọc Bích
- Khởi tố thêm tội danh với sát thủ Lê Văn Luyện (GDVN).
Sợ trách nhiệm nên không công bố dịch tay chân miệng?
(Dân Việt) - Bệnh tay chân miệng (TCM) vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc và số ca tử vong tăng liên tục trong thời gian qua khiến nhiều chuyên gia dịch tễ lo ngại. Có phải địa phương sợ trách nhiệm nên không công bố?
- Tủi thân bác sĩ miệt vườn (PLTP).
- Lãng phí nguồn lực sư phạm: "Ngành nào cũng vậy thôi !" (NLĐ 9-10-11)
- Đóng cửa nhiều ngành học (NLĐ 8-10-11) -- "thời gian qua, việc thẩm định, cho phép thành lập trường ĐH, CĐ của các bộ, ngành là quá dễ dãi. Rất ít đề án thành lập trường bị từ chối nên quá nhiều địa phương và bộ, ngành có trường ĐH, CĐ". Và ai là lãnh đạo ngành giáo dục trong giai đoạn này?
- Sốc vì học phí trường mầm non quốc tế: 300 triệu/năm (ĐV 9-10-11) -- Mấy thầy cô Âu Mỹ dạy những trường này có lẽ đang cười khịt khịt với nhau.
- Tư vấn học đường và sự ngược đời của giáo dục VN (VNN 9-10-11)
- Hụt nguồn giáo viên tiếng Anh (TT 9-10-11)
- Huế trên đất Pháp (SH 7-10-11) -- Bài của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết đã lâu, nay mới lên mạng.◄
- Người Hà Nội trong ngõ (TT 9-10-11)
- “Xê bảy” nhỏ bé lặng thầm (SGGP 9-10-11)
- Cần sớm trẻ hóa đội ngũ viết văn Công an (CAND 9-10-11)
- Độc giả nữ khóc ngày Nguyễn Nhật Ánh ra mắt sách (eVan 8-10-11) --Tại sao vậy?
- Điểm một cuốn sách hay về vật lý: Will the Large Hadron Collider Explain Everything?(NYT 9-10-11) -- Đọc bài điểm, không cần đoc sách!