Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Hội nghị cảnh sát biển châu Á Không sử dụng bạo lực đối với ngư dân

Việc đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam sẽ an toàn khi có lực lượng cảnh sát biển. Ảnh: Dương Thanh Xuân
-SGTT.VN - Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị bên lề hội nghị Những người đứng đầu Cảnh sát biển châu Á lần thứ bảy sáng 27.10 tại Hà Nội, đô đốc Ramon Liwag, sĩ quan chỉ huy của lực lượng phòng vệ bờ biển Philippines nhấn mạnh, việc đảm bảo sự an toàn cho ngư dân ở Biển Đông chính là biện pháp xây dựng lòng tin trong khu vực.
“Phải đối xử nhân đạo với ngư dân”
Theo ông Liwag, thời gian qua, cảnh sát biển Việt Nam và Philippines đã hỗ trợ, xử lý một số việc ngư dân vi phạm trên biển và hai bên đã đảm bảo an toàn cho ngư dân, đưa họ trở về nước (bên kia). “Tôi nghĩ, hành động của chúng ta phải dựa trên nguyên tắc của công ước của Liên hiệp quốc về luật Biển, trên nguyên tắc của hoà bình, hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin”, ông Liwag nói.

Đáng chú ý, phát biểu chào mừng hội nghị trước đó, thứ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, bối cảnh an ninh khu vực đang có nhiều diễn biến mới, với sự quan tâm đặc biệt được dành cho an ninh biển. Vì vậy, ông Vịnh muốn gửi gắm tới những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á là cần quan tâm đến ngư dân. Theo ông Vịnh, những ngư dân đang lao động trên biển, khi họ vi phạm pháp luật thì phải xử lý theo luật pháp, nhưng “nhất thiết chúng ta phải đối xử nhân đạo với họ”, không để các hành động bạo lực với những người lao động trên biển.
Ông Vịnh nhấn mạnh: Để đối phó với những thách thức trên biển trong tình hình mới, cảnh sát biển các quốc gia châu Á cần tăng cường trao đổi thông tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác thiết thực, hiệu quả. Cảnh sát biển các nước cần hoạt động trên cơ sở pháp luật và lợi ích của nước mình, tôn trọng pháp luật và lợi ích của các quốc gia khác theo tinh thần công ước của Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982. Ý kiến của thứ trưởng Việt Nam đã nhận được sự tán thành mạnh mẽ của các đối tác đến từ 17 nước châu Á. Phó tổng chỉ huy lực lượng Phòng vệ bờ biển Ấn Độ, ông V.S.R. Murthy cho biết, ông rất ủng hộ khả năng thiết lập đường dây nóng với cảnh sát biển Việt Nam.
Với tư cách đại diện cho một nước có lợi ích lớn với giao thương ở Biển Đông, ông Ryuji Masuno, phó chỉ huy của lực lượng phòng vệ Nhật Bản nhấn mạnh, Nhật Bản muốn đóng góp vào duy trì an ninh trên biển bằng việc chia sẻ kinh nghiệm với các nước ở hội nghị này. Đặc biệt, việc ngăn chặn các tai nạn cho ngư dân trên biển (như ngư dân Việt Nam đã gặp thời gian qua) là điều rất quan trọng, cần có trách nhiệm và sự giám sát của lực lượng phòng vệ. Đề cập tới thoả thuận mới đây giữa Việt Nam và Philippines về hợp tác trên biển, thiết lập đường dây nóng trên biển (hôm 26.10), ông Liwag khẳng định, việc này giúp tăng cường trao đổi thông tin giữa hai bên, nhằm kiểm soát tốt tình hình, đảm bảo công việc đánh bắt của ngư dân được an toàn.
Đóng tàu lớn, trang bị máy bay
Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, cục trưởng cục Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, tình hình an ninh trên biển sẽ ngày càng phức tạp. Trong bối cảnh đó, không quốc gia nào có thể độc lập xử lý được, mà các nước phải có kết hợp nghiên cứu, phối hợp với nhau để giải quyết, thực thi pháp luật trên biển. Muốn thực hiện được điều đó, các nước phải với mục đích chung, giữ vững hoà bình an ninh trên biển, phát triển kinh tế mỗi nước. Theo ông Lĩnh, Chính phủ đã quyết định cho cảnh sát biển Việt Nam được triển khai đóng tàu lớn hơn, có thể hoạt động dài ngày trên biển trong điều kiện thời tiết phức tạp. Đồng thời, trang bị máy bay để nâng tầm hoạt động của cảnh sát biển ra khu vực ranh giới ngoài thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng biển giáp ranh, có những tranh chấp về chủ quyền nhằm duy trì an ninh trật tự, hỗ trợ ngư dân yên tâm đánh bắt hải sản.
Đối với trường hợp ngư dân vô tình, hoặc hữu ý vượt vùng biển Việt Nam sang vùng biển nước khác, thì kịp thời tuyên truyền cho bà con không sang vùng biển nước khác hoạt động khi chưa được phép. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, ông Lĩnh khẳng định, khó khăn lớn nhất của cảnh sát biển cơ bản là vấn đề trang bị, vì trang bị của ta chưa thể đáp ứng cho hoạt động dài ngày, đặc biệt trong điều kiện thời tiết rất phức tạp.
Việt Anh
Hội nghị cảnh sát biển châu Á
---

- TẠI SAO NHẬT BẢN CAN THIỆP VÀO BIỂN ĐÔNG?basam-- Hiểu thế nào về thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung/vnexpress.net/

Việt-Trung thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển
--

Tàu Hải quân Trung Quốc thăm Cuba
Tin sốc: Đại tá Gaddafi có thể vẫn còn sống

Tổng số lượt xem trang