Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Thiền sư Nhất Hạnh và 'con đường thứ ba'


Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người sáng lập dòng Tiếp Hiện và cộng đồng phật giáo thiền học Làng Mai có trụ sở tại Tây Nam nước Pháp.
-Thiền sư Nhất Hạnh và 'con đường thứ ba'
 18 tháng 4 2015
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có những kế hoạch để phát triển một tổ chức Giáo hội Phật giáo hay một "luồng phật giáo thứ ba" ở Việt Nam với kỳ vọng cả được chính quyền và đảng cộng sản cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam chấp nhận, theo một nhà vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam từ hải ngoại.
Tuy nhiên nỗ lực này đã không thành công vì dự án này đã bị chính giáo hội do đảng cộng sản hậu thuẫn 'phản đối' mà thể hiện rõ nhất là vụ tăng thân có liên kết với Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh đã bị trục xuất ở tu viện Bát Nhã tại Việt Nam, vẫn theo ý kiến này.

Trao đổi với BBC Việt ngữ, từ Paris, nhà hoạt động Võ Văn Ái nói:


Chính khi ngài về trong nước thì cũng đã có một mưu đồ là thành lập một tổ chức Phật giáo thứ ba, là bởi vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam của nhà nước lập ra năm 1981 không đáp ứng điều mà Đảng trông chờ, tức là nắm cho được quần chúng Phật giáo toàn bộÔng Võ Văn Ái

"Tôi chỉ quan tâm những chuyến đi của Hòa Thượng Nhất Hạnh về Việt Nam là bởi vì trước năm 1975 ngài đã tạo cho mình một tên tuổi trong thời gian tranh đấu chung cho chúng tôi trên trường quốc tế cho Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất.

"Nhưng mà sau này, ngài đâu có còn ở trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, chính khi ngài về trong nước thì cũng đã có một mưu đồ là thành lập một tổ chức Phật giáo thứ ba, là bởi vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam của nhà nước lập ra năm 1981 không đáp ứng điều mà Đảng trông chờ, tức là nắm cho được quần chúng Phật giáo toàn bộ.Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một lần đồng chủ trì trai đàn bình đẳng chẩn tế ở Sài Gòn khi về thăm Việt Nam.

"Bấy giờ họ, chính quyền Việt Nam, muốn kiếm một luồng Phật giáo khác để nắm quần chúng trở lại.

"Nhưng mà cái Hòa thượng Nhất Hạnh muốn thực hiện, một con đường, một Giáo hội thứ ba, đã thất bại tại Việt Nam. Nó không thành công. Ngay Giáo hội Phật giáo Nhà nước cũng đã phản đối ông ấy rồi, thì làm sao mà ông có thể đứng trên để đưa tới một sự hòa hợp, hòa giải trong Phật giáo được," ông Võ Văn Ái nói thêm.
Hai con đường


Trường hợp của Hòa thượng Nhất Hạnh có thể gọi là sự tiếp cận với nhà nước Việt Nam, cái đó đưa tới sự thất bại như chúng ta thấy. Còn trong trường hợp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất không hề có sự tiếp cận

Theo nhà hoạt động từ Paris, Hòa thượng Nhất Hạnh đã có con đường đi riêng khác biệt về bản chất với con đường của một số vị lãnh tụ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ sau năm 1975 tới nay, mặc dù dường như điểm chung của hai con đường ấy tới nay đều có một kết quả là chưa được sự 'chấp nhận' của chính quyền Việt Nam.

Ông Võ Văn Ái nói tiếp:

"Trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất dưới quyền lãnh đạo tối cao của ngài Huyền Quang và Quảng Độ có bao giờ mà nhà nước chấp nhận đâu, từ đầu tới cuối.

"Năm 1977, họ kết án hai ngài mấy năm tù, rồi từ đó trở về sau họ giải giới về quản thúc ở miền quê Thái Bình và Quảng Ngãi của hai ngài, chưa bao giờ, không bao giờ có một sự tiếp cận nào hết.Hòa thượng Thích Quảng Độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ sau 1975 có những khác biệt với Hòa thượng Nhất Hạnh, theo nhà vận động.

"Mà chỉ có những kiến nghị bên phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, quyền sinh hoạt của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất, là một Giáo hội dân lập và truyền thừa có 2.000 năm lịch sử.

"Còn bên phía tiếp cận của Hòa Thượng Nhất Hạnh thì nó khác, nó không giống, nó không đại biểu cho lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

"Đó là chuyện có tính chất cá nhân của pháp môn Làng Mai, nó không đại biểu cho phật tử Việt Nam và cũng không đại biểu cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

"Trường hợp của Hòa thượng Nhất Hạnh có thể gọi là sự tiếp cận với nhà nước Việt Nam, cái đó đưa tới sự thất bại như chúng ta thấy.

"Còn trong trường hợp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất không hề có sự tiếp cận.

"Gần đây, khi đức Tăng thống Thích Quảng Độ tiếp bà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, ngài cũng tuyên bố rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là giáo hội duy nhất đối lập với Đảng Cộng sản và không chấp nhận Đảng Cộng sản.

"Là bởi vì cái đó đi ngược với giáo lý từ bi, trí tuệ của Đạo Phật," nhà hoạt động dẫn lời Hòa thượng Quảng Độ, nói.




-
Không ai đàn áp những người theo pháp môn Làng Mai
QĐND - Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua, một số trang mạng có địa chỉ ở nước ngoài lại đưa ra những thông tin sai lệch về các biện pháp mà chính quyền các cấp ở tỉnh Lâm Đồng tiến hành để giải quyết việc tụ tập của một số người tu theo pháp môn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã. Họ gọi các biện pháp của chính quyền là hành động đàn áp, vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo… Họ còn nói rằng, một số lãnh đạo Giáo hội là “tỏ rõ sự nhu nhược…”, nên đã ít nhiều tiếp tay cho sự đàn áp...

Pháp môn Làng Mai do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh sống tại Pháp lập từ tháng 5-2008 đã được phép mở các khóa tu tập tại tu viện Bát Nhã dưới sự bảo lãnh của Thượng tọa Thích Đức Nghi - Trụ trì tu viện Bát Nhã và được sự chấp thuận của Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam. Tuy nhiên, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và những người tu theo pháp môn này đã bổ nhiệm Phó trụ trì Tu viện Bát Nhã, tấn phong giáo phẩm Hòa thượng cho một vị sư của Việt Nam mà không thông qua Trụ trì tu viện Bát Nhã và GHPG Việt Nam nên ngày 1-9-2008, Thượng tọa Thích Đức Nghi đã có đơn không bảo lãnh cho những người tu theo pháp môn Làng Mai ở lại tu viện nữa. Đã nhiều lần thượng tọa yêu cầu nhóm người theo pháp môn Làng Mai rời khỏi tu viện Bát Nhã nhưng họ không chấp hành. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa các vị tăng ni, phật tử ở Tu viện Bát Nhã và những người tu theo pháp môn Làng Mai gây ra những phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn.


Những người tu theo pháp môn Làng Mai đã tự rời khỏi nơi cư trú về tụ tập tại Bát Nhã mà không báo cáo với chính quyền, cơ quan chức năng là vi phạm quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng; không kê khai các hoạt động tôn giáo với chính quyền sở tại là vi phạm Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Mặt khác, theo quy định của GHPG Việt Nam, nếu người tu hành dưới 18 tuổi phải có người giám hộ và phải xin ý kiến cha mẹ nhưng đa số những người theo pháp môn Làng Mai đều dưới 18 tuổi nhưng không tuân thủ quy định này. GHPG Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng, với nhiều pháp môn, nhiều lối tu hành. Các môn phái hoạt động trong Hiến chương quy định của Giáo hội, Làng Mai không phải là ngoại lệ. Không dừng ở đó, một số người tu theo pháp môn Làng Mai còn có những thông tin sai lệch, thiếu thiện chí về vấn đề những người tu theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã.
Quan điểm, chủ trương của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng về vấn đề này là rất rõ ràng. Vụ việc phải giải quyết đúng theo quy định của pháp luật và Hiến chương của GHPG Việt Nam. Việc giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ trước hết thuộc về Trụ trì Thích Đức Nghi, Ban Trị sự Phật giáo Lâm Đồng, GHPG Việt Nam và bản thân Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Chính quyền địa phương kêu gọi, trên tinh thần lục hòa, để các tăng ni, phật tử của Tu viện Bát Nhã và những người theo pháp môn Làng Mai đối thoại và hòa giải mâu thuẫn. Còn với những hành vi vi phạm pháp luật, trước hết, chính quyền địa phương đồng ý với giải pháp của GHPG Việt Nam là khuyến khích những người theo pháp môn Làng Mai trở về quê hương. Những người cố tình vi phạm dù đó là người theo pháp môn Làng Mai hay tăng ni, phật tử của Tu viện Bát Nhã sẽ áp dụng nghiêm minh các quy định của pháp luật. Ở đây hoàn toàn không có chuyện “đàn áp”, gây sức ép với các pháp môn Làng Mai hay tăng ni, phật tử của Tu viện Bát Nhã.
Kim Ngọc

Không ai đàn áp những người theo pháp môn Làng Mai



Tổng số lượt xem trang