-Tổng thống Nga Putin: Israel không nên cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine
--Nga bất bình trước việc Israel cung cấp vũ khí cho Ukraine 19/04/2015
(Petrotimes) – Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 18/4 đã chỉ trích việc Israel cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraine để chống lại lực lượng ly khai ở miền đông nước này chỉ làm cuộc khủng hoảng tại đây thêm trầm trọng và gia tăng thương vong.
--Nga chi hàng tỷ USD để hiện đại hóa Crimea
**************
-Mỹ nắm công nghiệp quốc phòng Ukraine, tung cú “móc sườn” vào Nga
12/04/2015
Việc Mỹ quyết định đầu tư và hợp tác phát triển với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng lớn đối với quân đội và thị trường xuất khẩu vũ khí của Nga.
Trên trang mạng chinanews.com gần đây có thông tin cho biết, các doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Mỹ sẽ tiến hành đầu tư vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Trong thời gian viếng thăm Washington trước đây, giới chức lãnh đạo ngành Công nghiệp quốc phòng Ukraine đã đạt được một thỏa thuận không chính thức về vấn đề này.
Tổng giám đốc Tập đoàn UkrOboronProm, ông Roman Romanov cho biết, kinh nghiệm và công nghệ Mỹ sẽ giúp Ukraine thúc đẩy quá trình cải cách tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình.
Trong tình hình kinh tế đang bị đình trệ và bế tắc hiện nay, lĩnh vực hợp tác này không chỉ là sự hỗ trợ từ bên ngoài hết sức cần thiết đối với chính quyền Kiev, mà nó còn giúp cho Hoa Kỳ đạt được mục đích chính trị riêng của mình.
Ngoài ra, đây cũng là lợi ích rất tiềm năng đối với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn và các nhà tài phiệt núp sau lưng chính quyền Washington.
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất của thỏa thuận đầu tư và hợp tác giữa Washington và Kiev là cú đòn quyết định mà Mỹ giáng vào nền công nghiệp quốc phòng, ngành xuất khẩu vũ khí và trực tiếp là quân đội Nga
Sau Thế chiến II, Mỹ đã thông qua “Kế hoạch Marshall” để hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế của Tây Âu và kế hoạch này đã khiến một số quốc gia châu Âu luôn coi Washington là “minh chủ” của mình.
Thậm chí, Ngoại trưởng Anh khi đó là Ernest Bevin từng tuyên bố rằng “Kế hoạch Marshall” (“Marshall Plan”) là “chiếc phao cứu sinh cho những kẻ chết đuối” (a lifeline to sinking men).
Hiện nay, Ukraine đang lâm vào khủng hoảng, tình trạng trong nước bất ổn, môi trường đầu tư bất trắc, mức sống của nhân dân ngày càng suy giảm.
Nếu như tình trạng suy thoái kinh tế diễn ra trong thời gian dài thì không loại trừ khả năng tái xuất hiện các phong trào thân Nga.
Chuỗi công nghiệp quốc phòng hoàn hảo, từ nghiên cứu, phát triển cho đến sản xuất hiện đang là trụ cột kinh tế chủ yếu của chính quyền Kiev.
Các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ tiến hành đầu tư vào nền công nghiệp quốc phòng Ukraine có thể sẽ mang đến sự hỗ trợ nhất định để khôi phục nền kinh tế của quốc gia Đông Âu này.
Đây được coi là một chính sách rất phù hợp để hỗ trợ đồng minh, củng cố thêm quyết tâm ngả sang phương Tây của chính quyền Kiev.
Thông qua hợp tác và đầu tư vào công nghiệp quốc phòng Ukraine, Mỹ có thể nắm được những tài liệu gốc về vũ khí, trang bị kiểu Nga với giá rẻ, từ đó giành lợi thế trong đối kháng quân sự và gây sức ép lên hoạt động xuất khẩu vũ khí của Moscow sau này.
Nga và Ukraine đều có thực lực công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đặc biệt là Kiev có thể cạnh tranh ngang ngửa với Moscow trong các lĩnh vực động cơ máy bay, tàu thuyền; tàu mặt nước cỡ lớn; máy bay vận tải hạng nặng; tăng-thiết giáp và thiết bị điện tử chính xác.
Hiện nay, Ukraine cũng đang có trong tay một số cơ cấu quốc phòng nổi tiếng như Cục Thiết kế xe tăng Morozov và Cụm Công nghiệp hàng không Antonov, đội ngũ các nhà khoa học và hàm lượng tích lũy công nghệ trong một số lĩnh vực ngang bằng, thậm chí vượt cả Nga.
Vấn đề mấu chốt là Nga và Ukraine có sự tương đồng về trang bị, vũ khí chủ chốt và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Do đó, việc đầu tư ồ ạt vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine có thể sẽ giúp Mỹ nắm được các tài liệu kỹ thuật tiệm cận trình độ những vũ khí trang bị hiện có của Nga.
Điều này sẽ có vai trò rất quan trọng đối với việc khám phá những bí mật của nền công nghiệp quốc phòng và tính năng vũ khí trang bị của Nga, đồng thời sẽ có tác động trực tiếp đến việc gia tăng sức ép lên thị trường xuất khẩu vũ khí Nga trong tương lai.
Trước tình trạng nguy cấp của Kiev và trong tình hình tương đối hòa bình hiện nay, đầu tư của Mỹ vào Ukraine sẽ không bao giờ lỗ, thậm chí còn là quá hời, chẳng khác nào một “chiếc bánh lớn” từ trên trời rơi xuống cho Washington.
BÀI LIÊN QUAN
Công nghiệp quốc phòng Mỹ: Những tín hiệu đáng ngại
Công nghiệp quốc phòng Belarus hưởng lợi do xung đột Ukraine?
Công nghiệp quốc phòng Nga sẽ "đổ xô sang phía Đông"
*****************
-Lính Nga tại Ukraina : Vladimir Putin giấu đầu lòi đuôi
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã trao tặng cho một vài đơn vị quân đội một danh hiệu cực kỳ cao quý mà trong thời Đệ nhị Thế chiến, chỉ dùng để ban thưởng cho những đơn vị được cho là anh hùng. Quyết định này đã làm dấy trở lại câu hỏi là phải chăng đó là những đơn vị đã tham chiến tại Ukraina, điều mà Mátxcơva luôn phủ nhận. Và nếu đúng là như vậy, thì rõ ràng là ông Putin đã giấu đầu, nhưng lại để lòi đuôi.
Trong một bản tin đề ngày 27/03/2015, hãng tin Pháp AFP ghi nhận là trong tuần này, Tổng thống Nga đã ban danh hiệu « Vệ binh » cho hai lữ đoàn kỵ binh không vận và một trung đoàn thông tin. Dưới thời Stalin, danh hiệu « Vệ binh » đã được trao cho những đơn vị Hồng quân Liên Xô đặc biệt dũng cảm trong việc ngăn chặn bước tiến của Đức quốc xã vào năm 1941.
Đối với giới quan sát, Bộ Quốc phòng Nga vẫn luôn khẳng định rằng danh hiệu « Vệ binh » này không được trao cho các đơn vị quân sự « trong thời bình », do đó việc trao tặng danh hiệu đó vào lúc này có thể là một sự thừa nhận ngầm rằng quân đội Nga đã chiến đấu ở miền Đông Ukraina.
Theo sắc lệnh của ông Putin, các lữ đoàn không kỵ 11 và 83 cùng với trung đoàn thông tin 38 được vinh danh vì chủ nghĩa anh hùng tập thể và lòng dũng cảm đã thể hiện « trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc và lợi ích đất nước ». Các từ ngữ được sử dụng để vinh danh các đơn vị nói trên khá lạ lùng, vì lẽ trên nguyên tắc, theo quan điểm chính thức, nước Nga hiện không can dự vào bất kỳ một cuộc xung đột quân sự nào.
Khi bị chất vấn, ông Dmitry Peskov phát ngôn viên Tổng thống Putin đã phủ nhận mọi liên hệ giữa danh hiệu được trao với việc lính Nga tham chiến tại Ukraina, và cho rằng danh hiệu đó có thể liên quan đến các nhiệm vụ trước đó. Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Peskov giải thích rằng các đơn vị được khen thưởng đã tham gia vào các hoạt động khác nhau từ thời Xô viết, và có đơn vị đã từng phục vụ ở vùng Kafkaz bất ổn.
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Nga từ chối bình luận, nhưng chuyên gia quân sự nổi tiếng về Nga là Igor Sutyagin khẳng định rằng ba đơn vị được vinh danh đã tham chiến ở miền đông Ukraina, và danh hiệu cao quý đó đã được trao tặng để cổ vũ tinh thần cho lực lượng không kỵ của Nga. Theo chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu RUSI của Anh này, từng làm gián điệp tại Nga, thì hai lữ đoàn không kỵ được vinh danh đều đã chiến đấu tại Ukraina, và cả hai đều đã bị tổn thất, thậm chí tổn thất nặng nề.
Trong một báo cáo gần đây dựa trên những gì mà ông gọi là " nguồn mở ", chuyên gia Sutyagin khẳng định rằng các lữ đoàn 11, đồn trú ở thành phố Ulan-Ude vùng Siberia, là một trong những đơn vị Nga thường xuyên chiến đấu ở Ukraina vào tháng Hai. Còn trả lời AFP qua email, ông Sutyagin cho biết là Lữ đoàn 83, đặt căn cứ tại thị trấn Ussuriisk gần Vladivostok, thì đã qua tham chiến ở Ukraina « trước tháng Hai một chút ».
Theo nhà phân tích chính trị độc lập Alexander Konovalov, khi vinh danh các đơn vị nói trên, ông Putin có lẽ muốn duy trì uy tín của mình trong quân đội, cho dù việc này có thể tiết lộ sự kiện đó là số lính Nga đang tham chiến tại Ukraina.
Ngay cả Igor Korotchenko, một nhà báo cực kỳ ủng hộ ông Putin, biên tập viên của một tạp chí quốc phòng luôn phủ nhận việc lính Nga chiến đấu tại Ukraina, cũng phải cho rằng danh hiệu Vệ binh là một sự thừa nhận đóng góp của các đơn vị và : « Điều đó có nghĩa là họ đã thực thụ thi hành nhiệm vụ ».
-NATO : lính Nga chết ‘‘rất nhiều’’ tại miền đông Ukraina
Hôm qua 05/03/2015, trong cuộc họp với các nghị sĩ Châu Âu, trợ lý Tổng thư ký NATO tuyên bố binh sĩ Nga tử trận « rất nhiều » tại miền đông Ukraina. Đại diện NATO cáo buộc Matxcơva muốn dùng quân đội mở rộng lãnh thổ.
Tại Riga, thủ đô Latvia, ông Alexander Vershbow, trợ lý của NATO - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương khẳng định « ngày càng có nhiều bằng chứng là hoạt động quân sự của Nga tại Ukraina ngày càng ít được công luận Nga ủng hộ, trong khi các lãnh đạo Nga ngày càng ít có khả năng che dấu thực tế là binh sĩ Nga tham chiến và tử trận với số lượng rất nhiều tại miền đông Ukraina ». Theo Trợ lý Tổng thư ký NATO, Nga « vi phạm luật pháp quốc tế » và đang chuẩn bị « dùng vũ lực thay đổi đường biên giới », để thiết lập các vùng ảnh hưởng tại các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Việc binh sĩ Nga có mặt hay không tại miền đông Ukraina, và vai trò của Nga trong cuộc xung đột khiến hơn 6.000 người thiệt mạng từ một năm trở lại đây (theo số liệu của Liên Hiệp Quốc), là chủ đề gây tranh luận dữ dội từ nhiều tháng nay. Trong những tuần gần đây, Phương Tây đe dọa loạt trừng phạt mới, nếu phe ly khai với sự hậu thuẫn của Nga vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2. Lãnh đạo Ngoại giao và An ninh Châu Âu Federica Mogherini nhắc lại điều này tại Riga, khi bà tham dự cuộc họp không chính thức của các Ngoại trưởng Liên Âu. Federica Mogherini cũng nhấn mạnh đến việc cần phải tăng cường các phương tiện cho Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), được giao nhiệm vụ giám sát thỏa thuận ngừng bắn.
Một cuộc họp của đại diện nhóm bốn nước Nga, Ukraina, Đức và Pháp diễn ra tại Berlin hôm nay để theo dõi việc tuân thủ Minsk 2.
Cũng hôm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du tới Kiev. Chính quyền Ukraina liên tục đề nghị Washington cấp vũ khí để kháng cự lại phe nổi dậy, được Nga hậu thuẫn.
Binh sĩ Nga đầu tiên chiến đấu tại Donbass lên tiếng công khai
Vẫn liên quan đến vấn đề sự hiện diện của quân đội Nga tại Donbass, lần đầu tiên có nhân chứng sống lên tiếng, theo tuần báo độc lập Nga Novaia Gazeta, được La Croix ngày 03/03/2015 dẫn lại. Một binh sĩ Nga 20 tuổi dưỡng thương tại một bệnh viện, sau trận đánh ác liệt tại thành phố Debaltseve (Ukraina). Quân nhân Dorzhi Batomkunuev kể lại anh được điều động vào một đơn vị thiết giáp tại Siberi ngày 25/12/2013, và sau đó đã được đưa sang Donbass, trong chuyến vượt biên giới Nga – Ukraina hồi đầu tháng 2/2015. Các binh sĩ trên 31 xe tăng của lữ đoàn đều biết chính xác nhiệm vụ của mình. Phần lớn binh lính trong đơn vị nói trên thuộc cộng đồng người thiểu số Buryat, miền nam Siberi.
Hôm nay, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có cuộc họp về khủng hoảng miền đông Ukraina, theo đề nghị của Litva. Kể từ khi xung đột bùng nổ, Hội đồng Bảo an đã có khoảng 30 cuộc họp về vấn đề này, mà phần lớn không đạt kết quả, do quan điểm đối ngược giữa các nước Phương Tây và Nga, thành viên thường trực có quyền phủ quyết.
-NATO: Binh lính Nga tử vong ‘số lượng lớn’ ở đông Ukraine-06.03.2015
Binh lính Nga đang thiệt mạng với "số lượng lớn" trong khi chiến đấu bên cạnh quân ly khai ở miền đông Ukraine chống lại lực lượng của chính phủ, một quan chức cấp cao của NATO cho biết hôm thứ Năm.
Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow cho biết như vậy trong một bài phát biểu tại một hội nghị ở Riga, Latvia.
Ông cũng nói "một nước Nga giận dữ với quan điểm xét lại, phá vỡ những quy tắc quốc tế" và tiếp tục gây bất ổn cho Ukraine và đe dọa các nước láng giềng là một trong những "mối đe dọa và thách thức mới" mà liên minh quân sự phương Tây và Liên minh châu Âu phải đối mặt.
Bài phát biểu của ông Vershbow diễn ra một ngày sau khi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Âu và Âu Á Victoria Nuland nói trước một ủy ban Quốc hội của Mỹ rằng Nga đã gửi "hàng ngàn" binh sĩ và hàng trăm thiết bị quân sự vào miền đông Ukraine.
Tư lệnh Lục quân Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, trong tuần này nói rằng khoảng 12.000 binh sĩ Nga đang yểm trợ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.
Các quan chức Nga đã bác bỏ những con số ước tính đưa ra hôm thứ Năm. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nói những con số này là do Mỹ "nói bừa" và có thể "làm nản lòng và đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế."
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov trực tiếp đáp lại cáo buộc nói Nga có 12.000 binh lính ở miền đông Ukraine: "Nhưng sao lại là 12.000? Sao không phải là 20.000, 25.000? Sao họ nghĩ ra con số nhỏ vậy?"
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, ông Vershbow cho biết mục tiêu của Tổng thống Nga Vladimir Putin "dường như là biến Ukraine thành một quốc gia thất bại và để trấn áp và làm mất uy tín những tiếng nói khác ở Nga nhằm ngăn ngừa một Maidan của Nga." Maidan là phong trào biểu tình phản đối ở Ukraine đã hạ bệ cựu tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych.Phó tổng thư ký NATO nói NATO và Liên minh châu Âu cần tăng cường hợp tác trong việc hỗ trợ "những đối tác như Ukraine, Gruzia, và Moldova," cùng những nước khác. Ông cũng cho biết hai tổ chức này cần phối hợp phương sách của mình để "xua tan tuyên truyền và thông tin sai lạc" và bảo vệ những giá trị dân chủ chung.
Thân hữu của ông Boris Nemtsov cho biết sẽ công bố các tài liệu mà lãnh tụ đối lập này thu thập trước khi bị giết hại hôm 27/2
Bí mật về lá thư ông Nemtsov viết 24 giờ trước khi bị ám sát
-Ông có thể đưa đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn
Trang mạng Inosmi.ru lược thuật những bài bình luận về vụ sát hại Boris Nemtsov
Phạm Nguyên Trường dịch
Tờ The Wall Street Journal gọi Boris Nemtsov là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của phe đối lập, người “có thể dẫn dắt đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn, nếu có cơ hội”. Theo tờ báo này, “có khả năng là, chúng ta sẽ không bao giờ biết ai đã giết Boris Nemtsov vào đêm thứ sáu vừa qua ở Moskva, cũng như vì sao người ta đã giết ông”. Tờ báo này còn viết: “Nemtsov không ngại trực tiếp phê phán nhà lãnh đạo Nga ... Ông cũng là một trong số ít người ở Nga ủng hộ phong trào dân chủ Ukraine”.
Đài phát thanh Голоса Америки(Voice of America) phát tuyên bố đặc biệt của Tổng thống Barack Obama, trong đó có nói: “Nemtsov là người bảo vệ không mệt mỏi đất nước mình và đã đòi được cho đồng bào mình những quyền mà tạo hóa đã ban cho tất cả mọi người”. Đài này cũng dẫn lời Ngoại trưởng John Kerry, nói rằng đã bị choáng váng và vô cùng buồn khi biết tin về vụ giết hại dã man cựu phó thủ tướng Boris Nemtsov.
Phóng viên tờ The Washington Post nhận xét rằng, mặc dù Nemtsov không phải là nhân vật đối lập đầu tiên ở Nga bị sát hại, nhưng sự kiện này đặc biệt làm người ta choáng váng. Hồi tưởng lại những cuộc gặp với ông, phóng viên này viết: “Nemtsov đã trải qua những thăng trầm trong những thập kỷ hỗn loạn thời hậu-Xô Viết, nhưng ông vẫn là người đại diện của lực lượng lạc quan và đầy sức sống, với tinh thần hài hước pha chút chua cay - và, khác với những nhà cải cách vốn là đồng nghiệp của mình trong những năm 1990 – ông tiếp tục đấu tranh cho chế độ dân chủ”
Tờ Quartz thì gọi vụ hạ sát một người theo trường phái tự do và là cựu phó thủ tướng mới 55 tuổi, ông Boris Nemtsov, là vụ giết người theo đơn đặt hàng và tuyên bố ở Nga hầu như chưa bao giờ tìm được những kẻ đứng đằng sau những tội ác như thế, động cơ của vụ giết người cũng thường là điều bí ẩn. Tác giả còn đưa ra ví dụ những vụ giết người từng làm xôn xao dư luận trong một thời gian, như vụ sát hại Paul Klebnikov và Anna Politkovskaya.
Tờ USA TODAY lưu ý độc giả sự kiện: vụ sát hại diễn ra chỉ hai ngày trước bài nói đã được lên kế hoạch từ trước của Boris Nemtsov tại một cuộc biểu tình chống chính phủ (dự định vào chủ nhật, 1 tháng 3 năm 2015 – ND). Bài báo cũng nhấn mạnh rằng, tổng thống Nga Vladimir Putin ngay lập tức lên án vụ sát hại chính trị gia nổi tiếng này và trực tiếp chỉ đạo cuộc điều tra vụ giết người. Tờ báo cũng lưu ý rằng tội ác diễn ra ngay tại trung tâm thành phố, gần khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.
Nguồn: http://inosmi.ru/world/20150228/226554881.html
--Nga bất bình trước việc Israel cung cấp vũ khí cho Ukraine 19/04/2015
(Petrotimes) – Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 18/4 đã chỉ trích việc Israel cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraine để chống lại lực lượng ly khai ở miền đông nước này chỉ làm cuộc khủng hoảng tại đây thêm trầm trọng và gia tăng thương vong.
“Đây là một sự lựa chọn, một sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo Israel. Họ có quyền làm những gì họ cho là phù hợp. Tôi nghĩ rằng, đó là việc làm phản tác dụng, nếu nó liên quan đến vũ khí sát thương, bởi vì nó sẽ chỉ đẩy cuộc khủng hoảng Ukraine vào một vòng xoáy đối đầu mới, với thương vong nhiều hơn. Kết quả sẽ vẫn như cũ” - ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya 1 tối thứ Bảy (18/4).
Đó là tuyên bố của người đứng đầu nước Nga khi được yêu cầu bình luận về việc Israel cho biết nước này có thể bắt đầu cung cấp vũ khí cho chính phủ Kiev, nhằm trả đũa việc Moskva quyết định dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 vào tuần trước.
Trong khi đó, tại Israel, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng nước này vẫn chưa có phản ứng với những phát biểu của ông Putin.
Israel là nước duy nhất đến nay vẫn luôn bất mãn vì thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Iran mà nhóm 6 cường quốc trung gian (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức) đã đạt được hồi đầu tháng này. Do đó, khi Moskva tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Tehran, Israel càng khó chịu ra mặt.
Về quyết định khiến Israel nổi khùng, hôm 17/4, trong chương trình phát sóng đặc biệt trên kênh Rossiya 1, Tổng thống Nga đã giải thích với công chúng rằng: “Hiện đã có những tiến bộ rõ rệt trong các nỗ lực kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran, chúng tôi không thấy có lý do gì để tiếp tục áp đặt lệnh cấm đơn phương này với Tehran”.
Ông Putin cũng nói thêm rằng, S-300 là hệ thống vũ khí mang tính chất phòng thủ, không đặt ra bất kỳ mối đe dọa nào với Israel. Hơn nữa, trong bối cảnh điểm nóng Yemen gây bất ổn ở khu vực, sự hiện diện của loại vũ khí này có thể là một yếu tố kiềm chế”.
Cùng ngày, phát biểu trên đài phát thanh Ekho Moskvy, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tuyên bố Nga không vướng phải những rào cản quốc tế nào đối với việc cung cấp cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Theo ông Antonov, S-300 không phải là loại vũ khí tấn công mà là hệ thống phòng không để phòng thủ. Mỹ cũng thừa nhận rằng S-300 không vi phạm lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc.
Linh Phương (tổng hợp)
---Nga chi hàng tỷ USD để hiện đại hóa Crimea
**************
-Mỹ nắm công nghiệp quốc phòng Ukraine, tung cú “móc sườn” vào Nga
12/04/2015
Việc Mỹ quyết định đầu tư và hợp tác phát triển với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng lớn đối với quân đội và thị trường xuất khẩu vũ khí của Nga.
Trên trang mạng chinanews.com gần đây có thông tin cho biết, các doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Mỹ sẽ tiến hành đầu tư vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Trong thời gian viếng thăm Washington trước đây, giới chức lãnh đạo ngành Công nghiệp quốc phòng Ukraine đã đạt được một thỏa thuận không chính thức về vấn đề này.
Tổng giám đốc Tập đoàn UkrOboronProm, ông Roman Romanov cho biết, kinh nghiệm và công nghệ Mỹ sẽ giúp Ukraine thúc đẩy quá trình cải cách tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình.
Trong tình hình kinh tế đang bị đình trệ và bế tắc hiện nay, lĩnh vực hợp tác này không chỉ là sự hỗ trợ từ bên ngoài hết sức cần thiết đối với chính quyền Kiev, mà nó còn giúp cho Hoa Kỳ đạt được mục đích chính trị riêng của mình.
Ngoài ra, đây cũng là lợi ích rất tiềm năng đối với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn và các nhà tài phiệt núp sau lưng chính quyền Washington.
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất của thỏa thuận đầu tư và hợp tác giữa Washington và Kiev là cú đòn quyết định mà Mỹ giáng vào nền công nghiệp quốc phòng, ngành xuất khẩu vũ khí và trực tiếp là quân đội Nga
Hợp tác quân sự với Mỹ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Ukraine vào thời điểm này
Mỹ đầu tư vào công nghiệp quốc phòng Ukraine để gia tăng áp lực mềm vào Nga
Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã sử dụng mọi phương án có thể, tuy nhiên vẫn chưa tìm được một biện pháp trừng phạt nào mang tính tối ưu đối với Moscow.
Đối với các nước nhỏ, yếu thế, Hoa Kỳ có thể sẽ sử dụng “biện pháp mạnh”, nhưng Washington hoàn toàn không thể tiến hành không kích, can thiệp quân sự, thiết lập vùng cấm bay… đối với Moscow.
Các cuộc tập trận chung cũng chỉ mang lại hiệu ứng tinh thần là chính chứ không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Do đó, sử dụng biện pháp mềm dẻo là cô lập ngoại giao, trừng phạt kinh tế đã trở thành sự lựa chọn tối ưu của Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhằm chống lại Nga.
Việc các doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Mỹ đầu tư vào Ukraine cũng được xem là hành động mở rộng và kéo dài các biện pháp trừng phạt của Washington và Brussels đối với Moscow.
Chính quyền Kiev đã lâm vào tình thế đối lập với Moscow, nếu như Nga không trả lại Crimea thì hai nước sẽ “trở mặt thành thù”.
Do đó, bất luận trong thời điểm hiện tại hay tương lai, Kiev sẽ vẫn là quân bài quan trọng để Washington và Brussels kiềm chế Moscow. Mỹ giúp đỡ Ukraine chính là hỗ trợ duy trì một cuộc đối đầu lâu dài với Nga.
Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã sử dụng mọi phương án có thể, tuy nhiên vẫn chưa tìm được một biện pháp trừng phạt nào mang tính tối ưu đối với Moscow.
Đối với các nước nhỏ, yếu thế, Hoa Kỳ có thể sẽ sử dụng “biện pháp mạnh”, nhưng Washington hoàn toàn không thể tiến hành không kích, can thiệp quân sự, thiết lập vùng cấm bay… đối với Moscow.
Các cuộc tập trận chung cũng chỉ mang lại hiệu ứng tinh thần là chính chứ không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Do đó, sử dụng biện pháp mềm dẻo là cô lập ngoại giao, trừng phạt kinh tế đã trở thành sự lựa chọn tối ưu của Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhằm chống lại Nga.
Việc các doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Mỹ đầu tư vào Ukraine cũng được xem là hành động mở rộng và kéo dài các biện pháp trừng phạt của Washington và Brussels đối với Moscow.
Chính quyền Kiev đã lâm vào tình thế đối lập với Moscow, nếu như Nga không trả lại Crimea thì hai nước sẽ “trở mặt thành thù”.
Do đó, bất luận trong thời điểm hiện tại hay tương lai, Kiev sẽ vẫn là quân bài quan trọng để Washington và Brussels kiềm chế Moscow. Mỹ giúp đỡ Ukraine chính là hỗ trợ duy trì một cuộc đối đầu lâu dài với Nga.
Quan hệ căng thẳng với Ukraine đã khiến Nga phải hủy chương trình hợp tác phát triển máy bay vận tải hạng nặng Antonov An-70
Mỹ củng cố quyết tâm ngả sang phương Tây của chính quyền Kiev
Sau Thế chiến II, Mỹ đã thông qua “Kế hoạch Marshall” để hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế của Tây Âu và kế hoạch này đã khiến một số quốc gia châu Âu luôn coi Washington là “minh chủ” của mình.
Thậm chí, Ngoại trưởng Anh khi đó là Ernest Bevin từng tuyên bố rằng “Kế hoạch Marshall” (“Marshall Plan”) là “chiếc phao cứu sinh cho những kẻ chết đuối” (a lifeline to sinking men).
Hiện nay, Ukraine đang lâm vào khủng hoảng, tình trạng trong nước bất ổn, môi trường đầu tư bất trắc, mức sống của nhân dân ngày càng suy giảm.
Nếu như tình trạng suy thoái kinh tế diễn ra trong thời gian dài thì không loại trừ khả năng tái xuất hiện các phong trào thân Nga.
Chuỗi công nghiệp quốc phòng hoàn hảo, từ nghiên cứu, phát triển cho đến sản xuất hiện đang là trụ cột kinh tế chủ yếu của chính quyền Kiev.
Các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ tiến hành đầu tư vào nền công nghiệp quốc phòng Ukraine có thể sẽ mang đến sự hỗ trợ nhất định để khôi phục nền kinh tế của quốc gia Đông Âu này.
Đây được coi là một chính sách rất phù hợp để hỗ trợ đồng minh, củng cố thêm quyết tâm ngả sang phương Tây của chính quyền Kiev.
Ukraine có ngành chế tạo xe tăng rất mạnh. Trong ảnh: Xe tăng T-64BM Bulat của Ukraine
Cạnh tranh và gây sức ép đối với nền công nghiệp quốc phòng Nga
Thông qua hợp tác và đầu tư vào công nghiệp quốc phòng Ukraine, Mỹ có thể nắm được những tài liệu gốc về vũ khí, trang bị kiểu Nga với giá rẻ, từ đó giành lợi thế trong đối kháng quân sự và gây sức ép lên hoạt động xuất khẩu vũ khí của Moscow sau này.
Nga và Ukraine đều có thực lực công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đặc biệt là Kiev có thể cạnh tranh ngang ngửa với Moscow trong các lĩnh vực động cơ máy bay, tàu thuyền; tàu mặt nước cỡ lớn; máy bay vận tải hạng nặng; tăng-thiết giáp và thiết bị điện tử chính xác.
Hiện nay, Ukraine cũng đang có trong tay một số cơ cấu quốc phòng nổi tiếng như Cục Thiết kế xe tăng Morozov và Cụm Công nghiệp hàng không Antonov, đội ngũ các nhà khoa học và hàm lượng tích lũy công nghệ trong một số lĩnh vực ngang bằng, thậm chí vượt cả Nga.
Vấn đề mấu chốt là Nga và Ukraine có sự tương đồng về trang bị, vũ khí chủ chốt và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Do đó, việc đầu tư ồ ạt vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine có thể sẽ giúp Mỹ nắm được các tài liệu kỹ thuật tiệm cận trình độ những vũ khí trang bị hiện có của Nga.
Điều này sẽ có vai trò rất quan trọng đối với việc khám phá những bí mật của nền công nghiệp quốc phòng và tính năng vũ khí trang bị của Nga, đồng thời sẽ có tác động trực tiếp đến việc gia tăng sức ép lên thị trường xuất khẩu vũ khí Nga trong tương lai.
Trước tình trạng nguy cấp của Kiev và trong tình hình tương đối hòa bình hiện nay, đầu tư của Mỹ vào Ukraine sẽ không bao giờ lỗ, thậm chí còn là quá hời, chẳng khác nào một “chiếc bánh lớn” từ trên trời rơi xuống cho Washington.
theo Đại Lộ
BÀI LIÊN QUAN
Công nghiệp quốc phòng Mỹ: Những tín hiệu đáng ngại
Công nghiệp quốc phòng Belarus hưởng lợi do xung đột Ukraine?
Công nghiệp quốc phòng Nga sẽ "đổ xô sang phía Đông"
*****************
-Lính Nga tại Ukraina : Vladimir Putin giấu đầu lòi đuôi
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã trao tặng cho một vài đơn vị quân đội một danh hiệu cực kỳ cao quý mà trong thời Đệ nhị Thế chiến, chỉ dùng để ban thưởng cho những đơn vị được cho là anh hùng. Quyết định này đã làm dấy trở lại câu hỏi là phải chăng đó là những đơn vị đã tham chiến tại Ukraina, điều mà Mátxcơva luôn phủ nhận. Và nếu đúng là như vậy, thì rõ ràng là ông Putin đã giấu đầu, nhưng lại để lòi đuôi.
Trong một bản tin đề ngày 27/03/2015, hãng tin Pháp AFP ghi nhận là trong tuần này, Tổng thống Nga đã ban danh hiệu « Vệ binh » cho hai lữ đoàn kỵ binh không vận và một trung đoàn thông tin. Dưới thời Stalin, danh hiệu « Vệ binh » đã được trao cho những đơn vị Hồng quân Liên Xô đặc biệt dũng cảm trong việc ngăn chặn bước tiến của Đức quốc xã vào năm 1941.
Đối với giới quan sát, Bộ Quốc phòng Nga vẫn luôn khẳng định rằng danh hiệu « Vệ binh » này không được trao cho các đơn vị quân sự « trong thời bình », do đó việc trao tặng danh hiệu đó vào lúc này có thể là một sự thừa nhận ngầm rằng quân đội Nga đã chiến đấu ở miền Đông Ukraina.
Theo sắc lệnh của ông Putin, các lữ đoàn không kỵ 11 và 83 cùng với trung đoàn thông tin 38 được vinh danh vì chủ nghĩa anh hùng tập thể và lòng dũng cảm đã thể hiện « trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc và lợi ích đất nước ». Các từ ngữ được sử dụng để vinh danh các đơn vị nói trên khá lạ lùng, vì lẽ trên nguyên tắc, theo quan điểm chính thức, nước Nga hiện không can dự vào bất kỳ một cuộc xung đột quân sự nào.
Khi bị chất vấn, ông Dmitry Peskov phát ngôn viên Tổng thống Putin đã phủ nhận mọi liên hệ giữa danh hiệu được trao với việc lính Nga tham chiến tại Ukraina, và cho rằng danh hiệu đó có thể liên quan đến các nhiệm vụ trước đó. Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Peskov giải thích rằng các đơn vị được khen thưởng đã tham gia vào các hoạt động khác nhau từ thời Xô viết, và có đơn vị đã từng phục vụ ở vùng Kafkaz bất ổn.
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Nga từ chối bình luận, nhưng chuyên gia quân sự nổi tiếng về Nga là Igor Sutyagin khẳng định rằng ba đơn vị được vinh danh đã tham chiến ở miền đông Ukraina, và danh hiệu cao quý đó đã được trao tặng để cổ vũ tinh thần cho lực lượng không kỵ của Nga. Theo chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu RUSI của Anh này, từng làm gián điệp tại Nga, thì hai lữ đoàn không kỵ được vinh danh đều đã chiến đấu tại Ukraina, và cả hai đều đã bị tổn thất, thậm chí tổn thất nặng nề.
Trong một báo cáo gần đây dựa trên những gì mà ông gọi là " nguồn mở ", chuyên gia Sutyagin khẳng định rằng các lữ đoàn 11, đồn trú ở thành phố Ulan-Ude vùng Siberia, là một trong những đơn vị Nga thường xuyên chiến đấu ở Ukraina vào tháng Hai. Còn trả lời AFP qua email, ông Sutyagin cho biết là Lữ đoàn 83, đặt căn cứ tại thị trấn Ussuriisk gần Vladivostok, thì đã qua tham chiến ở Ukraina « trước tháng Hai một chút ».
Theo nhà phân tích chính trị độc lập Alexander Konovalov, khi vinh danh các đơn vị nói trên, ông Putin có lẽ muốn duy trì uy tín của mình trong quân đội, cho dù việc này có thể tiết lộ sự kiện đó là số lính Nga đang tham chiến tại Ukraina.
Ngay cả Igor Korotchenko, một nhà báo cực kỳ ủng hộ ông Putin, biên tập viên của một tạp chí quốc phòng luôn phủ nhận việc lính Nga chiến đấu tại Ukraina, cũng phải cho rằng danh hiệu Vệ binh là một sự thừa nhận đóng góp của các đơn vị và : « Điều đó có nghĩa là họ đã thực thụ thi hành nhiệm vụ ».
-NATO : lính Nga chết ‘‘rất nhiều’’ tại miền đông Ukraina
Hôm qua 05/03/2015, trong cuộc họp với các nghị sĩ Châu Âu, trợ lý Tổng thư ký NATO tuyên bố binh sĩ Nga tử trận « rất nhiều » tại miền đông Ukraina. Đại diện NATO cáo buộc Matxcơva muốn dùng quân đội mở rộng lãnh thổ.
Tại Riga, thủ đô Latvia, ông Alexander Vershbow, trợ lý của NATO - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương khẳng định « ngày càng có nhiều bằng chứng là hoạt động quân sự của Nga tại Ukraina ngày càng ít được công luận Nga ủng hộ, trong khi các lãnh đạo Nga ngày càng ít có khả năng che dấu thực tế là binh sĩ Nga tham chiến và tử trận với số lượng rất nhiều tại miền đông Ukraina ». Theo Trợ lý Tổng thư ký NATO, Nga « vi phạm luật pháp quốc tế » và đang chuẩn bị « dùng vũ lực thay đổi đường biên giới », để thiết lập các vùng ảnh hưởng tại các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Việc binh sĩ Nga có mặt hay không tại miền đông Ukraina, và vai trò của Nga trong cuộc xung đột khiến hơn 6.000 người thiệt mạng từ một năm trở lại đây (theo số liệu của Liên Hiệp Quốc), là chủ đề gây tranh luận dữ dội từ nhiều tháng nay. Trong những tuần gần đây, Phương Tây đe dọa loạt trừng phạt mới, nếu phe ly khai với sự hậu thuẫn của Nga vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2. Lãnh đạo Ngoại giao và An ninh Châu Âu Federica Mogherini nhắc lại điều này tại Riga, khi bà tham dự cuộc họp không chính thức của các Ngoại trưởng Liên Âu. Federica Mogherini cũng nhấn mạnh đến việc cần phải tăng cường các phương tiện cho Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), được giao nhiệm vụ giám sát thỏa thuận ngừng bắn.
Một cuộc họp của đại diện nhóm bốn nước Nga, Ukraina, Đức và Pháp diễn ra tại Berlin hôm nay để theo dõi việc tuân thủ Minsk 2.
Cũng hôm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du tới Kiev. Chính quyền Ukraina liên tục đề nghị Washington cấp vũ khí để kháng cự lại phe nổi dậy, được Nga hậu thuẫn.
Binh sĩ Nga đầu tiên chiến đấu tại Donbass lên tiếng công khai
Vẫn liên quan đến vấn đề sự hiện diện của quân đội Nga tại Donbass, lần đầu tiên có nhân chứng sống lên tiếng, theo tuần báo độc lập Nga Novaia Gazeta, được La Croix ngày 03/03/2015 dẫn lại. Một binh sĩ Nga 20 tuổi dưỡng thương tại một bệnh viện, sau trận đánh ác liệt tại thành phố Debaltseve (Ukraina). Quân nhân Dorzhi Batomkunuev kể lại anh được điều động vào một đơn vị thiết giáp tại Siberi ngày 25/12/2013, và sau đó đã được đưa sang Donbass, trong chuyến vượt biên giới Nga – Ukraina hồi đầu tháng 2/2015. Các binh sĩ trên 31 xe tăng của lữ đoàn đều biết chính xác nhiệm vụ của mình. Phần lớn binh lính trong đơn vị nói trên thuộc cộng đồng người thiểu số Buryat, miền nam Siberi.
Hôm nay, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có cuộc họp về khủng hoảng miền đông Ukraina, theo đề nghị của Litva. Kể từ khi xung đột bùng nổ, Hội đồng Bảo an đã có khoảng 30 cuộc họp về vấn đề này, mà phần lớn không đạt kết quả, do quan điểm đối ngược giữa các nước Phương Tây và Nga, thành viên thường trực có quyền phủ quyết.
-NATO: Binh lính Nga tử vong ‘số lượng lớn’ ở đông Ukraine-06.03.2015
Binh lính Nga đang thiệt mạng với "số lượng lớn" trong khi chiến đấu bên cạnh quân ly khai ở miền đông Ukraine chống lại lực lượng của chính phủ, một quan chức cấp cao của NATO cho biết hôm thứ Năm.
Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow cho biết như vậy trong một bài phát biểu tại một hội nghị ở Riga, Latvia.
Ông cũng nói "một nước Nga giận dữ với quan điểm xét lại, phá vỡ những quy tắc quốc tế" và tiếp tục gây bất ổn cho Ukraine và đe dọa các nước láng giềng là một trong những "mối đe dọa và thách thức mới" mà liên minh quân sự phương Tây và Liên minh châu Âu phải đối mặt.
Bài phát biểu của ông Vershbow diễn ra một ngày sau khi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Âu và Âu Á Victoria Nuland nói trước một ủy ban Quốc hội của Mỹ rằng Nga đã gửi "hàng ngàn" binh sĩ và hàng trăm thiết bị quân sự vào miền đông Ukraine.
Tư lệnh Lục quân Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, trong tuần này nói rằng khoảng 12.000 binh sĩ Nga đang yểm trợ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.
Các quan chức Nga đã bác bỏ những con số ước tính đưa ra hôm thứ Năm. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nói những con số này là do Mỹ "nói bừa" và có thể "làm nản lòng và đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế."
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov trực tiếp đáp lại cáo buộc nói Nga có 12.000 binh lính ở miền đông Ukraine: "Nhưng sao lại là 12.000? Sao không phải là 20.000, 25.000? Sao họ nghĩ ra con số nhỏ vậy?"
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, ông Vershbow cho biết mục tiêu của Tổng thống Nga Vladimir Putin "dường như là biến Ukraine thành một quốc gia thất bại và để trấn áp và làm mất uy tín những tiếng nói khác ở Nga nhằm ngăn ngừa một Maidan của Nga." Maidan là phong trào biểu tình phản đối ở Ukraine đã hạ bệ cựu tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych.Phó tổng thư ký NATO nói NATO và Liên minh châu Âu cần tăng cường hợp tác trong việc hỗ trợ "những đối tác như Ukraine, Gruzia, và Moldova," cùng những nước khác. Ông cũng cho biết hai tổ chức này cần phối hợp phương sách của mình để "xua tan tuyên truyền và thông tin sai lạc" và bảo vệ những giá trị dân chủ chung.
Sắp công bố tài liệu về sự dính líu của Nga ở Ukraine
05.03.2015Thân hữu của ông Boris Nemtsov cho biết sẽ công bố các tài liệu mà lãnh tụ đối lập này thu thập trước khi bị giết hại hôm 27/2
Các nhà hoạt động đối lập Nga cho biết sẽ công bố các tài liệu mà lãnh tụ đối lập Nga Boris Nemtsov thu thập trước khi bị giết hại hôm 27/2, trong đó cho thấy sự can dự trực tiếp của Nga ở Ukraine.
Nhà hoạt động Iiya Yashin, một người thân hữu của ông Nemtsov, cho tờ The Times của Anh biết rằng bằng chứng đã được bảo đảm an toàn và đã không bị thất lạc khi cảnh sát mang máy tính của ông Nemtsov đi trong khi điều tra về vụ sát hại ông.
Người mạnh mẽ chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin bị bắn chết thứ Sáu tuần trước khi ông cùng một người bạn đang đi bộ ở nơi cách điện Kremlin không xa.
Ông Nemtsov bị giết hại trước khi ông chuẩn bị dẫn đầu các cuộc biểu tình của phe đối lập ở Moscow hai ngày sau đó.
Thay vào đó, hàng chục nghìn người ủng hộ đã đổ ra đường để tưởng nhớ ông.
Cho đến nay, giới hữu trách chưa bắt bất kỳ ai, và ông Putin đã cam kết điều tra toàn diện và tìm ra hung thủ.
Bí mật về lá thư ông Nemtsov viết 24 giờ trước khi bị ám sát
Đây là lá thư viết tay do trợ lý của thủ lĩnh đối lập Nga Nemtsov cung cấp cho Reuters tại Ukraine. Người trợ lý này cho rằng lá thư do chính tay Nemtsov viết đúng 1 ngày trước khi bị ám sát và có nội dung cực kỳ nhạy cảm.
Hãng tin Reuters dẫn lại nguồn tin từ trợ lý thân cận Olga Shorina của Nemtsov cho rằng, do sợ bị tình báo Nga nghe trộm, nên Nemtsov dùng bút mực màu xanh viết lên mẫu giấy khổ A4 màu trắng và chuyển cho cô. Đúng một ngày sau, Nemtsov bị ám sát.
Nội dung lá thư này đề cập đến khả năng lính Nga tham chiến tại Ukraine, nội dung tạm dịch: "Một số lính dù từ Ivanovo đã liên lạc với tôi. 17 người đã bị giết, người ta đã không cho họ tiền, nhưng giờ họ đang sợ không dám nói".
Shorina cho Reuters xem mẫu giấy này, kể thủ lĩnh đối lập Nga Nemtsov sợ bị nghe lén:
"Trong tình hình đó, ông ấy không muốn nói bất cứ điều gì, không muốn nói to, đó là lý do tại sao ông đã viết cho tôi".
Hiện chưa rõ tính xác thực của các ghi chú viết tay của Nemtsov và cũng chưa có một cơ quan độc lập nào thẩm định đây có đúng là nét chữ của Nemtsov hay không. Tuy nhiên, một số hãng tin nước ngoài đã loan tải rộng rãi thông tin này.
Trong khi đó, tờ Moscow Times dẫn lại lời tổng thống Nga Putin cho rằng vụ ám sát ông Nemtsov là một hành động đáng hổ thẹn và nước Nga sẽ tìm mọi cách để lôi kẻ thủ ác ra ánh sáng.
Cũng theo Moscow Times, nghị sĩ Dmitry Gudkov đã viết thư đề nghị chủ tịch Hạ viện Nga Sergei Naryshkin mở cuộc điều tra vụ ám sát Nemtsov.
Ông Gudkov là đồng minh của Nemtsov, nói sự đồn đoán về sự dính líu của chính phủ Nga đang phá hoại niềm tin vào cơ quan nhà nước.
"Trong những điều kiện này, quốc hội Nga phải làm tất cả mọi thứ để điều tra về vụ ám sát đầy khiêu khích này một cách triệt để và khách quan, vạch mặt hung thủ để tạo dựng niềm tin rằng đây không phải là một giai đoạn bắt đầu cho tội ác và khủng bố chính trị trong nước Nga" - Moscow Times dẫn lại lời nghị sĩ Gudkov.
Từ hè 2014, đã có những thông tin cho rằng lính Nga chết tại chiến trường đông Ukraine.
Theo mẫu giấy của Nemtsov, có nhóm lính Nga ở Ivanovo, một thành phố cách Moscow 300 km về phía đông bắc, là nơi có căn cứ của tiểu đoàn dù 98 của Nga.
Theo một số bạn bè của Nemtsov, thông tin mà Nemtsov có được khá nhạy cảm.
Shorina nói trong quá trình điều tra, Nemtsov đã liên lạc với người thân của một nhóm lính Nga hoạt động ở đông Ukraine. Ông cố thuyết phục họ công khai chuyện này.
Reuters dẫn lời Shorina kể lại rằng cô cùng cộng sự Ilya Yashin sẽ cố gắng khai thác những thông tin Nemtsov thu thập được. Yashin cho biết một ngày rưỡi trước khi bị bắn chết, Nemtsov cùng ông nói chuyện về cuộc điều tra lính Nga chết ở Ukraine:
"Ông ấy nói trong tương lai rất gần, ông ấy sẽ tập hợp các chứng cứ và tài liệu để trực tiếp chứng minh sự hiện diện của quân Nga trên lãnh thổ Ukraine.
Trước đó, Yashin nói với báo The Times of London (Anh) rằng sẽ xuất bản cuộc điều tra. này, vì đã lưu trữ được các thông tin này.
Đêm 27.2, sau khi cùng cô bạn gái người mẫu ăn tối tại một nhà hàng gần Quảng trường Đỏ, cựu phó thủ tướng Nga Nemtsov, 55 tuổi, đã bị bắn chết khi ông cùng cô bạn gái đi bộ về nhà, băng qua một chiếc cầu gần Điện Kremlin.
Nemtsov chống Tổng thống Nga Vladimir Putin, người gọi cái chết của ông là một bi kịch đáng xấu hổ, và Điện Kremlin đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào với cái chết này.
Thảo Hương (The Moscow Times/ Reuters)
-Ông có thể đưa đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn
Trang mạng Inosmi.ru lược thuật những bài bình luận về vụ sát hại Boris Nemtsov
Phạm Nguyên Trường dịch
Tờ The Wall Street Journal gọi Boris Nemtsov là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của phe đối lập, người “có thể dẫn dắt đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn, nếu có cơ hội”. Theo tờ báo này, “có khả năng là, chúng ta sẽ không bao giờ biết ai đã giết Boris Nemtsov vào đêm thứ sáu vừa qua ở Moskva, cũng như vì sao người ta đã giết ông”. Tờ báo này còn viết: “Nemtsov không ngại trực tiếp phê phán nhà lãnh đạo Nga ... Ông cũng là một trong số ít người ở Nga ủng hộ phong trào dân chủ Ukraine”.
Đài phát thanh Голоса Америки(Voice of America) phát tuyên bố đặc biệt của Tổng thống Barack Obama, trong đó có nói: “Nemtsov là người bảo vệ không mệt mỏi đất nước mình và đã đòi được cho đồng bào mình những quyền mà tạo hóa đã ban cho tất cả mọi người”. Đài này cũng dẫn lời Ngoại trưởng John Kerry, nói rằng đã bị choáng váng và vô cùng buồn khi biết tin về vụ giết hại dã man cựu phó thủ tướng Boris Nemtsov.
Phóng viên tờ The Washington Post nhận xét rằng, mặc dù Nemtsov không phải là nhân vật đối lập đầu tiên ở Nga bị sát hại, nhưng sự kiện này đặc biệt làm người ta choáng váng. Hồi tưởng lại những cuộc gặp với ông, phóng viên này viết: “Nemtsov đã trải qua những thăng trầm trong những thập kỷ hỗn loạn thời hậu-Xô Viết, nhưng ông vẫn là người đại diện của lực lượng lạc quan và đầy sức sống, với tinh thần hài hước pha chút chua cay - và, khác với những nhà cải cách vốn là đồng nghiệp của mình trong những năm 1990 – ông tiếp tục đấu tranh cho chế độ dân chủ”
Tờ Quartz thì gọi vụ hạ sát một người theo trường phái tự do và là cựu phó thủ tướng mới 55 tuổi, ông Boris Nemtsov, là vụ giết người theo đơn đặt hàng và tuyên bố ở Nga hầu như chưa bao giờ tìm được những kẻ đứng đằng sau những tội ác như thế, động cơ của vụ giết người cũng thường là điều bí ẩn. Tác giả còn đưa ra ví dụ những vụ giết người từng làm xôn xao dư luận trong một thời gian, như vụ sát hại Paul Klebnikov và Anna Politkovskaya.
Tờ USA TODAY lưu ý độc giả sự kiện: vụ sát hại diễn ra chỉ hai ngày trước bài nói đã được lên kế hoạch từ trước của Boris Nemtsov tại một cuộc biểu tình chống chính phủ (dự định vào chủ nhật, 1 tháng 3 năm 2015 – ND). Bài báo cũng nhấn mạnh rằng, tổng thống Nga Vladimir Putin ngay lập tức lên án vụ sát hại chính trị gia nổi tiếng này và trực tiếp chỉ đạo cuộc điều tra vụ giết người. Tờ báo cũng lưu ý rằng tội ác diễn ra ngay tại trung tâm thành phố, gần khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.
Nguồn: http://inosmi.ru/world/20150228/226554881.html