Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Xử phạt 2 công ty dược nước ngoài

--TLQ: - Cấp phép tiền chất ma túy: Dấu hỏi lớn từ Cục quản lý dược
-6 công ty dược “dính án” mua bán thuốc gây nghiện


-Xử phạt 2 công ty dược nước ngoài  19/04/2015

(PetroTimes) - Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa ký quyết định rút số đăng ký, ngừng nhập khẩu thuốc và xử phạt 320 triệu đồng đối với 2 công ty dược nước ngoài là Công ty Austin Pharma Specialties Company (Hongkong) và Công ty CSPC Innovation Pharmaceutical Company (Trung Quốc).

Các công ty này đãvi phạm kinh doanh nguyên liệu omeprazol, pantoprazol không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh bị phạt hành chính 160 triệu đồng, mỗi công ty cũng phải nộp lại 30.000 đô la tiền có được do kinh doanh nguyên liệu omeprazol, pantoprazol không rõ nguồn gốc.
Đồng thời Cục cũng đã quyết định rút toàn bộ số đăng ký thuốc do Austin Pharma Specialties Company và CSPC Innovation Pharmaceutical Company đứng tên ra khỏi danh mục các thuốc được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt nam; Ngừng nhập khẩu thuốc đối với các lô thuốc do những công ty này sản xuất trong thời hạn 24 tháng vì lý do cung cấp thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế và kinh doanh nguyên liệu omeprazol, pantoprazol không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cục Quản lý Dược cũng đình chỉ lưu hành trên toàn quốc và thu hồi toàn bộ các thuốc trong danh mục ban hành kèm theo; Ngừng tiếp nhận hồ sơ đăng ký lần đầu, hồ sơ đăng ký lại và không cấp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc đối với các hồ sơ đã nộp do Austin Pharma Specialties Company và CSPC Innovation Pharmaceutical Company đứng tên trong vòng 24 tháng.
Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho hay các công ty trên đã bị xử phạt ở mức cao nhất trong các mức xử phạt thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý dược.
Xuân Bách (Năng lượng Mới)


-Tại sao nhập lượng lớn tiền chất ma túy? Đông A
 -Chuyện lượng lớn tiền chất ma túy đi đâu đã le lói chút ánh sáng. Theo Vietnamnet Bộ Công an mới phá được một lò sản xuất ma túy lớn ở Nghệ An. Đặc biệt, theo bài báo, "dung dịch dùng để điều chế chất ma túy, hóa chất nghi là sản phẩm chiết xuất từ thuốc tân dược". Nếu thông tin này được khẳng định thì có thể thấy một lượng tiền chất ma túy được nhập vào Việt Nam đã được dùng để sản xuất ma túy. Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao một số công ty dược lại nhập một lượng lớn tiền chất ma túy vào Việt Nam một cách bất thường và tăng đột biến so với các năm trước đấy? Liệu các công ty dược này và cả Ủy ban Kiểm tra TW Đảng có nằm trong một tổ chức ngầm hay bị tổ chức ngầm trên thế giới khống chế hay không? Tuy đây là vụ việc khó khăn và nguy hiểm bậc nhất, không được lùi bước trong vụ việc này!

-Cấp phép tiền chất ma túy: Dấu hỏi lớn từ Cục quản lý dược Những ngày qua, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế liên tục khẳng định việc cấp phép nhập khẩu nguyên liệu tiền chất ma túy Pseudoephedrine (PSE) để sản xuất thuốc trị cảm, cúm... là chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật. Nhưng số lượng nguyên liệu PSE được Cục Quản lý Dược cấp phép nhập khẩu tăng đột biến, ẩn chứa nhiều hiểm họa nếu bị bọn tội phạm lợi dụng. Vì vậy các cơ quan chức năng như công an, thanh tra... đã vào cuộc, phát hiện số lượng “giật mình” tiền chất ma túy được Cục quản lý Dược cho phép Công ty CP BV Pharma nhập khẩu.

Số lượng khổng lồ
Qua số liệu của Công ty CP BV Pharma đã báo cáo, Cục Quản lý Dược đã cấp cho công ty tổng số sáu số đăng ký cho sáu sản phẩm có chứa tiền chất ma túy PSE là: Biviflu- night VD-10893-10; Biviflu- day VD-15066-11; Bivofed VD- 14624-11 (gia công tại Công ty Mebiphar với SĐK: GC-0141-11); Tripofed VD14619-11 (gia công tại Công ty CP DP TW1 với SĐK: GC-0131-11); Activenose VD – 13702-11; NTN’S-10 VD-13711-11. Trong sáu sản phẩm nói trên, Công ty BV Pharma sản xuất tại nhà máy địa chỉ Ấp 2, xã Tân Thạnh Tây, Củ chi, TP Hồ Chí Minh 2 sản phẩm là: Biviflu- night và Activenose. Công ty BV Pharma ký hợp đồng gia công 2 sản phẩm còn lại là: Bivofed với Công ty TNHH MTV Dược phẩm và sinh học Y tế (Mebiphar) tại thành phố Hồ Chí Minh và Tripofed tại Công ty Cổ phần dược phẩm TW1 (Pharbaco) tại Hà Nội.
Căn cứ báo cáo của công ty BV Pharma, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục Quản lý Dược (QLD) đã duyệt cho Công ty CP BV Pharma một số lượng nguyên liệu tiền chất ma túy Pseudoephedrine (PSE) là 7.356,045 kg Pseudoephedrine HCl, để sản xuất 3 sản phẩm Activenose, Bivofed, Tripofed là 117.311.750 viên. Cụ thể là Công ty CP BV Pharma 6 tháng đầu năm 2011 nhập 4805,745kg PSE sản xuất 78.471.000 viên Activenose; gia công tại công ty Mebiphar 8.110.400 viên Bivofed tương ứng với 500,3 kg PSE; gia công tại công ty Pharbaco 30.730.350 viên Tripofed tương ứng với 2050 kg PSE.
Về phía Công ty Pharbaco cho biết: Năm 2010, Công ty chỉ được nhập khẩu 100kg PSE, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2011 công ty này  được duyệt nhập khẩu, mua nguyên liệu PSE tăng đột biến lên tới 2050 kg, và thành phẩm sau khi gia công đều được giao lại hết cho Công ty BV Pharma, có thể thấy công ty BV Pharma là đơn vị được hưởng lợi nhuận từ thành phẩm sản xuất từ 2050 kg PSE này.
Nghi vấn cần được giải
Lượng nguyên liệu PSE do công ty CP BV Pharma sử dụng trong năm 2010 là 1000kg. Năm 2011, chỉ trong vòng 6 tháng nhu cầu này đã tăng lên 7.356,045 kg, tăng hơn 700% và chiếm khoảng 43% trên tổng số lượng PSE mà Cục QLD đã duyệt cho tất cả công ty trong 6 tháng đầu năm 2011. Cục QLD có tuân thủ quy định tại Thông tư 11/2010/TT-BYT ngày 29/04/2010 của Bộ Y tế quy định: “Nếu nhu cầu nguyên liệu tiền chất do doanh nghiệp dự trù tăng 50% so với cùng kỳ năm trước thì Công ty phải  giải trình nhu cầu và Cục Quản lý dược phải thẩm tra và cân nhắc trước khi duyệt” hay không? Tại sao với một số lượng khổng lồ nguyên liệu tiền chất ma túy lớn lên đến 7.356,045 kg PSE của một doanh nghiệp trong 6 tháng mà Cục Quản lý Dược lại duyệt một cách dễ dàng và khó hiểu như thế?!
Theo tính toán của Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) thì 1kg (1000grams) nguyên liệu tiền chất PSE có thể tổng hợp được 600 grams chất ma túy tổng hợp (Metamphetamine), mỗi kg Metamphetamine giá khoảng 353.846USD. Nếu như  7.356,045 kg chất PSE không may rơi vào tay bọn tội phạm dùng để chiết xuất ma túy tổng hợp thì sẽ nguy hiểm biết nhường nào. Đồng thời chỉ  cần bỏ ra 2 triệu đồng tiền thuốc cảm cúm là có thể sản xuất được lượng ma túy tổng hợp giá trị khoảng 25 triệu đồng.
Nhiều chuyên gia y tế và doanh nghiệp ngành dược cho rằng từ tháng 2 đến tháng 6/2011, bệnh cảm ở Việt Nam không thể nào “tăng đột biến’’ lên 700% để một số lượng 117.311.750 viên thuốc cảm của Công ty cổ phần BV Pharma bán vèo đi trong vòng chỉ trong vòng 2 tháng là hết, chưa kể lượng thuốc của các công ty khác và thuốc nhập khẩu. Do vậy, nhiều nghi vấn số lượng thuốc này có nguy cơ bị bọn tội phạm mua gom để sản xuất ma túy. Nếu như đây là sự thật thì Cục trưởng Cục QLD phải chịu trách nhiệm quản lý về đường đi của lượng thuốc cảm có chứa tiền chất ma túy PSE nói trên.




Thuốc cảm cúm có thể được dùng để "điều chế" ma tuý tổng hợp. Ảnh minh hoạ
Theo các khảo sát của một số doanh nghiệp trên thị trường cả phía Bắc và phía Nam thì không thấy các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thuốc Activenose có chứa PSE đóng gói chai 500 viên và 1000 cuả Công ty CP BV Pharma lưu hành. Đây là một dấu hỏi lớn mà Công ty BV Pharma và Cục trưởng Cục Quản lý Dược, ông Trương Quốc Cường phải trả lời trước các cơ quan chức năng.
Qua kiểm tra, ban đầu các cơ quan chức năng đã phát hiện hành vi làm khống hồ sơ của một số doanh nghiệp cho công ty CP BV Pharma để bán các sản phẩm thuốc có chứa PSE ra thị trường.
Vậy mà, trong các lần tổ chức kiểm tra việc sản xuất, phân phối và tồn trữ thuốc có chứa tiền chất ma túy PSE, Cục QLD đều kết luận: Công ty CP BV Pharma đều thực hiện đúng các quy định về lập dự trù, sản xuất, mua bán, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 11/2011/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. Nhiều doanh nghiệp trong ngành dược đặt dấu hỏi phải chăng cán bộ của Cục kém năng lực không thể phát hiện ra những vi phạm của Công ty BV Pharma hay là cán bộ của Cục QLD cố tình làm ngơ?
Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ những nghi vấn nêu trên. Được biết, Cục CSĐT tội phạm về ma túy (C47) – Bộ Công An cũng đã có Công văn số 1281, gửi Cục QLD đề nghị bổ sung, sửa đổi Thông tư số 11/2010/TT-BYT ngày 29-4-2010 của Bộ Y tế hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc; có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn việc mua bán, xuất nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất các loại thuốc có chứa tiền chất PSE và Ephedrin mà tội phạm có thể lợi dụng để sản xuất ma túy tổng hợp.
Trần Lê
-Cấp phép tiền chất ma túy: Dấu hỏi lớn từ Cục quản lý dược
--
-Chiết xuất Ma túy từ thuốc Tân dược: Thảm hoạ bỏ ngỏ
-

ANTĐ - Trên thị trường tân dược nước ta có rất nhiều loại thuốc có chứa hoạt chất Pseudoephedrine (PSE - tiền chất ma túy) như Rumenadol Y 500, Activenose, Ameflu Day Time+C,... Đây là thuốc người tiêu dùng không cần phải mua theo đơn của bác sỹ, thuốc này được bán ở khắp nơi, từ ngõ nhỏ có hiệu thuốc đến trung tâm của thị trường thuốc tân dược như Ngọc Khánh, Giải Phóng, Thái Thịnh -  Hà Nội. Với  công nghệ mới, các tội phạm ma túy xuyên quốc gia  dùng chính những viên thuốc hợp pháp này để chiết xuất ra ma túy tổng hợp. Hiểm họa này đang bị bỏ ngỏ...



Ảnh minh hoạ
Chế thuốc cảm thành ma túy

Năm 2010, Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện các đối tượng Nguyễn Quang Trung, Phan Đình Tài là Việt kiều sống tại Australia là đối tượng chuyên sản xuất ma túy tổng hợp (MTTH ) từ thuốc tân dược. Biết thuốc Actifed có thể chế biến thành MTTH được bán tự do tại các hiệu thuốc ở Việt Nam Tết năm 2007, Trung gọi điện thoại về Việt Nam cho em rể là Dương Nam Tư  ở Hải Phòng nhờ mua thuốc Actifed. Tư  vào Sài Gòn để cùng Phùng Bảo Ninh và Tạ Văn Đoàn đi mua thuốc này với số lượng lớn. Ninh lấy tên giả là Phùng Thế Hùng đến liên hệ mua hàng tại Công ty Dược liệu TƯ 2 (quận 1, TP HCM) để mua 3 lần, tổng cộng gần 16.000 hộp Actifed. Đến khi nguồn hàng tại công ty này hết, Ninh nhờ em trai mua ngoài thị trường thêm 3.000 hộp nữa.

Ngày 26-2-2007, Trung và Tài về nước để hướng dẫn mọi người bóc thuốc Actifed, xay thành bột mịn, đóng vào các vỏ bao mang nhãn hiệu massage rồi chuyển sang Australia. Từ ngày 12 đến  22-3-2007, các đối tượng đã dùng CMND giả làm thủ tục chuyển hơn 100 kg bột thuốc Actifed sang Australia. Đến tháng 5-2007, Ninh dùng giấy phép lái xe mang tên người khác nhưng dán ảnh của mình đến một công ty chuyển phát nhanh chuyển 16 kg bột thuốc Actifed đi Australia thì bị phát hiện.

Công an tỉnh Thanh Hóa cũng vừa phát hiện đối tượng Lê Sỹ Thiệu là Việt kiều ở  Cộng hòa Czech, có biểu hiện nghi vấn mua gom số lượng thuốc cảm cúm  đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ và báo cáo Bộ Công an tập trung đấu tranh làm rõ, triệt phá điểm sản xuất MTTH quy mô lớn, nguyên liệu dùng sản xuất ma túy được lấy từ tân dược.

Ngày 18-8-2011, lực lượng Phòng chống tội phạm ma túy phối hợp cùng với Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh và lực lượng Hải quan bắt quả tang 2 đối tượng là Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1969 và Nguyễn Cảnh Chiến, sinh năm 1990 (là con của Nguyễn Thị Hạnh), cùng trú tại thành phố Vinh, Nghệ An  đang vận chuyển 5,4kg Methamphetamin (ma túy dạng đá, chứa chất PSE). Đây là vụ án vận chuyển ma túy dạng đá lớn nhất từ trước đến nay qua khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với tổng trị giá lô hàng khoảng 6 tỷ đồng

Tiền chất ma túy - không quản nổi

Trong hơn một chục năm cuối của thế kỷ XX, vấn đề tiền chất và ma túy đã trở thành vấn đề nóng trên thế giới, rất nhiều cuộc họp bàn của các quốc gia  thảo luận về vấn đề này. Do vậy, Công ước quốc tế 1988 về ma túy - tiền chất ra đời, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các hóa chất - tiền chất để điều chế ma túy, đặc biệt là MTTH. Đồng hành với việc này, do các kiến thức về hóa học được nâng cao, hóa chất, dụng cụ và tài liệu khoa học dễ kiếm nên dẫn đến tình trạng điều chế ma túy phát triển đáng nguy hiểm và báo động trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, sự quản lý lỏng lẻo của một số cơ quan hữu quan hay sự tắc trách của một số người, để lưu thông tự do chất Pseudophedrine dưới vỏ bọc hợp pháp của thuốc cảm, thuốc giảm đau, long đờm, giảm ho...  Điều này, có nguy cơ tạo điều kiện cho bọn tội phạm thu gom và tổng hợp chất ma túy Metamphetamine (thuốc lắc Ecstay) tại Việt Nam.

Việc nhập khẩu và sử dụng các loại thuốc tân dược có chứa tiền chất ma túy ở Việt Nam khá phức tạp. Đơn cử như trong 6 tháng đầu năm 2011, Công ty (Cty) CP BV Pharma nhập khẩu, mua lại và gia công của các Công ty  dược phẩm khác với tổng số lượng khổng lồ là 6.025,66kg  Pseudoephedrine, một tiền chất để tổng hợp chất ma túy Metamphetamine - một chất ma túy tổng hợp, hay còn gọi là thuốc lắc hay ecstasy, mecsydes, tên khoa học là MDMA: Methylene Dioxy Methamphet Amine.

Theo tính toán của Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) thì 1kg (1000grams) nguyên liệu tiền chất Pseudoephedrine có thể tổng hợp được 600 grams chất ma túy tổng hợp và với số lượng 6025,66kg tiền chất Pseudoephedrine, nếu không quản lý được, bọn tội phạm có thể sử dụng để tổng hợp được 4501,92kg chất ma túy Metamphetamine. Điều này xảy ra sẽ trở thành thảm họa cho xã hội. Theo Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc tế (INCB), mỗi kg Metamphetamine giá khoảng 353.846USD.

Qua xem xét hồ sơ lưu của phòng quản lý kinh doanh dược, cục Quản lý Dược, Bộ Y tế thì số lượng 6.025,66kg Pseudoephedrine Công ty CP BV Pharma có trong vòng 6 tháng đầu năm 2011 gồm: Tồn kho năm 2010: 323,93kg, 6 tháng đầu năm 2011: 4.055,74kg, Cty CP BV Pharma  gia công tại Công ty Cổ phần DPTW Pharbaco: 1.145,99kg , gia công tại Công ty TNHH MTV Sinh học Y tế Mebiphar: 500kg.
Ngoài ra còn có  45 công ty nhập là: 21.595kg/ 6 tháng đầu năm 2011 và 21.038kg trong năm 2010.  Đơn cử như,  năm 2010 Cty CP BV Pharma  nhập  100kg  nguyên liệu tiền chất Pseudoephedrine  và   6 tháng đầu 2011 nhập 6025,66kg.  Cty CP DP Savi   năm 2010 nhập 524,18kg ; 6 tháng đầu  năm 2011  nhập 1481,04kg;  Năm 2010, Cty CP Pharbaco nhập 60,97kg ; 6 tháng đầu năm 2011 nhập  1145,99kg.  Năm 2010  Cty Thái Nakorn nhập 3.000 kg;  6 tháng đầu 2011, Cty nhập 1.700 kg.  Dạng thuốc viên năm 2010,  Cty OPV  sản xuất  40.697.700 viên thuốc có chứa hoạt chất Pseudoephedrine; 6 tháng đầu năm sản xuất và bán 171.128.000 viên thuốc chứa hoạt chất này....

Căn cứ vào quy định của Bộ Y tế tại khoản 3, điều 18 của Thông tư 11/2010/TT-BYT về quản lý thuốc hướng tâm thần và tiền chất thì: “khi dự trù nguyên liệu ` vượt quá 50% số lượng dùng năm trước, cơ sở dự trù phải có báo cáo diễn giải lý do tại sao tăng nhu cầu lên 50%, Cục Quản lý dược khi duyệt đơn hàng nhập khẩu nguyên liệu hoặc duyệt dự trù mua nguyên liệu tiền chất phải kiểm tra chặt chẽ hồ sơ và căn cứ vào nhu cầu hợp lý của đơn vị để duyệt theo quy định”.  Tuy nhiên, không hiểu vì sao nhiều doanh nghiệp báo cáo đề nghị được duyệt nhập nguyên liệu là chất hướng thần, tiền chất ma túy  như PSE lại có được số lượng năm sau gấp nhiều lần năm trước. Cụ thể như Công ty CP BV Pharma mua nguyên liệu tiền chất ma túy trong năm 2010 là 1100kg Pseudoephedrine, sử dụng hết 776,07kg (còn tồn kho năm 2010 là 323,93kg Pseudoephedrine). Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, Công ty CP BV Pharma nhập số lượng là 6025,66kg Pseudoephedrine nhu cầu tăng đột biến một cách không thể giải thích nổi, tăng hơn 750% so với lượng sử dụng năm 2010.

Chủ trương của Bộ Y tế là không cấp số đăng ký dạng quy cách đóng gói lớn: 200, 250, 500 viên/lọ và 1.000 viên/lọ cho các loại thuốc trị cảm cúm có chứa tiền chất ma túy Pseudoephedrine, nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng của bọn tội phạm ma túy có thể mua gom để tổng hợp chất ma túy Metamphetamine. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2011, Công ty CP BV Pharma đã có các số đăng ký lưu hành các sản phẩm có chứa tiền chất ma túy Pseudoephedrine bao gồm:  Viên Activenose: Hộp 3 vỉ, 10 viên. Hộp 1 chai 150 viên nén. Viên Biofed: Hộp 3 vỉ 10 viên. Hộp 1 chai 150 viên nén (Số đăng ký gia công tại Công ty CP Dược phẩm TƯ Pharbaco). Viên Tripofed. Hộp 3 vỉ 10 viên. Hộp 1 chai 200 viên nén ( Số đăng ký gia công tại Công ty TNHH MTV Sinh học Y tế Mebiphar).  Viên NTN’S – 10: Hộp 6 vỉ 10 viên. Hộp 1 chai 60 viên. Hộp 1 chai 100 viên. Chai nhựa 500 viên và chai nhựa 1000 viên nén dài bao phim.

Dạng thuốc đóng gói 500 viên và 1000 viên/chai, có thể tạo điều kiện giúp  bọn tội phạm dễ vận chuyển và và tập kết đến nơi tổng hợp chất ma túy Metamphetamin. Hơn nữa, căn cứ vào Thông tư 4-2008/TT-BYT ngày12-5-2008 về hướng dẫn ghi nhãn thuốc thì : Đối với các quy cách đóng gói lớn 200, 250, 500, 1000 viên/lọ thì cơ sở sản xuất phải ghi nhãn “Thuốc dùng cho bệnh viện”. Công ty CP BV Pharma bán 21.500.000 viên thuốc có chứa tiền chất ma túy Pseudoephedrine dạng đóng gói lớn (lọ 500 viên) bán cho các Công ty TNHH Dược phẩm Như Ý, Việt Thái, Đông Hải.  Tổng số trong 6 tháng đầu năm 2011, Công ty CP BV Pharma đã bán cho ba công  ty này số lượng là 67.205.754 viên thuốc cảm có chứa Pseudoephedrine, so với số lượng năm 2010 là 10.709.446 viên (tăng 628%). Chênh lệch 148,07% giữa tỷ lệ tăng đột biến về lượng nguyên liệu Pseudoephedrine được duyệt (tăng 776,07%) và tỷ lệ tăng đột biến về thành phẩm bán ra (tăng 628%).  Số “thuốc dùng cho bệnh viện” đó Công ty Như Ý lại bán lại cho cơ sở chẩn trị Y học Cổ truyền tại Lào Cai đến 6.000.000 viên (lọ 500 viên).  Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ số thuốc thành phẩm chứa tiền chất đó đi về đâu và có hay không sự tắc trách, sai phạm của cơ quan quản lý?

Đối mặt với hiểm họa

Trả lời báo chí, thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn – Cục Trưởng Cục CSĐT Tội phạm ma túy (Bộ Công an) cho biết: Các đối tượng sản xuất ma túy tổng hợp hầu hết là Việt kiều, từng sống và làm việc tại nước ngoài. Khi về Việt Nam, chúng móc nối với một số đối tượng khác để tổ chức sản xuất MTTH  từ nguồn tân dược, hóa chất sẵn có trong  nước. Đặc điểm chung của các vụ việc này là đối tượng mua gom tân dược có tiền chất ma túy, có nhiều trong một số loại thuốc cảm cúm. Công thức sản xuất MTTH được “học tập” từ nước ngoài mang về Việt Nam áp dụng.

Cuối năm 2010,  Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện và bắt giữ hai đối tượng tham gia chiết xuất PSE từ thuốc cảm cúm Decolgel (hàm lượng PSE là 30mg/viên để điều chế ma túy tổng hợp Methamphetamin. Với chi phí 2 triệu đồng tiền thuốc Decolgel các đối tượng có thể sản xuất ra lượng ma túy tổng hợp trị giá 25 triệu đồng.

Ngày 15-5-2011, Công an tỉnh Thái Bình đã phát hiện, bắt giữ khoảng 20 lít tiền chất PSE do đối tượng Nguyễn Đức Chơm (gốc Việt, quốc tịch Ba Lan) chiết xuất từ hàng nghìn vỉ thuốc cảm cúm TIFFY để sản xuất Methamphetamin, các hóa chất cần thiết cho quá trình sản xuất (Iod, phốt pho đỏ...) và một số phương tiện dùng để sản xuất ma túy.

Hàng trăm loại thuốc có chứa hoạt chất PSE  được Cục quản lý Dược cấp phép sản xuất và nhập khẩu ở nước ta như: Tiffy Fu;  Cenzil – D; Coje; Biragan F; Cennicid; Savi Sinus; Ameflu Day Time... Các loại thuốc có chứa tiền chất này khách hàng có thể đặt mua với số lượng lớn từ bất kỳ cửa hàng dược phẩm hay các đại lý thuốc tân dược. Bởi lẽ, đây không phải loại thuốc có trong danh mục thuốc phải kê đơn của bác sỹ. Đồng thời, với số lượng nguyên liệu “khổng lồ” tiền chất ma túy Pseudoephedrine được nhập khẩu vào Việt Nam như vậy nhưng việc  quản lý đầu ra của thành phẩm thuốc có hoạt chất này gần như bỏ ngỏ hoặc không quản lý nổi. Trong số liệu báo cáo của 38 công ty dược  thì năm 2010 có 562.984.833 viên thuốc chứa chất PSE và 6 tháng đầu năm 2011 có 494.937.935 viên thuốc  thành phẩm có chứa Pseudoephedrine . Số lượng quá lớn thuốc thành phẩm này không  rõ các doanh nghiệp dược sản xuất ra đã bán cho ai?  Liệu có bao nhiêu thành phẩm bị thu gom và tổng hợp thành Metamphetamine? Cơ quan quản lý cần phải kiểm tra làm rõ.

Nhiều nước trên thế giới, nhận thấy nguy cơ lớn từ việc thu gom các loại thuốc cảm sốt, chống ngạt mũi, long đờm… có chứa “tiền chất ma túy”  PSE của tội phạm để chiết xuất MTTH, nên đã khuyến cáo hạn chế mua bán, đồng thời kiểm soát trên góc độ quản lý. Năm 2006, Tổng thống Mỹ G.W.Bush lúc đó đã ký một đạo luật nhằm hạn chế và kiểm soát sử dụng PSE như: cấm mua bán PSE nếu không có toa bác sĩ, người mua cần xuất trình chứng minh nhân dân khi mua, chỉ được mua với một số lượng hạn chế nhất định và phải được lưu giữ thông tin người mua trong vòng 2 năm...  Các Công ty dược phẩm tại Mỹ đã thí nghiệm và chuyển đổi từ PSE (Pseudoephedrine) sang dùng Phenylephrine (PE) trong các sản phẩm điều trị bệnh về tai mũi họng, cảm cúm để hạn chế việc bán PSE cho công chúng.

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Bộ Y tế cho biết: Hiện Bộ Y Tế đang nghiên cứu, xem xét đưa thuốc thành phẩm có chứa tiền chất PSE vào danh mục thuốc  kê đơn. Đồng thời ngành y tế cũng khuyến cáo các đơn vị sản xuất nghiên cứu thay thế tiền chất PSE sang dùng Phenylephrine (PE).

Trước tình hình, các đối tượng tội phạm có thể lợi dụng thuốc tân dược có chứa hoạt chất Pseudoephedrine, để chiết xuất MTTH và xét đề nghị của Bộ Công an về việc chỉ đạo các Bộ tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tiền chất, hóa chất dược phẩm, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương chỉ đạo hướng dẫn cụ thể việc tăng cường kiểm soát, quản lý tiền chất, hóa chất, dược phẩm có liên quan đến ma túy, đặc biệt các tiền chất, hóa chất, dược phẩm mà tội phạm có thể lợi dụng để sản xuất Methamphetamine. 
Nhóm PV


--


Trong loạt bài "Thảm họa mang tên thuốc lắc" phản ánh thực trạng tệ nạn và tội phạm buôn bán, tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp (MTTH) đang có nhiều diễn biến phức tạp hiện nay, Chuyên đề ANTG đã đề cập tới hiện tượng tội phạm sản xuất MTTH từ các loại thuốc tân dược có chứa tiền chất ma túy.
Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, hiện trên thị trường Việt Nam, các loại thuốc cảm sốt chứa Pseudoephedrine (PSE, tiền chất ma túy) chưa được cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đưa vào "vòng" quản lý. Đây là sơ hở đang bị bọn tội phạm lợi dụng để thu gom đưa ra nước ngoài hoặc điều chế, sản xuất MTTH trong nước từ nguồn dược phẩm có chứa tiền chất đang được bán "vô tư" chưa được kiểm soát chặt chẽ này...
Tội phạm điều chế ma túy tổng hợp từ dược phẩm hợp pháp
Trong hơn một chục năm cuối của thế kỷ XX, vấn đề tiền chất và ma túy đã trở thành vấn đề nóng bỏng trên thế giới. Do vậy, Công ước quốc tế 1988 về ma túy - tiền chất ra đời, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các hóa chất - tiền chất để điều chế ma túy, đặc biệt là MTTH. Đồng hành với việc này, do các kiến thức về hóa học được nâng cao, hóa chất, dụng cụ và tài liệu khoa học dễ kiếm nên dẫn đến tình trạng điều chế ma túy phát triển đáng nguy hiểm và báo động trên toàn thế giới.
Khuynh hướng điều chế ma túy từ nguồn nguyên liệu tự nhiên như từ thuốc phiện, lá coca đã chuyển sang việc xây dựng những phòng thí nghiệm bí mật để điều chế các loại MTTH. Nhiệm vụ kiểm soát ma túy lúc này không chỉ là nhiệm vụ của riêng lực lượng Cảnh sát phòng chống ma túy, mà đòi hỏi phải có các cơ quan khác, trong đó có các viện khoa học hình sự của các nước. Trước đây, vai trò của các phòng thí nghiệm xét nghiệm ma túy quốc gia chỉ phục vụ cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc xác định chất ma túy thì hiện nay, các nhà hóa học trong phòng thí nghiệm khoa học hình sự còn phải xác định được khả năng, nguồn gốc các chất ma túy, xác nhận tính hợp pháp của chất ma túy, truy nguyên các tiền chất cơ bản, các chất phản ứng, dung môi... được sử dụng cho việc điều chế ma túy... nhằm đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả.
Ở Việt Nam, năm 1996, các lực lượng thực thi pháp luật đã bắt giữ 2 đối tượng dự định điều chế heroin từ nguồn nguyên liệu thuốc ho Terpin-codein có bán trên thị trường hợp pháp ở địa bàn Hà Nội, Hải Phòng. Các đối tượng dự định tách codein ra khỏi thuốc ho để điều chế ra heroin nhưng đã bị phát hiện, ngăn chặn. Sau đó, thuốc ho Terpin-codein đã được ngành y tế đưa vào danh mục các loại thuốc bán theo toa để kiểm tra, quản lý.
Tuy nhiên, sự chậm trễ, bị động của các cơ quan quản lý chuyên môn khiến một số loại dược phẩm dễ bị lạm dụng làm tiền chất điều chế ma túy ở trong nước đã bị tội phạm lợi dụng. Tại TP HCM, năm 2010, TAND TP HCM từng xét xử vụ mua gom, vận chuyển thuốc tây có thành phần tiền chất ma túy Pseudoephedrine để chuyển ra nước ngoài sản xuất MTTH.  Các đối tượng Nguyễn Quang Trung, Phan Đình Tài là Việt kiều sống tại Australia và nằm trong đường dây sản xuất MTTH tại bản địa. Biết thuốc Actifed có thể chế biến thành MTTH được bán tự do tại các hiệu thuốc ở Việt Nam, tết năm 2007, Trung gọi điện thoại về Việt Nam cho em rể là Dương Nam Tư  ở Hải Phòng nhờ mua thuốc Actifed. Tư  vào Sài Gòn để cùng Phùng Bảo Ninh và Tạ Văn Đoàn đi mua thuốc này với số lượng lớn. Ninh lấy tên giả là Phùng Thế Hùng đến liên hệ mua hàng tại Công ty Dược liệu TW 2 (quận 1, TP HCM) để mua 3 lần, tổng cộng gần 16.000 hộp Actifed. Đến khi nguồn hàng tại công ty này hết, Ninh nhờ em trai mua ngoài thị trường thêm 3.000 hộp nữa.
Ngày 26/2/2007, Trung và Tài về nước để hướng dẫn mọi người bóc thuốc Actifed, xay thành bột mịn, đóng vào các vỏ bao mang nhãn hiệu massage rồi chuyển sang Australia. Từ ngày 12 đến  22/3/2007, các đối tượng đã dùng CMND giả làm thủ tục chuyển hơn 100 kg bột thuốc Actifed sang Australia. Đến tháng 5/2007, Ninh dùng giấy phép lái xe mang tên người khác nhưng dán ảnh của mình đến một công ty chuyển phát nhanh chuyển 16 kg bột thuốc Actifed đi Australia thì bị phát hiện. Thời điểm đó, Cơ quan điều tra cho rằng nhóm này đã vận chuyển đi Australia hơn 118 kg bột thuốc Actifed, trong số này có hơn 20 kg là Pseudophedrine (tiền chất ma túy). Do vậy, Phùng Bảo Ninh, Dương Nam Tư, Tạ Văn Đoàn đã bị truy tố về tội "mua bán tiền chất ma túy vào việc sản xuất trái phép chất ma túy". Riêng Nguyễn Quang Trung và Phan Đình Tài đã xuất cảnh về Australia, Công an ra lệnh truy nã, tách thành vụ án khác, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Ngày 28/9/2010, TAND TP HCM cho rằng không đủ cơ sở để buộc tội "mua bán tiền chất ma túy vào việc sản xuất trái phép chất ma túy" cho các bị cáo. Tòa khép họ vào tội "vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới"; tuyên phạt Phùng Bảo Ninh  mức án 5 năm 6 tháng tù, Dương Nam Tư và Tạ Văn Đoàn cùng bị phạt mức án 4 năm tù.

Một số loại dược phẩm chứa tiền chất Pseudoephedrine được bán rộng rãi trên thị trường.
Các đối tượng trong vụ mua gom thuốc Actifed đưa ra nước ngoài.

Cơ quan quản lý chưa vào cuộc
Tìm hiểu thông tin ở các nước trên thế giới, nhận thấy nguy cơ lớn từ việc thu gom các loại thuốc cảm sốt, chống ngạt mũi, long đờm… có chứa "tiền chất ma túy" Pseudoephedrine, nhiều quốc gia khuyến cáo hạn chế mua bán, đồng thời kiểm soát trên góc độ quản lý. Công ty dược phẩm tại Mỹ đã thí nghiệm và chuyển đổi từ PSE (Pseudoephedrine) sang dùng Phenylephrine (PE) trong các sản phẩm điều trị bệnh về tai mũi họng, cảm cúm để hạn chế việc bán PSE cho công chúng.
Năm 2006, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã ký một đạo luật nhằm hạn chế và kiểm soát sử dụng PSE như: cấm mua bán PSE nếu không có toa bác sĩ, người mua cần xuất trình chứng minh nhân dân khi mua, chỉ được mua với một số lượng hạn chế nhất định, và phải được lưu giữ thông tin người mua trong vòng 2 năm... Ngày 27/9/2010, tại  Hội nghị Sơ kết cao điểm tấn công tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Tây Nam - TP HCM, lãnh đạo Cục CSĐT tội phạm về ma túy phía Nam cảnh báo trong thời gian tới, tội phạm ma túy sẽ nhập vào Việt Nam nhiều loại MTTH mới chưa có trong danh mục cấm của Việt Nam. Hiện đã phát hiện một số loại thuốc cảm cúm nhập vào Việt Nam có chứa tiền chất ma túy Pseudoephedrine (dùng điều chế MTTH).
Tại Hà Nội, trong những tháng đầu năm 2011, lực lượng Công an cũng đã phát hiện, xử lý một số vụ án liên quan đến việc sản xuất MTTH. Qua giám định cho thấy các đối tượng đã sử dụng các loại thuốc chữa cảm cúm có chứa  Pseudoephedrine được bán rộng rãi trên thị trường để nhằm mục đích chiết xuất loại tiền chất này phục vụ việc sản xuất MTTH.

Phát hiện loại ma túy tổng hợp mới
Ngày 14/6, trao đổi với phóng viên Chuyên đề ANTG tuần, Trung tá Đinh Gia Quyết, Đội trưởng Đội Giám định hóa học, Phòng Kỹ thuật hình sự (PC54) Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa phối hợp Trung tâm Giám định ma túy, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an phát hiện một loại MTTH mới xuất hiện trên địa bàn Hà Nội thông qua việc giám định một loại mẫu ma túy do Công an quận Hai Bà Trưng thu giữ trong vụ án tàng trữ trái phép ma túy. Trong tang vật thu giữ có một số viên nén hình tròn màu trắng, trên một mặt mỗi viên có logo 3 vòng tròn. Qua giám định bằng các phương pháp phân tích hiện đại đã cho kết quả đó là chất có thành phần PMMA (Paramethoxy Methamphetamine).
Theo Trung tá Đinh Gia Quyết, PMMA là chất có tác dụng kích thích mạnh thần kinh trung ương, gây hưng phấn và tạo cảm giác bay bổng như các chất MTTH khác dạng Amphetamine như MDMA (thuốc lắc - Ecstasy), Methamphetamine, PMA...
Được biết PMMA đã có trong danh mục chất ma túy của 15 nước thuộc Liên minh châu Âu (Hiệp ước kiểm soát có hiệu lực từ ngày 7/3/2002), riêng tại Anh thì PMMA được đưa vào bảng A của danh mục các chất ma túy cần kiểm soát. PMMA hiện không nằm trong danh mục các chất ma túy tại Việt Nam. Sau khi phát hiện loại ma túy mới trên, PC54 Công an TP Hà Nội đang đề xuất kiến nghị cơ quan chức năng bổ sung PMMA vào danh mục các chất ma túy.

Tình trạng tội phạm lợi dụng các loại thuốc có chứa tiền chất Pseudoephedrine để điều chế, sản xuất MTTH tại Việt Nam đã và đang có những dấu hiệu phức tạp như vậy nhưng đến nay,  về phía cơ quan quản lý chuyên môn của Bộ Y tế vẫn chưa có động thái để ngăn chặn. Quá trình thực hiện loạt bài phản ánh về tình trạng tội phạm và tệ nạn sử dụng MTTH, chúng tôi đã liên hệ với Cục Quản lý dược - Bộ Y tế để tìm hiểu về công tác quản lý dược phẩm có chứa tiền chất nhưng không nhận được sự hợp tác của cơ quan này.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên thị trường tân dược, những loại thuốc có chứa Pseudoephedrine thuộc nhóm dược lý thuốc giảm đau, hạ sốt, dạng viên nén, viên nén bao phim hoặc syrup.  Khảo sát tại các cửa hàng bán lẻ thuốc tân dược trên địa bàn Hà Nội, căn cứ vào thành phần ghi trên bao bì, chúng tôi đã dễ dàng tìm được một số loại thuốc chữa cảm cúm thông dụng có Pseudoephedrine (ghi rõ hàm lượng/viên thuốc)… Tại "chợ" dược phẩm Ngọc Khánh, khi chúng tôi hỏi mua một trong những loại thuốc này với số lượng lớn, người bán hàng đề nghị đặt hàng sẽ đáp ứng đủ số lượng bởi theo họ giải thích, đây là những loại thuốc không nằm trong quy định phải bán theo toa.
Một dược sĩ giải thích, theo quy định của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, một loại thuốc dạng phối hợp có chứa Pseudoephedrine chỉ xếp loại thuốc kê toa khi chứa 120mg Pseudoephedrine trở lên. Người bán lẻ có thể bán cho người bệnh không cần toa các thành phẩm chứa Pseudoephedrine với hàm lượng nhỏ hơn 120mg/viên, với số lượng tối đa 15 ngày sử dụng. Với quy định này, đối với người có nhu cầu chữa bệnh thì không có điều gì bàn cãi, song  đối với những người có mục đích sử dụng khác, làm thế nào ngăn chặn được họ bỏ công đi từng hiệu thuốc để thu gom?
Đối với người bán thuốc, cũng dễ dàng "biến báo" để hợp thức việc bán hàng của họ là đúng quy định. Thói quen mua, bán dược phẩm không theo đơn hiện nay cùng sự chậm trễ, bị động của cơ quan quản lý  vô tình tạo điều kiện cho "tiền chất ma túy" tồn tại... công khai và được những đối tượng xấu sử dụng sai mục đích khi gom hàng để chiết xuất  sản xuất MTTH. Đây là "hiểm họa" đòi hỏi Bộ Y tế cần đưa ra biện pháp quản lý thích hợp, góp phần phòng ngừa tội phạm

Công Duy
---

--

Tổng số lượt xem trang