Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Nhật chuẩn bị bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí


REUTERS
-VietnamDefence Lệnh cấm xuất khẩu vũ khí Nhật do Tokyo tự đưa ra vào năm 1967 có thể được gỡ bỏ trong tuần tới.
Chính chủ đề này sẽ được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Yasuo Ichikawa thảo luận vào ngày thứ hai tới với người đồng nhiệm Mỹ Leon Panetta.

Nội các của Yoshihiko Noda đơn giản là không có lối thoát nào khác, Kinh tế Nhật tiếp tục chịu ảnh hưởng từ hậu quả của vụ động đất kinh hoàng và sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima mùa xuân vừa qua. Ngân sách cần ngoại tệ, các chương trình thúc đẩy du lịch và doanh nghiệp nhỏ do chính phủ phát động không thể nhanh chóng đem lại hiệu quả, mà tiền thì cần có ngay bây giờ. 

Nhật bản buộc phải hy sinh việc cấm xuất khẩu vũ khí tự nguyện mà họ đưa ra năm 1967 và được khẳng định vào năm 1976. Chỉ còn việc tìm hiểu sản phẩm cụ thể nào và những thị trường nào người Nhật muốn bán ra, cũng như việc này sẽ ảnh hưởng thế nào đến vị thế của các nhà xuất khẩu Nga.

Ở hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport, người ta không thấy có sự đe dọa nào từ việc Nhật trở lại thị trường vũ khí.

- Chúng tôi đang theo dõi những gì đang diễn ra trên thế giới và dĩ nhiên chúng tôi biết về ý định của Tokyo, một nguồn tin tại Rosoboronoexport nói. Các mặt hàng chào bán của Nhật về chủng loại và về các hạn chế chính trị hoàn toàn trùng với của Mỹ vì thế chắc chắn với sự chấp thuận của Washington, Nhật sẽ chiếm một phần nào đó của thị trường vốn thuốc về Mỹ.

Ngoài ra, nguồn tin còn cho rằng, cần phải hiểu rằng, vũ khí Nhật sản xuất sau Thế chiến II chưa hề được kiểm nghiệm trong thực chiến mà giá lại rất đắt so với các sản phẩm tương tự do các đối thủ cạnh tranh chào bán.

Mặt khác, các nhà phân tích độc lập lại không có thái độ bình thản như vậy đối với vấn đề này.

- Nhật có khả năng nếu như không đè bẹp thì cũng chèn ép mạnh mẽ nước Nga trên thị trường vũ khí Ấn Độ, Giám đốc Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (TsAMTO, Nga), Igor Korotchenko nhận định. - Kiểu gì thì với sự xuất hiện của người Nhật, thị trường Ấn Độ sẽ có tính cạnh tranh hơn nhiều, mà căn cứ vào vô số chê bai xuất phát từ Delhi về chất lượng sản phẩm của Nga thì cần phải nghiêm túc hơn đối với sự xuất hiện của người Nhật.

- Tokyo có nhiều kinh nghiệm đóng quân hạm cỡ lớn, điều đó rất hấp dẫn đối với Ấn Độ khi họ đang ráo riết trang bị lại cho hải quân, Trưởng Phòng Phân tích thuộc Trung tâm Phân tích quân sự và chính trị Aleksandr Khramchikhin nói. - Ngoài ra, người Nhật có thể bán linh kiện điện tử dành cho vũ khí công nghệ cao, tên lửa, cũng như phương tiện vận tải, ví dụ xe bọc thép dùng khung gầm của Mitsubishi.

Type 90 - một trong những loại tăng chủ lực tốt nhất thế giới

Tuy nhiên, triển vọng của vũ khí trang bị Nhật trên thị trường thế giới vẫn chưa rõ hết.

- Các tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế Andrei Fesyun lý giải. - Quân đội Nhật từ lâu nói rằng, máy bay tiêm kích nội địa của họ đã sẵn sàng, nhưng hiện chưa bắt đầu sản xuất. Vũ khí bộ binh Nhật cũng không sản xuất.

Có lẽ người ta nói đến việc Nhật Bản triển khai chu trình sản xuất vũ khí trang bị đầy đủ mà hiện nay họ chỉ sản xuất các bộ phận, linh kiện đơn lẻ.

- Chẳng hạn, tiêm kích F-15 sẽ có thêm chữ J (Japan) và sẽ được coi là máy bay do Nhật sản xuất, Andrei Fesyun nhận xét.

Quan tâm đến việc gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí trước hết là các nhà sản xuất lớn của Nhật như Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries. Nếu như lệnh cấm được gỡ bỏ, người Nhật sẽ có khả năng tham gia dự án chung chế tạo tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II với Mỹ.

Ngoài ra, các khách hàng nước ngoài cũng trông chờ xe tăng hạng nặng Type 90, vốn được coi là một trong những loại tăng tốt nhất thế giới. Nhược điểm duy nhất của xe tăng này là giá cả: Lực lượng Phòng vệ Nhật không chịu trả 8-9 triệu USD cho một chiếc tăng này vì thế việc sản xuất Type 90 bị tạm ngừng trong khi chờ cơ hội xuất khẩu xuất hiện.
  • Nguồn: Izvestia, 21.10.11.

Nhật chuẩn bị bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí

---------

Biển Đông: VN 'không nên chơi lá bài Mỹ  (BBC 19-10-11) -- P/v Mark Valencia
Trung Quốc có phải là con bọ cạp? Is China a Scorpion? (Diplomat 19-10-11)
Biển ĐôngA South China Sea Plan (Diplomat 20-10-11) -- Bài của hai tác giả quen thuộc người Việt!

Tổng số lượt xem trang