(Cảm ơn tác giả gửi bài)
Sau nhiều bài ca ngợi Hoàng Đình Quang, Trần Nhương, Nguyễn Trọng Tạo… ngày 8-10-2011, Trần Huyền Nhung lại tung lên mạng của nhà văn Trần Nhương, mạng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo bài bốc thơm tập thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa” của Trần Gia Thái ( Chủ tịch Hội nhà báo Hà Nội, tổng giám đốc, tổng biên tập Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội) có tên : “Đọc tập thơ “Lời nguyện cầu trước lửa” của Trần Gia Thái”.
Trước khi nói đến bài bốc thơm thơ Trần Gia Thái của Trần Huyền Nhung, tôi xin bạn đọc tìm hiểu xem Trần Huyền Nhung là ai qua lời nhà thơ Vũ Thanh Hoa ( Vũng Tàu):
NVTPHCM- Mấy ngày qua, các bloggers trên trang vnweblogs.com sửng sốt khi phát hiện ra một blogger mới “nhập làng vnweblogs” chưa lâu lộ mặt đạo văn liều lĩnh và trắng trợn tên là Trần Huyền Nhung (tên blog là hoangnhungmedia) và bên 360 plus là blog Tigon’s. Thỉnh thoảnh post lên vài bài bình thơ, văn, ca khúc… của một số nhà thơ, nhà văn lão làng trên mạng, blogger này bắt đầu tự tin post những bài thơ ký tên “Trần Huyền Nhung” lên vnweblogs.com… nhưng cô ta quên rằng trò chơi mạng bao giờ cũng có hai mặt, tức khắc có người đã phát hiện ngay bài thơ “Nghĩ về anh” ký tên Trần Huyền Nhung sự thật là của một bloggers thâm niên trên vnweblogs tên Phương Phương. Các blogger bắt đầu vào cuộc, thôi thì có đủ ý kiến khác nhau, người cho là cô ta nông nổi lỡ dại, người cho là cô ta ỷ thế có những người nổi tiếng trên văn đàn mạng đứng sau lưng (những người đã giúp cô viết những bài phê bình), người thì nổi giận lôi đình vì thói ăn cắp trắng trợn… nhưng sự thật cứ hé lộ dần dần khi các bloggers tiếp tục “điều tra”, họ thành lập hẳn một blog cảnh báo cho cư dân mạng trên yahoo 360 để điều tra rõ trắng đen và có những dẫn chứng cụ thể, theo từng đường link và blog bị Trần Huyền Nhung đạo (tại đây) và vô cùng bất ngờ khi biết rằng: hầu như tất cả các bài thơ ký tên Trần Huyền Nhung đều “mượn lại” của các tác giả khác, có bài chưa ai biết và có bài đã nhiều người biết, có bài trên các blog cá nhân, trên các trang web, có bài đã được giải trong một cuộc thi… và Trần Huyền Nhung cũng đã kịp thời gửi đăng thơ và bài viết ký tên mình trên các trang web thiên về văn học như: vanchuongviet.org, trannhuong.com, nguyentrongtao.org, vanthoviet.com, vandanviet.net, Đất đứng, văn nghệ Nam Định… Sau khi phát hiện vụ việc và cảnh cáo, Ban Quản trị trang vnweblogs.com đã chiếu theo nội quy của trang vnweblogs.com để 3 ngày chờ chủ nhân blog hoangnhungmedia giải thích nhưng đáp lại, blogger này lại tiếp tục đăng bài bình thơ của một nhà văn lão làng như chẳng cần biết có gì xảy ra… và kết quả là blog hoangnhungmedia đã bị vô hiệu hóa trên trang vnweblogs.com, một số trang web đã gỡ những bài thơ ký tên Trần Huyền Nhung sau khi điều tra sự thật là của tác giả khác và Trần Huyền Nhung cũng bị trục xuất ra khỏi “Ban Quản trị” một trang web văn học. Đạo văn thời gian qua đã được nói khá nhiều, thôi thì đủ mọi loại thượng vàng hạ cám, nếu in trên giấy trắng mực đen sẽ dễ dàng “bắt tận tay day tận mặt” (vụ cô Lê Thủy) còn trên mạng thì có thể nhanh chóng xóa dấu vết hơn. Từ lâu văn chương mạng vẫn bị coi thường bởi người ta vẫn nghĩ đằng sau các trang web văn chương có sự thiếu khách quan mang nhiều dấu ấn cá nhân của chủ trang, khi các nhà văn lão làng thiếu thận trọng chọn đăng và lăng-xê các bài viết (nhất là các bài viêt ca ngợi mình) của những ngòi bút không đi bằng con đường chân chính, vô tình làm mất sự tín nhiệm của độc giả. Còn bản thân những blogger như Trần Huyền Nhung đã vội vã, chủ quan coi thường người đọc, nghĩ khá đơn giản về sự nổi danh và quá tự tin vào những mối quan hệ bên ngoài văn chương, mong một sớm một chiều ngồi “chiếu trên” của Văn đàn, mà không biết rằng Ngôi đền Văn chương đích thực luôn thiêng liêng và trong sáng.”18.6.2011
BQT vnweblogs.com
Vụ Lê Thủy đạo văn vẫn đang ì xèo khắp nơi. Thế mà ngay tại vnweblogs này vừa có blogger ngang nhiên đạo thơ của một blogger khác! Cũng có thể người này đã chôm bài thơ “sưu tầm” từ một trang nào đó và “hồn nhiên” bê nguyên nó đặt vào blog mình với cái tên T.H.N tức Trần Huyền Nhung, và không ngờ tác giả đích thực của bài thơ lại là một nữ blogger của vnweblog? Hy vọng là thế để chúng ta không nghĩ người này quá liều lĩnh và trơ tráo, nhất là cô ta đang được coi là một người yêu văn chương và có nhiều bài viết phê bình văn thơ được đăng tải trên mạng.
Sự việc bị phát giác vào trưa hôm qua, khi BQT được “một người đọc” thông báo trên trang blog Trần Huyền Nhung (http://hoangnhungmedia.vnweblogs.com/) đã đăng Như vậy, chúng ta biết Trần Huyền Nhung vốn có tài đạo văn; không ngờ, ngay trong bài viết bốc thơm thơ Trần Gia Thái, đoạn văn mở đầu có vẻ “lý luận” lại là đoạn Trần Huyền Nhung đạo văn. Xin xem lời nhà văn Khôi Vũ ( Đồng nai) viết trên website của ông như sau :
khoivudongnai 10 October, 2011 09:19 CÙNG ĐỌC VỚI KHÔI VŨ Đường dẫn cố định Trackbacks (0) góp ý (3) Bản inHôm nay KV tôi đọc được trên nguyentrongtao.org bài của nữ doanh nhân Trần Huyền Nhung (có lập blog trên vnweblogs do yêu văn chương?). Đây là bài "phê bình" (khen) tập thơ mới xuất bản của tác giả Trần Gia Thái, Giám đốc Đài TH Hà Nội (Người bị các nhân sĩ Hà Nội kiện về việc cho đưa tin biểu tình & vu khống những người này). Trước bài của Trần Huyền Nhung đã có vài bài viết khen thơ Trần Gia Thái, đồng thời một số bài khác chê tập thơ này, phản đối những người đã "khen".Chuyện khen, chê trong sáng tác văn học là bình thường. Ở đây, KV tôi chỉ nói đến một phần bài phê bình của Trần Huyền Nhung (ngoài trang nguyentrongtao.org, còn đưa lên cả trên trang http://hoangnhungmedia.vnweblogs.com/ nữa).
Dưới bài này trên trang nguyentrongtao.org có một comment của bạn đọc như sau:Ngố Tàu09/10/2011Bài bình thơ này lại đạo một số đoạn và ý của bài viết tại đây:http://ngonnguhoc.org/forum/viewtopic.php?f=13&t=1656&p=9233.Pó tay.com!!!Tò mò, KV tôi bèn vào địa chỉ trên thì thấy đây là trang web của trường Đại học Khoa học Xã Hội Nhân văn - Khoa Ngôn ngữ học có tên là MISS & MISTER NGÔN NGỮ HỌC LẦN 3 NĂM 2011. Tiêu đề bài viết là Thơ Thơ Thẩn Thẩn Thơ thẩn, người gửi là hankaro, Đã gửi: 26 Tháng 5 2010, 16:04.Tiếp tục tìm xem có đoạn nào giống nhau không thì thấy có đoạn này (trong bài trên trang ngonnguhoc.org: Nằm trong phương thức biểu hiện trữ tình, thơ được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa những con người và cuộc sống. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của thơ ca, con người được tắm mình trong tình cảm của nhà thơ và của chính bản thân mình. Thơ đi vào lòng người những cảm xúc những mối liên tưởng kín đáo bằng ý tứ sâu xa và sức quyến rũ của thanh điệu, tiết tấu... tất cả đã ùa vào cùng một lúc tràn ngập trong lòng người đọc, xoá sạch đi hay khắc sâu hơn những tình cảm con người: những tình cảm nhỏ nhem, ích kỷ sẽ bị loại bỏ, những tình cảm cao quý sẽ được nâng lên. Tâm hồn con người sống với thơ sẽ được “thanh lọc” (Aristot) trở nên trong sáng và đẹp đẽ hơn. Sống với thơ con người sẽ tìm được sự yên tĩnh trong tâm hồn, sẽ được nghĩ ngơi. Nhưng cũng trong lúc đó, tâm hồn con người sẽ tiếp tục cuộc hành trình trên đường đời, để lớn hơn, để khôn hơn... những giây phút nghĩ ngơi như thế không phải là trống rỗng, ngược lại sự im lặng của nó có một ý nghĩa sâu xa trong cuộc đời của một con người. Là khoảnh khắc mà con người sống với chính bản thân mình, sống với cuộc sống nội tâm. Nhưng cũng chính vì thơ là tiếng lòng nên cũng không dễ dàng khơi nguồn những cảm xúc, những nắm bắt của tâm lý đời thường. Cảm xúc của chúng ta trào dâng mãnh liệt, cuộc sống cứ cuộn xoáy lên, từng mãng tràn đầy trong tâm hồn, song để viết thành những lời thơ có vần điệu thì không mấy dễ dàng.
Cuối cùng, đọc lại bài của Trần Huyền Nhung thì gặp ngay đoạn đầu tiên như sau:Nằm trong phương thức biểu hiện của trữ tình, thơ ca được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của thơ ca, con người tắm mình trong tình cảm của nhà thơ và của chính mình. Thơ ca thấm vào lòng người đọc bởi những cảm xúc trực tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, bằng những ý tứ sâu xa và sức quyến rũ của tiết tấu, thanh điệu… Tất cả như cùng một lúc ùa vào, tràn ngập trong lòng người đọc, xóa đi hay khắc sâu thêm tình cảm của con người: Những nhỏ nhen, ích kỷ bị loại bỏ, những gì đẹp đẽ, cao quý được tôn vinh. Tâm hồn của con người với thơ sẽ được “thanh lọc” (Aristot) để trở nên trong sáng hơn, cao thượng hơn. Sống với thơ con người sẽ tìm thấy sự yên tĩnh trong tâm hồn, sẽ được nghỉ ngơi, nhưng cũng chính lúc đó, con người tiếp tục hành trình để trở về bản ngã của chính mình. Những phút nghỉ ngơi ấy không phải là trống rỗng, vô nghĩa; ngược lại sự im lặng lại có một ý nghĩa sâu xa trong cuộc đời của mỗi người, là khoảnh khắc con người sống thật nhất, sống với bề dày của cuộc sống nội tâm. Cảm xúc của ta cứ trào dâng mãnh liệt, cuộc sống cứ cuộn lên, xoáy sâu từng mảng ngập tràn tâm hồn khi đọc những vần thơ của Trần Gia Thái.So sánh thì thấy giống nhau "hơi bị nhiều": những chỗ in nghiêng ở bài trên được "chuyển qua" bài của THN và được tác giả sửa đôi chỗ (cắt bỏ hoặc thêm vài chữ)!Được biết tác giả viết blog Trần Huyền Nhung trước đây đã từng bị admin của Vnweblogs cảnh cáo và tạm dừng trang blog một thời gian vì đăng bài giống của các tác giả khác! Sau đó cô THN "nhận lỗi" bằng một bài viết (được cho là nhận lỗi quanh co chứ không dám nhận trực tiếp lỗi của mình). Trước sự "phục thiện"(!) này, Admin của Vnweblogs đã cho trang blog Trần Huyền Nhung tiếp tục hoạt động.
Xin xem người làm nghề “ thó “ thơ văn thiên hạ làm thơ văn mình - Trần Huyền Nhung - ca ngợi thơ Trần Gia Thái hết lời, hệt như những nhà phê bình quốc doanh xưa tụng ca thơ Tố Hữu : “
“Cảm xúc của ta cứ trào dâng mãnh liệt, cuộc sống cứ cuộn lên, xoáy sâu từng mảng ngập tràn tâm hồn khi đọc những vần thơ của Trần Gia Thái.“Lời nguyện cầu trước lửa” là một tập thơ của Trần Gia Thái rất có ấn tượng với tôi ngay từ tiêu đề. Nghe như lòng thành tâm của Trần Gia Thái trước một vấn đề thuộc về tâm linh. Lần dở vào trang trong, tôi bắt gặp bài thơ “Lời nguyện cầu trước lửa” (Tr.67), đúng như ý nghĩ ban đầu của tôi khi cầm tập thơ trên tay. Nội dung bài thơ không những giàu tính nhân văn cao cả, mà còn mang đậm chất Thiền của kinh nhà Phật. Cuộc sống đầy rẫy những bon chen, ghen ăn tức ở… lúc này không có mặt trong “lời nguyện cầu trước lửa” của Trần Gia Thái. Ta có cảm tưởng như Trần Gia Thái đã thiền vào thơ, để rồi Anh cảm nhận xung quanh mình chỉ còn là:
“Gió và gió
Hoa tràn theo gió
Gió cuốn hương của muôn loài thảo dược thấm quyện lên một trời hương tinh khiết
Nhìn họ, ta tin những điều thiện cát trong lá sớ kia sẽ thành hiện hữu
Mãn nguyện một đêm hương
Sương ngủ quên trên lá
Trăng đã khóc
Những giọt nước mắt hoan hỉ mừng cho sự giải thoát
Sẽ không còn nữa cảnh đói niềm tin”
( Trích “lời nguyện cầu trước lửa”- tr.69)
Kẻ viết bài này, xin mượn lời nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trong bài “ Đọc tập thơ Trần Gia Thái, buồn về hội chứng “méo mó hình hài vẹo xiêu nhân cách” của nền văn học hôm nay”, bình về bài thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa”, là cái đinh, là điểm nhấn số một của tập thơ, được Trần Huyền Nhung bốc thơm như sau :
“Một người chưa biết viết câu văn tiếng Việt đơn giản, viết sai ngữ pháp, viết thật tối nghĩa, phản nghĩa, lủng củng như Trần Gia Thái, sao có thể lãnh đạo toàn ngành báo chí từ báo chữ, báo nói, báo hình của thành phố Hà Nội ? Bó tay !Đọc cả tập thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa”, chúng tôi chẳng tìm thấy sự lớn lao nào cả, chí thấy toàn chữ là chữ, toàn nói là nói, nhưng chất thơ thì biến thành vô hình, biến thành không có thật.
Xin trích nguyên văn bài thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa” ( trang 67) được lấy làm tên cho cả tập thơ để thách đố bạn đọc xem có tìm ra câu thơ nào không ? Chắc Trần Gia Thái cho bài thơ này hiện đại lắm, “lớn lao đến mức thành vô hình” lắm lắm, tâm huyết lắm, là cái đinh của cả tập thơ :
“Lời nguyện cầu trước lửa
( Kính tặng Đại Đức Thích Minh Pháp)
Ấy là lúc chuyển sang nghi thức cuối cùng của Đàn lễ tân niênTrang nghiêm Đại Đức tọa theo tư thế Đức Phật ngự trên tòa senTự tay ông khơi ngọn lửaLớn dần lớn dần lửa đồng điệu cùng âm vang lời cầu nguyện của những thiện nam tín nữLửa bay phần phật như cờ vàng rồi hợp thành một tháp lửa vàngVàng cuồn cuộn hất ngược vào không trungĐêm và ngày giao hòaQuyền uy phủ vàng mật thấtTựa như muôn lưỡi mác uốn cong kết thành đài lửaHoàng LiênHoàng LiênTòa sen vàng đấy ư ?Trong quầng lửa kỳ biến dường như quần tụ những gương mặt chúng sinh rạng ngời ký thác trên dung nhan PhậtTừ mơ hồ vọng về lời sấmGió bão nắng mưa nóng lạnh đội lên từ sâu thẳm đất hay ngồn ngộn kéo về từ vũ trụ bao la ?Không, không hẳn thếĐấy là lời vị Đại Đức có đôi mắt sáng như sao và giọng nói trầm hùng vang độngÔng nói với lửa bằng ngôn ngữ riêngNgọn lửa dịu dần dịu dần hóa thân vào một vầng trăng viên mãn sau cái lắc chuông đường đột như một khẩu lệnh cắt đứt chuỗi âm thanh tưởng như triền miên vô tận ấy khiến ta bừng tỉnhÔi, giá như bức tường kia là một tấm gương thì các phật tử lúc này sẽ được chiêm ngưỡng chính mình và cảm nhận rõ sự thăng hoa hàm súcGió và gióHương hoa tràn theo gióGió cuốn theo hương của muôn loài thảo dược thấm quyện nên một trời hương tinh khiếtNhìn họ, ta tin những điều thiện cát trong lá sớ kia sẽ thành hiện hữuMãn nguyện một đêm hươngSương ngủ quên trên láTrăng đã khócNhững giọt nước mắt hoan hỉ mừng cho sự giải thoátSẽ không còn nữa cảnh đói niềm tin”( hết bài thơ)
Đọc xong bài được Trần Gia Thái gọi là thơ này, chúng tôi không biết nó thuộc thể loại gì : văn xuôi, văn tế, văn tường thuật, văn đưa linh…hay mê cung triết học ? Cầu mong ông Trần Gia Thái thương tình mà chỉ giáo cho sự tò mò có thể phát ốm của chúng tôi được giải tỏa phần nào ? Với kiến văn hạn hẹp người trần mắt thịt, chúng tôi xin cá với ông Trần Gia Thái bài sớ trên của ông mà là thơ thì chúng tôi xin …chết liền.”
Xin trích những lời bốc thơm vô tội vạ, bốc thơm không biết ngượng của Trần Huyền Nhung trước những câu không thể được gọi là thơ của Trần Gia Thái trong bài thơ “ Lời nguyện cầu trước lửa” :
“Trăng đã khóc” hay chính là Trần Gia Thái đã nhỏ những “ giọt nước mắt hoan hỉ” từ chính tấm lòng của mình? Vâng, Anh đã mừng cho sự “giải thoát” chúng sinh. Anh cầu nguyện cho những cảnh đói nghèo không còn xuất hiện trong xã hội này nữa. Lòng tin vào Đức Phật từ bi trong Trần Gia Thái rất cao. Nếu không có một tấm lòng từ bi bác ái, thì tôi nghĩ rằng Trần Gia Thái không thể viết lên được những câu thơ như thế.”
Trần Huyền Nhung còn tung ra hàng chục dòng tụng ca lên mây xanh thơ Trần Gia Thái, khen tới bến hơn cả những bài bốc thơm thơ Trần Gia Thái của Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Sĩ Đại; ví dụ như :”
“Đọc tập thơ “Lời nguyện cầu trước lửa”, ta còn nhận ra giá trị nhân văn trong mỗi trang thơ của Trần Gia Thái.
“Giản dị, chân tình, mộc mạc, thăng hoa… đó là tất cả những gì người đọc tìm thấy trong thơ Trần Gia Thái. Xin đặt bàn tay lên ngực thành kính “lời nguyện cầu trước lửa” cùng Người con của quê hương Bình Lục – Hà Nam!”
Vấn đề tôi muốn nói ở đây là sự ngụy biện đến ngớ ngẩn của Trần Huyền Nhung, bênh vực hành vi tội lỗi của Trần Gia Thái, dùng đài truyền hình Hà Nội chiếu hai cuốn phim hạ nhục, phỉ báng những người yêu nước chống giặc Trung Quốc xâm lược quanh Hồ Gươm Hà Nội là xấu xa, phản động, đáng phải trừng trị.
Trần Huyền Nhung viết :
“Lời nguyện cầu trước lửa”, Trần Gia Thái tuyệt nhiên không hề nói tới chuyện chính trị trong thơ, ta không được quyền “lẫn lộn” giữa thơ và đời thực. Ý thức được vai trò “đệm đàn” của nhà phê bình – làm sao “đệm” nhưng “không át tiếng hát”, nghĩa là gợi lên cái nhịp cầu (không ai bắc nổi) nối thực với mơ, giữa trời với đất ( ý Hoài Thanh). Gần đây, một số nhà phê bình đã “đệm đàn” làm “át cả tiếng hát” của Trần Gia Thái. Đang chuyện thơ thì nhảy qua chuyện chính trị, thậm chí bàn luận những vấn đề chẳng liên quan tới tập thơ “lời nguyện cầu trước lửa” gì cả. Trong cách hành văn, như thế gọi là “lạc đề”, thậm chí một số người còn “lậu đề” một cách trắng trợn”
Trần Huyền Nhung bảo “ Không được nói chuyện chính trị trong thơ”. Thế mà, trong bài bốc thơm này, Trần Huyền Nhung lại trích hơn hai lần thơ Tố Hữu - một nhà thơ chính trị số một Việt Nam - làm cơ sở cho “lập luận” của mình.
Trần Huyền Nhung lại phán : “ TA KHÔNG ĐƯỢC LẪN LỘN GIỮA THƠ VÀ ĐỜI THỰC” ! Thơ được viết ra từ con người cụ thể, con người thực, hồn thơ xuất phát từ đời thực mà thăng hoa, mà đi vào lòng người thực. Tách thơ ra khỏi đời, tách thơ ra khỏi người viết ra nó, thì thơ được hư vô viết ra ư ? Chế Lan Viên từng quở trách thứ thơ siêu hình kia : “ Đời đẻ ra thơ mà thơ lại hòng quên “. Đời là cơ sở, là cội nguồn của thi ca. Hô hào tách thơ ra khỏi cuộc đời, Trần Huyền Nhung đang một mình chơi thơ trên sao Hỏa (!) ?
Dụng ý của Trần Huyền Nhung nhằm chống lại những bài viết nói về thân nhân bất hảo của Trần Gia Thái, kẻ dùng truyền hình thóa mạ những người yêu nước.Một kẻ chống lại nhân dân mình, xỉ vả, bôi nhọ những người yêu nước trên truyền hình như Trần Gia Thái, kẻ đó liệu có tâm hồn đẹp không, có nhân cách tốt không ?
Không, một trăm lần không ! Một kẻ chống lại dân tộc mình, chống lại đồng bào mình, làm tay sai cho ngoại bang như Trần Gia Thái không thể nào có một tâm hồn cao đẹp, tất nhiên không thể nào thành nhà thơ chân chính.
Than ôi, mèo mả gà đồng xưa nay gặp nhau là lẽ thường tình.
Chúng ta không hề ngạc nhiên khi một người chuyên đi đạo văn người khác làm văn mình như Trần Huyền Nhung lại bốc thơm thơ Trần Gia Thái đến thế .,.
Hà Nội 13-11-2011
Nguyễn Hoàng Nguyên