(GDVN) - Trung Quốc có triển vọng phát triển máy bay chiến đấu đa dụng tấn công tầm xa J-11BSM, uy hiếp biển Đông.
Trang quân sự của Trung Quốc viêt: "Giám đốc Cục Thiết kế Sukhoi – Nga là Pogosyan cho rằng, Nga chưa từng nghi ngờ về việc “sao chép” của phía Trung Quốc, “chúng tôi tin chắc rằng, máy bay do Trung Quốc chế tạo có có thành phần công nghệ của họ và được nội địa hóa"."
-
J-11BS - Máy bay chiến đấu đa dụng 2 chỗ ngồi do Trung Quốc tự sản xuất |
Hai lý do quan trọng phát triển máy bay mới
Tạp chí “Kanwa Defense Review” – Canada vừa có bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu/huấn luyện J-11BS hai chỗ ngồi nhìn bề ngoài tương tự Su-27, hiện đã được biên chế hàng loạt cho không quân Trung Quốc.
Dự kiến, trên nền tảng J-11BS, Trung Quốc có triển vọng phát triển “Su-30 phiên bản Trung Quốc” – máy bay chiến đấu đa dụng J-11BSM nhằm tăng cường khả năng tấn công tầm xa.
Máy bay chiến đấu J-11 của quân đội Trung Quốc |
Bài báo cho rằng, chương trình phát triển F-11BSM chủ yếu có 2 căn cứ:
Một là không quân Trung Quốc vẫn thiếu khả năng tấn công tầm xa, số lượng Su-30 nhập khẩu từ Nga không đủ, tính năng tổng hợp của JH-7 Flying Leopard tương đối kém, vì vậy cần có máy bay chiến đấu đa dụng có tải trọng (tải đạn) lớn hơn và hành trình xa hơn, J-11BS hiện có là đối tượng cải tiến tốt nhất.
Hai là Trung Quốc đã đầu tư lượng lớn nguồn vốn cho phát triển J-11BS, chi phí đắt hơn nhiều so với nhập khẩu máy bay huấn luyện có tính năng tương tự. Căn cứ vào quy mô trang bị hiện nay của không quân Trung Quốc, chỉ cần 50 chiếc máy bay huấn luyện loại này là đủ, trên thế giới không có nước nào chỉ vì số lượng ít như vậy mà không tiếc tiêu nhiều tiền để nghiên cứu chế tạo hoàn toàn mới.
“Do đó có thể thấy, ý đồ thực sự của Trung Quốc trong việc nghiên cứu chế tạo J-11BS là cách làm bắt chước Nga dùng Su-27 để phát triển Su-30, làm cho J-11BS biến thành Su-30 Trung Hoa”.
“Do đó có thể thấy, ý đồ thực sự của Trung Quốc trong việc nghiên cứu chế tạo J-11BS là cách làm bắt chước Nga dùng Su-27 để phát triển Su-30, làm cho J-11BS biến thành Su-30 Trung Hoa”.
Trên nền tảng của J-11BS, Trung Quốc sẽ phát triển J-11BSM mới - được gọi là "Su-30 phiên bản Trung Quốc", tính năng sẽ ngang ngửa F-15E của Mỹ |
Liều thuốc hay cho ưu hóa cơ cấu lực lượng
Bài báo cho rằng, nếu Trung Quốc thực sự đã phát triển J-11BSM trên nền tảng J-11BS, có nghĩa là khả năng tấn công tầm xa của quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ tiếp tục được tăng cường, đẩy nhanh xây dựng không quân chiến lược “tấn công và phòng thủ thống nhất”.
Khi phiên bản mới J-11BSM phát triển thành công, khả năng tấn công tầm xa của quân đội Trung Quốc sẽ được tăng cường rất lớn. Trong hình là máy bay J-11 của quân đội Trung Quốc |
Trước đó, H-6, Su-30 và JH-7 của không quân Trung Quốc mặc dù có khả năng tấn công tầm xa, nhưng đều có chỗ không như ý:
H-6 có hành trình và tải trọng lớn, nhưng thiết kế thân máy bay vẫn ở trình độ trước đây 50 năm, khả năng sinh tồn quá thấp;
Su-30 có tính năng không tồi, nhưng không tương thích với vũ khí dẫn đường chính xác do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, hơn nữa số lượng hạn chế, không thể bổ sung nhanh chóng;
JH -7 có thể mang theo vũ khí đối đất/đối biển nội địa, nhưng thiếu khả năng tiếp dầu trên không, hành trình không đủ, sự phụ thuộc vào máy bay chiến đấu hộ tống tương đối lớn.
J-11BSM được cho là gia tăng khả năng uy hiếp và tấn công chiến lược ở các vùng biển như biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan. Trong hình là J-11BS của không quân Trung Quốc. |
Từ những phân tích trên dễ dàng nhận thấy, trên cơ sở ngày càng theo đuổi “tấn công và phòng thủ thống nhất”, cơ cấu lực lượng hiện có không thể đáp ứng nhu cầu của PLA.
Một khi J-11BSM ra đời sẽ loại trừ tận gốc những thiếu xót về cơ cấu lực lượng vốn đã chi phối lâu dài không quân Trung Quốc. Có nghĩa là, máy bay J-11BSM không những có hành trình và tải trọng tương đương Su-30 do Nga chế tạo, mà còn hoàn toàn là do tự phát triển, có thể mang theo các loại vũ khí nội địa, không những cơ bản đã loại trừ được những thiếu sót về cung ứng hậu cần và sử dụng tác chiến, khả năng tấn công chính xác ngoài khu vực phòng thủ cũng được cải thiện đáng kể.
Phía Nga phủ nhận có “sao chép”
Trong thời gian Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo J-11B và J-11BS, “Kanwa Defense Review” từng nhiều lần đưa tin “Trung Quốc bị nghi ngờ ăn cắp bản quyền Su-27 của Nga”, cho rằng xung đột mua bán vũ khí giữa Trung-Nga khó mà tránh khỏi.
Dòng máy bay chiến đấu J-11 được cho là máy bay nội địa hóa, không sao chép Su-27/30 của Nga |
Điều khiến các nhà quan sát bên ngoài cảm thấy bất ngờ là, chủ nhân của máy bay chiến đấu Su-27/30 – giám đốc Cục Thiết kế Sukhoi Nga Pogosyan công khai nói rõ rằng, phía Nga chưa từng đưa ra nghi ngờ đối với Trung Quốc về việc “sao chép”, “chúng tôi tin chắc rằng, máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo có thành phần công nghệ và linh kiện nội địa hóa của họ”.
Trên thực tế, một số phương tiện truyền thông quân sự nổi tiếng của phương Tây cũng không cho rằng J-11B/BS là sản phẩm sao chép thiếu hàm lượng công nghệ.
“Jane'sDefenceWeekly” của Anh cho rằng, J-11B/BS của Trung Quốc là sản phẩm tích hợp thành quả tự sáng tạo mới trên nền tảng nắm chắc bí quyết công nghệ Su-27/30, dán mác “sao chép” cho nó không khỏi quá đỗi thiên vị.
Máy bay J-11B/BS Trung Quốc có bề ngoài giống máy bay chiến đấu Su-27SK và Su-27UBK của Nga |
Tạp chí “Air Power” của Australia cùng cho rằng, J-11B/BS do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo chỉ tương tự Su-27SK và Su-27UBK về ngoại hình, nhưng nó có thiết kế độc đáo riêng về vật liệu thân máy bay, hệ thống thăm dò hồng ngoại, kính buồng lái, thiết bị tác chiến điện tử…
“Đặc biệt, J-11B/BS được trang bị hệ thống tạo oxy tiên tiến, điều này hoàn toàn không có ở Su-27/30… Hiện nay, đến động cơ của chúng cũng bắt đầu đổi sang đồ do Trung Quốc tự chế tạo”.
“Tuần san Hàng không” Mỹ bình luận, về công nghệ, máy bay chiến đấu dòng J-11 của Trung Quốc ngày càng tạo khoảng cách với Su-27/30, từng bước tiếp cận tiêu chuẩn của phương Tây.
Dòng máy bay J-11 của Trung Quốc tạo khoảng cách ngày càng xa so với Su-27/30 của Nga, tiếp cận trình độ tiên tiến của phương Tây |
“Nếu nói Trung Quốc muốn phát triển máy bay chiến đấu đa dụng, nó rất có thể giống Su-30 về ngoại hình, bên trong hoàn toàn là các hệ thống do Trung Quốc tự chế tạo, tính năng tổng thể tiên tiến tương đương F-15E của Mỹ”.
Hiện nay, Trung Quốc đã có thể nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tác chiến điện tử kiểm soát trên không tiên tiến, cộng với các vũ khí tấn công chính xác có các công dụng khác nhau, một khi phát triển máy bay chiến đấu đa dụng trên nền tảng J-11BS, chắc chắn sẽ tăng cường đáng kể khả năng uy hiếp và khả năng tấn công chiến lược cho Trung Quốc ở các vùng biển nhạy cảm như eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông.
- “Su-30 phiên bản TQ” sẽ gia tăng khả năng uy hiếp Biển Đông
--- Quân dự bị ‘gừng càng già càng cay’ (VNN). – Diễn tập thực binh ứng phó sóng thần (TN). - Trường Sa trong mắt trong (VNQĐ).- Độc đáo trò chơi ‘cờ chiến tranh’ của Việt Nam (ĐV).- Science sẽ không đăng bài viết có “đường lưỡi bò” ? (Nguyễn Văn Tuấn). -
Sẽ xem lại quy trình đăng bài có bản đồ tranh cãi
- Bài 1: Những câu chuyện rơi nước mắt về “tàu không số” (TT&VH). – Bài 2 - hết: Lưu lại con đường bằng cách nào?
- Trung Quốc giảm phụ thuộc vào Nga về vũ khí (DT/AFP). - Quân đội Nga phối hợp tác chiến bảo vệ biển (VnMedia/RIA). – Nga, Mỹ trao đổi thông tin lá chắn tên lửa châu Âu (VNE).- Nga – Trung hợp tác sản xuất trực thăng (ĐV/Ainonline). – Trung Quốc mạnh lên trong quan hệ với Nga (VNE).- Ấn Độ triển khai phi đội gần biên giới Pakistan (DVT/PressTV).- Bình Nhưỡng dọa trừng phạt thảm khốc Seoul (GDVN/Defense news).
- Trung Quốc mua lượng lớn vũ khí của Nga Trung Quốc đang có kế hoạch mua rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại và tên lửa phòng không của Nga như: 48 Su-33, 48 Su-35, S-300PMU2 , S-400 và PAK FA.
Trung Quốc tiếp tục mua sắm vũ khí Nga, trọng tâm là vũ khí phòng không, không quân, hải quân, đồng thời hợp tác với Nga phát triển sản phẩm quân dụng cho Trung Quốc.
Ngày 9/11/2010, tại Bắc Kinh đã diễn ra phiên họp thứ 15 Ủy ban liên chính phủ Nga - Trung về hợp tác kỹ thuật quân sự có sự chủ trì của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và phó chủ tịch quân ủy Trung Quốc, thượng tướng Quách Bá Hùng.
Ngày 9/11/2010, tại Bắc Kinh đã diễn ra phiên họp thứ 15 Ủy ban liên chính phủ Nga - Trung về hợp tác kỹ thuật quân sự có sự chủ trì của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và phó chủ tịch quân ủy Trung Quốc, thượng tướng Quách Bá Hùng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và phó chủ tịch quân ủy Trung Quốc, thượng tướng Quách Bá Hùng |
Phiên họp diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu vũ khí từ Nga sang Trung Quốc giảm suát và gia tăng cạnh tranh trên thị trường thứ ba. Ông Serdyukov và tướng Quách Bá Hùng đã ký biên bản cuối cùng của phiên họp xác định phương hướng phát triển quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự trong thời gian tới.
Chi tiết văn bản này không được tiết lộ, song căn cứ phát biểu của ông A. Serdyukov và thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Nga Irina Kovalchuk, có thể nêu ra một số nội dung bàn thảo và thỏa thuận chính sau đây:
1. Nga tiếp tục hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc
Trọng tâm của sự hợp tác ở các lĩnh vực vũ khí phòng không, không quân (máy bay chiến đấu và máy bay vận tải) và hải quân; trước hết là các hợp đồng cung cấp phụ tùng cho các hệ thống phòng không, máy bay và vũ khí trang bị hải quân; bảo dưỡng hậu mãi vũ khí Nga có trong trang bị của Trung Quốc.
Về trang bị không quân, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ mua tiêm kích trên hạm Su-33 cho các tàu sân bay tương lai của họ (trong trường hợp hàng nhái J-15 không đáp ứng yêu cầu). Theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), quân đội Trung Quốc có nhu cầu mua 48 Su-33.
Tiêm kích đa năng Su-35 của Nga rất được Trung Quốc chú ý. |
Trung Quốc được xem là khách hàng tiềm năng của tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35. Theo đánh giá của TsAMTO, Trung Quốc cũng có thể mua 48 chiếc Su-35. Trong tương lai xa, Trung Quốc có thể là khách hàng nước ngoài lớn nhất của PAK FA. Ngoài ra, nước này sẽ tiếp tục mua tên lửa hàng không để trang bị cho các tiêm kích Su-27/Su-30 có trong trang bị của không quân Trung Quốc.
Trung Quốc hiện là khách hàng lớn nhất mua động cơ máy bay RD-93 dùng để lắp cho tiêm kích hạng nhẹ FC-1 (JF-17 Thunder) của Trung Quốc và AL-31FN do MMPP Salyut cung cấp để thay thế các động cơ Su-27 hết hạn sử dụng và để trang bị cho J-10.
OAO NPO Saturn ngày 27/10/2010 đã ký biên bản bàn giao cho Trung Quốc lô thứ tư 12 động cơ D-30KP-2. Theo hợp đồng giữa FGUP Rosoboronoexport và Trung Quốc và số động cơ này sẽ được cung cấp trong tháng 11/2010.
Hợp đồng giữa FGUP Rosoboronoexport và Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 4/2009. Theo đó, Saturn sẽ cung cấp cho Trung Quốc 55 động cơ D-30KP-2 cho đến năm 2012 và hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian bảo hành. 3 lô động cơ D-30KP-2 đầu tiên đã được bàn giao trước thời hạn vào tháng 11/2009, tháng 3 và 5/2010. Việc bàn giao lô thứ 5, tức lô cuối, dự kiến thực hiện vào tháng 2/2011.
Về vũ khí phòng không, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục mua các hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu S-300FM Rif-М. Không loại trừ khả năng họ mua tiếp S-300PMU2 Favorit, còn trong tương lai xa là S-400 Triumf.
2. Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm quân dụng phục vụ quân đội Trung Quốc.
3. Vấn đề sở hữu trí tuệ
Một số nguồn tin cho biết, Nga và Trung Quốc đã thảo luận vấn đề đẩy mạnh hợp tác về hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự đã ký năm 2008. Sắp tới, có thể thành lập nhóm công tác chung nhằm thực hiện hiệp định này.
Điều đó có nghĩa là đến nay hiệp định này thực tế vẫn chưa có hiệu lực. Thêm vào đó, việc dùng cụm từ “có thể” cho thấy tính hiện thực của dự định trên ít nhiều "có vấn đề".
Chiến đấu cơ J11-B, "bản sao tuyệt đối" của Su-27, lý do khiến Nga hủy hợp đồng cung cấp máy bay với Trung Quốc. |
Nga nhấn mạnh vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là do Trung Quốc đang sao chép trái phép nhiều mẫu vũ khí Nga, điển hình là các máy bay J-15 (làm nhái Su-33) và J-11 (làm nhái Su-27SK). Đặc biệt, hành động sao chép có thể tái diễn khi Trung Quốc nhận được các máy bay chiến đâu Su-33 và Su-35, hoặc các hệ thống phòng không hiện đại.
Từ đầu những năm 1990 đến giữa những năm 2000, Trung Quốc đã là khách hàng lớn nhất nhập khẩu vũ khí Nga. Trung Quốc mua nhiều nhất của Nga là máy bay, vũ khí trang bị hải quân và vũ khí phòng không.
Hiện nay, trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, Trung Quốc đặt trọng tâm vào mua giấy phép, công nghệ và hợp tác phát triển các mẫu vũ khí xuất khẩu.
>> Hé lộ nguyên nhân Nga cấm xuất khẩu công nghệ quân sự sang Trung Quốc >> Nga 'ngán' cảnh cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc |
-Trung Quốc mua lượng lớn vũ khí của Nga
------------
-Nga - Trung hợp tác sản xuất trực thăng-Russian Helicopter và bộ phận sản xuất trực thăng thuộc tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) hợp tác thành lập công ty liên doanh.-
-Vì sao Trung Quốc lại ôn hòa?
-Trung Quốc phản ứng khá ôn hòa với quyết định nâng cấp máy bay F-16 cho Đài Loan của Mỹ.
-Vũ điệu Australia và Trung Quốc-Liệu Trung Quốc có thể trở thành một đồng minh của Australia thay thế Mỹ?
-- Ấn Độ dẫn đầu thị trường mua vũ khí
-Ấn Độ mua thêm MiG-29K
- Video bộ đội Việt Nam diễn tập ở Vĩnh Phúc (VTC). Bộ đội tập luyện ở Vĩnh Phúc(MrVinh20/ Youtube).Tiềm lực phòng không Việt Nam
-Phòng không Việt Nam và xu hướng thế giới (03/10)
-Đòn phủ đầu ngỡ ngàng
-Phòng không Việt Nam và xu hướng thế giới (03/10)
-Đòn phủ đầu ngỡ ngàng
-“Đã ra quân là đánh thắng” - câu nói đã ngấm vào máu xương, của những người lính xe tăng đã viết lên những bản hùng ca 52 năm qua.
--