-TLQ: -Dự án đường sắt trên cao chậm tiến độ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--VN tính chi hơn 60 triệu đôla mua tàu điện của TQ
Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và 13 đoàn tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Quyết đinh trên đã vấp phải nhiều phản ứng của dân chúng. Về lý do chọn mua tàu của Trung Quốc chứ không phải một quốc gia nào khác, theo truyền thông trong nước, theo hiệp định khung giữa hai chính phủ năm 2008, phía Trung Quốc đồng ý cho vay khoản tín dụng ưu đãi hơn 100 triệu đôla, và trang thiết bị, công nghệ cho tuyến đường sắt trên đều phải sử dụng của Trung Quốc.
Nhiều sự cố
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD.
Dự án này đã gặp phải một số sự cố nghiêm trọng, và đỉnh điểm là cuối năm ngoái, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao này chấn chỉnh nhà thầu thực hiện một dự án này.
Kiến nghị được đưa ra sau hai sự cố xảy ra, làm một người chết và ba người bị thương, trong chưa đầy hai tháng tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với các tư vấn giám sát và tổng thầu Trung Quốc.
Sau đó, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam Đinh La Thăng nói rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.
Việc ông Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc đã bị một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc cáo buộc là 'tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc'.
Theo VnExpress, Thanh Niên, VOA
– Đường sắt đội vốn, chờ vay Trung Quốc: Xử thế nào? (Đất Việt)
- "Đã là hợp đồng kinh tế thì không còn là mệnh lệnh hành chính, nên phải xử theo Luật kinh tế hoặc đưa ra tòa án để xử lý".
-63,2 triệu đô mua đoàn tàu trên cao đầu tiên ở Hà Nội
Theo tờ trình của Ban Quản lý dự án đường sắt gửi Bộ Giao thông Vận tải có 2 phương án mua sắm đoàn tàu, gồm:
Phương án 1 dựa trên cơ sở so sánh, xem xét giá trị đoàn tàu do Tổng thầu lập dự toán, giá trị thẩm tra của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI), giá trị dự toán sau khi đã sửa các sai sót và xác định lại tỷ giá, giá trị thẩm định giá của AASC và giá trị báo cáo kết quả đấu thầu của Tổng thầu để đảm bảo tiến độ sản xuất chế tạo đoàn tàu cho dự án với số tiền mua là hơn 63,2 triệu USD (giá trị trọn gói đến chân công trình bao gồm sản xuất, vận chuyển, lắp đặt, thuế hải quan và chưa có hệ thống tín hiệu trên tàu).
Phương án 2 tạm duyệt giá trị dự toán đoàn tàu trên cơ sở tổng mức đầu tư với giá trị là 51,7 triệu USD bao gồm chi phí mua sắm đoàn tàu hơn 47 triệu USD và chi phí dự phòng là 4,7 triệu USD.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của gói thầu nên đến thời điểm này, Ban Quản lý dự án đường sắt vẫn chưa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt theo phương án nào.
Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh hạng mục đoàn tàu, thiết bị nhập khẩu của hợp đồng EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) thực hiện trên đơn giá theo giá hợp đồng EPC + phần chênh lệch do thay đổi vật liệu vỏ tàu + phần điều chỉnh giá đã được Chính phủ chấp thuận đồng thời giá dự toán đoàn tàu là giá phi thị trường (chưa có ở Việt Nam) nên kiến nghị phê duyệt căn cứ trên cơ sở Chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC.
>> Đầu 2016, người Hà Nội được đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông
>> Hà Nội thúc tiến độ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
>> Lại xin lùi tiến độ đường sắt Cát Linh-Hà Đông
--Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chờ vay vốn Trung Quốc(PetroTimes) - Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông Vận tải chốt tiến độ, thế nhưng tiến độ thi công hiện nay đang bị chậm so với phê duyệt cuối cùng 2 tháng do gặp nhiều sự cố trong quá trình thi công. Đặc biệt, giá hạng mục đoàn tàu, thiết bị nhập khẩu đã khiến dự án bị “đội” vốn lên 868,06 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư ban đầu.
NHỤC NHÃ VÀ CAY ĐẮNG
Không biết có ai tổng kết những câu chuyện xung quanh con đường sắt trên cao Cát linh – Hà đông không nữa. Ở đây tôi chỉ nói đến những điều mà trí nhớ của tôi nhớ được, một góc nhỏ của phẩn nổi của tảng băng mà thôi.
Đầu tiên là cái vụ đội vốn lên 339 triệu đô la. Cái ông Cục trưởng cục Đường sắt tuyên bố: “Điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”. Thế là vốn đang từ 552,86 triệu USD, vọt lên 891,92 triệu USD. 339 triệu USD, nếu các ông đừng xà xẻo gì thì có thể xây được cả chục cái bệnh viện cỡ 340 giường bệnh mỗi cái, đủ sức làm giảm tải cái rụp cho cả một khu vực. Cái ước mơ không biết đến bao giờ mới trở thành hiện thực của mấy chục triệu dân, của cả hệ thống y tế nước nhà, trong mắt ông Cục trưởng Cục đường sắt chỉ là “một tí” mà thôi.
Thế rồi cái thanh sắt rơi xuyên thủng một anh đi bên dưới, làm dấy lên một làn sóng lo ngại. Mặc dù vợ của nạn nhân xấu số kia được sắp xếp làm ở chỗ “ngon”, nhà thầu hứa này hứa nọ, những dư luận vẫn đầy lo âu. Không sao, hãy tin vào lãnh đạo. Lãnh đạo cũng bức xúc lắm, lãnh đạo có cái khó của lãnh đạo, nhưng một lòng vì nước vì dân. Thông cảm cho lãnh đạo, dư luận đang chuẩn bị lắng xuống.
Chưa kịp lắng thì giàn giáo sập cái đùng, đè bẹp một chiếc ô tô. Không xảy ra chết người chỉ là may mắn mà thôi. Thế là nào đao to búa lớn, nào cách chức, đình chỉ… nào thay đổi nhà thầu… nhưng chẳng có gì thay đổi cả. Hoàn cầu Thời báo đăng một bài báo, mọi chuyện đâu lại vào đấy.
Tai nạn tiếp tục xảy ra. Lần này thì là cây xà beng xuyên thủng một cái xe hơi. Số của những người ngồi trong xe còn cao. Bộ trưởng tiếp tục tuyên bố. Báo chí tiếp tục đăng. Dư luận tiếp tục đặt câu hỏi. Người dân tiếp tục lo lắng. Và nhà thầu vẫn tiếp tục thi công…
Thấy thương bác Bộ trưởng Thăng quá. Hò hét cho lắm, tuyên bố đủ điều, bây giờ phải nói thật: “Theo hiệp định này, phía Trung Quốc tài trợ vốn, các nhà thầu thi công, giám sát, thiết bị cũng là của Trung Quốc. Ngay cả việc nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, tôi đã nhiều lần muốn thay nhà thầu, nhưng cũng không thể thay được, bởi đó là điều kiện trong hiệp định”.
Thế hóa ra trước đây bác hò hét, đòi đình chỉ thầu, đòi thay nhà thầu… là bác diễn đấy à? Hay là bác cũng chẳng biết gì giống như chúng tôi? Bác cũng chỉ là người thừa hành, mọi thứ để cấp trên lo giống như chúng tôi? Có phải bây giờ bác mới biết chuyện đấy, để phải cay đắng thừa nhận cái thực tế ấy?
Vậy mà cứ bảo chúng ta không lệ thuộc Trung quốc, chẳng cần phải thoát Trung. Rồi thì cứ để cho Đảng và Nhà nước lo. Các vị lo như vậy đấy. Các vị bảo dân trí chúng tôi thấp, thế mà chúng tôi lo có thừa đâu. Xương máu của mấy triệu con người Việt nam đổ xuống vì một nền độc lập, tự do, một xã hội ấm no, hạnh phúc. Được cái gì?
Độc lập ở đâu, Tự do ở đâu khi “đã nhiều lần muốn thay nhà thầu, nhưng cũng không thể thay được”? Hạnh phúc ở đâu khi ra đường là tai nạn, khi kẻ gây tai nạn cứ liên tiếp gây tai nạn, và chẳng thể làm gì để cho chúng coi trọng mạng người của dân ta hơn được?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nếu bác nào bảo tôi tiêu cực hay phản động thì chịu khó đọc những bài này, báo Đảng cả đấy.
Đội giá dự án 300 triệu USD, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam:
“Điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”
http://www.tienphong.vn/…/dieu-chinh-mot-ty-da-rum-beng-ca-…
“Điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”
http://www.tienphong.vn/…/dieu-chinh-mot-ty-da-rum-beng-ca-…
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vốn tăng triệu đô và những “lỗi chết người”!
http://dantri.com.vn/…/duong-sat-cat-linh-ha-dong-von-tang-…
http://dantri.com.vn/…/duong-sat-cat-linh-ha-dong-von-tang-…
Rơi vật liệu thi công đường sắt trên cao, một người chết
http://vnexpress.net/…/roi-vat-lieu-thi-cong-duong-sat-tren…
http://vnexpress.net/…/roi-vat-lieu-thi-cong-duong-sat-tren…
Sập giàn giáo đường sắt trên cao, ô tô bị đè bẹp
http://m.vietnamnet.vn/…/sap-gian-giao-duong-sat-tren-cao--…
http://m.vietnamnet.vn/…/sap-gian-giao-duong-sat-tren-cao--…
Hà Nội: Lại rơi thanh sắt từ công trình đường sắt trên cao
http://nld.com.vn/…/ha-noi-lai-roi-thanh-sat-tu-cong-trinh-…
http://nld.com.vn/…/ha-noi-lai-roi-thanh-sat-tu-cong-trinh-…
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: Ngập scandal!
http://www.nguoiduatin.vn/duong-sat-tren-cao-cat-linh-ha-do…
http://www.nguoiduatin.vn/duong-sat-tren-cao-cat-linh-ha-do…
Bộ trưởng Thăng giải thích việc mua 13 đoàn tàu Trung Quốc
http://vneconomy.vn/…/bo-truong-thang-giai-thich-viec-mua-1…
http://vneconomy.vn/…/bo-truong-thang-giai-thich-viec-mua-1…
--VN tính chi hơn 60 triệu đôla mua tàu điện của TQ
07.06.2015
Việt Nam dự tính mua 13 tàu điện của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội với tổng chi phí hơn 63,2 triệu USD.
Theo báo chí trong nước, mỗi đoàn tàu có 4 toa xe, sử dụng vật liệu không gỉ do Công ty trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất.
Việt Nam dự tính mua 13 tàu điện của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội với tổng chi phí hơn 63,2 triệu USD.
Theo báo chí trong nước, mỗi đoàn tàu có 4 toa xe, sử dụng vật liệu không gỉ do Công ty trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất.
Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và 13 đoàn tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Quyết đinh trên đã vấp phải nhiều phản ứng của dân chúng. Về lý do chọn mua tàu của Trung Quốc chứ không phải một quốc gia nào khác, theo truyền thông trong nước, theo hiệp định khung giữa hai chính phủ năm 2008, phía Trung Quốc đồng ý cho vay khoản tín dụng ưu đãi hơn 100 triệu đôla, và trang thiết bị, công nghệ cho tuyến đường sắt trên đều phải sử dụng của Trung Quốc.
Nhiều sự cố
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD.
Dự án này đã gặp phải một số sự cố nghiêm trọng, và đỉnh điểm là cuối năm ngoái, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao này chấn chỉnh nhà thầu thực hiện một dự án này.
Kiến nghị được đưa ra sau hai sự cố xảy ra, làm một người chết và ba người bị thương, trong chưa đầy hai tháng tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với các tư vấn giám sát và tổng thầu Trung Quốc.
Sau đó, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam Đinh La Thăng nói rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.
Việc ông Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc đã bị một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc cáo buộc là 'tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc'.
Theo VnExpress, Thanh Niên, VOA
– Đường sắt đội vốn, chờ vay Trung Quốc: Xử thế nào? (Đất Việt)
- "Đã là hợp đồng kinh tế thì không còn là mệnh lệnh hành chính, nên phải xử theo Luật kinh tế hoặc đưa ra tòa án để xử lý".
Đừng chỉ quy lỗi cho Tổng thầu
TS Phạm Sỹ Liêm trao đổi thẳng thắn với Đất Việt, ngày 22/4, trước câu chuyện năng lực của nhà thầu Trung Quốc tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Ông nói: "Thứ nhất, năng lực đánh giá tài chính của dự án quá kém. Tại sao lại chậm tiến độ như vậy, chưa nói đến việc còn xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó, Bộ GTVT đôn đốc Tổng thầu phải ký hợp đồng với nhà thầu phụ VN, nhưng tại sao thầu phụ lại không ký, trong khi nhu cầu của họ là có thật. Tôi tin chắc rằng là do tổng thầu đưa mức tiền quá thấp nên nhà thầu phụ cũng không muốn làm.
Tại sao lại đưa ra giá tiền thấp, đó là vì, lúc trúng thầu Tổng thầu đã bỏ thầu với giá thấp, khi tiến hành làm mới vỡ lẽ. Tiến hành chia các phần ra chia cho nhà thầu phụ, nhưng trả giá thấp nên họ không hợp tác.
Thứ hai, vay vốn ODA ở đâu cũng vậy, tất nhiên phải phụ thuộc một số điều kiện, nhưng mình vẫn có quyền lựa chọn công nghệ, chứ không phải họ bắt như thế nào thì mình phải làm như vậy".
Bên cạnh đó, theo ông Liêm, quy trình để tiến hành dự án cần phải trải qua nhiều bước trung gian như: Giai đoạn tiền khả thi; giai đoạn khả thi; giai đoan duyệt và cuối cùng mới đi vào thi công dự án. Qua nhiều bước trung gian như vậy mà lại để lọt “con cá lớn” như thế này thì đúng là có vấn đề.
Tại sao chúng ta lại chấp nhận, nếu trình độ kém không thể kiểm duyệt thì phải thuê nhà tư vấn khác đánh giá dự án có đúng hay không. Còn nếu đã đảm nhận quản lý thì phải làm chặt chẽ, phải có trình độ chuyên nghiệp. Tất cả là do chủ đầu tư không có trình độ chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn kém, thiết nghĩ sao không ai bắt lỗi của chủ đầu tư, BQL.
Ông Liêm khẳng định, đừng chỉ có quy lỗi của Tổng thầu, mà phải nhìn nhận lỗi của cả hai bên, trong đó VN có một phần. Đặc biệt, là do các hợp đồng còn kẽ hở, không chặt chẽ, ràng buộc, cho nên việc đội giá, kéo dài thời hạn là đương nhiên, là tất yếu. Đáng lẽ, phải gắn trách nhiệm người chủ thầu vào đó, chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, thời gian và giá cả, tất nhiên cả về an toàn giao thông.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông |
Thậm chí, nếu như theo lý giải từ phía đại diện của Bộ GTVT, việc đội vốn là do chậm tiến độ thì chứng tỏ năng lực quản lý của Ban quản lý dự án rất yếu kém. Trong khi phía Ban quản lý có cả một đội tư vấn thiết kế, không hiểu bộ phận này làm gì mà không dự trù, tính toán thiết kế cẩn thận để xảy ra sai số lớn như vậy.
Có sự không minh bạch
Để giải quyết vấn đề này, thứ nhất, phải mời tư vấn chuyên môn giỏi để cho đánh giá, tại sao lại đội vốn nhiều như vậy, nếu đã đội vốn thì là lỗi của ai, ai chịu trách nhiệm, bởi chủ đầu tư chỉ cho phép vượt dự toán tối đa, bởi dự án nào cũng có khoản tiền dự trữ, đề phòng giá thị trường tăng giá, khoảng 10%. Nhưng trong dự án này, con số đó lên tới gần 60% thì quá vô lý.
Thứ hai, chúng ta không hề gặp khó khăn trong việc can thiệp xử lý nhà thầu, bởi có hợp đồng kinh tế, trong thị trường đó là văn kiện có giá tị pháp lý, trừ khi có sơ hở không thể căn cứ để xử lý.
Nghĩa là, nhà thầu đã ký hợp đồng thì cứ theo đó mà làm, bổ sung thêm không nói, trong việc này tôi thấy mờ ám, không minh bạch, cả hai phía đều không minh bạch. Nên vô cùng ngạc nhiên và lạ lùng".
Bên cạnh đó, theo ông Liêm, đã là hợp đồng kinh tế thì không còn là mệnh lệnh hành chính, mà phải xử theo Luật kinh tế, đưa ra tòa án, tòa án trong nước không xử được thì đưa ra Tòa án nước ngoài, trong hợp đồng kinh tế luôn có điều khoản nếu hai bên tranh chấp thì sẽ đưa ra Hội đồng trọng tài ở đâu đó.
"Đáng buồn thay vì đi tìm công bằng, thì chúng ta lại đi chờ vay tiền hỗ trợ từ Trung Quốc, trong khi chnnh nhà thầu của họ là một trong những tác nhân gây đội vốn" - ông Liêm thẳng thắn.
Trước việc, để thực hiện trọn gói thầu mua sắm đoàn tàu cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông cần có trên 1.300 tỷ đồng (63 triệu USD), ông Liêm cho rằng, nợ lại chồng nợ, rồi đây sẽ lại là một khoản phát sinh khi không được tính toán kỹ lưỡng.
Cũng giống như câu chuyện trước đây tranh cãi, làm đường sắt 1 ray hay 2 ray. Trong khi đường sắt 1 ray, tính ra chỉ mất 10 triệu USD/ 1km đường, nhưng chúng ta cho rằng đường sắt 1 ray không đủ công suất đáp ứng. Nhưng nếu tính toán cụ thể, thì đường sắt 1 ray giờ chỉ chở được hơn 1 vạn người, đường sắ 2 ray chợ được 2 vạn người, nhưng tiền đầu tư làm đường sắt 2 ray bây giờ tính ra là gần 100 triệu/km.
Sơn Ca
-63,2 triệu đô mua đoàn tàu trên cao đầu tiên ở Hà Nội
(VnMedia) - Theo dự toán, chi phí mua đoàn tàu trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) sẽ mất khoảng 63,2 triệu USD; trong đó chi phí bảo hiểm, vận chuyển về chân công trình khoảng 4 triệu USD.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) vừa báo cáo kết quả thẩm định phê duyệt dự toán chi phí đoàn tàu của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông, trong đó chi phí mua đoàn tàu lên tới hơn 63,2 triệu USD dựa trên Chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) vừa báo cáo kết quả thẩm định phê duyệt dự toán chi phí đoàn tàu của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông, trong đó chi phí mua đoàn tàu lên tới hơn 63,2 triệu USD dựa trên Chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC.
Theo tờ trình của Ban Quản lý dự án đường sắt gửi Bộ Giao thông Vận tải có 2 phương án mua sắm đoàn tàu, gồm:
Phương án 1 dựa trên cơ sở so sánh, xem xét giá trị đoàn tàu do Tổng thầu lập dự toán, giá trị thẩm tra của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI), giá trị dự toán sau khi đã sửa các sai sót và xác định lại tỷ giá, giá trị thẩm định giá của AASC và giá trị báo cáo kết quả đấu thầu của Tổng thầu để đảm bảo tiến độ sản xuất chế tạo đoàn tàu cho dự án với số tiền mua là hơn 63,2 triệu USD (giá trị trọn gói đến chân công trình bao gồm sản xuất, vận chuyển, lắp đặt, thuế hải quan và chưa có hệ thống tín hiệu trên tàu).
Phương án 2 tạm duyệt giá trị dự toán đoàn tàu trên cơ sở tổng mức đầu tư với giá trị là 51,7 triệu USD bao gồm chi phí mua sắm đoàn tàu hơn 47 triệu USD và chi phí dự phòng là 4,7 triệu USD.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của gói thầu nên đến thời điểm này, Ban Quản lý dự án đường sắt vẫn chưa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt theo phương án nào.
Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh hạng mục đoàn tàu, thiết bị nhập khẩu của hợp đồng EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) thực hiện trên đơn giá theo giá hợp đồng EPC + phần chênh lệch do thay đổi vật liệu vỏ tàu + phần điều chỉnh giá đã được Chính phủ chấp thuận đồng thời giá dự toán đoàn tàu là giá phi thị trường (chưa có ở Việt Nam) nên kiến nghị phê duyệt căn cứ trên cơ sở Chứng thư thẩm định giá của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC.
Đoàn tàu trên cao đầu tiên ở TPHCM. |
Theo đó, kết quả tính toán của AASC xác định số tiền mua sắm đoàn tàu trị giá 63,2 triệu USD theo phương pháp so sánh và đã lựa chọn giá trị trên là hợp lý và phù hợp.
Cụ thể, chi phí sản xuất đoàn tàu (giá thành, bảo hiểm và cước tại cảng Hải Phòng) là 59,2 triệu USD. Chi phí bảo hiểm, vận chuyển tài sản về tới chân công trình tạm tính là 4 triệu USD.
Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra ý kiến của Thư thẩm định giá, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông thấy rằng, về chi phí bảo hiểm, vận chuyển tài sản về tới chân công trình tạm tính theo dự toán do Tổng thầu lập trình Ban Quản lý dự án đường sắt là gần 4 triệu USD sẽ được chủ đầu tư phê duyệt phù hợp với quy định hiện hành và AASC không thực hiện thẩm định giá trị này.
Bên cạnh đó, giá trị chênh lệch thay đổi vật liệu vỏ tàu với giá trị 3,19 triệu USD là giá trị ước lượng. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt phải làm rõ trong quá trình đàm phán hợp đồng.
Tháng 3/2016 sẽ đưa dự án vào hoạt động
Tuyến đường sắt đô thị số 3 Cát Linh- Hà Đông, có chiều dài khoảng 13,5km, được thiết kế theo kiểu đường đôi, khổ 1.435m, điện khí hoá, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng theo quy phạm thiết kế Metro GB 5017-2003 của Trung Quốc, chịu được động đất cấp 8.
Toàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (Q. Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (Q. Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, Q. Hà Đông.
Dự án có tổng mức đầu tư của khoảng 8.700 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đường sắt, trước thuộc Cục Đường sắt Việt Nam nay đã chuyển về Bộ GTVT quản lý. Nhà thầu EPC của dự án là Công ty xây dựng Hải ngoại - Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, tuyến đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên của Hà Nội này phải cơ bản xong phần hạ tầng, có một số đoàn tàu hoạt động thử để đến tháng 3 năm 2016, dự án sẽ hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.
Hiện để đẩy nhanh tiến độ của dự án, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải yêu cầu trước 15/5, Tổng thầu phải xây dựng xong toàn bộ các hồ sơ dự toán; tất cả các gói thầu phải triển khai đồng loạt, trong đó chú trọng đẩy nhanh tiến độ một nhà ga làm mẫu để nhân rộng….
Cụ thể, chi phí sản xuất đoàn tàu (giá thành, bảo hiểm và cước tại cảng Hải Phòng) là 59,2 triệu USD. Chi phí bảo hiểm, vận chuyển tài sản về tới chân công trình tạm tính là 4 triệu USD.
Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra ý kiến của Thư thẩm định giá, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông thấy rằng, về chi phí bảo hiểm, vận chuyển tài sản về tới chân công trình tạm tính theo dự toán do Tổng thầu lập trình Ban Quản lý dự án đường sắt là gần 4 triệu USD sẽ được chủ đầu tư phê duyệt phù hợp với quy định hiện hành và AASC không thực hiện thẩm định giá trị này.
Bên cạnh đó, giá trị chênh lệch thay đổi vật liệu vỏ tàu với giá trị 3,19 triệu USD là giá trị ước lượng. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt phải làm rõ trong quá trình đàm phán hợp đồng.
Tháng 3/2016 sẽ đưa dự án vào hoạt động
Tuyến đường sắt đô thị số 3 Cát Linh- Hà Đông, có chiều dài khoảng 13,5km, được thiết kế theo kiểu đường đôi, khổ 1.435m, điện khí hoá, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng theo quy phạm thiết kế Metro GB 5017-2003 của Trung Quốc, chịu được động đất cấp 8.
Toàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (Q. Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (Q. Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, Q. Hà Đông.
Dự án có tổng mức đầu tư của khoảng 8.700 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đường sắt, trước thuộc Cục Đường sắt Việt Nam nay đã chuyển về Bộ GTVT quản lý. Nhà thầu EPC của dự án là Công ty xây dựng Hải ngoại - Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, tuyến đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên của Hà Nội này phải cơ bản xong phần hạ tầng, có một số đoàn tàu hoạt động thử để đến tháng 3 năm 2016, dự án sẽ hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.
Hiện để đẩy nhanh tiến độ của dự án, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải yêu cầu trước 15/5, Tổng thầu phải xây dựng xong toàn bộ các hồ sơ dự toán; tất cả các gói thầu phải triển khai đồng loạt, trong đó chú trọng đẩy nhanh tiến độ một nhà ga làm mẫu để nhân rộng….
>> Đầu 2016, người Hà Nội được đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông
>> Hà Nội thúc tiến độ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
>> Lại xin lùi tiến độ đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Theo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), từ tháng 9/2014 đến nay, dự án đã được kiểm soát về tiến độ và đã phê duyệt mốc hoàn thành vào 31/12/2015. Tuy nhiên, tiến độ đã bị chậm 2 tháng, do quá trình thi công xảy ra 2 sự cố.
Trước tình trạng chậm trễ, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt, Tổng thầu Trung Quốc và các bên liên quan lập lại tiến độ và đẩy nhanh để hoàn thành theo kế hoạch sẽ đưa vào khai thác thương mại vào tháng 3/2016.
Theo ông Triệu Khắc Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, tiến độ thi công đến thời điểm hiện tại đã có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm. Công tác nhân sự cũng được bổ sung thêm.
Về giá hợp đồng EPC, ông Triệu Khắc Dũng đánh giá, ngay tại thời điểm ký kết, các bên đã vận dụng các nội dung về giá hợp đồng tạm tính và được Tổng thầu sao chép từ tổng mức đầu tư được duyệt mà không có các tính toán chi tiết khối lượng, không có đơn giá chi tiết cho từng hạng mục để làm cơ sở quản lý khối lượng thi công, cũng như cho việc tính toán điều chỉnh giá khi cần thiết.
Trong hợp đồng cũng không có quy định về cách lập dự toán hoặc cách tính trượt giá làm cơ sở để các bên lập dự toán và xác định giá hợp đồng chính thức đã gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc xác định giá hợp đồng chính thức.
Hình ảnh dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông.
“Đây là dự án ODA sử dụng vốn vay Trung Quốc, ngay từ khi ký hợp đồng và triển khai đến nay tồn tại nhiều vấn đề về thủ tục pháp lý, về tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức đơn giá. Trong thiết kế, thi công, thiết bị… một số hạng mục chưa có quy trình của Việt Nam phải sử dụng quy trình, công nghệ chủ yếu của Trung Quốc nên khó khăn trong thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, làm chủ công nghệ” - ông Triệu Khắc Dũng nói.
Đặc biệt, dự án ngay từ khi thực hiện không có chỉ dẫn kỹ thuật nên trong quá trình thực hiện các nhà thầu phụ Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, dự án lại sử dụng đinh mức của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam là chưa thống nhất. Hệ thống định mức tỷ lệ phần trăm của Trung Quốc cao hơn nước ta. Một số hạng mục có thể lập dự toán của Việt Nam hoặc Trung Quốc cho ra kết quả khác nhau gây khó khăn khi thẩm tra, thẩm định và phê duyệt.
Ngoài ra, do thời gian thi công kéo dài nên Công ty Trách nhiệm hữu hạn giám sát xây dựng - Viện nghiên cứu thiết kế đường sắt Bắc Kinh đề nghị điều chỉnh giá hợp đồng theo cách lập giá mới và kế hoạch nhân sự mới với mức lương tăng khoảng 3,5 lần so với hợp đồng đã ký.
Việc hợp đồng đã ký không quy định cụ thể điều chỉnh giá khi kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng chưa phù hợp quy định. Toàn bộ đơn giá người - tháng trong thời gian kéo dài được lập mới là chưa phù hợp với quy định hiện hành, thông lệ của các dự án ODA. Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất của dự án chính là điều chỉnh lại mức tổng đầu tư dự kiến giá trị điều chỉnh là 868,06 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư ban đầu.
Thêm nữa, cuối tháng 12/2014, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tài trợ vốn vay ưu đãi bổ sung 250,6 triệu USD. Đến nay, tổng mức đầu tư điều chỉnh lên 250,62 triệu USD cũng chưa được phê duyệt. Cuối tháng 3/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản trả lời Bộ Giao thông Vận tải về việc vay bổ sung thêm vốn ưu đãi tại dự án này.
Theo đó, phía Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung ương Trung Quốc (Eximbank Trung Quốc) chưa cam kết sẽ tiếp tục cho vay thêm 250 triệu USD bổ sung cho dự án. Do vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý Bộ Giao thông Vận tải cần chủ động tính toán đến tình huống này.
--Trung Quốc xây tàu điện trên cao ở Hà NộiTập đoàn Cơ khí Đường sắt Trung Quốc (CREC) vừa khởi công xây dựng tuyến tàu điện trên cao trị giá trên 550 triệu đôla ở Hà Nội, với phần lớn vốn vay từ Trung Quốc.
Lễ khởi công được tổ chức sáng thứ Hai 10/10, đúng ngày kỷ niệm 1001 năm thủ đô Hà Nội.
Tổng đầu tư cho tuyến tàu điện trên cao Cát Linh-Hà Đông dài 13 km được nói lên tới 553 triệu đôla. Tân Hoa Xã nói khoản tiền đầu tư này là do chính phủ Trung Quốc cho vay, trong khi báo chí Việt Nam lại nói khoảng 130 triệu là vốn đối ứng của Việt Nam.
Tuyến tàu điện trên cao này theo thiết kế sẽ có 12 ga, bắt đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa) và kết thúc là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông).
Cục Đường sắt Việt Nam, chủ đầu tư dự án, sẽ vận hành 13 đoàn tàu trên tuyến đường này, chạy giãn cách nhau từ 4-6 phút.
Tổng thầu EPC là Cục 6 của tập đoàn CREC.
Theo kế hoạch, toàn bộ tuyến tàu điện sẽ được đưa vào sử dụng năm 2015, "đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách trong thành phố".
Tân Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Đinh La Thăng được dẫn lời phát biểu trong lễ khởi công, rằng bộ của ông sẽ sớm họp với chính quyền Hà Nội để giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong việc thực hiện dự án tàu điện trên cao này, nhất là "giải phóng mặt bằng".
Trong khi đó, Đại biện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội Khương Tái Đông phát biểu rằng dự án mang ý nghĩa đặc biệt vì được khởi công ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
Theo quy hoạch, tới 2030 Hà Nội sẽ có tám tuyến đường sắt đô thị. Tuyến đầu tiên Nhổn-Ga Hà Nội, gồm cả trên mặt đất, trên cao và dưới ngầm, đã được khởi công hồi tháng Chín năm ngoái.
Tuy nhiên dự án này đang chậm tiến độ do gặp nhiều khó khăn, trong có giải phóng mặt bằng.-Trung Quốc xây tàu điện trên cao ở Hà Nội-- Bộ trưởng GTVT phát lệnh khởi công đường sắt đô thị (VNN). -- Khởi công đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông (dothi.net). – Trung Quốc xây tàu điện trên cao ở Hà Nội – (BBC). anhbasam- Hơn 2 tháng trước, Trung Quốc xảy ra vụ tai nạn tàu cao tốc ở Ôn Châu, Chiết Giang, rồi tới vụ tai nạn 2 tàu điện ngầm đâm nhau, 270 người bị thương, giờ lại kỹ thuật đó qua làm tàu điện ngầm cho Việt Nam?
-