-Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông
13/09/2016 -
Ngày 12/9, Việt Nam - Trung Quốc đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có việc vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Chiều 12/9, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết 9 văn kiện hợp tác, trong đó có Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tại cuộc hội đàm trước đó với Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đề nghị Trung Quốc sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.
Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao hơn 13km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1,435m và 12 nhà ga trên cao; khu Depot (trạm bảo hành kỹ thuật) rộng 19,6ha tại Hà Đông; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ.
Ngày 10/10/2011, Bộ Giao thông vận tải đã khởi công xây dựng toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Dự án này có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014 dự án được các bên liên quan đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu (tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu).
Được biết số tiền 250,62 triệu USD được Thủ tướng đồng ý vay bổ sung từ phía Trung Quốc nói trên nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam.
-Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc hứa cả trăm lần nhưng... không thực hiện (!)
“Vướng mắc nhất ở Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là Tổng thầu Trung Quốc đồng ý rồi lật lại, kể cả là đồng ý bằng văn bản. Trong mọi vấn đề, Tổng thầu hứa cả trăm lần nhưng không thực hiện, cứ như họ đang giấu giếm điều gì đó…”.
13/09/2016 -
Ngày 12/9, Việt Nam - Trung Quốc đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có việc vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Chiều 12/9, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết 9 văn kiện hợp tác, trong đó có Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tại cuộc hội đàm trước đó với Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đề nghị Trung Quốc sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.
Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao hơn 13km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1,435m và 12 nhà ga trên cao; khu Depot (trạm bảo hành kỹ thuật) rộng 19,6ha tại Hà Đông; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ.
Ngày 10/10/2011, Bộ Giao thông vận tải đã khởi công xây dựng toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Dự án này có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014 dự án được các bên liên quan đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu (tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu).
Được biết số tiền 250,62 triệu USD được Thủ tướng đồng ý vay bổ sung từ phía Trung Quốc nói trên nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam.
-Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc hứa cả trăm lần nhưng... không thực hiện (!)
“Vướng mắc nhất ở Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là Tổng thầu Trung Quốc đồng ý rồi lật lại, kể cả là đồng ý bằng văn bản. Trong mọi vấn đề, Tổng thầu hứa cả trăm lần nhưng không thực hiện, cứ như họ đang giấu giếm điều gì đó…”.
Ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - đã thẳng thắn cho biết như vậy tại cuộc họp kiểm điểm Dự án án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) chiều 14/9.
Tổng thầu: Ta chẳng sợ ai?
“Nóng” như cái tên của dự án, tinh thần cuộc họp được Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẩn trương đốc thúc ngay khi các thành phần tham dự còn đang “lục tục” ngồi vào bàn làm việc. Tình hình dự án được Ban Quản lý dự án đường sắt (QLDA) báo cáo nhanh chóng, các vấn đề đưa ra đều chung một câu “chốt” là: Chậm.
Trên thực tế, sự chậm trễ của dự án Cát Linh - Hà Đông đã là “điệp khúc”. Vấn đề nằm ở chỗ dự án này đang trong giai đoạn nước rút với những yêu cầu cấp bách về tiến độ, nhưng Tổng thầu Trung Quốc thì vẫn “bình chân như vại”.
Bằng chứng là hạn chót tới 31/12/2015 phải hoàn thành 12 nhà ga trên tuyến (tức chỉ còn hơn 3 tháng), nhưng đến nay Tổng thầu vẫn đang “kì kèo” trong việc thương thảo với thầu phụ nên chưa ký được hợp đồng. Khối lượng thi công dù đã được bàn giao nhưng tổng thầu không thanh toán cho các thầu phụ khiến số dư nợ hiện rơi vào khoảng hơn 300 tỷ đồng. Trong khi đó, việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng EPC với khoản vay bổ sung nước ngoài là hơn 250 triệu USD dù đã có phê duyệt của Chính phủ Việt Nam và Ban QLDA đã làm việc nhiều lần nhưng tới nay tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa có ý kiến phản hồi…
Tiến độ Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang chậm như "rùa bò" (ảnh: Hữu Nghị)
Tại cuộc họp, ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban QLDA Đường sắt - thẳng thắn nêu bức xúc: “Tổng thầu không nghiêm túc. Chỉ riêng việc thanh toán tổng thầu hứa hẹn nhưng chờ 2 tuần nay tổng thầu không thực hiện. Ban QLDA gửi văn bản cho tổng thầu thì không trả lời”.
Lúc này, ông Yu Jiang - Giám đốc điều hành Dự án (người đại diện cao nhất của tổng thầu Trung Quốc tại Việt Nam) viện dẫn nhiều lí do. Khi Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đặt câu hỏi tại sao thầu phụ hoàn thành khối lượng mà không thanh toán? Ông Yu Jiang sau một lúc im lặng thì “lí nhí” nói, theo phiên dịch dịch lại là “chúng tôi sẽ cố gắng”.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: “Đi trên đường nhìn dự án rất sót ruột! Thời tiết đẹp mà không thi công, chỉ thấy lèo tèo 2-3 công nhân mặc quần áo đẹp chạy hết chỗ nọ chỗ kia.”
|
Vấn đề thi công dầm bê tông đang thực hiện theo tiến độ “chậm đột ngột”, từ 4 dầm trong một đêm xuống còn 1 dầm, thậm chí trong nửa đầu tháng 9 chỉ đổ được có 6 phiến dầm. Theo đơn vị thi công là Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, lí do là vì tổng thầu không cung cấp vật liệu, biện pháp thi công chuyển từ công nghệ cao xuống công nghệ thấp đã gây mất thời gian và không đảm bảo an toàn lao động.
Được biết, không có vật liệu, không có việc nên Tổng Công ty Thăng Long thậm chí phải cắt giảm nhân sự vì mỗi ngày đơn vị này mất 50 triệu đồng để cho 200 kỹ sư và công nhân “ăn không ngồi rồi”. Khi Thứ trưởng Trường truy trách nhiệm thì mới ra vướng mắc giữa tổng thầu và đối tác về chi phí, tổng thầu không đồng ý tăng giá nên đối tác ngừng cung cấp vật liệu và thiết bị thi công. Trước sức ép tại cuộc họp, tổng thầu Trung Quốc mới chịu tăng chi phí để tiếp tục triển khai công việc.
Còn “chần chừ” sẽ thay Giám đốc điều hành dự án
Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Ban QLDA đường sắt thay mặt Bộ GTVT điều hành dự án nên có quyền buộc các bên phải làm theo mình, phải thay đổi cách làm chứ không thể để tổng thầu loay hoay mãi không xong. Thứ trưởng yêu cầu Ban này không tiếp tục trông chờ ở tổng thầu, vướng mắc ở đâu Ban toàn quyền xử lý, không xử lý được thì trình lãnh đạo Bộ giải quyết.
Cuộc họp kiểm điểm Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chiều 14/9
Một lần nữa đứng dậy trước cuộc họp, Tổng Giám đốc Ban QLDA Đường sắt Lê Kim Thành khẳng định: “Vướng mắc nhất là Tổng thầu Trung Quốc đồng ý rồi lật lại, kể cả là đồng ý bằng văn bản. Trong mọi vấn đề, Tổng thầu hứa cả trăm lần nhưng không thực hiện, nhiều vấn đề được khẳng định bằng văn bản nhưng tổng thầu không gửi báo cáo sang Trung Quốc để lãnh đạo cấp cao hơn đưa ra hướng giải quyết, cứ như họ đang giấu giếm điều gì đó…”.
Tới đây, cũng một lần nữa, Giám đốc điều hành dự án Yu Jiang lại tiếp tục… im lặng (!?)
Phía đại diện Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTV) nêu quan điểm: “Mấu chốt là ở tổng thầu, nếu tổng thầu không ký hợp đồng thì không giải quyết được vấn đề tiến độ. Sự nhìn nhận thiếu nghiêm túc của tổng thầu là nguyên nhân của mọi vấn đề tại dự án”.
Đến lúc này, Thứ trưởng Bộ GTVT “nóng mặt” và gay gắt: “Tôi ra hạn chót đến 30/9 tổng thầu phải hoàn thành việc ký hợp đồng với 12 nhà thầu thi công 12 nhà ga và ký tại Bộ GTVT. Từ ngày 25-30/9 tôi sẽ không đi đâu cả, tôi chỉ ở Bộ để chờ các đơn vị lên đây và chứng kiến việc ký kết hợp đồng.
Nếu Tổng thầu không ký được hợp đồng với các thầu phụ thì tôi sẽ thay mặt lãnh đạo Bộ GTVT kiến nghị sang Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thay Giám đốc điều hành dự án tại Việt Nam. 12 nhà thầu có làm được hay không cũng phải nói rõ để cần thiết thì thay luôn”.
Xét về tiến độ tổng thể dự án, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng sự chậm trễ có nguyên nhân cốt yếu là vấn đề con người, các đơn vị phối hợp chưa tốt, chưa sáng tạo. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu tổng thầu Trung Quốc phải có thái độ nghiêm túc.
“Tiến độ trong cuộc họp thì quyết liệt nhưng tiến độ ngoài công trường thì “rùa bò”. Đừng chỉ đạo để cho vui! Đến 30/9 tất cả phải kết thúc về tiến độ tổng thể và điều chỉnh tổng mức đầu tư, trong đó hạn 31/12/2015 phải xây dựng xong 12 nhà ga, tới 30/5/2016 phải xong phần thô toàn dự án và 30/6/2016 phải hoàn thành xây lắp” - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường kiên quyết.
>> Đối chất “nóng rát” về tiến độ “rùa bò” của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
>> Dân khổ vì dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thi công ì ạch
-
đv Dự án đường sắt trên cao chậm tiến độ
Một phần lý do làm chậm tiến độ do phía Trung Quốc chưa hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu phụ.
Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã chậm gần một quý so với kế hoạch đề ra.
Với tổng mức đầu tư khoảng 550 triệu USD, dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng với Thủ đô, theo dự kiến, tuyến đường này sẽ được chạy thử vào quý 1/2015.
Tuy nhiên, sau gần 1 năm thi công, tiến độ triển khai của nhà thầu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc đã chậm gần 1 quý so với kế hoạch.
Nguyên nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án là do vướng mắc từ công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thẩm tra và phê duyệt thiết kế thi công kỹ thuật chậm.
Mặt khác, nhà thầu Trung Quốc cũng chưa hoàn thiện hợp đồng với các nhà thầu phụ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhà thầu thi công tại nhiều điểm thi công đã có giấy phép. Theo kế hoạch, sẽ có 14 mũi thi công, nhưng hiện mới chỉ có 7 mũi.
Ban Quản lý dự án đường sắt - Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, đến nay, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông mới hoàn thành 90% công tác khảo sát địa chất toàn bộ địa hình.
Quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc 11 nhà ga đã được chấp thuận, trừ ga Cát Linh dự kiến sẽ được xây dựng thành tổ hợp văn phòng kết hợp nhà ga. 116 trụ cầu và thiết kế bản vẽ thi công 73 trụ cũng đã được cơ quan chức năng phê duyệt.
Theo thiết kế, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được xây dựng với chiều dài 13 km, gồm 12 nhà ga, có năng lực vận chuyển tối đa 28.000 khách/giờ/hướng, được coi là trục giao thông xương sống góp phần giải quyết căn bản bài toán giao thông từ nội đô ra cụm đô thị vệ tinh ở khu vực phía Đông Hà Nội.
đv Dự án đường sắt trên cao chậm tiến độ
-Tạm ngừng nhập máy móc thải loại từ Trung Quốc
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai 8 tháng đầu năm giảm 21%
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai 8 tháng năm 2012 chỉ đạt 790 triệu USD.
Nhà thầu Trung Quốc “tháo thân”
“TT – Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam) xây dựng khoảng phân nửa khối lượng, hiện phải dừng thi công. Nguyên do là nhà thầu Trung Quốc rút công nhân về nước, thiếu nỗ lực trong thi công.
Đại gia Việt mất 3.000 tỷ đồng trong tháng Tám?
Techcombank mừng tuổi 19 với 19 giải thưởng vnn
- Ngân hàng Việt Nam : Không minh bạch, lãnh đạo can thiệp trái luật (RFI). -Rủi ro đạo đức: 'Bệnh ung thư' của ngân hàng (VEF 13-9-12)
Lãi suất huy động lên 13%/năm Tuy nhiên có thực tế LS huy động bắt đầu nóng hơn sau khi thông tư 21 siết hoạt động cho vay trên thị trường liên NH có hiệu lực khiến các NH phải đẩy mạnh huy động vốn tại thị trường dân cư. Báo cáo của NH Nhà nước cho thấy trong tuần đầu tiên thông tư 21 có hiệu lực, doanh số giao dịch trên thị trường liên NH giảm rất mạnh. Cụ thể, doanh số giao dịch bằng VND chỉ đạt xấp xỉ 49.698 tỉ đồng, giảm 58% so với tuần trước đó.
.Năm thực tế của biến động giá vàng -Lo vàng lậu được hợp pháp hóa
Vàng chẳng biết sợ "chính sách"?
Thời điểm cuối tháng 8 đến nay, thị trường vàng lại tăng giá phi mã, giá vàng trong nước vọt lên mức cao nhất trong vòng 1 năm qua khi cán đích 47,4 triệu đồng/lượng vào ngày 14/9.
Một lần nữa, giá vàng trên thực tế đã phủ định tất cả những dự báo và không chịu "lệ thuộc" vào chính sách quản lý mới được cơ quan điều hành thị trường tiền tệ ban hành trước đó...
Hưởng ứng đà tăng mạnh vào đêm qua của giá vàng thế giới sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tung gói nới lỏng định lượng mới (QE3), giá vàng trong nước ngày 14/9 đã vọt lên 47,4 triệu đồng/lượng, cao nhất trong hơn 1 năm. Đồng thời giá vàng trong nước có tốc độ tăng nhanh hơn giá thế giới nên khoảng cách giữa hai mức giá tăng lên 2,8 triệu đồng/lượng.
Lý giải nguyên nhân giá vàng tăng phi mã, trước hết là do lực đẩy của thị trường quốc tế, vào thời điểm giá vàng đạt mốc kỷ lục hôm 12/9 tại thị trường châu Âu, giá vàng đang giao dịch ở mức 1.743,2 USD/ounce, tăng 10,7 USD/ounce; đưa giá vàng đạt "đỉnh" trong 6 tháng qua.
Tuy nhiên, ngoài những yếu tố khách quan như trên, người ta lại một lần nữa đề cập đến những nguyên nhân xuất phát chính từ trong thị trường vàng nội địa.
Một trong những vấn đề được đặt ra nhiều qua đợt sốt vàng lần này chính là diễn biến mua gom vàng của các ngân hàng. Không ít các chuyên gia và lãnh đạo DN vàng không ngần ngại chỉ rõ, nhu cầu vàng tăng vọt, đẩy giá tăng có phần lớn từ hoạt động mua vào của các ngân hàng. Không chỉ gom mua mà các ngân hàng còn tăng lãi suất huy động vàng một cách đồng loạt lên cao.
Một thời gian dài trước đây, ngân hàng đã ồ ạt cho vay vàng để đầu tư bất động sản với kỳ hạn dài (do lãi suất cho vay vàng thấp hơn lãi suất cho vay tiền đồng), trong khi đó, phần lớn lượng vàng huy động được đều ở kỳ hạn 1 - 3 tháng. Điều này đã khiến nhiều ngân hàng rơi vào trạng thái âm về vàng. Chính vì vậy, dù NHNN đã nhiều lần gia hạn, song các ngân hàng vẫn không huy động nổi số vàng phải trả. Chính vì thế, thời gian qua, nhiều ngân hàng đã mạnh tay mua vàng để cắt lỗ, trước dự báo giá vàng có thể tiếp tục tăng cao.
Chuyên gia Nguyễn Trọng Tài (Học viện Ngân hàng) nhấn mạnh: "Vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được tình trạng ngân hàng thương mại lách luật".
Trước đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các ngân hàng thương mại huy động và cho vay bằng vàng. Quyết định này đã làm thị trường vàng nhiều phen "dậy sóng".
Đến nay, tình trạng về cơ bản đã được khống chế bởi Nghị định 24, tuy nhiên do NHNN tiếp tục cho gia hạn thời gian phát hành chứng chỉ huy động vàng đến ngày 25/11/2012 nên gần đây một số NHTM, ví như ACB vẫn tiếp tục phát hành Chứng chỉ huy động vàng với các kỳ hạn 1, 2, 3 tháng với "lãi suất cạnh tranh 0.8%/năm". Tất nhiên đi cùng với đó là cam kết sẽ "đảm bảo đáo hạn trước ngày 25/11/2012 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng sẽ chuyển sang giữ hộ vàng và không trả lãi sau thời điểm trên". Tuy nhiên, điều này ít nhiều cũng có những tác động lên diễn biến thị trường vàng trong nước
Cũng cần lưu ý, trong tuần cuối cùng của tháng 8/2012, NHNN đã ra 2 văn bản quan trọng đó là Quyết định 1623/QĐ-NHNN và Thông tư 24/TT-NHNN cùng ban hành ngày 23/8 kỳ vọng đó là liều thuốc đặc trị sự bất kham của thị trường vàng trong những ngày cuối tháng.
Theo đó, Quyết định 1623 đã chính thức công bố việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thuộc độc quyền Ngân hàng Nhà nước và đó là nền tảng pháp lý quan trọng để nhà điều hành bổ sung nguồn cung vàng miếng, can thiệp thị trường khi cần thiết, nhất là trong mấy ngày gần đây. Hai là, liên quan đến sự "eo sèo" của những thương hiệu vàng "phi SJC" bị ép giá so với SJC, NHNN cũng cho phép chuyển đổi những loại vàng này sang vàng SJC. Ba là, đối với các loại vàng SJC "xịn" nhưng bị cong vênh, bóp méo, biến dạng, cũng được phép chuyển đổi thành vàng SJC.
Thông tư số 24/2012/TT-NHNN có hai nội dung đặc biệt quan trọng. TCTD không được thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. Mặt khác, nhà điều hành cũng có hướng mở để đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng khi người dân/tổ chức rút vàng ra để bán ngoài thị trường.
Cụ thể, thông tư đề cập rõ: "Để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Thống đốc NHNN sẽ xem xét, quyết định việc thực hiện vay và cho vay bằng vàng giữa một số tổ chức tín dụng với nhau".
Với những quyết định trên, NHNN đã chính thức gom vàng về một mối, và mặc dù chấp nhận quyền sở hữu và các giao dịch mua bán vàng miếng của mọi tổ chức cá nhân nhưng chỉ mua bán đối với thương hiệu vàng miếng quốc gia SJC. Xét về lợi ích chung, việc quản lý vàng như nói trên sẽ ổn định được thị trường vàng, không để chúng tác động tiêu cực tới ổn định tỷ giá và lãi suất.
Thoạt đầu, giá vàng đã được kiềm chế, tuy nhiên đến cuối tháng 8 đầu tháng 9 đặc biệt vào tuần thứ 2 của tháng này thì có vẻ như giá vàng đã thực sự "tuột phanh" khi vọt lên mốc cao, vượt qua cả ngưỡng 46,3 triệu đồng/lượng, lập đỉnh cao nhất sau nửa năm trời.
Đặc biệt, căn bệnh kinh niên độ "vênh giá" giữa vàng trong nước và thị trường thế giới thì vẫn xấp xỉ 3 triệu đồng/lượng và tiếp tục là nỗi ám ảnh của thị trường vàng nội... và nó càng trở nên là một thách thức nếu so với con số 400 ngàn đồng được cho là hợp lý do chính lãnh đạo NHNN công bố trước đây.
Và dường như, qua cơn sốt này, dấu ấn của những chính mới về vàng như Nghị định vàng và một loạt văn bản do Ngân hàng Nhà nước mới ban hàng từ tháng 8/2012 vẫn chưa để lại dấu ấn. Có phải, thị trường vẫn còn những khó khăn khiến việc quản lý vàng vẫn chưa triệt để, các ông chủ kinh doanh vàng, các ngân hàng vẫn chưa tuân thủ các quy định mới nghiêm ngặt... Hay vàng không sợ các chính sách này?
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam không cần trợ giúp của IMF (RFI).
-
Bộ trưởng Kinh tế Đức Rösler thăm VN
Tập đoàn Nhật Bản muốn đầu tư các dự án giao thông tại Đà Nẵng Ngày 12/9, Tập đoàn Marubeni đã có buổi làm với UBND Đà Nẵng nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác triển khai những dự án giao thông công cộng khối lượng lớn.
Nhà đầu tư nước ngoài được mở công ty chứng khoán ở Việt Nam...
Du lịch Quốc gia 2013 - Văn minh sông Hồng...
Hội nghị thượng đỉnh Chuỗi cung ứng 2012...
5 tổng công ty thuộc EVN được tiếp cận vốn vay của WB
Cần cứu thị trường Nhật Bản cho xuất khẩu tôm Việt Nam...
-Nguy cơ mất thị trường tôm ở Nhật Bản -- Cần có chính sách hỗ trợ người nuôi tôm (CT).
Ôi, chuyện hằng ngày ở... chợ!
Tiêu thụ nông sản: Bao giờ hết cảnh đem con bỏ chợ...
Thuế TNCN: Tranh cãi con số, đẩy khó cho dân
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, có nhiều chuyện cũ nói lại vẫn không hết. Dù cho việc nâng.
-Các cụm công nghiệp thu hút hơn 112.000 tỷ đồng vốn đầu tư Vùng có cụm công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân cao nhất là Duyên hải miền Trung với 55,5%.
---Gia tăng mua bán, sáp nhập theo chiều dọc (TBKTSG Online) – Lâu nay các doanh nghiệp thực hiện mua bán, sáp nhập (M&A) chủ yếu với các công ty trong cùng lĩnh vực (theo chiều ngang), nhưng số vụ M&A theo chiều dọc (trong chuỗi cung ứng) đang gia tăng, theo báo cáo về M&A của Việt Nam 2012.- Doanh nghiệp không lạc quan về triển vọng kinh tế (RFA). – Liệu có khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam?
- Chỉ 30% DN vừa và nhỏ tiếp cận được vốn ngân hàng (PLTP).
- ‘Ngân hàng không là tâm điểm M&A của khối ngoại’ (VNE). - M&A cần môi trường cạnh tranh lành mạnh (SGTT). – Ngân hàng Liên Việt bị bác phương án tăng vốn (EBank).
- Nợ xấu trên 3% sẽ không được niêm yết trên TTCK (PLTP).
- Sóng lớn trên thị trường vàng (PLTP). - Vì sao vàng vọt lên mốc 47 triệu đồng/lượng? (DV).
- Bảo hiểm và những nghịch lý (ĐTCK).
- Giới sản xuất ở Mỹ đề nghị duy trì thuế suất giày nhập từ Việt Nam (VOA).
- Quảng Ngãi: Nợ dân tiền tỷ, doanh nghiệp… bỏ đi (DV).
- Cơn sốt khai thác đất mặt ruộng ở Trà Vinh(PLTP).
- Năng động hơn cho nông dân được nhờ!(DV). - Bắp sú được mùa, nông dân lỗ nặng (TT). -
- Quảng Ninh cấm tàu du lịch đến làng chài? (TT).
--Cả ngàn nhà phố phát mãi
- Philippines tịch thu gạo nhập lậu từ Việt Nam (VOA).
- Nữ giám đốc lừa doanh nhân người Nhật gần 1 triệu USD (TN).
- Nhật Bản quyết định chấm dứt điện hạt nhân trong 30 năm tới (RFI). – Nhật Bản công bố kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân năm 2040 (VOA).
- Vụ dự án Happyland: Cha Michael Jackson chỉ là “cò” (TN).
Suy thoái kinh tế toàn cầu và phản ứng của các ngân hàng trung ương Các ngân hàng trung ương (NHTW) toàn cầu đã và đang phản ứng quyết liệt nhằm đối phó với suy thoái kinh tế, hiện vẫn diễn biến phức tạp.
"Thế hệ bạc" của Nhật: Tuổi hưu, vai trò không hưu...
Châu Á: Cuộc cách mạng an sinh
Tăng trưởng bền vững trong thời kỳ kinh tế bất ổn
Thiết lập và phát triển quan hệ với các công ty đầu ngành, các đối tác chiến lược, các nhà đầu tư quốc tế; tăng cường sự nhận biết về môi trường kinh..
Trung Quốc: Rủi ro lớn từ ngân hàng và nợ xấu
-USD tiếp tục giảm mạnh so với euro
Sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3), USD tiếp tục giảm so với euro, xuống thấp nhất 4 tháng.
Mỹ bơm tiền, giá hàng hóa lẫn giá vàng tăng vọt
TT - Hôm qua 14-9, giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng vọt sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố gói kích thích kinh tế mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm cho nước Mỹ.
India Backs Investment From Wal-Mart and Ikea
from NYT by By GARDINER HARRIS
The government of Manmohan Singh, which is facing political troubles, gave backing to measures that could open the country’s retail sector to global behemoths like Wal-Mart and Ikea.
India Wows with Its Latest Economic Steps
Peterson Institute
Within the space of two days, the Indian government, spearheaded it appears by the Finance Minister, P. Chidambaram, has taken a series of policy steps to get India out of the funk it had been sliding into. First, it enacted measures to reduce fuel subsidies on diesel and limit the subsidy on cooking gas. Second, [...]
India Ink: India Opens Door to Foreign Investment NEW YORK TIMES
A government in crisis passes biggest economic reforms in twenty years.
India Agrees to Let in Foreign Retailers, Again THE ASSOCIATED PRESS
India agreed to open its huge market to foreign retailers such as Wal-Mart as part of economic reforms aimed at sparking new growth in the country’s sputtering economy.
India reforms open door to foreign investors (Financial Times)- Government unveils long-stalled reforms which clear the way for foreign retailers to enter India, but will leave it to them to find willing host states
Tòa Bảo hiến Đức đồng ý với chiến lược cứu vãn đồng euro
Hôm nay 12/09/2012, Tòa Bảo hiến Đức đã bật đèn xanh cho chiến lược của châu Âu nhằm ngăn chận cuộc khủng hoảng nợ tại các nước thuộc khu vực đồng euro. Quyết định này được thị trường tài chính hoan nghênh, và có thể coi là một chiến thắng của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
- Khởi tố, tạm giam 4 đối tượng trong vụ PVC-ME (VTV).
- Diễn biến mới tại Dự án đất dịch vụ và giãn cư Cầu Đơ, Hà Đông, Hà Nội: Cố ý làm trái, chuyển từ khai khống đất nông nghiệp sang đất 5% (NCT).
- Sở Công Thương Vĩnh Long nhậu linh đình trong giờ làm việc (NLĐ). - Sở Công Thương mở tiệc “chuyển giao quyền lực” linh đình (DV).
Công an bắt hụt phó giám đốc “ôm” gần 900.000 USD bỏ trốn
(NLĐO)- Khi lực lượng công an thực hiện lệnh khám xét, lệnh bắt với bị can Đào Thanh Nhi, nguyên Phó Tổng Giám đốc công ty CP Progtechno Việt Nam, tại nhà riêng và nơi làm việc ở Hà Nội thì vị phó tổng bị tố chiếm đoạt gần 900.000 USD này đã biến mất.- Nhật ký mở lần thư sáu trên những trang bị… THẤT VỌNG CHỒNG THẤT VỌNG CHƯA TỪNG THẤY TRONG CUỘC ĐỜI (Nhát sĩ Tô Hải).