Có lẽ cái sản phẩm tư tưởng sai lầm của một thời học theo tư duy ảo tưởng rằng thì là mà - có một thế giới ảo tưởng mà, ở đó con người không còn con mà chỉ là người sống với nhau như những bậc thánh nhân - đã làm cho mọi tư duy mê muội và tự đóng cái vòng kim cô vô nghĩa lên đầu mình?Vâng, cái thời sâu bọ lên làm người, người ta nhai lại chứ không cần nghĩ, sẵn sàng chế giễu bất kỳ ai suy nghĩ khác mình ... nó vẫn còn đấy ạ.. Cái tư duy sống hôm nay không cần biết mai của thời chiến vẫn còn nặng lắm !
Có lẽ cái thời rùng rợn ấy - người với người sống không phải để yêu nhau, mà sát phạt nhau vì ý thức hệ - đã làm cho con người không còn là người mà, chỉ là loài bò sát, nhai lại tư duy chân đất?
-BS Hồ Hải
Đã hơn 20 năm từ giã chế độ bao cấp, nhưng cái tư duy thời chân đất vẫn còn neo bám vào những cái đầu chăn dắt dân tộc. Lúc hội họp tổ chức cầm quyền lớn nhất nước, người ta vẫn còn tranh cãi về tư hữu cá nhân hay công hữu tập thể để điều hành xã hội. Và bây giờ, bàn về luật giáo dục, người ta vẫn còn tranh cãi vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận trong đại học nói riêng, giáo dục nói chung.
Bất kỳ ai đã trưởng thành cũng dễ dàng thấy rằng, những lĩnh vực xã hội "không làm ra lợi nhuận" - hay còn gọi là "phi lợi nhuận" - là những lĩnh vực lại tạo ra của cải vật chất lớn nhất cho xã hội. Trong đó, y tế lo phần hồn và phần xác cho con người và giáo dục lo phần hồn cho con người, là hai lĩnh vực tạo ra những của cải vô hình không thể cân, đong, đo, đếm được. Nhưng người ta vẫn vô tình cho nó là "không làm ra lợi nhuận".
Nếu không có giáo dục thì làm sao xã hội có được sự phát triển? Nếu không có y tế thì lấy ai để tái tạo sức lao động của con người sau những bệnh tật? Hãy cứ lấy ví dụ giản đơn về Ông Stven Paul Jobs - cha đẻ của Apple - nếu không có chỉ 4 học kỳ ở Reed College và vài tháng tầm sư học đạo Phật ở phương Đông thì, liệu thế giới này có một Apple với ước nguyện chỉ xin một lát nhỏ của quả táo Đời, để phần còn lại cho nhân loại. Và nếu không có y tế để giúp Ông sống thêm 8 năm nữa sau khi phát hiện ung thư Tuỵ thì, liệu thế giới này có Ipod, Iphone, v.v... hay không?
Tôi không rõ người ta không đủ kiến thức để hiểu rằng thì là mà bản chất của con người là tư hữu và quyền lực, hay người ta giả bộ không hiểu để làm cho xã hội Việt Nam trở thành một cái quái thai của thời đại để trục lợi?
Có lẽ cái sản phẩm tư tưởng sai lầm của một thời học theo tư duy ảo tưởng rằng thì là mà - có một thế giới ảo tưởng mà, ở đó con người không còn con mà chỉ là người sống với nhau như những bậc thánh nhân - đã làm cho mọi tư duy mê muội và tự đóng cái vòng kim cô vô nghĩa lên đầu mình?
Có lẽ cái thời rùng rợn ấy - người với người sống không phải để yêu nhau, mà sát phạt nhau vì ý thức hệ - đã làm cho con người không còn là người mà, chỉ là loài bò sát, nhai lại tư duy chân đất?
Asia Clinic, 9h06', ngày Chúa Nhật 09/10/2011
TƯ DUY GIÁO DỤC CHÂN ĐẤT
Bài đọc liên quan:-
Tư duy giáo dục bậc phổ thôngTư duy giáo dục bậc đại học
Đánh tráo khái niệm và hậu quả
Một đánh tráo khái niệm nguy hiểm
Những bất cập của loài người
Tha hóa và tham nhũng
Công hữu tư hữu và hình thái xã hội loài người
Lại chuyện sở hữu
Triết học thật đơn giản
Thưa các quan phụ mẫu
Dự thảo Luật Giáo dục ĐH lần thứ 5: Cần tránh khuynh hướng thương mại hóa giáo dục(ĐĐK 7-10-11)
Xem du học như… thần dược (TN 7-10-11)
Bảo tàng Hà Nội: Công trình “khủng” nhất, tai tiếng nhất (LĐ 8-10-12)
Văn hóa đọc bị “lấn át” bởi văn hóa nghe, nhìn (DT 8-10-11)
Phan Cẩm Thượng: Không viết sách có lẽ tôi có đến 3- 4 cái nhà (TTVH 8-10-11) ◄
“Lão khùng” thao thức (NLĐ 8-10-11)
Danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị và những cống hiến cho văn hoá nước nhà (ND 8-10-11)
Xem du học như… thần dược (TN 7-10-11)
Bảo tàng Hà Nội: Công trình “khủng” nhất, tai tiếng nhất (LĐ 8-10-12)
Văn hóa đọc bị “lấn át” bởi văn hóa nghe, nhìn (DT 8-10-11)
Phan Cẩm Thượng: Không viết sách có lẽ tôi có đến 3- 4 cái nhà (TTVH 8-10-11) ◄
“Lão khùng” thao thức (NLĐ 8-10-11)
Danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị và những cống hiến cho văn hoá nước nhà (ND 8-10-11)
Cách dân Trung Quốc đi bar: Hip Beijing: Sanlitun (WP 7-10-11) Đi chợ ta ở Tây (SGTT 8-10-11)
- Một phụ nữ Tây ‘cô đơn’ ở Hà Nội – (BBC). Đàn ông Việt - Trần Ngọc Tuấn,
Nạn "học thêm, dạy thêm" ở Hàn Quốc: Studying Too Much Is a New No-No in Upwardly Mobile South Korea (WSJ 6-10-11)Một thế hệ Bộ trưởng mới? (BBC 5-10-11)
Bộ trưởng Đinh La Thăng Những việc vừa qua chưa là gì so với cách tôi đã làm... (DT 8-10-11) -- Và những gì ông đã "nổ" chưa là gì so với cách ông sẽ "nổ"? - Bộ trưởng giao thông ‘ném đá ao bèo’? – (BBC). – Pháo “Thăng” thiên lại nổ ! – (Dong). – Mong các “tư lệnh” khác học bộ trưởng GTVT! (Bút Lông). – “Hiện tượng” Đinh La Thăng & niềm tin vào “một thế hệ Bộ trưởng mới”? (Trương Duy Nhất). - THÍ ĐIỂM GIẤY/PHIẾU KIỂM SOÁT LÁI XE: Chỉ phạt tiền thì tài xế không sợ! (NLĐ).
Bộ trưởng Đinh La Thăng Những việc vừa qua chưa là gì so với cách tôi đã làm... (DT 8-10-11) -- Và những gì ông đã "nổ" chưa là gì so với cách ông sẽ "nổ"? - Bộ trưởng giao thông ‘ném đá ao bèo’? – (BBC). – Pháo “Thăng” thiên lại nổ ! – (Dong). – Mong các “tư lệnh” khác học bộ trưởng GTVT! (Bút Lông). – “Hiện tượng” Đinh La Thăng & niềm tin vào “một thế hệ Bộ trưởng mới”? (Trương Duy Nhất). - THÍ ĐIỂM GIẤY/PHIẾU KIỂM SOÁT LÁI XE: Chỉ phạt tiền thì tài xế không sợ! (NLĐ).
- Yêu cầu ngành giao thông gương mẫu dùng xe buýt (VnEconomy). – Phố cổ cấm xe cá nhân: Một công đôi việc! (VnMedia).