Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Tranh chấp Biển Ðông: Bắc Kinh sẽ dùng cả kinh tế, quân sự

-Tranh chấp Biển Ðông: Bắc Kinh sẽ dùng cả kinh tế, quân sự
BẮC KINH (NV) - Trung Quốc sẽ dùng cả áp lực kinh tế và quân sự để đối phó khi có các diễn biến về tranh chấp Biển Ðông không đi theo chiều hướng Bắc Kinh muốn.
Ðảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng đảo) nhìn từ trên cao, hiện đã được xây dựng phát triển rất mạnh về mọi mặt. Việt Nam nhiều lần phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh có các hành động bất hợp pháp đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng phương Bắc vẫn coi như không có. (Hình: China Military)
Tướng La Nguyên (Luo Yuan), một tướng lãnh được coi là thuộc phe diều hâu trong quân đội Trung Quốc đưa ra ý kiến như vậy trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin China News Services (CNS) và được đăng tải trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một phó bản Anh ngữ của tờ Nhân Dân nhật báo.
Nhân khi được hỏi về lý do tại sao ông ta lại đề nghị Trung Quốc thành lập một bộ phận tuần biển thống nhất (national coast guard) thay vì thuộc trách nhiệm nhiều cơ quan khác nhau như hiện nay, La Nguyên nói: “Giải quyết tranh chấp Biển Ðông (theo cách gọi của Việt Nam hay Nam hHải theo cách gọi Trung Quốc và Biển Tây theo cách gọi của Philippines) không thể tùy thuộc hoàn toàn vào các phương tiện quân sự mà Trung Quốc còn có thể các phương cách khác. Tuy Trung Quốc cam kết phát triển hòa bình không có nghĩa là họ sẽ không bao giờ sử dụng võ lực.”
Khi được hỏi về quan điểm của ông ta đối với việc Philippines loan tin cương quyết cho đấu thầu dò tìm và khai thác dầu khí cả khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dù chỉ cách đảo Palawan của Phi chỉ từ 72 hải lý đến 80 hải lý, La Nguyên nói: “Trung Quốc phải nói rõ với Philippines rằng các vấn đề kinh tế sẽ không hoàn toàn tách biệt khỏi các vấn đề quân sự. Nước họ không thể kiếm lợi bằng cách giao thương với Trung Quốc và lôi cuốn đầu tư từ Trung Quốc trong khi vi phạm các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ lập một danh sách đen để đánh dấu ai là người gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia Trung Quốc, kể cả các công ty ngoại quốc hợp tác với Philippines để khai thác Biển Ðông. Nếu họ vẫn có khiêu khích Trung Quốc, họ đáng bị trừng phạt kinh tế.”
Câu trả lời này cũng có thể hiểu gián tiếp cho cả Việt Nam. Việt Nam cũng như Philippines lệ thuộc rất lớn vào mậu dịch hàng năm với Trung Quốc. Việt Nam phần lớn cung cấp nông sản, quặng mỏ, nguyên liệu thô cho Trung Quốc và đổi lại mua nguyên liệu biến chế, máy móc, hóa chất, hàng điện tử và cả thực phẩm, nói chung đủ loại hàng hóa.
Năm 2007, thâm thủng mậu dịch từ Trung Quốc của Việt Nam là $9.145 tỷ USD, bằng 64% tổng mức nhập siêu cả năm, năm 2008, đó là con số $11.16 tỷ USD và tỷ lệ là 61%. Năm 2009, con số này đã tăng tiếp lên $11.532 tỷ USD, bằng 90% tổng nhập siêu cả năm, được cho là mức báo động.
Nhưng năm 2010, thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc được báo chí tại Việt Nam mô tả cao “ngất ngưởng” và đã nâng lên mức báo động đỏ: $12 tỷ USD, bằng 105% mức nhập siêu cả năm của Việt Nam. Không dừng ở đây, Tổng Cục Thống Kê Hà Nội cho hay 11 tháng đầu của năm 2011, nhập khẩu từ Trung Quốc gần $22.048 tỷ USD (tăng gần 30% so với cùng kỳ) còn xuất khẩu chỉ thu về gần $9.681 tỷ USD (tăng 53% so với cùng kỳ). Càng ngày càng lún sâu vào sự lệ thuộc nền kinh tế của Trung Quốc dù các lãnh tụ Hà Nội nhiều lần kêu gọi giải quyết cán cân mậu dịch quá chênh lệch, có hại cho nền kinh tế của Việt Nam.
Nếu Trung Quốc trở mặt, đánh đòn kinh tế, Việt Nam sẽ xoay trở vô cùng khó khăn.
Trong cuộc phỏng vấn của CNS, Tướng La Nguyên khi được hỏi về sự cáo buộc của Việt Nam gần đây khi tàu đánh cá (của tỉnh Quảng Ngãi) bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ, cướp đoạt tài sản và đánh đập ngư dân khi người ta chạy tới đảo Phú Lâm tránh gió, ông ta biện hộ rằng: “Không có gì sai khi Trung Quốc bảo vệ chủ quyền trên Biển Ðông. Biện pháp nào sẽ được áp dụng, còn tùy các hoàn cảnh.”
Dịp này, ông ta giải thích lý do Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rằng, “Năm 1974, Trung Quốc đụng độ hải quân với VNCH ở Hoàng Sa. Bắc Việt Nam hậu thuẫn Trung Quốc, công nhận Trung Quốc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Bây giờ, do lợi ích kinh tế, nhu cầu cần tài nguyên và các tình cảm quốc gia, quần đảo Hoàng Sa trở thành vấn đề phức tạp.” (TN)

China urges Myanmar to restart $3.6b dam project -BEIJING (AP) - Chinese officials have called on Myanmar's government to restart a Chinese-backed multibillion-dollar power dam project that was suspended apparently without notice last year.
-VỀ MỐI QUAN HỆ ĐỒNG MINH AN NINH MỸ-NHẬT BA SÀM - THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM VỀ MỐI QUAN HỆ ĐỒNG MINH AN NINH MỸ-NHẬT Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ bảy, ngày 10/3/2012 TTXVN (Niu Yoóc 5/3) Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ, ngày 1/3, cho rằng dù vấn đề di dời căn cứ quân sự Futenma gặp
CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA MỸ HAY HỌC THUYẾT OBAMA? basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA MỸ HAY HỌC THUYẾT OBAMA? Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ bảy, ngày 10/3/2012 TTXVN (Angiê 1/3) Mạng tin “Địa chính trị” mới đây đăng bài phân tích của tác giả Stephane Taillat về vấn đề này, nội dung như sau

Đấu đá nội bộ Trung Quốc - Vụ Trùng Khánh: Chinese official speaks out as rumors, intrigue swirl (WP 9-3-12) -- Bài nhiều chi tiết hay.  Có phỏng vấn Uông Dương (kình địch của Bác Hi Lai).  Subscribers của London Times có thể đọc thêm bài này: Flamboyant princeling faces a fall after aide’s defection riddle (London Times 10-3-12)
Sử Việt Nam - Kinh Điển: What if Daniel Ellsberg hadn't bothered? (Indiana Law Review Dec 2011)


-Huyền thoại về Trung Quốc: The myth of Chinese exceptionalism (FP 7-3-12)


Chuyện hoang đường # 1: Trung Quốc không bành trướng khi nó hùng mạnh .
Nhiều người Trung Quốc tin tưởng chắc chắn rằng Trung Quốc không có truyền thống xâm lược nước khác. Lịch sử lại chứng mình điều khác. Lịch sử của triều đại nhà Tống (960-1279) và triều đại nhà Minh (1368-1644) cho thấy rằng nước Trung Quốc Nho giáo còn khuya mới là một nhà nước hòa bình. Ngược lại, các vua Tống và Minh ưa thích giải quyết tranh chấp bằng vũ lực khi họ cảm thấy đất nước hùng mạnh  và nói chung, Trung Quốc bành trướng bất cứ khi nào nó đã có được một ưu thế quyền lực. Như là một bá quyền khu vực, Trung Quốc Ming sớm đưa ra tám đợt  tấn công quy mô lớn vào quân Mông Cổ, sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc, và thiết lập sự thống trị của hải quân trong khu vực.
Lầm tưởng 2:  hành trình của Trịnh Hòa thể hiện bản chất  quyền lực hoà bình Trung Quốc.
Trong những năm đầu thế kỷ thứ mười lăm, Trung Quốc đã thực hiện bảy chuyến hải trình ngoạn mục dẫn đầu bởi Trịnh Hòa tới Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, và Đông Phi. Người Trung Quốc muốn chỉ ra rằng hạm đội Trịnh Hòa đã không cướp một tấc đất, không giống những người phương Tây hung hăng, tàn bạo biến hầu hết thế giới thành thuộc địa thời xưa. Họ chỉ đơn giản là đại sứ của hòa bình khám phá những miền đất lạ.
Quan điểm này đơn giản, tuy nhiên, nhìn được sức mạnh hải quân của hạm đội-27, 000 binh sĩ trên 250 tàu  Trung Quốckhiến cho người nước ngoài "sốc và kinh sợ" . Hạm đội Trung Quốc tham gia vào việc trình diễn sức mạnh, mở rộng hệ thống Nho giáo và trừng phạt các nước nhỏ ngang bướng. Hơn nữa, cái gọi là hòa bình của Trịnh Hòa, đã sử dụng lực lượng quân sự ít nhất ba lần, ông thậm chí đã bắt được vua của Sri Lanka hiện nay và giao về Trung Quốc vì không tuân theo nhà Ming. Có lẽ chúng ta nên để cho các đô đốc nói về chính mình:
"Khi chúng tôi đến các nước ngoài, chúng tôi bắt những vua  man rợ những người thiếu tôn trọng và chống lại nền văn minh Trung Quốc. Chúng tôi tiêu diệt binh lính liều lĩnh. Nhờ, các tuyến đường biển đã thông  và hòa bình, và người nước ngoài có thể mưu sinh an toàn. "

Lầm tưởng 3: Vạn lý Trường thành của Trung Quốc tượng trưng cho một quốc gia bận tâm với quốc phòng.
Bạn có thể đã nghe nói điều này từ trước , Trung Quốc tuân thủ một chiến lược "hoàn toàn là phòng thủ" . Trung Quốc xây dựng Vạn Lý Trường Thành không phải để tấn công, mà để phòng thủ.

Vâng, điều đầu tiên bạn cần phải nhớ về Vạn Lý Trường Thành là nó không phải tự nhiên mà có. Các bức tường mà chúng ta thấy ngày nay được xây dựng bởi nhà Ming, Trung Quốc, và nó được xây dựng chỉ sau khi một loạt các cuộc tấn công của Trung Quốc với quân Mông Cổ đã không thành công. Không có bức tường vào đầu thời Ming Trung Quốc, bởi vì tại thời điểm đó, Trung Quốc đã có ưu thế quyền lực và không cần phòng thủ bổ sung. Tại thời điểm đó, người Trung Quốc thích tấn công. Nhà Ming xây dựng Vạn lý trường thành chỉ sau khi quyền lực tương đối của nó đã bị suy giảm..
Như vậy, lịch sử Trung Quốc cho thấy chính sách đối ngoại của nó rất nhạy cảm với sức mạnh tương đối của nó. Nếu sức mạnh của nó tiếp tục tăng, Trung Quốc sẽ cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Đông Á. Chính sách này chắc chắn sẽ mang lại cho nó vào một cuộc cạnh tranh an ninh với Hoa Kỳ trong khu vực và xa hơn nữa. Washington đang rút khỏi Iraq và Afghanistan và hướng tới châu Á. Một câu ngạn ngữ của Trung Quốc, "Một núi không thể chứa hai con hổ." Dũng cảm lên. Trò chơi vẫn còn tiếp diễn.
-Huyền thoại về ngoại lệ Trung Quốc

Lưu ý: Tôi đã đăng nhiều bài viết về vấn đề quan hệ Trung-Mỹ. Hôm nay tôi đưa lên một bài do một người khách, ông Wang Yuan-kang (Vương Nguyên Khang), thuộc Đại học Western Michigan viết, ông đã đưa ra một phân tích thú vị về cách mà Trung Quốc hành xử trước đây, có thể cho chúng ta biết về cách hành xử trong tương lai của họ.
Wang Yuan-kang:
Là một độc giả thường xuyên và thích đọc blog này, tôi cảm ơn Steve Walt về lời mời đóng góp trong mục bài viết của khách về mối quan hệ giữa quyền lực, văn hóa, và cách ứng xử trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Steve và những người khác đã viết về ngoại lệ của Mỹ. Sẽ không làm các bạn ngạc nhiên khi biết rằng Trung Quốc cũng có nhãn hiệu riêng của mình. Hầu hết người Trung Quốc, dù là người bình thường hoặc thuộc tầng lớp tinh hoa chính trị, kinh tế, và học thuật, đều nghĩ lịch sử Trung Quốc là một nền văn minh sáng chói ở trung tâm của mọi thứ dưới bầu trời, tỏa ra một nền văn hóa lộng lẫy và yêu chuộng hoà bình. Bởi vì Nho giáo yêu mến sự hài hòa và ghê tởm chiến tranh, phiên bản này miêu tả một Trung Quốc không hành xử hung hăng, cũng không phải là một thế lực bành trướng trong suốt 5.000 năm lịch sử vẻ vang. Thay vào đó, một trật tự thế giới hiền từ, nhân đức của Trung Quốc nằm đối lại với nền chính trị quyền lực độc ác, tàn nhẫn ở phương Tây.
Chính phủ hiện thời ở Bắc Kinh đã nhận chủ nghĩa ngoại lệ Trung Quốc vào khái niệm về ” sự trỗi dậy hòa bình”. Người ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ về đường hướng tư tưởng này trong các sách trắng chính thức và các phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và các quan chức khác. Thông điệp rõ ràng: lịch sử độc đáo, văn hóa hòa bình, và tư duy phòng thủ của Trung Quốc đảm bảo một cường quốc sẽ trỗi dậy một cách hòa bình.

T ất cả các nước đều có xu hướng xem lịch sử nước mình là ngoại lệ, và niềm tin này thường tiếp tục một liều hư cấu nặng. Dưới đây là ba huyền thoại hàng đầu về chủ nghĩa ngoại lệ Trung Quốc đương đại.
Huyền thoại1: Trung Quốc không bành trướng khi mạnh lên.
Nhiều người Trung Quốc tin chắc rằng Trung Quốc không có truyền thống bành trướng ra nước ngoài. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế cho thấy điều trái lại. Lịch sử triều đại nhà Tống (960-1279) và triều Minh (1368-1644) cho thấy, Trung Hoa Nho giáo khó mới có thể là một nhà nước hiếu hòa. Ngược lại, các nhà cai trị thời Tống và Minh thích giải quyết tranh chấp bằng vũ lực khi họ cảm thấy đất nước mạnh lên, và nói chung, Trung Quốc là kẻ bành trướng bất cứ khi nào họ có sức mạnh vượt trội. Là một kẻ bá quyền trong khu vực, đầu triều Minh, Trung Hoa đã thực hiện 8 cuộc tấn công quy mô lớn vào người Mông Cổ, sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc, và thiết lập sự thống trị về hải quân trong khu vực.
Nhưng Trung Hoa Nho giáo cũng có thể thích ứng và hòa giải khi không đủ sức mạnh để đánh bại kẻ thù. Ví dụ, nhà Tống chấp nhận địa vị chư hầu thấp kém trước đế chế Kim hùng mạnh hơn hồi thế kỷ mười hai. Các lãnh đạo Trung Quốc biện minh cho quyết định của họ bằng cách viện dẫn việc Nho giáo ác cảm đối với chiến tranh, lập luận rằng Trung Quốc nên sử dụng thời gian hòa bình để củng cố sức mạnh và tranh thủ thời gian cho tới khi phát triển được khả năng tấn công. Tóm lại, các nhà lãnh đạo Trung Hoa Nho giáo rất nhạy cảm để cân nhắc sự cân bằng quyền lực, cũng giống như chủ nghĩa hiện thực mô tả.
Huyền thoại 2: Bảy chuyến đi của Trịnh Hòa thể hiện bản chất hoà bình của cường quốc Trung Quốc.
Đầu thế kỷ mười lăm, Trung Quốc đã tổ chức bảy chuyến hải trình ngoạn mục do Trịnh Hòa chỉ huy, tới Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, và Đông Phi. Người Trung Quốc muốn chỉ ra rằng hạm đội Trịnh Hoà đã không chinh phục một tấc đất, không giống người phương Tây hung hăng, tàn bạo, chiếm hầu hết thuộc địa trên thế giới. Ngược lại, đơn giản họ chỉ là đại sứ hòa bình trong việc khám phá những nơi kỳ lạ.
Tuy nhiên, quan điểm đơn giản này đã bỏ qua sức mạnh của hạm đội hải quân to lớn với 27.000 binh sĩ, trên 250 chiếc tàu, cho phép người Trung Quốc gây “kinh hãi” người nước ngoài, khiến họ phải khuất phục. Hạm đội Trung Quốc tham gia vào các hoạt động “phô trương sức mạnh” rộng rãi, mở rộng hệ thống cống nạp Nho giáo và trừng phạt các nước ngang bướng. Kết quả là nhiều người nước ngoài đến kinh đô nhà Minh để cống nạp. Hơn nữa Trịnh Hoà, người được cho là hòa hiếu, đã  sử dụng sức mạnh quân sự ít nhất ba lần, thậm chí ông ta còn bắt cả vua nước Sri Lanka thời đó và giải giao về Trung Quốc vì không tuân phục triều Minh. Có lẽ chúng ta nên để cho đô đốc này tự nói:
“Khi chúng tôi đến các nước khác, chúng tôi bắt các vị vua man rợ, thiếu tôn trọng và chống lại nền văn minh Trung Hoa. Chúng tôi tiêu diệt binh lính băng đảng đã cướp bóc một cách liều lĩnh. Nhờ vậy, các tuyến đường biển trở nên thông thoáng và yên bình và các dân tộc ở nước ngoài có thể sinh sống an toàn.”
Huyền thoại 3: Vạn lý Trường thành của Trung Quốc tượng trưng cho một quốc gia bận tâm với việc phòng thủ.
Có lẽ bn đã nghe nói điều này trước đây: Trung Quốc tuân thủ một đại chiến lược “thuần phòng thủ”. Trung Quốc xây Vạn lý Trường thành không phải để tấn công mà để phòng thủ.
Vâng, điều đầu tiên bạn cần nhớ là Vạn lý Trường thành là, nó không phải đã luôn có ở đó. Tường thành mà chúng ta thấy ngày nay được xây dựng vào thời Minh Trung Hoa và nó được xây chỉ sau khi Trung Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tấn công người Mông Cổ nhưng đã bị thất bại. không có bức tường thành nào vào đầu thời Minh, vì vào thời điểm đó, Trung Hoa có ưu thế về sức mạnh và không cần phòng thủ thêm. Lúc đó, Trung Quốc thích tấn công hơn. Trung Hoa thời Minh xây Vạn lý Trường thành chỉ sau khi sức mạnh tương đối đã bị suy giảm.
Về bản chất, mặc dù có nền văn hóa và thể chế khác biệt nhưng Trung Hoa Nho giáo đã hành xử không khác gì mấy so với các cường quốc khác trong lịch sử. Như chủ nghĩa hiện thực cho thấy, cấu trúc hỗn độn của hệ thống này buộc nó phải cạnh tranh quyền lực, xem thường các yếu tố cá nhân và trong nước.
Như vậy, lịch sử Trung Quốc cho thấy, cách hành xử của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại rất nhạy cảm với sức mạnh tương đối của họ. Nếu sức mạnh của họ tiếp tục gia tăng, Trung Quốc sẽ cố mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Đông Á. Chính sách này chắc chắn sẽ đưa Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh an ninh với Hoa Kỳ trong khu vực và cả ngoài khu vực. Washington đang thoát khỏi sự phân tâm về Iraq và Afghanistan và đang “xoay” về phía châu Á. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Một rừng không thể có hai cọp”. Hãy chuẩn bị đi. Trò chơi đang diễn ra.
Wang Yuan-kang (Vương Nguyên Khang) là phụ tá giáo sư Khoa Xã hội học và Trường Hành chánh và Công vụ, Đại học Western Michigan. Ông là tác giả của Harmony and War: Confucian Culture and Chinese Power Politics (Hài hoà và Chiến tranh: Văn hóa Nho giáo và Chính trị Quyền lực của Trung Quốc).
Nguồn: Foreign Policy
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan


-Mafiovi: - No, Mr. STEPHEN M. WALT.-The Myth of American Exceptionalism - By Stephen M. Walthttp://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/11/the_myth_of_american_exceptionalism?page=0,0 You say so just because you don’t know: What’s – indeed – American Exceptionalism.
Lầm tưởng 1: Có cái gì đó ngoại lệ - biệt lệ của Mỹ.
Bất cứ khi nào các nhà lãnh đạo Mỹ đề cập đến "độc đáo" trách nhiệm của Hoa Kỳ, họ nói rằng nó khác với các cường quốc khác và những khác biệt này đòi hỏi họ phải đảm nhận gánh nặng đặc biệt.
Lầm tưởng 2: Hoa Kỳ làm tốt hơn các quốc gia khác
Tuyên bố của Mỹ là biệt lệ dựa trên niềm tin rằng Hoa Kỳ là một quốc gia duy nhất đạo đức, yêu hòa bình, nuôi dưỡng tự do, tôn trọng nhân quyền, và tuân thủ pháp luật. Mỹ nghĩ rằng đất nước họ cư xử tốt hơn so với các nước khác làm, và chắc chắn tốt hơn so với các cường quốc khác. 
Chuyện hoang đường 3: Thành công của Mỹ Do Gen đặc biệt
Hoa Kỳ đã được thành công đáng kể, và người Mỹ có xu hướng miêu tả sự gia tăng quyền lực trên thế giới như là một kết quả trực tiếp của tầm nhìn xa về chính trị của các nhà lập quốc, tính đạo đức trong Hiến pháp Hoa Kỳ, đề cao tự do cá nhân, và sự sáng tạo cùng tính chăm chỉ làm việc của người dân Mỹ. Hoa Kỳ được hưởng một vị trí đặc biệt trên toàn cầu ngày nay vì nó đã làm tốt và đặc biệt. 
Lầm tưởng 4: Hoa Kỳ phải có trách nhiệm bảo vệ điều tốt trên thế giới.
Người Mỹ thích nhận về mình công sức phát triển những điều tích cực trên thế giới .
Huyền thoại 5: Chúa đứng về phía chúng tôi.
Một yếu tố quan trọng của biệt lệ Mỹ là niềm tin cho rằng Hoa Kỳ có một sứ mệnh thiêng liêng dẫn dắt phần còn lại của thế giới.
 


-Anh là ai , mà đứng ngóng nhìn ?!-bạn GuessHow bình: It’s very, very interesting with the picture in this article from FP: the Vietnam’s Army.

-Khu vực “cần sự lãnh đạo của Mỹ”
Hà Giang/Người Việt
WESTMINSTER -Bài viết có tựa đề “America's Pacific Century” (“Thế Kỷ Thái Bình Dưong của Hoa Kỳ”) sẽ xuất hiện trong ấn bản phát hành Tháng Mười Một, chủ đề “America” của tạp chí Foreign Policy, gửi thông điệp không thể nhầm lẫn về chính sách đối ngoại hiện tại của Hoa Kỳ trong thế kỷ này.
Bài viết lớn, trình bày một chủ đề lớn, với tác giả là một tên tuổi không thể lẫn lộn: Hillary Clinton, ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Bài viết dài hơn 4,000 chữ này đã được Foreign Policy trang trọng giới thiệu hôm Thứ Ba, và phổ biến trên mạng lưới Internet, qua một thông cáo báo chí là của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton “viết riêng cho tạp chí Foreign Policy”.

Bài xã luận được viết như thông điệp chính thức của chính quyền Obama gửi đến người dân Hoa Kỳ, nhưng thật ra thông điệp của bà ngoại trưởng chuyên chở nhiều nhắn nhủ, cho nhiều đối tác của Hoa Kỳ, trên toàn thế giới, đặc biệt là đối tác khu vực Châu Á.

Ðối nội, ngay trong đoạn đầu, Ngoại Trưởng Hillary Clinton khẳng định rằng “để duy trì vị trí của một cường quốc, bảo vệ quyền lợi, và phổ biến những giá trị của Hoa Kỳ,” chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Hoa Kỳ là phải đầu tư nhiều hơn vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, từ mặt ngoại giao, kinh tế đến chiến lược.

Lý do, theo bà Hillary Clinton, thì thời điểm Hoa Kỳ đang rút dần chân ra khỏi Iraq và Afghanistan, là “thời điểm then chốt,” đòi hỏi phải đầu tư vào “khu vực hiện đang là trục quay chính của các nền chính trị toàn cầu,” tức Châu Á.

Tiếng nói chính thức của Hoa Kỳ cũng kêu gọi người Mỹ chống lại quan điểm cho rằng Washington cần phải thu gọn chính sách đối ngoại để giải quyết những thách thức kinh tế nội bộ. Tác giả cho rằng, phản ứng ấy “có thể hiểu được, nhưng lầm lạc”.

“Những người nói rằng chúng ta không còn có đủ khả năng để tham gia với thế giới bên ngoài có một nhận định hết sức lạc hậu, chúng ta không thể không đủ khả năng.”

Ngoại Trưởng Clinton khẳng định.

Rồi giải thích: “Sự phục hồi kinh tế trong nước phụ thuộc vào xuất cảng và khả năng của các công ty Mỹ bán hàng cho một thị trường tiêu thụ mênh mông và ngày càng phát triển của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.”

Ðầu tư vào Châu Á-Thái Bình Dương, cũng theo Ngoại Trưởng Hillary Clinton, không chỉ quan trọng với việc phục hồi kinh tế, mà còn đóng vai trò then chốt cho an ninh quốc gia.

Bài viết có đoạn: “Từ việc phát triển thị trường mới cho các doanh nghiệp Mỹ đến việc kềm chế phong trào chế tạo vũ khí hạt nhân đang lây lan để bảo vệ tự do hàng hải cho các thương thuyền của Hoa Kỳ, công tác đối ngoại của đất nước là chìa khóa cho sự thịnh vượng và an ninh trong nước.”

Chia sẻ những khó khăn của chính quyền, bà viết: “Thách thức của chúng ta hiện nay là phải xây dựng một mạng lưới ngoại giao bền vững với các đối tác và tổ chức ở khắp Thái Bình Dương thích hợp với lợi ích của Mỹ và có cùng các giá trị với Mỹ như mạng lưới mà chúng ta đã xây dựng được trên Ðại Tây Dương.”

Ðối ngoại, bài viết “America's Pacific Century” còn nhằm nhắn nhủ một quốc gia không nêu tên là Trung Quốc khi bà viết: “Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh trên khắp các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là điểm tối quan trọng cho tiến bộ toàn cầu, dù bằng phương cách bảo vệ tự do hàng hải ở biển Ðông, chống lại các nỗ lực phát triển hạt nhân của Bắc Hàn, hoặc đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của những cường quốc lớn trong khu vực.”

Giải thích sự có mặt của Hoa Kỳ trong vùng, bà Hillary Clinton nhận định vai trò của Châu Á là tối quan trọng đối với tương lai của Mỹ; và ngược lại, sự tham gia của Hoa Kỳ vào Châu Á là tối cần thiết với tương lai khu vực này.

“Có lẽ hơn bao giờ hết trong lịch sử hiện đại, khu vực này mong mỏi sự lãnh đạo của chúng ta (Hoa Kỳ) cũng như được giao thương với chúng ta.”

Bởi vì: “Chúng ta là cường quốc duy nhất với một mạng lưới các liên minh hùng mạnh trong khu vực mà không có tham vọng lãnh thổ, và một truyền thống đóng góp cho lợi ích chung từ bao lâu nay. Cùng với các đồng minh, chúng ta đã từng bảo đảm an ninh khu vực trong nhiều thập kỷ - tuần tra đường biển của Châu Á và giữ gìn sự ổn định trong vùng, và nhờ đó giúp kiến tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.”

Trong đoạn nhắn nhủ thẳng với Trung Quốc, bà Hillary kêu gọi Bắc Kinh hãy “vượt qua những ngần ngại bất chợt để thiếp lập một đối thoại quân sự bền vững với Hoa Thịnh Ðốn,” và nhấn mạnh: “Sự hợp tác mang đến cho chúng ta (cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc) lợi ích hơn xung đột rất nhiều!”

Với Việt Nam, Ngoại Trưởng Hillary Clinton nhắc lại điều kiện để trở thành đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ: “Chẳng hạn, chúng ta đã cho Việt Nam thấy rõ rằng, việc thiết lập mối quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ đòi hỏi họ cần phải có những cải tiến xa hơn trong việc bảo vệ nhân quyền và tăng thêm tự do chính trị.”

--- Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ,  America’s Pacific Century (Foreign Policy).

- Hoa Kỳ có thể khôi phục lại sức mạnh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương? Can the U.S. restore its might in the Asia-Pacific region? (Washington Post).

Mafiovi: - No, Mr. STEPHEN M. WALT.-The Myth of American Exceptionalism - By Stephen M. Walthttp://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/11/the_myth_of_american_exceptionalism?page=0,0
You say so just because you don’t know: What’s – indeed – American Exceptionalism.

--
Biển Đông - Mỹ: Growing U.S. Role in South China Sea (CFR 11-10-11) -- Bài đáng đọc (tóm tắt, không có gì mới) của Josh Kurlantzick◄◄ (Trong bài này có nói đến report của Dan Blumenthal et al: Asian Alliances in the 21st century (AEI) ◄

China, Vietnam hold 'candid' talks on disputed seasBEIJING (AFP) - China and Vietnam on Tuesday held 'candid' talks about who controls the islands in potentially oil-rich waters claimed by both nations, the official Xinhua news agency said.

--

Liên bang Nga và Liên hiệp Âu-Á (Nguyễn Xuân Nghĩa)

Tổng số lượt xem trang