Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Phương Tây lên kịch bản Trung Quốc tấn công phủ đầu Việt Nam

clip_image002-Phương Tây lên kịch bản Trung Quốc tấn công phủ đầu Việt Nam
Căn cứ hải quân Cam Ranh và Đà Nẵng là hai địa điểm đầu tiên được Trung Quốc lựa chọn cho đòn tấn công mở màn nhằm Việt Nam. Chỉ trong ít phút, hàng chục chiếc máy ném bom chiến lược H-6, máy bay cường kích A-7 đã dội lửa xuống hai căn cứ này.
Sáng tinh mơ, 12 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-27 hộ tống 20 chiếc máy bay cường kích A-7, máy bay tấn công mặt đất thế hệ mới của Trung Quốc - một phiên bản phát triển từ cường kích Su-24 Fencer của Nga nhanh chóng lao tới bờ biển Việt Nam, mục tiêu là Vịnh Cam Ranh, căn cứ quân sự lớn nhất của QĐND Việt Nam.
Quân cảng Cam Ranh - mục tiêu tấn công giả tưởng
Dựa vào radar theo dõi mặt đất, những chiếc máy bay này xà thấp, khi trên đầu mục tiêu, chúng nhanh chóng cắt bom chùm xuống mặt đất. Những quả bom đã phá hủy căn cứ một cách nhanh chóng.
Sau khi cắt bom, những chiếc Fencer này vọt lên cao, những chiếc có gắn ổ súng ở dưới bụng đã bay vòng trở lại, tiếp tục xả đạn vào bất cứ chiếc Mig-21 Fisbed cũ kỹ của Việt Nam nằm trên đường băng.
Chỉ trong vòng 5 phút, hệ thống phòng không Việt Nam chỉ còn là đống đổ nát, méo mó. Các tòa nhà và dàn radar bị phá hủy, tháp kiểm soát không lưu không còn hoạt động.
Máy bay đánh chặn J -8
Tuy nhiên, đòn phủ đầu này chưa thể phá hủy hoàn toàn căn cứ. Ngay lập tức, 24 máy bay ném bom chiến lược H-6, bản sao của máy bay ném bom phản lực cánh quạt Tu-16, xuất phát từ căn cứ không quân Hải khẩu ở phía nam đảo Hải Nam lao đến. Phạm vi hoạt động 2.000 km, mang được 5 tấn bom, những chiếc TU-16 này được 12 máy bay đánh chặn Thẩm Dương J-8II cánh tam giác bảo vệ. Man theo thùng dầu phụ, J-8 đủ sức bay theo H-16. Hệ thống radar Zhuk do Nga sản xuất cho phép J-8 đồng thời theo dõi 10 mục tiêu. Cuối cùng là những chiếc máy bay tiếp dầu vốn được cải tạo từ máy bay vận tải Nga IL-78 bay cách đó 500 km để đảm bảo những chiếc máy bay tấn công có đủ nhiên liệu khi quay về.
Cuộc không chiến đầu tiên của Cuộc tấn công của con Rồng diễn ra trong vòng chưa đầy 30s, một chiếc J-8 bám theo 2 chiếc Mig-21 đan trên đường tuần tra thường lệ trở về. Chiếc đầu tiên bị bắn hạ bằng tên lửa tầm gần. Chiếc thứ hai thoạt đầu gặp may vì thiết bị dò tìm mục tiêu trên tên lửa bị lẫn lộn bởi hai máy bay đang bay theo đội hình…
Cuộc tấn công của những chiếc H-6 là thảm họa chưa từng có trong một căn cứ quân sự của NATO (ám chỉ căn cứ này do Mỹ xây dựng đầu tiên). Lý do là khi xây dựng căn cứ, người ta không đặt ra vấn đề giúp nó tồn tại qua một cuộc tấn công bất ngờ.
Nhưng chưa phải đã hết, khi những chiếc ném bom chiến lược hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp tục một phi đội A-7 (nhái từ máy bay cường kích Su-24 Fencer) lao đến. Mỗi chiếc đem theo 4 quả tên lửa chống hạm C-802. Trong vòng vài phút. Mọi quả tên lửa đều được bắn ra, mục tiêu là các chiến hạm Việt Nam đang trú trong căn cứ.
Cùng lúc đó, không quân Trung Quốc cũng ra tay chớp nhoáng với căn cứ Đà Nẵng. Lãnh nhiệm vụ tấn công là 12 chiếc Su-27, 12 chiếc A-7 và 12 máy bay ném bom chiến đấu JH-7 (Jang Hong) của hải quân Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến đấu JH-7
Vì sự chậm chạp của những chiếc JH-7 trong khi những chiếc Su-27 gây nhiễu chậm chạp khiến 15 chiếc Mig-21 của Việt Nam có thời gian bay lên nghênh chiến.
Mặc dù không thể so sánh được với Su-27 nhưng do các phi công Việt Nam được đào tạo tốt hơn, số giờ bay nhiều hơn. Hai chiếc 2 chiếc JH-7 đã bị bắn hạ: Một do Mig 21, một do tên lửa phòng không SA-6 Kub. Cả phi đội Mig 21 bay thoát khỏi cuộc tấn công…
Kịch bản này thực ra do hai chuyên gia Humphrey Hawksley và Simon Holberton những nhà báo kỳ cựu chuyên theo dõi khu vực Viễn Đông, đưa ra từ cuối thế kỷ cuối thế kỷ XX trong cuốn sách “Cuộc tấn công của con Rồng”. Tại thời điểm thập kỷ 1990, hai chuyên gia này dựa trên những kinh nghiệm chính trị sâu sắc của mình cùng nhận định Viễn Đông luôn là điểm nóng” tiềm tàng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột sẵn sàng bùng nổ.
Bối cảnh trực tiếp tạo cảm hứng để họ thực hiện cuốn sách là thời điểm Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy với sự kiện Trung Quốc tiến hành một loạt các cuộc tập trận lớn dọc bờ biển phía Đông năm 1996. Trước đó một năm, họ cũng đã gây ra một số cuộc đụng độ nhỏ ở biển Đông. Là cuốn sách giả định cho tương lai nhưng họ đã mô tả khá chi tiết những khả năng có thể xảy ra, chi tiết đến cả những diễn biến trên thị trường trường khoán khi cuộc chiến xảy ra, mối quan hệ chằng chịt và phức tạp giữa các quốc gia với tập đoàn xuyên quốc gia, các cá nhân ở các quốc gia đối đầu với nhau…
Cuốn sách cũng đã được một loạt các chuyên gia quân sự góp ý, hiệu đính, như: David Tait – cựu sĩ quan tác chiến của tàu ngầm tấn công HMS Opossum giúp vạch kế hoạch tác chiến của tầu ngầm diesel điện của Trung Quốc; John Myers, một cựu chỉ huy tàu ngầm hạt nhân kiêm chủ bút tờ tạp chí quân sự Jane’ Fighting Ships thẩm định; John Downing, cựu sĩ quan tình báo hải quân Anh…
Đương nhiên, kịch bản trên đã lạc hậu khi thời thế đã có nhiều thay đổi, khó lòng cho phép một cuộc tấn công toàn diện như vậy diễn ra và cũng khó lòng có một cuộc “dạo chơi” dễ dàng như vậy cho bất cứ thế lực nào muốn tấn công Việt Nam.
Mặt khác, các tác giả cũng đã đánh giá quá thấp năng lực cảnh giới của Việt Nam. Chưa kể, hệ thống mắt thần Việt Nam đã được hiện đại hóa đáng kể, đủ sức bao quát mọi động tĩnh trên biển Đông. Việt Nam cũng đã cũng đã sở hữu hệ thống radar chủ động cực kỳ hiện đại Kolchuka, có thể phát hiện cả máy bay tàng hình từ khoảng cách xa. Vì vậy, câu chuyện “hai chiếc Mig-21 cũ kỹ trên đường tuần tra về bị bắn hạ mà không phát hiện ra đối phương” là chuyện hết sức nực cười.
Về năng lực phòng không, bên cạnh lưới lửa phòng không dày đặc, Việt Nam cũng đã nâng cấp hệ thống lên lửa phòng không tầm trung SA-3 lên chuẩn S-125 Petrora, đủ sức chống lại mọi phương tiện bay hiện đại; các hệ thống phòng không S-300 hiện đại.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã sở hữu hàng chục chiếc tiêm kích đa năng hiện đại thế hệ 4 và 4++ Su-27, Su-30.
Phong Nhĩ

-Kinh nghiệm nào bảo vệ Trường Sa từ hải chiến Malvinas? (PN Today 14-3-12)(Cách đánh) - Những kinh nghiệm nào cho Việt Nam từ cuộc chiến Malvinas/Fakland.
Hoàng gia Anh đã cử một hạm đội chiến hạm hiện đại, có sự yểm trợ của tầu sân bay, tầu ngầm nguyên tủ và lực lượng hải quân đánh bộ hùng mạnh, với vũ khí trang bị hiện đại để tấn công chiếm lại quần đảo Fakland/Malvinas.

Argentina với lực lượng hải quân rất yếu, lực lượng không quân và không quân Hải quân của Argentina cũng sử dụng các loại phương tiện chiến đấu cũ và kém hiệu quả. Mặc dù vậy, nhưng với phương thức tác chiến hiệu quả.

Bay nghi binh thu hút lực lượng phòng không, các máy bay mang tên lửa và mang bom chống tầu, bay với trần bay rất thấp đã thoát khỏi hệ thống trinh sát-phòng không trên tầu đối phương.
Và các đòn đánh của không quân Hải quân Argentina đã thành công trong việc đánh chìm một số lượng lớn tầu chiến đấu của Anh.

Do tầm hoạt động quá xa nên người Anh không thể duy trì một thế trận thống trị, quản lý bầu trời và tấn công sân bay của Argentina.

Mặc dù chiến trường đã được giải quyết bằng lực lượng đặc nhiệm và lính thủy đánh bộ. Nhưng rõ ràng, trước những phương thức tác chiến hiệu quả của Argentina, lực lượng hải quân Anh đã chịu đựng những tổn thất nặng nề.
Nhiều nhà bình luận quân sự cho rằng nếu như Argentina có đủ tên lửa Exocet thì chưa biết phần thắng sẽ thuộc về ai.

Qua trận hải chiến này, ta dễ nhận thấy: Vị trí địa lý của quần đảo Fakland /Malvinas đối với Argentina cũng tương đối như Trường Sa với đất liền Việt Nam. Bởi thế những gì mà Argentina đã làm được thì đương nhiên Việt Nam cần phát huy và hạn chế tối đa những điều mà Argentina mắc sai lầm.

Argentina đã bỏ lỡ cơ hội tấn công vào những tử huyệt của Hải quân Anh trên một đoạn đường dài hàng ngàn km. Hoặc do nắm không chắc hoạt động tác chiến của Hải quân Anh nên bị bất ngờ.

Khi hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Hoàng gia Anh tấn công tàu tuần dương Belgrano của Argentina, thì các hạm đội tàu nổi của Argentina khiếp sợ, tê liệt ý chí tấn công, phải giữ khoảng cách an toàn với khu vực đảo Falklands/Malvinas trong suốt phần còn lại của chiến tranh.

Hải quân Anh mặc dù lực lượng vượt trội, nhưng do không làm chủ vùng trời tuyệt đối nên vẫn phải chịu tổn thất nặng nề.

Việt Nam rút ra những gì từ kết luận này?

Trước hết phải hết sức đề cao cảnh giác, phát hiện kịp thời hành động tấn công của địch. Sẵn sàng tập kích vào những mục tiêu hiểm yếu, không cho địch “ung dung” triển khai lực lượng vào vị trí xuất phát tấn công.

Tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân với nhiều sân bay dã chiến, nhiều máy bay chiến đấu phù hợp.
Kết hợp với lực lượng phòng không kiên quyết làm chủ vùng trời của ta hoặc ít nhất nơi khu vực xảy ra tác chiến. Đây là yếu tố gần như là quyết định thắng lợi trong hải chiến hiện đại.
Làm chủ vùng trời. Lực lượng không quân sẽ là đòn trời giáng, đòn sấm sét cho bất kỳ lực lượng nào.

Kiên quyết tìm mọi cách để tấn công địch. Triệt để lợi dụng thế địa lý, thế “sân nhà” phát huy kiểu chiến tranh du kích hiện đại trên biển làm cho cuộc chiến kéo dài càng có lợi cho ta và sẽ vô cùng khó khăn cho địch về nguồn hậu cần bảo đảm.
Nếu làm được điều này thì đây cũng là một đòn hiểm, hệ lụy của nó rất khủng khiếp. Làm được điều này mới xứng đáng là hậu duệ của Trần Khánh Dư-viên tướng được coi là Đô đốc đầu tiên của hải quân nước Việt.

Đến đây chúng ta có thể hình dung toàn cảnh khi mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam.

Ngay bản thân của chiến dịch cũng đã tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, chẳng hạn như giữa năng lực và thực tế. Không giải quyết được vấn đề này tất nảy sinh ra những lỗ hổng về chiến thuật khó khắc phục…

Huống chi vấn đề còn liên quan lớn đến chính trị trong nước và thế giới, đến lợi ích hơn thiệt giữa cục bộ, ngắn hạn và lâu dài so với lợi ích toàn cầu của quốc gia.
Cho nên tấn công đánh chiếm Trường Sa Việt Nam khó có thể xảy ra trong tương lai gần bởi không một quốc gia nào muốn sa lầy, muốn chuốc lấy sự rủi ro không lường hết.


-Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa
- Điều đặc biệt chúng ta quan tâm là vì Trường Sa gần với ta mà quá xa với địch cho nên:

Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác).

Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, thì chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”.

Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, vì địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lý (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa thì sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được.

Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra thì nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rõ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” thì đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân.

Có lẽ đây là lý do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào.

Vậy những tử huyệt đó là gì? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để phòng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đã và đang sẵn sàng một cách bình tĩnh, tự tin.

Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lý, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật thì mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% còn lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định.

Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội thì bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm thì bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị.

Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ bình thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas.

Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi.

Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công.

Điều gì sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982?

Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đã từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô.

Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng.
Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982
Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982

Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ).

Những tình huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến.

Chẳng hạn, đội hình hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển…
Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công.
Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá thì chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS.

Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!.

Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ bình tĩnh, tự tin áp dụng những điều đã học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt.
Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ý chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân vì vai trò cá nhân (phi công) rất lớn.

Tinh thần, ý chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ý chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đã từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ. Run sợ, không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam.
 - Tấn công đánh chiếm Trường Sa có thể phương án tác chiến giống tấn công đánh chiếm Malvinas. Nhưng Trường Sa không phải là Malvinas. Đó là điều đương nhiên bởi Việt Nam không phải là Argentina

Đó cũng là điều đương nhiên bởi quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa là của Việt Nam. Người ta lợi dụng để đánh chiếm từ sở hữu của Việt Nam chứ Việt Nam chưa từng đánh chiếm từ sở hữu của bất cứ quốc gia nào. Hoàng Sa và Trường Sa là thực thể vốn có không tách rời với lãnh thổ Việt Nam đã “rành rành định sẵn ở sách trời” bao đời nay.

Rất nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài giới quân sự đã phân tích, bình luận về địa chính trị, quân sự của Biển Đông, đặc biệt là vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa.

Với Việt Nam, chúng ta không quan tâm đến việc địa chính trị, quân sự của Trường Sa là quan trọng hay không quan trọng mà chỉ đơn giản đó là tài sản của tổ tiên để lại, là lãnh thổ không thể tách rời nên phải giữ lấy bằng mọi giá. Việt Nam có thừa kinh nghiệm trong việc chuẩn bị đối phó và có đủ bản lĩnh để đối đầu với các nguy cơ, thách thức này.

Những tranh chấp với Việt Nam ở đây là sự hành động (tranh chấp) phi lý, có phần ngang ngược, do đó, đương nhiên họ không thể giải quyết vấn đề bằng lý mà chỉ có thể bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… là cách giải quyết duy nhất.

Vì vậy, ý đồ chiếm Trường Sa của Việt Nam luôn luôn tiềm tàng và xảy ra lúc nào thì tùy thuộc vào thế và lực Việt Nam.

Bởi thứ nhất: Ngay tại thời điểm hiện tại thế và lực Việt Nam như Irac hay Libi chăng nữa thì việc tổ chức thực hiện phương án tác chiến đánh chiếm Trường Sa-Việt Nam của quốc gia nào đó trong khu vực là không đơn giản, nó chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, bất khả kháng; chứa đựng một mâu thuẫn gay gắt giữa năng lực và thực tế.

Thứ hai: Việt Nam chỉ cần thể hiện bản lĩnh, tự tin ít nhất như bây giờ thì sự rủi ro là không dự đoán được. Nghĩa là Bộ Tham mưu đối phương không có cơ sở để hạ quyết tâm trong kế hoạch tác chiến.

Đó là những vấn đề cần phải hiểu tại sao.

Trường Sa toàn cảnh lịch sử

Muốn mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa thì đầu tiên phải chọn phương án tác chiến (PATC) (kịch bản) nào. Sau đó tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện. Đây là khâu then chốt, quan trọng của chiến dịch.

Tuy nhiên, một phương án tác chiến hay, khả thi; một kế hoạch tổ chức thực hiện bài bản khoa học mới chỉ là yếu tố tiền đề quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch mà thôi. Vũ khí và người lính trên chiến trường, trong đó người lính là chủ yếu mới là yếu tố quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến dịch.

Tìm hiểu, lựa chọn một phương án tác chiến (kịch bản) tấn công đánh chiếm Trường Sa trong chiến tranh hiện đại không khó đối với giới am hiểu quân sự.
   Không quân và Hải quân Việt Nam tập kích xé nát đội hình hành quân của Hạm đội 7 Mỹ trong trận hải chiến 19/4/1972
Không quân và Hải quân Việt Nam tập kích xé nát đội hình hành quân của Hạm đội 7 Mỹ trong trận hải chiến 19/4/1972
Từ những PATC (kịch bản) mang tính không tưởng, tồn tại trên lý thuyết như dùng đặc nhiệm đột kích chiếm đảo hoặc dùng lực lượng đổ bộ đường không nhảy dù…cho đến những PATC tổng lực hiện đại mà một số quốc gia đã tiến hành trong thời gian gần đây thì có vẻ như PATC đã mang tính giáo khoa, bắt buộc trong tác chiến hiện đại.

Chẳng hạn với Trường Sa Việt Nam, đối phương hoặc là sẽ dùng một lực lượng lớn gồm không quân, hải quân dọn bãi cho lính thủy đánh bộ xông lên chiếm đảo và một lực lượng khác sẵn sàng đánh chặn, làm tê liệt sự chi viện của đất liền (Chiến tranh quy mô nhỏ) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam yếu kém hoặc là dùng một lực lượng lớn tấn công đất liền làm tan rã khả năng phòng thủ biển và chi viện cho Trường Sa đồng thời sử dụng lực lượng khác tấn công đánh chiếm đảo (chiến tranh quy mô lớn) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam đủ mạnh.

Sử dụng một phương án tác chiến hợp lý, khoa học hiện đại cũng như đề ra một đường lối đúng là tiền đề thắng lợi cho một chiến dịch nhưng không phải là tất cả. Vấn đề then chốt, quan trọng nhất là kế hoạch tổ chức thực hiện (kế hoạch tác chiến) nó như thế nào.
Kế hoạch tác chiến (KHTC) bài bản, khoa học thì chiến dịch cũng chỉ mới thắng lợi 30% (70% còn lại sẽ đề cập sau) thế nhưng KHTC hời hợt, lủng củng với tư tưởng chủ quan, duy ý chí, coi thường địch thì thất bại của chiến dịch là chắc chắn 100%. Vậy KHTC là gì, nó như thế nào mà kết quả của nó lại “trên trời, dưới biển” như vậy? Chúng ta thử điểm qua một vài điểm cơ bản.

Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ địch hàng trăm, hàng ngàn km.

Để đảm bảo cho tất cả các lực lượng tham gia tại vị trí xuất phát tấn công ngày N-1, giờ G-1 và đúng ngày N, giờ G chiếm lĩnh vị trí tấn công thì một loạt kế hoạch vô cùng phức tạp nhưng đòi hỏi độ chính xác cao để phục vụ cho yêu cầu này.

Chẳng hạn như lực lượng nào sẽ tham gia, tàu ngầm, tàu khu trục hay tàu đổ bộ…Không quân thì loại máy bay nào, tiếp dầu ở đâu, thời điểm nào; đội hình hành quân đến vị trí tấn công ra sao, lực lượng nào tham gia hộ vệ chống SU-27 và các tàu phóng lôi, tên lửa nhỏ, tốc độ cao, hỏa lực mạnh của Việt Nam từ đâu trong đất liền bất ngờ đột kích xé nát đội hình.
Tất nhiên đối phương không ngu như Ô Mã Nhi cậy thế mạnh, thẳng tiến bỏ mặc đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ đằng sau bị Trần Khánh Dư nhà Trần hốt gọn, hậu quả khiến chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng còn mình thì bị bắt sống trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng nổi tiếng.

Rồi thì kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Tàu tiếp dầu, đạn dược cho lực lượng tấn công chốt ở vị trí nào, lực lượng nào bảo vệ (nếu chủ quan coi thường đối phương, cho rằng đánh thắng trong thời gian ngắn, không tính đến khả năng khác thì điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến kéo dài?)

Một kế hoạch tác chiến tiếp theo cũng rất quan trọng là khi nhiệm vụ đánh chiếm đảo hoàn thành thì giữ đảo như thế nào, tiếp tế ra sao… trước một Việt Nam bằng mọi giá phải bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vân vân và vân vân.
(Đón đọc kì II: Việt Nam không bao giờ bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm)
Hình ảnh chiến sĩ Trường Sa oai hùng luyện tập chiến đấu
                                    Xung đột Falkland/Malvinas

Quần đảo Falkland/Malvinas là một quần đảo ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 483 km. Quần đảo gồm hai đảo chính, Đông Falkland và Tây Falkland, cùng hơn 776 đảo nhỏ. Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland, là thành phố trung tâm.

Argentina nói nước này có chủ quyền với Malvinas vì thừa kế quần đảo từ nhà vua Tây Ban Nha vào đầu những năm 1800. Anh giành quyền kiểm soát Falkland từ phía Argentina vào năm 1833.

Xung đột Falkland/Malvinas bắt đầu ngày thứ sáu, 2/4/1982, với việc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia.

Anh Quốc đã điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quân và Không quân Argentina và dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ.

Cuộc chiến chấm dứt khi Argentina đầu hàng vào 14/6/1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh.

Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đã dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland.

Đến năm 2010 thì Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.

Căng thẳng giữa 2 nước đã leo thang kể từ năm 2010 khi London cho phép thăm dò dầu khí quanh quần đảo.
  • Lê Ngọc Thống



-Thế và lực của Việt Nam trên biển (viet-studies 10-10-11) -- Bài mới của tác giả quen thuộc Lê Ngọc Thống◄◄ (Cảm ơn Mafiovi mách bài)

Trong bài “Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới” với cái suy luận của lão nông chất phác, thấy sao nói vậy về đối tượng tác chiến của HQNDVN là ai. Vấn đề tiếp theo là so sánh thế và lực của hai bên ra sao, nếu như họ tấn công (nôm na so sánh lực lượng mạnh yếu) để từ đó hạ quyết tâm: Xin hàng. Hoặc nếu “Bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần trước”. Không sợ, dám đánh, có cách đánh và quyết thắng.
Có một điều mà lịch sử luôn lặp đi lặp lại: Đối tượng tác chiến của Việt Nam trong chiến tranh bao giờ cũng hùng mạnh, và Việt Nam cuối cùng… vẫn thắng.

Tại sao đối phương lúc nào cũng có lực lượng hùng mạnh mà lúc nào cũng cứ thua không sớm thì muộn? Vậy điều gì xảy ra ở đây? Câu trả lời: Việt Nam không chỉ đánh giặc bằng “Dũng” mà còn phải đánh bằng “Trí”. Trí dũng song toàn. “Trí” ở đây là nghệ thuật quân sự độc đáo, đánh bằng mưu, kế; thắng bằng thế, thời. Còn dàn quân ra mà nghênh chiến với những lực lượng đó thì như Tướng Giáp từng nói với McNamara … “quân đội VN mà dàn quân ra nghênh chiến với Mỹ thì không chịu nổi 1 tuần”.
Mưu là lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị của địch làm cho chúng lúng túng, bị động dẫn đến vỡ trận.
Kế là điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc địch phải đánh theo cách ta lựa chọn.
“Thế” trong nghệ thuật quân sự là tình thế, thế nước, thế trận, thế bố trí lực lượng trên địa hình địa lý. Thế lấy lực làm cơ sở, do lực quyết định, nhưng thế lợi, thế hiểm thì biến lực nhỏ thành lớn và ngược lại một lực lớn nhưng ở vào thế bất lợi, mất thế thì bị suy yếu.
Hiện nay Việt Nam ở vào tình thế (bối cảnh trong khu vực và thế giới) rất có lợi, hoàn toàn ngược lại với năm 1979. Thế nước thì ổn định, phát triển. Nhân dân Việt Nam hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN – Tổ chức đầy bản lĩnh, dày dạn kinh nghiệm trong chiến tranh giữ nước. Nói thật cho đến bây giờ và ít ra vài thập niên nữa sẽ không có một tổ chức nào đủ tâm và đủ tầm ngoại trừ Đảng CSVN làm tròn sứ mạng này.
(Nếu muốn xóa sổ cái tổ chức này thì xin hãy khoan, chờ đến lúc nước nhà yên ổn với ông hàng xóm rồi có sức hãy xóa cũng chưa muộn)
Nếu hải chiến xảy ra, đôi bên dứt khoát sẽ phải tác chiến với 5 hình thức sau:
  1. Các đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ trên bờ bằng pháo hạm, tên lửa (chủ đạo).
  2. Tìm diệt các loại tàu ngầm.
  3. Tìm diệt các tàu chiến mặt nước.
  4. Tìm diệt các tàu vận tải, cắt đứt tuyến vận tải.
  5. Phòng thủ bờ biển, đảo, bảo vệ các căn cứ quân sự, kinh tế quan trọng và hệ thống thông tin liên lạc.
Với cơ sở lí luận như trên, so sánh thế và lực của Việt Nam trên biển với Trung Quốc trong hoạt động tác chiến thứ nhất ta thấy rõ ràng về lực lượng Trung Quốc vượt trội, họ có nhiều tàu ngầm, tàu chiến to và hiện đại. trên bờ thì có nhiều tên lửa tầm xa, tầm gần. Do đó chỉ cần ấn nút thì loạt đầu cũng đã có hàng ngàn quả tên lửa các loại bay vào lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên cũng không đáng ngại vì mức độ khủng khiếp chưa thấm vào đâu so với Hạm đội 7 và Không lực Mỹ đã từng dội xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác. Và nếu nói rằng với loạt đầu tiên sẽ làm cho hệ thống phòng thủ của Việt Nam bị tê liệt hoàn toàn thì e quá sớm.
Sĩ quan Hạm đội 7 Mỹ sau khi ấn nút xong thì tay mở rượu Uých ki, tay ôm gái khiêu vũ; Phi công B52 sau khi rải hàng ngàn tấn bom mà thoát lưới lửa hạ cánh xuống Guam là có quyền ôm vợ, bật TV xem chiến sự, thậm chí phóng xe đến sân xem trận bóng bầu dục… vì họ biết Việt Nam chưa đủ khả năng giáng trả đến nước Mỹ. Nhưng sự kiện 2 chiếc pháo đài bay B52 ở căn cứ Utapao-Thái Lan của Mỹ cũng bị đặc công Việt Nam làm tan xác đã nói lên một thông điệp rằng sẵn sàng giáng trả vào sào huyệt của đối phương không phải là ý tưởng quá mới mẻ trong giới quân sự Việt Nam.
Trung Quốc thì khác Mỹ, ấn nút xong thì không thể bật rượu Mao Đài hảo lớ hảo lớ được đâu. Hàng ngàn quả tên lửa bay sang VN thì ít ra cũng có hàng trăm quả tên lửa từ Việt Nam bay sang chỗ họ. Các chính khách, học giả nói trên có biết chắc tên lửa Việt Nam có loại nào có tầm bắn đủ để lao vào phòng ngủ của mình ở Bắc Kinh không? Tuy nhiên 1 trăm hay 1 vạn quả của Việt Nam cũng chẳng là gì với Trung Quốc, cái nguy hiểm và khủng khiếp nó không nằm ở đó mà ở chỗ nó kích nổ các quả bom cực lớn khác, lớn hơn bom nguyên tử, trong nội địa Trung Quốc đang chờ phát nổ. Như vậy nếu chỉ xét việc phóng tên lửa qua nhau thôi tức tên lửa đất đối đất thì Việt Nam vẫn ở trong thế có lợi, thế hiểm. Thế này giống như “điểm tựa” mà Acsimet cần để “bẩy quả đất”. Ngày nay một điều khẳng định chắc chắn là Việt Nam không ít thì nhiều cũng có thứ với tới được Trung Quốc trên đất liền (dĩ nhiên rồi) và cả trên biển.
Trên biển, quả thật nếu dàn trận để hải chiến thì e rằng Việt Nam khó có thể chịu được vài trận bởi tàu chiến của Trung Quốc quá hiện đại. Với công nghệ cao thì không thể có một quả tên lửa, ngư lôi, máy bay nào… từ đâu đến mà không bị diệt. Với tính năng kỹ chiến thuật như vậy thì quả là những chiến hạm bất khả xâm phạm. Nhưng thực tế lại không cho nó “tròn trịa” như vậy. Một phương châm mà giới quân sự Việt Nam luôn nghiên cứu kỹ và hành động là: “Nếu những gì công nghệ không làm được thì chiến thuật làm được”. Việt Nam, công nghệ quân sự không đủ hiện đại, tiên tiến tương xứng để xé toạc lá chắn phòng thủ của những chiến hạm kia thì từ thế trận chiến tranh nhân dân, từ thế địa lý bờ biển, bằng nhiều lối đánh độc đáo (chiến thuật) sẽ thừa sức đánh tiêu diệt chúng. Trong bài “Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới” tôi đã từng nêu một trong những lối đánh sở trường của Hải quân VN là cơ động nhanh, bí mật, tập kích bất ngờ với các đòn dồn dập, nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực vào một mục tiêu làm cho đối phương lùng túng, rối loạn dễ bị tiêu diệt hoặc bị thiệt hại nặng nề. Nhưng lối đánh này liên quan mật thiết với thế địa lý, thế biển. Thế này cũng như thế trận chiến tranh nhân dân là nguồn gốc, hỗ trợ cho lối đánh làm tăng gấp bội lực, một địch muôn người. Nếu trên đất liền, cha ông ta đã tìm ra được ải Chi Lăng; Rạch Gầm–Xoài Mút; sông Bạch Đằng… thì ngày nay Bộ Tham mưu HQVN cũng không khó khăn gì để thấy những thế đó trên bờ biển… Vài chiếc xuồng phóng tên lửa, phóng lôi tốc độ cao ở đâu đó trên bờ biển, hải đảo; vài chiếc máy bay cũ kỹ từ những sân bay dã chiến (chỉ dùng cất cánh) ở đất liền… là có thể tạo nên một trận tập kích bất ngờ theo ý muốn.
Vậy Trung Quốc có lợi thế gì? Do chủ động gây chiến nên họ có thế bất ngờ, luôn chủ động chọn lựa mục tiêu; lực lượng họ vượt trội nên họ có thế tấn công áp đảo, có khả năng làm đối phương tê liệt hoặc thiệt hại nặng bởi đòn phủ đầu. Tất nhiên những gì mà là lợi thế của Việt Nam thì Trung Quốc sẽ ngược lại, thất thế. Trung Quốc không thể sử dụng lực lượng và lối đánh giống Việt Nam dù muốn. Đặc biệt, Trung Quốc hay nước nào mang quân đi gây chiến cũng vậy, muốn đánh nhanh, chớp nhoáng để thắng nhanh nhưng khi không thể thì bắt buộc phải kéo dài, dằng co thì ngay về chiến lược cũng đã tự mâu thuẫn rồi, do đó lợi thế cũng mất dần vào tay đối phương…
Do trong khuôn khổ một bài viết thì không thể đánh giá tiếp tương quan thế và lực của Việt Nam và Trung Quốc trong các hình thái tác chiến tiếp theo, nếu ai có quan tâm đến đất nước thì tiếp tục. Nhưng chỉ cần đến thế cũng có thể nói: Không sợ, đánh được, có cách đánh và sẽ thắng. Nói như thế không có nghĩa là Hải quân Trung Quốc thế và lực trên biển Đông yếu, Mỹ cũng chưa dám coi thường nữa là Việt Nam. Không tin thì Việt Nam thử đưa Hải quân sang xâm chiếm lãnh hải của Trung Quốc xem. Vấn đề đặt ra ở đây chỉ là nếu Trung Quốc dùng Hải quân xâm chiếm biển của Việt Nam mà thôi. Còn nếu bệ hạ muốn hàng thì thần…dân coi như không viết bài này.
Tuy nhiên chiến tranh, thực chất là sự tranh dành lợi ích. Khi không có hoặc có ít thì không dại gì gây chiến tranh vì chiến tranh không phải trò đùa đâu mấy ông học giả, chính khách ạ. Chết chóc, tang thương lắm. Chắc lẽ các vị con cháu đã định cư sang Úc, Canada, Mỹ nên mới hò hét hiếu chiến, vô tâm, vô cảm, vô đạo đức, vô nhân đạo vậy chứ, đúng không?
Năm 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam để chứng tỏ với Mỹ và phương Tây là Trung Quốc không giống Việt Nam, hãy để Trung Quốc yên ổn làm ăn. Ngày nay mục đích tấn công Việt Nam không rõ ràng, lợi ích kinh tế, chính trị không đủ ảnh hưởng nhiều đến đất nước thì sẽ chẳng có cuộc tấn công nào trong tương lai gần. Hòa bình vẫn là xu hướng chính cho cả 2 dân tộc.

Lê Ngọc Thống

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 10-10-11

Tổng số lượt xem trang