Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Vị nào dám nhận trách nhiệm?


- Thảo luận tại tổ sáng 24/10, các đại biểu QH mổ xẻ các bất cập, yếu kém trong thu chi ngân sách, đặc biệt là thực chất tình hình nợ công và bội chi của Việt Nam.

Nợ công: An toàn hay báo động?
Tại tổ TP.HCM, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch dùng hình ảnh cùng là rượu nặng, với anh A thì 3 chén không hề gì, nhưng anh B thì chỉ 1 chén là “chết” để nói về cách tính và so sánh mức nợ công của Việt Nam với các nước hiện nay khi chỉ đề cập một con số chiếm bao nhiêu phần trăm GDP.
Theo ông Lịch, quan trọng là phải xem xét số nợ phải trả so với nguồn thu tăng hay giảm. Như năm nay trả nợ 86 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% nguồn thu, dự kiến năm tới trả 100 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,5%. Cứ tăng như vậy thì sẽ đến lúc tăng thu chỉ để trả nợ.
  Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Cân đối vĩ mô của ta luôn ở tình trạng căng thẳng

Đại biểu Trần Hoàng Ngân thì cho rằng nợ công và nợ nước ngoài đã đến mức báo động chứ không phải ở ngưỡng an toàn, trong phạm vi an toàn mà nguyên nhân nằm ở chỗ bội chi ngân sách liên tục kéo dài trong nhiều năm.

Ông Ngân phân tích, theo ước tính, đến cuối 2011 là 54,5% GDP, nợ nước ngoài 41,5%GDP, tương đương 50 tỷ USD. Nếu so với dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay (chỉ khoảng 14 - 15 tỷ USD) thì số nợ nước ngoài gấp tới hơn 3 lần.

So sánh với các nước trong khu vực thì thấy, hiện Thái Lan nợ công (gồm nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, nợ doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh) chỉ có 44,1%GDP, trong khi dự trữ ngoại hối của họ là 176 tỷ USD. Indonesia, Malaysia nợ công chỉ 26,9% GDP, Philippin 47,3%...

“Nhìn họ để thấy nợ của mình lên tới 54,5% GDP là ở mức nguy hiểm rồi. Với lại, nợ công, nợ nước ngoài của các nước là thặng dư cán cân thương mại, là xuất siêu có dư để trả nợ nước ngoài, còn ta thì ngược lại, năm nào cũng nhập siêu cao, lấy đâu để trả nợ nước ngoài”, ông Ngân quan ngại.
Đại biểu Vũ Trọng Kim. Tổng thư ký UB TƯ MTTQ VN thắc mắc các nước chưa phát triển được khuyến cáo nợ công nên dưới 40%, các nước phát triển 60%. Vậy Việt Nam có ổn không khi liên tục đưa nợ công so với GDP tăng lên không ngừng? Tại sao không có biện pháp giảm từ từ mà lại tăng lên?
Lí giải việc tăng nợ công, tại tổ Bình Định, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho hay, ngoài nhu cầu phải huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội thì còn có yếu tố chênh lệch tỉ giá.
"Năm 2011 khi chúng ta điều chỉnh tỷ giá USD tăng 9,3% thì có nghĩa là nợ nước ngoài cũng tăng lên tương ứng. Dù ta không vay thêm một đồng ngoại tệ nào thì bản thân tổng nợ đã tăng", ông Huệ nói.
Hơn nữa, bản thân mức GDP trong mấy năm vừa rồi không được như mong muốn. Nếu tổng GDP tăng khá thì tổng nợ trên GDP sẽ giảm.
Trước kì họp QH, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế phối hợp với Bộ Tài chính có cuộc thảo luận rất cởi mở về vấn đề nợ công. Báo cáo các đại biểu là nước ngoài người ta theo dõi nợ công còn sát hơn là mình theo dõi, họ theo dõi từng ngày một.
Trong báo cáo của Chính phủ ước nợ công đến 31-12-2011 thì nó ở mức 54,6% GDP. Nợ công đến năm 2012 thì ước là 58,4% GDP.
Dù khẳng định "việc trả nợ vẫn kiểm soát tốt. Nước ngoài không có ý kiến gì về trả nợ công của Việt Nam", Bộ trưởng Huệ cũng nhấn mạnh, tình hình đòi hỏi "Quốc hội cũng như Chính phủ phải tính toán cẩn trọng".
Theo ông Huệ, Việt Nam đang từng bước điều chỉnh thể chế chính sách, thành lập Cục Quản lý tài chính và nợ.
"Bất thường" bội chi
Đại biểu Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) thì lo ngại trước tình trạng cân đối thu, chi ngân sách thường bị phá vỡ. Cơ cấu đầu tư vẫn còn tư duy ỷ lại vào ngân sách nhà nước, chưa đẩy mạnh tư duy về việc huy động các nguồn vốn khác, dẫn đến nguồn vốn nhà nước dàn trải. 
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: Quốc hội cũng như Chính phủ phải tính toán cẩn trọng
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) thì xem bội chi ngân sách là một trong "3 căn bệnh không chữa được" của ngân sách Việt Nam, bên cạnh việc vượt dự toán và chuyển nguồn.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ ra: "Nhìn vào con số bội chi, nếu chỉ nói bội chi ngân sách thì không bất thường lắm. Nhưng về thực chất, nếu tính cả các khoản không được tính hết vào ngân sách thì bội chi của Việt Nam đúng là bất thường".
Chỉ tính riêng chuyện phát hành trái phiếu Chính phủ, ông cho hay, trong 5 năm qua, Việt Nam đã phát hành con số gấp 7,5 lần so với 5 năm trước đó.
Trong khi đó, ông Ninh dẫn ra thực tế: "Thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển. Hơn 90% các DN huy động vốn qua ngân hàng. Tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng của Việt Nam có lúc tăng cao hơn các nước 3 lần".
Tổng phương tiện thanh toán có lúc tăng 53% trong khi GDP chỉ 7-7,5%, tăng trưởng tín dụng thường 33-35%/năm.
Có vị nào dám đứng lên nhận trách nhiệm?
Các đại biểu lo ngại trước thực tế chi tiêu công vẫn vừa máy móc, vừa lãng phí, trong khi tinh thần của Nghị quyết 11 là phải thắt chặt.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chỉ ra có tới 333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
"Chủ trương năm 2011 vẫn đình hoãn, cắt giảm công trình, nhưng chi đầu tư công vẫn vượt 15,1%. Số vượt này là ở nội dung nào, ai duyệt? Trung ương như thế này, cơ sở sẽ làm theo, ai quản được?", một ĐB đoàn Cao Bằng nói.
"Ai cũng đều muốn tăng đầu tư cho ngành mình, sao tránh được đầu tư dàn trải?", ĐB Nguyễn Hồng Sơn nêu câu hỏi.
Tại tổ Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị đặt vấn đề, "các ĐB ai cũng kêu ca đầu tư dàn trải nhưng tới đây vào hội trường, trong 500 ĐB có vị nào dám đứng lên nhận trách nhiệm về ngành mình và tình nguyện xin cắt giảm đầu tư công ở ngành mình không?". Và tự ông cũng đáp lời "Chắc là khó".



"Các cân đối vĩ mô của ta luôn ở tình trạng căng thẳng. Một phần của những bất ổn ấy là do nhu cầu phát triển của ta nhưng không phải không có những mặt trái. Chính phủ kiên quyết xử lí một bước. Nếu không, những bất ổn vĩ mô có thể xảy ra, kéo theo nó là bất ổn xã hội, kể cả về chính trị".
                                         Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh 
Phương Loan - Thủy Chung - Ảnh: Lê Anh  
-- Vị nào dám nhận trách nhiệm? (VNN).Giảm bội chi ngân sách: Cần bắt mạch đúng “bệnh” (Tầm nhìn).  – Chi ngân sách vẫn nặng “xin – cho” (LĐ).
Ngân hàng Việt đã lún sâu vào khó khăn (VEF 24-10-11)Ngân hàng lớn rút “ôxi”, liên ngân hàng ngột ngạt (VnEconomy).  – Phỏng vấn ông Cao Sỹ Kiêm: ‘Nhà nước không thể bao bọc các ngân hàng yếu kém’ (VNE).Gỡ rối đồng vốn thông suốt tiền vàng (Tầm nhìn).- Nữ cán bộ ngân hàng bị nghi vỡ nợ hơn 20 tỷ đồng (DV).
-Tiệm vàng Tín Huy vỡ nợ hàng trăm tỉ đồng --- Người nước ngoài ”xiệc” lấy tiền ở Quảng Ngãi (TT).

Trùm lừa 270 tỉ đồng ra đầu thú

-Vietnam eyes merger of two exchanges (FT 24-10-11) Việt Nam có thể sáp nhập 2 thị trường chứng khoán (DVT/Financial Times).

(DVT.vn) - Việc tạo lập một thị trường chứng khoán duy nhất được cho là cần thiết để đảm bảo sự minh bạch của thị trường.

Theo Financial Times, ông Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc điều hành của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HSX) cũng xác nhận thông tin kể trên. 

Ông cho biết, Việt Nam vẫn là một thị trường nhỏ và việc sáp nhập là cần thiết để tăng cường khả năng cạnh tranh. “Những quốc gia láng giềng đều đang điều hành một thị trường chứng khoán duy nhất và chúng tôi cũng nên thực thi một thị trường như thế”, ông Sinh cho biết. 

Các nhà phân tích cho rằng, sự sáp nhập của 2 thị trường sẽ không mang lại những bất ổn chính trị và tài chính trong ngắn hạn. 

Trước đó, Nga, Thổ Nhĩ Kì và Nhật Bản đều có những quyết định sáp nhập thị trường chứng khoán tương tự.

Một cuộc sáp nhập đang được tiến hành giữa 2 thị trường lớn nhất Nhật Bản là Tokyo và Osaka nhưng giới chức nước này vẫn còn nhiều việc phải giải quyết trong vấn đề xác định giá trị sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. 

Nhật Bản hiện có 11 sàn giao dịch nhưng các nhà phân tích cho rằng, việc dàn trải nguồn lực tài chính sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh khi các sàn chứng khoán Hong Kong, Thượng Hải, Thâm Quyến,.. đang phát triển nhanh chóng. 

Tại Nga, 2 sàn chứng khoán lớn nhất là Micex và RTS đang tiến hành sáp nhập sau khi Bộ tài chính nước này ra quyết định vào tháng 2, sau nhiều tháng tiến hành đàm phán. 

Đỗ Hà
Theo Financial Times



Mua vàng bình ổn phải gửi lại ngân hàng

Nhiều khách hàng cho biết khi mua từ 5 lượng vàng trở lên tại một số ngân hàng trong nhóm bình ổn, thì được yêu cầu gửi lại nhằm tránh đầu cơ. Lãnh đạo các ngân hàng này lý giải đó chỉ là sự vận động chứ không bắt buộc.
>5 ngân hàng cùng SJC bán vàng bình ổn
>Thị trường vàng vẫn cần thêm 'thuốc'

Chị Thanh Lan, Bình Tân, TP HCM cho biết, sáng nay chị đến Eximbank để mua 10 lượng vàng. Tuy nhiên, đến điểm giao dịch nào cũng được khẳng định nếu mua với số lượng từ 5 cây trở lên, chị phải gửi lại ngân hàng. Nếu chị không đồng ý thì nhà băng không thể thực hiện giao dịch.
Nhiều chi nhánh ngân hàng thuộc bắt buộc hoặc khuyến khích khách mua vàng gửi lại để tránh hiện tượng đầu cơ. Ảnh: Công Tâm
Nhiều chi nhánh ngân hàng thuộc bắt buộc hoặc khuyến khích khách mua vàng gửi lại để tránh hiện tượng đầu cơ. Ảnh: Công Tâm
Một anh nhân viên tại nhà băng này giải thích: "Với những người mua số lượng lớn, khả năng đầu cơ là rất cao. Do đó, với những trường hợp này, chúng tôi phải yêu cầu gửi lại ngân hàng".
Trong khi đó tại các chi nhánh, phòng giao dịch của Eximbank Hà Nội, gửi lại vàng sau khi mua không nằm trong diện "bắt buộc" mà chỉ là "khuyến khích" gửi lại để hưởng lãi suất. "Gửi vàng có nhiều thuận lợi vì khi muốn bán, có thể bán lại cho chính ngân hàng, rồi dùng tiền đó gửi lãi suất qua đêm hoặc lãi suất tuần trong khi chờ thời điểm thích hợp để mua lại", nhân viên một chi nhánh Eximbank tại Hà Nội tư vấn cho chị Hoàng Lan khi chị tới đây vào chiều qua. Hiện tại, lãi suất cho dịch vụ giữ hộ vàng tại Ngân hàng này là 1,3% một năm cho kỳ hạn một tháng và 1,4% cho kỳ hạn 3 tháng.
Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng khẳng định, ngân hàng ông không có chủ trương bắt người mua vàng phải gửi số vàng vừa mua vào nhà băng. "Nói chung, chúng tôi chỉ trên tinh thần vận động người dân khi mua vàng thì nên gửi tiết kiệm lại nhà băng để đảm bảo tính an toàn chứ không có chuyện bắt buộc", ông Phước nhấn mạnh.
Trong khi đó, tại Ngân hàng Đông Á, nhiều khách hàng cho hay muốn mua vàng bình ổn tại các phòng giao dịch dù là số lượng ít hay nhiều đều phải gửi vào nhà băng. Anh Nam, một khách hàng kể, chiều qua anh đến phòng giao dịch DongA Bank Nguyễn Thị Thập quận 7, TP HCM để mua 2 lượng vàng. Nhân viên giao dịch cho biết anh muốn mua bao nhiêu cũng có, nhưng với điều kiện, mua xong phải gửi lại. Nếu không đồng ý thì nhà băng không thể bán cho anh.
Khi anh Nam thắc mắc tại sao mua vàng ở ngoài thì được mang về, còn mua ở ngân hàng lại bắt buộc gửi lại. Cô nhân viên này lý giải, đó là chỉ đạo chung của Hội sở đến tất cả hệ thống. Tương tự, chiều qua tại chi nhánh Đông Á Bank tại đường Xuân Thủy, Hà Nội, chị Giang (nhà ở đường Nguyễn Phong Sắc) được nhân viên cho biết chị chỉ có thể mua rồi gửi lại chứ không được cầm về.
Trong khi đó, tại một phòng giao dịch của nhà băng này ở Hà Nội sáng 17/10, khách hàng có thể lựa chọn gửi lại hoặc mua nhưng phải chấp nhận giá cao hơn mức công bố của SJC tại cùng thời điểm.
Hiện tại, lãi suất gửi vàng tại Đông Á Bank thuộc hàng khá cao trong số các ngân hàng thương mại. Khách gửi một tháng được hưởng lãi suất 1,95% và cao nhất là 2% cho kỳ hạn 3 tháng. Tuy nhiên, nhân viên nhà băng nhấn mạnh là họ chỉ giữ hộ vàng chứ không gọi là lãi suất chứng chỉ tiền gửi vàng như trước.
"Vì Ngân hàng Nhà nước bây giờ không cho huy động vàng nữa mà chị, nên bên em gọi là giữ hộ vàng cho chị thôi", nhân viên ngân hàng này phân trần.
Trên website của Đông Á Bank, bảng lãi suất huy động vàng áp dụng từ tháng 5/2011 vẫn chỉ dao động từ 0,2 đến 0,4%. Còn thông tin về dịch vụ giữ hộ vàng cho biết họ giữ "miễn phí" cho khách hàng.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Nguyễn Thị Kim Xuyến cho biết, nhà băng không có chủ trương bắt người mua vàng phải gửi lại ngân hàng. "Ngân hàng Đông Á bán vàng cho tất cả khách hàng có nhu cầu", bà nói.
Tại ba ngân hàng còn lại trong nhóm 5 ngân hàng được bán vàng bình ổn là ACB, Techcombank, Sacombank, khách hàng có thể mua vàng với số lượng lớn cũng không cần gửi lại.
Một nhân viên ngân hàng ACB tại Hà Nội tiết lộ rằng tùy thuộc vào từng thời điểm, ngân hàng sẽ quyết định có cho khách mua vàng cầm về hay không. Ví dụ vào những lúc thị trường biến động khó lường, khách đến mua sẽ không được mang vàng về mà phải gửi lại. "Còn hiện nay thị trường ổn định, khách có thể mua và mang về như thường", người này cho biết.
Riêng tại ACB, khách mua với số lượng lớn từ 10 lượng trở lên rồi gửi luôn tại chỗ thì sẽ được ưu tiên hơn về lãi suất. Ví dụ gửi từ 10 đến 25 lượng được cộng thêm 0,1%, từ 50 lượng trở lên được cộng thêm 0,2% ở từng kỳ hạn. Ngoài ra, khách muốn giá ưu đãi hơn so với mặt bằng chung của thị trường thì phải mua tối thiểu 30 lượng.
Theo nhân viên ở phòng giao dịch ACB Trần Khắc Chân, quận 1, TP HCM, khách muốn mua bao nhiêu vàng cũng có thể đáp ứng được.
Tương tự, mua vàng tại Techcombank cũng không bắt buộc khách phải gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, đại diện nhà băng này cho biết, với những trường hợp khi mua vàng, sau đó khách nhờ ngân hàng giữ hộ và không rút trước hạn sẽ được hưởng mức giá ưu đãi chiết khấu trên giá mua vàng tùy theo từng thời điểm. Ngoài ra, khi có nhu cầu đột xuất, khách có thể chuyển nhượng chứng chỉ gửi vàng giữ hộ của Techcombank. Ngân hàng này khẳng định nguồn cung vàng luôn đảm bảo và có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nên không hạn chế số lượng mua.
Về giá cả, theo khảo sát của VnExpress.net tại TP HCM, niêm yết bán của cả 5 ngân hàng khá đồng nhất với giá bán của Công ty SJC ở cùng thời điểm. Lúc 14h30 chiều qua, tất cả các phòng giao dịch, chi nhánh của 5 nhà băng đều đồng loạt bán vàng miếng SJC ở mức 44,30 triệu đồng, bằng với giá niêm yết cùng thời điểm của SJC.
Còn tại Hà Nội, giá bán vàng của nhóm các ngân hàng này đều cao hơn niêm yết của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn tại TP HCM, nhưng gần như tương đương với giá vàng Công ty SJC công bố tại Hà Nội. "Vì vùng khác nhau nên Ngân hàng không thể bán vàng bình ổn với giá SJC niêm yết tại TP HCM, nhưng giá ngân hàng bán luôn rẻ hơn một chút so với giá của Công ty SJC Hà Nội", một nhân viên ngân hàng Đông Á cho biết.
"Những ngày gần đây, giao dịch vàng khá chậm", một nhân viên của ngân hàng ACB cho biết. Do đó Ngân hàng này phải tung ra Chương trình ngày vàng ACB để kích cầu.
Chủ trương bán vàng bình ổn được Ngân hàng Nhà nước thông qua hôm 6/10, cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán lượng vàng tồn quỹ đã huy động từ dân cư trước đó, đồng thời được mở tối đa 2 tài khoản nước ngoài để cân đối. Biện pháp này là ngoại lệ sau khi Ngân hàng Nhà nước đã cấm tất cả các ngân hàng chuyển đổi vàng huy động được thành tiền đồng để kinh doanh. Tuy nhiên, nó được kỳ vọng sẽ tăng cung nhanh chóng cho thị trường đang trong thế quá nhiều người mua, thay vì phải bỏ đôla ra nhập khẩu như thông lệ. Sau hơn một tuần triển khai, hơn 10 tấn vàng đã được bán ra thị trường. Nhưng khoảng cách giữa giá trong nước và thế giới vẫn chưa đạt mức kỳ vọng. Nhiều ý kiến lo ngại liều thuốc này vẫn chưa đủ dẹp loạn giá vàng.
Thanh Bình - Lệ Chi


“Chênh” số liệu về Quỹ bình ổn giá xăng dầu (CAND).- Rối mù thông tin khu đô thị Nam An Khánh (VEF).- Chưa phát hiện tham nhũng trong vụ in tiền polymer (VNE).

Thiếu trường học vẫn xây nhà văn hóa xã 25 tỷ đồng (TP).
Two Chinese Officials Made Bank Leaking Economic Data Ahead Of Time To Traders


China jails two officials for leaking data

- (Financial Times)-
Economists fear that the harsh sentences imposed and use of state secrets laws may threaten economic transparency and debate
Kinh tế học - Pricing theoryApple’s Lower Prices Are All Part of the Plan (NYT 24-10-11) -- Interesting: "Apple’s management of its supply chain had become a “strategic weapon.”

Tổng số lượt xem trang