Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Vụ án kỳ lạ nhất Việt Nam: Huyền Như nhận án chung thân, Vietinbank không phải bồi thường

-Toà Án Xứ Kafka GÓC NHÌN ALAN
huyen nhuVụ án kỳ lạ nhất Việt Nam
Thời Báo Kinh tế Saigon 28/2/2014 Đoàn Dự ghi chép
Thưa quý bạn, những chuyện lừa đảo tại Việt Nam hiện nay nhiều vô số kể, không có gì là lạ, nhưng vụ lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như thì mọi người trong nước ai cũng lấy làm lạ vì những lý do sau đây:

Chuyện ở huyện
Thứ nhất, số tiền trong vụ lừa đảo này lên tới hơn 4,000 tỉ đồng (chính xác là 4,100 tỉ) – tương đương với hơn 200 triệu đô la Mỹ – đó là con số cực lớn đối với người Việt Nam, trong khi đó “nhân vật” lừa đảo lại là một cô gái còn khá trẻ, sinh năm 1978, tức lúc bắt đầu lừa đảo (2008-2009) mới 30 – 31 tuổi.
Thứ hai, những người bị lừa toàn là các “đại gia” giàu có hàng trăm tỉ (người đàn bà mất nhiều nhất tới 278 tỉ, tức gần 14 triệu đô) và các ngân hàng lớn nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn cũng như Hà Nội. Cô ta lừa đảo một mình, không có đồng bọn, còn khoảng 22 người, nào là giám đốc, nào là phó giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng v.v… “chết chùm” với cô ta thì hầu hết toàn là những người bị cô ta đưa vào tròng, do cô ta điều khiển
Bầu Kiên, một tay sừng sỏ bậc nhất Sài Gòn, phó chủ tịch sáng lập Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á Châu ACB, cũng bị cô ta “thịt” 700 tỉ đồng, tương đương với 35 triệu đô-la, rồi Kiên lại “thịt” của các ngân hàng khác hàng ngàn tỉ đồng nên hiện nay đang ở tù chờ ngày ra tòa).
Điều lạ thứ ba là trong khi phiên tòa diễn ra (từ ngày 6/1/2014 cho tới 27/1/2014 tại Sài Gòn), hơn 50 luật sư của các ngân hàng và những người bị hại nói rằng tiền của họ đã chuyển vào Vietinbank (Việt Nam Công thương Ngân hàng, nơi Huyền Như giữ chức vụ trưởng phòng giao dịch; chữ “in” trong tên của Ngân hàng này là “industry”, kỹ nghệ, công nghệ, không phải chữ “tin” là tin tưởng theo tiếng Việt); Vietinbank đã nhận tiền gửi của họ và có giấy tờ đàng hoàng, đề nghị tòa cho giám sát lại những giấy tờ này, nếu đúng đó là giấy tờ chính thức thì Vietinbank phải hoàn trả những số tiền đã gửi của các thân chủ, còn việc Huyền Như lừa đảo, làm giấy tờ giả để chiếm đoạt tiền của Vietinbank là chuyện riêng giữa Vietinbank và Huyền Như, không thể bắt khách hàng phải chịu.
Nhưng vị đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân (tức ủy viên công tố) trả lời rằng Huyền Như đã khai các giấy tờ, sổ sách đó đều là giả, vậy thì nó là giả, tòa không cần phải xem xét lại. Lời tuyên bố của vị đại diện VKSND khiến cả khán phòng đều kinh ngạc. Bây giờ xin mời quý bạn theo dõi vụ “siêu lừa” hơn 4,000 tỉ đồng có một không hai này với những tình tiết kỳ lạ như đã nói trên.
Tiểu Sử Huyền Như

Cô thư ký nghèo Huỳnh Thị Huyền Như Huyền Như sinh năm 1978, quê quán của cha mẹ tại Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nhưng sinh Huyền Như tại Sài Gòn, thường trú trong một xóm nghèo thuộc khu vực Thị Nghè, phường 22, quận Bình Thạnh. Cha của Huyền Như là ông Huỳnh Ngọc Kim, gần như không có chữ nghĩa, khi còn ở Mỹ Tho có vào bưng theo “cách mạng”, còn mẹ của Huyền Như là bà Nguyễn Thị Mướt thì làm liên lạc, giúp đỡ “cách mạng”.
Lúc còn hoạt động bí mật ở Mỹ Tho họ có sinh được một đứa con trai nhưng đứa bé này mất từ lúc mới lọt lòng. Sau, không hiểu vì lý do gì, hoặc bị tiết lộ bí mật, họ trốn lên Sài Gòn, bà Mướt đổi tên thành Nguyễn Thị Lang, sống bằng nghề bán nước giải khát, còn ông Kim thì làm phụ hồ và các công việc lặt vặt. Tại Sài Gòn, họ lần lượt sinh hai người con gái là Huỳnh Thị Mỹ Hạnh và Huỳnh Thị Huyền Như. (Hình 2) Nhà nghèo, Mỹ Hạnh học tới lớp 9 thì nghỉ, ở nhà bán hột vịt lộn còn Huyền Như thì tiếp tục học tới hết lớp 12.
Tốt nghiệp xong lớp 12, Huyền Như ban ngày phụ bán nước với mẹ, buổi tối chịu khó đi học khóa Kế toán ngân hàng rồi xin được vào làm nhân viên trông coi sổ sách kế toán tại chi nhánh Ngân hàng Vietinbank ở bên Nhà Bè, đồng lương cũng tạm đủ ăn. Vốn là một cô gái trẻ tuổi, có trí thông minh, có ý chí vươn lên mong thoát khỏi cảnh nghèo, hơn nữa tương đối cũng có chút ít nhan sắc nên Huyền Như tự động “làm quen” với thượng cấp của mình là Võ Anh Tuấn – Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè – một người cũng còn rất trẻ và khá bảnh trai – mặc dầu cô biết “sếp” đã có vợ con và nhà vợ rất giàu, có nhiều cổ phần trong Vietinbank.
“Sếp” mê Huyền Như như điếu đổ nhưng giữ rất kín. Hai người thường hò hẹn với nhau, sống như vợ chồng ở nơi này nơi khác lấy cớ là đi công tác mà gia đình “sếp” cũng không ai hay. Biết tính Huyền Như siêng năng, nhiều tham vọng, “sếp” động viên nàng buổi tối nên đi học thêm khóa đào tạo nghiệp vụ về ngành ngân hàng, sếp sẽ có điều kiện nâng đỡ, đặt nàng lên địa vị cao hơn (việc này kêu là học “tại chức”, tức vừa đi làm vừa đi học với tiền học do cơ quan của mình đài thọ).
Kinh doanh theo quan hệ và OPM
Là người thông minh, cầu tiến, ham học hỏi, Huyền Như đồng ý ngay lập tức và nàng học hết sức cần mẫn. Sau khi Huyền Như học xong với bằng tốt nghiệp khóa đào tạo tại chức Đại học Ngàn Hàng loại giỏi, ban lãnh đạo Vietinbank đưa nàng lên làm phó phòng Quản lý may rủi Vietinbank tại chi nhánh Nhà Bè, rồi sau đó kiêm nhiệm chức vụ quyền trưởng Phòng giao dịch cũng của Vietinbank tại đường Điện Biên Phủ (tức đường Phan Thanh Giản cũ). Với hai chức vụ này, kể như Huyền Như đã có uy quyền khá lớn.
Vào những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán mới bắt đầu hình thành, việc mua cổ phiếu chứng khoán lời không biết bao nhiêu mà kể. Nếu có nguồn vốn, mua cổ phiếu (danh từ lúc ấy gọi là “chơi chứng khoán”), nhiều trường hợp mới mua hôm trước, hôm sau đã thấy mình lời bạc tỉ. Ngoài ra, mua bán đất đai, nhà cửa tức kinh doanh địa ốc cũng lời khủng khiếp, nhưng vốn phải lớn, có khi mua một, lời gấp hai, ba lần. Mà, “vốn lớn” thì Huyền Như khỏi phải lo, đã có Võ Anh Tuấn đỡ đầu, Tuấn có thể ký phiếu “xuất chi”, mượn của ngân hàng nơi mình làm phó giám đốc, muốn bao nhiêu cũng có.
Huyền Như cực kỳ nhạy bén và có gan “đánh lớn”. Cô vừa chơi chứng khoán vừa kinh doanh địa ốc, chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm  (từ 2006 đến 2009) sau khi đã trả hết nợ do Võ Anh Tuấn “mượn giùm” và chia lời cho Võ Anh Tuấn, cô còn lời riêng về phần mình được hơn 50 tỉ đồng, tức tương đương với 2.5 triệu đô-la, ấy là chưa kể một số nhà cửa, đất đai mà cô còn chờ lên giá, chưa bán. Con số đó cũng vào khoảng 50 tỉ đồng, như vậy Huyền Như đã có trong tay khoảng 100 tỉ đồng tức cỡ 5 triệu đô-la, một con số mà nhiều người nằm mơ cũng không có được.
Trong khi “đại thắng” như vậy, Huyền Như đã được thăng lên làm Phó phòng quản lý may rủi tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, sau đó kiêm nhiệm chức vụ quyền Trưởng phòng giao dịch cũng của Vietinbank tại đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản cũ). Với hai chức vụ này, uy thế của Huyền Như rất lớn, danh tiếng cô nổi như cồn trong giới chứng khoán và kinh doanh địa ốc.
Ngày 18/5/2011, cô được bầu vào ban lãnh đạo trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS). Thừa thắng xông lên, cô thành lập Công ty Chứng khoán và Kinh doanh Địa ốc Hoàng Khải, do cô làm giám đốc và cho người chị ruột bán hột vịt lộn Huỳnh Thị Mỹ Hạnh làm phó giám đốc, nhất nhất điều gì cũng theo mệnh lệnh của cô. Tuy đã có số vốn lên tới hàng trăm tỉ nhưng để thỏa máu làm giàu, từ đầu năm 2008, Huyền Như đã vay thêm hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, của các tổ chức, các cá nhân với lãi suất cao và lao vào kinh doanh bất động sản tại Sài Gòn, Bà Rịa, Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, Đà Nẵng, An Giang v.v…
Sau thời vàng son
Danh tiếng của Huyền Như lại càng lừng lẫy. Sau một thời gian làm mưa làm gió, chuyện làm ăn của Huyền Như bắt đầu gặp khó khăn vào các năm 2009-2010, khi thị trường chứng khoán xuống dốc và thị trường bất động sản cũng rất ảm đạm. Hàng mấy chục lô đất (mỗi lô có hàng chục căn nhà) ở khắp mọi nơi bán không ai mua, trong khi đó tiền lời vay nợ phải trả đều đều khiến Huyền Như đâm đuối sức, phải lấy chỗ nọ đắp chỗ kia, không còn “vinh quang” như trước.
Ngoài ra, chính sách siết chặt tín dụng, thắt chặt tiền tệ của nhà nước Việt Nam khiến ngân hàng tạo sức ép lên các khoản cho vay, tình trạng của Huyền Như càng thêm khốn đốn. Năm 2010, kinh doanh ngày càng thua lỗ, lại phải trả lãi suất cao nên Huyền Như mất khả năng thanh toán. Cô quay cuồng, tìm mọi cách để có tiền trả nợ.
Cách thức lừa đảo của Huyền Như Đã được học về nghiệp vụ ngân hàng, hơn nữa với chức vụ quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, có thẩm quyền phê duyệt các lệnh chuyển tiền của các chủ tài khoản từ ngân hàng tới các đơn vị, các doanh nghiệp hay các cá nhân với mức độ 50 tỷ đồng/một lệnh.
Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huyền Như đã giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh Điện Biên Phủ Sài Gòn để huy động vốn. Muốn thực hiện mục đích trên, Huyền Như thuê người thợ khắc dấu ở đường Phạm Hồng Thái, quận 1 Sài Gòn, làm giả 8 con dấu đứng tên các cơ quan, các đơn vị, gồm: con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè; của công ty Phúc Vinh; công ty Thịnh Phát; Ngân hàng Hưng Yên; Ngân hàng An Lộc; công ty Đức Minh Quang; công ty Bảo hiểm Toàn Cầu; Ngân hàng quốc tế Saigonbank-Berjaya.
“Tuyệt chiêu” huy động vốn với mức lãi suất chênh lệnh rất cao do việc sử dụng con dấu giả, sổ sách giả của ngân hàng và một số cá nhân, một số đơn vị, Huyền Như đã dễ dàng đưa các con mồi vào bẫy. Nhiều ngân hàng rất lớn nhưng dùng hàng trăm tỉ đồng, đứng tên các cá nhân hay các công ty tư nhân, gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Điện Biên Phủ để ăn chênh lệch so với lãi suất chính thức phải trả cho khách hàng và đã bị Huyền Như chiếm đoạt mất trắng cả mấy trăm tỉ đồng.
Ví dụ, “ông bầu tóc bạc” Nguyễn Đức Kiên (thường gọi là Bầu Kiên) Phó Chủ tịch sáng lập Ngân hàng Á Châu ACB bị Huyền Như chiếm đoạt 700 tỉ đồng. Tại sao Huyền Như lại chiếm đoạt được như vậy? Dễ thôi, tiền người ta gửi vào do Huyền Như ký nhận, sau đó Huyền Như phát “lệnh chi” với con dấu và sổ sách, giấy tờ giả mạo dưới sự chứng thực của Phó Giám đốc Võ Anh Tuấn. Mà, Võ Anh Tuấn với Huyền Như là vợ chồng hờ, Tuấn được Huyền Như chia lời rất lớn, mỗi lần hàng chục tỉ đồng thì các “nạn nhân” chạy sao cho thoát?
Kết quả, Huyền Như đã chiếm đoạt của 6 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân tổng số tiền là 4,182 tỉ đồng. Số tiền khổng lồ hơn 4000 tỉ đồng đã chiếm đoạt được nói trên, Huyền Như dùng một phần để “chia lời” cho Võ Anh Tuấn, còn số lớn khác dùng để trả tiền vay lãi nặng cho 14 cá nhân, và trả nợ gốc, nợ lãi cho nhiều cá nhân cũng như các đơn vị khác.
Chuyện lạ trong tù
Huyền Như bị bắt và sinh con trong trại giam Theo bà Nguyễn Thị Lang (tức Mướt) mẹ của Huyền Như, con gái bà bị bắt vào ngày 30/9/2011, lúc đang mang thai khoảng 5 tháng. Về chuyện Huyền Như sinh con trong trại giam, bà Lang kể rằng vì Huyền Như là đầu não trong vụ “đại án” nên từ đầu đến giờ bà chỉ mới được phép vào thăm con một lần duy nhất và Huyền Như phải sinh con cũng như nuôi con trong trại giam của Bộ Công an thuộc miền Nam, nằm trong phạm vi Sài Gòn. Bà cũng cho biết, trong lần gặp mặt duy nhất đó, Huyền Như có kể lại rằng khi Huyền Như sinh con thì cũng được chăm sóc đặc biệt và đứa con sinh ra hiện đang có người trông nom chu đáo.
Bà Lang cũng kể, từ ngày Huyền Như bị bắt bà đã 3 lần đến trại giam thăm nom nhưng không được vào mà chủ yếu là chỉ gửi đồ sinh hoạt cá nhân thông qua cán bộ trại giam mà thôi. Trong 3 lần đó chỉ một lần duy nhất bà được vào gặp gỡ, trò chuyện với con nhưng cũng chỉ được vài phút ngắn ngủi. Riêng về phần cháu bé, đến nay cháu đã hơn 2 tuổi, được mẹ đặt tên là Xuân Mai nhưng cháu chưa được làm giấy khai sinh vì hiện đang sống trong trại giam với mẹ, ngoài ra Huyền Như cũng không có giấy hôn thú chính thức với người đàn ông cha của con mình.
Có lẽ người đó là “phó giám đốc” Võ Anh Tuấn, song có lẽ Tuấn chưa biết có cháu bé vì cũng đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, các nữ phạm nhân có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, không có người nuôi dưỡng, thì được mang con vào trại. Trại giam chỉ được phép nuôi cháu bé cho đến khi cháu tròn 36 tháng tuổi. Qua khỏi tuổi này, các phạm nhân thụ án phải tìm cách gửi con về địa phương cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp những đứa trẻ không còn thân nhân nhận nuôi, bắt buộc trại giam phải lập hồ sơ gửi trẻ vào các trung tâm bảo trợ xã hội để cháu bé được giáo dục và có điều kiện đi học. Như vậy, Huyền Như sinh con trong trại giam thì cũng được nuôi con trong trại cho đến khi cháu tròn 36 tháng tuổi.
Phần kết
Phiên tòa xử Huyền Như và các đồng phạm Ban đầu, phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài từ ngày 6/1/2014 đến hết ngày 25/1/2014. Nhiều người không tin rằng phiên tòa sẽ “ngốn” hết khoảng thời gian dài như thế. Tuy nhiên, những diễn biến gay cấn, căng thẳng và nhiều tình tiết bất ngờ khiến vụ án kéo dài hơn, từ 6/1 đến 27/1 mới có phán quyết cuối cùng về “đại án” lừa đảo kỳ lạ này. Choáng với những “kỷ lục” trong phiên tòa Trong 20 ngày xét xử căng thẳng, nhiều tình tiết bất ngờ, nhiều con số kỷ lục được công bố khiến người dự khán choáng váng. Dưới đây là một số thống kê do các phóng viên báo chí ghi nhận:

– Số tiền chiếm đoạt kỷ lục: Từ việc vay lãi rất cao để đầu tư bất động sản, chứng khoán, Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 5,000 tỉ đồng của các ngân hàng, các công ty và các cá nhân. Đã thu hồi lại được gần 1,000 tỉ đồng (tức tương đương với gần 50 triệu đô la) còn thì mất trắng hơn 4,000 tỉ đồng. Đây được coi là vụ án lừa đảo với số tiền lớn nhất từ trước đến nay.
– Số lượng người tham gia phiên tòa đông nhất: Phiên tòa có đến 23 bị cáo được đưa ra xét xử, trong đó có cả chị ruột của Huyền Như. Ngoài ra, còn có 15 đơn vị, cá nhân là nguyên đơn dân sự và bị hại; 79 cá nhân, đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; 50 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án. Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an cũng đã quyết định khởi tố 6 bị can như các ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá v.v… nguyên là lãnh đạo Ngân hàng Á Châu ACB về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng được tách ra, sẽ xử trong phiên tòa khác.
– Huyền Như có biệt tài ký giả chữ ký: Mặc dầu chiếm đoạt số tiền rất lớn nhưng thủ đoạn của “siêu lừa” Huyền Như không hề tinh vi mà vô cùng đơn giản. Y thị lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh Điện Biên Phủ, tiếp xúc với nhiều ngân hàng, nhiều đơn vị, nhiều cá nhân để khuyến khích họ gửi tiền vào ngân hàng Vietinbank với lãi suất thỏa thuận từ 18%-36% một năm. Sau khi họ gửi tiền, Huyền Như đã thuê người làm con dấu giả, sổ sách giả, để chiếm đoạt những số tiền cực lớn này. Đặc biệt, y thị có biệt tài ký giả chữ ký của các lãnh đạo Vietinbank cũng như của các khách hàng giống y như thật.
– Sinh con trong trại giam cũng không được tại ngoại: Trong phần thẩm tra lý lịch của các bị cáo, Huyền Như cho biết y thị bị bắt giam ngày 30/9/2011, khi đang mang thai 5 tháng. Trong thời gian bị tạm giam, bị cáo đã sinh con (hiện đã 21 tháng tuổi) nhưng chưa được làm giấy khai sinh do chưa đăng ký kết hôn. Mặc dầu có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nhưng với tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, Huyền Như không được hưởng chính sách tại ngoại hậu tra.
– Viện Kiểm Sát không tham gia xét hỏi: Theo quy định, đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa sẽ xét hỏi sau HĐXX. Tuy nhiên, Kiểm sát viên trong phiên tòa này đã từ chối xét hỏi vì cho rằng… HĐXX hỏi đã là đủ rồi (!). – Đại diện VietinBank trả lời với tư cách… cá nhân: Phần trả lời của đại diện Vietinbank đối với các câu hỏi của luật sư là phần được mọi người chờ đợi và quan tâm nhất. Tuy nhiên, đại diện Vietinbank đã làm không ít người thất vọng và khiến các luật sư phản đối khi ông ta nói: “Với tư cách là đại diện của Ngân hàng Vietinbank nhưng câu trả lời của tôi là tư cách cá nhân” (?). – Luật sư cũng “bó tay” với bị cáo Huyền Như: Khi HĐXX hỏi thì Huyền Như trả lời lễ phép, chi tiết, rành rọt, nhưng khi trả lời các câu hỏi của luật sư thì cô nàng lại tỏ ra nóng nảy, cộc lốc và luôn luôn nhấm nhẳng trả lời bằng các điệp khúc “Không nhớ”, “Không biết”, “Xin miễn trả lời” v.v… Trước các câu trả lời như vậy các vị luật sư cũng đành… bó tay!
– Luật sư… chúc mừng sinh nhật Huyền Như: Ngày 15/1, trước khi bào chữa cho thân chủ của mình là Ngân hàng ACB, Luật sư Lưu Văn Tám đã chúc Huyền Như sinh nhật vui vẻ và… hạnh phúc (?).
– Hồ sơ nặng gần 300kg: Về vấn đề luật sư thắc mắc là có những chi tiết mà trong cáo trạng không ghi nhưng khi tranh luận thì VKS lại đưa ra. Vị đại diện VKS nói rằng do hồ sơ trong vụ án quá nhiều, trọng lượng tới gần 300kg, số giấy tờ bút lục có tới 71,000 văn bản nên không thể ghi hết vào cáo trạng được. Tuyên án Sau 20 ngày xét xử, sáng 27/1/2014, HĐXX bước vào phần tuyên án dành cho bị cáo Huyền Như và các đồng phạm trong vụ đại án lừa đảo, chiếm đoạt gần 4,000 tỉ đồng như sau: Huỳnh Thị Huyền Như, tù chung thân. Phó Giám đốc Võ Anh Tuấn, 20 năm tù giam. Phó Giám đốc “hột vịt lộn” Huỳnh Thị Mỹ Hạnh chị ruột của Huyền Như, 14 năm tù giam. Ngoài ra, các đồng phạm khác, tổng cộng 23 người thì chỉ có một mình Phạm Văn Chí (người cho vay nặng lãi và luôn luôn đe dọa sẽ “đập vỡ mặt” Huyền Như ) bị 1 năm tù nhưng được hưởng án treo, còn tất cả đều bị từ 2 năm tù giam cho tới 17 năm tù giam.
Liên luỵ của đồng phạm
Tòa cũng cho biết, Huyền Như đã đưa cho người bạn là Hoàng Hương Giang (một “đại gia” chuyên cho vay nặng lãi) số tiền là 1.1 triệu đô-la Mỹ để nhờ Hương Giang nhờ người quen ở bên Mỹ làm giúp visa để trốn sang Mỹ. Hương Giang đã đưa cho người này 500 ngàn đô-la nhưng Huyền Như chưa đủ giấy tờ, visa làm chưa xong, thì bị bắt. Như vậy, Hương Giang phải trả lại 1,1 triệu đô-la đó để nộp vào công quỹ. Ngoài ra, Hương Giang bị 8 năm tù giam là do tội cho vay nặng lãi cộng với tội âm mưu giúp đỡ để Huyền Như trốn tránh pháp luật.
Đặc biệt, thu lợi hơn 700 tỉ đồng từ việc cho Huyền Như vay lãi với giá cắt cổ, người đẹp “đại gia” Thiên Lý cùng nhiều “đại gia” khác cũng bị ở tù. Thiên Lý tên đầy đủ là Nguyễn Thiên Lý, 36 tuổi, quê ở Quảng Bình. Cô được biết đến không chỉ vì bề ngoài dịu dàng, đằm thắm mà người đẹp này còn nắm trong tay một khối tài sản kếch xù với một loạt biệt thự, đất đai, nhà cửa ở quận 1, quận Bình Thạnh, quận 9, lên tới nhiều trăm tỉ đồng. Chỉ riêng tại khu trung tâm Sài Gòn, Lý sở hữu hai ngôi nhà ở phường Bến Thành có giá gần 100 tỉ.
Năm 2007, Thiên Lý “trúng” chứng khoán được một khoản tiền lớn. Cô nảy sinh ý định sang Thái Lan giải phẫu thẩm mỹ và mua sắm. Theo đó, tối ngày 19/6/2008, khi đang làm thủ tục xuất cảnh đi Thái Lan, Lý bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ vì trong hành lý có 45,000 đô-la nhưng không khai báo. Lý khai cô làm nghề buôn bán tự do. Thời gian đó, Lý kết hợp với một người bạn cùng mua bán cổ phiếu nên “trúng” lớn và hai người định sang Thái Lan làm giải phẫu thẩm mỹ cũng như mua sắm.
Tuy nhiên, đến lúc đi, người bạn có việc bận nên đề nghị Lý đi trước còn mình sẽ bay sang sau. Lúc này, Lý mang theo 45,000 đô-la (trong đó có 18,000 đô-la của bạn) để tiêu xài và dùng cho chi phí “làm đẹp”. Cô biết quy định của pháp luật là chỉ được mang theo người 7,000 đô-la khi xuất cảnh, nhưng thấy thủ tục quá rườm rà, lại nghĩ nếu bị phát hiện thì chỉ bị phạt vi cảnh, phải đóng thuế là cùng nên… cô đánh liều, bỏ vào hành lý mà không khai báo.
Kết quả là tòa án Sài Gòn đã xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Thiên Lý mức án 5 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” và tịch thu toàn bộ số tiền nói trên. Tuy nhiên, Thiên Lý kháng cáo, đến phiên phúc thẩm cô xuất trình được tình tiết mới là đang bị bệnh tim, phải nuôi dưỡng mẹ già cũng đang bệnh nặng và một đứa em bị tâm thần, nên tòa có căn cứ giảm nhẹ hình phạt cho Lý xuống còn 4 năm tù. Theo đó, cô phải thi hành bản án đến năm 2013 mới xong nhưng được tạm thời tại ngoại để chăm sóc mẹ và em.
Tuy nhiên, Lý lại dính vào vụ 4,000 tỉ đồng của Huyền Như với lý do đã cho Huyền Như vay từ tháng 12/2009 đến tháng 9/2011 số tiền hơn 1,000 tỉ đồng, với lãi suất lên đến 3,7% một ngày và đã thu lời “bất chính” 735 tỉ đồng. Lý bị tuyên phạt 2 năm tù, phải nộp lại 735 tỉ đồng đó, cộng với 4 năm tù đang tạm thời được tại ngoại lúc trước, tổng cộng là 6 năm tù!
Đoàn Dự ghi chép


-Huyền Như nhận án chung thân, Vietinbank không phải bồi thường
Ngày 27/1, tòa đã tuyên phạt Huyền Như mức án chung thân, bác bỏ quan điểm của nhiều luật sư yêu cầu trách nhiệm bồi thường của Vietinbank.
Hơn 8h, Huỳnh Thị Huyền Như và các bị cáo được đưa đến tòa.
Trong chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt, Huyền Như vẻ căng thẳng lầm lũi đi theo các cán bộ dẫn giải vào phòng chờ. Cô luôn cúi đầu để né ống kính của phóng viên. Tuy là ngày cuối năm nhưng sân tòa vẫn khá nhiều người đến dự.

Huyền Như được dẫn giải đến tòa sáng nay. Ảnh: Hải Duyên.



Theo nhận định của VKSND TP HCM trước đó, việc truy tố Huỳnh Thị Huyền Như về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan tổ chức là đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Như đã đưa ra mức lãi suất huy động cao để dụ các tổ chức, cá nhân sau đó liều lĩnh thực hiện hàng loạt hành vi gian dối như làm giả 8 con dấu của các đơn vị, giả chữ ký và lừa luôn cả lãnh đạo Vietinbank để che giấu mức lãi suất ngoài hợp đồng với các đơn vị, cá nhân này. Lợi dụng sự sơ hở của cán bộ Vietinbank, Như đã chiếm đoạt số tiền lên đến 4.000 tỷ đồng của 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân.


Dù Như phạm tội khi mang thai và đang nuôi con nhỏ nhưng theo VKS, hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng, số tiền bị cáo chiếm đoạt đặc biệt lớn nên cần thiết áp dụng mức án chung thân (mức cao nhất của khung hình phạt) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, VKS cũng đề nghị mức án 5 - 7 năm tù đối với Như về tội Làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan tổ chức.


Với vai trò giúp sức đắc lực cho Như thực hiện hành vi lừa đảo của mình, Võ Anh Tuấn(nguyên phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) cũng bị đề nghị mức án tù chung thân.
Về phần trách nhiệm dân sự, cơ quan công tố bác bỏ quan điểm của các luật sư cho rằnghợp đồng tiền gửi với ngân hàng này là thật và buộc Vietinbank phải có trách nhiệmbồi thường. Theo VKS,Huyền Như phải là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các tổ chức cá nhân bởi ngay từ đầu, mục đích của Như là chiếm đoạt tiền chứ không phải Vietinbank. Hơn nữa, các tổ chức cá nhân này đã bị "sập bẫy" lãi suất cao do Như đưa ra khi mạo danh Vietinbank. Các giao dịch mà bị hại thực hiện đều thông qua Như mà không thông qua Vietinbank nên ngân hàng này không có trách nhiệm bồi thường.
Tuyen-an-vu-huyen-nhu-1-ok-4800-13907894
Theo đề nghị của VKS, Huyền Như và Võ Anh Tuấn phải chịu mức án tù chung thân. Ảnh:Hải Duyên.

Trước đó, hôm 22/1, được nói lời sau cùng, Huyền Như nức nở, cho biết, trong suốt 2 năm bị tạm giam cảm thấy rất ân hận trước lỗi lầm gây ra với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. "Dù đã muộn, bị cáo cũng xin nói lời tạ lỗi đến các bị cáo khác đang ngồi trước tòa và phải đối diện với trách nhiệm hình sự rất lớn. Bị cáo đã làm liên lụy mọi người, gây ảnh hưởng gia đình và Ngân hàng Công thương", Như nói và xin HĐXX chiếu cố cho anh em đồng nghiệp đã bị mình lợi dụng lòng tin mà phạm tội.
Như cũng xin lỗi chị gái Huỳnh Mỹ Hạnh và những người đang bị kết tội giúp sức cho mình lừa đảo, cũng chỉ vì đã quá tin tưởng mình và mong toà khoan hồng cho những người này."Bị cáo biết mình phạm sai lầm lớn, bị cáo phải chịu trách nhiệm không thể chối bỏ. Cũng vì sai lầm của mình mà bị cáo khiến con phải theo mẹ vào trại giam từ khi còn trong bụng. Mong HĐXX cho bị cáo được hưởng khoan hồng để sớm trở về với con và làm lại cuộc đời, để cống hiến và khắc phục lỗi lầm đã gây ra", Huyền Như nức nở và không quên "xin toà cho hưởng mức án có thời hạn".
Tên bị cáoTội danhMức án đề nghị
Huỳnh Thị Huyền NhưLừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chứcTù chung thân
Võ Anh TuấnLừa đảo chiếm đoạt tài sảnTù chung thân
Huỳnh Mỹ HạnhLừa đảo chiếm đoạt tài sản17 - 18 năm tù
Nguyễn Thị LànhLừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cho vay nặng lãi10 - 12 năm về tội lừa đảo, 2 năm 6 tháng tù - 3 năm tù về tội Cho vay nặng lãi
Trần Thị Tố QuyênLừa đảo chiếm đoạt tài sản17 - 19 năm tù
Đào Thị Tuyết DungLừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay nặng lãi16 - 18 năm tù, 2 năm 6 tháng tù đến 3 năm tù
Phạm Anh TuấnLợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ13 - 15 năm
Trần Thanh ThanhVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng14 - 16 năm tù
Phạm Thị Tuyết AnhVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng16 - 18 năm tù
Tống Nguyên DũngVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng16 - 18 năm
Bùi Ngọc QuyênVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng14 - 16 năm
Hoàng Hương GiangVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng10 - 12 năm tù
Đòan Lê DuVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng18 - 20 năm tù
Vũ Nguyễn Xuân TiênVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng14 - 16 năm tù
Huỳnh Trung ChíVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng16 - 18 năm tù
Nguyễn Thị Phúc NgânVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng16 - 18 năm tù
Huỳnh Hữu DanhVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng18 - 20 năm tù
Lương Thị Việt YênThiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng8 - 10 năm tù
Hồ Hải SỹVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng6 - 8 năm tù
Lê Thị Ngọc LợiVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng4 - 6 năm tù
Nguyễn Thiên LýCho vay nặng lãi2 năm 6 tháng tù tổng hợp với bản án trước đó 4 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Hùng Mỹ PhươngCho vay nặng lãi2 - 3 năm tù
Phạm Văn ChíCho vay nặng lãi9 - 12 tháng tù
Hải Duyên - Nguồn VnExpress
Vụ án Huyền Như: Ngân hàng trong cuộc lên tiếng
Vụ án Huyền Như: Ngân hàng trong cuộc lên tiếng
TPBank mới đổi nhận diện thương hiệu cách đây chưa lâu.Tối muộn ngày 14/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) có thông tin gửi tới VnEconomy liên quan đến diễn biến xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.

TPBank lên tiếng sau khi báo chí phản ánh việc Viện Kiểm sát Nhân dân Tp.HCM có đề xuất xem xét trách nhiệm của lãnh đạo các ngân hàng có liên quan, trong đó có nêu tên TPBank, trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm đang được xét xử

TPBank cho biết, các vụ việc liên quan đến vụ án trên đã xảy ra từ năm 2011, các lãnh đạo của ngân hàng này có liên quan trực tiếp đến vụ việc hiện đều không còn làm việc tại đây nữa. “Vì vậy việc này không hề có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động đang rất ổn định và hiệu quả của TPBank hiện nay”.

Tuy vậy, để làm rõ quan điểm về các vấn đề liên quan trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, TPBank đã có công văn chính thức gửi tới Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tp.HCM và Tòa án Nhân dân Tp.HCM với khẳng định: “TPBank đã làm đúng các quy định pháp luật liên quan”.

Cụ thể, các hoạt động ủy thác đầu tư của TPBank với một số công ty tại thời điểm năm 2011 được ngân hàng này khẳng định là hợp pháp và đúng quy định pháp luật. Lý do, trong giấy phép thành lập và hoạt động số 123/GP-NHNN của TPBank được Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 5/5/2008 đã ghi rõ TPBank được “ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý”.

Cũng theo thông tin cung cấp cho báo chí, TPBank thực hiện ủy thác đầu tư cho các công ty có chức năng nhận ủy thác đầu tư, chứ không phải là ủy thác cho Huỳnh Thị Huyền Như hay bất cứ cá nhân nào.

“Giao dịch ủy thác giữa TPBank và các công ty nhận ủy thác là giao dịch độc lập và tách biệt hoàn toàn với giao dịch đầu tư của các công ty đó thực hiện với đối tác khác, không có cơ sở pháp lý nào để khẳng định trách nhiệm của đơn vị ủy thác trong việc các đơn vị nhận ủy thác không thu hồi được tiền đầu tư kể cả việc đơn vị nhận ủy thác bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đầu tư (nếu có)”, TPBank giải thích thêm.

Cũng theo TPBank, việc thu hồi số tiền đã bị thất thoát trong tài khoản của các công ty nhận ủy thác đầu tư này tại VietinBank là quyền lợi, trách nhiệm của các công ty này với tư cách là chủ tài khoản mở tại VietinBank. Các công ty này có thể sử dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để thu hồi số tiền này từ các tổ chức/cá nhân đã gây thiệt hại cho họ. Điều này hoàn toàn không liên quan đến TPBank.

“Vì vậy, chúng tôi thấy thông tin về việc đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tp.HCM - giữ quyền công tố trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo - cho rằng TPBank đã vi phạm quy định pháp luật khi thực hiện ủy thác đầu tư..., từ đó đề nghị xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo trước đây của TPBank (nếu có) là chưa phù hợp với thực tế và chưa đúng với bản chất của sự việc”, TPBank nêu quan điểm.



Vì sao “con voi” lại lọt “lỗ kim” trong vụ Huyền Như?
Đề nghị hai án chung thân trong vụ Huyền Như
Vụ án Huyền Như: Khi người đại diện Vietinbank “chơi chữ”
Điều bất ngờ trong phiên xử vụ Huyền Như
Vụ án Huyền Như: Đồng loạt yêu cầu Vietinbank trả tiền

- Vụ án Huyền Như: Khi người đại diện Vietinbank “chơi chữ”Lập luận mang tính “biện bạch” của người đại diện hóa ra trở thành điều hết sức bất lợi cho hình ảnh, vị thế của Vietinbank...
Diễn biến phiên tòa xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Nhưdường như chủ yếu xoay quanh vấn đề trách nhiệm của Vietinbanhk trước các khoản tiền bị coi là thiệt hại khổng lồ của các tổ chức, cá nhân, thay vì làm rõ các hành vi, thủ đoạn gian dối của bị cáo đầu vụ.


Có lẽ nhận biết xu hướng nêu trên, trong cả buổi sáng ngày 10/1/2014, bản thân bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã thay đổi thái độ trước Tòa bằng cách bất hợp tác, từ chối trả lời các câu hỏi của luật sư bằng điệp khúc “không biết, không nhớ”. Thi thoảng, bị cáo Như còn than vãn: “Các luật sư hỏi nhiều và quy buộc như vậy, liệu có đảm bảo quyền lợi cho bị cáo không?”. 

Hội đồng Xét xử cũng không có biện pháp nào để xử lý tình huống thuộc về nghĩa vụ của bị cáo phải trả lời, vô hình chung các luật sư không thể tiếp cận đến những chứng cứ cụ thể cần được thẩm tra công khai tại phiên tòa...

Cũng với cách thức cho phép đại diện Vietinbank được phép ghi nhận một lần tất cả các câu hỏi của 31 luật sư, những người dự khán và dư luận chờ đợi rất nhiều về bài phát biểu trả lời của đại diện Vietinbank. Nghe nói, đại diện của Vietinbank nguyên là kiểm sát viên cao cấp, cùng một đội ngũ những người tư vấn, trợ giúp pháp lý hùng hậu. Vậy mà buổi chiều cùng ngày, có thể nói tất cả mọi người, kể cả Hội đồng Xét xử, thật sự thất vọng với bài trả lời của đại diện Vietinbank trước các câu hỏi của các luật sư. 

Với chưa đầy ba mươi phút, phần lớn thời lượng và nội dung của bài trả lời là những vấn đề chung, thậm chí trích dẫn dài dòng các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ để định hướng cho một quan điểm xuyên suốt là Vietinbank không chịu trách nhiệm về bất cứ một khoản thiệt hại nào của khách hàng do Huyền Như thực hiện hành vi phạm tội. 

Mấu chốt nhất trong nội dung trả lời là không có định nghĩa về “quản lý tài khoản” nên không có “trách nhiệm quản lý tài khoản”; số dư tài khoản thuộc quyền sở hữu và định đoạt của khách hàng. Chỉ duy nhất có một nội dung trả lời được coi là logic, trong khi Vietinbank khẳng định không bị thiệt hại, các cá nhân là các nhân viên thuộc các phòng giao dịch và chi nhánh của Vietinbank không biết hành vi làm giả con dấu, chữ ký của Huyền Như, nên không phải chịu trách nhiệm gì với Vietinbank. Còn có trách nhiệm gì với pháp luật hay không thì sẽ do Hội đồng Xét xử quyết định...

Nội dung trả lời của đại diện Vietinbank khiến các luật sư không chỉ bất ngờ về hàm lượng giá trị quá ít, mà còn bức xúc khi người đại diện “chơi chữ” khi mở đầu bài phát biểu cho rằng, mặc dù là đại diện của Vietinbank, nhưng trước Tòa hôm nay, ông phát biểu với tư cách cá nhân, giống như cần phân biệt tư cách của Huỳnh Thị Huyền Như là cán bộ thuộc Vietinbank nhưng khi thực hiện hành vi vi phạm lại với tư cách cá nhân. 

Lập luận mang tính “biện bạch” này hóa ra trở thành điều hết sức bất lợi cho hình ảnh, vị thế của Vietinbank trong vụ án này, bởi trách nhiệm trả lời các câu hỏi tại phiên tòa công khai phải là của đại diện có tư cách và thẩm quyền hợp pháp của Vietinbank, chứ các luật sư và Hội đồng Xét xử không cần câu trả lời mang tính cá nhân của ai đó. 

Thậm chí, có luật sư đã đứng lên bục phát biểu xin rút lại toàn bộ các câu hỏi đã đặt ra với đại diện của Vietinbank! 

Chủ tọa phiên tòa, ông Nguyễn Đức Sáu, cũng không hài lòng với nội dung và cách thức trả lời của đại diện Vietinbank, yêu cầu trong phần tranh luận sắp tới, đại diện của Vietinbank phải trả lời vào trọng tâm, cụ thể của từng vấn đề mà các luật sư đã đặt ra.

Cuối buổi chiều ngày thứ sáu, Chủ tọa đã quyết định chấm dứt phần thẩm vấn và dự kiến ngày thứ Hai (13/1/2014), phiên tòa sẽ bắt đầu bằng phần luận tội của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tp.HCM thực hành quyền công tố theo ủy quyền của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Chưa biết diễn với biến những ngày thẩm vấn vừa qua đặt ra quá nhiều vấn đề như vậy sẽ dẫn đến kết luận của viện kiểm sát như thế nào, làm rõ được trách nhiệm của Vietinbank đến đâu...



- Chân dung “siêu lừa” Huyền Như và khối tiền 4.000 tỉ đồng (TT).- Buôn chuyện “đại án” ngày tàn đông (DV). - Vụ Huyền Như: Đại diện Vietinbank ra tòa với tư cách… cá nhân (DV).- Bắt nguyên Phó TGĐ ngân hàng Agribank (PT).



Vòng vây tín dụng đen XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Hiếm khi có những vụ án liên quan đến tài chính khủng với cảnh chủ nợ và con nợ, cùng dắt tay nhau vào vòng tù tội. Ở “đại án” siêu lừa Huyền Như đang được xét xử, có một sự thật khiến ai cũng bất ngờ là những đại gia đã phất nhanh vì lãi suất đen.

- Vòng vây tín dụng đen
TP - Hiếm khi có những vụ án liên quan đến tài chính khủng với cảnh chủ nợ và con nợ, cùng dắt tay nhau vào vòng tù tội. Ở “đại án” siêu lừa Huyền Như đang được xét xử, có một sự thật khiến ai cũng bất ngờ là những đại gia đã phất nhanh vì lãi suất đen.

-Nữ đại gia xinh đẹp là trùm cho Huyền Như vay nặng lãi

-Vietinbank không bồi thường vụ Huyền Như
Trả lời VnExpress, lãnh đạo cấp cao Vietinbank khẳng định tiền các cá nhân, doanh nghiệp đưa cho Huyền Như không vào hệ thống của ngân hàng.

Trong phiên tòa xét xử vụ án Huyền Như hôm 8/1, tất cả các nguyên đơn dân sự và bị hại đều cho rằng mình bị chiếm đoạt do ký hợp đồng với Vietinbank chứ không phải cá nhân Huyền Như. Nhiều người được xếp vào dạng bị hại cho rằng mình không phải nạn nhân của Huyền Như và cũng không biết Huyền Như là ai. Do đó, tất cả đều đề nghị tòa xác định Vietinbank phải là bị đơn dân sự của vụ án, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.


Trao đổi với VnExpress.net tối 8/1, lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) khẳng định Vietinbank không liên quan tới vụ việc và cũng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo ông, đây là việc lừa đảo của cá nhân Huyền Như.

Vị lãnh đạo này cho biết, tiền các cá nhân doanh nghiệp gửi qua Huyền Như không hề được cập nhật vào hệ thống của Vietinbank.

"Tiền thực tế chưa vào đến ngân hàng đã rẽ sang chỗ khác. Khi khám nhà riêng Huyền Như thấy những con dấu, hợp đồng, chứng từ giả nhưng trên hệ thống sổ sách của Vietinbank không hề có", ông giải thích.

Mặc dù khẳng định không bồi thường, ông cho biết toàn hệ thống Vietinbank phải rút bài học kinh nghiệm sau vụ việc của Huyền Như, sẽ tăng cường chỉ đạo từng đơn vị về quản trị nội bộ, rủi ro và sẽ "sa thải nhanh bất cứ cá nhân nào vi phạm". Ông nói: "Sẽ không trừ một ai. Càng cấp cao, lãnh đạo thì càng phải xử lý nhanh, xử lý nặng. Chứ lãnh đạo có chức có quyền mà sai thì tan tành mây khói".

Trong khi đó, chia sẻ với VnExpress, nhiều chuyên gia và luật sư cho rằng để một cá nhân tự tung tự tác lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng như Huyền Như là do khâu kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro của ngân hàng có vấn đề.

Theo nguyên lãnh đạo pháp chế của một ngân hàng nhìn nhận hệ thống ngân hàng có một "khuyết tật" lớn về con người. Theo ông, quy trình kiểm soát nội bộ nhà băng nào cũng có nên việc một cá nhân có thể làm giả hàng loạt giấy tờ, chiếm đoạt tiền gửi của các cá nhân tại ngân hàng như trong vụ Huyền Như không thể chấp nhận được. "Nhất là người đó khi ở chi nhánh, gần như không có quyền hành như một lãnh đạo mà lại có thể giả mạo người gửi tiền lấy thẻ tiết kiệm đi cầm cố và một loạt sai phạm khác", vị này nói.

Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia tài chính hiện là giám đốc của một viện nghiên cứu kinh tế cho rằng nếu ngân hàng không có lỗ hổng thì Huyền Như không thể huy động được vốn kiểu như vậy. "Tại sao nhân vật đó lại có thể làm được nhiều như thế vẫn là một câu chuyện lớn", ông nói.



Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa. Ảnh: Hải Duyên.


Luật sư Trương Thanh Đức (Hà Nội) cho rằng, sơ hở của hệ thống quản trị rủi ro tại Vietinbank chính là môi trường tạo ra các hành vi phạm tội của Huyền Như. "Nhiều chứng từ và chữ ký giả vẫn lọt qua mọi cửa kiểm soát. Nhiều nghìn tỷ đồng đã được chuyển đi và rút ra bất hợp pháp dễ dàng", ông Đức cho biết.

Khâu quản lý cán bộ và kiểm soát tín dụng của Vietinbank quá lỏng lẻo sau vụ Huyền Như cũng chính là nhận định đầu tiên của Phó chủ tịch Hội luật gia TP HCM, Luật sư Nguyễn Văn Hậu. Theo ông Hậu, mỗi ngân hàng đều có quy trình kiểm soát riêng nhưng trên thực tế có thể người ta chỉ làm chiếu lệ. Ở vụ Huyền Như cho thấy đã bị bỏ lơ hoàn toàn và trách nhiệm này phải thuộc về những người đứng đầu nhà băng chứ không phải mỗi cá nhân người phạm tội”, ông Hậu nhấn mạnh.

Vụ Huyền Như được xem là một trong những vụ lừa đảo lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Trên thế giới, vụ lừa đảo của "ông trùm" Bernard Madoff nhằm chiếm đoạt 50 tỷ USD cũng được xếp vào top lớn nhất trong lịch sử tài chính thế giới. Thủ đoạn của Madoff và Huyền Như đều không mới, theo kiểu lấy tiền của người huy động mới trả lãi cho người cũ. Tuy nhiên, gần đây báo chí Mỹ cho biết, Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan có thể chịu nộp phạt 2,6 tỷ USD vì đã "nhắm mắt cho qua" vụ lừa đảo này. Một phần số tiền này sẽ bồi thường cho các nạn nhân.

Trong khi đó, ở vụ Huyền Như, nhiều chuyên gia cho rằng ngân hàng với tư cách là một pháp nhân cũng nên có trách nhiệm với khách hàng khi nhân viên của mình làm sai. "Về nguyên tắc, cán bộ ngân hàng làm sai, trước hết ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Điều này cũng giống như lái xe gây tai nạn, công ty có lái xe phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân, sau đó mới yêu cầu lái xe bồi thường cho công ty", ông Trương Thanh Đức phân tích.

Theo một chuyên gia kinh tế tại TP HCM, hiện nay một số ngân hàng có quy mô quá lớn, trong khi đó khâu quản trị, giám sát còn thiếu và yếu nếu không nói là gần như bỏ ngỏ. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các cán bộ tha hoá về đạo đức lợi dụng và vi phạm pháp luật. "Đây là một lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng cần phải khắc phục ngay", ông nói. Ngoài thiệt hại về tài chính thì danh tiếng của ngân hàng sau những vụ cán bộ nhà băng lừa đảo chắc chắn cũng bị ảnh hưởng lớn trước mắt công chúng.

Luật sư Hậu nhìn nhận, 15 năm kể từ sau vụ Minh Phụng EPCO, hơn 77 người gồm nhiều cán bộ ngân hàng và đại gia có tiếng đã lần lượt bị tử hình và ngồi tù vì những sai phạm trong quản lý tài chính liên quan đến khoảng tiền hơn 5.000 tỷ đồng, thì nay lại tái diễn. Điểm khác là vụ Minh Phụng do nhiều người thực hiện còn lần này thì chỉ một cá nhân Huyền Như vẫn lừa đảo được gần 4.000 tỷ đồng. "Chứng tỏ các ngân hàng chưa rút ra một bài học đắt giá cho mình. Nếu không kiểm soát chặt cán bộ thì thời gian tới sẽ còn có nhiều vụ Huyền Như khác”, ông Hậu cảnh báo.-

Chiêu trò bẫy vốn kiểu Huyền Như

Vietinbank bị đòi trả tiền Huyền Như chiếm đoạt



- Trong vòng vây tín dụng đen (TN). - Chính xác ai mới là bị hại của “siêu lừa” Huyền Như? (ĐV). - Phải chăng “siêu lừa” Huyền Như đã chuẩn bị sẵn những “con đường” thoát tội? (MTG).- “Siêu lừa” Huyền Như: Làm sai vì… sợ xấu hổ (NLĐ). - VietinBank phải có trách nhiệm với khách hàng (TT). - Huyền Như khóc khi nghe lời khai của cấp dưới (PLTP). - Bị cáo Huyền Như ứa nước mắt khi các đồng nghiệp nhận tội (MTG). - Xử “đại án” Huyền Như: Các bị cáo nguyên cán bộ Vietinbank thừa nhận sai phạm (LĐ). - Vụ lừa 4000 tỷ: Vietinbank là bị đơn và phải bồi thường ? (VNN). - Vụ thất thoát 120 tỉ đồng ở Agribank Tân Bình: Đề nghị hai án chung thân (TN).



2000 tỷ, -(Vinashin chỉ còn bị lỗ 970 tỷ từ (86 nghìn tỷ)?!

- Nữ đại gia ‘lừa tiền tỷ’ qua lời kể của giới chứng khoán (VNE). Nữ đại gia ’lừa nghìn tỷ’: Lời kể của giới chứng khoán (09/10/2011) – Lùm xùm quanh chuyện nhà đầu tư vỡ nợ (TBKTSG). – Bắt trùm lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng(Tuổi Trẻ). – Khởi tố một phụ nữ lừa trên 2.000 tỉ đồng (Thanh Niên). – ORS lên tiếng về vụ lừa đảo chứng khoán ‘khủng’ (TP)

- Vụ lừa đảo trên TTCK: Đại gia minh oan (ĐV)-(Đất Việt) Công ty chứng khoán, ngân hàng liên tiếp phát thông báo liên quan đến việc lừa đảo “khủng” trên thị trường chứng khoán (TTCK). Trước đó, cơ quan chức năng đã bắt giữ bà Huỳnh Thị Huyền Như, thành viên HĐQT Công ty chứng khoán Phương Đông, vì lừa đảo nhiều người góp vốn để đầu tư, trong đó có chứng khoán.

>> Thị trường chứng khoán ‘rúng động’ vì nghi án lừa đảo

Công ty chứng khoán Phương Đông (ORS) trưa 7/10 đã phát thông báo bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông tin đang xemxét tư cách thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thị Huyền Như. Bà Như được một nhóm cổ đông đề cử và được bầu làm thành viên HĐQT ORS từ ngày 18/5/2011. Thông báo cũng khẳng định, bà Như không mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại ORS, công ty cũng không hề có bất kỳ giao dịch vay mượn nào với cá nhân bà Như.

Thị trường chứng khoán đang rúng động vì vụ lừa đảo lên đến hàng nghìn tỷ đồng.Ảnh minh họa.

Trước đó, chiều 5/10, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng có công văn gửi các cơ quan chức năng liên quan đến vụ việc. Vietinbank cho rằng, xuất phát từ vụ lừa đảo này, những ngày qua đã xuất hiện tin đồn thất thiệt cho rằng Vietinbank có tỷ lệ nợ xấu cao. Đây là động cơ có chủ ý làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh, giá trị cổ phiếu của Vietinbank.

Vietinbank thừa nhận, có hiện tượng một số ngân hàng thương mại cổ phần thông qua các công ty "sân sau" cấu kết với phần tử xấu trong và ngoài hệ thống ngân hàng. Trong đó, hai cán bộ Vietinbank bị lôi kéo làm hồ sơ, hợp đồng, chữ ký, con dấu giả... để chuyển tiền qua hệ thống một số nhà băng, lấy tiền ngân hàng sử dụng cho mục đích khác. Vietinbank khẳng định không chịu bất kỳ tổn thất gì về tài chính liên quan tới vụ việc trên. Hiện tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank chỉ ở 1,2%, thấp nhất trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Ngân hàng này đã sa thải, hủy hợp đồng lao động 2 cán bộ có hành vi bất hợp pháp.

Công ty CP chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) được nghi có dính đến vụ việc cũng khẳng định không ghi nhận trường hợp nợ xấu nào tới thời điểm này. Ngoài ra, trong danh sách khách hàng cũng không có khách hàng nào tên Như đang có tài khoản và sử dụng đòn bẩy tài chính của KEVS. Theo KEVS, tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ margin của KEVS chỉ được cấp hạn mức tối đa 9 tỷ/khách hàng, tương đương 3% vốn điều lệ của công ty theo đúng quy định.

Tin đồn vỡ nợ, lừa đảo trên OTC (thị trường cổ phiếu chưa niêm yết) này đã lan trên thị trường chứng khoán mấy ngày nay. Con số thiệt hại theo đồn đoán lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nạn nhân là những môi giới OTC và công ty chứng khoán dễ dãi trong việc cấp hạn mức margin cho khách hàng.

Đầu mối chủ yếu là việc bà Như thành lập một công ty mở tài khoản ở một ngân hàng tại TP HCM. Mặc dù lĩnh vực hoạt động là đầu tư, kinh doanh bất động sản… nhưng thực chất công ty này huy động vốn với lãi suất rất cao (khoảng 5-7,5%/tháng) từ cá nhân, tổ chức, rồi thực hiện các dịch vụ đáo nợ ngân hàng. Tại một ngân hàng, cơ quan công an đã xác định có đến 86 tài khoản được mở liên quan đến bà Như. Ngoài ra, bà Như còn dùng tài khoản của người thân mở tài khoản tại một số công ty chứng khoán để đầu tư.

Theo HoSE, vụ việc không liên quan đến đơn vị này vì hoạt động xảy ra trên sàn OTC, không thuộc thẩm quyền quản lý của HoSe, kể cả các hoạt động margin của những công ty chứng khoán.


- Vụ lừa đảo trên TTCK: Đại gia minh oan (ĐV). . Vỡ lở vụ lừa khủng trên thị trường chứng khoán




ORS lên tiếng về vụ lừa đảo chứng khoán 'khủng'
TP - Sau thông tin bà Huỳnh Thị Huyền Như, thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) liên quan vụ lừa đảo trên TTCK (Cơ quan Công an đang điều tra) được các phương tiện thông tin đăng tải, hôm qua 7-10, ORS lên tiếng về việc này.

-Một phụ nữ lừa đảo trên 2.000 tỉ đồng

- Kinh tế Việt Nam: Đã qua giai đoạn khó khăn nhất! (Tầm nhìn). - Chiến lược trụ bão của doanh nghiệp: Phải sống (VEF).

Chiến lược trụ bão của doanh nghiệp: Phải sống (08/10/2011 06:00 GMT+7)
“Nhà máy bột giấy Con Cuông đã vận hành lại" (8/10)
- Võ Trí Hảo (Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội): Quyền lực nhà nước nhìn từ mô hình công ty cổ phần (TVN).
- Sắp sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (VNE).

HD Bank phủ nhận chủ trương vượt trần lãi suất (VEF)-- Nghi án đồng nghiệp ‘tố’ HDBank vượt trần lãi suất (VNE). – Ngân hàng Nhà nước ra “tối hậu thư” cho HD Bank (DT).

-Sẽ kiểm soát cho vay có bảo đảm bằng vàng (VEF)

-Từ 10/10, hệ số rủi ro khoản cho vay đảm bảo bằng vàng là 250%

(Tamnhin.net) - Ngày 8/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 33/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) và Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.

Cuối tuần, vàng tiếp đà lao dốc (VEF)- Sau động thái “dập đầu cơ” thị trường vàng: “Nguội” cả giá lẫn giao dịch (LĐ). – ‘Ổn’ vàng có thể ‘bình’ USD? (ĐV).--
- Nợ xấu ngoại tệ và tỷ giá cuối năm (Tầm nhìn).

- Tàu cá tiền tỉ… phơi nắng (SGTT). – Hà Tĩnh: Tàu tải trọng 1.000 tấn bị chìm(DV).
Nhà đa chức năng tiền tỉ bị "trùm mền"
(TNO) Cuối năm 2010, Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Nâm N’Jang, H.Đắk Song (Đắk Nông) được cấp gần 1,6 tỉ đồng để xây dựng nhà đa chức năng. Công trình do Phòng GD-ĐT H.Đắk Song làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty TNHH MTV Thái Anh Thịnh.


- Xăng dầu không giảm giá, chờ… kiểm tra (LĐ). – Sửa luật để giảm giá xăng dầu: DN lo đứt nguồn cung (VTC).

Khủng hoảng kinh tế thế giới và những bài học đối với Indonesia
- Đến lượt Úc điều tra Trung Quốc thao túng tiền tệ (TBKTSG). - Đức-Pháp bất đồng trong việc cứu trợ hệ thống ngân hàng (DVT/Reuters).- Đức ủng hộ mạnh mẽ việc EU ký FTA với Việt Nam (TTXVN).
- Triển vọng ngành chế tạo Mỹ ‘tốt hơn’ – (BBC).
Obama : Trung Quốc và châu Âu cần có hành động về kinh tế


Hơn 200 triệu nạn nhân của “khủng hoảng việc làm”(Tamnhin.net) - Khủng hoảng kinh tế, tiền tệ nhất là nợ công hiện đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có khủng hoảng việc làm với hơn 200 triệu người là nạn nhân.

Tổng số lượt xem trang