Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Ai đang cầm trịch ở ASEAN? Bước khiêu vũ Biển Đông

Trung Quốc, Ấn Độ: Ai bao vây ai?: China, India perform dangerous new dance of encircler, counter-encircler (WP 26-11-11) --  
Chính sách Mỹ ở Thái Bình Dương: America is back in the Pacific and will uphold the rules (FT 27-11-11) -- Bài quan trọng của Tom Donilon, cố vấn anh ninh quốc gia của Mỹ

ASEAN VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG basam-ASEAN VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG Hà Anh Tuấn Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Đại học New South Wales, Sydney, Australia. Tóm tắt Căng thẳng đang leo thang xung quanh những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong vài năm quan đã trở thành mối quan ngại chính về an ninh ở khu vực

-Bước khiêu vũ Biển Đông - Carlyle A. Thayer/The Wall Street Journal
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Nhược điểm của khối ASEAN buộc các thành viên phải thủ thế. Nhưng tạo vấn đề trở thành quốc tế có thể có hiệu quả.
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali tuần trước đã chứng kiến một loạt các hoạt động nhộn nhịp về vùng Biển Đông. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu lên vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phản đối, lập luận rằng hội nghị thượng đỉnh không phải là nơi để thảo luận về các vấn đề cần được giải quyết song phương giữa các quốc gia có liên quan. Cuối cùng, sau khi 16 trong số 18 nhà lãnh đạo đã nêu ra vấn đề an ninh hàng hải trong phần phát biểu của họ, chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono giải thích rằng mối đồng thuận ấy đã khiến vấn đề ấy được thực sự mang ra thảo luận.

Trong khi điều này là một dấu hiệu hy vọng, các nghi ngờ vẫn còn đó cho dù ASEAN có được sự liên kết để thương lượng được một giải pháp song phương thoả mãn cho cuộc tranh chấp với Bắc Kinh. Việc quốc tế hóa vấn đề đến một phạm vi khả hữu có thể là niềm chắc chắn nhất để áp lực Trung Quốc phải xuống giọng xuống trong quan điểm "chủ quyền không thể tranh cãi" hơn 80% vùng Biển Đông của mình.
Năm nay Trung Quốc đã tích cực khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình trong khu vực bằng cách thử thách các tàu thăm dò dầu hoạt động trong vùng biển do Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trong một trường hợp trước đây, một tàu Trung Quốc đã buộc một chiếc tàu thăm dò đã buộc phải rời khỏi vùng Bãi Cỏ Rong. Còn đối với phía Việt Nam, tàu Trung Quốc đã cắt giảm các cáp thăm dò của hai tàu giám sát địa chấn.
Hiện nay Trung Quốc và các thành viên ASEAN sắp bắt đầu đàm phán về một Quy tắc ứng xử để làm giảm căng thẳng. Tuy nhiên, ASEAN đã thất bại trong việc thông qua một chính sách chung về vấn đề này, về cơ bản chính là phải chiụ thua phía Trung Quốc rằng vấn đề an ninh hàng hải chỉ có liên quan đến sáu bên khiếu kiện - Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei - chứ không bao gồm sáu thành viên khác - vốn không phải là các bên khiếu kiện - của khối Asean.
Đây là một chiến lược sai lầm hết sức sâu sắc. An ninh hàng hải ở Đông Nam Á ảnh hưởng đến cả hai bên khiếu kiện và không khiếu kiện vì luật pháp quốc tế áp dụng ngang nhau ở mọi nơi. Đạt được một Quy tắc ứng xử như thế ở Biển Đông sẽ cho phép Trung Quốc tuỳ tiện hành động quyết đoán ở vùng biển Đông Nam Á trải dài từ Ấn Độ Dương đến phía đông vịnh Thái Lan.
Với hành động đầu hàng của ASEAN như thế, thật là ngạc nhiên khi Philippines và Việt Nam, đang bảo hiểm cho phần cược của mình như một bước khởi đầu. Cả hai đều tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cường quốc lớn trong khu vực, bao gồm cả Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cả hai cũng đang cố gắng để duy trì mối quan hệ tốt với Bắc Kinh.
Cả hai quốc gia ASEAN này đang ve vãn Mỹ và trang bị vũ khí cho một cuộc xung đột có tiềm năng xảy ra, thực hiện các biện pháp tăng cường lực lượng quân sự của họ cho những tiếp diễn của vùng biển Nam Trung Hoa. Philippine đã sửa đổi học thuyết quốc phòng của mình bao gồm việc bảo vệ lãnh thổ và tăng kinh phí quốc phòng để hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Đầu năm nay, ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã đến Washington để thuyết phục rằng hiệp ước năm 1951 giữa hai nước buộc siêu cường này phải hỗ trợ cho quốc phòng của Manila.
Còn đối với Việt Nam, vài năm trước đất nước này từng công bố rằng họ sẽ mua sáu tàu ngầm quy ước hạng Kilo từ Nga. Năm nay, Việt Nam đã nhận chuyến giao hàng thứ hai của một tàu khu trục có tên lửa dẫn đạo hạng Gepard của Nga, khẩu đội tên lửa Batison chống hạm từ đất liền thứ hai của mình và các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30. Thậm chí Việt Nam đã tổ chức tập trận hải quân bắn đạn thật để báo hiệu cách giải quyết của mình sau khi sự cố bị cắt cáp.
Và còn có cả việc gia tăng các quan hệ quốc phòng với Mỹ. Năm nay Hà Nội và Washington đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng đầu tiên của họ và hai tàu hải vận quân sự của Mỹ đã thực hiện các sửa chữa nhỏ trong vịnh Cam Ranh.
Nhưng điều này không có nghĩa là Việt Nam đang từ bỏ mối quan hệ quân sự với Trung Quốc. Những nhà phân tích an ninh từng nghĩ rằng Mỹ sẽ quay trở lại căn cứ cũ của mình tại Vịnh Cam Ranh là quá vội vàng. Trong thực tế, Việt Nam đã sử dụng thành công một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ để nâng cao vị thế mặc cả với Trung Quốc. Năm nay, Việt Nam đã tiến hành tuần tra hải quân chung với hải quân Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân Việt đã thực hiện chuyến ghé cảng lần thứ hai của họ sang Trung Quốc. Bản Tuyên bố chung được công bố nhân chuyến thăm của Tổng thư ký Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Trung Quốc chứa đựng một đoạn dài mô tả cuộc hợp tác quốc phòng trong tương lai.
Thành phố Manila và Hà Nội đã tìm cách lấy lòng Trung Quốc về ngoại giao để làm giảm căng thẳng. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng trước khi Tổng thư ký Trọng đã đến thăm vào tháng Mười.
Nhưng chính sách này không phải chỉ là để khích động Mỹ chống lại Trung Quốc. Cả hai nước đều đang cố gắng quốc tế hóa vấn đề. Năm nay Philippine đã đi đầu bằng cách nêu vấn đề này ra với Liên hợp quốc và vận động các thành viên ASEAN hỗ trợ cho một sáng kiến nhằm minh định khu vực nào trong vùng biển Nam Trung Hoa là tranh chấp và khu vực nào không.
Ông Aquino và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cũng đã thực hiện những chuyến thăm riêng đến Tokyo, nơi họ tìm được sự ủng hộ của Nhật Bản. Việt Nam khéo léo cử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Ấn Độ trong khi nhà lãnh đạo đảng của họ ở Bắc Kinh. Việt Nam và Ấn Độ đã công bố một thỏa thuận lớn về dầu khí, từng khiến Trung Quốc phải phản đối tức khắc.
Sau đó, việc tiếp cận với Mỹ là một phần của chiến lược quốc tế. Năm ngoái, chính Việt Nam, khi ấy là chủ tịch khối ASEAN, đã vận động Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực để đưa ra các vấn đề về Biển Đông. Vào tháng Bảy, mười một ngoại trưởng đã hợp cùng ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton để nêu lên những mối quan tâm này.
Đây không phải là vấn đề chống lại Trung Quốc, mà đúng hơn là vì hòa bình và thịnh vượng có ảnh hưởng đến tất cả ở châu Á. Tại Bali, ông Obama trình bày lại quan điểm của Mỹ mà bà Clinton đã trình bày rõ ràng hồi năm ngoái - Mỹ không đứng về phe nào, mà chỉ hỗ trợ một quá trình hòa bình, hợp tác ngoại giao dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển nói riêng. Ông cũng tái khẳng định lợi ích của Mỹ bao gồm tự do hàng hải và một nên thương mại quốc tế không bị cản trở.
Trung Quốc có thể nghiến răng tức giận, nhưng Obama đã hành động đúng và có hiệu quả. Vấn đề này là thuộc về toàn cầu và chỉ có thể buộc những quốc gia ở châu Á phải chọn đứng về một bên. Bắc Kinh, vốn lo lắng đến việc giữ thể diện trên sân khấu quốc tế, sẽ phải mềm mỏng. Điều này có thể là một cơ hội cho ASEAN để tạo áp lực khiến Trung Quốc phải giải quyết. Một giải pháp hợp tác là khả thi, nếu ASEAN sẵn sàng cho cuộc thử thách.

-Ai đang cầm trịch ở ASEAN?NGUYỄN HUY THEO ATIMES
Các nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á đang nhìn về phía bắc tới lục địa châu Á và về phía đông xuyên Thái Bình Dương để thấy hai "tài sản lớn", khác biệt và bổ sung cho khu vực của họ: Đó là nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc và sức mạnh quân sự vô dịch của Mỹ.

Điều này không có nghĩa là đánh giá thấp tầm quan trọng về mặt kinh tế của Mỹ với Đông Nam Á. Với tất cả sự cường điệu về việc Trung Quốc trỗi dậy còn Mỹ thì sụt giảm, biện pháp đánh giá có thể là dựa vào giá trị thương mại và dòng chảy đầu tư thì sự tương tác kinh tế giữa ASEAN với Trung Quốc và Mỹ năm 2009 là mạnh mẽ như nhau.


Trung Quốc và Mỹ mỗi bên đều nhập khẩu 10,1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN. Với dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nền kinh tế ASEAN, tổng cộng trong năm 2009, Trung Quốc và Mỹ chiếm tỉ lệ gần như ngang bằng - 10,4% và 10,8% tương ứng.
Tuy nhiên, trở lại năm 2003, Mỹ gấp ba lần Trung Quốc trong nhập khẩu hàng hoá ASEAN - 19% so với 6%. Song nhìn từ toàn bộ Đông Nam Á, lợi thế vượt trội của Mỹ với Trung Quốc kể từ đó cũng đã biến mất. Từ 2003 - 2008, thị phần của Trung Quốc với toàn bộ thương mại Đông Nam Á ở mức ngạc nhiên 26% hàng năm - con số mà thị trường Mỹ có thể không theo kịp.
Đông Nam Á không có nghĩa là từ bỏ thị trường Mỹ, đầu tư Mỹ hay thậm chí là tài chính Mỹ. Rất nhiều nhà phânt ích chính sách ở Đông Nam Á mong muốn sự tham gia kinh tế của Mỹ. Tuy nhiên, ở đây có sự tồn tại tư duy rằng, Bắc Kinh và Washington đóng những vai trò riêng biệt: Trung Quốc - đối tác kinh tế tạo điều kiện cho thịnh vượng, còn Mỹ là nhà cung cấp an ninh, bảo vệ hoà bình.
Sự phân đôi như vậy là dễ hiểu. Nó nắm bắt được lợi thế so sánh cho Đông Nam Á mà mỗi bên phía ngoài có thể đem lại: sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc, và thế vô song của quân sự Mỹ. Nó cũng tránh được nguy cơ - mà rất nhiều người Đông Nam Á sẽ nói là điên rồ.....
Dù Trung Quốc tìm kiếm bá quyền ở khu vực là vấn đề mà rất nhiều người không nhất trí, thì ASEAN cũng sẽ không sẵn sàng mời Trung Quốc thế chân Mỹ trong vai trò an ninh ở Đông Nam Á.
Đối với đánh giá Mỹ có thể mang lại nhiều thứ hơn thị trường của mình, Đông Nam Á mong muốn giao dịch nhiều hơn với Mỹ, thu hút thêm nhiều đầu tư từ họ và hưởng lợi nhiều ơn từ công nghệ Mỹ. Nhưng họ e ngại rằng, những khó khăn trong nước cùng với sự tranh cãi chính trị có thể đẩy ra các ưu tiên của Mỹ với châu Á. Những gì quá cường điệu về sự sụt giảm kinh tế của Mỹ đã khiến cho Trung Quốc được chú ý hơn.
Đua tranh
Theo nhiều nhà phân tích, dường như đang diễn ra sự cạnh tranh cộng đồng trong khu vực. Có ASEAN + 3 (APT) không bao gồm Mỹ, so với sự nổi bật về vấn đề an ninh trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) mà cả Trung Quốc và Mỹ đều tham dự. Bắc Kinh thích Đông Á chỉ APT hơn là một EAS lớn hơn, nơi ảnh hưởng của họ bị loãng đi. Trung Quốc xem APT gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc như một Cộng đồng Đông Á mới hình thành trên cơ sở thương mại và đầu tư, một tầm nhìn mà ASEAN chia sẻ.
Nằm ở phần "không thuận", phía đông của Thái Bình Dương, Mỹ có bổn phận thông qua địa lý duy trì một không gian xuyên Thái Bình Dương.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã bày tỏ rằng, đại dương - hướng tây - là ưu tiên Mỹ khi ông chru trì cuộc gặp đầu tiên của các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương bao gồm cả Trung Quốc ở thành phố biển Seattle năm 1993. Triển vọng Thái Bình Dương thậm chí còn hiển hiện rõ ràng hơn tại Hawaii với cuộc gặp APEC do Tổng thống Mỹ Obama chủ trì. Nhưng APEC đã không sống với lời hưa ban đầu của mình như một nền tảng cho cộng đồng kinh tế xuyên Thái Bình Dương - một Khu vực Tự do Thương mại châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).
Có hai câu hỏi đặt ra: Liệu APT tập trung vào kinh tế nên có khao khát về một vai trò an ninh? Ngược lại, EAS với đặc quyền an ninh, có nên cũng phát triển một chương trình nghị sự về kinh tế? Nhấn mạnh tính hợp thời của câu hỏi này là lịch trình liên tiếp từ cuộc gặp của các nhà lãnh đạo APEC tại Honolulu ngày 12-13/11 và EAS ở Nusa Dua, Indonesia ngày 19/11.
Trong điều kiện hiện nay, APT sẽ không mở rộng dấu ấn để bao gồm phương diện an ninh truyền thống. Trung Quốc không bị áp lực cho sự mở rộng như vậy và các quốc gia ASEAN cũng hoài nghi về việc Bắc Kinh có đồng hành. Trung Quốc cuối cùng sẽ đóng một vai trò an ninh khu vực với sức mạnh cứng dù được tán thành hay không. Nhưng hiện nay, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á không muốn gây nguy hiểm với thành công của APT bằng cách đưa thêm vào vấn đề chủ quyền và an ninh trong chương trình nghị sự.
Không hoàn hảo
ASEAN hy vọng rằng, ngày nào đó, Trung Quốc sẽ ký Bộ quy tắc hành xử ở Biển Đông mang tính ràng buộc. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, ASEAN sẽ không sẵn sàng đề nghị Bắc Kinh trở thành người bảo trợ duy nhất cho an ninh khu vực ở Đông hay Đông Nam Á. Trong bối cảnh nhạy cảm này, một tâm điểm an ninh cho EAS sẽ được coi là hàng rào chống lại sự quả quyết không được mong đợi của người Trung Quốc.
Tuy nhiên, hàng rào ấy vẫn hoàn toàn chỉ mang tính biểu tượng. EAS đến thời điểm này cũng chỉ như cuộc trao đổi hàng năm.
Nếu APT sẽ không sớm thành một tổ chức toàn diện bằng cách đưa an ninh vào các quan tâm kinh tế, thì EAS thế nào? Họ sẽ mở rộng theo chiều hướng đối lập, đưa kinh tế khu vực vào an ninh khu vực như một mục tiêu chú ý?
Quan chức Trung Quốc đã không chào đón sự hình thành của EAS và dường như giờ đây họ miễn cưỡng đưa vấn đề kinh tế vào chương trình. Bắc Kinh buộc phải "nhường vai" cho dù Mỹ và các bạn bè dân chủ của họ ngoài Đông Á gồm Ấn Độ, Australia hay New Zealand đều tham gia hội nghị thượng đỉnh, và có thể làm hỏng các mục tiêu của Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc sẵn sàng là người đứng đầu trong số 13 nền kinh tế APT và trở thành trung tâm kinh tế toàn cầu, thì tại EAS với 18 thành viên, ảnh hưởng kinh tế của họ sẽ được gia tăng. Nhưng ưu tiên hiện nay của Trung Quốc là phát triển APT thành một cộng đồng kinh tế Đông Á để qua đó phản ánh và phô trương các lợi thế so sánh của chính Trung Quốc.
Giống như Bắc Kinh, nhưng với rất nhiều lý do khác nhau, chính quyền Obama không muốn EAS trở thành một diễn đàn kinh tế. APEC đã là một, vậy tại sao lại cần phải nhân bản một chữ "E" - "Kinh tế" - trong cái tên của diễn đàn khác?
(Còn tiếp)
-Nguồn: -Ai đang cầm trịch ở ASEAN?


-Ấn Độ với bàn cờ Thái Bình Dương của Mỹ TVN
-CHÂU GIANG DỊCH TỪ THEHINDUBUSINESSLINE

Theo chuyên gia Srintath Raghavan, thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi, trong khi Mỹ vạch kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc, Ấn Độ nên thận trọng trước quyết định có nên tham gia vào bàn cờ Thái Bình Dương của Mỹ.

Gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á gần đây, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói rằng sự hiện diện của Ấn Độ ở khu vực biển Đông đang tranh chấp hoàn toàn mang tính thương mại. Ông nói thêm rằng vấn đề lãnh thổ nên được giải quyết theo luật pháp quốc tế.
Tuyên bố của Thủ tướng Singh đã đặt lại thế cân bằng rất cần thiết cho các cuộc thảo luận - tại Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây -  về sự can dự của Ấn Độ trong khu vực. Câu chuyện được nói nhiều gần đây là biển Đông là một khu vực mới của sự đối đầu chiến lược Trung - Ấn. Một bài xã luận trên một nhật báo của Trung Quốc còn đi xa hơn khi cảnh báo Ấn Độ rằng "các hành động của họ tại biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn".
Trên thực tế, khi Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh ký các hợp đồng khai thác dầu khí chung với Việt Nam ở hai khu mỏ năm 2006, Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) đã không ý thức về các tác động nhạy cảm tiềm ẩn của thỏa thuận này cho đến tháng 11/2007, sau khi Trung Quốc đưa ra phản đối chính thức... New Dehli sau đó có quan điểm tiếp tục khai thác. Như vậy, giả định cho rằng Ấn Độ đã có một động thái chiến lược được cân nhắc kỹ trong việc gắn mình vào tranh chấp biển Đông là có thể phủ nhận.
Trong một năm rưỡi qua, kể từ khi tranh chấp này nóng lên, các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực đã khuyến khích Ấn Độ có một sự hiện diện lớn hơn. Không có lý do gì để Ấn Độ lùi lại - nếu như việc này không gây khó cho họ trong các tranh chấp với Trung Quốc. Việc Ấn Độ cần có những bước đi thận trọng xuất phát từ các thay đổi lớn hơn đang diễn ra trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Liên minh Thái Bình Dương và Trung Quốc
Điểm chính của những thay đổi này là quyết định của Mỹ thay đổi trọng tâm chiến lược sang châu Á. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gần đây viết: "Tương lai nền chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải ở Afghanistan hay Iraq, và Mỹ sẽ ở trung tâm của hành động này". Tổng thống Barack Obama tuyên bố trong một phát biểu hồi tuần trước rằng "nước Mỹ sẽ hoàn toàn có vị trí của mình ở châu Á Thái Bình Dương thế kỷ 21. Đây là một quyết định đã được cân nhắc và mang tính chiến lược".
Quyết định này đã được cụ thể hóa trong một loạt động thái của Mỹ nhằm tạo một kiến trúc mới cho châu Á trong cả lĩnh vực kinh tế và an ninh. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng Mỹ vẫn là cường quốc số 1 ngay cả khi họ đang trải qua thời kỳ suy yếu tương đối do Trung Quốc đang nổi lên.
Về mặt kinh tế, Mỹ đang thúc đẩy một Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Được ký kết năm 2005 bởi Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, TPP đã thu hút sự quan tâm của 5 quốc gia khác: Australia, Malaysia, Peru, Nhật Bản và Việt Nam.
TPP có một lịch trình đầy tham vọng. Nó nhằm đến một FTA thông thường với các điều khoản bảo vệ sở hữu trí tuệ; tạo các nền tảng quy chế và chính sách đầu tư thân thiện; và hướng đến các vấn đề đang nổi, trong đó có các giải pháp nhằm đảm bảo các công ty nhà nước "cạnh tranh lành mạnh" với các công ty tư nhân và không để các công ty tư nhân rơi vào thế bất lợi.
Trung Quốc coi TPP là một nhóm kinh tế nhằm trực tiếp vào mình. Điều này không ngạc nhiên, vì TPP được thúc đẩy khi các lãnh đạo Mỹ cũng đang khiển trách Trung Quốc vì hoạt động thương mại không công bằng. Rõ ràng Mỹ hy vọng rằng một TPP thành công sẽ có thể bắt Trung Quốc phải phù hợp với nó - giống như Trung Quốc đã phải làm với APEC và WTO.
Khía cạnh an ninh của kiến trúc này rõ ràng hơn, nhằm cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đã ký một thỏa thuận đồn trú 2.500 binh lính Mỹ tại Australia. Họ tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh chính thức khác trong khu vực: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan.
Quan trọng nhất, sau khi làm quan sát viên nhiều năm liền, Mỹ đã chính thức gia nhập EAS. Washington có ý định biến EAS thành diễn đàn chính về an ninh và các vấn đề chính trị của khu vực.
Họ đã chứng tỏ sẵn sàng can dự vào các tranh chấp khu vực, như biển Đông. Giới lãnh đạo Mỹ cũng nói về tầm quan trọng của quan hệ đối tác với Ấn Độ trong cam kết của mình với khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Tác động đối với Ấn Độ
Mỹ và các đồng minh đều thận trọng khi dùng từ "chính sách ngăn chặn" khi nói về Trung Quốc. Về phần mình, người Trung Quốc hiểu từ này theo đúng nghĩa đen của nó. Tuy nhiên, không thể so sánh với chiến lược lớn của Mỹ chống Liên Xô trong chiến tranh Lạnh.
Các động thái hiện nay giống hơn với những ý định của Mỹ nhằm xây dựng một kiến trúc kinh tế, chính trị và an ninh xuyên Đại Tây Dương sau khi bức tường Berlin sụp đổ - một kiến trúc mà Nga đã bị loại ra ngoài. Sự lao dốc tự do của nền kinh tế Nga trong những năm 1990 cho thấy rõ rằng họ đã không thể chống lại các cấu trúc do Mỹ đặt ra. Tuy nhiên, vị trí địa chính trị của Trung Quốc trong các thập kỷ tới sẽ khác nhiều.
Trong kịch bản đang nổi lên này, Ấn Độ cần thận trọng. Thủ tướng Singh tuyên bố tại EAS rằng Ấn Độ ủng hộ "một kiến trúc mở, toàn diện và minh bạch trong hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Các lợi ích của Ấn Độ sẽ không phụ thuộc vào một kiến trúc khu vực do Trung Quốc chế ngự, hay bất cứ ai khác nhằm vào Trung Quốc. Hơn nữa, Ấn Độ có một chặng đường dài đáng kể để đi trước khi trở thành một người chơi nghiêm túc tại Đông Á. Các quan hệ kinh tế của họ trong khu vực mới chỉ bắt đầu phát triển.
Sẽ tốt nếu chúng ta nhớ rằng thương mại Trung Quốc với ASEAN gần gấp 5 lần với Ấn Độ. Ấn Độ hầu như tách khỏi chuỗi dây chuyền cung ứng và sản xuất vốn là trung tâm của của các nền kinh tế Đông Á. Tương tự, dù Ấn Độ không có lợi thế tương đối trong lĩnh vực biển, nước này còn lâu mới trở thành một cường quốc biển đáng được tính đến. Trong tương lai, thách thức quan trọng đối với Ấn Độ sẽ là xây dựng các năng lực của mình trong khi tránh xa sự đối đầu Trung - Mỹ trên biển. New Delhi nên đảm bảo rằng việc họ vươn tới Đông Á không quá tầm.


-------

Tổng số lượt xem trang