Andrew G. Berg và Jonathan D. Ostry
Finance & Development, September 2011, Vol. 48, No. 3
Tqvn2004 chuyển ngữ
Finance & Development, September 2011, Vol. 48, No. 3
Tqvn2004 chuyển ngữ
Liệu chúng ta có thể đạt cả hai cùng lúc, hay là được cái này thì mất cái kia?
Trong cuốn sách nhiều ảnh hưởng năm 1975 có tên "Bình Đẳng và Hiệu Quả: Một sự đánh đổi lớn", tác giả Arthur Okun đã lập luận rằng theo đuổi Bình Đẳng có thể làm giảm Hiệu Quả (hay giảm sản lượng đầu ra của một nền kinh tế, với cùng đầu vào). Nhà kinh tế học đã quá cố thuộc Viện Brookings và trường đại học Yale đã nói rằng, phân chia thu nhập một cách bình đẳng trong xã hội không chỉ làm giảm động lực lao động và đầu tư trong xã hội, mà còn tạo ra một chi phí đáng kể cho toàn xã hội, bởi nỗ lực tái phân chia thu nhập - thông qua các cơ chế như thuế hoặc lương tối thiểu - cũng tốn kém. Okun liên hệ cơ chế này với hình ảnh "một cái xô thủng đáy". Khi nguồn lực [xô nước] được chuyển từ người giàu sang người nghèo, nó "sẽ rơi rụng dọc đường [bởi lỗ thủng đáy xô], và người nghèo sẽ không nhận được tất cả khoản tiền thu được từ người giàu", bởi chi phí quản lý [lương cho ngành thuế chẳng hạn] và sự thiếu động lực lao động của cả người trả thuế [bạn không thích lao động vì thành quả của nó bị người ta chiếm mất một phần] lẫn người nhận trợ cấp [bạn không muốn lao động vì bạn nghĩ nhà nước / xã hội sẽ lo cho bạn].
Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng xã hội buộc phải lựa chọn giữa hai con đường: Một bên là nền sản xuất hiệu quả, và một bên là xã hội phân bổ thu nhập và của cải một cách bình đẳng? Phải chăng công bằng xã hội và sản xuất xã hội luôn đối nghịch và gây chiến với nhau?
Câu trả lời ngắn gọn: KHÔNG!
Trong một nghiên cứu gần đây (Berg, Ostry, và Zettelmeyer, 2011; và Berg và Ostry, 2011), chúng tôi phát hiện ra rằng khi nhìn vào tăng trưởng trong dài hạn, sự đối nghịch giữa bình đẳng và hiệu quả có thể không tồn tại. Ngược lại, bình đẳng tỏ ra là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì phát triển. Thế giới chứng kiến những quốc gia có thể duy trì phát triển nhanh trong nhiều năm, thậm chí trong nhiều thập niên; trong khi ở những quốc gia khác, tăng trưởng nhanh chóng bị đảo ngược. Sự khác biệt giữa hai nhóm quốc gia này có thể nằm ở mức độ bất bình đẳng. Các quốc gia có thể chứng kiến tình huống tăng cường bình đẳng cũng đem lại hiệu quả cao hơn, hiểu theo nghĩa là phát triển bền vững hơn trong dài hạn.
Bất bình đẳng ảnh hưởng tới phát triển và các đầu ra khác của kinh tế vĩ mô, ở mọi ngóc ngách của quả địa cầu. Chúng ta không cần nhìn đâu xa, bất bình đẳng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự bất mãn, dẫn đến những cuộc nổi dậy gần đây ở Trung Đông. Và xét theo phương diện lịch sử, sự bất bình đẳng trong thu nhập ở Hoa Kỳ đã tăng lên trong mấy thập niên gần đây rất giống với thời kỳ những năm 1920. Trong cả hai giai đoạn, khu vực tài chính bùng phát, người nghèo vay mượn rất nhiều, và khủng hoảng tài chính diễn ra sau đó (xem bài “Leveraging Inequality,” F&D, Tháng 12/2010 và “Inequality = Indebted” trong số này của F&D). Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây, với nguồn gốc từ thị trường tài chính Hoa Kỳ, có lẽ là kết quả, ít nhất một phần, từ sự gia tăng bất bình đẳng. Với sự bất bình đẳng tăng lên ở Hoa Kỳ và một số nền kinh tế quan trọng khác, mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng càng trở nên quan trọng.
Các nền kinh tế phát triển như thế nào?
Khi nói về tăng trưởng dài hạn, đa số đều ngầm hiểu rằng sự phát triển trong kinh tế là một cái gì đó giống như leo dốc, mà trong đó đòi hỏi phải có sự tăng trưởng đều đặn, dù ít dù nhiều, về thu nhập thực tế, bất chấp đôi lúc bị gián đoạn bởi các chu kỳ kinh tế. Các mô hình trong biểu đồ 1 cho thấy mức độ thu nhập đầu người thực tế (sau khi trừ lạm phát) tại hai nền kinh tế phát triển, đó là Hoa Kỳ và Anh Quốc, là phù hợp với quan niệm chung về tăng trưởng dài hạn.
Tuy nhiên, điều người ta được chứng kiến tại các nền kinh tế đang phát triển lại khác rất xa (xem Biểu đồ 2). Ở một số nước, tăng trưởng giống như leo dốc. Nhưng ở một số nước khác, tăng trưởng lên xuống như trò chơi roller-coaster. Nhìn vào những trường hợp này, Pritchett (2000) và một số nhà nghiên cứu khác đã kết luận rằng, muốn hiểu bản chất của tăng trưởng, người ta phải quan sát những thời điểm mang tính bước ngoặt (turning point) - bỏ qua những biến động nhỏ của tốc độ tăng trưởng do chu kỳ kinh tế tạo ra, và tập trung vào lý giải tại sao một số quốc gia lại có thể duy trì tăng trưởng trong thời gian dài, trong khi một số quốc gia khác lại chỉ duy trì được vài năm, để rồi sau đó rơi vào đình đốn hoặc suy sụp.
Nhìn một cách hệ thống vào các trường hợp khác nhau, người ta rút ra rằng để khởi động tăng trưởng không khó bằng duy trì tăng trưởng (nghiên cứu của Hausmann, Pritchett, và Rodrik, 2005). Ngay cả những quốc gia nghèo nhất cũng có thể tạo ra tăng trưởng trong vài năm, nhưng rồi đuối dần. Những quốc gia tăng trưởng kém chỉ khác với những quốc gia thành công hơn ở chỗ các quốc gia thành công hơn có thể duy trì tăng trưởng trong thời gian dài hơn.
Phân bổ thu nhập và tăng trưởng bền vững
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đánh giá mối liên hệ giữa độ dài một giai đoạn tăng trưởng [từ nay sẽ được gọi là "tuổi thọ phiên tăng trưởng"] với đặc điểm và chính sách ở mỗi quốc gia. Chất lượng của thể chế chính trị và kinh tế, mức độ cởi mở của nền kinh tế, sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, và sự tích lũy vốn xã hội từ lâu đã được coi là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Và chúng tôi phát hiện ra rằng chúng còn ảnh hưởng đến tuổi thọ phiên tăng trưởng nữa.
Chúng tôi cho rằng phân bổ thu nhập (income distribution) có thể cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ phiên tăng trưởng. Bằng phương pháp [tính toán mức độ] tương quan (correlation) đơn giản, chúng ta có thể thấy xã hội càng mất bình đẳng thì càng khó duy trì tăng trưởng bền vững. Biểu đồ 3 vẽ tuổi thọ phiên tăng trưởng theo mức phân bổ thu nhập trung bình trong mỗi phiên cho một số quốc gia mẫu. Chúng tôi định nghĩa một phiên tăng trưởng là giai đoạn kéo dài ít nhất 5 năm bắt đầu với sự gia tăng bất thường của tốc độ tăng trưởng và kết thúc bằng sự suy giảm bất thường của tốc độ tăng trưởng. Thước đo bất bình đẳng là Hệ số Gini, chạy từ 0 (hoàn toàn bình đẳng, tất cả các hộ gia đình đều có cùng thu nhập) tới 100 (hoàn toàn bất bình đẳng, tất cả thu nhập rơi vào tay một hộ gia đình).
Nó dường như trái với logic thông thường khi bất bình đẳng lại liên hệ chặt chẽ với phát triển kém bền vững. Bởi vì bất bình đẳng là cần thiết để nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả và việc khuyến khích vật chất là thứ cần thiết cho đầu tư và phát triển (Chaudhuri và Ravallion, 2007). Nhưng sự bất bình đẳng quá lớn lại dẫn đến sự triệt tiêu tăng trưởng. Ngoài mối nguy hiểm là bất bình đẳng có thể làm tăng khả năng khủng hoảng tài chính, nó cũng có thể đem đến bất ổn chính trị, và điều này gây trở ngại cho đầu tư và kinh doanh. Bất bình đẳng có thể khiến các chính phủ không dám thực hiện những biện pháp khó khăn nhưng cần thiết vào thời điểm nền kinh tế có vấn đề, ví dụ như tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu công để tránh khủng hoảng nợ. Hoặc bất bình đẳng có thể phản ảnh thực trạng người nghèo không có khả năng tiếp cận các dịnh vụ tài chính, điều này khiến họ có ít cơ hội hơn để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh hay giáo dục đào tạo.
Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là liệu những nghiên cứu có hệ thống có chứng minh được rằng xã hội có sự phân bổ thu nhập bình đẳng hơn sẽ duy trì được tăng trưởng bền vững hơn hay không?
Chúng tôi nghiên cứu các phiên tăng trưởng theo cách các nhà nghiên cứu y tế quan sát tuổi thọ trung bình. Họ nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tác, trọng lượng, giới tính và thói quen hút thuốc tới tuổi thọ trung bình; trong khi chúng tôi quan sát xem các yếu tố như thể chế chính trị, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, ổn định kinh tế vĩ mô, nợ và mức độ cởi mở của thị trường có thể ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ của một phiên tăng trưởng. Kết quả tìm được là một mô hình thống kê tuổi thọ phiên tăng trưởng, mô hình này liên hệ tuổi thọ dự kiến của một phiên tăng trưởng (hoặc tương đương, khả năng một phiên tăng trưởng sẽ kết thúc vào một năm nhất định) với các biến số nói trên. Chúng tôi so sánh khả năng một phiên tăng trưởng sẽ kết thúc vào một năm nhất định với các giá trị của biến số ở các năm trước - đầu phiên tăng trưởng hoặc năm trước đó - để giảm thiểu nguy cơ quan hệ nhân quả đảo ngược (reverse causality). Bởi vì phải đối mặt với những khó khăn thường thấy do sự liên hệ phức tạp giữa nguyên nhân và kết quả, và nguy cơ rằng chúng tôi đã không thể tìm thấy một thước đo tốt cho các biến số quan trọng, do đó kết quả mà chúng tôi sẽ báo cáo dưới đây cần được hiểu như một quy luật thực nghiệm (“stylized facts”).
Kết quả phân tích cho thấy một số yếu tố có tầm quan trọng trong những ngữ cảnh khác cũng có xu hướng kéo dài tuổi thọ phiên tăng trưởng (Biểu đồ 4). Để tìm ra mức độ quan trọng của mỗi biến số, biểu đồ (dữ liệu lấy từ năm 1950 đến 2006) cho thấy một phiên tăng trưởng sẽ kéo dài thêm bao nhiêu với một mức độ gia tăng của biến số đang nghiên cứu, trong khi các biến số khác được giữ nguyên. Để so sánh ảnh hưởng của mỗi biến số khác nhau tới thời gian tăng trưởng, chúng tôi tính toán tuổi thọ phiên tăng trưởng khi tất cả các biến số ở giá trị trung tâm (median value - giá trị sao cho 50% số mẫu có giá trị thấp hơn giá trị này) của chúng. Sau đó chúng tôi tăng giá trị của biến số, mỗi lần một biến số, và quan sát điều gì xảy ra với tuổi thọ phiên tăng trưởng kia. Chúng tôi muốn tìm ra kích thước của mỗi lần tăng biến số này, sao cho chúng có thể so sánh được với nhau. Để đạt được điều này, chúng tôi tăng từng biến số sao cho nó chuyển từ giá trị trung tâm sang giá trị sao cho 60% số mẫu có giá trị thấp hơn giá trị này (mức tăng 10%).
Nguy hại cho tăng trưởng bền vững
Thật bất ngờ, bất bình đẳng thu nhập đứng đầu về mức độ ảnh hưởng tới tuổi thọ phiên tăng trưởng: Mức tăng 10% theo hướng bình đẳng hơn (tương ứng với thay đổi Hệ số Gini từ 40 về 37) làm tuổi thọ phiên tăng trưởng kéo dài hơn tới 50%. Ảnh hưởng này là lớn, nhưng đây là mức độ cải thiện mà một số quốc gia đã chứng kiến trong một vài phiên tăng trưởng mẫu. Chúng tôi dự đoán rằng, bằng việc giảm một nửa khoảng cách bất bình đẳng ở Mỹ Latinh hay ở các nước Châu Á đang phát triển, có thể sẽ làm tăng gấp đôi thời gian một phiên tăng trưởng ở đây.
Đáng chú ý là, yếu tố bất bình đẳng duy trì mức độ ảnh hưởng về kinh tế và thống kê của mình ngay cả khi chúng tôi đưa thêm vào nhiều yếu tố quyết định mang tính tiềm năng khác, một điều mà chúng tôi không thể cả quyết đối với nhiều yếu tố truyền thống có ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng, như chất lượng thể chế hoặc độ cởi mở của nền kinh tế. Bất bình đẳng vẫn đóng vai trò quan trọng khi chúng tôi tính đến sự khác biệt của từng khu vực (ví dụ giữa Châu Á và Châu Phi). Tất cả những điều này gợi ý rằng bất bình đẳng là một yếu tố tự nó có ảnh hưởng lớn, chứ không phải là một yếu tố ảo đại diện cho những yếu tố khác đằng sau nó. Bất bình đẳng cũng duy trì sự quan trọng của mình một cách hệ thống qua các mẫu và qua các cách định nghĩa một phiên tăng trưởng hơn so với các biến số khác. Tất nhiên, bất bình đẳng không phải là thứ duy nhất có ảnh hưởng, nhưng trong phân tích của chúng tôi, nó rõ ràng thuộc nhóm những yếu tố cần thiết cho phát triển đã được biết đến từ lâu nay như chất lượng thể chế chính trị hay độ cởi mở của thị trường.
Liệu những kết quả thống kê này có được minh chứng bằng những ví dụ tăng trưởng thực tế? Một ví dụ rõ ràng là Cameroon. Tăng trưởng trung bình 7% một năm từ 1978 tới 1985. Sau đó nền kinh tế đổ vỡ và suy giảm 6% một năm trong một thập niên sau đó. Tiền thu được từ dầu lửa những năm 1970 ban đầu được chi cho khu vực công, đặc biệt là lương công chức, và đến khi giá dầu giảm thì người ta đã thất bại trong việc giảm lương công chức. "Dù rằng biện pháp này [cắt giảm chi tiêu công] là cần thiết để cứu nền kinh tế khỏi lún sâu vào khủng hoảng, người ta lại không ủng hộ chúng bởi vì chúng ảnh hưởng đến tầng lớp ưu tú trong hệ thống chính trị và các quan chức cấp cao của chính phủ, những người muốn giữ quyền ưu đãi nguyên vẹn" (Mbaku and Takougang, 2003). Mô hình thống kê tuổi thọ phiên tăng trưởng của chúng tôi cho thấy khả năng tăng trưởng sẽ chấm dứt vào năm 1985 là rất cao - 100 lần cao hơn giá trị thường thấy ở một quốc gia đang trong phiên tăng trưởng. Mô hình đánh giá rủi ro ở Cameroon cao như thế là do mức độ bất bình đẳng cao bất thường ở đây, cũng như thiếu dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài và tệ chuyên quyền nặng nề.
Cameroon là một ví dụ điển hình. Chúng tôi đã nghiên cứu 6 trường hợp lịch sử khác, bao gồm Colombia, Guatemala và Nigeria. Những trường hợp này, cộng với phân tích của chúng tôi trên nhiều phiên tăng trưởng mẫu khác, gợi ý rằng bất bình đẳng là yếu tố nền tảng, mà khi kết hợp với một hay nhiều yếu tố phụ khác - khủng hoảng bên ngoài, khủng hoảng nợ, chia rẽ sắc tộc - sẽ khiến cho phiên tăng trưởng bị ngừng lại.
Nước lên thuyền lên
Một kết luận tương đối chắc chắn của chúng tôi là: Sẽ là sai lầm nếu nghiên cứu phát triển và phân bổ thu nhập một cách riêng rẽ. "Nước lên tất cả các con thuyền sẽ được nâng lên", phân tích của chúng tôi cho thấy bằng cách giúp nâng đỡ những con thuyền nhỏ nhất có thể giúp nước dâng lên đủ cho tất cả các con thuyền, lớn hay nhỏ.
Tuy nhiên, nghiên cứu không giúp đưa ra những khuyến nghị tức thời về mặt chính sách. Bất bình đẳng lớn hơn có thể làm giảm tuổi thọ phiên tăng trưởng, nhưng những nỗ lực THIẾU CÂN NHẮC nhằm giảm bất bình đẳng có thể lại phản tác dụng. Nếu những nỗ lực này làm méo mó động lực và làm giảm tốc độ tăng trưởng, thì chúng có thể gây hại nhiều hơn là làm lợi cho người nghèo. Ví dụ, những cải cách ban đầu để kích thích tăng trưởng ở Trung Quốc là đưa ra những khuyến khích vật chất lớn hơn cho người nông dân. Nỗ lực này đã làm tăng thu nhập cho người nghèo và giảm bất bình đẳng, đồng thời tạo động lực lớn cho tăng trưởng. Tuy nhiên, nó có thể đã dẫn đến tăng sự bất bình đẳng giữa các nông dân, và nỗ lực chống lại sự gia tăng bất bình đẳng này lại có thể tạo ra phản tác dụng (Chaudhuri và Ravallion, 2007).
Dù vậy, vẫn có những chính sách "cả hai bên đều thắng" (win-win), ví dụ như trợ giá có định hướng tốt hơn, hoặc cho phép người nghèo tiếp cận hệ thống giáo dục tốt hơn làm tăng mức độ bình đẳng về cơ hội kinh tế, và các biện pháp thị trường lao động tích cực có tác dụng thúc đẩy việc làm.
Khi có sự đánh đổi ngắn hạn giữa các tác động của chính sách nhắm vào tăng trưởng hay phân bổ thu nhập, nghiên cứu của chúng tôi không tự nó nói lên một quốc gia phải làm gì. Nhưng những phân tích của chúng tôi hướng tới sự cân bằng lợi ích lâu dài, giữa tăng trưởng và giảm bất bình đẳng. Nếu nhìn dài hạn, giảm bất bình đẳng và tăng trưởng bền vững có thể là hai mặt của cùng một đồng xu.
Phân tích này gợi nhớ lại những cuộc khủng hoảng nợ ở các quốc gia đang phát triển những năm 1980, dẫn đến "một thập niên mất mát" của tốc độ tăng trưởng chậm chạp và những điều chỉnh đau đớn. Những kinh nghiệm đó cho thấy cải cách kinh tế bền vững chỉ có thể diễn ra khi chúng đem lại lợi ích cho đa số trong xã hội. Trong thời điểm kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng và cần những điều chỉnh và cải cách kinh tế khó khăn trên nhiều quốc gia, thì những bài học này sẽ quý giá nếu chúng được người ta nhớ đến hơn là phải học lại. ■
Andrew Berg là Trợ lý Giám đốc và Jonathan D. Ostry là Phó giám đốc tại Phòng Nghiên Cứu của IMF.
Tài liệu tham khảo
Berg, Andrew, and Jonathan D. Ostry, 2011, “Inequality and Unsustainable Growth: Two Sides of the Same Coin?” IMF Staff Discussion Note 11/08 (Washington: International Monetary Fund).
———, and Jeromin Zettelmeyer, 2011, “What Makes Growth Sustained?” forthcoming in Journal of Development Economics.
Chaudhuri, Shubham, and Martin Ravallion, 2007, “Partially Awakened Giants: Uneven Growth in China and India,” in Dancing with Giants: China, India and the Global Economy, ed. by L. Alan Winters and Shahid Yusuf (Washington: World Bank).
Hausmann, Ricardo, Lant Pritchett, and Dani Rodrik, 2005, “Growth Accelerations,” Journal of Economic Growth, Vol. 10, No. 4, pp. 303–29.
Mbaku, John M., and Joseph Takougang, eds., 2003, The Leadership Challenge in Africa: Cameroon under Paul Biya (Trenton, New Jersey: Africa World Press).
Okun, Arthur, 1975, Equality and Efficiency: The Big Tradeoff (Washington: Brookings Institution Press).
Polity IV Project, www.systemicpeace.org/polity/polity4.htm
-Nguồn:
Andrew G. Berg và Jonathan D. Ostry - Bình Đẳng và Hiệu Quả
-Hố ngăn cách thành thị và nông thôn ở Việt Nam: Vietnam: urban-rural divide could stunt progress (FT 23-11-11) -- Bài nên đọc ◄ By Ben Bland in Hanoi
Earlier this month, several dozen Vietnamese-American pro-democracy campaigners travelled to Hawaii to protest against human rights abuses in their former homeland.
Their target was Truong Tan Sang, the Vietnamese president, who was attending the Asia-Pacific Economic Cooperation forum in Honolulu.
Waving the old flag of South Vietnam – yellow with three red horizontal stripes – they called for the release of jailed activists and internet bloggers, and an end to the communist dictatorship.
The country’s paranoid internal security officials constantly fret about the influence of the boisterous overseas Vietnamese groups who still fly the flag for the US-backed southern regime ousted by communist-run North Vietnam in 1975.
But, securocrats and former southern refugees aside, the old north-south split has been superseded by other, newer divides in a country that is growing in a fast, yet increasingly unequal, manner.
Following the commencement of market-orientated reforms in 1986, Vietnam’s economy has grown at an average of more than 7 per cent per year over the past two decades. This was helped by the signing of a bilateral trade agreement with the US in 2001 and entry into the World Trade Organisation in 2007.
Ho Chi Minh City has long been the country’s commercial heartland and its key engine of growth. But, unlike many other countries in the region, Vietnam has benefited from a second major pole of growth. Hanoi, the capital city that lies more than 1,000 miles to the north, is another large business and industrial centre.
This contrasts sharply with the other major emerging-market nations of south-east Asia, such as Indonesia, Malaysia, the Philippines and Thailand, where growth has been driven from their respective capitals.
These “primate cities”, as geographers have dubbed them, tend to suck in talented people, migrant workers, domestic capital and foreign investors – which leads to a concentration of strategic resources and creates big challenges for urban infrastructure. It also deprives the hinterlands of such assets.
Vietnam’s bipolar expansion has been more balanced, says Jamie Gillen, an assistant professor of cultural and urban geography at the National University of Singapore. But, while the prosperity of Ho Chi Minh City and Hanoi has brought the benefits of economic transformation to both cities, the increasing rural-urban divide “is potentially crippling for Vietnam”, he warns.
About 60-70 per cent of Vietnam’s 87m people live and work in the countryside, where small-scale agriculture is the economic and social lifeblood. Apart from the two big urban areas, only a few cities can claim populations of more than one million people.
Although the impact of integration into the global economy is most visible in the big cities, where shops selling Prada handbags and jewel-encrusted Vertu smartphones sit alongside banners promoting Marxist-Leninist ideology, life has improved across the country.
But while the United Nations Development Programme and other aid donors trumpet Vietnam’s impressive record of poverty reduction, they are becoming concerned about increasing disparities between the wealthy urbanised provinces and the rest.
While levels of human development in Hanoi, Ho Chi Minh City and the third city of Danang are on par with China, poor rural provinces such as Ha Giang and Lai Chau are more comparable with Papua New Guinea.
“Vietnam’s focus on gross domestic product growth has led to an imbalance in social and human development,” says Ingrid Fitzgerald, policy adviser at the UNDP in Hanoi.
By striving for high growth figures over economic stability, and relying on a huge expansion of credit over the past decade, Vietnam’s leadership has built up deep imbalances that have manifested themselves in wide trade and budget deficits, a weak currency and persistently high inflation.
This has undermined the confidence of investors, both foreign and local, and made life tough for wage labourers, migrant workers and the rural population.
With most people in this nominally socialist country forced to pay out of pocket for vital health and education services, the UNDP and other donors fear that the remote provinces are being left behind.
But Edmund Malesky, a political scientist at the University of California, San Diego, argues that Vietnam actually has a more equitable redistribution of resources to rural areas than many other countries at a similar level of development.
“Seven provinces account for 70 per cent of revenue, but only about 40 per cent of expenditures,” he says. “More ends up reaching the lower [income] groups than happens in China.”
Vietnam’s leaders, including the president, also rely on the support of Communist party delegates from the 63 provinces to get elected.
That means handing out goodies to the provinces in the run-up to the key national congress, which met last in January this year and approved the leadership for the next five-year term.
In a country beset by low efficiency in public investments and widespread corruption, some of these transfers are invariably spent badly.
Nguyen Xuan Thang, president of the Vietnam Academy of Social Sciences, accepts that investments in the important development drivers of health and education have been both “inadequate” and “inefficient”.
He admits that the country faces an “enormous task” to ensure more balanced development for all in future.
But the UNDP believes that Vietnam can look to a bright future of more equitable, sustainable growth if the government can pull off difficult but much needed governance reforms and invest more money, more wisely in social services.
“It’s all about the choices the government makes,” says Jairo Acuña-Alfaro, a policy adviser at UNDP in Hanoi.
- Xung đột lợi ích (Hiệu Minh).Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ (VN+ 22-11-11) -- Ai đã "cho phép" những người như ông Hoàng Hữu Phước ứng cử? Rồi "cho phép" đắc cử? Tại sao? Có phải để giúp vui cho xã hội mà mặc kệ áp suất máu tăng vọt trong dân gian, gây nên nhiều ca đột tử? --
Tản mạn chuyện công nhân dưới chế độ cộng sản
Hữu Thiện, bài gửi dưới dạng phản hồi
- Vụ dân vây hãm trại lợn Thái Dương (Nghệ An): Chịu thua, DN chấp nhận di chuyển trại lợn (NNVN). - Vụ dân vây hãm trại lợn Thái Dương (Nghệ An): Chuẩn bị ”rượu, thịt”, bám trụ lâu dài.
--Glitzy Vietnam cemetery offers bling for the dead (AFP 22-11-11) -- Về một nghĩa địa "xịn" ở Việt Nam -- Dịch vụ cúng giỗ online ở VN lên báo nước ngoài (VNN 22-11-11)
Anh này bị bệnh tâm thần? Informer’s Role in Terror Case Is Said to Have Deterred F.B.I. (NYT 22-11-11) -THD- Bản tin về anh chàng Mỹ vừa bị bắt về tôi mưu toan đặt bom khủng bố ở New York. Té ra anh này có tâm thần không bình thường, bằng chứng là anh ta đã tự cắt bao quy đầu của mình! Chẳng may là anh ta sống ở Mỹ, nếu ở Việt Nam mà bị tâm thần như anh ta thì biết đâu có thể làm đại biểu quốc hội?
------