Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Đâu là “điểm nghẽn” trong giám định tư pháp?

-(Tamnhin.net) - Người dân rất quan tâm đến Luật Giám định tư pháp mà Quốc hội đang bàn thảo và mong được phép tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong việc yêu cầu giám định. 
PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng _ Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Giám định dân sự (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHHS)
Dưới đây là ý kiến của PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Giám định dân sự (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam), nguyên Phó Viện trưởng Viện KHHS, Bộ Công an.

Qua thảo luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội (TVQH) và Quốc hội cho thấy hầu hết ý kiến tán thành cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp (GĐTP) ngoài công lập (nên gọi là Trung tâm sẽ sát thực bản chất giám định hơn). Tuy nhiên, vẫn còn có sự e ngại về quản lý hoạt động của các văn phòng này – cần cho phép thí điểm thành lập một số văn phòng, có lộ trình phù hợp, sau đó có tổng kết rồi mới cho mở rộng tiếp tục. Đó là sự cẩn thận không thừa. Bài học về việc các Văn phòng công chứng, Đại học dân được lập ra ồ ạt cho chúng ta những bài học thực tế cần thiết.

Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội đề nghị cần xác định “điểm nghẽn” trong giám định tư pháp. Do vậy, chúng tôi mạnh dạn bàn đến một số “điểm nghẽn” có thể có và cần phải được nhanh chóng khắc phục. Nếu không như vậy thì mục tiêu xây dựng “tổ chức giám định kỹ thuật hình sự (KTHS) ở trung ương đạt tiêu chuẩn thế giới vào năm 2020” của Đề án Chính phủ số 258/QĐ-TTg, ngày 11/02/2010 về “ Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, sẽ là một mục tiêu xa vời. Các “điểm nghẽn” là:

1. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tế về chuyên môn của không ít giám định viên (GĐV) KTHS và GĐV pháp y yếu và thiếu (Bài học từ vụ Thị Vân giết hơn 10 người ở Đồng Nai chậm bị phát hiện, vụ Vườn điều Bình Thuận kéo dài nhiều năm, vụ trả xác nhầm người nước ngoài khi máy bay rơi ở Khánh Hòa, vụ “Làng cháy Quảng Nam”, vụ “Ngôi nhà ma ám”… là một số dẫn chứng cụ thể).

2. Sự phấn đấu, tự học hỏi, tự nghiên cứu của GĐV Pháp y và KTHS trẻ tuổi phần đông còn yếu (có phần chủ quan và khách quan).

3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở GĐTP về khoa học hình sự (KHHS) chưa nhạy bén và phản ứng kịp thời với các loại tôi phạm mới xuất hiện cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta, ví dụ tội phạm liên quan đến chứng cứ điện tử, các giấy tờ trong nước và quốc tế bị giả mạo (các chứng thư giả liên quan đến tuổi tài liệu…). Họ cũng chưa chỉ đạo sít sao để phát huy được tiềm lực KHKT đã có, trong đó có việc khai thác có hiệu quả máy móc có giá hàng trăm tỷ đồng đã được Nhà nước trang bị.

4. Có lẽ lãnh đạo các cơ sở cũng chưa hội đủ các điều kiện để mở rộng quan hệ KHHS trong nước, khu vực và quốc tế tương xứng với vị thế của một nước lớn trong khu vực.

5. Lãnh đạo các cấp còn chưa chú ý đến sự chỉ đạo chiến lược trong công tác đào tạo GĐV (số đào tạo trên đại học ở nước ngoài của KHHS chỉ là con số quá khiêm tốn), chưa thấy hết tác dụng, vai trò cũng như sự ứng dụng của KHHS vào phòng chống tội phạm, do vậy cho đến nay trong KHHS về mặt chính thức hầu như chưa có các chuyên gia đầu ngành (có trình độ chuyên môn cao, có bài đăng trong tạp chí KHHS khu vực và quốc tế, có báo cáo tại hội nghị, hội thảo chuyên ngành, có khả năng trao đổi về học thuật, giao dịch quốc tế về KHHS, hoặc có thể tham gia vào các Tiểu ban KHHS trong khu vực …). Minh chứng là nước ta là một trong 4 nước đồng sáng lập ra Mạng lưới KHHS Châu Á, nhưng qua 3 Hội nghị của Mạng lưới (2009-2011) chúng ta có khó khăn trong việc cử cán bộ có đủ trình độ (chuyên môn và ngoại ngữ) để đi dự và chính thức cũng chưa có bài báo hoặc báo cáo khoa học nào được đăng trong tạp chí hoặc báo cáo tại Hội nghị.

6. Cơ chế tuyển dụng và đào tạo người có khả năng và chính sách đãi ngộ về tinh thần và vật chất cho chuyên gia đầu ngành chưa có, cho nên cho đến nay chưa tôn vinh được ai là đầu đàn của từng lĩnh vực.

Hiện nay, hàng chục GĐV tư pháp của Viện KHHS đã nghỉ hưu, trong một hai năm nữa số này sẽ tăng lên vài chục, do vậy nếu vốn kiến thức phong phú của họ không được sử dụng thì đây sẽ là sự lãng phí lớn cho đất nước.

Vì vậy, chúng tôi đề xuất một số các điều kiện cần và đủ mà Văn phòng GĐTP phải có trước khi được cấp phép:

1. Người đứng đầu các Văn phòng phải là giám định viên tư pháp, được Bộ Tư pháp cấp thẻ GĐV, có trình độ từ đại học trở lên, đã kinh qua công tác giám định tư pháp 15 năm (5 năm đầu là học nghề, 5 năm tiếp theo làm quen công việc, 5 năm cuối cũng chỉ là tích lũy kinh nghiệm thực tế ban đầu và cũng là thời gian để GĐV bù lại công đào tạo của Nhà nước và Cơ quan giám định).

2. Đã bảo vệ thành công kết quả giám định trong 3 phiên tòa.

3. Có khả năng nghe, nói, đọc và giao tiếp tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác
.
4. Đã được đào tạo một khóa trong khoảng 1-2 năm về khoa học hình sự hoặc các Bộ luật liên quan đến giám định (Hình sự, dân sự và hành chính…).

5. Văn phòng GĐTP chỉ được làm giám định những việc mà Văn phòng có cán bộ chuyên môn về lĩnh vực đó (kể cả chính nhiệm, kiêm nhiệm và cộng tác viên).

6. Có trang thiết bị hoặc có liên kết với các cơ sở khoa học để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Với những quy định như vậy, tuy có khó khăn ban đầu, nhưng đó là cần thiết để tránh các sai lầm mà vừa rồi chúng ta đã gặp phải khi mở hàng trăm văn phòng Công chứng, Luật sư, Đại học dân lập. Khi đã có quy định thì sẽ không phải ái ngại về lĩnh vực giám định nào cho làm trước, lĩnh vực nào cho làm sau. Chả nhẽ có lĩnh vực GĐV công lập không làm được nhưng Văn phòng GĐTP ngoài công lập làm được mà lại không cho làm hoặc phải gửi ra nước ngoài để giám định?

Chúng ta làm chậm việc xã hội hóa GĐTP chính là chúng ta làm chậm lại sự phát triển của đất nước, vậy thì làm sao theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực, chưa nói đến thế giới? Mặt khác, người dân không có cơ hội để tự bảo vệ mình như cuộc cải cách tư pháp đã đề ra.

Tại Anh, cái nôi của KHHS thế giới, hiện nay 40% công việc KHHS do tư nhân đảm nhiệm và đến tháng 3 năm 2012, toàn bộ công việc KHHS sẽ chuyển cho tư nhân đảm nhận. Trong tình hình đầu tư công của các nước càng tăng thì việc này liệu có hiệu quả hay không, kết quả thực tế sẽ là đáp số trong bài toán này.

Để giải quyết xung đột khi có những kết luận giám định khác nhau (thực tế chúng ta đã gặp nhiều), thì cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng khoa học và quyết định của hội đồng này là quyết định cuối cùng.

Việc bỏ giám định pháp y trong lực lượng Công an thì lúc cần giám định hàng chục xác chết trên các bản rẻo cao như vụ Sơn La, vụ đi bộ hàng ngày ở Khánh Hòa để nhặt xác nạn nhân ngoại quốc bị tai nạn rơi máy bay hoặc khi xảy ra các thảm họa thiên nhiên thì liệu Pháy y y tế có kham nổi hay không?



Trần Quang Vinh (ghi)

 Đâu là “điểm nghẽn” trong giám định tư pháp?


 - Quốc hội thông qua loạt nghị quyết quan trọng (TQ). - Trên, dưới và cái hàng rào ngăn cáchThiếu sự tách bạch giữa quyền và nghĩa vụ giữa trung ương và địa phương dẫn đến việc trung ương đôi khi giao nhiệm vụ bất thường cho địa phương nhưng nguồn lực tài chính và con người kèm theo không cân xứng.
--Bài học về “lực lượng thứ tư” – Nỗi đau còn đó muôn đời(bauxitevn). Minh chứng cho lúng túng cao độ của chính quyền khi phải dùng đến lực lượng mà Marx gọi là đám “cộng sản lưu manh”.

– Thời cơ của chủ nghĩa xã hội (NLĐ) khi Chủ nghĩa tư bản đang phải đối đầu với những cuộc khủng hoảng kinh tế lẫn niềm tin.
Phải chăng tân chính quyền Miến Điện đang thực sự mở cửa chính trị ?  – (RFI). … - Cải cách ở Miến Điện làm nhiều nước ngạc nhiên - (RFA). Các công ty Internet Trung Quốc đồng ý giúp ngăn chặn 'thông tin độc hại' - VOA - Truyền thông Trung Quốc cho hay những người điều hành các công ty công nghệ và Internet lớn nhất của Trung Quốc đã đồng ý giúp chính phủ cộng sản "ngăn chặn thông tin độc hại."






Tổng số lượt xem trang