Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đóng góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992.
Các bài liên quan
Trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp
Kiến nghị Hiến pháp bỏ Điều 4
Cựu đại biểu QH cũng 'kêu cứu'
Bà cũng là chị gái đại biểu QH Đặng Thành Tâm, người mới đây đã bị một số báo trong nước cáo buộc sai phạm tài chính.
Bà Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, bị Quốc hội bãi miễn hồi tháng Năm năm ngoái.
Các bài liên quan
Trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp
Kiến nghị Hiến pháp bỏ Điều 4
Cựu đại biểu QH cũng 'kêu cứu'
Bà cũng là chị gái đại biểu QH Đặng Thành Tâm, người mới đây đã bị một số báo trong nước cáo buộc sai phạm tài chính.
Trong thư gửi ông Nguyễn Sinh Hùng, bà Yến nói tuy đang nghỉ để điều trị bệnh, bà vẫn muốn chia sẻ một số 'điều tâm huyết'.
Thoạt tiên, theo bà Đặng Thị Hoàng Yến, Hiến pháp hiện tại "chưa nêu rõ ràng và đầy đủ" về quyền sống của các công dân.
Bà đề xuất bổ sung và quy định rõ trong Chương II về Quyền con người của Hiến pháp những quyền cơ bản bao gồm quyền tự do ngôn luận; quyền tự do mưu cầu hạnh phúc; quyền tự do tôn giáo, quyền tự do hội họp và quyền tự do kiện Chính phủ.
Bà cũng cho rằng cần bổ sung và quy định rõ quyền tự do thành lập và gia nhập Đảng phái và "những Đảng phái này được quyền thành lập, tham gia vào Quốc hội và Chính phủ để điều hành đất nước nếu được sự tín nhiệm của nhân dân thông qua bầu cử".
Theo bà Yến, Trung Quốc hiện nay có tới chín chính đảng, mà vẫn phát triển và Việt Nam cần dựa vào bài học của Trung Quốc.
Dân chủ thực sự
Bà Đặng Thị Hoàng Yến cho rằng cho phép đa đảng, "đất nước sẽ bước trên con đường dân chủ thực sự".
"Đảng Cộng sản cũng sẽ có động lực thúc đẩy để tự đổi mới, đại diện cho nhân dân và được nhân dân ủng hộ."
Bà nói: "Hiện nay, việc chỉ có một Đảng đã khiến cả thế giới lên án".
Vị cựu đại biểu Quốc hội cũng góp ý kiến về quyền sở hữu đất đai, với quan điểm "tất yếu phải có đa sở hữu trong lĩnh vực đất đai, phù hợp với các thành phần kinh tế".
"Thực tế, hàng năm có tới 70 – 80% khiếu kiện kéo dài liên quan đến lĩnh vực đất đai chỉ vì Chế độ sở hữu đất đai không tương thích với nhiều thành phần kinh tế đã được Luật pháp công nhận đang vận hành và phát triển khá tốt."
Bà khuyến cáo đổ cho người dân được quyền lựa chọn sở hữu hoặc thuê đất.
"Như vậy,sẽ giúp cho Nhà nước có khoản thu lớn cho Ngân sách, và hơn hết giúp cho chấm dứt được khiếu kiện kéo dài và tham nhũng hoành hành trong lĩnh vực đất đai."
Bà Đặng Thị Hoàng Yến bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận hồi năm ngoái là không trung thực trong khi khai hồ sơ ứng cử.
Bà bị cho là không khai việc đã từng là đảng viên và không khai có chồng, một Việt kiều, đang bị công an Việt Nam truy nã.
Ngày 5/5/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà.
- Lấy ý kiến DN về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (DNSG).- Dự thảo Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi): Nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới (ĐĐK).- ĐBQH duy nhất đề xuất dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư
- "Quy trình hiệp thương ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến là đúng luật"
Đây là lần đầu tiên một dự luật được đề xuất bởi một cá nhân ĐBQH. Tuy nhiên, cũng có dư luận cho rằng bà Đặng Thị Hoàng Yến đề xuất xây dựng luật này xuất phát từ những chuyện “điều tiếng” cá nhân khi bà bị đưa lên mặt một số tờ báo trong thời gian qua. Xung quanh chuyện này, Nguoiduatin.vn đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với bà Đặng Thị Hoàng Yến - chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Tân Đức, một trong số 40 doanh nhân là Đại biểu Quốc hội.
"Tôi cảm thấy chưa được bảo vệ đầy đủ..."
Thưa bà, vì lý do gì bà lại có tờ trình với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư?
Hiện nay có tình trạng thông tin, hình ảnh cá nhân bị khai thác, sử dụng tràn lan nhưng không được sự cho phép của chủ nhân, dẫn đến những thiệt hại vật chất, tinh thần của công dân nhưng chưa có đủ cơ sở pháp lý để bảo vệ. Rồi rất nhiều người cũng bị vi phạm, chẳng hạn như có em bé học cùng trường với con tôi tự tử chỉ vì báo chí đăng về bố nó. Chính vì thế, bảo vệ bí mật riêng tư là cho người ta có quyền làm người thật sự.
Chứ không phải chỉ vì chuyện riêng của mình bị đăng tải trên một số tờ báo khiến bà có đề xuất xây dựng một dự án luật như vậy?
Tôi không ngại điều ấy, nếu có nói như vậy cũng là điều bình thường. Chẳng hạn như tôi, một người cũng có một vị trí nhất định trong doanh nghiệp, tích cực đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế nhưng có những chuyện tôi cảm nhận mình không được bảo vệ. Bởi lẽ, chỉ đến khi mình bị xâm hại như thế rồi, mình càng hiểu sự cần thiết phải được bảo vệ như thế nào. Nếu dự án luật được chấp nhận, được ra đời thì không phải chỉ là để cho mình mà cho tương lai, những người sau này được bảo vệ, chứ bản thân mình đã bị xâm phạm rồi.
Vậy, thưa bà cơ sở pháp lý của dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư bà đề xuất là gì?
Trong văn bản gửi đến Quốc hội, tôi rất mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cân nhắc tính chất cần thiết của dự án luật trong việc bảo vệ quyền riêng tư, quyền con người đang bị lợi dụng trong khi luật pháp chưa có các quy định rõ ràng. Cho đến nay, tôi vẫn đang chờ nhận được ý kiến chính thức từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra các dự án luật đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII.
“Tôi tự bỏ tiền túi để thuê chuyên gia soạn luật”
Nhưng từ trước đến nay, việc xây dựng luật chưa từng có tiền lệ khi một cá nhân đề xuất?
Bảo vệ bí mật riêng tư là cho người ta có quyền làm người thật sự. Ảnh minh họa |
Trong chức năng của đại biểu quốc hội có chức năng làm luật, nhưng có nhiều lý do, có thể liên quan đến tập quán nên chưa có người đề xuất thôi. Trong hoạt động Quốc hội của ta thì đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm lại rất nhiều nên họ không có thời gian để đề xuất xây dựng luật. Còn những đại biểu Quốc hội chuyên trách lại "ngập đầu" trong những dự án luật của các bộ, ngành phải thẩm tra, đóng góp ý kiến nên với dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư, nhiều người cũng biết là cần thiết nhưng chưa đủ sức để làm.
Nghĩa là những luật để bảo vệ cho quyền của con người vẫn được xếp sau những quyền bảo vệ cho lợi ích ngành, lợi ích xã hội?
Nhiều người cũng đã nghĩ đến, nhưng họ chưa có thời gian để làm thôi, vì những dự luật khác quan trọng hơn, cần thiết hơn, bức bách hơn. Nhiều người nghĩ rằng bản thân con người đã tự bảo vệ được mình rồi thành ra những luật điều chỉnh những quy định chung trong xã hội được ưu tiên hơn. Khi tôi tham gia đại biểu Quốc hội và đề xuất Luật Bảo vệ quyền riêng tư, tôi nghĩ rằng mình muốn đóng góp một điều gì đấy.
Vậy khi bà làm dự án luật ấy có khó khăn, vướng mắc gì không?
Ở mình chưa có cơ chế để huy động tài chính nhằm xây dựng các dự án luật, trong khi ở các nước khác chuyện này là hoàn toàn bình thường. Tôi cũng có năng lực về tài chính nên mạnh dạn đề xuất. Tôi đã vận động một đội ngũ chuyên gia gồm các luật sư, luật gia có kinh nghiệm ở trong và ngoài nước để họ nghiên cứu, xây dựng luật.
Nếu như nhận được sự đồng ý của Quốc hội, bà sẵn sàng tự bỏ tiền túi để xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư?
Chắc chắn là như vậy! Bản thân tôi cũng tham gia và tài trợ rất nhiều cho giáo dục. Bây giờ, nếu được Quốc hội chấp thuận, tôi sẽ trích một phần tài chính của mình để thực hiện dự luật này. Bản thân tôi cũng không có ý nghĩ cần phải huy động thêm tiền của người khác.
Xin cảm ơn bà!
-Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Sẵn sàng bỏ tiền túi để xây dựng Dự luật
--
- “Vụ án ly hôn kỳ lạ”: Thẩm phán Lắm xin nghỉ hưu non (NLĐ). “Ông Lê Văn Lắm – nguyên thẩm phán TAND tỉnh Long An, người đã ra 2 bản án trong một vụ xử ly hôn giữa bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Jimmy Trần (quốc tịch Mỹ), sau khi bị kỷ luật đã xin nghỉ hưu ở tuổi 53″.
- Luật chập cheng (Quê choa). – Đỗ Trung Quân: Tranh thủ trước khi có Luật nhà thơ (Quê choa). – Hãy nghe nhà thơ, nhà báo, blogger, ĐBQH nói về Luật Nhà thơ (Hãy dành thời gian). – Bùi Văn Bồng: Ô HÔ CÁI LUẬT NHÀ THƠ (Lê Thiếu Nhơn). – Thơ: cái họa của người Việt (Trương Duy Nhất). – Nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói về “luật nhà thơ”. – LUẬT NHÀ THƠ — (Faxuca).
.- Hồi hộp chờ bước tiếp theo của Bộ trưởng Thăng (VnMedia). – Dư luận và bản lĩnh bộ trưởng (VnEconomy). – Có mấy ông Đinh La Thăng? (GDVN).
- Tướng Nhanh “chê” phương án đổi giờ của Hà Nội (VnMedia). – ‘Mổ phanh’ những vấn đề ‘nóng’ của giao thông (VNN). - Hà Nội xin Thủ tướng “đặc quyền” cho giao thông (VnMedia). – Kỹ sư ra đường điều khiển giao thông: “Chúng tôi không làm thay nhiệm vụ của CSGT”(VTC).