Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Tại sao các nước BRIC quan trọng?

  Biểu đồ xếp hạng thứ tự kinh tế các nền kinh tế hàng đầu thế giới
-Tại sao các nước BRIC quan trọng? Nhân kỷ niệm mười năm kể từ khi xuất hiện khái niệm BRIC, vốn là tên gọi viết tắt của nhóm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc, BBC thực hiện loạt bài phân tích về các nền kinh tế đang lên này, và đánh giá tầm quan trọng của các nước thuộc khối BRIC trong việc định hình nên kinh tế toàn cầu trong tương lai.
B - Brazil: Câu chuyện về tăng trưởng đều

Chính sách kinh tế của Tổng thống Rousseff được kế thừa từ ông Luca da Silva (trái)
Trong mười năm qua, Brazil đã trải qua những chuyển đổi sâu rộng.
Nguồn gốc của quá trình này bắt nguồn từ kế hoạch hiện đại hóa đất nước trong những năm 1990, bao gồm một chương trình tư nhân hóa thành công, ổn định được kinh tế và củng cố của hệ thống ngân hàng.
Về kinh tế, chính quyền của ông Luiz Inácio Lula da Silva (vốn thuộc phe đối lập với chính phủ của người tiền nhiệm, Fernando Henrique Cardoso) đã triển khai các chính sách kinh tế chính bao gồm thắt chặt tài chính, giữ lạm phát theo chỉ tiêu và duy trì tỷ giá hối đoái linh hoạt.
Kết quả là, rủi ro của đầu tư vào Brazil giảm đáng kể, tỷ lệ tăng trưởng tăng lên, mức lạm phát giảm và dòng vốn đầu tư nước ngoài chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc và dự trữ ngoại hối của Brazil vượt quá 350 tỷ đôla.
Ngoại thương của Brazil tăng mạnh và đạt 500 tỷ đôla vào năm 2011, với Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế chính của Brazil, vượt qua Hoa Kỳ.
Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế Brazil đã và đang tăng tốc, và các công ty đa quốc gia của Brazil (như ngân hàng và các công ty xây dựng, sản xuất thịt, máy bay, thép, vận tải và dệt may) đã có sự hiện diện nổi bật ở nước ngoài.
Ngày nay, Brazil đứng thứ 7 trên thế giới về GDP, và dự kiến ​​sẽ vượt qua Anh Quốc vào năm 2011 để leo lên vị trí thứ 6.
Chương trình xã hội
Trong lĩnh vực xã hội, Brazil đã đầu tư rất nhiều vào các chương trình hỗ trợ cho dân nghèo - chủ yếu thông qua các dự án Bolsa Familia theo đó cấp tiền cho các hộ gia đình để đầu tư vào giáo dục.

Phân nửa dân số Brazil thuộc tầng lớp trung lưu.
Cùng với việc tăng lương trên mức lạm phát và kinh tế tổng thể đạt tăng trưởng, có tới 40 triệu người Brazil đã gia nhập tầng lớp trung lưu.
Tức là nay có tới phân nửa người dân Brazil (trong đất nước 190 triệu dân) thuộc tầng lớp trung lưu.
Thị trường nội địa đã mở rộng đáng kể, với các chương trình khuyến mại tín dụng cho người tiêu dùng.
Với sự ổn định kinh tế và đạt được niềm tin từ cộng đồng thế giới, Brazil đã đạt được vị thế đáng kể hơn trên trường quốc tế.
Sự hiện diện tại nước ngoài tăng lên đáng kể, với việc mở cửa hơn 40 đại sứ quán, chủ yếu là ở châu Phi, châu Á, Trung Mỹ và Caribbean.
Tham gia năng động
Brazil là một trong những nước đóng vai trò lớn trong các cơ quan quốc tế đối với các vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng (hóa thạch và tái tạo), ngoại thương, nguồn nước và nhân quyền.
Là ứng cử viên cho một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (một khi có cải cách), Brazil là một thành viên của nhóm G20 quyết định, diễn đàn có nhiều ảnh hưởng cho các chủ đề kinh tế toàn cầu.
Brazil là quốc gia có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​các nhóm mà kể như phải mất nhiều năm mới đạt được những tiến bộ như đã có được.
Theo đề xuất của Brazil, nhóm BRIC sẽ chính thức khuôn khổ hoạt động và sẽ nhóm họp thường xuyên, tạo ra lực đẩy quốc tế quan trọng với các ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của bốn nước và nay có thêm thành viên mới là Nam Phi.
Sự hiện diện của Brazil không bị giới hạn bởi Nam Mỹ - mà quốc gia này đang chủ động hội nhập tại châu Phi và Trung Đông, chủ yếu vì "quyền lực mềm" của nước này.
Thách thức phía trước

Brazil có tiếng nói có ảnh hưởng nhiều hơn trên trường quốc tế.
Hiện có một số thách thức cho Brazil trong những năm tới.
Về kinh tế, để đảm bảo tính liên tục của các chính sách kinh tế hiện nay, Quốc hội cần phải phê duyệt một số cải cách cơ cấu, liên quan đến thuế, an sinh xã hội, quan hệ lao động và chính trị.
Một vấn đề cấp bách là giảm chi phí đầu tư cao trong nước - chi phí tăng do thực trạng thiếu hiệu quả của bộ máy Nhà nước, lãi suất cao, giá trị đồng tiền tệ, t cơ sở hạ tầng còn yếu và giá năng lượng cao.
Nếu những vấn đề này được giải quyết thành công, nó sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế khoảng trên 35%.
Brazil sẽ phải nhận trách nhiệm lãnh đạo và trợ giúp các nước nghèo hơn và sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong các nhiệm vụ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Brazil đã không còn là một quốc gia ngồi chờ phản ứng và đã tỏ ra là nước chủ động trong quan hệ song phương và có lập trường kiên định tại các cơ quan quốc tế.
Tác giả là cựu đại sứ Brazil tại Hoa Kỳ và Anh, và là nhà phân tích chính trị nổi tiếng nhìn vào tăng trưởng của nền kinh tế Brazil và đánh giá làm sao đà tăng trưởng này ảnh hưởng đến phát triển xã hội cũng như chính sách đối ngoại của nước này.

R - Nga: Từ khủng hoảng đến kinh tế thị trường


Evgeny Yasin nhận định về kinh tế Nga
Từ 1989-1998, nước Nga trải qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Khủng hoảng về chuyển đổi, gắn liền với sự sụp đổ của hệ thống Xô-viết và hàng loạt các cải cách khác. Kết cục là nước Nga trở thành quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Nước Nga kinh tế thị trường
Từ 1995-1997, các thể chế của nền kinh tế mới vẫn còn ở dạng phôi thai. Nhưng những vấn đề của chế độ xã hội chủ nghĩa trước như thiếu hàng hóa đã chấm dứt.
Giờ đây, đồng tiền đã mang giá trị thật của nó, và cơ cấu của nền kinh tế mới đã bắt đầu hình thành. Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, kinh tế Nga hoạt động theo quy luật cung cầu.
Mặc dù vẫn còn nhiều người cho rằng kinh tế Nga phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ và các nguyên vật liệu thô nhưng chuyện này đã diễn ra trước đó nhiều thập kỷ. Vào cuối những năm 1960, các quặng dầu mỏ và khí đã được tìm thấy ở phía Tây Siberia. Việc giá dầu thế giới tăng vào những năm 1970 đã củng cố thêm sự phụ thuộc của Nga vào xuất khẩu dầu thô.
Sụt giảm vô tiền khoáng hậu
Trong giai đoạn khủng hoảng chuyển đổi từ năm 1989 đến 1998, tăng trưởng GDP của Nga giảm 40%, sản xuất công nghiệp giảm 55%. Tốc độ sụt giảm với biên độ như vậy là vô tiền khoáng hậu, ít nhất là trong thời bình.
Giọt nước làm vỡ bờ chính là cơn khủng hoảng tài chính năm 1998. Sự kiện này cũng đã dẫn đến những thay đổi chính trị: chính phủ của những người chủ trương cải tổ đã bị buộc phải từ nhiệm. Nước Nga giờ đây phải đối mặt với sự thay đổi tổng thống lần đầu tiên trong lịch sử hậu Xô-viết.
Phòng thí nghiệm dầu
Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất trên thế giới
Nhưng sau cơn khủng hoảng năm 1998 khiến giá dầu xuống còn 12$/thùng - mức thấp nhất kể từ năm 1973, mọi thứ bắt đầu phục hồi.
Kinh tế Nga tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 1999-2008. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng nhanh đến mức nhiều người bắt đầu tin rằng nước Nga đã sẵn sàng tham gia câu lạc bộ các nước phát triển với tốc độ tăng trưởng cao.
GDP của Nga trong các năm trên tăng 185% so với thời kỳ 1998, nghĩa là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7.3%.
Đó là lý do tại sao Nga có tên trong danh sách các nước BRIC (viết tắt tên bốn nước là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc bằng tiếng Anh). Các nước này được Goldman Sách đánh giá là đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới đầu thế kỷ 21. 
Tuy nhiên, ta nên nhớ rằng sự tăng trưởng này theo sau thời kỳ khủng hoảng rất khó khăn; và những kiểu so sánh như trên đều có xuất phát điểm từ những ngày khó khăn nhất đó.
Lạm phát năm 2008 ở mức 108% so với năm 1989.
Trong cùng thời điểm đó, người dân Nga bắt đầu chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít đi. Mức tiết kiệm giảm từ 31% xuống còn 19% GDP.
Nhìn tổng thể, những năm 1999 đến 2008 thuộc thời kỳ tăng trưởng tái xây dựng. Các yếu tố định hình nên giai đoạn này không mấy khi trở lại. Ngay cả khi chúng có trở lại đi nữa thì tác động cũng sẽ giảm đi nhiều.
Nhập nhằng chính trị với kinh tế
Cả thập kỷ này có thể chia làm hai giai đoạn chính.
Thời kỳ thứ nhất từ 1999 đến 2003 chứng kiến tăng trưởng kinh tế nhanh và sự hợp tác giữa giới kinh doanh và chính quyền. Hoạt động kinh tế cao, các ngành công nghiệp lúc trước còn hoạt động kém nay đã tiến bộ, giá dầu vẫn giữ ở mức khá thấp (trung bình $20-25/thùng)

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói chuyện với Thủ tướng Vladimir Putin.
Nhưng đến năm 2003, mâu thuẫn mới nảy sinh giữa giới kinh doanh và chính quyền đã bộc lộ. Sự việc lên đến cao trào khi hai tỷ phú doanh nhân Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev bị kết án tử hình. Về mặt chính trị, luật bầu cử bị siết chặt, và toàn bộ thể chế trở nên kém thông thoáng hơn.
Thời kỳ thứ hai rơi vào những năm 2004-2008, khi đó nhà nước ngày càng gia tăng can thiệp vào nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh giảm. Tuy nhiên, sự việc này diễn ra trong bối cảnh giá dầu tăng cao và tín dụng nước ngoài rẻ. Các yếu tố này giữ cho các doanh nghiệp tồn tại và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thường là chỉ mang tính chiếu lệ.
Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008-2009, mọi thứ lại thay đổi nữa. Các yếu tố xưa nay đóng góp vào tăng trưởng GDP của Nga đã bắt đầu nguội dần.
Một trong những yếu tố đó là mức gia tăng lực lượng lao động. Trước năm 2008, con số này dừng ở mức 2%/năm. Trong tương lai gần sắp tới, xu hướng này có khả năng bị đảo ngược với mức gia tăng lực lượng lao động giảm xuống còn 1%/năm.
Giá cả các mặt hàng xuất khẩu của Nga cũng có khả năng bị ép giá.
Thế nên, kết luận rút ra từ phân tích trên là tăng trưởng của nước Nga có khả năng sẽ bị chậm lại, ngay cả khi giá dầu tiếp tục ở mức cao, trừ khi Nga thực hiện cải cách thể chế.
Quyền sở hữu cần phải được bảo vệ và cạnh tranh trong thương trường và chính trường ở Nga phải thật sự diễn ra. Nước này cũng cần phải đảm bảo thi hành kỷ cương pháp luật.
Nếu không thực hiện các biện pháp trên thì sẽ là sai lầm khi mong đợi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sẽ tăng trưởng đáng kể.
Evgeny Yasin, đứng đầu trường Higher School of Economics, Moscow.

I - Ấn Độ: Kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc

MK Venu, Giám đốc điều hành Financial Express, New Delhi.
MK Venu, Financial Express
Hoạt động kinh tế rõ ràng đang chuyển hướng về các nền kinh tới mới nổi. Trong 50 năm đầu của thế kỷ 21, các nền kinh tế phương Tây hội tụ lại với nhau do vị trí dẫn đầu về tăng trưởng của họ. Giờ đây đã xuất hiện sự thay đổi căn bản.
Goldman Sachs, tổ chức đặt ra cái tên BRICs - vốn là bốn chữ cái viết tắt của Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc - để mô tả sức mạnh kinh tế khổng lồ của các nước này, đồng thời dự đoán rằng đến năm 2050, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước Brics (có thêm chữ S - tên viết tắt của nước Nam Phi) sẽ vượt qua GDP của tất cả các nước phát triển trong đó có Nhật Bản.
GDP của Ấn Độ đã bắt đầu nhiều hơn Đức, và Trung Quốc đang dần đóng góp nhiều hơn vào kinh tế thế giới, thậm chí hơn cả Mỹ.
Tại cuộc họp G20 vừa qua, các nước Châu Âu phải cầu cứu Ấn Độ và Trung Quốc giúp đối phó với khủng hoảng tài chính. Cách đây 30 năm, đây là điều không thể tưởng tượng được, nhưng giờ lại là chuyện không thể tránh khỏi.
Sinh ra từ ngoại thương
Ngoại thương là chất keo dính các nền văn hóa khác biệt lại với nhau. Thế nên, chuyện các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, và Brazil nhóm lại với nhau cũng lẽ tự nhiên.
Hai thành viên của Brics - Ấn Độ và Trung Quốc - là hai nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất. Còn hai thành viên kia - Nga và Brazil - là hai quốc gia xuất khẩu tài nguyên lớn nhất.
Nga có dự trữ khí và dầu mỏ lớn, còn Brazil thì giàu có khoáng sản, kể cả quặng sắt.
Do đó, các nhà xuất-khẩu khẩu tài nguyên này không có sự lựa chọn nào khác hơn là nhóm lại với nhau và thúc đẩy tiến trình tăng trưởng.
Ấn Độ và Trung Quốc còn chia sẻ nét đặc thù về phụ thuộc lẫn nhau. Ấn Độ là người khổng lồ về dịch vụ, còn Trung Quốc là 'trùm' trong ngành sản xuất gia công.
Trong vòng 15 năm qua, thương mại giữa Ấn Độ với Mỹ và Nhật hầu như bị đình trệ, tuy nhiên với Trung Quốc thì cứ mỗi bốn năm thì giao dịch ngoại thương giữa Ấn và Trung lại tăng gần gắp đôi và dự kiến đến năm 2013 sẽ đạt mức $100 tỉ đô-la.
Trong vòng năm năm tới, Ấn Độ phải sản xuất ra 100.000 MW điện và 20% các thiết bị sản xuất điện phải mua từ Trung Quốc.
Cạnh tranh hợp tác
Nhưng làm thế nào để các nước Brics tránh khỏi căng thẳng chính trị với nhau?
Dĩ nhiên là có căng thẳng vì việc nhóm các nước này lại với nhau không nằm trong chủ trương của các nước liên quan mà chỉ là do hoạt động của các thế lực thị trường và tiến trình toàn cầu hóa.
Ấn Độ và Trung Quốc sẽ là hai nền kinh tế đối đầu nhiều với nhau trong khu vực nhưng đồng thời hai nước này buộc phải hợp tác với nhau trên nhiều diễn đàn.
Hai nước này phải hợp tác với nhau tại các diễn đàn quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trên các vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu.
Ấn Độ và Trung Quốc cũng đối mặt với ít nhiều thách thức kinh tế xã hội giống nhau, nên hai nước cũng có khuynh hướng cùng nhau thương thảo các điều khoản với thế giới các nước phát triển.
Đó là lý do tại sao mối quan hệ của hai nước thường được đặc trưng bởi tính vừa cạnh tranh vừa hợp tác.
Tiến thoái lưỡng nan với Mỹ
Do ngoại thương, nhiều nước đã tham gia vào lực lượng kinh tế với Ấn Độ và Trung Quốc nhưng lại phụ thuộc vào Mỹ vì các mối quan ngại về an ninh. Điều này hình thành nên hiện thực địa chính trị mới trên thế giới.
Mặc dù các nước Brics đang xây dựng quan hệ ngoại thương với nhau, nhưng các nước này cũng lôi kéo các nền kinh tế như Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam và cả Nhật Bản vào cuộc.
Tuy nhiên, các nước nhỏ hơn này lại trông vào Mỹ làm lá cờ đầu cho việc định hình nên khuôn khổ an ninh mới trong khu vực Ấn - Thái Bình Dương.
Kể cả Ấn Độ, mặc dù ngoại thương với Trung Quốc đã vượt qua giao dịch ngoại thương với Mỹ cách đây hai năm, nhưng trong bối cảnh hợp tác và cạnh tranh với Trung Quốc về hạt nhân dân dụng, và các vấn đề an ninh trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thì Ấn Độ lại hướng về Mỹ.
Suy cho cùng, chính khu vực này là nơi có nhiều con đường thương mại quan trọng nhất cho ngoại thương năng lượng và nhập khẩu các loại hàng hóa giao dịch khác.
Từ phố Wall đến Châu Á
Các nước Brics chiếm 40% dân số thế giới và gần 25% GDP thế giới tính theo sức mua tương đương của GDP.
Về mặt dân số, trong khi dân số của Châu Âu và Châu Mỹ sẽ già đi trong vòng mấy thập kỷ tới, thị trường các nước Brics sẽ càng ngày càng tăng số lượng người tiêu dùng.
Chắc chắn là Ấn Độ và Trung Quốc sẽ bắt đầu chiếm lĩnh thị trường tài chính toàn cầu trong tương lai gần đây. Hệ quả là giá cả hàng hóa, dầu mỏ, khoáng sản, kim loại đang được hình thành ở phố Wall sẽ dời sang Châu Á. Và đó sẽ là sự thay đổi rất lớn.
Nhưng để làm được như vậy, cả hai nền kinh tế của Ấn Độ và Trung Quốc phải trở nên cởi mở hơn và cần phải đưa vào áp dụng chính sách cho phép chuyển đổi tài khoản vốn, nhằm tạo điều kiện dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính dựa trên giá cả ấn định trên thị trường.
Cả hai nước này còn cần phải phát triển các thể chế tài chính toàn cầu hỗ trợ cho sự chuyển đổi này trên nền kinh tế thế giới.
Tác giả bài viết là MK Venu, giám đốc điều hành, Financial Express, Delhi. Bài viết dựa trên phỏng vấn do phóng viên thường trú BBC, Divya Arya, thực hiện.

C - Trung Quốc: Vai trò ngày càng tăng

Vai trò của Trung Quốc  trong nhóm BRIC đang ngày càng lớn hơn.
Vai trò của Trung Quốc trong nhóm BRIC đang ngày càng lớn hơn.
Mười năm là khoảng thời gian rất ngắn so với cả lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới và chính trị đã trải qua thăng trầm vô cùng lớn trong giai đoạn này.
Các nền kinh tế tại các nước phát triển đang gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng và đang mất đi ánh hào quang.
Trong khi đó, các quốc gia BRIC đang phát triển nhanh và đóng góp lớn cho nền kinh tế thế giới.
Khi trật tự quốc tế mới đang hình thành, BRIC sẽ trở thành lực lượng mới nổi lên cần được để tâm đến.
‘Hạm đội mới’
Từ đầu thế kỷ 21, những xung đột tiềm năng ngày càng rõ ràng hơn, và các cuộc khủng hoảng gây ảnh hưởng tới tình hình kinh tế và chính trị quốc tế đang ngày càng thêm nghiêm trọng.
Mặc dù không có chiến tranh trên toàn cầu nổ ra, nhưng các cuộc xung đột quân sự khu vực chưa bao giờ ngưng.
Sau cơn bão tài chính châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu do vỡ tín dụng tại Hoa Kỳ đã xảy ra.
Trong khi người ta đang hy vọng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ kết thúc thì cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu lây lan.
Tổng thống Nam Phi (nước đã gia nhập khối BRICs) và Chủ tịch Trung Quốc.
Tổng thống Nam Phi (nước đã gia nhập khối BRICs) và Chủ tịch Trung Quốc.
Trong bối cảnh thế giới đang gặp phải khó khăn về chính trị và kinh tế, các nước thuộc thị trường mới nổi Brazil, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc - với nguồn tài nguyên đặc biệt của họ, cùng dân số và những lợi thế về thị trường - nắm bắt cơ hội, và tăng cường nhiều cho vị thế quốc gia của họ.
Bốn quốc gia BRIC - Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc giống như một đội tàu chiến lướt sóng qua các châu lục.
Sau khi Nam Phi gia nhập nhóm, BRIC tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của họ.
Phát triển vững chắc
Trung Quốc cần tăng cường hợp tác với nhóm BRIC nhiều và nhóm này cũng cần có sự tham gia nhiều từ Trung Quốc.
Công cuộc cải cách chính sách Trung Quốc đã theo đuổi trong 30 năm qua khiến đất nước này thay đổi rất nhiều - Trung Quốc trong thế kỷ 21 là hoàn toàn khác với Trung Quốc hơn 30 năm trước đây.
Đặc biệt trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đạt được những gì các nước phát triển đã làm trong nhiều thập niên hoặc thậm chí nhiều thế kỷ.
GDP của Trung Quốc đã tăng từ dưới 10 nghìn tỷ nhân dân tệ lên gần 40 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng kích cỡ kinh tế của Trung Quốc từ vị trí 6 lên số 2 trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Ngoại thương của Trung Quốc tăng từ dưới 500 tỷ đôla lên gần 3000 tỷ đôla và cũng đứng thứ hai trên thế giới.
Ngoài ra, Trung Quốc đã chuyển mình từ một nước phải nhập khẩu vốn, công nghệ và bí quyết công nghiệp từ nước ngoài thành một quốc gia xuất khẩu vốn và hoạt động chế tạo, tăng cường thêm ảnh hưởng của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Thách thức
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn trong quá trình phát triển: việc đồng nhân dân tệ lên giá quá nhanh đã làm tổn thương xuất khẩu của Trung Quốc, sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu là quá cao, và dân số quá lớn.
Một vấn đề có tính mấu chốt là khó tìm kiếm đúng người cho đúng công việc, và áp lực tỷ lệ thất nghiệp khá cao.

Trung Quốc đang phải giải quyết thực trạng lạm phát cao.
Giá nhà cao và đi kèm với lạm phát cao, và thị trường chứng khoán biến động mạnh. Thách thức môi trường cũng khá nghiêm trọng.
Chúng ta tin rằng Trung Quốc có thể để giải quyết những vấn đề này. Chúng ta có lợi thế đặc biệt, chẳng hạn như các nguồn tài nguyên phong phú của con người nhằm đảm bảo chất lượng ngày càng tăng.
Chúng ta có đất hiếm và các nguồn tài nguyên thiên nhiên công nghệ cao và một thị trường khổng lồ của người tiêu dùng trong nước.
Hơn nữa, Trung Quốc đã tiếp tục theo đuổi một chính sách đối ngoại của đôi bên cùng có lợi, và duy trì hợp tác kinh tế và chính trị với các nước khác, bao gồm các nước phát triển, và, đặc biệt là với các nước láng giềng của Trung Quốc.
Ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới đang được củng cố và vai trò của Trung Quốc trong nhóm BRIC đang ngày càng lớn hơn.
Triển vọng sáng sủa
Các quốc gia khác thuộc BRIC đang có những tiến bộ nhanh chóng.
Tăng trưởng GDP hàng năm của Ấn Độ là hơn 6,5%. Nga đã thức tỉnh sau giai đoạn "sốc". GDP của Brazil hiện đứng đầu Nam Mỹ, và sau khi Nam Phi gia nhập nhóm BRIC thì BRIC nay có sự hiện diện nhiều hơn trên toàn cầu.
42% dân số thế giới, và 30% lãnh thổ trên toàn cầu thuộc các nước nhóm BRIC. Dự kiến ​​đến năm 2015, GDP của BRIC sẽ đạt 22% trong tổng GDP toàn cầu.
Với sự phát triển kinh tế mạnh của mình, BRIC nhiều khả năng sẽ đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.
Giáo sư Yue Fubin, là một giáo sư từ Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, và là giám đốc của Viện Nghiên cứu Kinh tế Than, Đại học Tài chính và Kinh tế Trung Quốc.

Giáo sư Joseph Nye nổi tiếng với học thuyết về sức mạnh mềm
-Kinh tế Indonesia: Is Indonesia Bound for the BRICs? (Foreign Affairs Nov/Dec 2011) -- Bài dài về Indonedia.  Nên đọc để biết khả năng và thách thức họ đang gặp.  $$$THD- How Stalling Reform Could Hold Jakarta Back
Karen Brooks
KAREN BROOKS is Adjunct Senior Fellow for Asia at the Council on Foreign Relations.

Indonesia is in the midst of a yearlong debut on the world stage. This past spring and summer, it hosted a series of high-profile summits, including for the Overseas Private Investment Corporation in May, the World Economic Forum on East Asia the same month, and the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) in July. With each event, Indonesia received broad praise for its leadership and achievements.
This coming-out party will culminate in November, when the country hosts the East Asia Summit, which U.S. President Barack Obama and world leaders from 17 other countries will attend. As attention turns to Indonesia, the time is ripe to assess whether Jakarta can live up to all the hype.
A little over ten years ago, during the height of the Asian financial crisis, Indonesia looked like a state on the brink of collapse. The rupiah was in a death spiral, protests against President Suharto's regime had turned into riots, and violence had erupted against Indonesia's ethnic Chinese community. The chaos left the country -- the fourth largest in the world, a sprawling archipelago including more than 17,000 islands, 200 million people, and the world's largest Muslim population -- without a clear leader.
Today, Indonesia is hailed as a model democracy and is a darling of the international financial community. The Jakarta Stock Exchange has been among the world's top performers in recent years, and some analysts have even called for adding Indonesia to the ranks of the BRIC countries (Brazil, Russia, India, and China). More recent efforts to identify the economic superstars of the future -- Goldman Sachs' "Next 11," PricewaterhouseCoopers' "E-7" (emerging 7), The Economist's "CIVETS" (Colombia, Indonesia, Vietnam, Egypt, Turkey, and South Africa), and Citigroup's "3G" -- all include Indonesia.
To be sure, Indonesia's track record has been impressive. In just a few short years following Suharto's 1998 fall from power, Indonesia transformed from a tightly controlled authoritarian system to one of the most vibrant democracies on earth. The elections in 1999 were widely praised as a triumph of democracy; the military stayed on the sidelines, and independent civil-society groups and the media blossomed in the run-up to the polls. With sweeping political and fiscal decentralization, Jakarta devolved real power and resources to the country's hundreds of districts and municipalities. The government created new, independent political institutions to provide for additional checks and balances, including a constitutional court, a judicial commission, and a corruption eradication commission (known by its Indonesian acronym, KPK). An ambitious constitutional reform formalized a presidential system and established a one-man, one-vote process. With no mechanism to filter the results (as the Electoral College does in the United States), Indonesia's voting system is among the most democratic in the world.
The country's economic turnaround has been no less dramatic. In 1998, Indonesia's economy suffered a contraction of more than 13 percent. Since then, it has grown at an average rate of more than five percent per year, including 4.5 percent in 2009, when GDPs in much of the rest of the world shrank. This year, the Indonesian economy is expected to grow 6.5 percent. Indonesia's debt-to-GDP ratio has declined from a high of 100.3 percent in 2000 to 26 percent today, which compares favorably to those of the country's neighbors: Malaysia's is 54 percent, Vietnam's is 53 percent, the Philippines' is 47 percent, and Thailand's is 44 percent. Inflation, which spiked to 77 percent in 1998, now hovers just under five percent. The rupiah, which lost over four-fifths of its value that same year, is the strongest it has been since 2004 and is up 31 percent since 2008 alone. Other ASEAN currencies generally appreciated by between 15 and 20 percent in the same period.
Indonesia has also made great strides in improving its security. In 2004, the government negotiated a peace settlement with separatists in the province of Aceh, ending a three-decade-long conflict that claimed thousands of lives. Elsewhere, Indonesian security forces have killed or captured hundreds of Islamist militants and have uncovered and shut down major terrorist hideouts and training camps, including one in Aceh in February 2010 that led to a number of high-profile arrests. The government has also implemented important structural reforms, including the creation of a national counterterrorism agency, tasked with forming and enforcing new domestic security laws.
Against this backdrop, Indonesia has started to play a larger role on the international stage. When the G-20 was established in 2008, Indonesia was the only Southeast Asian nation offered membership. That same year, Indonesia launched the Bali Democracy Forum, a yearly regional conference to promote democracy in Asia. In recent months, the forum has become a platform for Indonesia to share lessons from its own democratic transition with some of Egypt's aspiring democrats.
LOOMING CONSTRAINTS
Yet despite all the fanfare, the Indonesian score contains some decidedly discordant notes. Indonesia's ports are overstretched, its electrical grid is inadequate, and its road system is one of the least developed in the region. These conditions make the Indonesian economy inefficient and will stifle its future growth. In some regions, the price of basic commodities is up to three times as high as on the main island of Java. Meanwhile, manufacturers are squeezed by exorbitant transportation costs, which are higher in Indonesia than in almost every other ASEAN nation. On the World Bank's 2010 Logistics Performance Index, which is based on a worldwide survey of shippers and carriers combined with data on the performance of each country's supply chain, Indonesia ranked 75 out of 155, well below its neighbors.
Jakarta is well aware of these problems, yet it currently spends only half as much on infrastructure development as it did in the 1990s. Seeking to address almost constant criticism on this issue, in May, Indonesian President Susilo Bambang Yudhoyono issued a new economic "master plan" with an emphasis on infrastructure projects. He also called for higher infrastructure spending in the 2012 budget. But even this budget would cover only about half of the administration's planned development through 2014. Without the new development, Indonesia will not meet its target of 7-8 percent GDP growth by the same year.
Much of the burden of paving roads and providing power and water nationwide will thus fall to the private sector. However, Indonesia's inadequate regulatory framework and weak enforcement of existing regulations have muted private-sector interest. The absence of meaningful eminent domain regulations has proved particularly problematic; the inability to acquire land has prevented many projects from ever getting off the ground. Bureaucratic chaos at the National Land Agency, where plots are often recorded as being owned by multiple parties, has not helped. Yudhoyono has pledged to tackle these problems, but his credibility on the issue is fading.
Endemic corruption further adds to Indonesia's high-cost economy. At the beginning of his first term, Yudhoyono named combating corruption a top priority. Since then, the KPK has sent dozens of politicians and former government officials to jail. Still, corruption runs deep at all levels of government, since the devolution of power after Suharto's fall brought with it the decentralization of graft. Now, officials from Jakarta down to the village level demand bribes and kickbacks, and such payments no longer ensure that things get done.
A number of high-profile scandals during Yudhoyono's second term have showcased the breadth and depth of the problem. Investigations into the 2008 collapse and subsequent $700 million government bailout of Bank Century, a midsize bank with politically connected depositors, revealed that individuals from all elements of law enforcement -- senior police officers, officials from the attorney general's office, lawyers, judges -- had attempted to profit from the government bailout.
Since then, the police and others have tried to weaken the KPK, including by attempting to frame two sitting members of the commission for, of all things, corruption. The episode paralyzed the KPK for months and made a mockery of Indonesia's judicial system. Although the commission emerged from this episode intact, it has since been focused on lower-profile cases.
Perhaps most damning, the president's own political party has been at the center of an escalating series of corruption scandals in recent months. Muhammad Nazaruddin, the party's former treasurer, and other senior party members stand accused of rigging bids to fulfill government contracts worth more than $1 billion. Nazaruddin fled the country in May and spent three months on the lam before he was arrested in Colombia. Such public drama has undermined domestic and international confidence in the administration's supposed fight against corruption. Perhaps more important, no major political party now credibly carries the anticorruption mantle.
The Yudhoyono administration's promotion of Indonesia as an open, investor-friendly economy is another area in which the gap between rhetoric and reality is particularly large. The government's most recent Investment Negative List, which lays out limitations on foreign investment, is more restrictive than in the past. Indonesia has also backslid on some of its international commitments. The ASEAN-China Free-Trade Area, which came into effect in January 2010, is one such case. As part of the pact, Indonesia and China agreed to reduce or eliminate tariffs on thousands of goods. But since the agreement came into force, Indonesia's domestic industries have pressed for more time to implement its commitments and for the creation of new nontariff barriers, such as burdensome labeling requirements that would affect a wide range of imports, and not just those from China.
To make matters worse, Yudhoyono announced just days before this year's World Economic Forum in Jakarta that the government would review and revise all its contracts with foreign companies, particularly in the natural resources sector. Underlying the move is an assumption that Indonesia's newly robust economy should give the government the bargaining power to negotiate better terms with foreign firms. Although Indonesian lawmakers applauded the move, foreign investors did not. Indonesia's poor track record on the sanctity of contracts, including, for example, a 2010 regulation that unilaterally changed the economics of previously negotiated oil and gas contracts, helps explain why foreign direct investment in Indonesia lags far behind portfolio inflows to the country.
Indonesia's relative lack of integration with the world economy protected it from the worst of the global financial crisis in 2008. As a result, Yudhoyono's government seems to have concluded that maintaining some insulation from external shocks is more important than allowing rapid growth through foreign investment or through an export-oriented growth strategy. Although the value of Indonesia's exports is up 36.5 percent in 2011 (through July), the increase is overwhelmingly a function of a rise in the price and volume of commodities, namely, gas, coal, palm oil, rubber, and metal ores. Even with the commodity boom, Indonesia's exports total only around 24 percent of GDP, much less than Malaysia's (96.4 percent), Thailand's (68.4 percent), and the Philippines' (31.7 percent).
The real driver of the country's recent economic growth has been the Indonesian consumer, with consumption accounting for roughly 60 percent of GDP. Indonesian policymakers seem content to keep it that way, and some degree of inward focus may well be appropriate. But Indonesia must strike a balance between protecting itself from external shocks and generating jobs and taking advantage of regional and global growth. If vested business interests continue to drive policies that protect certain sectors from foreign competition, they will create inefficiencies and jeopardize critically needed job creation.
STORM CLOUDS
Labor and human resource issues are particularly pressing problems for Indonesia, a country of 245 million with 54 percent of the population now under the age of 30. This means that the proportion that is of working age will rise significantly over the next decade. Indonesian government officials often point to this coming "demographic dividend" as a comparative advantage over aging societies such as China. They argue that a younger generation will consume more and will provide a more productive labor pool. But for the demographic dividend to, in fact, be a dividend, Indonesia would have to create more jobs, including higher-quality and better-paying ones. Extractive industries are capital-intensive, not labor-intensive, and they cannot be counted on to fulfill this role.
Indonesia already faces significant underemployment and poverty, so additional labor force pressures would be a serious concern. According to the most recent official data, in 2011, 6.8 percent of Indonesians were unemployed and 12.5 percent were living under the poverty line. Unemployment and poverty have both decreased since Yudhoyono took office in 2004 -- unemployment from over nine percent and poverty from over 16 percent. But these numbers do not tell the whole story; over 65 percent of Indonesia's workers are employed informally, most of them in agriculture. Moreover, the number of university-educated unemployed has increased, from 3.6 percent in 2005 to 8.5 percent in 2010. As for poverty, the World Bank estimates that more than half the population lives on less than $2 per day. For upward of 120 million people, then, any disturbance in monthly income could be devastating.
The answer to these challenges is to create jobs. But Indonesia is neither training its work force nor creating the investment climate it needs to attract value-added and labor-intensive industries. Indonesia lags behind both key ASEAN states and all the BRIC countries in access to high-quality education and thus lacks the skilled labor to move up the value-added chain. And even as skilled workers are in short supply, Indonesia maintains one of the most rigid labor regimes in the world, with among the most generous severance packages and most cumbersome layoff procedures. According to the World Economic Forum's 2011-12 Global Competitiveness Report, Indonesia scores in the bottom 30 percent of the 142 economies surveyed on labor rigidity.
Meanwhile, Indonesia has seen an increase in the intensity and frequency of ethnic and religious violence in recent years. From communal clashes in Kalimantan to religious violence in Java, the police have been slow to react or unwilling to step in at all, and few perpetrators have been held to account. Yudhoyono has deflected responsibility by calling on local officials to deal with the clashes. His failure of leadership sets a dangerous precedent in a diverse country that is home to at least five different religious traditions and dozens of ethnicities. As its founding fathers understood, Indonesia can survive as a single nation only if tolerance and respect for different ethnicities and religions remain at its core. In addition to casting a shadow over Indonesia's newfound international leadership role, the failure of the state to protect its people and uphold the constitutionally mandated freedom of religion raises the question of whether Indonesia will continue to enjoy the political stability that has allowed for its considerable economic gains.
YUDHOYONO'S WEAK HAND
Indonesia needs a combination of leadership and a renewed push for structural reform to overcome its many challenges. So far, however, both remain in short supply. Yudhoyono was elected with more than 60 percent of the vote in 2004 and again in 2009. Yet despite his strong popular mandate, he has never felt comfortable governing on the basis of popular support. Instead, he has repeatedly tried to use cabinet appointments to create legislative coalitions (as one might in a parliamentary system), despite the absence of any such concept in Indonesia's legal and constitutional framework. This strategy has come at the expense of continued reform, as cabinet appointments are made to gain allies rather than recruit reformers with genuine expertise. Indeed, Indonesia passed all its landmark reforms nearly a decade ago.
To be fair, the fault is not all Yudhoyono's. For a presidential system, Indonesia has an uncommonly large number of political parties -- nine in all. The ruling Democrat Party is the single largest in the country's legislature, but it still commands only 26 percent of the seats. As a result, out of the 70 bills proposed at the start of Yudhoyono's second term, only a handful have passed -- and largely insignificant ones at that. Indonesia needs fewer parties to overcome this gridlock, but the smaller parties have resisted even modest proposals to increase the threshold of votes required before a party can enter the legislature, and there is little hope of meaningful change before the 2014 legislative elections.
Meanwhile, the Constitutional Court recently lowered the number of votes required to initiate a presidential impeachment process from three-fourths of the legislature to two-thirds. This means that the Democrat Party's 26 percent plurality can no longer protect Yudhoyono from attempts to oust him. The court's ruling seems to have exacerbated his indecisiveness -- unsurprising given that Indonesia's first elected president after Suharto, Abdurrahman Wahid, was impeached. Yudhoyono's failure to reshuffle his cabinet until just recently, despite making repeated threats to remove nonperforming ministers, has exemplified his paralysis.
As a result, the president is increasingly captive to politicians at odds with his stated reform programs, and Indonesia's competent core of technocrats in government has less room to advance meaningful change. At best, this could portend stasis for the remaining three years of Yudhoyono's term. At worst, Indonesia could see its hard-won gains evaporate. In June, for example, the legislature rolled back key powers of the Constitutional Court -- the only court seen as being beyond the reach of corrupt politicians. The legislature is similarly poised to strip the KPK of important authorities.
After decades of authoritarian rule, Indonesians have been reluctant to allow power to concentrate in the hands of any one person or institution. In fact, most of Indonesia's reforms after 1998 were explicitly designed to decentralize power. But the pendulum has swung too far, producing a system with real structural impediments to coherent policy implementation. As Indonesia moves further away from its authoritarian past, reformers need to recalibrate the balance of power. The legislature needs fewer political parties; independent institutions, such as the Constitutional Court and the KPK, need more power; and constitutional reform may be needed to raise the threshold for impeachment of the president. Generational change will hopefully be part of this process. The current political and economic elites are largely a product of the Suharto period. The 2014 electoral cycle might offer an opportunity for new leaders to come to the fore.
As the political restructuring of the Middle East tests whether Islam and democracy can coexist, as pluralism and religious tolerance come under attack in countries from Africa to Europe, and as China's economic rise without political liberalization challenges the Western democratic model, Indonesia's continued success as an open, moderate, tolerant, multiethnic, multireligious democracy with a booming economy is of huge importance as a model for the developing world. Indonesia deserves plaudits for its progress to date, but some gains are under threat, and its continued success requires a new wave of reform. Indonesians proved they were capable of extraordinary things at the turn of this century. Once this fall's summit meetings are over, it will be time for Indonesia's reformers to get back to work.


Kinh nghiệm Hàn Quốc - châu Âu: Does Europe Have a Korean Option? (Project Syndicate 23-11-11) -- Bài này (của Simon Johnson nguyên kinh tế trưởng IMF) có ích ở chỗ nó nhắc lại vai trò của các chaebol trong cuộc khủng hoảng Hàn Quốc năm 1997.

OECD warns of eurozone contagion risk (Financial Times)- European leaders need to provide ‘credible’ firepower to stop the contagion in the eurozone or risk a severe recession, OECD warns -

Moody’s cảnh báo điểm tín nhiệm của tất cả các nước châu Âu bị đe dọa

Thời kỳ vàng son cho các nền kinh tế mới - (BBC)-Học giả Trung Quốc tin rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.


(Tamnhin.net) – Tác giả học thuyết "sức mạnh mềm" là giáo sư Joseph Nye không tin rằng 5 nền kinh tế đang nổi lên có thể lập thành một khối thống nhất để cạnh tranh với Mỹ.
-

BRICS 'sẽ không trở thành liên minh'

Tác giả học thuyết "sức mạnh mềm", giáo sư Joseph Nye, không tin rằng 5 nền kinh tế đang nổi lên có thể lập thành một khối thống nhất để cạnh tranh với Mỹ.
Sức mạnh đang lên của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (được gọi tắt là BRICS) được phỏng đoán sẽ càng ngày càng gia tăng ảnh hưởng.
Nhưng giáo sư Joseph Nye, nhà tư tưởng đối ngoại nổi tiếng từ Đại học Harvard, cho rằng BRICS sẽ vẫn chỉ là một khối có liên kết lỏng lẻo vì có nhiều lợi ích khác nhau.

Joseph Nye: Tôi không cho rằng các nước này sẽ trở thành lực lượng lớn với tư cách một tổ chức thống nhất. Từng cá nhân, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng Nga không thực sự thuộc về nhóm này. Nga là một quyền lực đang đi xuống chứ không phải đang lên.
Khi chúng ta đi vào chi tiết, quyền lợi của các nước này thật khác nhau.
BBC:Vậy, từng nước một có thể thách thức sự thống trị của Mỹ trên thế giới không?
Có thể chứ. Ví dụ, vai trò của Trung Quốc ở Đông Á thường bị xem là thách thức cho sự có mặt của Mỹ ở Biển Nam Trung Hoa. Nếu nhìn Brazil, nước này cũng muốn có ảnh hưởng ở Nam Mỹ.
Nhưng nếu bạn hỏi họ có tạo thành liên minh chống Mỹ thì không hẳn.
Có những khác biệt sâu sắc về lợi ích giữa, chẳng hạn, Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ rất hài lòng khi có quan hệ tốt với Mỹ để cân bằng sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
BBC:Theo giáo sư, còn có những nhóm nước nào có thể tạo ra một khối thống nhất?

Các nền kinh tế đang lên có những quyền lợi khác nhau
Nó phụ thuộc vào định nghĩa của bạn về ‘thách thức’. Nếu cần một nhóm quốc gia tại Liên Hiệp Quốc ngăn không thông qua một nghị quyết do Mỹ bảo trợ, được chứ, nhất định là được. Chuyện đó đã xảy ra rồi.
Nhưng nếu lại hỏi có một nhóm quốc gia lập liên minh quân sự để cân bằng lại với Mỹ? Chi phí quốc phòng của Mỹ chiếm một nửa của cả thế giới. Thật khó tin lại có một nhóm quốc gia có thể có ngân sách gần đến mức ấy.
Nên nó lại phụ thuộc vào ta định nghĩa ‘thách thức’ là thế nào. Một mặt nào đó, thách thức đã tồn tại rồi, nhưng mặt khác, tôi không chắc nó sẽ xảy ra.
BBC: Sự trỗi dậy của BRICS chủ yếu mang tính kinh tế. Làm thế nào các nước đó gia tăng ‘sức mạnh mềm’ của họ?
Vài nước trong đó cũng đã có sức mạnh mềm và muốn tăng cường nó. Sức mạnh mềm của Brazil đến từ văn hóa và thành công. Tại Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đã nói Trung Quốc cần tăng cường sức mạnh mềm, và họ đã đầu tư hàng tỉ đôla cho mục đích này. Nhưng Brazil và Ấn Độ có lợi thế là nền dân chủ, và nhờ đó mà sử dụng được xã hội dân sự tạo ra sức mạnh mềm. Ví dụ, công nghiệp điện ảnh Bollywood của Ấn Độ rất ấn tượng.
Vấn đề của Trung Quốc là chế độ chuyên chế. Một ví dụ là việc giam cầm Lưu Hiểu Ba và ngăn không cho ông ta dự lễ trao giải Nobel Hòa bình. Truyền hình thế giới truyền đi cảnh một chiếc ghế trống tại Oslo. Chuyện đó làm giảm đi sức mạnh mềm.
BBC:Giáo sư có nghĩ rằng khủng hoảng ở Liên hiệp châu Âu sẽ tạo ra khoảng trống để các nước đang lên lấp đầy?
Dù chuyện gì xảy ra cho đồng euro, thì các nước đang lên cũng sẽ gia tăng được ảnh hưởng thôi.
Nhưng nếu đồng euro sụp đổ, hiệu ứng đầu tiên của nó có lẽ là làm đồng đôla mạnh lên, chứ không phải nhân dân tệ hay bất kỳ đồng tiền nào.
Nếu xảy ra việc đồng euro sụp đổ, có lẽ các nhà đầu tư sẽ đi tìm vùng đất an toàn, sẽ quay sang đôla chứ không dùng đồng tiền của các nước đang lên đâu.
BBC:Vậy giáo sư nhìn thấy tương lai nào cho BRICS?
Đó sẽ là một tổ chức có liên thông ngoại giao lỏng lẻo. Đôi khi họ thấy thuận tiện để gặp nhau, bàn về một quan điểm chung. Nhưng vấn đề là khi đã vượt qua được tầm mức đầu tiên, thì sẽ thấy có những quyền lợi khác nhau giữa các nước.
Ví dụ, Brazil và Trung Quốc có lập trường khác nhau về giá trị của đồng nhân dân tệ. Brazil không hài lòng với chính sách định giá thấp của Trung Quốc. Nước này không muốn nói nhiều vì không muốn không khí ở các cuộc họp của BRICS căng thẳng. Nhưng có khác biệt thật sự.-Nguồn:

BRICS 'sẽ không trở thành liên minh'




-

Các bài liên quan

------

Tổng số lượt xem trang