(NLĐO)- Tại tòa, đại diện quán cơm Minh Đức đổ lỗi cho Công ty TNHH - DVBV Mô tô Thành Công, còn phía công ty Thành Công lại phủi tay cho rằng nhân viên đánh thì nhân viên bồi thường, công ty không hề có trách nhiệm trong vụ án này.
Hôm nay, 30-11, TAND TPHCM đã đưa vụ án cố ý gây thương tích tại quán cơm Minh Đức ra xét xử công khai. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt Bùi Đình Hoàng (23 tuổi, ngụ quận Tân Bình - TPHCM), Dương Trọng Nghĩa (20 tuổi, ngụ quận 1 - TPHCM) và Nguyễn Minh Dương (32 tuổi, quê Long An) đồng mức án 9 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
Quán cơm Minh Đức (đường Tôn Thất Tùng, quận 1 - TPHCM) ký hợp đồng thuê bảo vệ của Công ty Thành Công với giá 22,9 triệu đồng/tháng, chỉ có nhiệm vụ dẫn dắt xe khi khách vào ăn cơm và ngăn không cho hàng rong, ăn xin vào quán.
Tối 30-7-2010, sau khi ăn tối tại quán cơm Minh Đức, ông Lê Văn Ngai đưa thẻ cho bảo vệ lấy xe. Do đông khách nên Hoàng bảo ông Ngai tự lấy xe, dẫn đến cãi nhau. Sau đó, nhóm Hoàng, Nghĩa, Dương đã xông vào đánh và dùng roi điện chích ông Ngai. Nạn nhân bỏ chạy và ngất xỉu, nhóm bảo vệ mới bỏ ra bãi xe.
Ông Ngai tỉnh dậy, gọi điện thoại kêu người thân đến đưa đi bệnh viện nhưng nhóm bảo vệ vẫn không tha và gọi điện “điều động” một nhóm khác đi xe 7 chỗ đến.
Xe ô tô của Công ty TNHH - DVBV Mô tô Thành Công chở theo ông Lê Tấn Nơi (Phó Giám đốc), Nguyễn Ngọc Sinh và Huỳnh Văn Thương (bảo vệ) đến tiếp sức. Cùng lúc này, bảo vệ Trần Đức Thịnh cũng đi mô tô đến quán Minh Đức theo sự “điều động”.
Ông Ngai khẳng định, nhóm bảo vệ đến sau trong đó có ông Nơi cũng hùa theo đánh ông tơi bời. Tuy nhiên nhóm này không thừa nhận.
Tại phiên tòa, Hoàng, Nghĩa, Dương khai rằng họ không được ký hợp đồng lao động do mới vào làm việc (?!), không được đào tạo nghiệp vụ, không được huấn luyện cách sử dụng hung khí nguy hiểm như roi điện. Phía Công ty TNHH - DVBV Mô tô Thành Công cũng thừa nhận điều này.
Đại diện quán cơm Minh Đức cho rằng công ty Thành Công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng với khách hàng, cụ thể hợp đồng ghi rõ phía Thành Công cung cấp cho quán Minh Đức những bảo vệ chuyên nghiệp, đã qua huấn luyện đào tạo nhưng thực tế ngược lại.
Ngoài ra, các bảo vệ phải có thái độ niềm nở, dắt xe vào bãi và dẫn xe đến tận tay khách hàng khi khách ăn cơm xong, giữ gìn an ninh trật tự cho quán nhưng phía Thành Công lại để xảy ra sự việc đáng tiếc.
Ngoài ra, luật sư còn nêu lời khai của ông Lê Đức Nơi (phó giám đốc công ty Thành Công) tại cơ quan điều tra rằng: “Sau khi vụ án xảy ra, tôi nghe dư luận nói rằng chiếc xe đó chở bảo vệ đến đánh ông Ngai thì sẽ bị tịch thu nên vội vàng đem trả lại cho chủ sở hữu”.
Luật sư lập luận: Nếu không chở bảo vệ đến đánh ông Ngai thì tại sao phải lật đật mang xe đi trả vì sợ tịch thu? Vì vậy, luật sư yêu cầu HĐXX đề nghị các cơ quan tố tụng tiếp tục điều tra vụ án vì hồ sơ cho thấy có dấu hiệu lọt người, lọt tội.
Nạn nhân Lê Văn Ngai ngoài việc yêu cầu phía Minh Đức và Thành Công liên đới bồi thường dân sự viện phí, tổn thất tinh thần, làm nhục người khác thì đã xin tòa án xử nhẹ cho các bị cáo vì bản thân những người này nếu không được cung cấp roi điện thì họ cũng không ra tay quyết liệt như vậy…
Tin-ảnh: Phạm DũngQuan trọng hơn, mặc dù Công ty TNHH - DVBV Mô tô Thành Công không nhận trách nhiệm và cho rằng không phải bồi thường cho bị hại nhưng HĐXX đã tuyên buộc công ty này phải bồi thường 51,9 triệu đồng tiền viện phí và tổn thất tinh thần cho bị hại là ông Lê Văn Ngai (62 tuổi, quốc tịch Hà Lan).
Quán cơm Minh Đức (đường Tôn Thất Tùng, quận 1 - TPHCM) ký hợp đồng thuê bảo vệ của Công ty Thành Công với giá 22,9 triệu đồng/tháng, chỉ có nhiệm vụ dẫn dắt xe khi khách vào ăn cơm và ngăn không cho hàng rong, ăn xin vào quán.
Tối 30-7-2010, sau khi ăn tối tại quán cơm Minh Đức, ông Lê Văn Ngai đưa thẻ cho bảo vệ lấy xe. Do đông khách nên Hoàng bảo ông Ngai tự lấy xe, dẫn đến cãi nhau. Sau đó, nhóm Hoàng, Nghĩa, Dương đã xông vào đánh và dùng roi điện chích ông Ngai. Nạn nhân bỏ chạy và ngất xỉu, nhóm bảo vệ mới bỏ ra bãi xe.
Ông Ngai tỉnh dậy, gọi điện thoại kêu người thân đến đưa đi bệnh viện nhưng nhóm bảo vệ vẫn không tha và gọi điện “điều động” một nhóm khác đi xe 7 chỗ đến.
Xe ô tô của Công ty TNHH - DVBV Mô tô Thành Công chở theo ông Lê Tấn Nơi (Phó Giám đốc), Nguyễn Ngọc Sinh và Huỳnh Văn Thương (bảo vệ) đến tiếp sức. Cùng lúc này, bảo vệ Trần Đức Thịnh cũng đi mô tô đến quán Minh Đức theo sự “điều động”.
Ông Ngai khẳng định, nhóm bảo vệ đến sau trong đó có ông Nơi cũng hùa theo đánh ông tơi bời. Tuy nhiên nhóm này không thừa nhận.
Tại phiên tòa, Hoàng, Nghĩa, Dương khai rằng họ không được ký hợp đồng lao động do mới vào làm việc (?!), không được đào tạo nghiệp vụ, không được huấn luyện cách sử dụng hung khí nguy hiểm như roi điện. Phía Công ty TNHH - DVBV Mô tô Thành Công cũng thừa nhận điều này.
Đại diện quán cơm Minh Đức cho rằng công ty Thành Công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng với khách hàng, cụ thể hợp đồng ghi rõ phía Thành Công cung cấp cho quán Minh Đức những bảo vệ chuyên nghiệp, đã qua huấn luyện đào tạo nhưng thực tế ngược lại.
Ngoài ra, các bảo vệ phải có thái độ niềm nở, dắt xe vào bãi và dẫn xe đến tận tay khách hàng khi khách ăn cơm xong, giữ gìn an ninh trật tự cho quán nhưng phía Thành Công lại để xảy ra sự việc đáng tiếc.
Bảo vệ quán Minh Đức từng tát vợ tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia xỉu tại quán
Luật sư Trần Hải Đức bảo vệ quyền lợi cho bị hại nêu rõ: Phía Công ty TNHH-DVBV Mô tô Thành Công đã sai phạm khi sử dụng nhân viên bảo vệ chưa qua đào tạo, tự đào tạo rồi tự cấp chứng chỉ trong khi việc cấp chứng chỉ hành nghề bảo vệ phải qua cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, hai cây roi điện dùng để gây án chưa được cấp giấy phép…Ngoài ra, luật sư còn nêu lời khai của ông Lê Đức Nơi (phó giám đốc công ty Thành Công) tại cơ quan điều tra rằng: “Sau khi vụ án xảy ra, tôi nghe dư luận nói rằng chiếc xe đó chở bảo vệ đến đánh ông Ngai thì sẽ bị tịch thu nên vội vàng đem trả lại cho chủ sở hữu”.
Luật sư lập luận: Nếu không chở bảo vệ đến đánh ông Ngai thì tại sao phải lật đật mang xe đi trả vì sợ tịch thu? Vì vậy, luật sư yêu cầu HĐXX đề nghị các cơ quan tố tụng tiếp tục điều tra vụ án vì hồ sơ cho thấy có dấu hiệu lọt người, lọt tội.
Nạn nhân Lê Văn Ngai ngoài việc yêu cầu phía Minh Đức và Thành Công liên đới bồi thường dân sự viện phí, tổn thất tinh thần, làm nhục người khác thì đã xin tòa án xử nhẹ cho các bị cáo vì bản thân những người này nếu không được cung cấp roi điện thì họ cũng không ra tay quyết liệt như vậy…
Bảo vệ quán cơm Minh Đức từng đánh vợ tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia 11 giờ ngày 18-1-2010, ông Tô Minh Đức (tham tán Đại sứ quán VN tại Campuchia) cùng vợ là bà Phạm Thị Mỹ Dung vào ăn cơm trưa tại tiệm cơm Minh Đức. Trong lúc đang ngồi ăn cơm thì ông Đức có yêu cầu nhân viên đổi món ăn do món mực ông bị dị ứng nhưng nhân viên không đồng ý và có lời lẽ gay gắt. Hai bên đã lời qua tiếng lại rất căng thẳng. Sau đó, con của chủ tiệm cơm Minh Đức dẫn theo hàng chục nhân viên nam tiến thẳng về phía vợ chồng ông tham tán rồi người phụ nữ này đã tát mạnh vào mặt bà Dung. Đồng loạt, cả chục thanh niên kia cũng xông vào tấn công bà Dung rất dữ dội. Biết vợ bị đau tim nên ông Đức đã kêu cứu, xin tha, nhưng nhóm người này tiếp tục quay sang tấn công luôn cả ông Đức. Nhiều thực khách trong quán can ngăn, giúp vợ chồng ông tham tán tháo chạy. Trên đường đi, bà Dung bị ngất xỉu và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Sài Gòn, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. |
Nhóm bảo vệ quán cơm Minh Đức lãnh án tù
Tuổi Trẻ
TTO - Sáng 30-11, TAND TP.HCM đã xét xử vụ nhóm bảo vệ quán cơm Minh Đức (đường Tôn Thất Tùng, Q.1, TP.HCM) đánh khách đến ăn cơm gây thương tích. Tòa tuyên phạt 3 nhân viên bảo vệ của quán cơm này gồm: Bùi Đình Hoàng (23 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP....
Đánh người, bảo vệ quán cơm Minh Đức lãnh án tùThanh Niên
3 bảo vệ đánh Việt kiều tại quán cơm Minh Đức lãnh 27 tháng tù giamSài gòn Giải Phóng
-Đeo mác 'bảo vệ' là có quyền đánh người?
- Liên quan đến nhiều vụ việc người dân, khách hàng tố bị bảo vệ hành hung gần đây, dư luận khá bức xúc rằng, liệu quyền hạn của người bảo vệ đến đâu để có thể thẳng tay 'đàn áp' dù chuyện chưa phân rõ trắng đen?
TIN BÀI KHÁC
Tỏ tình bằng hoa gạo gây náo loạn chung cư
Trần Lệ Xuân, người đàn bà mệt mỏi
Đạp xe qua đường tàu, một HS tử nạn
Bảo vệ quán cơm đánh khách đến nhập việnTrần Lệ Xuân, người đàn bà mệt mỏi
Đạp xe qua đường tàu, một HS tử nạn
Vụ bảo vệ quán cơm đánh người dã man gây bức xúc dư luận trong một thời gian dài xảy ra vào tối 30/7/2010. Người dân đã rất bất bình khi hàng loạt bảo vệ của Cty TNHH MTV DV bảo vệ môtô Thành Công đã dùng roi điện, dùi cui đánh không thương tiếc một Việt kiều và khi một người dân khác vào can ngăn cũng đã bị “xơi đòn”.
Nạn nhân là ông Lê Văn Ngai (Việt kiều Hà Lan, ở Quận 7, TP HCM). Tối 30/7, sau khi ăn tại quán cơm Minh Đức (P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1), ông đưa thẻ xe cho một bảo vệ nhờ dẫn xe để ra về. Nhưng bảo vệ nói ông tự qua bên đường lấy xe. Lời qua tiếng lại, ba bảo vệ có mặt lúc đó đã lao vào dùng roi điện chích, dùi cui đánh liên tục vào người làm ông Ngai bất tỉnh, phải nhập viện cấp cứu.
Về vụ việc này, bạn đọc Minh Duy đã tỏ ra bức xúc trên mục phản hồi của báo Lao Động: “Bảo vệ được cấp công cụ hỗ trợ bừa bãi. Bảo vệ quán cơm thôi, sao lại được trang bị roi điện, dẫn đến việc vô tư chích roi điện vào người khác?”.
Trước đó, vào ngày 10/6/2010, một người dân khác cũng đã có đơn khởi kiện ra TAND quận 12 (TP.HCM) vì bị bảo vệ đánh đập không thương tiếc.
Theo đơn khởi kiện, bà Nguyễn Thị Kim Định (Quận 12, TP HCM) trình bày: Vào chiều ngày 18/5, bà Định đi vào siêu thị Metro Hiệp Phú (TP.HCM) để mua hàng. Đến khi hàng hóa được đưa qua cửa an ninh thì máy soi chiếu phát ra tín hiệu, từ đó bảo vệ siêu thị xác định bà là đối tượng bị kiểm tra.
Ngay sau đó, bảo vệ siêu thị yêu cầu bà Định cho khám người, bà đồng ý cho khám xét nhưng yêu cầu phải có phòng riêng, phải lập biên bản kèm theo với chứng kiến của đại diện Ban giám đốc. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, bà bỏ ra về thì bị bảo vệ hành hung, lôi vào một căn phòng rồi lấy bộ đàm đánh vào đầu. Sau sự việc bị lột đồ, đánh đập, bà Định đã đề nghị lãnh đạo siêu thị lập biên bản vụ việc nhưng không được giải quyết thỏa đáng.
Từ bức xúc trên, hành khách này đã phải nhờ đến pháp luật để trả lại danh dự cho mình.
Bảo vệ siêu thị tát khách hàng ngất xỉu
Hãi hùng hơn là chuyện bảo vệ siêu thị ở Khánh Hòa thẳng tay tát khách hàng là một em học sinh đến ngất xỉu mới chịu buông tha. Câu chuyện bắt đầu vào tối 14/5/2010. Em Nguyễn Ngọc Bích Nhi (HS lớp 12 Trường THPT Lý Tự Trọng, TP Nha Trang, Khánh Hòa) cùng hai em ruột là Huy (14 tuổi) và Ly (16 tuổi) đến Trung tâm thương mại Maximark Nha Trang chơi trò chơi điện tử. Khi ra về, Huy bắt dế ở khu vực giữ xe và tự ý lấy vỏ chai nhựa của nhân viên bảo vệ để đựng dế.
Bảo vệ siêu thị tát khách hàng ngất xỉu
Hãi hùng hơn là chuyện bảo vệ siêu thị ở Khánh Hòa thẳng tay tát khách hàng là một em học sinh đến ngất xỉu mới chịu buông tha. Câu chuyện bắt đầu vào tối 14/5/2010. Em Nguyễn Ngọc Bích Nhi (HS lớp 12 Trường THPT Lý Tự Trọng, TP Nha Trang, Khánh Hòa) cùng hai em ruột là Huy (14 tuổi) và Ly (16 tuổi) đến Trung tâm thương mại Maximark Nha Trang chơi trò chơi điện tử. Khi ra về, Huy bắt dế ở khu vực giữ xe và tự ý lấy vỏ chai nhựa của nhân viên bảo vệ để đựng dế.
Nạn nhân trong vụ bị bảo vệ Maximark Nha Trang hành hung (Nguồn: Lao động) |
Thấy vậy, một nhân viên bảo vệ cảnh cáo, túm cổ áo Huy. Khi Nhi vào cứu em thì bị nhóm bảo vệ này đóng cửa và hành hung. Bảo vệ đã tát mạnh 2 cái vào đầu và mặt Ly, mấy bảo vệ khác cũng xông đến tới tấp vừa đánh, vừa chửi các em.
Khi thấy nạn nhân bị ngất xỉu họ mới dừng.
Về vụ việc đầy tai tiếng này, giám đốc siêu thị Maximark Nha Trang Đoàn Thị Thọ cũng phải thừa nhận: “Chúng tôi đã xin lỗi gia đình nạn nhân, dù bất cứ tình huống nào xảy ra, nhân viên bảo vệ siêu thị đánh khách hàng là sai”.
Lùm xùm trên một chuyến bayKhi thấy nạn nhân bị ngất xỉu họ mới dừng.
Về vụ việc đầy tai tiếng này, giám đốc siêu thị Maximark Nha Trang Đoàn Thị Thọ cũng phải thừa nhận: “Chúng tôi đã xin lỗi gia đình nạn nhân, dù bất cứ tình huống nào xảy ra, nhân viên bảo vệ siêu thị đánh khách hàng là sai”.
Vụ việc ồn ào dư luận gần đây nhất là vụ “đôi co” giữa hãng hàng không quốc gia và một khách hàng. Vào tối 18/4/2011, trên chuyến bay VN1169 của hãng hàng không Vietnam Airlines, từ Hà Nội vào TP.HCM.
Ở chuyến bay này, hãng hàng không quốc gia đã bị “tố” là có hành vi hành hung nặng nề đối với hành khách là HLV Lê Minh Khương, Trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam và người thân của ông.
HLV Lê Minh Khương và vụ lùm xùm với Vietnam Airlines (Nguồn: Dân Việt) |
Trong khi đạo diễn Trần Lực và ca sỹ Quang Hà có mặt trên chuyến bay này đã khẳng định HLV Lê Minh Khương bị đánh, hành hung thì Bà Eileen Tan, quốc tịch Singapore, hiện là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Singapore tại TP.HCM lại phủ nhận hoàn toàn thông tin trên. Lời kể của các nhân chứng có mặt trên chuyến bay hôm ấy còn nhiều tình tiết mâu thuẫn nhau khiến sự cố này càng trở nên ồn ào và đến nay chưa ngã ngũ.
Từ lâu nay, nhiều công ty, ngân hàng, siêu thị... đã thuê nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự. và hiện tại cũng rất nhiều trung tâm vệ sĩ được khai trương.
Những nhân viên này thuộc các công ty làm dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp. Một tổ trưởng bảo vệ của một công ty vệ sĩ đã cho biết trên Thanh niên: “Nhiệm vụ của họ là bảo vệ vật tư, thiết bị và an ninh trật tự trong phạm vi khu vực thi công. Trước khi nhận nhiệm vụ, họ chỉ được học nội quy chứ không có trường lớp nào đào tạo làm bảo vệ”.
Châu Lan (tổng hợp)
Chủ quán cơm Minh Đức kiện công ty bảo vệ
TT - Ngày 8-8, bà Huỳnh Minh Tuyết - chủ quán cơm Minh Đức (đường Tôn Thất Tùng, Q.1, TP.HCM) - đã có thư ngỏ xin lỗi ông Lê Văn Ngai về việc một nhóm nhân viên bảo vệ của Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ môtô Thành Công đánh ông trọng thương. Trong thư, bà Tuyết cũng thông báo hồ sơ khởi kiện Công ty Thành Công vi phạm hợp đồng đã hoàn tất, chuẩn bị gửi tới tòa án.
Vụ Việt kiều bị đánh tại quán cơm Minh Đức: Đại diện Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài đến thăm nạn nhân (SGGP 5-8-10) -thd- Kính thưa anh chị em Ủy Ban: Đến thăm nạn nhân thì rất quý, nhưng không cần cho báo chí biết, lại đem theo cả nhiếp ảnh viên để chụp hình đăng báo... xem có vẻ... nặng phần trình diễn! (Xem hình: Sao bà chủ quán cơm lum khum đứng xa vậy? Xích lại gần gần đi chớ!)Vụ bảo vệ đánh người ở quán cơm Minh Đức: Rà soát, thu hồi giấy phép
TT (TP.HCM) - Liên quan đến việc một số bảo vệ quán cơm Minh Đức (Q.1, TP.HCM) hành hung thực khách, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 4-8, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho biết đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, kiên quyết đối với vụ việc này.
Cả 5 bảo vệ quán cơm Minh Đức chưa có chứng chỉ nghiệp vụNgày 4.8, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64), Công an TP.HCM xác định 5 nhân viên bảo vệ cho quán cơm Minh Đức của Công ty TNHH MTV DV bảo vệ mô tô Thành Công (trụ sở đặt trên đường Trần Phú, Q.5) chưa có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Công ty Thành Công (đường Trần Phú, quận 5, TP.HCM) chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Liên quan đến vụ bảo vệ quán cơm Minh Đức hành xử côn đồ với khách hàng, hôm qua, ông Lê Văn Kính, nguyên thiếu tướng Bộ Tư lệnh cảnh vệ (Bộ Công an), Trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ VN, đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên.
* Che giấu nhân viên
Ông Kính bức xúc: “Nếu theo thông tin trên báo chí, tôi thấy hành động của nhân viên bảo vệ quán cơm Minh Đức đối với khách hàng đã vượt quá mức độ tự vệ chính đáng, thậm chí là mang tính chất côn đồ, thể hiện ở việc tấn công đối tượng khi không còn khả năng tự vệ, với số đông và bằng công cụ hỗ trợ. Có thể thấy, hành vi như vậy là vượt quá vai trò, chức năng nhiệm vụ của một nhân viên đối với mục tiêu cần bảo vệ và hoàn toàn xứng đáng bị xử lý trước pháp luật”.
“Vì số lượng tăng dẫn tới nhân sự khan hiếm, đầu vào tất yếu sẽ bị hạ thấp tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, một số công ty mới thành lập, thiếu tài chính, chưa có một quy trình huấn luyện, đào tạo chuẩn, nên xảy ra hiện tượng nhân viên bảo vệ có khi chỉ qua huấn luyện 1 tuần đã đi làm nhiệm vụ”. |
- Đó là thực tế phản ánh nhu cầu của xã hội. Khi Công ty Long Hải được thí nghiệm thành lập và sau đó hàng loạt công ty khác ra đời theo Luật Doanh nghiệp, nó giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giữ gìn trật tự xã hội như một cánh tay nối dài của công an cơ sở, làm cho các công ty, doanh nhân và các đối tượng khác có nhu cầu cần bảo vệ cảm thấy yên tâm. Như vậy, chúng ta đã tuân theo quy luật cung cầu của thị trường.
* Nhưng số lượng công ty dịch vụ bảo vệ tăng không đồng hành với chất lượng dịch vụ gia tăng, ông giải thích vấn đề này như thế nào?
Theo Thông tư 45/2009/TT-BCA về kinh doanh dịch vụ bảo vệ, trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện các hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 3 tháng, 6 tháng hoặc không thời hạn. |
Ví dụ trước đây người ta tuyển nhân viên trong lứa tuổi 22-35, tốt nghiệp lớp 12, lý lịch rõ ràng, ưu tiên cho bộ đội hoặc công an nghĩa vụ xuất ngũ, giáo trình huấn luyện chặt chẽ, cơ bản trong 2 tháng hay 500 tiết học liên tục. Nhưng vì số lượng tăng dẫn tới nhân sự khan hiếm, đầu vào tất yếu sẽ bị hạ thấp tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, một số công ty mới thành lập, thiếu tài chính, chưa có một quy trình huấn luyện, đào tạo chuẩn, nên xảy ra hiện tượng nhân viên bảo vệ có khi chỉ qua huấn luyện 1 tuần đã đi làm nhiệm vụ... Chính vì vậy, thời gian gần đây mới phát sinh một số vụ án liên quan tới nhân viên bảo vệ, mà trường hợp ở quán cơm Minh Đức (Q.1, TP.HCM) là một ví dụ. Thực trạng này cũng làm phát sinh nhu cầu hình thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp, quản lý và thống nhất phương thức hoạt động, chất lượng cung cấp dịch vụ của các công ty.
Che giấu nhân viên sai phạm, tẩu tán tang vật
Cơ quan công an thu giữ 5 roi điện - ảnh: Đàm Huy |
Theo cơ quan công an, lúc xảy ra vụ việc, tại quán cơm Minh Đức có 5 bảo vệ gồm Hoàng, Nghĩa, Dương, Thiện, Linh của Công ty TNHH MTV DV bảo vệ mô tô Thành Công (trụ sở đặt trên đường Trần Phú, Q.5) đang làm nhiệm vụ giữ xe và giữ an ninh trật tự tại đây, do Hoàng làm tổ trưởng. Trong lúc đánh ông Ngai, Hoàng và Nghĩa là người cầm roi điện. Sau khi đánh xong, 2 người này đã giấu roi điện vào tủ đồ của bảo vệ. Thế nhưng, khi Công an P.Phạm Ngũ Lão gặp đại diện Công ty Thành Công yêu cầu giao nộp roi điện thì người này không chịu giao nộp. Phải đến khi công an cho biết sẽ xin lệnh khám xét thì trưa 2.8, ông Lê Tấn Nơi (52 tuổi), Phó giám đốc kinh doanh của Công ty Thành Công, mới mang 5 roi điện đến công an phường giao nộp.
Một tình tiết đáng chú ý khác là sau khi đánh ông Ngai, Hoàng đã dùng ĐTDĐ gọi vào điện thoại bàn của Công ty Thành Công báo vụ việc vừa xảy ra. Khoảng 15 phút sau, có một ô tô 7 chỗ đưa thêm ít nhất 3 người nữa đến hiện trường tham gia đánh ông Ngai. Mặc dù cơ quan công an đã yêu cầu cung cấp biển số xe và tên tuổi các bảo vệ trên xe nhưng người đại của công ty trả lời: “Không biết!?”...
Thậm chí, sau khi cơ quan công an thu thập được biển số xe là 65N-4398, ông Nơi vẫn tiếp tục khẳng định “không biết”. Trong khi đó, trinh sát của Công an Q.1 đã xác định đó là xe của Công ty TNHH T.T.H (ở đường Phú Định, P.11, Q.5) ký hợp đồng cho ông Nơi thuê từ ngày 16.7.2010, trong thời gian 1 tháng. Tối 31.7 (1 ngày sau khi xảy ra vụ việc nói trên), ông Nơi mang ô tô đến trả, đồng thời thanh lý hợp đồng trước thời hạn và chịu bồi thường 5 triệu đồng.
Một cán bộ của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.HCM, khẳng định: “Việc trang bị công cụ hỗ trợ cho bảo vệ là để tự vệ khi bị cướp tấn công..., chứ không phải để đánh người như Công ty Thành Công. Trong vụ này, cơ quan chức năng cần phải xem xét trách nhiệm trong việc quản lý công cụ hỗ trợ của Công ty Thành Công”.
Nguyên Bảo
Tổng lãnh sự quán Hà Lan đề nghị điều tra toàn bộ vụ việc
Hôm qua 3.8, Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại TP.HCM có công hàm gửi Sở Ngoại vụ TP.HCM về việc ông Lê Văn Ngai, công dân Hà Lan, thông báo bị một nhóm bảo vệ đánh tại quán cơm Minh Đức (số 35 Tôn Thất Tùng, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) vào tối 30.7. Theo đó, Tổng lãnh sự quán Hà Lan đề nghị các cơ quan chức năng VN điều tra toàn bộ sự việc và thông báo cho Tổng lãnh sự quán được biết về tiến triển của vụ việc.
Nguyên Bảo
Vũ Hoàng Điệp nói gì?
Trước đây, Hoàng Điệp từng gây ồn ào khi đi cùng 26 vệ sĩ ảnh: T.C |
Tuy nhiên trả lời Thanh Niên hôm qua, Nữ hoàng sắc đẹp nói hiện tại cô không còn liên quan đến Công ty Thành Công. Cô cũng không có vai trò gì trong ban giám đốc “vì nếu như có tên thì chắc chắn đã bị các cơ quan chức năng nhắc đến”.
Về những gì đã xảy ra trước đây và lời khẳng định “có 500 vệ sĩ”, Vũ Hoàng Điệp nói: “Tôi chỉ nhờ họ bảo vệ tính mạng của mình và giúp quảng bá công ty cho bạn tôi mà thôi. Những thông tin nói trên rất dễ làm ảnh hưởng đến tên tuổi và công việc tôi đang có. Tôi xin khẳng định tôi không liên quan đến việc này”.
Trả lời Thanh Niên, Ban giám đốc Công ty Thành Công cũng nói người đẹp không liên quan đến vấn đề của công ty. Mọi việc là do một thành viên khác chịu trách nhiệm.
Trí Nam
Tổng Lãnh sự Hà Lan yêu cầu điều tra vụ đánh người 04/08/2010 07:20:46
Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại TP.HCM ngày 3/8 đã có công hàm gửi Sở Ngoại vụ TP.HCM đề nghị các cơ quan chức năng VN điều tra toàn bộ vụ việc 1 số nhân viên bảo vệ đánh người trước quán cơm Minh Đức (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM).
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ông Lê Văn Ngai (Việt Kiều Hà Lan) đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bee |
1 cán bộ của công an quận 1 cũng xác nhận, đã nhận được chỉ đạo của UBND quận 1 đề nghị điều tra và xem xét hồ sơ, quy định để đề nghị rút giấy phép kinh doanh của quán cơm Minh Đức.
Trước đó, tối 30/7, đã xảy ra 1 vụ xô xát giữa bảo vệ quán cơm Minh Đức, khiến ông Lê Văn Ngai (60 tuổi, Việt kiều Hà Lan, ngụ phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM) và anh Huỳnh Ngọc Thịnh (29 tuổi, quê quán Bến Tre) phải vào cấp cứu tại bệnh viện.
Nguyên nhân xảy ra xô xát do bảo vệ không đồng ý trong việc dắt xe cho khách tại quán cơm. Theo đó, 10 bảo vệ đã dùng roi điện, dùi cui đánh không thương tiếc ông Ngai và anh Thịnh (người đến can ngăn) phải nhập viện.
Pháp quyền ?? và chống tham nhũng ???
'Bắt' doanh nghiệp để trị cán bộ
TP - Vụ việc vừa xảy ra ở tỉnh Sơn La. Lãnh đạo tỉnh này cũng không giấu giếm, khi thẳng thắn thừa nhận việc bắt giữ xe chở mùn cưa gỗ bách xanh của một doanh nghiệp không chỉ nhằm vào doanh nghiệp mà mục đích chính là để thanh lọc cán bộ.
Chiếc xe tải mang BKS 29L-6335 và số hàng bị tạm giữ tại Hạt Kiểm lâm Mộc Châu hơn 5 tháng qua |
Sự việc xảy ra ngày 14-11-2009, khi người của Cty Cổ phần Kiều Trang (gọi tắt DN Kiều Trang) đang bốc hàng là mùn cưa và củi vụn cây bách xanh có nguồn gốc nhập khẩu từ Lào lên xe tải Huyndai 8,5 tấn BKS 29L - 6335 thì bị cán bộ thuộc Hạt Kiểm lâm Mộc Châu (Sơn La) bắt giữ, lập biên bản.
Tại thời điểm lập biên bản, không có mặt chủ doanh nghiệp, trên xe có 85 bao mùn cưa với tổng trọng lượng 2,6 tấn. Tại thời điểm đó, lái xe của Cty là ông Vũ Tiến Lượng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng, nên kiểm lâm đã lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính với lý do vận chuyển lâm sản là sản phẩm gỗ bách xanh thuộc nhóm N2a trái phép.
Ngày 17-4, đại diện doanh nghiệp Kiều Trang làm việc với kiểm lâm Mộc Châu, trình hồ sơ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp liên quan đến lô hàng bị bắt giữ (gồm hợp đồng mua bán với đối tác ở Lào, tờ khai hải quan, biên lai thu lệ phí hải quan...) và đề nghị được trả lại xe cùng số mùn cưa, củi vụn bị bắt giữ. Tuy nhiên, kiểm lâm Mộc Châu không giải quyết trả xe và hàng.
Theo ông Đoàn Mạnh Phong, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Mộc Châu, đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử trên địa bàn tỉnh có trường hợp doanh nghiệp kinh doanh lâm sản bị điều tra kéo dài như vậy.Ông Phong cho biết về trình tự, với vụ việc đơn giản thì trong vòng 10 ngày cơ quan kiểm lâm phải ra quyết định xử phạt hành chính.Với vụ việc phức tạp, cần lấy lời khai, củng cố bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm thì trong vòng 30 ngày phải xử lí. Quá thời gian trên thì phải làm văn bản lên cấp có thẩm quyền gia hạn tạm giữ. Qua 30 ngày tiếp theo mà không có kết luận thì không được ra quyết định xử phạt. Trong khi đó, vụ việc này đã quá thời hạn hơn 3 tháng, nhưng đến nay tỉnh Sơn La vẫn chưa thể xử lý. |
Từ khi bị bắt giữ đến nay, do không có phương tiện nên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đã bị ngừng trệ hoàn toàn. Hơn 10 nhân viên của DN phải buộc nghỉ việc.
“Cùng với đó doanh nghiệp chúng tôi đang bị đối tác là Cty Cổ phần Thương mại E&C (Cty E&C) đã ký hợp đồng vận tải số 01 ngày 5-11-2009 cho thuê xe tải mang BKS 29L - 6335 với giá 15 triệu đồng/ngày. Phía Cty E&C đã chuyển tiền tạm ứng 100 triệu đồng cho chúng tôi và nay họ đang đòi chúng tôi phải trả toàn bộ tiền đặt cọc và tiền lãi cũng như tiền phạt do không có xe như hợp đồng”- Ông Nghiệp cho biết.
Trong một văn bản, trả lời và hướng dẫn một doanh nghiệp khác về thủ tục vận chuyển phế liệu sau chế biến, ông Nguyễn Văn Cương, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT cho biết: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 về kiểm tra, kiểm soát lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số 59 của Bộ NN&PTNT thì phế liệu gỗ, lâm sản khác sau chế biến (bao gồm mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, củi vụn) không phải kiểm tra thủ tục vận chuyển, cất giữ, chế biến.
Tuy nhiên, ông Phạm Ngọc Cừ, Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm Sơn La cho rằng, đây chỉ là một văn bản trả lời, hướng dẫn doanh nghiệp chứ không phải văn bản quy định pháp luật và khẳng định việc kiểm lâm bắt giữ xe hàng là đúng (?). Không biết ông Cừ căn cứ vào quy định nào, để khẳng định việc bắt giữ là đúng.
Ông Nguyễn Đình Minh, Chi cục trưởng Hải quan Lóng Sập, đơn vị làm thủ tục hải quan lô hàng cũng khẳng định, lô hàng của Cty Kiều Trang đã được làm thủ tục đầy đủ, theo đúng quy định. “Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh cũng đã làm việc với chúng tôi, kiểm tra hồ sơ lưu nhưng không phát hiện vấn đề gì”, ông Minh nói.
Bắt theo chỉ đạo của chủ tịch tỉnh
Trao đổi với phóng viên, ông Bàn Đức Quang, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Mộc Châu cho biết, vụ này bắt giữ theo chỉ đạo qua điện thoại của ông Phạm Ngọc Cừ, Phó chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Sơn La, nên phải chuyển toàn bộ hồ sơ báo cáo tỉnh và Chi cục kiểm lâm, Hạt không có đủ điều kiện xác định đúng sai.
“Hồ sơ vụ việc đã chuyển cho PC15 Công an tỉnh Sơn La, nhưng đến nay sau hơn 5 tháng chưa có thông báo kết luận trả lời chính thức về mức độ sai phạm nên cũng không biết trả lời các anh thế nào”, ông Quang Nói.
Làm việc với phóng viên, ông Phạm Ngọc Cừ cũng nói thẳng: “Chúng tôi bắt vụ này theo chỉ đạo của đích thân chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Chí Thức và Chi cục kiểm lâm chỉ là một trong sáu thành viên đoàn liên ngành xác minh vụ việc”.
Được biết, trong vụ này còn có cả Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Sơn La tham gia, chỉ đạo. Ông Hoàng Dương, Phó ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Sơn La, cho biết: “Vụ việc xuất phát từ chính anh em kiểm lâm bức xúc về việc một số cán bộ kiểm lâm ở Mộc Châu làm ngơ, dung túng cho một vài đối tượng trong việc buôn bán lâm sản trái phép”.
Phạm Tuyên
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La nói gì?
Ông Hoàng Chí Thức, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: “Vụ việc của Cty Kiều Trang xuất phát từ đơn tố giác doanh nghiệp này có dấu hiệu khai thác gỗ, buôn bán bất hợp pháp với hình thức giả mạo giấy tờ, lấy danh nghĩa là nhập khẩu gỗ từ bên Lào sang để xuất khẩu.
Từ việc tố giác ở cơ sở này, tôi đã chỉ đạo cơ quan chức năng, ban chống tham nhũng kiểm tra tố giác của dân về những việc tham nhũng, buôn bán bất hợp pháp ở khu vực đó. Tôi là chủ tịch tỉnh thì phải chỉ đạo, còn gì nữa”.
Việc điều tra đến nay ra sao rồi, thưa ông?
Vụ việc của doanh nghiệp Kiều Trang tôi đã giao cho công an điều tra. Ở đây có dấu hiệu Cty Kiều Trang câu kết với một số đối tượng cán bộ, ví dụ như hải quan, biên phòng, hợp pháp thủ tục pháp lý. Mà vì cái dấu ở trong hợp đồng không phải là dấu của xưởng mộc bán hàng cho Kiều Trang mà là dấu của ông trưởng bản. Vì thế nó không khớp. Cái này có dấu hiệu có sự cấu kết giữa doanh nghiệp với cơ quan chức năng nên tôi chỉ đạo theo hướng như thế.
Tôi đã có văn bản giao cho cơ quan công an xác minh, không biết họ đang làm đến đâu. Cái quan trọng chúng tôi muốn trị là những người vào hùa với doanh nghiệp làm thủ tục giả để khai thác gỗ ở khu vực Tân Lập, Mộc Châu.
Mục tiêu không phải là trị doanh nghiệp mà quan trọng là tìm ra đầu mối, thanh lọc cán bộ. Nếu hồ sơ nhập khẩu là giả thì dứt khoát phải thay một loạt cán bộ. Bởi giữa doanh nghiệp Kiều Trang này với một số cán bộ kiểm lâm ở Mộc Châu có vấn đề với nhau, bảo kê cho nhau. Tôi chỉ đạo nhiều vụ rồi, chỉ đạo làm vậy chính là chống tham nhũng.
Việc kéo dài thời gian giải quyết vụ việc, nếu sau này không tìm ra chứng cứ kết tội, trong khi doanh nghiệp bị thiệt hại về kinh tế thì sao, thưa ông?
Theo quy định, tang vật, phương tiện liên quan đến vi phạm thì bị tạm giữ. Dấu hiệu vi phạm ở đây, theo tôi là đã rõ nhưng do thời gian quá dài rồi nên trước mắt sẽ chỉ đạo trả xe cho doanh nghiệp.
Anh em có nói doanh nghiệp Kiều Trang này có anh em trong kiểm lâm hay công an gì đó nên vụ đầu tiên không bắt được. Cái quan trọng là tìm ra số cán bộ trong các cơ quan nhà nước câu kết với doanh nghiệp. Mình muốn trị là trị cái đó.
P.T
--------------------
1 năm sau khi chết mới nhận được "mai táng phí"
(VietNamNet) - TP.HCM hãy mạnh dạn đơn giản hóa, bãi bỏ hoặc bổ sung các TTHC thuộc thẩm quyền, không cần đợi ý kiến chỉ đạo của Trung ương.
– TP.HCM hãy mạnh dạn đơn giản hóa, bãi bỏ hoặc bổ sung các TTHC thuộc thẩm quyền, không cần đợi ý kiến chỉ đạo của Trung ương.
Đó là yêu cầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng tổ Đề án 30 của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị công bố kết quả rà soát thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn TP.HCM (giai đoạn II – Đề án 30) và kế hoạch thực thi phương án đơn giản hóa TTHC (giai đoạn III) trên địa bàn TP, tổ chức ngày 22/4.
7 ngày bằng 1 năm
Theo trình bày của Chủ tịch UBND huyện Củ Chi (TP.HCM) Lê Minh Tấn, thủ tục chi tiền mai táng phí đối với người được hưởng chế độ chính sách mà qua đời, nếu làm đúng theo quy trình, thủ tục hiện hành, sẽ phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để hồ sơ "đi" từ cơ sở lên huyện, lên Sở LĐ-TB-XH ra quyết định!
Có nghĩa là sau khi mất từ 6 tháng đến 1 năm, người "có công với đất nước" ấy mới được "nhận" tiền mai táng phí của chính mình.
"Trong khi đó, nếu phân cấp thẩm quyền xem xét, quyết định cho UBND quận - huyện thì tối đa chỉ 7 ngày làm việc là đã được giải quyết xong", ông Tấn nói.
Ông Tấn cũng cho biết qua quá trình rà soát TTHC, huyện đã phát hiện có không ít TTHC mà nếu thực hiện đúng theo quy trình đã quy định, thời gian giải quyết hồ sơ sẽ kéo rất dài.
Một trong những lĩnh vực có nhiều TTHC phiền hà không cần thiết, theo lãnh đạo huyện Củ Chi, là các thủ tục liên quan đến vấn đề chính sách đền ơn đáp nghĩa.
Có đến 25 TTHC liên quan trong lĩnh vực người có công với cách mạng không hề quy định thời gian giải quyết hồ sơ ở từng cấp chính quyền (xã, huyện, thành phố) là bao lâu, cũng không quy định rõ số lượng hồ sơ cần nộp, theo lãnh đạo UBND huyện Củ Chi.
“Chỉ một công việc kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với lời khai của người đứng khai hồ sơ người có công, cả 3 cấp chính quyền đều thực hiện. Ở xã đối chiếu và xác nhận, lên huyện lại đối chiếu và xác nhận, đến Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố cũng lại đối chiếu trước khi ra quyết định! Thời gian giải quyết hồ sơ vì thế mà kéo dài khiến người được hưởng chính sách ưu đãi bức xúc”, ông Tấn giải thích.
Với tỉ lệ đạt 87% (vượt 57% so với chỉ tiêu Thủ tướng giao), huyện Củ Chi là một trong những đơn vị có tỉ lệ đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa TTHC cao nhất của TP.HCM.
Một đơn vị khác có số TTHC bị kiến nghị đơn giản hóa và bãi bỏ khá cao (tỉ lệ 81,5%) là Sở Xây dựng TP.HCM. Để đạt được kết quả này, theo ông Đỗ Phi Hùng, Phó Giám đốc Sở, là một nỗ lực rất lớn.
"Thủ tục cấp phép xây dựng trước đây phải qua khá nhiều khâu với nhiều thủ tục rườm rà mà thời hiệu chỉ được 12 tháng. Chưa kể mỗi khi thay đổi một số nội dung so với thiết kế ban đầu, người dân lại phải tới xin điều chỉnh bản vẽ, giấy phép", ông Hùng trình bày.
“Qua quá trình rà soát, chúng tôi đã kiến nghị tăng thời hiệu cho giấy phép xây dựng. Trong thời gian xây, chỉ khi người dân muốn thay đổi quy mô, chiều cao, mật độ… công trình thì mới phải đến xin phép lại. Còn khi thay đổi nội dung nhỏ lẻ như cửa sổ, cầu thang, nhà vệ sinh… thì không cần phải đến Sở xin thay đổi nội dung so với bản vẽ ban đầu nữa. Chỉ riêng việc này thôi chúng tôi cũng đã có thể giảm được khá nhiều thời gian đi lại cho người dân”, ông Hùng nói.
Mạnh dạn bỏ thủ tục
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và những đóng góp của UBND TP.HCM trong việc chung tay cùng cả nước tiến hành cải cách hành chính, cắt giảm nhiều thủ tục không cần thiết từng gây nhiều phiền hà cho người dân.
“Đối với các thủ tục thuộc thẩm quyền của mình, TP hãy mạnh dạn đơn giản hóa, bãi bỏ hoặc bổ sung, không cần đợi ý kiến chỉ đạo của Trung ương”, ông Phúc nhấn mạnh.
Cũng theo ông Phúc, bộ, ngành hoặc địa phương nào có người đứng đầu chỉ đạo quyết liệt và các thành viên Tổ công tác thực hiện Đề án 30 quan tâm, sâu sát thì khả năng thành công của Đề án sẽ rất lớn. "Con người luôn là yếu tố quyết định", ông Phúc nhận xét.
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài, cho rằng: dù TTHC đã được rà soát, đơn giản hóa, nội dung hành chính đã phù hợp, sự minh bạch và công khai đã tương đối rõ nhưng như vậy không có nghĩa là sẽ không có gì xảy ra.
“Vấn đề không phải là văn bản mà còn là cái tâm của người cán bộ thực hiện. Cái tâm của chúng ta có vấn đề thì cách giải quyết cũng sẽ có vấn đề ngay lập tức...", ông Tài chia sẻ.
Tỉ lệ TTHC bị TP.HCM kiến nghị bãi bỏ cao nhất cả nước
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, tính đến nay, tổng số TTHC đã được công bố là 2.501 thủ tục, trong đó, đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa là 1.770 thủ tục (đạt tỉ lệ 70,7%); số thủ tục sửa đổi bổ sung là 873, thay thế 179 thủ tục, hủy bỏ 718 (tỉ lệ 28,7%, cao nhất trong 63 địa phương cả nước).
Có 264/1.770 TTHC bị đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa là các thủ tục thuộc thẩm quyền ban hành của thành phố.
Tổng số tiền dự kiến tiết kiệm được cho người dân và doanh nghiệp để tái đầu tư phát triển lên đến gần 30.000 tỉ đồng/năm thông qua việc đơn giản hóa trên 5.500 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của các bộ, ngành trong cả nước.