Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

VƯỜN RAU ĐẦY SÂU VẪN…SẦU ĐÂY!

ĐB Hoàng Hữu Phước. Ảnh: Bình Minh
- - Ngày thứ ba (29 tháng 11/2011)
VƯỜN RAU ĐẦY SÂU VẪN…SẦU ĐÂY!

Vậy là, cả một vùng rau xanh rộng lớn đang bị đủ loại “sâu” phá hoại bỗng dưng từ…trên Trời xà xuống một đàn chim 500 con đủ loại.. Chèo bẻo, chích chòe, chào mào, sáo sậu, chim cu, chim gáy, chim ruồi, chim…người….Tưởng phen naỳ không sạch hết thì cũng bớt đi được ít con sâu bự….Nào ngờ…
Chim bay đi…chẳng con sâu nào chết! Thậm chí toàn những giọng “hót hay” ngợi ca người trồng rau tài tình, năng xuất mùa này hơn mùa trước, mùa sau hứa hẹn hơn hẳn…mùa này! Nhân dân tha hồ ăn rau rẻ, gấp nhiều lần các nước tư bản?

Cả một vùng rau xanh, sau hai mươi chín ngày “được” đủ loại chim ton hót, múa lượn, bay lên, xà xuống để chẳng bắt sâu mà chỉ đua nhau múa mép những bài ca lạc điệu …

Rồi …trở về các tổ ấm sang trọng để lại cả một vùng rau “tơi bời hoa lá” vì những vết chân chim được nuôi từ “lầu son gác tía” với một thông điệp: ” Vườn rau xanh tốt tuyệt vời! Vài chỗ “Tuy Nhiên”, đã giao cho chủ vườn rau….”Tái cơ cấu”!

Xin lỗi những con chim không hót bậy! Nhưng mình không thể hiểu nổi vì sao cả gần 500 con chim không sao phát hiện ra và mổ chết mấy con cú vọ, mấy con ác điểu chuyên xỉa thịt xác người? Cùng lắm là những họa mi, những thiên nga… phải thấy …nhục vì các thứ đồng loại chim Phước, chim Hồng, chim Yến, chim Tâm…chim…mù.., chim…ngọng… mà …một mình bay đi “tìm về tổ ấm” riêng, đỡ nhục lây về cái “ốc đảo kỳ dị” nơi tập hợp được không ít những giống lạc loài, nửa chim nửa chuột, chẳng tồn tại ở bất cứ nơi nào giữa thời đại này, giữa thế giới này!

Đọc đến đây thì hẳn các bạn đã biết mình đang “bức xúc” cái chuyện gì rồi!

Dạ! Vâng! Cái chuyện “cơ quan quyền lực cao nhất” của nước ta mà có một thời mình đã đặt một chút “hy vọng cỏn con” vào nó, với mong muốn nó sẽ phát huy những điều “tích cực cỏn con” của khoá 12 mà sang cái khóa mang số hiệu “13”, rất xui xẻo này sẽ mang đến những thay đổi “không có lợi cho nhửng người đã tạo nên nó!”.

Nhưng không! Nó còn tồi tệ hơn bất cứ khóa nào mà mình đã trực tiếp bầu ra nó từ khóa 1 (1946) đến nay! (trừ khóa 13 này,do được công an khu vực cho phép bà vợ mình bầu thay vì mình không di chuyển được).

Vậy mà…

Ngày bế mạc, ông chủ tịch mới vẫn kết luận thành công tốt đẹp”…nhiều vấn đề …”nóng bỏng” nhưng vẫn đươc đề cập một cách.. “mát mẻ” (!?) và.. “có văn hóa” (báo chí đã kiểm duyệt cái đoạn “nói chay” này nhưng truyền hình trực tiếp lỡ phát nên 2 cái ý “nóng”- “mát” và “có văn hóa” này đã lọt vào tai cả triệu người nghe!).

Ông cũng kể ra một lô luật đã được thông qua mà báo chí lề phải của các ông cũng phải kêu lên “luật dễ thì thông qua, luật khó thì…xếp lại”. Ví dụ cái luật Đo Lường”! “Luật Kỷ Yếu”, “Luật lưu trữ” mà bản thân mình cũng phải tự hỏi giống như ông đại biểu bác sĩ-nhà văn đưa ra “Luật Nhà Văn” để rồi… “chẳng hiểu tại sao mà mình đưa ra nữa"???!!!

Theo mình phán đoán, có lẽ có sự mập mờ gì ghê gớm lắm có hại cho việc tính toán “lợi hay bất lợi” cho lợi ích cách mạng xã hội chủ nghĩa đây nếu đo lường theo kiểu tư sản!? Bởi vì:

-Ngay từ thuở ấu thơ, bước vào cấp hai (primaire supérieur) mình đã được học về lịch sử đo lường thế giới….nó phức tạp và khác biệt đến nỗi cãi nhau hoài và có thể tuyệt giao, cắt đứt buôn bán thậm chí cả dẫn đến đe dọa chiến tranh nữa... Do đó, tháng 10/1889 người ta đã phải có “Hội nghị quốc tế về đo lường”.
Họ thống nhất với nhau tỉ mỉ đến mức, ngay ngày đó mình cũng phải…phì cười vì tự hỏi “có ai điên mà đến bảo tàng các dụng cụ đo lường Breteuil (Sèvres) tận bên Pháp để đo cái thước của ông thợ may bên nhà mình nó có thật sự khuýp với cái “thước mẫu” (mètre -étalon) bên ấy chứ!
Vậy mà những chi tiết cực kỳ rắc rối tỉ mỉ để hoàn chỉnh sự thống nhất về đo lường toàn thế giới loài người vẫn cứ tiếp tục được hoàn chỉnh, đỡ cho mỗi nước phải có bộ luật đo lường của riêng mình, đôi khi làm ảnh hưởng đến sự hữu hảo giữa các nước!

Tính cho đến năm 1983, tại Hội Nghị Đo Lường toàn thế giới lần thứ XVII (chẳng biết có đại biểu Việt Nam nào không?), do có những bước tiến bùng nổ về khoa học kỹ thuật, người ta lại càng thấy cả những định nghĩa “mét là 10/1.000.000 của ¼ một kinh tuyến trái đất”(!) hoặc “mét là 2 đường vạch song song trên một tâm platine-irradium đặt tại một nơi… dưới 0 độ C” hình như vẫn có thể bị “du di”, các nhà khoa học còn bầy ra thêm những định nghĩa mà mình, đọc xong, chỉ hiểu lơ mơ vì nó đã vượt qua cái tầm hiểu biết của bản thân! Ví dụ họ định nghĩa cái mét chính xác nhất là cái mét do một cái đèn bắn ra isotope 86 đủ khả năng đo dược vận tốc của ánh sáng….Đọc đến đây thì mình (do dôt đặc) phải thốt lên: ”Rỗi hơi! Chẳng biết rồi họ còn bổ xung cho cách đo lường những điều bí hiểm nào nữa đây?” Rõ ràng, với mình thì càng giải thích tỉ mỉ càng khó hiểu và…càng làm mình…rối trí!

Vậy mà, có lẽ không thể theo những “quy ước tư sản”, cái luật đo lường xã hội chủ nghĩa Việt Nam này được bàn bạc kỹ lưỡng từ tổ đến hội trường rồi thông qua một cách long trọng!

Chưa thấy văn bản cụ thể của Luật này nhưng chắc chắn nó phải “tiến bộ gấp vạn lần các thứ quy ước tư sản”!

Còn những “luật kỷ yếu”, “luật lưu trữ” ư? Chắc chắn sẽ không giống ai? Không có cái chuyện bao nhiêu năm thì phải được bạch hóa như các nước không có… Đảng lãnh đạo! Chắc chắn những điều sai trái, những bức thư, công hàm, công văn, những biên bản hội nghị, những tuyên bố…. “hố” …mà Đảng đã không cho dân biết thì sẽ… “bí mật muôn đời với sự tồn tại muôn năm của Đảng“! Luật phải có để bảo vệ những bí mật này là lẽ đương nhiên!

Tuy nhiên, với một lão già bị... “đóng đanh tại gia”, chẳng có căn cứ thực tiễn sống động nào ngoài việc theo dõi đủ thứ báo chí Ta, Tây, Tầu,…trên mạng, thì:

Mỗi kỳ họp Quốc Hội của các ông ấy, mình lại thấy “sáng mắt sáng lòng” ra thêm ….Càng thấy sáng cả đầu, cả óc khi thấy hôm qua, trên Tivi, ông Nghị Phước, sánh vai cùng chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đại biểu Trần Du Lịch đến báo cáo với “đại cử tri” Quận 1 “t/p mang tên Bác” về những “thắng lợi” mà Quốc Hội đã đạt được! Trông ông Phước –Husein ngồi một cách hiên ngang, oai vệ, và đầy hách dịch hao hao như một … Hô Cẩm Đào..trên chủ tịch Đoàn mà chẳng một cử tri nào dám chất vấn ông tại sao lại dám phản đối cả đề nghị cuả thủ tướng, phản đối cả..”Bác Hồ muôn vàn kính yêu” về quyền được biểu tình của người dân thì mình lại ngộ ra một điều: “Hết thuốc chữa! Hết thuốc chữa!”

Hẹn trở lại vấn đề bi hài này …3 tháng sau nữa, khi các vị Nghị sĩ Hồng b, Phước b, Yến b, Tâm b .. “đến hẹn lại lên” sân khấu quốc hội mua vui cho đồng chí, đồng bào, nếu mình còn sống sót!


Nghị quyết Quốc hội về chất vấn, trả lời chất vấn-Ngày 29/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký Nghị quyết số 21/2011/QH13 về chất vấn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.

TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:

Quyết nghị:

I . Quốc hội hoan nghênh quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành công việc nhằm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của năm 2011, tạo đà cho việc triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã xác định cho năm 2012 và những năm sau; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát ở mức một con số; triển khai thực hiện các giải pháp quyết liệt để nền kinh tế không rơi vào tình trạng trì trệ, sản xuất, kinh doanh tiếp tục phát triển.



II . Quốc hội ghi nhận một số giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ và các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã cam kết trước Quốc hội, bao gồm:

1. Trong lĩnh vực giao thông vận tải:

- Khẳng định quyết tâm chính trị của Chính phủ, các ngành, các cấp trong việc đẩy lùi tình trạng tai nạn giao thông, nạn ùn tắc giao thông; xác định chỉ tiêu từ năm 2012 giảm số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn giao thông từ 5-10% mỗi năm; giảm mức độ ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy năm 2012 là năm thiết lập lại kỷ cương trong quản lý trật tự, an toàn giao thông.

- Tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, Bộ giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn giao thông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật , xây dựng văn hóa giao thông; tạo chuyển biến rõ nét trong việc quản lý người và phương tiện tham gia giao thông, công tác đăng kiểm phương tiện giao thông; tăng mức xử phạt vi phạm pháp luật về an toàn giao thông; xóa các “điểm đen” tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

- Giao Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ giao thông vận tải, Bộ công an, các bộ, ngành hữu quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm chống ùn tắc giao thông đã báo cáo Quốc hội.

2. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Tăng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo đảm mức đầu tư 5 năm tới cao gấp 2 lần 5 năm 2005-2010; phấn đấu đến năm 2015 cả nước có 20% số xã đạt các tiêu chí nông thôn mới.

- Tổ chức nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất của các vùng, miền; gắn sản xuất với tiêu thụ, có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp, siêu thị tiêu thụ sản phẩm của nông dân; áp dụng tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hoá nông sản phù hợp với thông lệ quốc tế; c hấn chỉnh công tác thu mua nông sản ; xây dựng các chợ đầu mối , tăng cường xúc tiến thương mại , mở sàn giao dịch , giới thiệu nông sản; chống bán phá giá và phân biệt đối xử đối với hàng nông sản Việt Nam.

- Thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, có giải pháp đồng bộ hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa; hỗ trợ nông dân sản xuất lúa , bảo đảm giữ được 3,812 triệu ha đất trồng lúa.

- Phát triển các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, liên kết 4 nhà, liên kết vùng; nhân rộng mô hình “ cánh đồng mẫu lớn ” để cơ giới hóa và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

- Tổ chức thực hiện tốt việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011–2013, nhất là bảo hiểm rủi ro do thiên tai, dịch bệnh đối với cây lúa, gia súc, gia cầm, thủy sản.

- Tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội gắn với việc ứng phó tác động của biến đổi khí hậu, phòng, chống bão lụt, đặc biệt là quy hoạch hệ thống đê biển . K huyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các dự án bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giao đất rừng để rừng có chủ quản lý, sử dụng, bảo vệ; x ử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ mạnh mẽ chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm và nông dân trong việc trồng rừng, bảo vệ rừng.

3. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

- Xây dựng Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; quy định chặt chẽ các điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài, đào tạo từ xa, đào tạo tại chức để đảm bảo chất lượng đào tạo đại học; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục đại học vi phạm điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm, không để gây quá tải và áp lực cho học sinh cấp cơ sở.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, đào tạo. N ăm 2012, thực hiện chế độ trợ cấp đối với đội ngũ giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên; chế độ phụ cấp cho giáo viên mầm non, chú trọng giáo viên mầm non dạy ở thôn, bản và chế độ đối với học sinh nghèo người dân tộc thiểu số, các nhà sư, nhà giáo dạy chữ Khmer và chữ các dân tộc thiểu số khác; thực hiện lộ trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

- Tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, miền Tây Nam bộ, Tây Nguyên, duyên dải miền Trung và miền núi phía Bắc.

4. Trong lĩnh vực tài chính:

- Thực hiện cơ chế giá thị trường đối với điện, xăng dầu, than và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng khác, có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các đối tượng chính sách. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải công khai minh bạch kết quả sản xuất, kinh doanh và giá thành sản phẩm để đại biểu Quốc hội và nhân dân giám sát ; năm 2015, thực hiện xong việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành.

- Tiếp tục thực hiện chính sách bình ổn giá; gắn kết lưu thông phân phối với người sản xuất, bán lẻ; mở rộng đối tượng thực hiện đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, triển khai rộng rãi ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Cơ cấu lại và tạo điều kiện phát triển thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm và các quỹ đầu tư theo hệ thống quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống thất thu ngân sách nhà nước; kiểm soát tình trạng chuyển giá làm thất thu; xây dựng lộ trình giảm bội chi ngân sách nhà nước; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nợ công; kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh và do địa phương vay.

5. Trong lĩnh vực ngân hàng:

- Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, bảo đảm hoạt động hiệu quả, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế; từng bước nâng cao tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh; bảo đảm không còn ngân hàng yếu kém kéo dài, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

- Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, bảo đảm kiểm soát lạm phát và đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, nhu cầu vốn cho sản xuất của các doanh nghiệp và sản xuất nông nghiệp; điều hành tỷ giá theo tín hiệu của thị trường để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu và bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam.

- Quản lý chặt chẽ xuất nhập khẩu và thị trường vàng, phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá thế giới; bảo vệ quyền sở hữu vàng của người dân; có chính sách huy động nguồn lực vàng trong nhân dân để phục vụ mục tiêu phát triển.

- Giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào; ưu tiên tín dụng phục vụ sản xuất, nhất là ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, sản xuất điện, xuất khẩu và cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; kiểm soát cho vay bất động sản, kinh doanh chứng khoán và nợ xấu của ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh ngân hàng, ngoại tệ và vàng.

III- Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét những nội dung được đại biểu Quốc hội chất vấn tại kỳ họp và những chất vấn khác được gửi đến trong thời gian giữa hai kỳ họp để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội , trong đó lưu ý một số vấn đề:

- Lĩnh vực đầu tư: Tình hình đầu tư ngân sách nhà nước phân tán, hiệu quả thấp; những biện pháp để giải quyết tình trạng này;

- Lĩnh vực y tế: Việc bảo đảm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; vấn đề y đức trong ngành y tế;

- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;

- Lĩnh vực nội vụ: Vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với cán bộ, công chức nhà nước; giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở.

Giao Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiến hành các phiên họp giải trình của các Bộ trưởng, Trưởng ngành về những vấn đề bức xúc nổi lên thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách được cử tri kiến nghị và đại biểu Quốc hội chất vấn.

IV- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các vị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ liên quan , Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội của nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 26/11/2011./.
(TTXVN/Vietnam+)- Phạm Quế Dương: Thời chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có tự do biểu tình – (DLB). - -Luật sư Malaysia tuần hành phản đối - (BBC) -Hàng trăm luật sư tại Malaysia đã tiến hành biểu tình để phản đối các điều luật cấm người dân xuống đường biểu tình.Sáng chủ nhật trời trong xanh qua, bốn phương đổ về bờ Hồ -phần 4 – Kết thúc  —  (Người buôn gió).  – Không quên bạn bè  —  (Người buôn gió)Gần dân! (TVN).-- Bộ trưởng Thăng: Nhân viên Bộ không bỏ xe buýt! (VNN).  - 100 ngày ông Vương Đình Huệ (Hiệu Minh). Nên tăng cường điều trần tại các ủy ban của Quốc hội (TN). - Tăng cường giám sát giữa hai kỳ họp Quốc hội (SGGP). – Quốc hội chấm dứt tình trạng tiếp xúc “đại cử tri” (TT). -Chủ tịch kiên quyết, đại biểu tâm tư (VNN).  – Cảm ơn các Nghị sỹ “cá biệt”(Hiệu Minh).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Không nơi nào bệnh viện quá tải như VN (TN).

LỜI TẠM BIỆT LÚC LÊN ĐƯỜNG (Nguyễn Quang Vinh). .  – BÁO HẢI QUAN: MỘT BÌNH LUẬN LẠC LÕNG.- Chấm điểm Bộ trưởng trả lời chất vấn (ĐV). --Đã có kết quả xác minh về ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (VNN 26-11-11) -- Phe Tư Sang vẫn còn mạnh!  (Nhưng xin đề nghị gọi Đặng Thành Tâm về nhà, dạy lại các bài: Đại biểu Quốc hội là gì?  Làm thế nào để "anh Tư" hài lòng nhưng không mất mặt?)Bà Đặng Thị Hoàng Yến từng bị cấm xuất cảnh 2 năm (NLĐ). -Văn hóa chất vấn! -Năng lượng Mới - Ngày 23/11, trong phiên chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đã nói Bộ trưởng Đinh La Thăng một câu: “Trả lời vòng vo như thế ai cũng có thể làm Bộ trưởng được”. Đây quả thực là một ý kiến, nếu như nói là đã xúc phạm đến người trả lời chất vấn thì cũng không sai. Và điều đáng buồn hơn nữa là tại sao giữa diễn đàn của Quốc hội, một đại biểu Quốc hội, người được dân bầu ra lại có thể nói năng kiểu như vậy. Nhân việc này, tôi xin kể hầu bạn đọc một câu chuyện mà có từ thời bao cấp.

-


 Phát ngôn Tuần Việt Nam: Quan trí và dấu ấn! --(TVN).
Nổi bật trong tuần này, có hai sự kiện đều liên quan đến …đám đông. Nhưng nó lại phản ánh cái tâm, cái tầm của cá nhân đại biểu Quốc hội. Nó cho thấy cả hỉ, nộ, ái, ố của một xã hội đang trên hành trình phát triển, từ tiểu nông đến văn minh hiện đại.

Biết mà... không biết?
Sự kiện thứ nhất: Đó là cuộc khẩu chiến về Luật Biểu tình tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII. Chỉ cần ngó cái tít bài viết trên ViêtNamNet, ngày 17/11/ 2011 người đọc giật nảy mình: "Tranh luận nảy lửa về Luật Biểu tình". Đúng là nảy lửa thật.


Nhân vật trung tâm của cuộc tranh luận ở đây là ông Hoàng Hữu Phước (đại biểu TP HCM), người đề nghị loại bỏ Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ QH khóa XIII; và ông Dương Trung Quốc (đại biểu tỉnh Đồng Nai), người ủng hộ có Luật Biểu tình.
Cả hai, cùng viện dẫn chuyện tự cổ chí kim, từ tây sang đông, từ quá khứ sang hiện tại để hoặc phủ nhận, hoặc chứng minh cần có Luật Biểu tình.
Nghị trường không chỉ nóng lên bởi hai phía tranh luận, mà ngay lập tức nó phả nhiệt lượng lên hàng loạt các báo cùng ngày hoặc tiếp đó: Hà Nội Mới (Luật biểu tình, những đòi hỏi từ thực tiễn), Tuổi Trẻ (Chưa cần Luật Biểu tình vì dân trí thấp?) Nhà báo và Công luận (Ai cần Luật Biểu tình?), Bee.net (Mong ông Hoàng Hữu Phước sửa lời)...
Công bằng mà nói, ông Dương Trung Quốc nhắc nhở ông Hoàng Hữu Phước, khi ám chỉ: Tôi không tán thành các đại biểu QH cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn QH chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, là chưa chính xác.
Bởi đã phát biểu tại nghị trường, đương nhiên đại biểu QH nào cũng phải nói tiếng nói của người dân- những cử tri đã chọn lựa và gửi gắm nơi mình.
Thế nhưng điều bất ngờ, sau ý kiến của đại biểu QH Hoàng Hữu Phước, dư luận xã hội trên các báo, trên các trang mạng lại phê phán, phản biện và thậm chí phản đối dữ dội ý kiến của ông này.
Đại diện cho tiếng nói nhân dân, mà lại bị số đông nhân dân phản ứng, bất bình và không đồng tình. Đó là hiện tượng lạ. Vì sao?
Đọc kỹ những kiến nghị của ông, người viết bài giật mình.
Khi khẳng định: Ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình...Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không...? ông Hoàng Hữu Phước thực chất đã sử dụng cách lập luận khá thâm, khoét sâu vào tâm lý vốn luôn nhạy cảm, cảnh giác của người lãnh đạo. Điều đó chỉ tạo thêm hố sâu ngăn cách nghi ngờ và định kiến giữa Nhà nước với nhân dân.
Người viết không bàn việc nên có hay không có Luật Biểu tình, bởi đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, rất khó khăn. Và hành trình của nó chắc chắn cần rất nhiều sự bàn thảo, tranh luận của các tầng lớp nhân dân, của Nhà nước, các ngành chức năng, của chính các đại biểu QH.
Nhưng cần thấy một điều, đất nước đang hướng tới đời sống sinh hoạt dân chủ văn minh, hội nhập thế giới hiện đại, có rất nhiều vấn đề dân sinh xã hội cần phải có luật pháp với những quy định và chế tài cụ thể điều chỉnh mọi hành vi, lối sống, kể cả quyền con người được bầy tỏ thái độ của mình một cách chính đáng.
Không phải ngẫu nhiên, có một câu nói đáng suy nghĩ: Càng có nhiều luật, con người càng tự do. Bởi không có luật, thì điều dễ nhận thấy, bất cứ vấn đề gì nảy sinh trong xã hội, cũng có thể gây hỗn loạn, nhiễu loạn.
Đó là một thực tế hiển nhiên và nhãn tiền. Trong khi xã hội chúng ta, như ông Hoàng Hữu Phước nhận xét, dân trí chưa cao. Dân trí chưa cao, càng cần có nhiều luật để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi con người. Chứ không phải không quản lý được thì cấm, một cách quản lý hành chính quen thuộc lâu nay thể hiện sự bất lực.
Mặt khác, bản thân luật pháp khi ra đời, cũng khiến Nhà nước phải "tự hoàn thiện" mình, nâng mình lên, cả trình độ lẫn phương pháp lãnh đạo, giải quyết các tình huống thực tiễn, quản lý xã hội ngang tầm thời đại đó đòi hỏi.
Là một người dày dạn chính trường, nhạy cảm trước những biến động của xã hội- từ văn minh lúa nước, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải trả nhiều "học phí" trên hành trình phát triển- không phải ngẫu nhiên TT Nguyễn Tấn Dũng đề xuất Bộ Công an soạn thảo Luật Biểu tình.
Thế nên dù quan niệm khác, ông Hoàng Hữu Phước không thể phủ nhận một văn bản luật- cần có định lượng, định tính, có điều tra xã hội một cách khoa học- bằng những nhận xét đầy cảm tính, kiểu: Một số người dân ở TPHCM chửi rủa, thóa mạ những người biểu tình "chống đường lưỡi bò", vì bị họ làm tắc đường...Đó là cách tư duy hình thức, chủ quan, không phản ánh bản chất vấn đề.
Mặt khác, văn hóa nghị trường không cho phép một đại biểu của nhân dân dùng những ngôn từ đao to búa lớn diễu cợt người dân: Nói rồi nói mãi như thể nó (biểu tình) là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ. Và: Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh.
Dùng cụm từ ô danh, ông Hoàng Hữu Phước đã dung ngay quyền phát ngôn làm tổn thương và phủ nhận quyền hiến định của nhân dân đã được Điều 25, Chương III, Hiến pháp 1959 quy định.
Đương nhiên, với quan điểm khác hẳn, ông Dương Trung Quốc hết sức bất bình: Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân.
Chợt nhớ câu trả lời của ông Nguyễn Minh Hồng (đại biểu Nghệ An), với báo Đất Việt, người đề xuất Luật Nhà văn: Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra". Một câu trả lời rất phiêu diêu, hệt ông chỉ là "liên lạc viên" chứ không phải là đại biểu nhân dân
Thế nên các đại biểu QH khi phát biểu giữa nghị trường, cứ tự tin là biết mà vẫn là... không biết!
Duy có một cụm từ ông Hoàng Hữu Phước nói khá chuẩn: Dân trí ta chưa cao! Dân trí chưa cao, nên "quan trí" cũng... chưa cao, làm cho các cử tri, nhân dân thất vọng.
Những dấu ấn cũ và dấu ấn mới!
Sự kiện thứ hai: Nổi bật không kém là phiên trả lời chất vấn sáng 23/11/2011 của Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng. Nói cách khác, đó cũng là kỳ thi vấn đáp đầu tiên của ông, sau ba tháng 10 ngày làm thành viên của Chính phủ.
Ông Đinh La Thăng vốn được coi là một "hiện tượng" nổi bật, bởi những phát ngôn ấn tượng và hành động thể hiện sự quyết liệt.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng
Dù vậy, những bất ổn của giao thông Việt Nam nói chung, tai nạn giao thông và ách tắc giao thông đô thị nói riêng lâu nay còn... nổi hơn. Đến nỗi bây giờ cũng được gọi là quốc nạn, khiến khởi đầu "kỳ thi vấn đáp" là dồn dập những câu chất vấn thuộc chủ đề này.
Có lẽ tâm lý quá căng thẳng, Tư lệnh Giao thông giống như một cậu học sinh trả lời vòng vo, đã khiến đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nửa đùa, nửa chê: "Cứ trả lời vòng vo thế, ai cũng làm bộ trưởng được"?
Còn khi trả lời báo chí sau chất vấn, ông Đinh La Thăng có ý nhắc nhở lại đại biểu QH rằng: "Bộ trưởng là do QH phê chuẩn chứ không phải ai cũng làm được Bộ trưởng. Chúng ta đang nói đến văn hóa giao thông thì cũng cần có văn hóa về chất vấn".
Văn hóa nghị trường vẫn tiếp tục được nhắc đến, tại kỳ họp QH lần này.
Nhưng nhìn vào thực tiễn, chỉ riêng góc độ giải quyết ách tắc giao thông đô thị, tai nạn giao thông, chưa nói đến toàn bộ lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường biển... ai cũng thấy rõ ràng Bộ trưởng Đinh La Thăng phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy.
Nó tích tụ đủ thứ: Từ tư duy chiến lược về giao thông, tới quy hoạch đô thị manh mún, thiếu cái nhìn tổng thể. Từ tư duy tùy tiện, tiểu nông trong thực thi pháp luật tới thái độ nhờn phép nước của cả người thi hành công vụ, đến người dân. Chưa nói đến nạn tham nhũng, tham ô, thất thoát trong đầu tư các công trình hạ tầng, các dự án lớn nhỏ.
Nó trở thành một dấu ấn đau xót trên cơ thể xã hội chúng ta, rất đáng buồn.
Mỗi chúng ta, từ các cựu Bộ trưởng Giao thông, Bộ Xây dựng, các quan chức quản lý Thủ đô Hà Nội, TP. HCM đến mỗi người dân thường hiện nay, đều có phần trách nhiệm?
Để cho diện mạo đô thị xấu xí và văn hóa giao thông thấp kém đến mức, một ký giả người Đức, đăng trên trang mạng Welt online Đức, bài báo "Giao thông Hà Nội - một sự điên rồ hoàn toàn bình thường". Và họ so sánh với nước Lào, đất nước Vạn tượng, để gọi Việt Nam là đất nước...vạn còi. Có sự xấu hổ nào hơn?
Có lẽ vì thế, mà hỗ trợ trách nhiệm với Bộ trưởng Đinh La Thăng, còn có các trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Xây dựng và Bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư. Trong phần kết luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, tất cả vấn đề của giao thông hiện nay, có cái gốc là quản lý Nhà nước yếu kém ở tất cả lĩnh vực liên quan đến giao thông, dẫn đến luật pháp không nghiêm và người dân nhờn luật.
Đó cũng là một dấu ấn quản lý đáng buồn khác.
Tháo gỡ quốc nạn giao thông, chắc chắn cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, từ Nhà nước, đến các ngành và nhất là chính quyền quản lý các đô thị. Nhưng xin Bộ trưởng Đinh La Thăng đừng quên, trong hệ thống đó, vai trò nòng cốt vẫn là ngành giao thông, do ông làm Tư lệnh.
Ngay cả tỷ lệ giảm 5-10% tai nạn giao thông của năm 2012, cũng là một câu hỏi thách đố. Mong manh giữa thành công và thất bại.
Cho dù được Chủ tịch QH đánh giá kết quả "thi vấn đáp" của Bộ trưởng Đinh La Thăng là rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề, không tránh né. Nhưng nhân dân sẽ vẫn chấm điểm ông Đinh La Thăng ở thực tiễn.
Có lẽ bất kỳ một Bộ trưởng nào, dù nói ra hay không nói ra, đều muốn để lại được dấu ấn tốt trong chính lĩnh vực và nhiệm kỳ mình lãnh đạo.
Dấu ấn của giao thông, dấu ấn của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, quá bất cập, lúng túng và nặng nề.
Con người là nguồn lực phát triển xã hội, nhưng con người cũng là vật cản, vì những lợi ích.
Dấu ấn của Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ là gì đây? Để khỏi bị nửa đùa, nửa chê, không phải ở nghị trường mà ở nhân gian: Không thành công cũng thành...Thăng?
-Nguồn:
 Phát ngôn Tuần Việt Nam: Quan trí và dấu ấn! --(TVN).



-
Hơn một giờ chất vấn Thủ tướng(VNN).   - Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn (DT). 


Đoàn biểu tình của giáo dân Thái Hà đòi chính quyền trả lại khu đất mượn của nhà dòng, đang đi qua trước nhà thờ Thánh Giuse, Hà Nội ngày 18/11/2011.Có cần Luật Biểu tình? (TC Xây dựng đảng). - Chưa cần Luật biểu tình vì dân trí thấp?  Tuổi trẻ – Luật biểu tình: Sao lại không?  —  (Đầu gối).  – Tôi ủng hộ Thủ tướng trong việc này (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). – Tại Hà Nội, lại có lời kêu gọi xuống đường ủng hộ Thủ tướng và Quốc hội ra Luật biểu tình  —  (RFI).Ngày hôm nay (24/11) trên trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện xuandienhannom.blogspot.com có đăng thông báo kêu gọi mọi người tham gia vào một cuộc biểu tình tại chân tượng đài Lý Thái Tổ, bên cạnh Hồ Gươm vào sáng Chủ nhật, ngày 27/11/2011.-Kêu gọi biểu tình 'ủng hộ Thủ tướng' - (BBC)-Một số trang blog đăng lời kêu gọi xuống đường để "ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất và Quốc hội ban hành Luật Biểu tình".  

-- TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức): Luật sinh ra từ thực tế như thế nào? (SGTT).



 
Khác với những lần trước biểu tình chống Trung Quốc bá quyền, lần này cuộc biểu tình là “ủng hộ thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đề xuất và Quốc hội ban hành Luật biểu tình”.


Hoang tưởng   —  (Nguyễn Thế Thịnh).  

 Miến Điện thông qua luật biểu tình  —  (RFI)Người Miến Điện sẽ được phép biểu tình?  —  (BBC).


 - Ông Dương Trung Quốc: “Nếu tôi là Bộ trưởng GD&ĐT…” (VTC). 'Sao Bộ lại để các trường lừa như vậy?' (VNN 24-11-11)Nghe Bộ trưởng GD-ĐT nói nhiều đoàn kiểm tra xuống trường ĐH mới mở thì bị đưa đến một cơ sở mượn tạm mà không biết, ĐB Nguyễn Thành Tâm bình: Tại sao một đoàn liên ngành của Bộ mà ngây thơ để các trường lừa như vậy?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận "khoe" thành tích giáo dục (Bee.net 24-11-11) -- Của nước nào?Bộ trưởng GD-ĐT lòng vòng (NLĐ 24-11-11)
Nền giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu của đất nước (TN 24-11-11) -- PTT Nguyễn Thiện Nhân: "Việc nâng cao chất lượng giáo dục là giải pháp đột phá của hệ thống giáo dục"  Tiếc quá nhỉ!  Ông Nhân chưa bao giờ được làm Bộ trưởng Giáo Dục.



Bộ trưởng giao thông ‘chào thua’ nạn kẹt xe  —  (NV). – Anh Thăng ơi! Em bay với… (Phot_phet). --  Quăng lưới đánh cá bắt người vi phạm giao thông (VnEx 24-11-11) – Kỳ 8: QUĂNG LƯỚI BẮT … NGƯỜI(Nguyễn Tường Thụy).  – Đỗ Trung Quân: Để nhớ mãi cái cười khùng khục… (Quê choa).  – TẮC CẦU (NCTG).


Hôm nay chất vấn về lạm thu giáo dục và giá xăng, điện (VTC).– NÓNG BỎNG CHẤT VẤN VỀ ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG, DẦU, ĐIỆN: Minh bạch là giải pháp của mọi giải pháp(PLTP).
Phát biểu sụp hố và sự công bằng cho giá điện tại Việt Nam (Lưu Văn).  – Cái “lỗ bé” gấu ó cái “lỗ lớn”  —  (Tuanddk)-
--Thống đốc Ngân hàng nhận lỗi về thanh tra trần lãi suất
Sáng nay, trả lời đại biểu Quốc hội về loạn lãi suất 6 tháng đầu năm, Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận thanh tra giám sát ngân hàng chưa tốt và nhận trách nhiệm.
* Tiếp tục cập nhật
'Ném chuột không được vỡ bình' Thống đốc Nguyễn Văn Bình - nói là làm

Thống đốc Ngân hàng: 'Ném chuột không được vỡ bình' (VnEx 24-11-11) -- "Chuột" ở đây có lẽ là lạm phát, thạm nhũng, bất công xã hội, trì trệ tăng trưởng, v.v.. còn "bình" là Đảng?

Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã hành động như thế nào? (Bee.net 24-1-11) -- Ông Huệ nên mời phóng viên này đi nhậu (hoặc hơn nữa!)
Vàng SJC sẽ đổi sang thương hiệu... Ngân hàng Nhà nước Stockbiz-Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sắp tới, khi điều kiện cho phép, vàng miếng mang thương hiệu SJC sẽ được đổi thành SBV...


--- Lương sếp tại Việt Nam có thể gấp cả trăm lần nhân viên (VnEconomy).
-Bộ trưởng Công Thương: EVN trả lương đúng quy định
Khẳng định bảng lương trả cho cán bộ ngành điện được xây dựng theo đúng quy định, Bộ trưởng Công Thương - Vũ Huy Hoàng cho rằng không nên quá soi xét và phê phán EVN.
Sếp EVN đau lòng vì lương nhân viên 7,3 triệu đồng
'EVN đang lỗ mà trả lương cao là khó chấp nhận'
Tủi thân vì lương chỉ 7,3 triệu đồng
----

Tổng số lượt xem trang