-Nhà ngoại giao Việt Nam cảnh báo về chiến tranh ở Biển Đông - VOA - Một nhà ngoại giao Việt Nam cảnh báo rằng những căng thẳng liên quan đến vẫn đề chủ quyền ở Biển Đông có thể bùng phát thành “những cuộc xung đột toàn diện” nếu các nước láng giềng có liên quan đến những tranh chấp này không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Hãng thông tấn Pháp trích lời ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt nam phát biểu tại một cuộc hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông tại Hà Nội, hôm 4/11, rằng tầm quan trọng của vùng biển này đối với hòa bình của khu vực đang ngày càng trở nên rõ ràng.
Theo ông Quý, năm 2011 là năm tình hình Biển Đông cơ bản là hòa bình và ổn định, nhưng cũng có lúc cộng đồng khu vực và quốc tế phải nín thở dõi theo từng diễn biến.
Ông Quý cảnh báo rằng những căng thẳng vẫn còn tồn tại trên Biển Đông có nguy cơ sẽ trở thành những cuộc xung đột toàn diện nếu các bên liên quan không kiềm chế và tôn trọng những qui tắc cơ bản của luật quốc tế.
Cuộc hội thảo mang tên “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” là một trong số khoảng 15 cuộc hội thảo về vấn đề Biển Đông được tổ chức trong năm nay trong bối cảnh căng thẳng trong vùng biển này đã tăng cao sau khi Philippines và Việt Nam khiếu nại về việc tàu Trung Quốc nhiều lần quấy nhiễu các ngư dân của hai nước này tại vùng lãnh hải mà họ tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã hồi tháng trước, Trung Quốc và Việt Nam đã cam kết sẽ giải quyết tranh chấp thông qua “các cuộc tham vấn hữu nghị”.
Trong khi, cũng trong tháng 10, Việt Nam cũng đã ủng hộ một đề xuất của Manila về một khu vực hòa bình trong vùng biển này.
Tổng thống Philippine Benigno Aquino đã và đang tìm cách khuyến khích các nước láng giềng Đông Nam Á thành lập một mặt trận thống nhất để phản đối lại tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Nguồn: AFP, Vnexpress
-
Giới quân sự Trung Quốc ra tay: Giải phóng quân nổ phát súng ở Nam Hải cảnh báo chiến tranh
basamnews
02-11-2011
Bài xã luận hôm qua của tờ “Hoàn cầu thời báo” Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc, tất cả các nước xung quanh xuất hiện sự đụng chạm trên biển với Trung Quốc nếu như không cùng lui về, thì Trung Quốc chắc sẽ “giết 1 để cảnh báo 100”, trên mặt biển Đông Á sẽ “dậy lên những tiếng súng”. Với bài xã luận trên “Hoàn cầu thời báo” được xem là chính phủ Trung Quốc đang cho “tung tin”, Khương Du cho biết rõ hơn rằng giới truyền thông Trung Quốc có quyền tự do biên tập và bình luận, và bình luận trên tờ “Hoàn cầu thời báo” chỉ có thể đại diện cho quan điểm của giới truyền thông mà thôi. Bà nói thêm: “Ngụy tạo một chút không khí căng thẳng, kích động đối lập sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề, mà chỉ làm phức tạp hóa thêm vấn đề”.
Song cứ liên tục ra mãi những lời kêu gọi hòa bình thì không thể chấm dứt được đụng chạm, và cũng không thể ngăn cản được các nước tranh chấp đưa bên thứ ba vào biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông – ND). Hai tuần qua, Việt Nam đã lần lượt ký kết các hiệp định với Ấn Độ và Nhật Bản, mở rộng hợp tác thăm dò dầu khí, hợp tác an ninh chiến lược biển ở biển Nam Trung Hoa. Tuần trước, pháo hạm Philippines đã va trúng tàu cá Trung Quốc ở vùng biển đang tranh chấp, đồng thời sau khi đã bắt giữ 25 chiếc tàu nhỏ, còn đòi phải mời bên thứ ba vào tham dự điều đình.
Bản tiếng Anh của tờ Hoàn Cầu Thời báo đã ra bài xã luận chỉ thẳng hành vi xử lý tranh chấp trên biển với Trung Quốc của Philippines và Việt Nam “giống như kiểu mượn gió bẻ măng”. Trước đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ, các nước ở Nam Hải đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc hòa bình nên sẽ không ra tay bằng vũ lực một cách tùy tiện.
Vì thế, có thể nói là Trung Quốc sẽ không tùy tiện tranh ra tay bằng vũ lực trước, song như những gì đã thấy, cục diện Nam Hải quả thực không cho phép lạc quan.
Biển Nam Hải Trung Quốc đã bị một tấm lưới lớn quăng ra quây chặt. Những nước quăng tấm lưới này là Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Indonesia. Các nước ấy đều thèm thuồng như hổ đói, mưu đồ sử dụng những thủ đoạn phi pháp để xâm chiếm Nam Hải. Tuy nói Giải Phóng quân vẫn còn chưa ra tay và cũng chưa phát động chiến tranh trước để chế ngự thiên hạ, nhưng khi phải đối mặt với lớp lớp bao vây tấn công từ các nước xung quanh, Trung Quốc mà không phát động chiến tranh trước để uy hiếp thì chỉ e rằng sẽ rất khó để thu dọn tàn cục.
Nhật Bản gần đây liên tục đưa tàu quân sự và máy bay quân sự va chạm với Trung Quốc
Theo Wall Street Journal, Công ty Exxon Mobil cho biết, vào tháng 8 năm nay, công ty này đã khoan giếng thăm dò số 2 ở ngoài khơi cảng Đà Nẵng, Việt Nam, đồng thời đã phát hiện thấy dầu khí. Một phát ngôn viên của công ty này nói, công ty đang tiến hành phân tích các dữ liệu thu được từ giếng thăm dò này nằm ở mỏ dầu Block 119. Điều này sẽ khiến cho Việt Nam đảo ngược được sự suy giảm trong việc sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch là rất lớn.
Hơn nữa, công ty dầu mỏ ấy của Mỹ sẽ còn hợp tác với Việt Nam để khai thác mỏ dầu này, trước đây là Việt Nam đi tìm sự hợp tác, hiện tại là Mỹ cũng đã thò chân vào. Tiếp theo Việt Nam, Mỹ còn tiến hành diễn tập quân sự ở Nam Hải cùng với Philippines. Cũng giống như trước đây, cả hai bên đều tuyên bố cuộc diễn tập này không nhằm vào Trung Quốc. Theo người viết thì đây là điều cực kỳ tẻ ngắt: Mấy tiểu quốc này đã không tự lượng sức mình khi giương nanh múa vuốt với Trung Quốc, còn Mỹ thì cũng chẳng có gan gì mà chủ động gây xung đột quân sự ở Nam Hải. Nam Hải ngày càng sôi động. Trước cục diện ấy của Nam Hải, mấy ngày gần đây có nhà kinh tế học đã phát biểu quan điểm của mình.
Long Thao – nhà phân tích chiến lược thuộc Hội đồng Quỹ năng lượng Trung Quốc cho rằng, sau khi nếm vị ngọt Liên Xô rút quân ra khỏi cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, Mỹ đã nhiều lần đạt được hiệu quả nhờ vào chính sách chiếc gậy và củ cà rốt của mình trên thế giới. Hiện giờ, Mỹ lại dạy cho các tiểu quốc xung quanh Trung Quốc chơi cái trò đầy mạo hiểm này. Trung Quốc phải nói cho đối phương biết bằng sự quyết tâm không ngại cùng đi đến chỗ chết, rằng ở Nam Hải, cái trò này buộc phải chấm dứt, nếu không cứ thử liều lĩnh mà xem! Trung Quốc chủ trương thân thiện với thế giới, nhưng chủ trương ấy đang bị Mỹ và các quốc gia khác lợi dụng một cách đầy ác ý để dùng làm công cụ dọa dẫm sách nhiễu chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Từ bài viết của Long Thao có thể thấy, nhà kinh tế học này chủ trương cần ra tay bằng vũ lực ở Nam Hải để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong giai đoạn hiện thời.
Quốc Trung dịch từ Hoàn cầu Thời báo
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Bản tiếng Việt © Quốc Trung
- Mời xem lại video và bài đã điểm: Truyền thông ĐCS Trung Quốc, Trung Quốc nên “giết một để cảnh cáo 100”: CCP Media: China Should “Kill 1 To Warn 100″ (NTDTV). - Báo chí Trung Quốc đe dọa có hành động quân sự ở biển Đông: Chinese Paper Threatens Military Action on South China Sea (The Epoch Times).
Cạnh tranh càng trở nên sâu sắc tại Biển Đông x-cafevn.org -Roberto Tofani/Asia Times Online
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
HÀ NỘI - Trong cuộc chuẩn bị năm nay cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Philippines và Việt Nam đã đi bước trước qua việc gửi ra một thông điệp chung: rằng họ không sẵn lòng nhường nhịn áp lực gia tăng của Trung Quốc trong các vấn đề lãnh hải chưa được giải quyết ở Biển Đông.
Liên minh lỏng lẻo giữa hai quốc gia thành viện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm mục đích tăng cường hợp tác chiến lược của họ đã có hiệu quả trong việc mời gọi các cường quốc khác trong khu vực tham dự để giúp đối trọng với các đòi hỏi của Trung Quốc trong cuộc tranh cãi đa phương đang dậy men.
Hội nghị EAS sẽ diễn ra vào giữa tháng Mười tại Bali, Indonesia, và sẽ là lần đầu tiên bao gồm cả Hoa Kỳ và Nga. Các căng thẳng trong vùng Biển Đông dự kiến sẽ là khía cạnh nổi bật
tại cuộc họp đa phương, vốn sẽ nhìn thấy sự có mặt của một số nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm việc tham dự của cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
tại cuộc họp đa phương, vốn sẽ nhìn thấy sự có mặt của một số nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm việc tham dự của cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Trong những tháng gần đây, Philippines và Việt Nam đã thực hiện một cách tiếp cận ngoại giao hai chiều tương tự bằng cách tăng cường quan hệ với các đối thủ cạnh tranh truyền thống của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Ấn Độ, đồng thời vẫn duy trì đối thoại và phát triển quan hệ thương mại với Bắc Kinh.
Cùng lúc đó, các nước láng giềng ASEAN đã tăng cường quan hệ an ninh song phương của mình trong một nỗ lực rõ ràng để cân bằng với sức mạnh gia tăng của hải quân Trung Quốc. Ngày 27 tháng 10, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã ký một số thoả thuận về hàng hải với đối tác Việt Nam Trương Tấn Sang, bao gồm các thỏa thuận hải quân nhằm chia sẻ thông tin, ứng phó thiên tai, ngăn chặn nạn buôn lậu, vi phạm bản quyền và bảo vệ nguồn tài nguyên biển trong khu vực Biển Đông.
Chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực trong Biển Đông đang bị tranh chấp bởi Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Trong sáu tháng qua, các căng thẳng đã tăng vọt thông qua các sự cố trên biển, trong khi cùng lúc đó, những nước khiếu kiện đã đưa ra một loạt các tuyên bố chung nhằm tìm kiếm một giải pháp chung và hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ chồng chéo của mình. Nhiều khu vực Biển Đông được tin là phong phú các nhiên liệu hóa thạch đồng thời rất quan trọng đến việc giao thương qua lại và thương mại trong khu vực.
Bằng cách liên kết lực lượng của mình, Philippines và Việt Nam nhắm đến việc tăng cường cho sức đàm phán đối mặt của mình đối với Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố lối tiếp cận mà họ ưa thích là theo đuổi các thỏa thuận trên căn bản song phương với các nước nguyên đơn nhỏ hơn, trong khi các nước nhỏ từng thúc đẩy một thỏa thuận ràng buộc thông qua các kênh đa phương do 10 thành viên ASEAN dẫn đạo.
Tại Diễn đàn khu vực ASEAN 18 được tổ chức vào tháng Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và các đối tác ASEAN của ông đã ký một văn bản đặt định những biện pháp từng được đồng ý để khiến việc thực hiện bản Tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các Bên trong vùng Biển Đông (DOC) trở nên nhiều ràng buộc hơn. Văn kiện mới với Tám điểm đã đề ra những hướng dẫn cho việc thực hiện và thoả thuận bằng sự đồng thuận của các hoạt động hợp tác chung trong tương lai vốn sẽ dẫn đến việc "cuối cùng sẽ hiện thực hóa" một luật định chính thức trong khu vực hàng hải này.
Bản thỏa thuận đã nhận được những đánh giá khác nhau. Các quan chức Philippines cho biết rằng các hướng dẫn mới (DOC) sẽ không đủ để làm giảm bớt căng thẳng. Các quan chức Việt Nam lại nhấn mạnh đến sự phối hợp của họ với Indonesia, nước chủ nhà của cuộc họp, và nói về sự "thành công" của diễn đàn đa phương.
Tông Tiểu Linh, Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN, khẳng định rằng khối (ASEAN) không phải là một thành phần trong cuộc xung đột về lãnh thổ "do đó, một tài liệu đạt được từ hai phía ấy không thể giải quyết được các tranh chấp". Ông nhấn mạnh rằng vấn đề chỉ có thể giải quyết được thông qua một "khuôn khổ song phương".
Một bảo hiểm có tính chiến lược
Giữa những quan điểm khác nhau, Tổng thống Philippines Aquino đã đi Bắc Kinh vào đầu tháng Chín để gặp gỡ đối tác Hồ Cẩm Đào của mình. Chuyến thăm năm ngày này bị áp lực của những căng thẳng tại Biển Đông, nhưng hai nhà lãnh đạo vẫn khẳng định lại cam kết của họ "để giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình, để duy trì an ninh, ổn định tiếp tục trong khu vực và một môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế".
Cuối tháng đó, trong một cuộc họp tại Tokyo vào ngày 27 Tháng Chín, Aquino đã minh chứng sự thiếu niềm tin vào hợp tác hoa mỹ đó bằng cách thúc đẩy mối quan hệ về hải quân với Nhật Bản - cũng trong nhân danh của việc duy trì hòa bình và ổn định ở vùng Biển Đông. Ngay ngày hôm sau, các quan chức quốc phòng Nhật Bản và ASEAN đã tổ chức một cuộc họp cấp cao về hợp tác và tham vấn trong khu vực Biển Đông. Các quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN đã "trưởng thành từ đối thoại đến một tình huống mà Nhật Bản đóng một vai trò hợp tác cụ thể hơn", Kimito Nakae, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nhật Bản, đã cho biết sau cuộc họp.
Tuyên bố của Nakae cũng được trích dẫn trong các bài tường thuật nói rằng các căng thẳng về thăm dò dầu khí và các tiền đồn quân sự ở Biển Đông sẽ đòi hỏi đến việc phải hợp tác nhiều hơn từ Mỹ và Ấn Độ để giải quyết. Trong gợi ý đó, chủ tịch (Trương tấn) Sang của Việt nam đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào ngày 12 tháng 10 và ký kết một thỏa thuận thăm dò dầu và khí giữa công ty ONGC Videsh của Ấn độ và Dầu khí Việt Nam trong một khu vực được khẳng định là chủ quyền của Việt nam nhưng bị Trung Quốc tranh dành trong Biển Đông.
Thỏa thuận này, có thể đoán trước là không được chào đón ở Bắc Kinh. Phản ứng với lời tuyên bố về cuộc hợp tác thăm dò ấy, một bài bình luận trên trang nhất tờ Tin Năng Lượng Trung Quốc, do Nhân Dân nhật báo thuộc sở hữu của đảng CS Trung Quốc xuất bản cho rằng "Chiến lược năng lượng của Ấn Độ đang rơi vào một vực xoáy cực kỳ nguy hiểm".
Thỏa thuận về năng lượng đã được ký kết một ngày sau khi tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đến Bắc Kinh cho cuộc thảo luận song phương. Trọng dàn xếp một thỏa thuận song phương nhằm kềm chế các tranh chấp có liên quan ở Biển Đông. Đồng thời, vào cuối tháng Mười, tướng phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Yasuo Ichikawa, đối tác Nhật Bản của ông đã ký một biên bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác quốc phòng song phương.
Trong khi chính sách cứng rắn hơn của Manila đối với Trung Quốc được ủng hộ bởi liên minh có tính lịch sử của họ với Mỹ, Hà Nội lại phần nào mơ hồ về vị trí của mình. Một mặt, chính sách đối ngoại của của Việt Nam dựa trên nguyên tắc của cái gọi là "bạn bè với tất cả các bên", mặt khác, laị mơ hồ phản ánh các chia rẽ nội bộ bên trong của chính phủ và Đảng cầm quyền, theo một nguồn tin uy tín từng nói với tờ Asia Times Online trong điều kiện ẩn danh cho biết.
Trong khi Trọng, tổng bí thư Đảng từng được xem là thân Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được cho là ủng hộ phương Tây trong triển vọng và mong muốn cải thiện quan hệ hợp tác có tính chiến lược với Mỹ. Sang từng được xem là để giữ cân bằng về quyền lực và các động thái gần đây đã cho thấy rằng ông cũng đang nghiêng về phía phương Tây, nguồn tin thân cận trong Đảng cho biết thêm.
Mỹ đang đáp ứng - ít nhất là một cách hoa mĩ - đến những lời kêu gọi có tính chiến lược. Trong chuyến lưu diễn đầu tiên của mình đến châu Á, Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ mới được bổ nhiệm đã tái khẳng định vai trò chiến lược của Mỹ trong khu vực tại một cuộc họp hàng năm của Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN được tổ chức vào cuối tháng Mười. "Tôi nói với họ rằng tôi sẽ làm mọi điều có thể ... nhằm phát triển những quan hệ để củng cố an ninh của khu vực này cho tương lai", Panetta cho biết.
Lời tuyên bố của ông lặp lại một quan niệm về chính sách từng được khai triển bởi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, kêu gọi sự tham gia nhiều hơn về chiến lược của Mỹ được nêu lên trong một bài xã luận xuất bản trên tờ Foreign Policy gần đây. Trong bài báo đó, bà Clinton đã viết, "Hoa Kỳ đã di chuyển để tham dự đầy đủ vào các tổ chức đa phương của khu vực, chẳng hạn như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)". Những tuyên bố tương tự nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương để giải quyết tranh chấp được dự kiến trong chuyến thăm của Obama đến hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) vào ngày 19 tháng 11.
Bằng phương cách của mình, Philippines và Việt Nam đang thúc đẩy Mỹ và sự tham gia hơn nữa của các sức mạnh khu vực vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Họ sẽ cần phải cẩn thận để tránh không làm trầm trọng hơn cuộc tranh chấp: Trung Quốc hiện nay có thể thực hành ảnh hưởng của mình, bao gồm cả việc thông qua thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong những phương cách mà một nền kinh tế suy yếu của Hoa Kỳ có thể không còn theo kịp nữa.
Thỏa thuận song phương giữa Philippines, Việt Nam, và các cam kết mới về chiến lược và thương mại của Nhật Bản và Ấn Độ đối với Biển Đông sẽ có khả năng khích lệ các khẳng định về chủ quyền của quốc gia khiếu kiện trong khối ASEAN. Tuy nhiên, bất kỳ chỉ huớng nào cho thấy rằng Hoa Kỳ đang dàn xếp các liên minh song phương trong nội bộ ASEAN và sự tham gia nhiều hơn của Nhật Bản và Ấn Độ đặc biệt để ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc đều có nguy cơ của một phản ứng ngược với phản ứng tử tế từ các đồng minh ASEAN mà Washington từng dự kiến.
Nguồn: Asia Times Online.-
- Trường Sa và tuổi thơ tôi. – Sinh viên Đà Nẵng “Góp đá xây Trường Sa”. –“Biển đảo quê hương” bắt đầu mở mạng thi thử (TT). – Tình người miền Nam trên quê hương hải đội Hoàng Sa (TN).
- ‘Biển Đông vào radar kiểm soát quốc tế’ (VNE). Nhà ngoại giao Việt Nam cảnh báo về chiến tranh ở Biển Đông
VOA Tiếng Việt
Thứ Sáu, 04 tháng 11 2011 Nhà ngoại giao Việt Nam cảnh báo về chiến tranh ở Biển Đông Một nhà ngoại giao Việt Nam cảnh báo rằng những căng thẳng liên quan đến vẫn đề chủ quyền ở Biển Đông có thể bùng phát thành “những cuộc xung đột toàn diện” nếu các ...
Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ ba cảnh báo về nguy cơ chiến ...RFI
Tự do hàng hải ở Biển Đông là sống cònVietNamNet
Khai mạc hội thảo khoa học quốc tế về biển ĐôngThanh Niên
BBC Tiếng Việt -Vietnam Plus -Báo điện tử Chính phủ
- Bài dịch: Cạnh tranh càng trở nên sâu sắc tại Biển Đông (Asia Times Online/ x-cafe). – South China Sea tensions rattle China’s neighbours (BBC English). – Tensions Rising on the South China Sea (China Digital Times).
- Tự do hàng hải ở Biển Đông là sống còn (VNN). – Câu chuyện Biển Đông ngày càng được “minh bạch” (Bee). – Biển Đông: có lúc hiện hữu nguy cơ xung đột nóng (SGTT). – “Thế giới ngày càng quan tâm tới Biển Đông, vì…” (VTC). – Quốc tế quan tâm tới an ninh Biển Đông (ĐV). – Thông cáo báo chí: Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần ba (NCBĐ).
- Những âm mưu ‘hạt nhân’ suýt vận vào Việt Nam (ĐV)
- Phát hiện 26 hài cốt liệt sĩ (TN).
- Indonesia tập trận quy mô lớn trên biển -60 chiến hạm tập trận (04/11)
- India upholds freedom of navigation in international waters (Times of India). …
- Trung Quốc xây hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất thế giới (DVT/Telegraph). - Không quân Mỹ chế tạo máy bay ném bom chiến lược giá rẻ (Vietnam Defence).
- Trung Quốc dịu giọng sau chỉ trích của Nhật (Vibay).
- Trường Sa và tuổi thơ tôi. – Sinh viên Đà Nẵng “Góp đá xây Trường Sa”. –“Biển đảo quê hương” bắt đầu mở mạng thi thử (TT). – Tình người miền Nam trên quê hương hải đội Hoàng Sa (TN).
- ‘Biển Đông vào radar kiểm soát quốc tế’ (VNE). Nhà ngoại giao Việt Nam cảnh báo về chiến tranh ở Biển Đông
VOA Tiếng Việt
Thứ Sáu, 04 tháng 11 2011 Nhà ngoại giao Việt Nam cảnh báo về chiến tranh ở Biển Đông Một nhà ngoại giao Việt Nam cảnh báo rằng những căng thẳng liên quan đến vẫn đề chủ quyền ở Biển Đông có thể bùng phát thành “những cuộc xung đột toàn diện” nếu các ...
Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ ba cảnh báo về nguy cơ chiến ...RFI
Tự do hàng hải ở Biển Đông là sống cònVietNamNet
Khai mạc hội thảo khoa học quốc tế về biển ĐôngThanh Niên
BBC Tiếng Việt -Vietnam Plus -Báo điện tử Chính phủ
- Bài dịch: Cạnh tranh càng trở nên sâu sắc tại Biển Đông (Asia Times Online/ x-cafe). – South China Sea tensions rattle China’s neighbours (BBC English). – Tensions Rising on the South China Sea (China Digital Times).
- Tự do hàng hải ở Biển Đông là sống còn (VNN). – Câu chuyện Biển Đông ngày càng được “minh bạch” (Bee). – Biển Đông: có lúc hiện hữu nguy cơ xung đột nóng (SGTT). – “Thế giới ngày càng quan tâm tới Biển Đông, vì…” (VTC). – Quốc tế quan tâm tới an ninh Biển Đông (ĐV). – Thông cáo báo chí: Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần ba (NCBĐ).
- Những âm mưu ‘hạt nhân’ suýt vận vào Việt Nam (ĐV)
- Phát hiện 26 hài cốt liệt sĩ (TN).
- Indonesia tập trận quy mô lớn trên biển -60 chiến hạm tập trận (04/11)
- India upholds freedom of navigation in international waters (Times of India). …
- Trung Quốc xây hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất thế giới (DVT/Telegraph). - Không quân Mỹ chế tạo máy bay ném bom chiến lược giá rẻ (Vietnam Defence).
- Trung Quốc dịu giọng sau chỉ trích của Nhật (Vibay).