Nếu không có quy định cụ thể về giá trị các giao dịch bị nghi ngờ là rửa tiền, Luật Phòng chống rửa tiền sẽ khó mà kiểm soát được hết các hành vi phạm tội trong lĩnh vực này.
Nhận định trên được Ủy ban Kinh tế - cơ quan thẩm tra dự luật - đưa ra tại phiên họp của Quốc hội, chiều 4/11.
Trước đó, trong phần trình bày dự án Luật Phòng chống rửa tiền trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), luồng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, do Việt Nam đã tự do hóa giao dịch vãng lai và từng bước tự do hóa các giao dịch vốn, nên mức độ mức độ kiểm soát đối với các giao dịch chuyển tiền quốc tế được nới lỏng hơn.
Do vậy, nếu hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền trong nước chưa hoàn thiện, có thể khiến Việt Nam trở thành nơi tội phạm rửa tiền quốc tế lựa chọn để rửa tiền, thông qua hệ thống tài chính.
Bên cạnh đó, hiện Việt Nam đã ban hành Luật Phòng chống tham nhũng, trong đó yêu cầu cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập... Chính điều này có thể dẫn tới nhu cầu hợp pháp hóa tiền, tài sản bất hợp pháp của một số cá nhân.
Tuy nhiên, trong quá trình thẩm tra dự án luật, Ủy ban Kinh tế đã nhận thấy một số điều khoản của dự luật chưa hợp lý, thậm chí có không ít điều khoản quy định quá đơn giản, chung chung, ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả của luật khi được ban hành.
Cụ thể, đối với quy định về mức giá trị giao dịch phải báo cáo, dự án luật không quy định cụ thể mà chỉ quy định chung chung có tính nguyên tắc giao dịch “có giá trị lớn” và giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định mức cụ thể.
Chính vì vậy, trong quá trình thẩm tra dự luật, có ý kiến đề nghị nên cân nhắc tiêu chí “giá trị lớn” của giao dịch. Bởi, có trường hợp giao với giá trị lớn nhưng không hẳn đã là rửa tiền, có trường hợp giao dịch với giá trị nhỏ nhưng thực chất là rửa tiền.
Mặt khác, nếu quy định tiêu chí “giá trị lớn” thì khách hàng sẽ chia tài sản giá trị lớn thành nhiều khoản nhỏ để giao dịch, khi đó việc phòng, chống rửa tiền có thể bỏ sót các hành vi này. Do đó, theo cơ quan thẩm tra, dự luật cần phải quy định rõ về mức giá trị giao dịch phải báo cáo, hoặc giao Thủ tướng quy định, thay vì giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định như dự luật.
Liên quan đến trách nhiệm quản lý trong phòng, chống rửa tiền, Ủy ban Kinh tế cho biết có ý kiến đề nghị cần có một điều riêng để quy định trách nhiệm của Chính phủ trong phòng, chống rửa tiền. Đặc biệt, cần xét xét tính khả thi của việc quy định “Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phòng, phòng chống rửa tiền”, bởi đây là lĩnh vực rất rộng, liên quan và chịu sự quản lý của nhiều bộ, ngành...
Đặc biệt, Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc quy định cơ quan phòng, chống rửa tiền chỉ là một đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước như dự án luật là quá đơn giản, chưa khẳng định được vị trí pháp lý, tính độc lập tương đối của cơ quan này. Hơn nữa, kinh nghiệm thế giới cho thấy, các hành vi rửa tiền không chỉ xảy ra trong phạm vi các hoạt động giao dịch của ngân hàng.
Một nội dung khác cũng không nhận được sự đồng thuận của cơ quan thẩm tra là việc xử lý các vi phạm cũng như biện pháp chống rửa tiền nêu trong dự luật. Bởi lẽ, với tên gọi là “Luật Phòng chống rửa tiền”, song các nội dung của dự luật lại chủ yếu tập trung vào quy định về “phòng ngừa” rửa tiền, còn nội dung “chống rửa tiền” chưa tương xứng, chưa đủ liều lượng.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, có một số quy định liên quan đến quyền cơ bản của công dân, quyền bí mật riêng tư của cá nhân cần phải được tôn trọng, đảm bảo bởi với quy định như “nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, báo cáo giao dịch...” đều liên quan đến các quyền cơ bản trên của người dân, cần được bảo vệ.
Bên cạnh đó, với quy định về “khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị”, dự án luật chỉ quy định đối với các trường hợp là người nước ngoài mà không thấy đề cập đến cá nhân là người Việt.
-- Rửa tiền: Cứ chia nhỏ là “thoát”?
--
Luật về chống rửa tiền có đề cập tài trợ khủng bố? TTXVN -Xem xét tờ trình về Luật phòng chống rửa tiền, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng không nên quy định tài trợ khủng bố trong luật này.
- TS Alan Phan: Tái cấu trúc – tìm một góc nhỏ bình an (SGTT).
- - Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Đề xuất lộ trình sáp nhập, hợp nhất (LĐ). –Tái định vị “linh hồn” thị trường tiền tệ? (VnEconomy).
Điều hành linh hoạt, sát thực tế để kiềm chế lạm phát- TTXVN- Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát tình hình, điều hành linh hoạt, sát thực tế, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 18%.
-- Con gái Thủ tướng Dũng thêm vai trò mới – (BBC). - Nước cực trị và ngành kinh tế biển ở Việt Nam (P2)
Tái định vị “linh hồn” thị trường tiền tệ?-Ngân hàng cứ nhỏ là yếu? -Giá vàng tăng cao nhất trong một tháng
--Bảo hiểm tiền gửi: 50 triệu đồng thì chỉ là “an ủi”!-VPBank mở khuyến mại hơn 9 tỷ đồng-Giá vàng trồi sụt, USD đứng giá-“Vietcombank hỗ trợ thanh khoản cho nhiều ngân hàng khó khăn”
- Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi: Mức bảo hiểm quá thấp (TP). – Gửi 100 tỉ, bảo hiểm 50 triệu là vô lý (TT). – Chưa nên loại USD khỏi danh mục bảo hiểm tiền gửi (TN). – Bảo hiểm ngoại tệ để giảm giao dịch ngầm? (VNN).
- Giảm giá BĐS: Bán tháo hay chỉ là chiêu PR? (VEF). – Khó thu hồi nợ bất động sản (VnEconomy).
--Căn hộ “triệu đô” sắp hoàn thànhBỏ ra trên 1,9 tỉ USD nhập vàng, đá quý
-Táo tợn dàn dựng vụ cướp tiền tỷ giữa phố cổ Hà Nội
Dân Trí
Lóa mắt trước số tiền lớn, Lê Duy Cường đã tham gia dàn dựng và thực hiện một vụ cướp giả nhằm chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng. Một ngày cuối tháng 1-2011, Nguyễn Văn Cường được ông Đặng Đình Thắng chủ cửa hàng vàng bạc Hà Phương ở quận Hồng Bàng, ...
Kẻ tham gia “diễn kịch” bị cướp tiền tỷ giữa phố lĩnh ánLao động
Tham gia vụ cướp giả, lĩnh 14 năm tùBáo Đất Việt
'Kịch bản' cướp tiền tỷ của nhân viên hiệu vàngNgôi Sao
VNExpress
Dân Trí
Lóa mắt trước số tiền lớn, Lê Duy Cường đã tham gia dàn dựng và thực hiện một vụ cướp giả nhằm chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng. Một ngày cuối tháng 1-2011, Nguyễn Văn Cường được ông Đặng Đình Thắng chủ cửa hàng vàng bạc Hà Phương ở quận Hồng Bàng, ...
Kẻ tham gia “diễn kịch” bị cướp tiền tỷ giữa phố lĩnh ánLao động
Tham gia vụ cướp giả, lĩnh 14 năm tùBáo Đất Việt
'Kịch bản' cướp tiền tỷ của nhân viên hiệu vàngNgôi Sao
VNExpress
- Những người Trung Quốc bình thường yêu cầu “không cứu Châu Âu” — (Kichbu/odnako.org). – “Nước cờ” sai lầm của Thủ tướng Hy Lạp (VnEconomy).
- “Con nợ” Hi Lạp nếm nhục trước G20 (TT). – Trung Quốc có thể hỗ trợ khu vực đồng euro 100 tỉ USD (TT). – Canh bạc của Hy Lạp và tối hậu thư EU (SGTT/New York Times, WSJ, Presseurop).