Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Câu chuyện đằng sau dòng chữ "Thiết kế tại Mỹ, gia công tại Trung Quốc"

--Nguồn: Supply chain (Giang Le)-Tuần trước giới blogger thế giới xôn xao về bài báo này của NYT, gần như tất cả các econblog quan trọng đều nhắc nó. Đây là một phóng sự khá dài của 2 phóng viên NYT nhằm tìm ra lý do tại sao Apply lại quyết định sản xuất iPhone ở TQ. Điều mà TQ chứ không phải bất kỳ nơi nào trên thế giới có thể trở thành contractor của Apply được 2 tác giả tóm lại trong câu này:
"After one executive left that meeting, he booked a flight to Shenzhen, China. If Mr. Jobs wanted perfect, there was nowhere else to go."
Tất nhiên không phải TQ có technology vượt trội so với Mỹ hay Nhật hay Đức, điều mà chỉ TQ có là:
"Factories in Asia “can scale up and down faster” and “Asian supply chains have surpassed what’s in the U.S."
Supply chain II- (Giang Le)- Năm ngoái The Economist có một special report (chưa tìm lại được link) về vấn đề manufacturing sector của Mỹ đang dần dần biến mất. Loạt bài đó khơi mào cho một cuộc tranh luận rất lớn trên bloggosphere về chủ đề liệu sự chuyển dịch manufacturing sector và các supply chain liên quan có là dấu hiệu cho thấy sự suy tàn hay chí ít là Mỹ đang mất dần vai trò cường quốc số một hay không. Sau đó không lâu một bài báo khác của Forbes đặt ra câu hỏi gần giống hệt câu hỏi của NYT tại sao iPhone lại sản xuất ở TQ: "Why Amazon Can't Make A Kindle In the USA" (bác Nguyễn Vạn Phú có một blog post về bài báo này). Cũng trong thời gian đó NPR có một số podcast rất thú vị về manufacturing sector, vd podcast này. Cũng liên quan đến chủ đề này,Joseph Stiglitz đưa ra một giả thiết đầy tranh cãi rằng chính sự dịch chuyển từ manufacturing sang service là căn nguyên của cuộc khủng hoảng và suy thoái vừa rồi của Mỹ, hệt như sự dịch chuyển từ agriculture sang manufacturing đầu thế kỷ 20 gây ra Great Depression.
Bài báo của NYT và bài của Forbes đều nhấn mạnh vào supply chain, iPhone hay Kindle chỉ là mắt xích cuối cùng. Nước Mỹ mất manufacturing jobs vào tay TQ không chỉ vì TQ chấp nhận hi sinh môi trường, điều kiện làm việc của công nhân, trợ giá cho người tiêu dùng Mỹ và chính phủ Mỹ (thông qua direct subsidy và RMB undervaluation). Để xây dựng được một supply chain đủ mạnh, TQ phải có một đội ngũ lao động từ công nhân tới kỹ sư có chất lượng và flexible. Bản thân nền kinh tế phải có economies of scale để "nuôi" từng mắt xích trong supply chain đó cho đến khi toàn bộ cỗ máy được vận hành. Chính phủ TQ phải có những chính sách phù hợp xây dựng những khu chế xuất, đặc khu kinh tế đủ hiệu quả để trở thành những manufacturing hub, thu hút và nuôi dưỡng những doanh nghiệp sau này tham gia vào supply chain. Tất nhiên không thể không nhắc đến đội ngũ doanh nhân thực sự có trình độ có thể để lèo lái từ những xí nghiệp nhỏ chỉ sản xuất vài con ốc đến những doanh nghiệp lớn hàng trăm nghìn nhân công như Foxconn. Bất chấp hậu quả của cuộc Cách mạng văn hóa tàn khốc của Mao, human capital trong xã hội TQ vẫn rất đáng ngưỡng mộ. Trong khi giáo dục và y tế là mối lo hàng đầu của VN hiện nay, ít khi thấy báo chí quốc tế chê bai 2 lĩnh vực này của TQ.Hội đủ rất nhiều yếu tố "địa lợi" như vậy, TQ cũng gặp "thiên thời" khi globalization bùng nổ sau khi bức tường Berlin sụp đổ và cuộc chiến tranh lạnh ra đi. TQ trở thành điểm đến của tất cả các doanh nghiệp có tham vọng toàn cầu, vừa là thị trường vừa là công xưởng. Như bạn Anonymous (Jan 30, 1:36AM) viết, các nước tư bản và TQ dường như ngầm định một "khế ước", một bên hồ hởi gia nhập vào global supply chain và dần dần nội địa hóa một đoạn dài của sợi xích đó, bên kia hoan hỉ với những khoản lợi nhuận ngày càng tăng vì cắt giảm được một phần đáng kể chi phí cho đoạn xích nhân công vốn rất đắt đỏ. Cái "khế ước" đó chỉ bị đe dọa khi cuộc khủng hoảng nổ ra và nước Mỹ loay hoay hơn 3 năm qua không thể khôi phục lại tăng trưởng cũng như lao động như trước, hậu quả của việc đánh mất manufacturing sector, một sector có khả năng scaling up/down rất dễ giúp labor market phục hồi nhanh hơn sau recession. Từ những bài báo của NYT hay Forbes đến những lời kêu gọi diều hâu liệt TQ vào dạng currency manipulator để dễ bề đánh tariff vào hàng nhập khẩu từ TQ, nước Mỹ đang khóc than và loay hoay giành lại một phần miếng bánh manufacturing đã mất, mà cụ thể là cái supply chain nay đã yên vị ở xứ người. Thế giới đang bớt phẳng một phần.Update: Hôm nay Viet-studies của GS Trần Hữu Dũng có link đến một bài viết rất thú vị của Hernado de Soto, một tên tuổi lớn trong development economics. Tác giả này đưa ra một ý tưởng rất đặc biệt, dù không hẳn là mới, rằng một nền kinh tế tư bản vận hành dựa vào một knowledge system. Knowledge của de Soto không phải là "tri thức" như trong những khẩu hiệu VN hay ra rả vài năm trước mà đó là một network tất cả những records về ownership (assets, liabilities) của tài sản hữu hình và vô hình một nền kinh tế làm ra. Theo de Soto, lý do của cuộc khủng hoảng vừa rồi là những "phát minh" tài chính của Wall Street đã làm đứt đoạn hệ thống knowledge đó làm đình trệ dòng chảy của vốn và các hoạt động kinh tế khác. Mấy tháng trước Ricardo Hausmann và César Hidalgo có một nghiên cứu về complexity của một nền kinh tế dựa trên network theory. Giống như de Soto, hai tác giả này cho rằng mức độ connectivity nội tại của một nền kinh tế có quyết định lớn đến capacity của nó. Trên tiêu chí này, TQ xếp thứ 29, tiệm cận với nhóm các nước OECD và đứng đầu 4 nước BRIC (VN đứng thứ 67 trên tổng số 128 nước). Ngoài human capital có chất lượng khá tốt, một nền văn hóa có truyền thống lâu đời, một thị trường rộng lớn đủ để có economies of scale, có lẽ mức độ connectivity/complexity của TQ còn được trợ giúp bởi những industrial policies gần đây của chính phủ. Sự thành công xây dựng một supply chain ở TQ không khó hiểu nhưng sẽ khó bắt chước.

-Supply chain III--Cũng trong năm ngoái báo chí và giới blogger có một dạo rộ lên về một nghiên cứu của một nhóm researchers ở ADB/GRIPS về value added của TQ trong chi phí sản xuất iPhone (bản rút gọn trên VoxEU). Theo tính toán của nhóm tác giả, chi phí của một chiếc iPhone 3G là $178, trong đó $172 cho các phụ kiện và chỉ có $6.5 cho công lắp ráp. Một tính toán khác của The Atlantic cũng cho kết quả tương tự, Foxconn chỉ thu được khoảng $7 tiền "gia công" một chiếc iPhone ở TQ. Nghiên cứu của ADB/GRIPS được đưa ra trong giai đoạn báo chí, giới politician và economist đang tranh luận về vấn đề tỷ giá đồng RMB quá thấp và Mỹ cần phải có biện pháp trừng phạt TQ. Với lập luận phần value added trong một chiếc iPhone chỉ chiếm chưa đến 4%, các tác giả của nghiên cứu và những người chống lại chính sách ép TQ phải tăng tỷ giá RMB cho rằng ảnh hưởng của tỷ giá RMB vào giá thành iPhone sẽ không đáng kể.

[Ngoài lề: liên quan đến vụ ép TQ tăng tỷ giá RMB một điểm rất thú vị là trong khi giới hardliner/conservative politician của Mỹ ủng hộ trừng phạt hay chí ít là công bố TQ là currency manipulator, phía media và academic cánh hữu lại có quan điểm ngược lại. Tờ WSJ và những một số right-wing economist như Mark Perry, Michael Spence chống lại chính sách ép TQ tăng tỷ giá, trong khi NYT và Paul Krugman lại rất aggressive trong việc trừng phạt TQ. Riêng tờ The Economist (thiên về left-wing) chống lại chính sách này.]

Trong nghiên cứu của ADB/GRIPS có một section mà bài báo vừa rồi của NYT có nhắc đến là ước lượng của các tác giả về phần chi phí nhân công mà Apple "tiết kiệm" được khi iPhone được lắp ráp ở TQ thay vì ở Mỹ. Với giả định giá nhân công Mỹ (cùng skill) cao hơn TQ 10 lần, một chiếc iPhone sẽ đắt hơn khoảng $65 nếu được lắp ráp hoàn toàn ở Mỹ. Các tác giả kết luận rằng với gross margin của Apple khoảng 64%, phần chi phí tăng lên này hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu Apple có tinh thần "corporate socially responsible", nghĩa là chấp nhận giảm bớt một phần lợi nhuận để bảo vệ "American jobs". Bài báo của NYT đã đánh đổ nhận định này, Apple phải lắp ráp iPhone ở TQ không phải vì để tiết kiệm $65 chi phí nhân công mà vì toàn bộ supply chain cần thiết cho quá trình sản xuất một thiết bị như iPhone đã không còn tồn tại ở Mỹ. Một ví dụ rõ ràng là để tuyển 8700 kỹ sư cho toàn bộ supply chain của iPhone, Apple sẽ phải mất 9 tháng ở Mỹ trong khi ở TQ chỉ cần 15 ngày.

Rõ ràng trị giá của supply chain đó không chỉ là $6.5 hay $7 vào tay Foxconn, nó phải lớn hơn nhiều lần dù chưa ai đinh lượng chính xác được. Nó không chỉ giúp TQ lấy được hợp đồng "gia công" iPhone cho Apple mà còn giúp nước này trở thành công xưởng của toàn thế giới cho hầu hết các loại consumer good khác. Tuy nhiên nếu phần giá trị của supply chain đó lớn, giả sử chiếm khoảng 50% giá trị của một chiếc iPhone hay một loại hàng hóa "made in China" nào đó, rõ ràng lúc này vấn đề tỷ giá đồng RMB sẽ trở nên quan trọng không như các tác giả của ADB/GRIPS và nhiều right wing economist khác lập luận. Tất nhiên tỷ giá chỉ là một yếu tố, những "thế mạnh" khác của TQ như lực lượng lao động lớn, flexible, chấp nhận làm việc trong những điều kiện tồi tệ, chấp nhận những qui định quản lý môi trường lỏng lẻo... cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành của các supply chain. Nhưng nói tỷ giá không có ảnh hưởng gì vì TQ chủ yếu xuất khẩu processing goods là đã bỏ qua vai trò quan trọng của supply chain mà TQ đã dày công xây dựng.
Tương tự như vậy, nói VN sẽ không có lợi gì khi phá giá VND vì chủ yếu hàng xuất khẩu phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài cũng bỏ qua vai trò của supply chain ở VN. Ảnh hưởng của tỷ giá không chỉ tác động vào phần value added trực tiếp mà doanh nghiệp nhận gia công được hưởng, nó còn giúp các thành phần khác trong supply chain ăn theo. Ngay cả khi supply chain nội địa của VN còn rất yếu và thiếu điều kiện phát triển (nhân công, cơ sở hạ tầng yếu kém), signal đầu tiên và quan trọng nhất cho các entrepreneur manh nha một supply chain là giá chứ không phải những lời hô hào kêu gọi "xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ". Chừng nào giá nguyên phụ liệu nhập từ TQ còn rẻ hơn hàng do VN sản xuất thì không hi vọng gì supply chain của VN sẽ cất cánh. Nhiều chính sách cần thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của supply chain, chính sách tỷ giá - nói trắng ra là một đồng nội tệ định giá thấp - sẽ là một chính sách không thể thiếu.


--  Apple worth more than Google, Microsoft combined (WP).

Nước Mỹ không thể làm nổi chiếc máy Kindle- (NVP)
Trong khi nhiều người vẫn tin toàn cầu hóa theo kiểu như miêu tả trong cuốn Thế giới phẳng của Thomas Friedman là xu hướng không thể đảo ngược, bài viết “Tại sao Amazon không thể làm chiếc máy Kindle tại Mỹ?” đăng trên tạp chí Forbes của Steve Denning như một gáo nước lạnh tạt vào mặt dân Mỹ.
Lâu nay người ta vẫn nghĩ Mỹ khôn, chuyển dần hết mọi khâu sản xuất cần lao động chân tay sang cho nước khác như Trung Quốc, họ chỉ làm những việc “cao cấp” như thiết kế, tiếp thị… mà vẫn hưởng phần lợi lớn nhất. Đó là “tinh túy” của chuyện toàn cầu hóa. Bài viết của Denning cũng bắt đầu bằng các con số tạo ra sự yên tâm như vậy.
Hai nhà kinh tế thuộc Fed chi nhánh San Francisco làm một cuộc nghiên cứu, cho thấy chỉ có 2,7% hàng hóa dân Mỹ tiêu dùng là có mang nhãn “Made in China”, hơn nữa chỉ có 1,2% thật sự phản ánh chi phí của loại hàng nhập khẩu như thế. Như vậy, với mỗi đô-la người Mỹ chi cho loại hàng “Made in China” thì 55 xu rơi vào các dịch vụ phát sinh tại Mỹ. Chuyện đâu có gì đáng lo, Denning đặt câu hỏi?
Sự thật thì không phải như thế. Đằng sau những con số vô hồn này là sự sụp đổ của nhiều ngành nghề và số phận bế tắc của nhiều người dân Mỹ.
Lấy ví dụ Dell, hãng sản xuất máy tính hàng đầu nước Mỹ. Thoạt tiên Dell thuê ASUSTeK, một công ty Đài Loan sản xuất giùm một số bảng mạch điện tử. Công việc trôi chảy, ASUSTeK bèn đến gạ Dell để cho họ sản xuất giùm cả bo mạch chiếc máy tính, với lập luận đây đâu phải là năng lực lỏi của Dell đâu mà phí thời gian vào, với lại giao cho bọn tôi, các ông sẽ giảm được thêm 20% chi phí. Dĩ nhiên Dell đồng ý vì doanh thu không bị ảnh hưởng trong khi lợi nhuận lại tăng. Cứ thế Dell dần dần nhả ra cho nhà thầu của mình từng công đoạn, đến nguyên khâu lắp ráp cả chiếc máy tính, cả khâu cung ứng vật tư và thiết kế sản phẩm. Lần cuối cùng ASUSTeK đến, không phải để thăm tổng hành dinh của Dell ở Mỹ nữa mà chuyển sang các siêu thị Best Buy và các hãng bán lẻ khác với lời chào mời hấp dẫn: cung cấp máy tính nhãn hiệu của họ, chất lượng như máy Dell mà giá thấp hơn 20%.
Thế là thêm một hãng biến mất hay sắp sửa biến mất, một tên tuổi khác thế chỗ. Chẳng có ai ngu dại gì trong chuyện này cả; ai cũng làm đúng theo bài bản quản trị kinh doanh: tập trung nâng lợi nhuận bằng cách tập trung vào những năng lực lỏi tạo ra lợi nhuận và từ bỏ những hoạt động không sinh lời! Toàn cầu hóa là như thế đấy.
Hàng thập kỷ thuê nước ngoài gia công sản xuất hàng hóa như thế nay đã để lại cho nước Mỹ một thực tế: không còn đủ năng lực, cơ sở hạ tầng, con người và thiết bị để sản xuất những sản phẩm công nghệ cao, là chìa khóa để phục hồi nền kinh tế.
Lấy chiếc máy đọc sách Kindle của Amazon làm ví dụ, Denning khẳng định dù muốn Amazon cũng không thể sản xuất nó ở Mỹ được mọi bộ phận của máy đã được Mỹ chuyển cơ sở sản xuất sang Trung Quốc, Đài Loan hay Hàn Quốc từ lâu. Danh sách những ngành “biến mất” khỏi nước Mỹ thật dài và thật đáng ngại: sản xuất chip, màn hình LCD, điện thoại di động, pin sạc, máy tính để bàn, máy tính xách tay, ổ đĩa cứng…
Kết thúc bài viết, Steve Denning đưa ra một loại khuyến cáo cho các nhân vật chính trong nền kinh tế như lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư, người điều hành, chính phủ, nhà kinh tế… Nhưng dĩ nhiên một xu hướng đã và đang diễn ra từ nhiều thập niên đến nay không dễ gì giải quyết bằng một bài báo ngắn gọn. Cũng có người đặt vấn đề, Amazon không sản xuất nổi chiếc máy Kindle tại Mỹ thì đã sao nào? Nếu việc phân công lao động buộc dân Mỹ phải tập trung vào những công đoạn cao cấp như thiết kế, tiếp thị và bán hàng thì đã sao nào? Người đặt câu hỏi này không hiểu rằng việc nghiên cứu, thiết kế, tiếp thị nếu tách rời không gian sản xuất, không dựa vào một nền sản xuất thật với những vấn đề của nó thì sẽ đi vào chỗ bế tắc và thất bại.
Dù nước Mỹ cố tình bỏ rơi nhiều ngành sản xuất hay giờ đây đang sực tỉnh vì sự hụt chân của mình, bài báo của Denning cũng đã nêu một hiện tượng đáng suy nghĩ về toàn cầu hóa và cách thức tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây cũng là một góc nhìn về những xáo động đang diễn ra trên bình diện kinh tế thế giới.



----


Nước Mỹ không thể làm nổi chiếc máy Kindle


----





-Loay hoay tìm mô hình mới - (NVP)
Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2012, diễn ra vào tuần trước tại Davos, lại bàn về sự thất bại của chủ nghĩa tư bản dưới một chủ đề được đặt tên cho có vẻ tích cực: “Sự chuyển biến vĩ đại: Hình thành các mô hình mới”. Rõ ràng những căn bệnh của nền kinh tế phương Tây như khủng hoảng nợ nần ở châu Âu, thất nghiệp ở Mỹ, bất bình đẳng trong thu nhập ở khắp nơi, dẫn tới sự phản kháng lan rộng đã làm tất cả lo lắng. Nhưng dường như hiện trạng ai cũng thấy rõ, câu hỏi ai cũng đầy thắc mắc; còn câu trả lời, một giải pháp khả dĩ thì chưa ai thấy được hình thù ở đâu.
Thất bại mô hình toàn cầu hóa theo kiểu iPhone
Trùng hợp là cũng vào tuần trước báo New York Times có một bài dài, phân tích vì sao Apple không thể sản xuất iPhone ở Mỹ để cho thấy sự bế tắc của mô hình kinh tế doanh nghiệp Mỹ đang theo đuổi. Nói gọn lại, bài báo cho rằng Apple sản xuất iPhone ở Trung Quốc không hẳn vì giá công nhân ở đấy rẻ hơn. Apple chọn Trung Quốc và nhà thầu Foxconn là bởi lương công nhân vừa rẻ, lại chịu chấp nhận những điều kiện làm việc mà dân Mỹ không đời nào đáp ứng, nguồn nhân lực từ công nhân lắp ráp đến kỹ sư bậc trung đều rất dồi dào. Không thể nào hình dung công nhân Mỹ chịu ở trong ký túc xá 24/24, bị đánh thức vào 12 giờ đêm để lắp ráp cho kịp tiến độ giao hàng. Để giám sát, hướng dẫn 200.000 công nhân lắp ráp chiếc iPhone, phải cần khoảng 8.700 kỹ sư, một con số nếu tuyển ở Mỹ phải mất 9 tháng mới đủ còn ở Trung Quốc chỉ cần 15 ngày.
Nhưng chính sự chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài đã tác dụng ngược lại vào nền giáo dục nước Mỹ, ngày càng ít người muốn học nghề kỹ sư hay những nghề đạo tạo kỹ năng làm trong sản xuất công nghiệp bởi đâu còn những công việc đó cho họ ở nước Mỹ nữa. Hiện nay hằng năm Trung Quốc có khoảng 600.000 kỹ sư ra trường trong khi nước Mỹ chỉ có chừng 70.000. Có thể hình dung tương lai công nghiệp của nước Mỹ qua con số này.
Chính vì thế, hiện nay Apple tuyển dụng 43.000 người ở Mỹ và 20.000 người ở nước khác nhưng đến 700.000 bên ngoài nước Mỹ đang làm việc cho các nhà thầu của Apple, tức là những người trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm của Apple. Nhân trường hợp của Apple lên hàng ngàn lần với hàng ngàn doanh nghiệp khác của Mỹ cũng đang sản xuất ở nước ngoài, chúng ta sẽ hiểu vì sao tầng lớp trung lưu nước Mỹ đang lụi tàn và dần biến mất, chỉ còn lại những người cực giàu – là các ông chủ và những người nghèo còn lại. Mô hình dịch chuyển sản xuất đến những nước đang phát triển đã và sẽ thất bại. Nguyên nhân quan trọng nhất là một khi giới trung lưu không còn nữa, lấy ai mua sản phẩm mà Apple sản xuất?
Kết thúc một tiến trình cải cách
Nhìn nền kinh tế toàn cầu theo cách trên, có thể nhiều người nghĩ, vậy Trung Quốc hay nói rộng ra những nước đang phát triển lại đang hưởng lợi, là lực lượng dẫn dắt sự hồi phục, sự trỗi dậy của một mô hình kinh tế mới. Điều này có thể đúng ở giai đoạn đầu khi các nước này mở cửa cho đầu tư nước ngoài nhưng đến nay thì không còn đơn giản như thế nữa.
Thay chân cho tầng lớp trung lưu ở phương Tây là tầng lớp trung lưu ở các nước mới nổi. Và họ sẽ không còn dễ dàng chấp nhận sống chen chúc trong ký túc xá công nhân, không dễ dàng bị gọi dậy vào nửa đêm để lắp ráp máy móc mà đồng lương của họ không thể mua nổi. Sự phản kháng đó đã xảy ra – hệ quả là đồng lương, chi phí sản xuất ở các nước đang phát triển đang tăng dần lên. Thực tế, dư luận xôn xao quanh bài báo trên tờNew York Times là vì tình cảnh công nhân sản xuất iPhone, iPad hơn là vì sự bế tắc của nền sản xuất Mỹ!
Ở bình diện vĩ mô, đồng tiền dành dụm của các nước như của Trung Quốc lại đang ở thành con tin cho chính sách tiền tệ của Mỹ hay châu Âu. Sự tham lam của giới tài chính lan sang các nước đang là công xưởng sản xuất cho thế giới, sớm muộn gì cũng đẩy họ đi theo mô hình đang khủng hoảng của phương Tây.
Tờ Financial Times trong một bài báo cũng ra đời vào tuần trước đã đặt ra một từ mới “crony compitalism” – một sự kết hợp của chủ nghĩa tư bản với quyền lực và bè cánh, tạo ra giới đặc quyền và giới chịu thiệt thòi nhất của xã hội. Đó chính là nổi lo lớn nhất cho mô hình của những nước như Trung Quốc đang theo đuổi.
Nếu trước đây các nước này mở rộng cửa cho tư bản nước ngoài, cải cách nền kinh tế, khuyến khích tư nhân làm ăn, nói tóm lại là bám vào các nguyên tắc kinh tế thị trường để đề ra chính sách thì nay họ chú trọng mở rộng kinh tế nhà nước, chi phối hết mọi lãnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế. Các cơ chế lẽ ra phải để thị trường quyết định như lãi suất, giá cả, đất đai thì lại trở về bị kiểm soát ngặt nghèo. Những cải cách trước đây là nhằm cứu vãn nền kinh tế theo mô hình tập trung, bao cấp thì nay sự chấm dứt cải cách lại nhằm trao đặc quyền cho những nhóm lợi ích được chọn lọc.
Đi tìm một con đường phát triển khác
Các nhà kinh tế tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần này hầu như đều đồng ý chúng ta đang ở cột mốc số không – tức là chỉ mới ở điểm khởi đầu trong nỗ lực tìm kiếm một mô hình phát triển mới. Cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Ngắn hạn, khu vực đồng euro chưa tìm được lối ra. Trung hạn, năm nay dù ai thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nền chính trị Mỹ cũng rơi vào chỗ bế tắc không giúp được gì cho nền kinh tế, nhất là trong chi tiêu ngân sách. Nhà kinh tế nổi tiếng Nouriel Roubini nhận xét trên tờ Foreign Policy: “Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rủi ro: rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, rủi ro tài khóa, rủi ro nợ công, rủi ro luật lệ, rủi ro thuế khóa và cả… rủi ro địa chính trị, địa chiến lược. Rủi ro sẽ còn tồn tại lâu”.
Tuy nhiên chính sự chọn lựa chủ đề đi tìm mô hình mới này cho thấy áp lực thay đổi đang ngày càng rất lớn. Giới cầm quyền và giới nắm tài chính các nước nhận ra rằng dân chúng sẽ không dễ dàng chịu bị áp đặt mô hình như xưa nữa. Phong trào chiếm lấy phố Wall là một biểu hiện dễ thấy nhất nhưng sự phản kháng đó còn âm ỉ và rộng lớn hơn nhiều. Và ước muốn của đại đa số người dân là rất đơn giản: Họ muốn có việc làm ổn định để bảo đảm rằng tương lai con họ sẽ khá hơn họ một chút, được học hành tốt hơn họ một chút và sau này được bảo đảm một việc làm chắc chắn hơn một chút.

-------


-Nguồn: 

Câu chuyện đằng sau dòng chữ "Thiết kế tại Mỹ, gia công tại Trung Quốc"

Nếu bạn từng theo dõi GenK trong thời gian gần đây, bạn có thể đã đọc qua bài viết về "Sự thật đằng sau những thương hiệu điện tử nổi tiếng". Đại ý bài viết đó đề cập tới việc các thương hiệu như Dell, HP... thực ra đều chỉ là "vỏ bọc" thương hiệu trong khi sản phẩm của các hãng này thực ra đều do các ODM (hãng thiết kế gốc) thiết kế và chế tạo. Thậm chí 1 hãng lớn như Dell hầu như chỉ có mỗi 1 việc là lấy chiếc laptop đã được các ODM thiết kế, sản xuất và đóng gói sẵn, đưa sang Mỹ dán mác Dell và tiếp thị nó ra thị trường.


Và câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao Dell, HP lại chịu "phó mặc" hoàn toàn số phận sản phẩm của mình trong tay các ODM như vậy? Để trả lời câu hỏi này sẽ cần những lời giải thích rất dài dòng và khô khan, vì thế thay vào đó tôi sẽ kể cho bạn đọc 3 câu chuyện sau đây. Mong rằng chúng có thể giúp bạn đọc hiểu ra phần nào sự thực đằng sau quan hệ của các hãng sản xuất thiết bị mà chúng ta đã từng rất quen thuộc.

Câu chuyện thứ 1: Apple

Có thể nhìn Apple hiện nay, không ai tưởng tượng ra được rằng đã có thời Táo Khuyết "khốn đốn" tới mức gần như phá sản. Sau khi sa thải Steve Jobs năm 1985, Apple lâm vào 1 thời kỳ xuống dốc không phanh do sự lãnh đạo quản lý yếu kém của ban điều hành. Trong suốt hơn 10 năm trời, Apple không cho ra đời được 1 sản phẩm đáng chú ý nào, những "bom tấn" của Apple như máy chụp ảnh, PDA Newton... đều trở thành "bom xịt" và là những thảm họa kinh doanh của Apple. Liên tục những sản phẩm thất bại, hàng núi thiết bị tồn kho, không 1 nhà bán lẻ nào dám "ôm" hàng của Apple trong suốt nhiều năm trời dần bào mòn Táo Khuyết cả về vốn lẫn nhân lực. Apple của những năm giữa thập niên 90 là 1 công ty đang ngoắc ngoải chờ chết. 

Apple từng sản xuất cả máy ảnh nhưng rồi cũng thất bại thảm hại.
Và rồi, Steve Jobs trở về, kéo theo đó là hàng loạt nhân sự mới được trọng dụng như Jonny Ive, thiết kế sư trưởng của Apple, Tim Cook, giám đốc tài chính.... Khi Tim Cook nhận nhiệm vụ tại Apple, công việc đầu tiên mà ông này nhận được là tìm cách "thu vén" lại các nguồn vốn và nhân lực của 1 công ty đang tan rã. Việc đầu tiên mà Tim Cook làm ở Apple là đóng cửa các nhà máy sản xuất của Apple. Ở thời điểm 1997, Apple hầu như tự sản xuất phần lớn các thiết bị, linh kiện sử dụng trong sản phẩm của mình. Từ những bo mạch điện tử, bóng hình CRT cho tới cả các thiết bị nhỏ nhặt hơn như băng cassete, đĩa từ... Và việc lắp ráp các linh kiện để trở thành sản phẩm cuối cùng hoàn toàn do Apple đảm nhiệm. Kết quả của kiểu sản xuất này là hàng trăm nhà máy của Apple rải rác trên khắp thế giới, đi kèm với nó là hàng chục ngàn nhân công chờ được trả lương, hàng trăm triệu USD mỗi năm tiền vận hành, duy trì và bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất và còn hàng trăm ngàn thứ chi phí không tên khác dồn lên đôi vai vốn đã quá yếu ớt của Táo Khuyết.

Tim Cook quyết định vứt bỏ hoàn toàn khâu sản xuất này của Apple, đóng cửa các nhà máy và quay ra thuê các nhà thầu gia công linh kiện cho Apple theo thiết kế của Apple đặt hàng. Foxconn, Pegatron... trở thành những nghệ nhân thực sự đằng sau iPhone, iPad, Macbook... Khi thuê 1 nhà thầu gia công, Apple "trốn" được các chi phí về dây chuyền thiết bị, nhà xưởng và tận dụng được nguồn nhân công rẻ "như cho" của các nhà thầu châu Á. Kết quả, như chúng ta đều đã biết, Apple trở về từ cõi chết, chỉ sau hơn 10 năm ngắn ngủi đã từ bờ vực phá sản đi lên thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Tim Cook, CEO mới của Apple đồng thời cũng là 1 trong những "công thần" của thời kỳ tái thiết Apple.
Tất cả là nhờ vào quyết định cất bỏ gánh nặng sản xuất của Tim Cook năm đó. Các sản phẩm của Apple bán với giá "cắt cổ" không phải bởi vì chi phí sản xuất của chúng đắt đỏ hơn các thiết bị cùng loại mà chỉ đơn giản là vì Apple bán đắt để thu được nhiều lợi nhuận và định hướng sản phẩm của mình nằm ở phân khúc "thượng lưu" mà thôi. Lợi nhuận sản xuất phần cứng của Apple, theo nhiều ước đoán, lên tới 30-40%, 1 con số "giật mình" nếu chúng ta biết rằng Dell hay HP chỉ có thể "vắt" ra 5-8% lợi nhuận từ buôn bán laptop.

Nói như vậy để thấy rằng, nếu như các hãng khác không làm giống như Apple, vẫn cố gắng duy trì 1 hệ thống tự sản xuất và lắp ráp linh kiện, thiết bị của riêng mình thì hãng đó sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Dell và HP sẽ không thể sống nổi nếu phải gánh thêm chi phí nhà xưởng, thiết bị và nhân công để sản xuất ra những chiếc Latitude hay Pavillion. Nếu thực sự các sản phẩm của Dell và HP do các hãng này tự sản xuất thì giá thành của chúng sẽ bị đội lên rất nhiều, từ đó mất đi lợi thế cạnh tranh trước những công ty thuê lại nhà thầu gia công như Apple. Kết quả là dù muốn dù không, để tồn tại được, Dell, HP phải chọn cách thuê nhà thầu gia công để tối giản chi phí đặt lên vai mình, và từ đó tối ưu hóa lợi nhuận.

Câu chuyện thứ 2: Dell và ASUS

Cách đây mới chỉ gần 1 thập kỷ, cái tên ASUS còn rất xa lạ với người tiêu dùng đồ điện tử trên toàn thế giới. Những sản phẩm của ASUSTeK sản xuất ra chỉ gói gọn trong các thành phần cực nhỏ của máy tính như vài chiếc IC, dăm ba cái tụ... nói chung là những thành phần nằm sâu dưới lớp vỏ của những sản phẩm đóng mác Dell, Lenovo mà chúng ta có thể sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy tận mắt.

Và câu chuyện của chúng ta bắt đầu vào những năm đầu thập niên trước. Thời điểm những năm 2000 ASUS là 1 nhà thầu nhỏ phụ trách những linh kiện rất đơn giản trên máy tính đóng mác Dell. Lúc này 1 sản phẩm của Dell khi đó sẽ ra đời từ thiết kế của chính hãng này, và các khâu lắp ráp, cùng rất nhiều linh kiện trọng yếu như bo mạch chủ, RAM và màn hình đều do Dell đảm nhiệm... Những linh kiện khác, ít quan trọng hơn như vỏ máy, tản nhiệt... được đặt các nhà thầu ở châu Á gia công, và 1 trong số đó là ASUS.

Nhưng rồi sau 1 vài năm đảm nhiệm việc xử lý những tiểu tiết cho Dell, 1 ngày đẹp trời đại diện của ASUS đến tổng hành dinh của Dell và đưa ra 1 đề nghị rất xuôi tai: ASUS sẽ đảm nhiệm hoàn toàn công đoạn chế tạo bo mạch chủ của các máy tính dán mác Dell với mức giá thấp hơn 20% so với mức giá xuất xưởng của chính Dell. Chưa nói tới 20% chênh lệch kia sẽ đi thẳng vào lợi nhuận của Dell, chỉ cần xét đến việc Dell được trút bỏ gánh nặng của việc quản lý những nhà máy với hàng chục ngàn công nhân cùng hàng trăm vấn đề phức tạp đã khiến Dell gật đầu ngay lập tức.

Sau đó vài năm, đại diện của ASUS liên tục viếng thăm tổng hành dinh của Dell, đem tới những lời đề nghị ngày càng hấp dẫn hơn. Khi thì là việc lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, lúc thì chuyện quản lý chuỗi cung ứng vật tư rồi cuối cùng ASUS yêu cầu Dell cho mình đảm nhiệm luôn cả việc thiết kế các model của Dell theo ý tưởng của hãng này. Lần nào Dell cũng đồng ý, và trên phương diện kiếm tiền, điều này hoàn toàn dễ hiểu: ASUS có thể làm được những gì Dell làm, thậm chí còn tốt hơn với 1 mức giá rẻ hơn. Dell không mất gì mà càng ngày càng "nhàn hạ" hơn trong việc đưa 1 sản phẩm ra thị trường. Dell chỉ có việc tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, viết các yêu cầu đó ra giấy và chuyển cho ASUS rồi rung đùi ngồi đợi sản phẩm ra lò, cộp mác Dell lên vỏ hộp rồi tung ra thị trường.

Từ chỗ là 1 công ty sản xuất máy tính, dần dà Dell đã trở thành 1 công ty bán lẻ thiết bị. Có thể bạn sẽ lý luận rằng những gì Dell làm là hoàn toàn đúng, và hãng kiếm tiền bằng cách "ăn trên ngồi trốc", chiếm những phần việc đem lại lợi nhuận nhiều nhất là kinh doanh thay vì phải quần quật làm việc sản xuất vốn có ít lợi nhuận như ASUS là 1 cách kinh doanh cực kỳ khôn ngoan. Tuy nhiên đoạn kết của câu chuyện dành cho Dell lại không đẹp như vậy.

Lần cuối cùng đại diện của ASUS bay tới Mỹ, ông ta không tới tổng hành dinh của Dell mà đi thăm các hãng bán lẻ như Best Buy, Walmart để quảng bá cho thương hiệu laptop đóng mác ASUS với chất lượng "như hàng của Dell" nhưng có giá thấp hơn 20%. Những năm dài làm "culi" cho Dell cuối cùng đã được trả công, với kinh nghiệm của mình ASUS trở thành 1 trong những hãng laptop có doanh số lớn và là 1 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dell. Trong khi đó Dell lại bị lệ thuộc vào ASUS vì sau quá nhiều năm "ăn không ngồi rồi", Dell đã không còn đủ khả năng sáng tạo ra 1 sản phẩm của riêng mình nữa. 

Có 1 câu chuyện như thế này trong sinh học: "Sự tiến hóa của loài người xảy ra khi chúng ta lao động. Càng làm việc nhiều thì loài người càng học được nhiều hơn và càng cảm thấy có động lực thúc đẩy chúng ta tiến hóa nhanh hơn". Vượn tiến hóa thành người là do chúng được thúc đẩy bởi những yêu cầu nảy sinh trong quá trình lao động. 

Đem hình tượng sinh học ấy ra để ứng dụng vào Dell và ASUS chúng ta thấy Dell đã đánh mất khả năng sáng tạo và độc lập tự chủ của mình chỉ vì quá lệ thuộc vào ASUS còn ASUS "thành người" vì ASUS dám bắt tay vào cả những công việc ít lợi nhuận và đầy khó khăn.

Và một khi những hãng như Dell, Apple đã "dấn thân" vào con đường thuê người khác gia công sản phẩm của mình, sẽ không còn cách nào để quay trở lại làm 1 nhà sản xuất thực thụ được nữa. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy rằng các hãng như Dell, HP, Apple sẽ càng ngày càng lún sâu hơn trong việc lệ thuộc vào các nhà thầu như Foxconn, ASUS... 

Câu chuyện thứ 3: HTC

Nếu bạn đọc nào còn nhớ cơn sốt điện thoại O2 cách đây vài năm  ở thị trường Việt Nam có lẽ bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với câu chuyện này. Thời kỳ nửa đầu thập niên trước, PDA là 1 trào lưu "xa xỉ" trong giới chuộng đồ hi-tech. Những thương hiệu như HP iPAQ, O2, iMate, Palm Treo... có lẽ tới tận giờ vẫn làm nhiều người cảm thấy rạo rực. Ngày ấy, 1 chiếc điện thoại O2 là niềm mơ ước của nhiều thanh niên, cũng giống như bây giờ người ta mơ ước về iPhone vậy.

Nhưng có 1 điều mà không phải ai cũng biết: iPAQ, O2, i-mate, Treo... tất cả những thương hiệu ấy hầu như đều ra đời từ 1 mái nhà chung. High Tech Computer, hay như cách viết tắt mà chúng ta vẫn thường gặp hơn, HTC là nhà thầu chính cho dòng sản phẩm smartphone XDA chạy Windows Mobile của 1 nhà mạng UK mà khi về Việt Nam chúng ta gọi bằng cái tên rất dân dã: O2, bên cạnh đó HTC còn tham gia sản xuất i-mate, 1 vài model Treo và iPAQ. 

Trong suốt nhiều năm trời hãng sản xuất Đài Loan gia công sản phẩm trong thầm lặng theo đơn đặt hàng của các hãng, bạn không thể tìm được chữ HTC ghi trên chiếc HP iPAQ hay O2 vì 1 lý do đơn giản: Không 1 hãng nào muốn người sử dụng biết rằng sản phẩm của mình thực ra được sản xuất tại... Đài Loan. Tất cả các hãng như HP, O2, Palm đều muốn tự hào ghi tên mình trên mặt sản phẩm. 

Có thời điểm HTC gia công tới 80% số smartphone chạy Windows Mobile có mặt trên thị trường, nhưng hầu như vẫn không một ai biết tới tên tuổi của HTC. Gần mười năm cần mẫn cóp nhặt, sản xuất và nghiên cứu, năm 2007 HTC quyết định bứt phá ra trở thành 1 thương hiệu riêng trên thị trường trước sức ép đến từ iPhone của Apple. Khi cái tên HTC đột ngột xuất hiện trên thị trường, không một ai định vị được năng lực thực sự của gã khổng lồ Đài Bắc. Chỉ tới khi HTC liên tục thành công với những mẫu smartphone Android và công bố những mức lợi nhuận tới vài trăm phần trăm/năm người ta mới giật mình nhận ra sức mạnh của 1 hãng gia công vô danh.

Mười năm kinh nghiệm của HTC đã giúp hãng qua mặt tất cả các đối thủ từng trước đó thuê HTC gia công thiết bị cho mình. Sự thành công của HTC đã chứng minh 1 thực tế rất "trái khoáy" trong kinh doanh. Sự thực thì người quản lý HP hay Palm... đều chỉ làm theo những gì mà họ được dạy trong giáo trình kinh tế ở trường đại học: Tăng lãi bằng cách tập trung vào các công việc đem lại nhiều lợi nhuận và cắt giảm những việc đem lại ít lợi nhuận hơn. HP, Dell, Apple đều muốn tập trung vào việc kinh doanh sản phẩm, vốn là công việc đem lại nhiều lợi nhuận nhất, đùn đẩy phần "khó nhằn" là việc sản xuất phần cứng cho các nhà thầu gia công mà không nghĩ được rằng làm như vậy chỉ đơn giản là khiến bản thân mình thụt lùi trong khi không ngừng trao cho các nhà thầu ấy công cụ và vũ khí để họ trỗi dậy trở thành đối thủ của mình trong tương lai.

Kết

Đến đây mọi việc có vẻ như trở thành 1 cái vòng luẩn quẩn: Muốn tăng lợi nhuận (thậm chí là chỉ để đảm bảo tính cạnh tranh và khả năng tồn tại) thì phải thuê người gia công phần cứng, nhưng thuê người gia công phần cứng thì sẽ gây lệ thuộc và tạo ra các đối thủ rất đáng gờm trong tương lai, và một khi đã dấn chân vào con đường thuê mướn sẽ chẳng có cách nào rút chân ra được.

Apple có 1 giải pháp cho vấn đề đó: Tất cả việc sản xuất gia công, lắp ráp phần cứng Apple giao hết cho các nhà thầu nhưng Apple vẫn nắm giữ 1 thứ mà hãng này sẽ không bao giờ buông lỏng: Thiết kế. Sai lầm của Dell là đã quá phụ thuộc vào 1 mình ASUS và cả khâu thiết kế cũng tin tưởng "giao mỡ miệng mèo". Apple khôn ngoan hơn và nắm giữ công thức bí mật tạp nên sự thành công trong các sản phẩm của mình: trải nghiệm người dùng và khả năng gắn kết của các thành phần. 

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là phương án của Apple đã là hoàn hảo. Việc thuê mướn người ngoài làm những công việc nhạy cảm luôn ẩn chứa những rủi ro nhất định,và đừng ngạc nhiên khi thấy 1 ngày nào đó Foxconn hay Pegatron cho ra mắt những mẫu Macbook Air, Macbook Pro của riêng mình với giá cả chỉ bằng 1 nửa của Apple. 

Tuy nhiên ngày ấy, nếu có đến, cũng còn xa lắm, và bài học gần gũi nhất mà bạn đọc có thể rút ra cho riêng mình đó là hãy đừng quá tin tưởng vào thương hiệu. Dell hay ASUS cũng là từ 1 "lò" mà ra. Mặc dù có thể qui trình kiểm tra chất lượng của Dell sẽ nghiêm ngặt hơn, nhưng về cơ bản bạn chẳng phải quá "lăn tăn" khi lựa chọn giữa chúng vì chất lượng phần cứng của 2 hãng vẫn sẽ là "1 chín 1 mười".
Theo Maskonline-Nguồn: 

Câu chuyện đằng sau dòng chữ "Thiết kế tại Mỹ, gia công tại Trung Quốc"

http://genk.vn/c187n20111126091345153/cau-chuyen-dang-sau-dong-chu-thiet-ke-tai-my-gia-cong-tai-trung-quoc.chn


iPhone được sản xuất tại Trung Quốc bởi người Trung Quốc mang đến cho các công ty công nghệ nhiều thứ mà nước Mỹ không bao giờ có được.
Khi Barack Obama tham gia buổi họp của giới điều hành thung lũng Silicon tại California vào tháng 2/2011, mỗi vị khách được phép hỏi Tổng thống một câu hỏi.
Thế nhưng khi Steve Jobs phát biểu, Tổng thống Obama cắt ngang bằng một câu hỏi: Cần đến những yếu tố gì để có thể sản xuất được điện thoại iPhone tại Mỹ?
Cách đây không lâu, Apple tuyên bố sản phẩm iPhone được sản xuất tại Mỹ. Hiện nay, còn rất ít sản phẩm được như vậy. Gần như toàn bộ trong số 70 triệu chiếc iPhone, 30 triệu iPad và 59 triệu các sản phẩm khác của Apple được sản xuất bên ngoài nước Mỹ.
Tổng thống Obama đặt câu hỏi tại sao các sản phẩm đó không được sản xuất tại Mỹ?
Steve Jobs đưa ra câu trả lời không rõ ràng: “Việc làm đó không thể trở lại nước Mỹ được.”
Câu hỏi của Tổng thống Obama đã chạm đến vấn đề quan trọng được nói đến nhiều tại Apple. Apple sản xuất sản phẩm ở nước ngoài không chỉ bởi giá nhân công nước ngoài rẻ hơn. Quan trọng, giới điều hành của Apple tin vào quy mô của các nhà máy ở nước ngoài cũng như sự linh hoạt, nhanh nhạy, kỹ năng công nghiệp tốt của người lao động nước ngoài hiện đã hơn cả người lao động Mỹ. “Made in USA” vì vậy không thể trở thành lựa chọn cho hoạt động sản xuất sản phẩm của Apple.
Apple đã trở thành một trong những công ty nổi tiếng, được ngưỡng mộ và sản phẩm bị sao chép nhiều nhất thế giới. Năm 2011, lợi nhuận thu về tính trên mỗi nhân viên của Apple lên tới hơn 400.000USD, cao hơn nhiều so với Goldman Sachs, Exxon Mobil hay Google.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama, nhiều chuyên gia kinh tế cũng như nhà hoạch định chính sách rất không hài lòng khi nhiều công ty công nghệ cao hoặc công ty nổi tiếng của Mỹ không tạo ra nhiều việc làm cho người Mỹ như thời kỳ hoàng kim của họ trước đây.
Apple tuyển dụng 43 nghìn nhân viên tại Mỹ; 20 nghìn nhân viên tại nước ngoài. Vào thập niên 1950, General Motors tuyển dụng tới 400 nghìn nhân viên tại Mỹ. Thập niên 1980, có đến hàng trăm nghìn người làm việc cho General Electric.
Nếu tính số người làm việc cho Apple theo diện hợp đồng, phải có đến 700 nghìn người phụ trách kỹ thuật và lắp đặt máy tính bảng iPad, điện thoại iPhone và sản phẩm của Apple. Tuy nhiên chẳng ai trong số này làm việc tại Mỹ. Thay vào đó, họ làm tại công ty nước ngoài đóng tại châu Á, châu Âu và nhiều nơi khác.
Giới điều hành của Apple khẳng định ở hiện tại, sản xuất sản phẩm ở nước ngoài là lựa chọn duy nhất của họ. Một cựu điều hành tại Apple đã tiết lộ công ty phụ thuộc vào nhà máy ở Trung Quốc đến thế nào khi muốn thay đổi một phần hoạt động sản xuất iPhone chỉ vài tuần trước khi hàng được bán ra thị trường. Apple thiết kế lại màn hình của iPhone trong những phút cuối cùng, bên sản xuất phải thay đổi dây chuyền sản xuất. Màn hình với thiết kế mới được đưa đến nhà máy ở thời điểm gần nửa đêm.
Người quản đốc lập tức phải gọi 8.000 công nhân bên trong khu nội trú của công ty vào lúc nửa đêm. Mỗi công nhân được bồi dưỡng vài cái bánh quy và một cốc trà và trong nửa giờ họ bắt đầu ca làm việc lắp màn hình vào máy. Trong 96 tiếng, nhà máy sản xuất hơn 10 nghìn chiếc điện thoại iPhone.
Nhà điều hành trên nhận xét: “Tốc độ và sự linh hoạt thật đáng kinh ngạc. Nhà máy ở Mỹ không làm được điều này.”
Câu chuyện tương tự diễn ra tại bất kỳ công ty điện tử nào, hoạt động thuê gia công đã trở nên cực kỳ phổ biến trong hàng trăm ngành nghề của thế giới hiện đại, trong đó bao gồm kế toán, dịch vụ pháp lý, ngân hàng, sản xuất ô tô và dược phẩm.
Những gì diễn ra tại Apple khiến người ta hiểu được tại sao thành công của nhiều công ty nổi bật nhất Mỹ không mang lại nhiều việc làm tại thị trường nội địa. Không chỉ có vậy, quyết định của lãnh đạo công ty khiến người ta đặt câu hỏi về việc doanh nghiệp Mỹ nợ nước Mỹ những gì ở thời điểm các nền kinh tế trên toàn cầu liên kết chặt chẽ hơn với nhua.
Ông Betsey Stevenson, chuyên gia kinh tế trưởng tại Bộ Lao động Mỹ vào tháng 9/2011, nói: “Các công ty từng cảm thấy áp lực phải hỗ trợ cho người lao động Mỹ, ngay cả khi đó không phải lựa chọn tài chính tốt nhất. Điều đó nay không còn nữa. Lợi nhuận và tính hiệu quả công việc đã vượt qua sự rộng rãi.”
Đại diện các công ty và nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định quan niệm trên không còn phù hợp nữa. Dù nước Mỹ có lực lượng lao động trình độ cao nhất thế giới, nước Mỹ không còn đào tạo người lao động có kỹ năng tầm trung mà các nhà sản xuất cần.
Để kiếm được tiền, các công ty lập luận họ cần phải chuyển công việc ra nước ngoài để có đủ lợi nhuận và tiền chi trả cho hoạt động đổi mới công nghệ. Nếu họ không làm vậy, họ còn không thể tuyển được lao động tại Mỹ. Trước đây, GM và nhiều công ty khác đã đi xuống trong khi nhiều đối thủ phát triển ngày một mạnh.
Các nhà điều hành của Apple khẳng định thế giới hiện đã thay đổi nhiều đến mức thật sai lầm nếu tính toán đến sự đóng góp của một công ty chỉ bởi số lượng việc tại nội địa mà công ty đó tạo ra, dù họ nhấn mạnh rằng số lượng nhân viên tại Mỹ của họ đang cao hơn bao giờ hết và họ khẳng định nhiệm vụ giảm thất nghiệp không phải trách nhiệm của họ.
Nhà điều hành hiện tại của Apple nói: “Chúng tôi bán sản phẩm iPhone tại hàng trăm nước trên thế giới. Chúng tôi không có trách nhiệm phải giải quyết vấn đề của nước Mỹ. Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.”
Kỳ 2: Ngành sản xuất châu Á và những điều nước Mỹ không làm được

Ngành sản xuất châu Á mang đến sự liên hoàn và linh hoạt ít thấy ngay cả tại nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Năm 2007, chưa đầy 1 tháng trước khi điện thoại iPhone chính thức được bày bán trên thị trường, Steve Jobs nhóm họp nhiều điều hành cao cấp. Đã nhiều tuần, ông luôn mang theo một phiên bản điện thoại iPhone trong túi quần bò.
Ông lấy chiếc điện thoại iPhone ra một cách giận dữ và xoay nó theo các góc để mọi người đều nhìn thấy vết xước trên màn hình nhựa, rồi ông lấy chùm chìa khóa ra khỏi túi quần bò.
Ông khẳng định người ta sẽ để điện thoại trong túi quần và cũng sẽ để chìa khóa trong cùng chỗ: “Tôi không muốn bán một sản phẩm dễ bị xước. Giải pháp duy nhất chúng ta cần làm: sử dụng màn hình kính chống xước. Tôi muốn điện thoại phải có màn hình kính và mọi thứ phải hoàn hảo sau 6 tuần nữa.”
Một điều hành cấp cao của Apple ngay lập tức đặt vé đến Thâm Quyến sau buổi họp. Nếu ông Jobs muốn mọi thứ hoàn hảo, chẳng còn nơi nào khác để đi.
Trong 2 năm Apple tập trung vào phát triển dự án có tên Purple 2, ở mỗi giai đoạn phát triển sản phẩm, đều có nhiều câu hỏi được đưa ra: bạn hình tượng về một chiếc điện thoại di động như thế nào? Bạn sẽ thiết kế nó bằng cách nào để có sản phẩm chất lượng tốt nhất, ví dụ màn hình chống xước nhưng cùng lúc đó lại có thể sản xuất sản phẩm một cách nhanh chóng và không tốn kém nhằm kiếm lợi nhuận cao.
Người ta cuối cùng thường tìm thấy câu trả lời ở bên ngoài nước Mỹ. Dù các linh kiện sản phẩm của các đời máy phiên bản khác nhau, tất cả điện thoại iPhone đều có hàng trăm linh kiện và ước khoảng 90% được nhập từ bên ngoài nước Mỹ.
Sản phẩm bán dẫn công nghệ cao đến từ Đức và Đài Loan, chip nhớ từ Hàn Quốc và Nhật, màn hình hiển thị từ Hàn Quốc và Đài Loan, chip từ châu Âu và kim loại hiếm từ châu Phi và châu Á. Tất cả các linh kiện trên gặp nhau ở Trung Quốc.
Trong những ngày đầu tiên của lịch sử phát triển của Apple, Apple thường sản xuất sản phẩm chính tại Mỹ. Vài năm sau khi Apple bắt đầu sản xuất máy tính Macintosh vào năm 1983, ông Steve Jobs tuyên bố sản phẩm được sản xuất tại Mỹ.
Năm 1990, khi Jobs đang điều hành NeXT, công ty cuối cùng cũng bị Apple mua lại, ông nói với phóng viên: “Tôi tự hào về nhà máy cũng như tôi tự hào về chiếc máy tính vậy.” Đến cuối năm 2001, các nhà điều hành cao cấp của Apple thường phải lái xe khoảng 2 tiếng đồng hồ về phía Đông Bắc trụ sở để đến nhà máy sản xuất iMac tại California.
Đến năm 2004, Apple cuối cùng đã tìm đến hoạt động sản xuất ở nước ngoài. Người định hướng cho việc này chính là Timothy D.Cook, người đã thay thế Steve Jobs trong cương vị CEO của Apple chỉ 6 tuần trước khi Jobs qua đời. Ở thời điểm đó, phần lớn công ty điện tử tại Mỹ đã chuyển sản xuất ra nước ngoài và Apple, trong cơn khó khăn, phải cố gắng tận dụng mọi lợi thế có thể có được.
Châu Á hấp dẫn các công ty công nghệ phương Tây bởi người lao động với kỹ năng trung bình nơi đây đòi lương thấp hơn. Nhưng đó không phải tất cả. Đối với công ty công nghệ, chi phí lao động không đáng bao nhiêu nếu so với chi phí mua linh kiện và quản lý dây chuyền sản xuất để lắp đạt thiết bị và dịch vụ từ hàng trăm công ty khác nhau.
Đối với Tim Cook, ông đặt trọng tâm vào châu Á vì 2 lý do. Thứ nhất, các nhà máy ở châu Á có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô rất nhanh, dây chuyền sản xuất tại châu Á vượt trội so với Mỹ và ông khẳng định trên phương diện này, nhà máy của Mỹ không thể cạnh tranh nổi.
Điểm ưu việt của sản xuất châu Á trở nên rõ ràng hơn trong vụ việc ông Steve Jobs yêu cầu sử dụng màn hình kính vào năm 2007.
Đã nhiều năm nay, các công ty sản xuất điện thoại di động tránh sử dụng màn hình kính bởi nó cần đến sự chính xác trong từng nhát cắt và mài, công nghệ cực kỳ phức tạp và khéo léo. Trước đó, Apple đã thuê một công ty Mỹ có tên Corning để sản xuất nhiều màn hình kính.
Tuy nhiên để làm sao cắt những tấm kính thành màn hình iPhone nhỏ cần đến một nhà máy chuyên dụng, hàng trăm mảnh kính để thử nghiệm và đội quân kỹ năng tầm trung hùng hậu. Người ta phải mất cả gia tài chỉ để hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị cho công đoạn này.
Sau đó, Apple nhận được lời đề nghị đến từ một nhà máy ở Trung Quốc.
Khi nhóm khảo sát thuộc Apple đến thăm nhà máy ở Trung Quốc, nhà máy đang mở rộng sản xuất. Chính phủ Trung Quốc đã đồng ý bảo lãnh chi phí cho nhiều ngành và trợ cấp đã dành cho nhà máy cắt kính. Họ có một nhà kho với rất nhiều mẫu kính giống như sản phẩm của Apple, tất cả hoàn toàn miễn phí. Chủ sở hữu nhà máy có đội ngũ kỹ sư lành nghề sẵn sàng làm việc với chi phí thấp. Họ đã xây khu nội trú để người lao động có thể làm việc bất kỳ giờ nào trong ngày.
Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà máy tại Trung Quốc nhận được hợp đồng sản xuất của Apple.
Một điều hành cao cấp của Apple nói: “Toàn bộ dây chuyền sản xuất hiện đã nằm ở Trung Quốc. Bạn cần hàng nghìn miếng đệm lót cao su? Nhà máy ngay bên cạnh sẵn sàng cung cấp. Bạn cần hàng triệu con ốc vít? Nhà máy cách đây chỉ vài tòa nhà. Bạn cần đinh vít kiểu đặc biệt? Mọi thứ có sẵn chỉ sau 3 giờ đồng hồ.

-Thành phố Hồng Hải đã khiến lãnh đạo Apple kinh ngạc như thế nào? (3)
-Dù là lãnh đạo công ty của Mỹ nhưng lãnh đạo Apple quá thích Hồng Hải đến mức tuyên bố: “Chúng tôi không có trách nhiệm phải giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ.”

Cách nhà máy sản xuất kính khoảng 8 giờ lái xe là một khu tổ hợp, được biết đến với cái tên thành phố Foxconn (Hồng Hải) nơi điện thoại iPhone được lắp đặt. Đối với giới điều hành doanh nghiệp Trung Quốc, thành phố Hồng Hải là minh chứng rõ ràng nhất cho việc Trung Quốc có thể mang lại nhiều nhân lực cho ngành sản xuất với chất lượng tốt hơn Mỹ.
Ở Mỹ, chẳng có thành phố Hồng Hải nào tồn tại.
Hồng Hải có khoảng 230 nghìn lao động, nhiều người làm việc 6 ngày/tuần và họ thường làm việc khoảng 12 tiếng/ngày tại nhà máy. Khoảng hơn ¼ tổng nhân công làm việc tại Hồng Hải sống trong khu nhà ở của nhà máy và nhiều người công nhân kiếm được chưa đầy 17USD/ngày. Một nhà điều hành của Apple đến thăm nhà máy của Hồng Hải đúng giờ chuyển ca, xe ô tô của ông đã mắc kẹt trong dòng người lao động dài bất tận. Ông nói: “Quy mô thật không thể tưởng tượng nổi.”
Ban lãnh đạo của Hồng Hải tuyển khoảng 300 bảo vệ để định hướng đi cho người lao động để họ không mắc kẹt tại các cửa ra vào nhà máy. Hệ thống bếp của Hồng Hải tiêu thụ khoảng 3 tấn thịt lợn và 13 tấn gạo/ngày. Dù bên trong nhà máy sạch như lau, không gian ở khu nghỉ ngơi gần đó đặc quánh khói thuốc.
Tập đoàn công nghệ Hồng Hải (Foxconn Technology) có khoảng hơn 10 nhà máy tại châu Á và Đông Âu, Mê hicô và Braxin, công ty lắp ráp khoảng 40% lượng hàng hóa điện tử tiêu dùng trên thế giới cho các khách hàng nổi tiếng như Amazon , Dell , Hewlett-Packard , Motorola , Nintendo, Nokia , Samsung và Sony.
Bà Jennifer Rigoni, người đảm nhiệm vị trí điều hành sản xuất cho Apple cho đến năm 2010, cho biết: “Họ có thể tuyển khoảng 3.000 người làm việc qua đêm. Làm gì có nhà máy nào của Mỹ kiếm được 3.000 người chấp nhận làm việc giữa đêm và thuyết phục họ sống trong khu nhà ở của nhà máy?
Giữa năm 2007, sau 1 tháng thử nghiệm, kỹ sư của Apple cuối cùng đã tìm được cách cắt kính để sử dụng cho màn hình của iPhone. Lô hàng kính mẫu đầu tiên của Apple đến thành phố Hồng Hải vào giữa đêm. Đó là khi điều hành của nhà máy lập tức gọi hàng nghìn công nhân dậy, mặc đồng phục chỉnh tể, áo sơ mi trắng, đen dành cho nam và đỏ dành cho nữ, nhanh chóng họ lao ngay vào công việc lắp đặt những chiếc điện thoại. Chỉ trong 3 tháng, Apple bán được 1 triệu chiếc iPhone. Từ đó đến nay, nhà máy của Hồng Hải lắp đặt khoảng 200 triệu chiếc điện thoại.
Tập đoàn Hồng Hải từ chối cung cấp danh sách tên các khách cụ thể.
Đại diện tập đoàn nói: “Bất kỳ một người công nhân nào được tập đoàn tuyển dụng đều được hưởng chế độ đãi ngộ và quyền hạn rõ ràng theo quy định của chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi nghiêm túc bào vệ quyền lợi của người lao động và luôn cố gắng để giúp hơn 1 triệu người lao động có một môi trường làm việc an toàn và tích cực.”
Đại diện tập đoàn bác bỏ chi tiết mà cựu điều hành của Apple kể lại, ông khẳng định việc làm ca đêm hoàn toàn không có bởi công ty quy định rõ ràng về ca làm của người lao động và mỗi người lao động đều có thẻ từ chỉ cho phép họ ra vào nhà máy trong giờ làm việc đã quy định từ trước. Ông cho biết các ca lắm bắt đầu từ 7h sáng hoặc 7h tối và rằng người lao động khi làm việc đều nhận được thông báo trước ít nhất 12 tiếng.
Người lao động của Hồng Hải trong khi đó lại không thống nhất với tuyên bố trên của lãnh đạo nhà máy.
Apple hưởng một quyền lợi lớn khi thuê gia công tại Trung Quốc, cụ thể, Trung Quốc có thể cung cấp lực lượng kỹ sư lành nghề, quy mô lớn mà nước Mỹ không thể chạy đua nổi. Điều hành của Apple đã tính toán rằng khoảng 8.700 giám sát và hướng dẫn công nhân trong dây chuyền 200.000 công nhân lắp ráp điện thoại iPhone. Công ty tính toán rằng tại Mỹ, họ phải mất đến 9 tháng mới tìm đủ số kỹ sư trên. Ở Trung Quốc, 15 ngày thôi, mọi chuyện đều được giải quyết.
Ông Martin Schmidt, giáo sư tại Học viện công nghệ Massachussetts, nhận xét công ty như Apple gặp nhiều khó khăn nếu muốn mở nhà máy tại Mỹ bởi họ không kiếm đâu ra được đội ngũ nhân viên kỹ thuật thực sự phù hợp. Họ cần kỹ sư với trình độ cao hơn phổ thông nhưng không cần thiết phải đến mức độ đã có bằng đại học. Kỹ sư tại Mỹ với trình độ kỹ năng đó khó tìm vô cùng, nước Mỹ không có đủ để đáp ứng nhu cầu của các công ty công nghệ.
Một số sản phẩm của iPhone thuần chất Mỹ. Phần mềm của iPhone cũng như chiến dịch marketing sản phẩm được tạo ra tại Mỹ. Gần đây, Apple xây dựng trung tâm dữ liệu 500 triệu USD tại North Carolina. Sản phẩm bán dẫn quan trọng nhất bên trong chiếc iPhone 4 và iPhone 4S được sản xuất tại nhà máy của Samsung ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên tất cả các nhà máy trên không mang lại nhiều việc làm. Trung tâm nghiên cứu của Apple tại North Carolina chỉ có duy nhất 100 nhân viên làm việc toàn thời gian. Nhà máy của Samsung hiện đang tuyển dụng khoảng 2.400 nhân viên.
Ông Jean-Louis Gassée, người giám sát phát triển sản phẩm và tiếp thị cho Apple cho đến năm 1990, nói: “Nếu công ty tăng quy mô từ 1 triệu cho đến 30 triệu điện thoại, công ty không cần thêm lập trình viên. Tất cả các công ty công nghệ mới, từ Facebook, Google cho đến Twitter hưởng lợi từ điều này. Họ tăng trưởng nhưng không cần tuyển dụng nhiều.”
Thật khó để tính toán Apple sẽ mất thêm bao nhiêu chi phí nếu sản xuất điện thoại iPhone tại Mỹ. Nhiều học giả và chuyên gia phân tích trong ngành sản xuất ước tính rằng bởi lao động chỉ đóng vai trò nhỏ trong công nghệ sản xuất, nếu Apple sản xuất iPhone tại Mỹ và trả lương cho người Mỹ, chi phí mỗi chiến iPhone tăng thêm 65USD. Bởi Apple lãi hàng trăm USD mỗi chiếc điện thoại, kể cả họ có sản xuất iPhone tại Mỹ, trên lý thuyết, công ty vẫn lãi lớn.
Dù vậy, tính toán trên, xét từ nhiều góc độ, không có ý nghĩa bởi để sản xuất được điện thoại iPhone tại Mỹ, Apple cần nhiều hơn việc tuyển người lao động Mỹ, nó đồng nghĩa với thay đổi toàn bộ nền kinh tế nội địa và toàn cầu. Giới điều hành Apple tin không có đủ người lao động tại Mỹ có kỹ năng mà công ty cần hoặc cũng không có đủ nhà máy mang đến tốc độ sản xuất và sự linh hoạt như nhà máy tại Trung Quốc. Nhiều công ty khác làm việc với Apple như Corning cũng nói họ sẽ tìm đến nước ngoài.
Hoạt động sản xuất kính cho iPhone tại Mỹ đã giúp hồi sinh cho nhà máy Corning tại Kentucky và nay khá nhiều kính cho iPhone vẫn được sản xuất ở đây. Sau khi iPhone thành công, Corning nhận được hàng tá đơn đặt hàng từ nhiều công ty hy vọng bắt chước thành công về thiết kế của Apple. Doanh thu từ sản xuất kinh của công ty lên mức hơn 700 triệu USD/năm và hiện tuyển dụng khoảng 1.000 người Mỹ để phát triển hoạt động sản xuất.
Thế nhưng khi thị trường ngày một mở rộng, hoạt động sản xuất của Corning nay lại được thực hiện ở Nhật hoặc Đài Loan.
Ông James B. Flaws, phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính của Corning, cho biết: “Khách hàng của chúng tôi tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc. Chúng tôi có thể sản xuất kính tại Mỹ sau đó chuyển bằng tàu, mất 35 ngày. Hoặc chúng tôi có thể chuyển hàng bằng đường máy bay nhưng chi phí tăng cao gấp 10 lần. Vì vậy chúng tôi xây dựng nhà máy kính ngay cạnh nhà máy lắp ráp và tất nhiên nhà máy lắp ráp ở nước ngoài.”
Ngọc Diệp
Theo TTVN/Nytimes, Economist

-----

Tổng số lượt xem trang