Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Bao giờ dân oan Dak Ngo có câu trả lời?

Rừng Đăk Nông bị tàn phá-Nổi khổ của dân oan Dak Nông   –   (RFA).
Đã mấy ngày qua một nhóm khiếu kiện đất đai và bắt giữ người vô cớ tại nhà tiếp dân ở Hà Nội đã không được giải quyết dù đây là lần thứ ba nhóm dân oan người Kinh và người Dân Tộc lặn lội từ Dak Nông trở ra Hà Nội để kêu oan và xin được giúp đỡ.


Hình do thính giả RFA gửi
Dân oan Dak Nông khiếu kiện

Thanh Trúc trình bày chi tiết.
Họ là những người ở Lạng Sơn, Hà Tây, Thanh Hóa, Đồng Nai, sau 1975 do thiếu đất canh tác nên di dời vào vùng kinh tế mới ở xã Dak Ngo tỉnh Dak Nông để khai hoang lập nghiệp.
Trong nhóm cũng có những người dân tộc M’nông sống tại Dak Nông rất lâu, nhiều năm sau 1975 thì khấm khá lên một chút nhờ kế hoạch trồng điều, cà phê, mì và cao su được chính quyền địa phương cấp cây giống.

Từ ngày công ty xuất hiện

Từ ngày có sự xuất hiện của công ty Hoàng Thiên và công ty Bảo Châu, những người Kinh và người Thượng nơi này cầm chắc sẽ gặp khó nhưng vẫn quyết bám đất vì đó là nguồn sống của họ.
Tháng Tư năm 2011, chủ tịch xã Dak Nông phối hợp cùng công an, kiểm lâm và bộ đội bất thần kéo vào phá sập nhà, đốt sạch cây trồng của dân mà không báo trước cũng không có lệnh cưỡng chế.
Chính vì lẽ đó, hôm thứ Tư, một nhóm gồm một người Nùng, ba người Thượng, năm người Kinh, trở lại nhà tiếp dân đường Ngô Thời Nhậm thủ đô Hà Nội lần thứ ba để tiếp tục khiếu kiện chuyện chính quyền địa phương dùng vũ lực thu hồi đất, bắt người một cách oan sai, đánh người bị bắt và giam nhốt lâu ngày mà không xét xử.

Đốt nhà, chặt cây

doan-v-vuon-250.jpg
Nhà ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong diện tích cưỡng chế nhưng vẫn bị phá ủi sập. Source TuoiTre-online.
Chị Thi, quê ở Hà Tây, vào Dak Nông từ 1988, khai khẩn được một ít đất để trồng điều và cà phê:
“Ngày 25 tháng Tư năm 2011 thì tự nhiên đoàn cưỡng chế của tỉnh Dak Nông vào. Không có ai đọc lệnh, không đọc thông báo không họp dân gì cả, cứ tự nhiên tới giật nhà của em xuống người ta đốt, xong người chặt hết cây cối.
Lúc đó thì em mới van ơi Hồ chủ tịch ơi đảng ơi làm sao mà có chính sách như thế này. Thì coi như công an họ ập vào rồi bọn côn đồ nó vào đông lắm, lực lượng bốn năm trăm người. Họ chặt hết, một mẫu cà phê năm nay là vừa vào thu chính, còn bốn mẫu điều họ mang máy ủi vào. Em cũng đi nhiều nơi lắm rồi nhưng không có chỗ nào làm việc. Bây giờ về đến văn phòng Ngô Thời Nhậm thì người ta bảo các cô về học ông Đoàn Văn Vươn, mà nếu không học được ông Đoàn Văn Vươn thì muốn đi công luận nào thì đi chứ bây giờ chúng tôi làm văn phòng chính phủ chúng tôi chỉ đủ thẩm quyền trả lời như vậy thôi.”
Chị Ngọc Cẩm, trước ở Đồng Nai, có con trai bị bắt trong vụ cưỡng chế đất không báo trước này:
Không có ai đọc lệnh, không đọc thông báo không họp dân gì cả, cứ tự nhiên tới giật nhà của em xuống người ta đốt, xong người chặt hết cây cối.
Chị Thi
“Ngày 25 tháng Tư năm 2011 không biết sao mà đoàn người do tỉnh phối hợp với công ty Hoàng Thiên, dắt người vào đốt nhà dân, lấy máy cưa cưa hết cây trồng, cà phê, điều, cao su. Họ không có nói gì hết, không có quyết định nào đưa ra cho dân, trước khi đi là có trưởng công an cầm loa nói mấy câu rồi cho đoàn vào chặt phá nhà của dân thôi.
Thấy cảnh mấy ông vào đốt nhà phá cây thì con tôi cầm máy quay phim ra nhưng mà chưa kịp quay thì mấy ông đã bắt rồi còn đánh con tui nữa. Sau đó là ba tháng sau đưa về tỉnh, tới nay gần mười tháng rồi chưa thấy giải quyết thả về. Hỏi thì người ta nói nó bị kết tội chống người thi hành công vụ.
Nói thật hoàn cảnh rất khổ mà không có đất đai để canh tác nên tụi tôi mới đi đòi quyền lợi, đòi hỏi họ trả con tôi về chứ cầm máy quay phim không mà bắt tới giờ mười tháng rồi chưa thấy là ra tòa hay giải quyết cho về. Bây giờ gia đình rất khổ, đất đai bị mất không có nguồn thu, phải đi làm mướn làm thuê phải đi ở đậu nữa, tôi ra đây là ba lần rồi, ra thì họ báo công văn về tỉnh mà tỉnh thì ầu ơ chứ không giải quyết.
Hôm qua cũng có gặp chị Thu Hiền, cũng đưa công văn như vậy thì chúng tôi không nhận. Rồi chị Thu Hiền nói không nhận thì thôi chứ còn đất đai thì dưới tỉnh giải quyết chứ trên này không biết.”

Cưỡng chế không cần lệnh

khieu-kien-o-hanoi-250.jpg
Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark. Ảnh mang tính minh họa. AFP photo/Ian Timberlake.
Vẫn theo lời chị Ngọc Cẩm, một lần ra Hà Nội là một lần khổ , những lần đi khiếu kiện là những lần cả nhóm liên tục nhịn đói nhịn khát chờ đợi ở phòng tiếp dân. Ban đêm thì lây lất khi ở công viên Mai Xuân Thưởng lúc vào nhà trọ. Chị kể có lúc những người dân tộc trong nhóm đã phải nương nhờ vào lòng hảo tâm của những người khác.
Ông Điểu Giai và ông Điều Khôn là hai người dân tộc M’nông, cũng có vườn điều và cao su bị phá hủy, nhà bị đốt cháy. Lời ông Điểu Khôn:
“Đồng bào M’nông chúng tôi sau giải phóng thì chỉ có làm mướn thôi chứ không có ruộng. Sau đó mới biết nhà nước cho trồng cây điều, cây cao su, cây cà phê, một số là nhà nước cấp cây hạt điều, một số cây cao su cũng nhà nước cấp.
Em và em trai em nói bây giờ các ông chặt cây và phá nhà của dân thì phải có lệnh. Mấy ông nói là không cần có lệnh.
Chị Thao
Rốt cuộc không biết là công ty ở đâu gọi là Bảo Châu với Hoàng Thiên, không biết là ở đâu, kết hợp với xã với huyện với tỉnh với lâm trường rồi đi cưỡng chế, thu hồi đất của dân, chặt cây điều, nhà em nó đốt sạch. Cái này em nói rõ họ cưỡng chế không có thông báo, lúc đi cưỡng chế là xe máy múc, xe máy ủi, đốt nhà đốt của chỉ có thấy vậy thôi.
Cũng một phụ nữ dân tộc M’nông trong nhóm, bà Thi Bơn, than thở:
“Bây giờ là cái mà khó khăn hết, phải cố gắng mà lo đất đai. Đi huyện, huyện không giải quyết, đi xã, xã không giải quyết, giờ đi Hà Nội đây. Hôm qua đi nhà tiếp dân là không được, người ta không muốn giải quyết, không có cơm ăn, mì người ta nhổ hết sạch, điều người ta chặt hết, cao su người ta chặt hết bây giờ làm sao. Bây giờ dân tộc thiểu số không có cơm ăn.”
Một người từ Thanh Hóa vào Dak Nông, chị Thao, có em trai tên Lực. Hai chị em đều bị khống chế bằng cách còng tay trong vụ cưỡng chế đất hồi tháng Tư năm ngoái. Sau đó, em trai chị Thao bị công an mời đi làm việc nhiều lần trước khi bắt giam hẳn hai tuần sau đó:

nha-mnong-250.jpg
Nhà của dân M'nông bị phá sập hoàn toàn. Photo courtesy of VNR's blog.
“Ngày 21 tháng Tư 2011 thì bắt đầu giải tỏa trên khu dân tộc trước. Khi xuống khu người Kinh thì một số lực lượng từ trên đồi xuống, yêu cầu bà con ra khỏi khu vực này. Em và em trai em nói bây giờ các ông chặt cây và phá nhà của dân thì phải có lệnh. 
Mấy ông nói là không cần có lệnh. Em và em trai em là Nguyễn Văn Lực, nói không có lệnh thì các ông không được phá. Thì mấy ông công an còng hai chị em lại, chặt phá xong thì đưa hai chị em vào trong khu lâm trường, bắt làm biên bản không được quay trở lại.”
Sau đó mấy ngày, anh Lực tìm cách vào khu đất đã bị cưỡng chế để thu gom một ít đồ đạc còn sót nơi ngôi nhà bị đốt cháy. Công an địa phương vin vào lý do đó để mời anh đi làm việc nhiều lần, sau cùng thì bắt giữ hẳn cho đến lúc này:
“Công an điện thoại cho em trai em, bảo lên để phối hợp thì em trai em vẫn chấp hành đi lên. Công an tỉnh Dak Nông bắt lên xe và đưa về xã, bắt xã ký giấy tạm giam ba tháng trong khi đó giam tới bảy tháng, đến giờ vẫn không đem ra giải quyết, hỏi các ông công an thì nói là tội chống người thi hành công vụ.”

Họ không đọc đâu

000_Hkg867847-250.jpg
Bà Lê Hiền Đức, người được giải thưởng của Tổ chức Minh Bạch Thế giới về thành tích chống tham nhũng. AFP photo
Để tìm hiểu vụ việc rõ hơn, đường giây viễn liên RFA nối về Dak Nông, gọi vào số điện thoại của các viên chức chính quyền có mặt trong buổi cưỡng chế đột xuất tháng Tư năm ngoái như ông chủ tịch xã Dak Nông Lê Văn Minh, ông giám đốc công an xã Dak Nông Võ Văn Đủ. Tuyệt nhiên không một vị nào bắt máy.
Lên tiếng với Á Châu Tự Do từ Hà Nội, bà Lê Hiền Đức, từng được tổ chức Minh Bạch Thế Giới trao tặng giải Liêm Chính năm 2007 vì thành tích chống tham nhũng, phát biểu:
“Bao nhiêu đơn từ nhân dân gởi đến các cấp nọ cấp kia nhưng thực tế họ không đọc đâu. Từ trung ương người ta chuyển xuống tỉnh, tỉnh lại chuyển xuống huyện và không cấp nào chịu giải quyết hết. Họ không đọc đâu! Vì thế cho nên tôi nói rằng đất của dân bị cướp, dân bị cướp đất thì bây giờ người ta sống bằng cái gì?"
Vì lẽ đó, bà Lê Hiền Đức kết luận, điều bức xúc của các nạn nhân bị cướp đất cũng là điều bức xúc của bà, vì thế bà luôn kề vai sát cánh những mong giúp được việc gì nhỏ nhoi cho những người khốn khổ đó trong khả năng khiêm tốn của bà.


-Phóng sự: Đất người Mơnông ở Đăk Nông bị cướp đoạt

VRNs (27.05.2011) – Đăk Nông – Kỳ 2: Đất của tám làng đâu?
“Trong các ngày 20 – 21.4, đoàn liên ngành tỉnh Đắc Nông tiến hành giải toả đất rừng tại vùng giáp ranh Đắc Nông – Bình Phước (thuộc huyện Tuy Đức) khá suôn sẻ. Tuy nhiên, từ sáng 22.4, hơn 400 lâm tặc phản công rầm rộ, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng chức năng”. Đây là câu dẫn đăng trên báo Lao Động Thứ Bảy, 23.4.2011.
Hơn “400 lâm tặc phản công rầm rộ”, họ là ai?

Xin trả lời ngay, đó là hơn 400 nhân khẩu thuộc các làng Bon Bu Thun, Bon Phê Lang, Bon Pê Rơte, Bon Dien Wit, Bon Tâu Đat, Bon Phê Đăng, Bon Diêng Đu, Bon Đang Drang. Chỉ theo những ghi chép về lịch sử đấu tranh của đồng bào Đăklăk (trước đây khi chưa tách tỉnh) thì ai cũng rõ các làng này đã có mặt và dân cư sinh sống từ trước 1975.
Ông Điểu Bẫy cho biết đất chúng tôi đang ở, được gọi là các tiểu khu 1521, 1525, 1537, 1538 là quê cha đất tổ. Mẹ tôi lấy bố tôi ngay trên đất này. Trước đây mỗi làng chúng tôi có một nghĩa địa, sau đó Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đăk Ngo đã xin và UBND huyện Tuy Đức đã quy hoạch cho một nghĩa trang chung rộng 9,8 hecta.

Anh Điển Bẫy, một người Mơnông nói bố mẹ anh cưới nhau ngay trên đất này
Như vậy những người mà báo chí gọi là “lâm tặc” lại là chính những người dân đã cư ngụ lâu đời trên mảnh đất của tổ tiên họ.
Ông Điểu Bẫy còn chỉ cho chúng tôi xem từng biôch (nghĩa trang) của từng làng, và nghĩa trang chung của tám làng sau khi chính quyền đã quy tập lại. Tại các nghĩa trang này vẫn còn nguyên các ghè rượu (phần của người chết) xếp quanh.  Ông cũng chỉ cho tôi đất trước đây là cánh rừng dung để buộc các nhau thai, sau khi bà mẹ sinh ra em bé. Theo phong tục của người Mơnong, đứa trẻ nào sinh ra, mà nhau thai không được buộc lên cây trong cánh rừng đó thì cuộc sống sẽ không được an toàn. Đây là phong tục đặc biệt, chúng tôi chưa có đủ kiến thức để nhìn nhận giá trị thật tiềm ẩn, nhưng đó là giá trị thiêng liêng của một dân tộc, những ai đến đất của họ cần phải tôn trọng và tuân giữ.
Bước vào vùng đất ấy, không ai có thể nói đó là vùng dân cư mới đến vài nằm.
Tuy trước đại hội đảng CSVN lần thứ 11, công cụ và tư liệu sản xuất là công hữu, nên đất đai là sở hữu toàn dân, thì chính quyền vẫn ý thức người dân có quyền sử dụng đất đai. Một thực tế, chúng tôi đã trình bày ở bài thứ nhất: Du canh lạc hậu, định canh tiên tiến. Sự thật hay lừa cướp đất? cho thấy bản chất của chính sách định canh định cư thay vì du canh di cư là chiếm đoạt tài sản của các cộng đồng sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên, ở đây là đất và rừng, nói theo nhà văn Nguyên Ngọc, người có thời gian dài gắng bó với đất Tây Nguyên, thì rừng là môi trường sống của người dân tộc thiểu số. Tức là chiếm đoạt môi trường sống của gần 500 nhân khẩu của người Mơnông.
Ở thời điểm này đại hội đảng đã kết thúc được nữa năm rồi, mà những thay đổi căn bản trong cương lĩnh về công hữu và tư hữu của đại hội vẫn chưa được các đảng viên là lãnh đạo tỉnh, huyện ở Đăk Nông cập nhật để làm theo !
Hành động tàn phá của chính quyền, thuê quần chúng tự phát đánh người Mơnông
Báo Lao Động viết tiếp: “Để thực hiện kế hoạch truy quét tại các tiểu khu 1521, 1525, 1537, 1538, liên ngành kiểm lâm, công an, quân đội… đã triển khai lực lượng đến văn phòng 2 của Cty TNHH một thành viên lâm nghiệp Quảng Tín (đóng tại xã Đắc Ngo, huyện Tuy Đức). Theo phương án được duyệt, đoàn sẽ giải toả 36 căn nhà, 91 lều lán, chặt bỏ 507ha cây trồng trái phép, thu hồi 711ha đất rừng giao trả cho Cty lâm nghiệp Quảng Tín quản lý, trồng lại rừng v.v…”  (báo Lao Động).

Nhà của dân Mơnông bị phá sập hoàn toàn
Theo đơn tố cáo của 56 hộ thì 507 hecta cây, mà phóng viên báo Lao Động gọi là “cây trồng trái phép” lại là cây công nghiệp đang thu hoạch là cao su, là điều. Một cây công nghiệp trồng để có thể thu hoạch phải mất tối thiểu là 3 năm. Cao su là 7 năm. Nếu là bất hợp pháp sao không cấm, không giải tỏa ngay khi họ mới xuống giống, mới cấy cây con, mà đợi đến sau 7 năm sau mới ra tay?
Cũng trong đơn tố cáo khẩn cấp được gần 200 người ký tên ngày 21/04/2011 gởi đến ông Tổng bí thư và nhiều vị chức trách nhà nước, gần 500 người dân cho biết ngoài việc chặc phá các cây công nghiệp, là cả cơ nghiệp của họ và con cháu họ, thì công an, lực lượng liên ngành của tỉnh Đăk Nông và huyện Tuy Đức đã đốt hết nhà cửa của họ, khiến họp không có chổ ở, phải ra ngoài đường sống, một số nhỏ đã lên UBND xã Đăk Ngo lăn vào tìm chổ ngủ.

Các bình xịt hơi cay đã sử dụng để tấn công dân

Báo Lao Động mô tả sự hào hùng của các lực lượng chuyên chính tấn công người dân tộc Mơnông như sau : « «Trưa 22.4, Công an tỉnh đã tăng cường 100 cảnh sát cơ động vào xã Đắc Ngo để hỗ trợ lực lượng liên ngành, UBND huyện Tuy Đức cũng huy động nhiều xe “reo” (GMC) kéo gỗ, giải phóng tuyến đường vào hiện trường v.v… Khoảng 14 giờ cùng ngày, hơn 400 lâm tặc đã rút vào rừng”. (báo Lao Động).
Một điều phụ nhưng đáng nói ở đây là báo Lao Động là cơ quan ngôn luận của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nhưng lại không bảo vệ giới thợ thuyền, nông dân, mà hùa theo giới chủ và chính quyền tuyên truyền sai sự thật.
Báo Dân Việt cũng hùa theo đưa tin : « Ngày 27.4, Công an huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông đã bắt Lò Văn Phải (SN 1969) và Bảy Điếc (SN 1973), đều trú tại huyện Bù Đăng, Bình Phước để điều tra về hành vi “tụ tập, lôi kéo đông người chống lại người thi hành công vụ”. Liên quan vụ việc này, có 5 đối tượng khác cũng đã bị bắt” (Dân Việt). Nhưng sự thật, hầu hết 56 hộ đang sử dụng ổn định hơn 10 năm trên 507 hecta đất bị cưỡng chế giải tỏa là người địa phương của tỉnh Đăk Nông, chỉ một vài hộ mới từ Bình Phước chuyển qua, nhưng không phải là di cư tự do, mà là trở về đất mẹ đã sinh ra mình.
Bản chất sự việc này thế nào ?
Theo em Điểu Lý, một thánh niên mới lớn đã học xong lớp 12, cho biết ông bà của em kể lại là dòng tộc người Mơnông mình sống ở đây rất lâu đời. Mồ mả ông cố của em vẫn còn đó. Sở dĩ có chuyện liên quan đến tỉnh Bình Phước là do những năm đầu thập niên 1970 chiến tranh ác liệt, nhiều gia tộc tránh nạn đã xuống Bình Phước, nhưng sau khi hòa bình lập lại, họ đã trở về với rừng của họ. Vì đối với người các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên, rừng là nhà.

Điểu Lý nói gia đình em bị cướp 10 hecta
Việc thu hồi đất này dẫn đến tranh chấp không đơn giản như các báo Lao Động và Dân Việt đưa tin là thu hồi để giao cho công ty lâm nghiệm một thành viên Quảng Tín trồng rừng, mà thực tế tỉnh và huyện đã ký giao cho bốn công ty tư nhân là Hoàng Khang Thịnh, Hoàng Thiên, Lâm Phát Đạt và Bảo Châu với diện tích lên tới 2.000 hecta.
Việc cưỡng chế ngày 20, 21 và 22 tháng 04, công an đã dùng nhiều bình lựu đạn cay để tấn công dân. Từ « lâm tặc » các báo đưa tin ám chỉ người dân mất đất không biết do ai đã mớm cho, nhưng dù là ai, chắc chắn đó là cách biên mình cho việc làm sai trái của mình tấn công nhân dân bằng vũ lực.
Ngoài lực lượng chính quy này, trong suốt những ngày qua, dưới sự bảo kê của công an, các công ty tư nhân Hoàng Thiên và Bảo Châu đã thuê khoảng 70 thanh niên choai choai từ 16 đến 25, mà cầm đầu là hai thanh niên có tên là Bằng và Hùng, người xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng.
Cách báo Lao Động viết : «Khoảng 14 giờ cùng ngày, hơn 400 lâm tặc đã rút vào rừng” cho người đọc nhận ra sự thật hơn 400 người này không phải là lâm tặc, vì lâm tặc không ở trong rừng bao giờ cả, mà chỉ vào rừng ăn cắp gỗ rồi mang bán mà thôi. Còn nếu đó là đất lâm trường thì may ra có cán bộ, công nhân lâm trường ở trong các láng trại giữa rừng để canh chừng lâm tặc. Hoặc nếu không phải vậy thì đích thực đó là những người Mơnông, từ ngàn xưa chọn rừng làm nhà, và đích thực rừng là nhà của họ nên họ về. Ai đến chặc phá, thiêu đốt rừng, cây hoa màu, nhà cửa của họ là quân cướp đúng nghĩa.
Trong những ngày này, nhiều người gia, trẻ sơ sinh phải sống trên vĩa hè của các nhà gần UBND xã Đăk Ngo, vì nhà họ đã bị đốt, do lệnh cưỡng chế, mà chẳng ai có trách nhiệm sắp xếp một chở ở tạm thời cho gần 500 con người này.
Để tạm kết, chúng tôi ghi lại đây nguyên văn đoạn kết từ Đơn tố cáo khẩn cấp của 56 hộ Mơnông có đất đang bị cượp đoạt cách bất công bằng chính bạo lực của chính quyền, một lực lượng có trách nhiệm bảo vệ họ như sau :
« Trên 500 nhân khẩn chúng tôi đồng thống nhất tố cáo ông Đỗ Thế Như (Phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông), ông Trần Đình Mạnh (Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức), ông Lê Văn Quang (Trưởng đoàn giải tỏa), dân chúng tôi vô cùng oán hận và tố cáo ba ông to này khắp nẻo đường trên đất nước cùng công luận quốc tế, để nhìn thấy cảnh đói nghèo của người dân tộc Mơnông đã bị chính quyền tỉnh + huyện đàn áp chúng tôi không hề thương tiếc.
Dân chúng tôi kêu gọi quý cấp có thẩm quyền xem xét để trả lại quyền sinh, quyền sống và quyền làm người của chúng tôi, vì chúng tôi đang sống trong đất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập-tự do-hạnh phúc »
Sau đó là gần 200 chữ ký của những người lớn trong số 56 hộ đang phải sống trong tình trạng không nhà không cửa, không đất sống.
Thụy Minh, VRNs

-Phóng sự: Đất người Mơnông ở Đăk Nông bị cướp đoạt
VRNs (26.05.2011) – Đăk Nông – Kỳ 1: Du canh lạc hậu, định canh tiên tiến. Sự thật hay lừa cướp đất?
Những người dân tộc nói đó là đất họ, nhưng thực ra đó là đất rừng, do ngày xưa họ di canh di cư, làm một năm rồi bỏ, bây giờ trở lại nhận chứ đâu phải đất họ. Đó là nhận định của ông chủ tịch xã Đăk Ngo khi trả lời phóng viên Thomas Việt, VRNs, vào trưa 18/05/2011. Trong khi đó, trưa ngày 25/05/2011, ông Điểu Bẫy và người cháu của ông là Điểu Lý khẳng định đó là đất của làng ông cùng với bảy làng khác, đó cũng là đất lâu đời của gia đình ông. Ai đúng ai sai không phải là chuyện phán xét của giới truyền thông, nhưng chúng tôi ý thức mình có bổn phận giúp mọi người biết rõ sự thật.
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu.

Du canh di cư ngày xưa ra sao?
Ông Y Dun Siu, một người Êđê kể : Ngày xưa nhà chúng tôi sống với làng, và cách nhau bằng những cánh rừng nhỏ. Sau một năm trồng lúa, mình cho đất nghỉ, nên đưa gia đình đi tìm một mảnh đất khác để tiếp tục gieo trồng cho năm mời. Đến đâu, mình và dân làng tìm cây làm nhà, sơ sài thôi, không làm nhà to và nhiều cây to như bây giờ đâu. Năm sau lại đi tìm mảnh đất khác. Theo ông Y Dun Siu, các con ông có đứa sinh ra trên mảnh đất này, đứa khác sinh ở mảnh đất khác. Cứ đi tìm đất như thế cho đến khi mỗi gia đình có được bảy mảnh đất. Đến năm thứ tám thì trở lại mảnh đất đầu tiên. Tuy đi xa như thế, nhưng vẫn trong lãnh thổ của làng, các làng khác không ai đến xâm phạm, còn người làng mình cũng không ai đi xâm phạm đất của làng khác.
Khi chúng tôi hỏi, tại sao đất chỉ làm có một năm rồi bỏ ? Ông Y Dun Siu trả lời : Chúng tôi không bỏ đất, mà cho đất nghỉ ngơi, cho đất có giờ thở. Mới nghe, chúng tôi có cảm giác mê tín, lạc hậu, nhưng khi nghe giáo sư Võ Tòng Xuân, một ông thầy về cây lúa Việt Nam nói trên báo đài rằng ở Thái Lan và một vài nước có nền sản xuất lúa tiên tiến, họ không bao giờ làm lúa nhiều vụ trên cùng một thửa ruộng hay mảnh rảy, mà tối đa làm mỗi năm một vụ và vài năm thì cho đất được nghỉ. Hoạt động này giúp đất tự phục hồi, làm cho nông dân khi gieo trồng không cần phải dùng phân bón, cây trồng vẫn phát triển tốt, và nhất là không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì đất có đủ kháng lực giúp cây tự kháng lại các loại sâu rày.
Đất sau khi đã làm, người Jarai gọi là ksor, đất không canh tác chứ không phải đất hoang. Sau bảy tám năm, ngoài việc đầt tự phục hồi làm cho chất lượng của hạt gạo đủ dinh dưỡng, nơi mảnh đất này cũng tự mọc lên những cây cổ thụ. Khi trở lại trên mảnh đất này, người dân tộc thiểu số sẽ dùng ngay những cây này để làm nhà ở. Nhìn thấy họ đốt rừng làm rãy, nhưng không phải là phá rừng, mà chỉ là đốt các cây trên trên đất ksor của mình để bắt đầu làm đất canh tác cho năm nay.
Sau này khi con cái lớn cưới chồng (dân tộc Mơnong theo mẫu hệ, nên chồng sẽ về nhà vợ) và ra ở riêng, thì cha mẹ trao cho một trong những mảnh đất đó. Sau đó gia đình mới bắt đầu hành trình khai phá thiên nhiên để tạo ra nguồn đất riêng cho mình và con cháu, cũng theo phong tục du canh di cư đó.
Khi chúng tôi bận tâm đến năng suất và sản lượng của cây lúa, một già làng thay vì trả lời vào câu hỏi, ông đã nói : Trước đây khi còn là đứa bé, tôi chẳng thấy đá, chỉ toàn là đất, còn bây giờ nhìn đâu cũng thấy đá to đá nhỏ. Đây là hậu của của định canh định cư. Con người ở lì một chổ thì không có gì có thể tồn tại được ! Điều này thật dễ hiểu. Tây Nguyên là vùng đất trên núi đồi, nên đất chỉ là lớp ở trên, còn bên dưới là đá. Nên khi làm ăn định canh định cư, tức là ở một chổ, hàng năm đất phải cày bới lên vài lần theo vụ. Năm này sang năm kia, đất sẽ bị trôi đi và lộ dần ra đá với đá.
Phải chăng định canh định cư là tiến bộ ?
Theo những gì đã ghi nhận được ở trên thì du canh di cư trước tiên là bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống bền vững. Các đợt du canh là cơ hội cho đất cũ được phục hồi, không làm đất bạc màu, mà còn làm gia tăng chất lượng đất bởi lá cây, cỏ rụng sau bảy tám năm sẽ mục nát, trở nên vi lượng tự nhiên thấm vào đất, làm đất tốt hơn lên.
Vậy tại sao lại cấm du canh di cư ?
Trước khi đưa ra câu trả lời, chúng tôi xin mời quý độc giả tìm hiểu chút ít về vấn đề dân cư bản địa và dân nhập cư. Theo tiến sĩ Trương Minh Dục trong tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005, thì “Cho đến ngày giải phóng, dân số Tây nguyên còn thưa thớt. Tính cả ba tỉnh Tây Nguyên lúc đó [sau 1975 Tây Nguyên chỉ có các tỉnh Gia Lai-Kontum, Đăklăk, và Lâm Đồng, nay đã tách ra thành 5 tỉnh – NV] lúc đó cũng chỉ mới có trên một triệu người với mật độ dân số 20 người/km2, bằng 1/7 mật độ dân cư thời kỳ đó trên toàn quốc (148 người/km2)” (Trang 27).
Theo thống kê quốc gia năm 2009, dân số ở Tây Nguyên đã tăng gấp 5 lần (sau 34 năm). Hiện nay dân số Tây Nguyên là 5.124.900 người (x. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=9865).
Phải chăng tốc độ dân số tăng nhanh như vậy là do người dân tộc sinh đẻ quá nhiều ? Thưa không. Đó là do di dân người Kinh từ đồng bằng Miền Bắc vào, từ duyên hải Miền Trung lên. Nhóm đầu tiên di cư vào Tây Nguyên là do “Đảng, nhà nước đã điều động hàng nghìn cán bộ đảng, chính quyền từ miền Bắc, các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ tăng cường cho bộ máy chính quyền ở Tây Nguyên” (Sđd. Tr 28). Nhóm thứ hai “Đảng và nhà nước chủ trương chuyển một bộ phận dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung và đồng bằng Bắc bộ đi xây dựng kinh tế mới ở Tây Nguyên với sự tập trung cả vốn và lẫn cán bộ” (Sđd). Chỉ tính từ năm 1976 đến năm 1980 đất Tây Nguyên đã phải đón nhận 450 ngàn người, tăng 40% dân số so với năm 1975. Từ năm 1981 – 1991 tăng thêm 125 ngàn người. Và cứ tiếp tục cho đến nay là hơn 5 triệu dân cư. Hiện nay số người Kinh trên Tây Nguyên đã chiến đến gần 70%, trong khi đó người bản địa chỉ hơn 30% một chút.
Một người dân tộc kể, khi cách mạng về, họ gôm chúng tội lại, chia cho mỗi gia đình vài trăn mét vuông đất thổ cư và vài xào đất rãy thay cho vài chục hecta của mỗi gia đình trước kia.
Vậy số đất trước đây của mỗi gia đình ai thu và dùng làm gì ?
Với chính sách đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước thay mặt quản lý đã trưng thu hết đất đó làm đất công. Lưu ý “công” ở đây chỉ là một cách nói để trưng thu, còn thực tế là lấy để cấp cho những người khác, cho 70% dân số mới tăng theo cơ học. Trong đó các cán bộ từ ấp đến tỉnh có số đất rất rộng lớn, và vị trí đất lại là những vị trí tiện lợi giao thông, nguồn nước và mọi sinh hoạt. Một số đất được thu giao cho lâm trường trồng rừng. Thực tế là phá rừng, kinh doanh rừng, vì trước 1975, Tây Nguyên toàn là rừng, còn bây giờ rừng rất thưa thớt. Nhiều khu rừng lúc đầu bị khai phá để cho ngành công nghiệp và xuất khẩn gỗ phát triển. Sau khi đã làm kiệt quệ rừng như ngày nay thì chính quyền bắt đầu đưa ra khái niệm “rừng nghèo”, để tiếp tục lấy đất bán cho các doanh nghiệp trồng cao su.
Ngoài lý do chiếm đất của các sắc tộc thiểu số, việc cấm du canh di cư là chính quyền sợ dân ở sâu trong rừng sẽ không theo nhà nước, khi nhà nước ức hiếp họ.
Một cán bộ cấp huyện nói với chúng tôi: Một người trong phái đoàn Nhật sau khi tham quan Tây Nguyên đã phát biểu rằng nếu tôi được thuê Tây Nguyên này thì tôi đủ sức làm để trả tiền thuê đất cho Việt Nam và đủ nuôi sống cả nước Nhật. Không biết lời kể chuyện này đúng ở mức nào, nhưng chắc chắn chính quyền Việt Nam đã chọn một sách lược khác. Một mặt đổ người Kinh ào ạt vào đất của người sắc tộc thiểu số, lấy hầu hết đất của người dân tộc trao cho người Kinh để đồng hóa và để đe dọa người các sắc tộc rằng họ nhỏ bé, lạc hậu, không đáng tồn tại nếu không sát nhập với người Kinh, mặt khác tạo cơ hội cho cán bộ bòn đất và rút tài nguyên thiên nhiên của người bản địa.
Đó là lý do tại sao chúng ta thấy cứ phải cứu đói cho người sắc tộc thiểu số, còn người Kinh trên vùng Tây Nguyên, nhất là cán bộ thì càng ngày càng giàu.
Vấn đề của ông Điểu Bẫy và 56 hộ Mơnong ở xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông như thế nào ? Báo chí lề phải đã nói không đúng như thế nào ? Xin mời quý độc giả đón đọc kỳ 2 vào ngày mai.
Thụy Minh, VRNs


--Bao giờ dân oan Dak Ngo có câu trả lời?  RFA 2011-05-24
Vụ việc hơn 100 hộ dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong bị cưỡng chế, phá dỡ nhà cửa, và cày hết nương ruộng để cơ quan chức năng giao đất cho công ty tư nhân đến nay đã hơn một tháng.

Photo courtesy of giacafe.com
Một người dân Dak Nong chăm sóc rẫy cà phê.


Màn trời, chiếu đất

Những người trong cuộc tiếp tục kêu oan đến các cơ quan chức năng, nhưng ý kiến của những cơ quan đó dường như không thể lay chuyển?
Công tác cưỡng chế những hộ dân tại địa phương vừa nêu được tiến hành hồi ngày 20 tháng tư năm nay. Sau đó người dân đã phải đưa mọi thông tin liên quan lên mạng Internet. Những người bị cưỡng chế giao đất cho Công ty tư nhân Hoàng Thiên cho biết phải cử đại diện ra đến tận các cơ quan giải quyết khiếu nại của trung ương Đảng và chính phủ tại Hà Nội để trình bày vụ việc; một số khác tiếp tục đến tại trụ sở của ủy ban nhân dân xã trong tình trạng mà họ cho biết là ‘ăn chực nằm chờ’ để giải quyết vụ việc mà họ cho là bất công đối với họ.
Một phụ nữ thuộc xã Dak Ngo cho biết tình cảnh của những người bị cưỡng chế hơn một tháng nay như sau:
Vấn đề đó chúng tôi không thể nói qua điện thoại với ông được. Chúng tôi làm về pháp luật để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên thôi. Còn họ sai, thì chúng tôi xử lý.
Ô. Lê Diễn
"Chúng tôi đang trong cảnh bức xúc ‘màn trời, chiếu đất’, không có nơi ăn chốn ở, hết sức bất bình. Sự việc mà chúng tôi muốn nói ra đây: chúng tôi đã sống ở đây 10 năm trời từ thời ông cố chủ tịch Đặng Đức Yến. Ông cho chúng tôi ở đây để ‘phát triển nông thôn’.
Vào  ngày 20 tháng tư, khoảng 500 người phối hợp có công an xã, tỉnh… ngày đầu tiên họ đốt hết nhà dân, mặc dù có lời kêu cứu của những người mới sinh con một ngày. Họ buộc phải ký giấy giao đất mới cho ở. Sang ngày thứ hai họ chặt hết những cây cao su, cây điều mà chúng tôi đã canh phá trên 10 năm qua. Trong thời gian đó, chúng tôi cũng có gọi đến các báo Pháp luật, nhưng không ai lên tiếng. Ngày thứ ba vào họ muốn đốt hết những hạt điều mà chúng tôi gom được. Vì xót của, phẫn nộ nên dân cản phá lại. Lúc đó họ cho rằng như thế là ‘phản loạn, bạo loạn’, nên bắt một số người đến nay chưa được thả ra. Trong số này có người như ông Lộ Văn Phải, từng chiến đấu và có ba đứa con ‘bị chất độc màu da cam’, nay bị biệt giam. Có cả những người phụ nữ bị bắt vẫn chưa được thả về. Khu đất chúng tôi ở là thuộc Tiểu khu 1538,1537,1525 trước đây Nhà Nước cho lập nông thôn. Cảnh nay thật đau khổ.”

Chính quyền không trả lời

Chúng tôi gọi điện thoại đến ông chủ tịch tỉnh Dak Nong, Lê Diễn, để tìm hiểu cách giải quyết vụ việc mà dân chúng cho là không thỏa đáng, không hợp tình hợp lý đối với họ, thì ông chủ tịch tỉnh trả lời:
“Vấn đề đó chúng tôi không thể nói qua điện thoại với ông được. Chúng tôi làm về pháp luật để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên thôi. Còn họ sai, thì chúng tôi xử lý vi phạm theo nguyên tắc; vậy thôi.
Dân bức xúc nhưng phải xử lý theo qui định của pháp luật, đất nước nào cũng thế thôi. Những người đó là những người từ nơi khác đến phá rừng, nên chúng tôi phải bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên theo qui định của Liên Hiệp Quốc.
Tôi phải bảo vệ những người dân chính đáng. Tôi chỉ có thế nói với ông đến đó thôi.”
danoandaknong250.jpg
Dân oan khiếu kiện đất đai, ảnh minh họa. Photo courtesy of danlentieng.
Phía những người dân bị cưỡng chế nêu ra những điểm vô lý trong việc cưỡng chế, ủi sập nhà cửa, cày phá hoa màu của họ từ hôm ngày 20 tháng tư và những ngày gần đây như sau:
“Nếu không cho thì ngay từ đầu cách đây mười mấy năm họ không cho đi. Để nay công sức bỏ ra bị ‘đổ đi’; những cây đang thu hoạch được lại chặt bỏ đi. Giờ chúng tôi vẫn có những bản, công văn chấp nhận cho chúng tôi ở để thành lập nông thôn. Nay cây cao su đã ‘mở miệng’, đào đã ‘có trái’ lại chặt bỏ đi; dân chúng tôi biết đi về đâu!
Giờ xe đang vào ủi, nhổ cây mì của chúng tôi đi, rồi phía ngoài trồng bạch đàn, phía trong lại trồng mì.”

Công ty Hoàng Thiên là đơn vị được giao đất, đồng thời có cáo buộc của người dân Xã Dak Ngo nói rằng nhiều lần đơn vị này thuê những đối tượng mà họ cho là ‘bất hảo’ đến phá hoại, hù dọa cũng như tấn công người dân, để họ phải bỏ đi nơi khác, thì được ông Hoàng Đình Trung, giám đốc công ty trả lời:
“Đó là dân phá chứ ai vào mà phá; tôi làm lên cái gì là dân phá cái đó. Thậm chí đền bù giá cao dân vẫn không chịu nhận. Đền bù đến mười mấy triệu đồng Việt Nam một hécta mà dân vẫn không chịu nhận, khăng khăng đòi giữ đất mà không chịu nhận tiền hỗ trợ.
Nếu không cho thì ngay từ đầu cách đây mười mấy năm họ không cho đi. Để nay công sức bỏ ra bị ‘đổ đi’; những cây đang thu hoạch được lại chặt bỏ đi.
Người dân Dak Ngo
Công nhân của tôi bị chém nhiều lần; mỗi lần bị chém như vậy thương tật từ 47 đến 50%, có người bị thương tật vĩnh viễn luôn. Dân ‘oan’ mà, cứ thưa kiện lung tung.
Công ty chúng tôi từ khi nhận đất đến giờ vẫn chưa làm được gì. Vừa qua, khi giải tỏa xong mới thuê mấy chục công nhân địa phương vào trồng tràm thôi; ồ trồng cây rừng thôi, chứ chưa làm được gì; mới hai ba bữa thôi…”

Trước tình trạng chính quyền địa phương khăng khăng cho rằng dân chúng sai, những người trong cuộc bày tỏ mong muốn cơ quan điều tra đến tận nơi để có thể chứng kiến, hiểu rõ hơn ngọn ngành của sự việc:
“Đừng nghe báo cáo; có nhiều người chỉ muốn nghe báo cáo thôi. Chúng tôi thực sự muốn họ đến đó xác minh xem những điều mà chúng tôi nói có đúng sự thật không. Nếu những điều chúng tôi nói không đúng sự thật, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà Nước.
Chúng tôi muốn những người có thẩm quyền phải đến nơi xem có đúng chúng tôi đã sống tại đó lâu nay, mà hiện thời cây cao su, cà phê bị móc gốc lên, có đúng như vậy hay không?”
Vụ việc của những hộ dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong không phải là trường hợp cá biệt dân chúng kêu oan vì bị cưỡng chế, thu hồi đất một cách bất công. Đây cũng không phải là trường hợp duy nhất có cáo buộc phía công ty mượn tay những đối tượng bất hảo để ‘xử’ người dân mà chính quyền làm ngơ.
Trong một xã hội pháp trị hẳn những thông tin mà người dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong đưa ra, cũng như nhiều vụ việc oan khuất khác ở Việt Nam hẳn sẽ không có đất để tồn tại.

--ThomasViet
Ngày 19 tháng 5 năm 2011
(11.05.2011)-Sài Gòn- Đây là video và bài phỏng vấn giữa Thomas Việt với ông Than, con rể của già làng Đặc Nhau, vào lúc 21:09 tối ngày 11.05.2011, về tình cảnh hiện thời của 56 hộ nông dân Mơ Nông, sau khi nhà họ bị phá hủy, rẫy của họ bị cướp đi và đang phân lô bán. Ngoài ra họ còn gửi đến Thomas Việt videos ghi cảnh máy ủi phá hủy nhà cửa trước sự bảo kê của cảnh sát chống bạo động và chính quyền các cấp tại tỉnh Đắk Nông.

 http://www.divshare.com/direct/14809029-7a0.mp3

--

-Dân Mơnong Đăk Nông vẫn chưa được đền bù đất
VRNs (19.05.2011) -Sài Gòn- Chào quý thính giả vào ngày 19/4/2011 vừa qua, chính quyền các cấp tại tỉnh Đắk Nông đã tiến hành việc cưỡng chế đất rẫy và nhà của 56 hộ nông dân Mơ Nông và hơn 40 hộ nông dân người Kinh tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, Tỉnh Đắk Nông.
Sâu gần 1 tháng các hộ nông dân Mơ Nông không còn nơi ăn chốn ở nên họ kéo nhau về Ủy Ban Nhân Dân xã Đắk Ngo sinh sống trong đó trong đó có cả già làng Điệu Vương nữa.
Vào trưa ngày 18/05/2011 Thomas Việt, VRNs, có cuộc điện đàm với già làng Điệu Vương và ngay sau đó với ông chủ tịch xã Đắk Ngo khi ông cũng đang có mặt tại Ủy Ban Nhân Dân xã.
Việc giải quyết đền bù và cung cấp nơi ăn chốn ở cho gần 100 hộ nông dân này như thế nào và chính quyền các cấp nói gì và làm gì cho những người tự dưng bị biến thành vô gia cư này.
Qua cuộc điện đàm với ông chủ tịch xã thì được biết:
Tỉnh Đắk Nông vừa có thông báo là toàn bộ đất rẫy tịch thu của bà con dân tộc Mơ Nông được giáo cho công ty lâm nghiệp quốc doanh để trồng rừng. Còn Về việc đền bù đất cho bà con Mơ Nong thì đang chờ hai tỉnh Đắk Nông và Bình Phước giải quyết, vì đa số hộ khẩu thường trú của số dân này thuộc tỉnh Bình Phước.
Từ Ngày 19/4 đến nay 18/05/2011 chưa có cuộc thương thảo nào giữa chính quyền địa phương và những hộ nông dân đang bị cưỡng chế đất rẫy, khi mà họ phải sống cảnh màn trời chiếu đất gần 1 tháng rồi.
Ông chủ tịch xã giải thích những người trên người có nhiều vết xăm, đầu tốc thì xanh, đỏ vàng, trên tây cầm rựa, mã táo, súng,  chặt phá lán trại và xô đuổi các hộ dân Mơ Nông là nhân viên của công ty Lâm Nghiệp quốc doanh.
Về việc hổ trợ nơ ăn chốn ở cho 56 hộ dân Mơ Nông và hơn 40 hộ nông dân người Kinh thì đến nay chưa có gì từ cấp huyện và tỉnh.
Mời quý vị cùng nghe hai cuộc trao đổi này: 110519ThomasViet_VRNs


 …
-Dân Đăk Nông khiếu kiện đất đai

Một số người dân từ huyện Tuy Đức, Đăk Nông, hiện đang ở Hà Nội để khiếu kiện việc mà họ gọi là "chính quyền chiếm đất của dân".



Trong khi đó, truyền thông nhà nước nói đã hoàn tất "chiến dịch truy quét lâm tặc".

Được biết quá trình mà chính quyền địa phương nói là để "dọn rừng" nhằm truy quét, cưỡng chế, giải tỏa đất rừng trên địa bàn xã Đăk Ngol, huyện Tuy Đức bắt đầu từ 20/04.

Sau gần 10 ngày, chính quyền nói đã giải tỏa xong diện tích khoảng 700 ha.


Đây là chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Đăk Nông nhằm lấy lại đất rừng mà trước đó người dân đã trồng cây, dựng nhà trong nhiều năm gần đây.

Tuy nhiên, một trong số những người dân đang có mặt ở Hà Nội để "đòi công lý" nói với BBC rằng thực chất chính quyền tỉnh chỉ muốn lấy lại đất để giao cho các công ty kinh doanh.

Ông Bùi Đức Sang từ tiểu khu 1538, xã Đăk Ngol, huyện Tuy Đức, cáo buộc giới chức đã "đốt nhà, chặt cây lâu năm của chúng tôi và đuổi dân chúng tôi đi".

"Một chục người bị bắt nhốt, tới nay chưa được thả."

Theo ông Sang, gia đình ông và nhiều người khác đã khẩn hoang trồng trọt trên mảnh đất này từ năm 1998 và sinh sống từ đó tới nay.

"Chúng tôi là dân nghèo, đi bộ đội về không có đất nên khai phá cho đất đó làm nương rẫy. Cây trái của chúng tôi nuôi lớn đã 8-9 năm nay. Nhà cửa cũng đã ổn định."

Ông cáo buộc chính quyền đã cùng "xã hội đen" vào phá vườn tược và chặt cây của dân.

'Chưa thấy đền bù'

Chính quyền tỉnh nói đất diện giải tỏa là thuộc Lâm trường Quảng Tín và người hiện tạm trú tại đây là lâm tặc, nhưng người dân ở Đăk Ngol thì nói trên thực tế lâm trường này đã khai thác hết gỗ rừng để bán, còn lại đất trống mà họ khai khẩn làm ăn.

Ông Bùi Đức Sang nói chưa thấy chính quyền huyện Tuy Đức và Đăk Nông đề cập tới việc đền bù gì cho bà con ở các tiểu khu bị giải tỏa đất, được biết có tới 80 hộ với hàng trăm nhân khẩu.

"Hồi đó chúng tôi nghe lời ông Đặng Đức Yến (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông), khai phá phủ xanh đồi trọc."

Theo ông Sang, sau khi ông Yến qua đời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Thế Nhữ đã ký quyết định giao đất mà các hộ dân đang canh tác cho một số công ty "mà không đền bù".

Xe cơ giới của chính quyền bị dân pháXe cơ giới của chính quyền bị dân phá



BBC đã tìm cách liên lạc với đương kim Chủ tịch Đăk Nông, ông Lê Diễn, nhưng ông không trả lời điện thoại.

Báo chí nhà nước trong khi đó cho hay chiến dịch "giải tỏa đất rừng và truy quét lâm tặc" tại xã Đăk Ngol có sự tham gia của hơn 500 người cùng hàng chục phương tiện đặc chủng của Đoàn công tác liên ngành.

Lực lượng này đã chặt bỏ hơn 700ha cây trồng, tháo dỡ, tiêu hủy 107 nhà tạm và lều lán mà chính quyền nói là dựng trái phép tại các tiểu khu 1521, 1525, 1537 và 1538.

Ngoài ra, họ đã lập hơn 148 biên bản xử lý vi phạm phá rừng và lấn chiếm đất rừng trái phép.

Truyền thông chính thức cũng nói "do sự hung hãn, chống trả quyết liệt của lâm tặc, chiến dịch này đã có những tổn thất đáng kể về người và của" là hai công an viên bị thương cùng ít nhất 8 xe ô tô bị hư hỏng.

Thời gian gần đây, báo chí viết nhiều về tình trạng phá rừng "không kiểm soát được" tại Đăk Nông.



-Đăk Nông: Lán trại giữ đất của người Mơ Nong bị phá

VRNs (07.05.2011) -Sài Gòn-  Sáng ngày 06/05/2011 có hai cuộc chặt phá những lán trại của 56 hộ nông dân Mơ Nông, đợt chặt phá thứ nhất là 6 giờ sáng, đợt hai là 10 giờ bởi 20 xã hội đen được thuê bởi các doanh nghiệp Vạn Thiên, Bảo Châu, Hoàng Thịnh, Lâm Phát Đạt. Các công ty này còn đưa cho mỗi gia đình Mơ Nông 5 triệu đồng (250 USD) để đền bù cho 300 x 10000 mét vuông đất của 56 hộ nông dân này. Tuy nhiên không ai trong số họ nhận tiền đền bù này. Qua cuộc phỏng vấn với Thomas Việt, VRNs lúc 10:11 sáng 06.05.2011, ông Điệu Hương, con của già làng Điệu Vương, nói ổng không nhận tiền này vì sau khi đã nhận tiền thì ông và dân tộc ông không còn có cơ hội đòi lại đất đang canh tác của họ.
Đến 5:05 giờ chiều Thomas Việt, VRNs gọi đến già làng Điệu Vương, ông cho biết tất cả các lán trại của họ đã bị phá hủy hết. Từ sáng (06.05.2011) già làng và nhiều nông dân đến xã Đắk Ngo nhờ can thiệp nhưng mãi đến chiều vẫn không có ai đến can thiệp việc phá hủy các lán trại này.

Lúc 6:41 tối 06.05.2011, Thomas Việt có cuộc trao đổi qua điện thoại với chủ tịch tỉnh Đắk Nông, ông Diện, nhưng ông từ chối về việc cung cấp thông tin về việc cưỡng chế đất rẫy, đốt nhà và phá hủy các lán trại của dân tộc Mơ Nông này.

Xin mời anh chị em nghe trực tiếp ba cuộc trao đổi này để thấy nổi khổ của dân và thái độ kẻ cả của những vị “đầy tớ” nhân dân: 110507ThomasViet-VRNs

[audio http://www.vrmi.org/wp-content/uploads/2011/05/110507ThomasViet-VRNs.mp3 |bg=0x0000ff|righticon=0xff0000]

-Các công ty chiếm đất thuê côn đồ đến đuổi người Mơnong vào rừng

VRNs (05.05.2011) -Sài Gòn- Như tin đã đưa về việc cưỡng chế đấy rẫy và đất ở của 56 hộ nông dân Mơ Nông và 80 hộ dân tộc kinh tại Đắk Ngo, Tuy Đức, Đăk Nông, 10:15 sáng 05.05.2011 được tin báo từ ông Điểu Bảy về 80 côn đồ đã được các công ty thuê đến để đuổi dân làng của ông đi, Thomas Việt có cuộc phỏng vấn với cha của ông đang sống tại khu vực đang tiến hành cưỡng chế, già làng Điệu Vương. Ông Điệu Vương hiện đang là già làng của làng Đặc Nhau.

Qua cuộc phỏng vấn này già làng Điệu Vương cho biết ba công ty Hoàng Thiên, Bảo Châu, Hoàng Khang Thịnh, Minh Phúc, Lâm Phát Đạt đã thuê 80 côn đồ từ những nới khác đến, trên tay cầm rựa, mã táo,  những người chủ công ty và côn đồ này nói “nếu dân làng của ông Điệu Vương ở đây thì họ chém chết”. Hiện tại thì công an và quân đội không còn ở đất đang cưỡng chế nữa, chỉ có chủ của các công ty, côn đồ và dân làng của ông mà thôi. Đồng thời ông cũng cho biết về nguồn gốc của đất mà làng ông đang canh tác, chính quyền chưa cấp nơi canh tác mới mà lại đuổi làng của ông đi.

Cuộc sống hiện tại của dân làng ông là đi lượm lại những hạt điều sau cưỡng chế để đổi gạo mà sống, hết những hạt điều rơi rụng đó thì ông và dân làng không biết sống như thế nào. Họ đang sống trong các trại được làm bằng các tấm bạc, khi nhân viên các công ty đuổi họ chạy vào rừng, khi nhân viên các công ty về họ ra sống lại trong các lán trại.

Mời anh chị em cùng nghe cuộc phỏng vấn này: 110505ThomasViet-VRNs

[audio http://www.vrmi.org/wp-content/uploads/2011/05/110505ThomasViet-VRNs.mp3 |bg=0x0000ff|righticon=0xff0000]----
Chính quyền Đăk Nông dùng súng đe doạ người dân tộc

VRNs (05.05.2011) – Sài Gòn- Lúc 11:30 tối ngày 04.05.2011, sau 16 ngày chính quyền Đắk Nông cưa chặt ủi đốt rẫy nhà của 136 hộ nông dân, sau 7 ngày chính phủ Hà Nội trả đơn của dân oan này về lại Tuy Đức, Dắk Nông, Thomas Việt có cuộc phỏng vấn với ông Điểu Bảy, một dân oan Mơ Nông, sau khi ông, vợ ông, bố mẹ ông và nhiều dân oan bị chính quyền Đắk Nông chỉa súng đòi bắn họ.

Qua cuộc phỏng vấn này ông Điểu Bảy đọc lại văn bản trả lời của phòng tiếp dân của Chính Phủ Hà Nội, nội dung chính của văn bản này là trả đơn khiếu nại của dân oan về lại địa phương, nơi mà người dân không còn tin tưởng nữa. Nên hiện tại họ không biết đi đâu và làm gì để đòi lại công lý. Ở địa phương họ bị công chức, chủ và tớ của các công ty dùng súng uy hiếp. Hiện tại ông Điểu Bảy phải đi thuê nhà để ở sau khi nhà của ông bị ủi và đốt. Trong cuộc phỏng vấn này có cả bà Giam, vợ của ông Điểu Bảy, bà nói về việc ông Quang, phó chủ tịch huyện Tuy Đức chỉa súng vào bà.

Mời anh chị em cùng nghe cuộc phỏng vấn này: ThomasViet-VRNs

[audio http://www.vrmi.org/wp-content/uploads/2011/05/ThomasViet-VRNs.mp3 |bg=0x0000ff|righticon=0xff0000]

-Khởi tố 2 kẻ chống người thi hành công vụ Thanh Niên

Xe cứu thương bị các đối tượng đập phá.     Ảnh: Đ.T.KThượng tá Nguyễn Văn Tư - Trưởng công an H.Tuy Đức (Đắk Nông) hôm qua cho biết: Cơ quan CSĐT Công an huyện vừa khởi tố Lò Văn Phải (42 tuổi), Hoàng Bảy Điếc (38 tuổi, đều trú H.Bù Đăng, Bình Phước), về hành vi “đánh người gây thương tích” và “chống người thi hành công vụ”.



Theo điều tra ban đầu, ngày 22.4, tỉnh Đắk Nông thành lập đoàn liên ngành để tổ chức cưỡng chế các hộ dân lấn chiếm trái phép đất lâm nghiệp tại xã Đắk Ngo, H.Tuy Đức. Phải và Điếc đã tổ chức lôi kéo, kích động hàng trăm người chống trả lực lượng giải tỏa. Riêng Phải đã ném đá làm gãy xương mũi và xương gò má một chiến sĩ công an. Điếc là người tích cực chống đối, tấn công những người thi hành công vụ.

Việt Anh







Liên quan đến vụ hơn 400 đối tượng tấn công đoàn liên ngành giải tỏa đất rừng tại xã Đắc Ngo, huyện Tuy Đức, ngày 26.4, ông Lê Diễn - Chủ tịch UBND tỉnh - đã trực tiếp vào hiện trường chỉ đạo giao cơ quan chức năng tiếp tục đưa các hộ dân bị giải tỏa về nơi cư trú (chủ yếu ở xã Đắc Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).




Xe cứu thương bị các đối tượng đập phá.     Ảnh: Đ.T.K
Xe cứu thương bị các đối tượng đập phá. Ảnh: Đ.T.K


Công tác thu hồi đất rừng vẫn phải thực hiện đúng tiến độ được phê duyệt, nhưng cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực thi công vụ và cả những người bị giải tỏa. Để đảm bảo diện tích đất rừng đã thu hồi không bị tái chiếm, UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho Cty TNHH một thành viên lâm nghiệp Quảng Tín triển khai ngay các biện pháp quản lý, bảo vệ, trồng lại rừng. Nếu đơn vị này còn để rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm trái phép, UBND tỉnh sẽ xử lý theo quy định.

Cũng liên quan đến vụ việc trên, đại tá Lương Ngọc Lếp - Phó Giám đốc CA tỉnh - cho biết: “Tính đến ngày 27.4, Cơ quan CSĐT đã bắt khẩn cấp 7 đối tượng cầm đầu, tổ chức tấn công lực lượng cảnh sát hôm 22.4 tại xã Đắc Ngo”. Đây là các đối tượng đã tổ chức đập phá 8 phương tiện cơ giới của đoàn liên ngành, làm thượng sĩ Trần Văn Luân và thiếu uý Hà Tiến Hào - Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động CA tỉnh - bị thương.

Đ.T.K




-Thêm một vụ cưỡng chế đất đai ở Dak Nong RFA 2011-04-28

Một vụ cưỡng chế người dân mới diễn ra tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong khiến những người dân trong cuộc phải có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi công luận quốc tế đưa lên mạng Internet.

Kêu cứu ra công luận quốc tế


Khác với một số đơn kêu cứu lâu nay thường xuất hiện trên mạng, mà địa chỉ nơi nhận thường là các vị lãnh đạo cấp nhà nước, và các cấp liên quan ở trung ương cũng như địa phương.

Đơn tố cáo khẩn cấp của 56 hộ dân với trên 500 nhân khẩu tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong lại chỉ gửi cho công luận quốc tế. Đơn đề ngày 21 tháng tư vừa qua.

Vụ việc cưỡng chế đến mức khiến người dân điạ phương phải có đơn kêu cứu như thế được những người trong cuộc giải thích. Trước hết, một số người dân tộc Mơ Nông sinh sống tại đó cho rằng đó là đất của cha ông họ từ xưa đến nay nên họ mong muốn được sinh sống tại đó:

"Từ ngày 19 cho đến 20, 56 hộ dân bản địa đã sống ổn định tại đó từ ‘thời khai thiên lập địa’, ngay trước thời Mỹ- Ngụy đồng thời có công chống Mỹ, ổn định rồi. Đến ngày 19 tháng tư, không hiểu lý do các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện họ chặt phá hết cây trồng của chúng tôi, phá nhà cửa, đốt hết.

Họ yêu cầu bà con di dời nhà cửa, súc vật nuôi… để trả lại đất cho dự án, cho lâm nghiệp… Họ không chỉ lấy số đất đó cho công ty này, công ty kia mà còn sang nhượng với nhau. Tôi chỉ thấy giấy thông báo chứ họp dân không có. "

Trong khi ấy, một số người kinh đến lập nghiệp tại đó cũng cho biết:

"Đó là đất rừng đã khai phá, khai thác gỗ hết rồi, mình phải tự dọn ra để làm. Chúng tôi là dân nghèo khổ, vào đó dọn dẹp rồi trồng cây, lập nên vườn. Bây giờ họ giải tỏa nhà cửa, chặt đốt hết và đuổi đi.
Đó là đất rừng đã khai phá, khai thác gỗ hết rồi. Chúng tôi là dân nghèo khổ, vào đó dọn dẹp rồi trồng cây, lập nên vườn. Bây giờ họ giải tỏa nhà cửa, chặt đốt hết và đuổi đi.
Một người dân xã Dak Ngo

Tôi là dân xã Dak Ngo, bây giờ bị ‘màn trời, chiếu đất’. Họ còn bắt nhốt năm người. Họ đọc lệnh, xét nhà, thu tài liệu như điã ghi hình, giấy tờ đi khiếu kiện. Họ còng tay ông Lộ Văn Phải luôn mà…"

Theo những người dân bị cưỡng chế thì có người được cấp hộ khẩu, và địa phương có cấp chính quyền xã quản lý họ, "Có một số có hội khẩu tại đó, còn số khác có hộ khẩu ở chỗ khác tại tỉnh Dak Nông."

Còn vấn đề giấy tờ sử dụng đất vẫn không được cấp và tình trạng đó được giải thích như sau:

"Họ không làm cho người bản địa chúng tôi mà chỉ cấp giấy phép, quyền sử dụng đất cho các nhà doanh nghiệp, nhà giàu mua đất mỗi cuốn sổ trên 200-300 héc ta một lô."

Phía chính quyền địa phương có giải thích ra sao về những cáo buộc mà người dân đưa ra?

Ông Nguyễn Văn Tư, trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra của huyện Tuy Đức khi trả lời:

"Thực tế chuyện cưỡng chế, giải tỏa có thông báo rõ ràng, chứ không phải tự làm thế được. Sống phải có luật pháp, không nói tầm bậy như thế được, sống phải có hợp pháp chứ không thể sống vô gia cư bất hợp pháp như thế."

Giải thích của chính quyền


Ông Lê Văn Minh, chủ tịch xã Dak Ngo đưa ra giải thích:

"56 hộ dân này không phải là người đã có hộ khẩu tại địa phương. Hộ khẩu của họ ở tỉnh Bình Phước, họ đã được hưởng chế độ ‘dân tộc’ tại đó. Nay về đây họ muốn lập buôn làng cũ. Do gia đình con cái đông, họ muốn mở rộng thêm đất cho con cái họ với lý do mồ mả ông bà, tổ tiên của họ trên đây.

Chúng tôi cũng đã xác minh làm rõ; nếu khó khăn sẽ giúp; nhưng thực tế họ về đây để phá rừng nên phải cưỡng chế. Thực tế số có đất là do phá rừng mà có. Chính quyền không quản lý được. Nay phải làm thế nào để chấp hành ‘kỷ cương, phép nước’. Họ đâu có đăng ký tạm trú tạm vắng gì mà đòi hỏi chính quyền địa phương phải giải quyết vấn đề này.
Đòi hỏi của họ, chính quyền địa phương khó giải thích, họ không trình báo. Họ có hộ khẩu nơi khác, có nhà cửa nơi khác rồi, lên đây mua bán không qua chính quyền. Khi cưỡng chế chúng tôi có thông báo, mà họ không thông.
Ông Minh, CT xã Dak Ngo

Tôi làm chủ tịch xã từ năm 2006, đã xác minh nhiều và đề nghị chính quyền tỉnh nếu hợp thức hóa được thì hợp thức. Nhưng thực tế nằm ngoài khu vực qui hoạch để thành lập thôn, mà đất là đất thuộc công ty lâm  nghiệp, diện tích rừng sản xuất, chưa được chuyển đổi nhưng bà con vào thâm canh, phá rừng làm nương rẫy.

Đòi hỏi của họ, chính quyền địa phương khó giải thích, họ không trình báo. Họ có hộ khẩu nơi khác, có nhà cửa nơi khác rồi, lên đây mua bán không qua chính quyền. Khi cưỡng chế chúng tôi có thông báo, mà họ không thông."

Tình trạng thu hồi đất cuả người dân để thực hiện các dự án phát triển hiện gây ra bao vụ khiếu kiện ở khắp các điạ phương tại Việt Nam. Phía người dân trong cuộc và chính quyền điạ phương, trong hầu hết các vụ việc đều không thống nhất được phương án giải quyết. Người dân bị mất đất cho rằng họ bị xử ép không thỏa đáng trên nguyên tắc giải quyết ổn định cuộc sống cho dân.

Đăk Nông: Cướp đất của người Mơ Nông bán cho tư nhân



VRNs (28.04.2011) – Sài Gòn – Vào lúc 11:30 tối ngày 27.04.2011, Thomas Việt, VRNs có cuộc phỏng vấn với ông Điểu Bảy, dân oan ở xã  Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông, nhân sự kiện hơn 1000 héc ta đất của 136 hộ dân tại đây bị cướp để bán cho các công ty tư nhân giàu có. Qua 4 cuộc phỏng vấn này cả bốn dân oan cho biết cây cao su, điều và mì của họ bị cưa, ủi, nhổ và đốt đi trong số đó có nhiều rẫy cao su và điều đã và đang lấy mủ và cho quả. Không chỉ rẩy bị chặt, cưa, ủi và đốt, mà nhà của 136 hộ nông dân cũng bị ủi và đốt như vậy.

Tuy họ ra tới các cơ quan chính phủ Việt Nam hơn 3 ngày rồi mà vẫn chưa có câu trả lời nào. Ông Điểu Bảy nói sẽ đi đến cùng, dù phải huy sinh, nhằm đòi lại 28 hecta rẫy của ông bị cướp.

Một điều mà 136 hộ nông dân tại xã Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông, không hiểu là: Tại sao rẫy của họ đang trồng cây cao su, đã và đang thu hoạch lại bị cưa, ủi và đốt đi để bán đất cho các doanh nghiệp tư nhân cũng trồng cây cao su lại từ đầu?

Xin mời anh chị em cùng lắng nghe cuộc phỏng vấn này: 110428-thomasviet-VRNs



--
-“Cuộc chiến” giành đất ở Đăk Nông-(Dân Việt) - Với danh nghĩa trồng rừng và bảo vệ rừng, hàng chục doanh nghiệp ở Đăk Nông đã đẩy người dân vào cảnh mất đất, mất nhà. Sau khi được giao hàng chục nghìn ha đất lâm nghiệp, họ bỏ mặc cho rừng bị phá với diện tích lớn...

Bài 1: Phớt lờ dân nghèo
Trong khi người dân thiếu đất sản xuất gay gắt, hàng chục doanh nghiệp lại được tỉnh giao đất rừng với diện tích lớn, nhiều dự án giao chồng lấn lên nương rẫy của dân. Đây là nguyên nhân đưa đến những cuộc tranh chấp dai dẳng, khốc liệt giữa các doanh nghiệp và người dân ở Đăk Nông.

Người dân xã Trường Xuân, huyện Đăk Song thu hoạch sắn non.
Lấy đất của dân
Mưa như trút nước, nhiều nông dân vẫn hối hả thu hoạch sắn tại các tiểu khu 1698 và 1706 - thuộc xã Trường Xuân, huyện Đăk Song. Cây sắn khẳng khiu, củ bé hơn quả dưa chuột, 7 người nhổ 3 ngày vẫn chưa đầy một xe công nông.
Một tay nhổ sắn, một tay bế đứa con 3 tuổi lấm lem bùn đất, chị Phạm Thị An (thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk Rlấp) cho biết: “Chúng tôi thà nhổ non bán rẻ, được đồng nào hay đồng ấy, còn hơn là bị Công ty Green garden Trường Xuân đến phá hoại. Trước chúng tôi cũng có nhà cửa ở đây, nhưng bị xua đuổi nên phải dạt ra Kiến Đức thuê nhà ở trọ. Khổ lắm!”.
Cũng như chị An, nhưng chị Hoàng Thị Bình có thêm lý do khác: “Không còn nhà cửa, vợ chồng tôi đành gửi hai đứa con về Quảng Ngãi cho ông bà nội, giờ phải nhổ sắn non để lấy tiền cho chúng đi xe”.
Theo đơn của những hộ này thì không chỉ mất nhà cửa, cây trồng mà nhiều người còn bị bảo vệ Green garden Trường Xuân hành hung thành thương tật, có người tàn phế như ông Võ Văn Minh - hiện cũng tá túc ở Kiến Đức.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi lập dự án vào năm 2009, chủ dự án chỉ biết 898ha đất tại các tiểu khu này do Công ty Lâm nghiệp Trường Xuân quản lý. Trong quá trình bàn giao thực địa, cơ quan chức năng mới hay có hơn 100ha đất do người dân canh tác từ lâu.
UBND tỉnh Đăk Nông đã yêu cầu Công ty Green garden Trường Xuân phải thỏa thuận đền bù chi phí khai hoang, cây trồng, nhà cửa... rồi mới thực hiện dự án. Không muốn bỏ tiền, công ty đã “phối hợp” với xã Trường Xuân lập khống biên bản có nội dung đây là diện tích xâm canh trái phép đã bị cưỡng chế rồi vào cưỡng chế.
Xóa cả thôn để... trồng cao su
Khi các dự án của Công ty CP Cao su Đồng Phú, Công ty TNHH Vĩnh An tại huyện Cư Jút được phê duyệt, 157 hộ thôn Nam Tiến, xã Ea Pô, 72 hộ cụm dân cư Thác Ba Tầng và gần 200 hộ thôn 5 (xã Đăk Wil) bị... giải tán. Mặc dù khai hoang từ năm 1992, nhưng người dân chỉ được đền bù 1 - 3 triệu đồng/ha, với lý do đất có nguồn gốc... phá rừng. Riêng các hộ ở thôn Nam Tiến được đưa gom về một khu tái định cư, mỗi hộ được cấp 400m2 đất, 2,5 triệu đồng tiền di dời.
Anh Bùi Văn Nhân (thôn Nam Tiến) - bị thu hồi 4,3ha đất canh tác, anh cù cưa mãi nên mức đền bù được nâng lên 5 triệu đồng/ha, nhưng tính chung cả đất lẫn cây chỉ được 30,7 triệu đồng. Anh ngậm ngùi: “Sau khi dời nhà lên khu tái định cư, gia đình tôi lại dắt nhau về đất cũ, xin trồng xen cây ngắn ngày trong rẫy cao su. Nay mai cao su khép tán, chúng tôi sẽ không còn đất sống”.
Nguyên Trưởng thôn Vi Văn Thắng buồn rầu nói: “Suốt từ năm 1992 đến nay, chúng tôi đổ biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt mới ổn định được cuộc sống nơi này. Giờ cả thôn bị biến thành vườn cao su, dân không được đền bù, không có đất sản xuất nên chúng tôi không thể chấp hành chỉ đạo của cấp trên được”. Hiện anh Thắng và một số hộ dân vẫn bám trụ trong vùng dự án, một số ít về khu tái định cư, còn phần lớn đã tứ tán đi kiếm ăn.
Liên quan đến nội dung tố cáo của các hộ dân tại tiểu khu 1698 và 1706, UBND tỉnh Đăk Nông vừa chỉ đạo Công ty Green garden Trường Xuân phải đền bù, hỗ trợ cho dân trước khi đưa 75,2ha đất vào dự án, yêu cầu UBND huyện Đăk Song tổ chức kiểm điểm lãnh đạo xã Trường Xuân vì ký biên bản với Công ty Green garden Trường Xuân sai sự thật.
Theo Sở NNPTNT Đăk Nông, tổng diện tích đang tranh chấp gay gắt giữa các doanh nghiệp và người dân trên toàn tỉnh là hơn 5.400ha, đặc biệt là dự án của Công ty Greenfeet Thái Lan, Công ty CP Đầu tư xây dựng 59, Công ty TNHH Vĩnh An, DNTN Phạm Quốc... Hiện các chủ đầu tư mới chỉ giải quyết được 702ha, bằng 13% diện tích tranh chấp. Nguyên nhân của thực trạng này là khi lấy đất, các doanh nghiệp không đền bù đồng nào, hoặc chỉ hỗ trợ tiền công khai hoang với mức giá rẻ mạt.
Thấy được hậu quả nhãn tiền, người dân đã phản đối các dự án ngay từ bước khảo sát, thậm chí phá rừng để chiếm giữ đất. Tại huyện Đăk Glong, khi các Công ty Thiên Sơn, Minh Nguyên, Đỉnh Nghệ vừa khảo sát tại tiểu khu 1659 thuộc xã Quảng Sơn, hàng trăm người dân đã chặt phá 110ha rừng tự nhiên để chiếm đất. Đồng thời 82 hộ dân thôn NTing đã ký đơn khiếu nại Công ty Thiên Sơn và Công ty Đỉnh Nghệ, hàng chục hộ ở thôn RBút thì tố cáo Công ty Minh Nguyên... Ông KLun - ở thôn 2, xã Quảng Sơn nói: “Phải phá rừng để giữ đất cho con cháu thôi...”.
(Dân Việt) - Từ năm 2004 đến nay, các doanh nghiệp chỉ trồng được 4.104ha rừng và cao su tại tỉnh Đăk Nông, nhưng lại để mất hơn 4.300ha rừng tự nhiên được giao quản lý.
Mới đây, Sở NNPTNT đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi hàng loạt dự án, buộc bồi thường giá trị rừng, đồng thời xem xét trách nhiệm hình sự của các “nhà đầu tư” để mất rừng với diện tích lớn.
Thuê đất để... bỏ hoang
Từ năm 2004 - 2011, UBND tỉnh Đăk Nông đã cho 34 doanh nghiệp thuê gần 24.000ha đất rừng để thực hiện 35 dự án đầu tư, chưa kể 11.000ha góp vốn vào Công ty CP Cao su Phú Riềng - Đăk Nông. Theo dự án được phê duyệt, các doanh nghiệp sẽ trồng 10.433ha rừng, cao su và một số cây trồng khác.
Các DN để mất rừng với diện tích lớn sẽ phải bồi thường giá trị rừng, thậm chí bị xử lý hình sự.
Nhiều nông dân đã trồng được 2 - 3 vụ sắn trên đất dự án của Công ty TNHH Ngọc Thạch tại xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức. Ông Nguyễn Mùi - một nông dân cho biết: “Công ty bỏ đất hoang mấy năm nay, dân vào canh tác không thấy ai ngăn cản, chắc họ bỏ luôn dự án này rồi. Tôi chỉ trồng sắn, chứ nhiều người khác mua đi bán lại ì xèo, viết giấy tay qua nhiều chủ lắm. Trước mắt tôi cứ trồng sắn kiếm ăn, nếu sau này có bị thu hồi tôi cũng không mất gì”.
Ở Đăk Nông cũng đã có doanh nghiệp thuê gần 500ha đất rừng, nhưng không thực hiện dự án mà xẻ bán cho người dân để trục lợi như Công ty TNHH Mai Hưng Việt Trung. Ban lãnh đạo công ty này đã bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn hàng chục hộ dân mua đất thì vẫn tiền mất tật mang. Công ty TNHH Thịnh An Khương thì thu gom tới 9.700ha đất rừng tại xã Đăk Rmăng, huyện Đăk Glong để... bỏ hoang và đã bị thu hồi.
Ông Vũ Minh Khôi - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đăk Nông - cho biết, hiện các doanh nghiệp mới chỉ trồng được 4.104ha rừng vào cao su, bằng 38,4% kế hoạch và phân kỳ đầu tư. Như vậy, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ trồng được khoảng 121ha trong suốt 7 năm. Kết quả phân loại cũng cho thấy chỉ có 9 doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả bước đầu, còn 21 doanh nghiệp thực hiện không hiệu quả và 5 doanh nghiệp bỏ đất hoang.
Ông Khôi cũng thừa nhận: “Không chỉ thực hiện chậm, không có hiệu quả mà mục tiêu hài hòa, chia sẻ lợi ích giữa các chủ dự án với người dân địa phương cũng chưa đạt được. Đây là điều rất đáng tiếc”.
Hàng nghìn ha rừng bị cạo trọc
Trong diện tích mà tỉnh Đăk Nông cho các doanh nghiệp thuê, có hơn 13.000ha rừng tự nhiên phải khoanh nuôi bảo vệ, nhưng đã có hơn 4.300ha bị “làm thịt”.
Nhiều doanh nghiệp để mất rừng với diện tích lớn như Công ty CP Đầu tư xây dựng 59 mất 200ha, DNTN Phạm Quốc 224ha, Công ty TNHH Long Sơn 439ha... Đặc biệt, Công ty CP Đầu tư xây dựng Kiến Trúc Mới để mất hơn 821ha rừng tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức mà vẫn vô can.
Theo một cán bộ Chi cục Kiểm lâm Đăk Nông, không có gì khó hiểu trong việc mất rừng, vì mục đích của các doanh nghiệp này là đất chứ không phải rừng. Họ thiếu trách nhiệm đến mức, 25 doanh nghiệp được yêu cầu báo cáo diện tích rừng bị mất thì 10 doanh nghiệp không biết rừng do mình quản lý bị mất bao nhiêu, lúc nào.
Sau nhiều năm chần chừ, rồi cũng đến lúc ngành chức năng tỉnh Đăk Nông phải sòng phẳng với các “nhà đầu tư”. Ông Vũ Minh Khôi - Phó Giám đốc Sở NNPTNT - cho biết đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi dự án của các Công ty Ngọc Thạch, Luân Thịnh, Thăng Long và buộc các doanh nghiệp này bồi thường 446ha rừng.
Đối với 9 doanh nghiệp không bị thu hồi dự án, sở yêu cầu bồi thường giá trị hơn 1.500ha rừng. Chỉ cần tính 100m3/ha (trữ lượng thấp nhất của rừng khoanh nuôi) - và giá gỗ 3 triệu đồng/m3 (loại gỗ thông thường) thì các doanh nghiệp này phải bồi thường khoảng 600 tỷ đồng.
“...Một số doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trồng cao su, năng lực tài chính hạn chế và hậu quả là không triển khai hoặc mua đi bán lại dự án. Gần đây, việc giao đất, cho thuê đất tiếp tục diễn ra ồ ạt, liên tục nhưng điều tra khảo sát không đầy đủ... Có nơi, phần lớn đất đai nằm trong tay doanh nghiệp, người dân hầu như xâm canh trên đất của doanh nghiệp nên luôn tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện.
(Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên)
Riêng các doanh nghiệp để mất rừng với diện tích lớn, Sở NNPTNT còn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh xử lý hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Xử lý nghiêm là cần thiết, nhưng thực trạng hỗn loạn trên cho thấy đã đến lúc tỉnh Đăk Nông phải xem xét toàn diện về bản chất, hiệu quả, trở ngại của chương trình chuyển rừng trồng cây công nghiệp, đặc biệt là chủ thể thực hiện chương trình này.
Đăk Nông cũng như Tây Nguyên, không thể đứng ngoài sự phát triển chung của đất nước, trong đó có việc khai thác tài nguyên rừng để làm kinh tế. Nhưng cần thận trọng thí điểm ở mức độ vừa phải, xuất phát từ lợi ích của người dân, hạn chế tác động đến môi trường và xã hội hơn là ồ ạt giao rừng cho tư nhân rồi chạy theo giải quyết hậu quả.
-“Cuộc chiến” giành đất ở Đăk Nông

Tổng số lượt xem trang