Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát – La Meurtrissure

VỀ MỘT VỊ ĐẮNG

Hạ Đình Nguyên *
(Ghi vội mấy giòng )
Tối hôm qua, 29-12-2011, như mọi năm, cuộc họp mặt kỷ niệm Phong trào Đấu tranh của Thanh niên-Sinh viên-Học sinh Sài gòn và các giới được tổ chức, lần nầy tại Nhà hàng Đông Hồ 3, đường Lê Hồng Phong.
Chỉ mới bước vào sảnh, tôi đã cảm nhận ngay một không khí hơi lạ.
Không gian lịch sự, ghế bàn ngay ngắn, sân khấu hoành tráng. Đặc biệt, dàn người phục vụ ăn mặc đi đứng rất chỉnh chu và các khuôn mặt đều trẻ trung. Trực giác cũng cho tôi biết, nhiều em có chức năng chuyên nghiệp làm nhiệm vụ về trật tự  và cả những máy ảnh, máy quay phim biết chĩa vào ai và những ai. Đây chính là điều khác lạ với mọi năm. Đêm nay dường như quá khứ đã được canh giữ cẩn mật. Tôi nhận ra ở đâu đó có nỗi lo lắng về sự có mặt tất nhiên của những lãnh đạo phong trào đã từng xuất hiện bày tỏ lòng yêu nước những ngày tháng 6 vừa qua.

Như thế, buổi lễ diễn ra đương nhiên là rất trật tự. Và trật tự đã diễn ra suốt cả buổi liên hoan. Rất chu đáo về việc sắp xếp chương trình, và đặc biệt về bộ phận điều khiển âm thanh. Có hai anh nhạc sĩ của phong trào đứng ra điều khiển: nhạc sĩ Nguyễn Văn Sanh, và nhạc sĩ Trần Xuân Tiến.
Phần giới thiệu quan khách cũng trân trọng và đầy đủ: các nhân sĩ, các vị có tên tuổi của các đoàn thể trong phong trào đấu tranh, các má, các anh lãnh đạo của phong trào SVHS…và sau đó dĩ nhiên có vài vị có chức quyền đương nhiệm.
Sau một bài hát tốp ca nghiêm túc do hai nhạc sĩ làm chủ đạo, anh Huỳnh Tấn Mẫm, đại diện Phong Trào, được giới thiệu lên phát biểu. Anh phát biểu với nội dung rất súc tích và gây xúc động. Sự thành thật xuất phát từ nội tâm, anh gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ, trí thức, các đoàn thể cũng như các tôn giáo đã từng ủng hộ, giúp sức cho phong trào đấu tranh của TN-SV-HS Sài Gòn, đã từng che chắn cho những trận đòn roi tra tấn thập tử nhất sinh, và cả sự gắn bó cho đến hôm nay. Lời anh gây xúc động như cảm giác về một sự chia tay … Anh Trần Xuân Tiến, người dẫn dắt chương trình, bằng cảm xúc nhất thời, hoặc là từ một suy nghĩ sâu sắc đã nói về “sự vắng mặt dần dần” qua năm tháng của những con người, cùng nhau một thời đấu tranh, là lẽ đương nhiên của tạo hóa, và có lẽ cũng đã đến lúc bàn giao thế hệ …
Không khí trầm lắng, và anh Bí thư Thành Đoàn đương nhiệm lên phát biểu.
Bàn giao thế hệ là điều tất yếu, tiếp nối truyền thống là điều tin tưởng. Nhưng nung nấu và hoài niệm là không thể chấm dứt.
Xen kẽ các phát biểu là các tiết mục múa và hát. Các chị, dù đã cao tuổi, múa vẫn dẻo và duyên dáng trong các bộ trang phục đúng chuẩn, không kém gì các đoàn chuyên nghiệp, nhưng sự bốc lửa trong tim là điều có khác.
Và những bài ca, một thời đã gây cảm xúc sâu đậm trong lòng nhân dân, đã được tái hiện sắc sảo gợi lại một không gian sinh động của ngày trước.  
Những bài hát và giọng ca đầy khí thế chống ngoại xâm, bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn cùng với khát vọng thiết tha về Độc lập, Tự do và Dân chủ đã được cất lên, đã sống dậy, làm xao động một bầu không khí hào hùng và trong sáng của một thời quá khứ, một thời trẻ trung của các thế hệ Thanh niên và Thiếu niên lúc bấy giờ, mà nay đã là lứa tuổi ngoài 50, 60, và 70. Những bài ca lay động lòng người khó ai quên được.
Bài Người Mẹ Bàn Cờ (nhạc Trần Long Ẩn, lời thơ Nguyễn Kim Ngân) nói lên sức mạnh của lòng dân, tay không chiến đấu. Bài Đồng Lúa Reo ( Tôn Thất Lập) nói lên hình ảnh mong ước của một tương lai phát triển từ nông thôn đến thành thị. Bài Hát Từ Đồng Hoang (Miên Đức Thắng ) vẽ nên cảnh người dân nghèo bị áp bức bóc lột bởi những chính sách hà khắc bất công, quyết giành lại mảnh đất sống cho mình. Bài Không Ai Ngăn Nổi Lời Ca (La Hữu Vang) lại là tiếng kêu đòi cương quyết về Tự do, Dân chủ…và kết thúc bằng Dậy Mà Đi (Nguyễn Xuân Tân).
Thật tài tình cho Ban Tổ Chức về sự điều khiển chương trình.
Không khí nồng nàn đầy hưng phấn của Phong Trào trong quá khứ đã chấm dứt “ngay trong quá khứ,” như một nhát dao chém thật bén, cắt lìa hiện tại để chuyển sang tiệc ăn với những món ăn cũng chỉnh chu và ngon miệng.
Chương trình diễn ra rất sít sao. Không ai phát biểu “tự phát” ngoài chương trình đã định. Tiếc thay, dự định gởi gắm những suy nghĩ về truyền thống yêu nước của phong trào đô thị cho thế hệ trẻ từ những khuôn mặt lãnh đạo tiêu biểu của phong trào cũng được ai đó nhẹ nhàng tắt âm thanh. Cái không khí trang nghiêm không hợp với một ngày hội quần chúng! Không có tiềng vui đùa nghiêng ngả, náo nhiệt mà hồn nhiên, thiếu trật tự nhưng là của đời thường. Nó có phần giống như một buổi lễ để tôn vinh và cũng để khép lại một quá khứ…
Thực khách lịch sự, yên ổn ngồi ăn, lặng nghe những dư âm sâu lắng của quá khứ đọng lại, rồi trôi theo những món ăn với một vị đắng đắng.
Và lời tuyên bố bế mạc.
 Anh Lê Công Giàu vội vàng và lúi húi trao tay cho anh André một món quà nhỏ để góp sức cùng anh gởi đến những góa phụ  ở Lý Sơn và nói lời cảm ơn người đã có lần cứu mạng sống của anh trong nỗ lực âm thầm của một trái tim.  Một sự xúc động lan tỏa giữa nhóm người đứng quanh.
Tôi gặp chị Tư- trưởng Ban Tổ chức- kịp nói một câu hờ hững: ”Hay lắm chị Tư, đêm nay chị tổ chức thật là chặt chẽ !”, chị hửng hờ đáp: “Thế à, toàn là tiền túi và đi xin không đấy, phải nói anh em đóng góp đi chứ “. Tôi nhoẻn miệng cười. Đêm truyền thống thật sự kết thúc !
 *
*         *
Như thường lệ, mỗi năm sắp đến ngày kỷ niêm Phong trào, anh nhà thơ Nguyễn Kim Ngân lại thu xếp cái đìa nuôi tôm nho nhỏ của anh bên cạnh hẻm núi, từ Phú Yên đón xe đò vào Sài Gòn dự.
Khi buổi tiệc kết thúc, anh lặng lẽ dúi cho tôi một bài thơ chép tay anh mới viết. Lời thơ thoáng nét bùi ngùi không thể gọi được tên. Những bạn nào thích thơ thẩn thì đọc chơi. Tôi chép đây :
               KẺ LẠ CỦA HOÀNG HÔN
Anh định đến thăm em lần cuối
Nhưng mà nay lần cuối cũng không còn
Nắng ở lại bên sông rồi nắng tắt
Ta sắp thành kẻ lạ của hoàng hôn
Kẻ lạ của hoàng hôn, không có địa chỉ để đến
Không có người để gặp
Chỉ là áng mây xa đã đủ sắc màu tan hợp
Chỉ như sương trắng ban mai kéo xuống đắp chiều tà
Có điều chi buồn vui xin thứ lỗi
Cái ta đi tìm hình như không gặp nhau
Ta phải kịp trồi lên tìm dưỡng khí
Đã thấy mình đuối sức trước sông sâu
Lãng đãng đường chiều đất đá dăm
Một bên rừng núi, một bên sông
Sông lở, núi trôi, em nghiêng ngả
Nát nhàu bụi bặm bánh xe qua.
Kẻ lạ thu mình làm kẻ lạ
Chiếc mũ, chiếc khăn làm mặt nạ
Ta như ngựa đã đóng móng,
Và che bờm, rong ruổi với đường xa.
Ngày cuối năm,
Chúc bạn bè gần xa một năm mới an lành.
H.Đ.N.
* Tác giả Hạ Đình Nguyên, từng là Chủ tịch Ủy ban Đấu tranh thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975.


-André Menras: Từ cuốn sách ‘Chúng tôi lên án: Trở về từ nhà tù Sàigòn’ tới phim tài liệu ‘Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát’ bị CSVN cấm chiếu
Trùng Dương

Sáng nay, hai ngày trước khi bước sang năm 2012, chị bạn bên Pháp chuyển cho cái link phim tài liệu “Hoàng Sa, Việt Nam: Nỗi đau mất mát”, thấy ghi là do André Menras Hồ Cương Quyết thực hiện. Phim có tựa tiếng Pháp là “La Meurtrissure - Painful loss”. Phim dài 59 phút, bị chính quyền Cộng sản Việt Nam cấm không cho trình chiếu trong buổi ra mắt ngày 29 tháng 11 vừa qua, khiến nhiều khách mời phải chưng hửng ra về, và nhà làm phim cũng ngỡ ngàng, bối rối.(*)

Hình trang YouTube về cuốn phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam:
Niềm đau mất mát” (Ảnh Trùng Dương)
Trong thư chuyển tiếp, thấy ghi lại lời của ông Menras: “Các nhân viên an ninh đă đối xử với tôi và các bạn của tôi một cách thô bạo và phi pháp. Bộ phim là tiếng nói chân thật của các ngư dân miền Trung bị tàu Trung quốc cướp bóc, đánh đập và hành hạ tại vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

“Trong bộ phim ta thấy một nét văn hoá đặc biệt của ngư dân là văn hóa ‘mộ gió’,” thư chuyển tiếp vài hàng tâm sự của Menras. “Đây không phải chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là một thông điệp cho bất cứ kẻ xâm lược nào rằng: Họ không bao giờ chịu bị cướp đoạt những điều họ quí nhất, đó là linh hồn của người thân, vùng biển truyền thống của tổ tiên, niềm tự hào của họ, quyền sống của mình và của con cháu mình.

“Tôi cam kết sẽ báo cáo thường xuyên và sẽ hỗ trợ trực tiếp, tại chỗ cho các phụ nữ có chồng đă chết trong cuộc mưu sinh, bám biển, bám đảo và cho các trẻ em mồ côi cha tại Lý Sơn và Bình Châu.” Và ông Menras đòi: “Hăy xóa đường lưỡi bò trên biển Đông và hãy bảo vệ cho những ngư dân Việt Nam hiền hòa.”

Tất nhiên là tôi rất tò mò, vì cái tên của người thực hiện. Nhưng, do thói quen, trước khi tôi bỏ thì giờ ra mở YouTube xem cuốn phim dài cả tiếng đồng hồ này và không biết có đúng tiêu chuẩn phim tài liệu để không làm mất thì giờ của mình, tôi có thắc mắc cần giải đáp trước đã: Cái ông André Menras này là ai? Sao lại có cái đuôi tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết? Phải chăng là một anh Việt Nam có quốc tịch Pháp nên khi đổi sang tên Tây vẫn cố níu lại cái tên Việt cho đỡ mất gốc?

Điều tôi tìm ra hấp dẫn hơn cả điều tôi suy đoán.

André Menras là ai?


Bốn mươi năm trước André Menras là một người tích cực ủng hộ cuộc chiến xâm lăng Miền Nam của Cộng Sản Hà Nội. Nguyên là giáo viên dậy Pháp ngữ tại trường Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn trước, Menras yêu mến dân tộc Việt. Song như nhiều trí thức ngây thơ khác, ông nghe lời đường mật và chọn đứng về phe Cộng sản Bắc Việt, có lẽ một phần vì tinh thần chống Mỹ của nhiều người Pháp quan tâm tới Việt Nam vào giữa thế kỷ trước, mà Hoa Kỳ lại là nước hỗ trợ chính phủ Mìền Nam trong việc ngăn chặn cuộc xâm lăng của Cộng sản.



Theo chiều kim đồng hồ, trên, trái: Andre Menras (Ảnh Facebook); Menras bắt tay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sau khi được nhận vô quốc tịch Việt (Ảnh Internet); Menras viết biểu ngữ cho cuộc biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hòang Sa; và Menras cầm biểu ngữ, bên phải, với một số người tham gia biểu tình ở Việt Nam, tháng 5 năm 2011. (Ảnh Google Images, Collage TD).
Vào ngày 25 tháng 7 năm 1970, Menras và một người bạn, Jean Pierre Debris, tới Sài Gòn, với sứ mạng khuấy rối để tạo sự chú ý của dư luận quốc tế. Họ leo lên tượng Thủy Quân Lục Chiến trước tòa nhà Quốc Hội ở góc đường Tự Do và Lê Lợi hồi ấy treo cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Việt Cộng) và phân phối nhiều ngàn truyền đơn chống lại cuộc chiến Việt Nam. Họ bị chính quyền Việt Nam Cộng Hoà bắt và kết án tù, hai năm cho Menras và bốn năm cho Debris, và bị đưa đi Côn Đảo. Mãn hạn tù, Menras trở về Pháp và càng tích cực yểm trợ cuộc chiến tranh “giải phóng” của Hà Nội. Ông và Debris sau đó cùng xuất bản vào năm 1973 cuốn hồi ký dầy 93 trang, “Chúng tôi lên án: Hồi hương từ nhà tù Saigon” (“We Accuse: Back from Saigon’s Prisons”), nhằm tiếp tay với phong trào phản chiến đẩy mạnh cuộc xâm lăng Miền Nam đến chiến thắng cuối cùng của Hànội vào mùa xuấn năm 1975.

Menras ở đâu, làm gì kể từ sau chiến thắng 1975 của Cộng sản Việt Nam? Không biết ông có nghe biết về những chuyến vượt biển kinh hoàng của hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam tìm đường lánh nạn Cộng sản? Không biết ông có nghe biết về những chuyện trả thù man rợ của chính quyền Cộng sản Việt Nam đối với những người thuộc chế độ cũ? Không biết ông có nghe biết về nạn đói đe dọa khi chính quyền CSVN nhất định áp đặt chế độ xã hội chủ nghĩa mong đẩy nhanh đẩy mạnh đất nước và dân tộc Việt đến với thiên đường Cộng sản cho lẹ, và đẩy thêm nhiều người Việt ra biển làm mồi cho sóng gió và hải tặc? Để rồi cuối cùng họ đành phải đi theo con đường của Trung Cộng vào thập niên 1980, đó là áp dụng nền kinh tế thị trường của tư bản mà họ đã tốn bao xương máu của người dân lương thiện để chống lại? Và kết quả là một nước Việt Nam đầu Ngô mình Sở: hào nhoáng bề ngoài, rỗng tuếch rỗng toác bên trong, một môi trường tan nát vì nạn ô nhiễm, lụt lội triền miên vì rừng đã bị khai quang để bán, tham nhũng từ trên xuống dưới, mua quan bán tước, với một dân tộc ngày càng tha hóa, dân tình hoang mang bất mãn cùng cực, đặc biệt từ ngày xẩy ra chuyện Hà Nội nhượng đất, đảo và cho Trung Cộng thuê rừng, nhưng người dân lại bị cấm không được biểu tình chống lại trước hiểm họa bị Bắc thuộc lần thứ tư? Đấy là chưa kể tới những việc chính quyền Hà Nội đàn áp tôn giáo, bỏ tù những người đòi tự do dân chủ.


Tuyệt nhiên không thấy ông Menras lên tiếng, mặc dù những cựu đảng viên Cộng sản như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, kẻ đào nhiệm, kẻ lưu vong đầy rẫy đường phố Paris của ông và đã lên tiếng tập thể “Chúng tôi lên án” một chế độ tàn bạo, tráo trở, vô luân và vô nhân. 

Công dân Hồ Cương Quyết 

Thế rồi ông bỗng trở lại Việt Nam vào đầu thế kỷ 21, không rõ vì lý do gì. Tôi vốn thích nghĩ tốt về người khác trước khi có được những thông tin chi tiết về họ để vẽ một chân dung chính xác hơn về đương sự. Do đấy tôi nghĩ có thể vấn đề mất mát biển đảo ở Việt Nam đã khiến ông quan tâm? Thêm vào đó là tâm trạng tự nhiên của một người lớn tuổi có khuynh hướng tìm về dĩ vãng, mà dĩ vãng đầy lý tưởng của đảng viên Cộng sản Menras cũng đáng để vuốt ve lắm chứ.


André Menras phỏng vấn gia đình ông Nguyễn Việt cho phim “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”. Ông Việt có người con trai tên Nguyễn Thanh Biên đi biển bị quân Trung Quốc bắt ở Hoàng Sa năm 2009, bị tịch thu hết thuyền bè, và còn bị đòi tiền chuộc. Hiện giờ gia đình vẫn còn nợ khoảng 220 triệu đồng VN tiền chuộc, có giấy chứng nhận của quân đội Trung Quốc và cả của… chính quyền Việt Nam địa phương. (Ảnh Trùng Dương, chụp từ phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam”)
Không biết ông đã thấy những gì, đã đi những đâu, đã tiếp xúc với những ai với khả năng tiếng Việt khá lưu loát của ông, không những nói mà cả viết. Rồi ông ngỏ ý muốn xin nhập tịch Việt Nam. Cũng có thể vì chỉ có cách nhập tịch mới tạo cho ông điều kiện thích hợp để tiếp tay xây dựng một Việt Nam mà ông đã “phải lòng” từ hồi còn trẻ, như mối tình đầu và có lẽ là cuối, chăng? Tuy vậy, ông vẫn muốn là dù nhập tịch Việt song ông vẫn giữ quốc tịch của mẫu quốc. Rồi ông được toại nguyện khi chính quyền Việt Nam chấp nhận song tịch. Và vào tháng 11 năm 2009, ông chính thức trở thành người Việt Nam với hộ chiếu và căn cước hẳn hoi, với tên Hồ Cương Quyết, nghe nói cho có vẻ cùng giòng họ với Hồ Chủ tịch kính yêu vô vàn. 

Đã hẳn là báo chí Việt Nam coi đấy là tin lớn. Chẳng gì đây là lần đầu tiên có “sự cố” như thế này vì từ bao nhiêu thập niên nay chỉ thấy người Việt đi nhập tịch tứ phương thiên hạ, con số nay cũng lên tới cả hai, ba triệu, và có triển vọng tăng nữa. Chứ có ai thấy người nước ngoài nhập tịch Việt Nam đâu. Xin mở/đóng ngoặc đơn ở đây: Trường hợp nhạc sĩ Phạm Duy là ngoại lệ, vì tuy ông là người Mỹ nhập tịch Việt Nam nhưng cái gốc của ông vẫn là người Việt, là… khúc-ruột-ngàn-dặm, mặc dù hồi ấy báo chí nhà nước CSVN cũng khua chiêng gõ trống um xùm.


Vài khuôn mặt trong “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” do André Menras thực hiện, từ trái: Em Lê thị Thanh Thanh, cư dân đảo Lý Sơn, có cha là Lê Minh Tâm, đi biển chết mất xác; Bà Lê thị Sanh, cư dân đảo Lý Sơn, có chồng là Nguyễn Hoàng, đi biển mất tích với năm người khác, đề lại cho bà ba đứa con không một phương tiện sinh nhai; ông Võ Hiển Đạt, 80t, gia đình sống nhiều đời trên đảo Lý Sơn, nói Hoàng Sa thuộc về Việt Nam từ trước cả thời Vua Gia Long, và ông còn giữ nhiều tài liệu liên hệ. (Ảnh Trùng Dương, chụp từ phim tài liệu “Hoàng Sa”)
Với tư cách là công dân Hồ Cương Quyết, ông Menras đã viết nhiều bài có tính xây đựng đối với quê hương thứ hai là Việt Nam này. Một trong những bài đó, khá dài, có tựa là “Con người cần có ô-xy, ánh sáng và không gian” đăng trên boxitvn.net, cho thấy ông còn muốn cứu vãn cả đảng Cộng sản Việt Nam đang suy thoái hết thuốc chữa nữa cơ. Nhà văn Nguyễn Huệ Chi, trong bài giới thiệu bài viết bằng tiếng Việt của công dân Hồ Cương Quyết, đã viết ngắn, gọn, và thâm trầm, như sau:
“Là một người Việt mới nhập quốc tịch Việt Nam, tuy vậy ông André Menras luôn có một cái nhìn thực tiễn sắc bén hiếm thấy. Ngòi bút phê phán của ông trước các vấn đề cụ thể đang diễn ra trên đất nước mà đối tượng là người cầm chịch vận mạng của dân tộc, bao giờ cũng đích đáng. Song trong khi ở Pháp, Đảng Cộng sản Pháp đang vỡ ra từng mảng thì ông lại có một niềm tin rất đáng yêu về một triển vọng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không chóng thì chầy từ nguy cơ suy thoái đang hiển hiện trước mắt lại có thể trở lại trong sạch như pha lê bởi đó là Đảng Cộng sản của người Việt Nam, một dân tộc với những phẩm chất mà ông yêu quý tự đáy lòng. Lão Tử cho rằng trở về với bản tính hồn nhiên của ‘anh nhi’ -- trẻ thơ/ngây thơ – là vươn đến đỉnh cao trong phương thức sống của một triết nhân đạt đạo. Cầu chúc cho công dân Việt Nam Hồ Cương Quyết tìm được bí quyết đó trong tư duy như Lão Tử khuyên dạy.”

Chẳng biết Đảng CSVN có lắng nghe công dân Hồ Cương Quyết quyết lòng làm sạch đảng hay không, nhưng Đảng đã chỉ thị cho truyền thông Đảng nắm trong tay quyền sinh sát làm những gì cần làm. Khi công dân Hồ Cương Quyết tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam hồi giữa năm, lại còn viết bài “Hãy lên tiếng, dõng dạc và minh bạch” dài trên 2,000 chữ và đưa cho báo nhà nước Tuần Việt Nam đăng tải, ban biên tập biết phải làm gì. Chẳng những họ cắt bài của ông đi gần nửa, lại còn sửa đổi nội dung, đến cả cái tựa cũng viết lại, thành “Biển Đông: Sợ hãi không đẩy lui hiểm họa”. Họ quên là họ đang sống ở thời đại Internet. Nhiều báo điện tử, trong đó có Tiền Vệ, tienve.org, đã đưa vụ này, đầy đủ, lên Mạng cho cả thế giới chiêm ngưỡng.(**)

Chưa hết, Đảng lại vừa tặng cho công dân Hồ Cương Quyết một đòn còn ngoạn mục hơn, đó là bóp chết đứa con tinh thần mang nặng đẻ đau của ông nữa.

Phim tài liệu ‘Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát’ 

Phải công bằng mà nhận rằng đây là một phim tài liệu có giá trị, cả về hình thức lẫn nội dung. Về nội dung, đó là một loạt những phỏng vấn người dân chài chất phác, thực thà, những sự việc thật, không thêm thắt. Menras đảm trách phần phỏng vấn bằng tiếng Việt và dẫn giải trong ấn bản tiếng Pháp, và một giọng nữ dẫn trong ấn bản tiếng Việt. Cả hai dẫn bằng một giọng bình dị, như người kể chuyện, rỉ rả, không lên giọng kết án ai, kể cả quân Trung Quốc hiện đang trấn đóng vùng biển Hoàng Sa vốn thuộc về Việt Nam từ trước cả thời Gia Long, và là động lực gây ra một số chết chóc, bắt bớ, tịch thu tài sản của dân chài và họ còn bị đòi tiền chuộc nữa, diễn ra từ các năm giữa tới cuối thập niên 2000. Tóm lại, đó là một cuốn phim phóng sự có giá trị tài liệu, trình bầy không thêm thắt những mảnh đời dân chài ít người Việt có dịp biết đến, nếu không nhờ nhóm quay phim cất công về tận nơi, ra tận đảo (Lý Sơn) để quay phim và phỏng vấn.

Cái làm người xem động lòng thương tâm, và có lẽ là cái làm cho chế độ CSVN nhột nhạt, là những ngưởi dân chất phác hiền lành chịu đựng mọi rủi ro, tai ương thiên nhiên cũng như thời thế nhân tạo, hoàn toàn trong sự cô đơn, không có một an ủi, vỗ về, chứ đừng nói tới bênh vực, từ những người đại diện chinh quyền. Phải chăng đây chính là sự thiếu xót của phim, đó là đã không có phần phỏng vấn các viên chức địa phương, hoặc muốn mà không thực hiện được, vì chẳng ai dại gì ra mặt?

Với tôi, sức mạnh của một bài phóng sự, phim tài liệu, là thái độ thản nhiên trình bầy, không dùng những tiếng tĩnh tự hay trạng tự -- tiếng báo chí Mỹ gọi là “show, don’t tell” --, không mao tôn cương, không cả dùng những tiếng nhạc dồn dập, khích động, những xảo thuật điện ảnh, như trong một số phim tài liệu về Việt Nam, kể cả của người ở hải ngoại thực hiện mà tôi đã có dịp xem gần đây. Hãy tôn trọng độc/khán giả và để họ tự rút ra kết luận của riêng mình. “Hoàng Sa Việt Nam: Niềm đau mất mát” đã hoàn thành sứ mệnh đó. Có lẽ vì thế mà nó bị cấm?


Trong cái rủi ro thường bao giờ cũng có cái may, tiếng Mỹ là “silver lining”. Nhờ bị cấm đoán của chính quyền mà cuốn phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” đã tìm đường lên Internet, được posted trên YouTube, và chúng ta ở hải ngoại đã được dịp xem. (Bạn đọc nào sử dụng Real Player ấn bản mới, miễn phí, có thể tải nguyên cuốn phim 59 phút này xuống máy computer của mình để xem offline hoặc chia sẻ với bằng hữu.)

Công bố sự có mặt của cuốn phim tài liệu tại YouTube, Menras vừa viết trên boxitvn.net, ngày 20 tháng 12 vừa qua, như sau:
“Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát” đã có phiên bản tiếng Việt 
 
Các bạn thân mến,

Tôi rất vui mừng báo tin với các bạn rằng, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của một số thân hữu của tôi, kể từ hôm nay, các bạn có thể vào youtube để xem trọn bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: La Meurtrissure, Painfull loss, Nỗi đau mất mát”, phiên bản tiếng Việt. Xin các bạn truy cập theo đường link sau đây: http://www.youtube.com/watch?v=FaWNlxJ9OZo

Bất chấp việc cấm đoán thô bạo của chính quyền ở TP. HCM, và sau đó là thái độ im lặng khó hiểu của họ khi tôi đề nghị được giải thích, bất chấp việc tôi không thể nào tiếp cận được với các giới chức đã trì hoãn buổi chiếu phim của tôi ở Hà Nội, cuối cùng bộ phim cũng được phổ biến rộng rãi cho mọi người Việt Nam trong nước cũng như trên toàn thế giới.

Không ai có thể ngăn chận mãi tiếng nói của sự thật!

Tôi hy vọng bộ phim mà tôi đã hoàn thành với tất cả tâm huyết này sẽ mang đến cho mọi người cái nhìn khái quát và chân thật về tình cảnh khốn khó và đầy hiểm nguy mà các ngư dân cùng người thân của họ đang phải đối mặt từng ngày, từ đó các bạn sẽ có hành động hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất, nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau thương mất mát của đồng bào ta.

Về phía mình, tôi long trọng cam kết sẽ là nhịp cầu nối đáng tin cậy cho hoạt động tương thân tương ái này, với sự đảm bảo và giúp sức tận tình của các bạn bè của tôi…
Hồ Cương Quyết – André Menras


Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó công dân Hồ Cương Quyết bị tống xuất khỏi Việt Nam, như chàng thanh niên André Menras đã bị trục xuất khỏi Sàigòn cách đây gần 40 năm. Liệu ông có sẽ viết một cuốn hồi ký tựa là “J’accuse…”?
(TD, 12/2011)



Chú thích:
* Nghe tường thuật của đài Á Châu Tự do về buổi ra mắt phim “Hoàng Sa Việt Nam: niềm đau mất mát” bị cấm, tại http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/andr-menr-film-prohib-in-saigon-11302011122915.html/11302011-andr-menr-film-prohib-in-saigon.mp3
** André Menras, “Hãy lên tiếng, dõng dạc và minh bạch”: http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12889
Nguyễn Tôn Hiệt, “Báo Tuần Việt Nam đã kiểm duyệt bài viết của André Menras Hồ Cương Quyết như thế nào?” http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12890



Andre Mendras người vuốt râu hùm 
Cảm ơn bác ND đã gửi ảnh
- Cũng buồn vì đến giờ Andre Mendras người vuốt râu hùm  vẫn phải tiếp tục vuốt râu hùm ...


-André Menras dấn thân vì các ngư dân trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc (bauxitevn)
Trần Hữu Khánh dịch từ Midi Libre.
clip_image001
André Menras ở Hà Nội bên cạnh phiên bản một cột mốc biên giới.
(Photo AFP/HOANG DINH NAM)

André Menras, dân Biterrois [chỉ các vùng thuộc miền Nam nước Pháp, ven Địa Trung Hải – người dịch], là người yêu Việt Nam cuồng nhiệt. Là một giáo chức Nhà nước nghỉ hưu và chủ tịch Hiệp hội ADEP Pháp - Việt, ông còn là nhà đấu tranh không tuân theo bất cứ quy chuẩn nào trong việc dấn thân cho đất nước mà ông đã nhận làm tổ quốc thứ hai của mình. Năm 2009, ông là một trong số rất hiếm hoi người nước ngoài được chính tay Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trao quốc tịch Việt Nam, vì đã sát cánh cùng nhân dân Việt Nam “trong thời kỳ gian khổ nhất”.
Sự nghiệp mới của ông lần này hướng về các ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi thuộc miền Trung Việt Nam, những người đang ở tâm điểm của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.
Ông đã quyết định tôn vinh những ngư dân này bằng bộ phim tài liệu do mình thực hiện, có tựa đề là “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát”, bộ phim mà theo ông đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam bật đèn xanh. Tuy nhiên, ông cho biết buổi trình chiếu đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng Mười Một vừa qua đã bị Công an hủy bỏ một cách “thô bạo”.
“Nỗi đau mất mát” đưa ra từng lời chứng của các ngư dân và các góa phụ; họ kể lại những cuộc tấn công của hải quân Trung Quốc đối với tàu Việt Nam, việc bắt giam thủy thủ đoàn và đòi tiền chuộc. “ Đó là một hành động khủng bố thực sự”, con người nhiệt huyết ở tuổi sáu mươi ấy nhấn mạnh. Ông cũng khẳng định quyết tâm làm cho mọi người hiểu rõ về tình cảnh của những người mà ông mô tả như “những anh hùng của đời thường”.
Đây là một đề tài hết sức tế nhị, mặc dù tình trạng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã lắng dịu với sự nhún mình từ phía Việt Nam.
Tháng Giêng tới đây, André Menras sẽ công chiếu bộ phim của mình ở Paris cũng như cậy nhờ vào Internet để tiếp tục phổ biến phim, mặc dù tính đến nay bộ phim đã được 35 000 lượt người vào xem trên Youtube.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.--
--Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mátAndré Menras



Các bạn thân mến,

Tôi rất vui mừng báo tin với các bạn rằng, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của một số thân hữu của tôi, mà kể từ hôm nay, các bạn có thể vào You Tube để xem trọn bộ phim” Hoang Sa Vietnam : La meurtrissure, Painfull loss, Noi dau mat mat” , phiên bản tiếng Việt.



Bất chấp việc cấm đoán thô bạo của chính quyền ở TP. HCM , và sau đó là thái độ im lặng khó hiểu của họ khi tôi đề nghị được giải thích, bất chấp việc tôi không thể nào tiếp cận được với các giới chức đã trì hoãn buổi chiếu phim của tôi ở Hà Nội, cuối cùng bộ phim cũng được phổ biến rộng rãi cho mọi người Việt Nam trong nước cũng như trên toàn thế giới.

Không ai có thể ngăn chận mãi tiếng nói của sự thật!

Tôi hy vọng bộ phim mà tôi đã hoàn thành với tất cả tâm huyết này sẽ mang đến cho mọi người cái nhìn khái quát và chân thật về tình cảnh khốn khó và đầy hiểm nguy mà các ngư dân cùng người thân của họ đang phải đối mặt từng ngày, từ đó các bạn sẽ có hành động hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất , nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau thương mất mát của đồng bào ta.

Về phía mình, tôi long trọng cam kết sẽ là nhịp cầu nối đáng tin cậy cho hoạt động tương thân tương ái này, với sự đảm bảo và giúp sức tận tình của các bạn bè của tôi…

Hồ Cương Quyết, André Menras


Nguồn : Blog AngBaSam 

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi Đau Mất Mát — La Meurtrissure-Painful Loss.

André Menras - andremenras@yahoo.com

Bản thuyết minh tiếng Việt Nam.

Tác giả phim "Hoàng Sa - Nỗi Đau Mất Mát" Hồ Cương Quyết (André Menras) đã cho phép chúng tôi đưa lên Youtube. Phim của ông hiện vẫn còn bị cấm chiếu tại Việt Nam.

Ông đã viết:

Phim tài liệu "Hoàng Sa - Nỗi Đau Mất Mát" đã bị lực lượng an ninh TPHCM ngăn cấm chiếu ngày 29 tháng 11 năm 2011 tại TPHCM. Các nhân viên an ninh đã đối xử với tôi và các bạn của tôi một cách thô bạo và phi pháp. Bộ phim là tiếng nói chân thật của các ngư dân miền Trung bị tàu Trung Quốc cướp bóc, đánh đập, hành hạ tại vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Trong phim cho thấy một nét văn hóa đặc biệt của ngư dân là văn hóa "mộ gió". Đây không chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là một thông điệp cho bất cứ kẻ xâm luợc nào rằng: Họ không bao giờ chịu bị cướp đoạt những địều họ quý nhất, đó là linh hồn của người thân, vùng biển truyền thống của tổ tiên, niềm tự hào của họ, quyền sống còn của mình và của con cháu mình.

Hội ADEP France Vietnam đã mở môt tài khoản Paypal đặc biệt để hỗ trợ họ. Website: adep@adepfrancevietnam.fr. Nếu bạn quan tâm, bạn có thể mở một tài khoản Paypal riêng ( miễn phí và an toàn) để giúp đỡ online. Tôi cam kết sẽ báo cáo thường xuyên và sẽ hỗ trợ trực tiếp , tại chổ cho các phụ nữ có chồng đã chết trong cuộc mưu sinh, bám biền, bám đảo và cho trẻ em mồ côi cha tại Lý Sơn Và Bình Châu.

Hãy xóa đường lưỡi bò trên Biển Đông và hãy bảo vệ cho những ngư dân Viêt Nam hiền hòa.

Nguồn : YouTube


- Phỏng vấn ông André Menras – Hồ Cương Quyết: Phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » và tâm tình của một người Việt gốc Pháp – (RFI). Bộ phim tài liệu « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát » (Hoang Sa, la meurtrissure) của ông André Menras, một người Pháp mang quốc tịch Việt Nam và có tên Việt là Hồ Cương Quyết, nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi, đã bị cấm trong buổi chiếu ra mắt dành cho một nhóm thân hữu ngày 29/11 tại Khu du lịch Văn Thánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Việc ngăn cấm này đến nay vẫn không rõ lý do, tuy bộ phim có sự hỗ trợ của đài truyền hình thành phố, và trước đó đã được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép xuất nhập sản phẩm báo chí.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, ông André Menras đã nói lên những tâm tư chung quanh bộ phim này.

Ông André Menras - Việt Nam
04/12/2011
RFI : Kính chào ông André Menras. RFI Việt ngữ rất hân hạnh được ông dành thì giờ tiếp chuyện hôm nay. Thưa ông, xin ông vui lòng giới thiệu sơ qua về bộ phim « Hoàng Sa, nỗi đau mất mát».
André Menras : Cuốn phim này là cả một câu chuyện dài. Tôi đã bỏ ra nhiều năm dài để làm việc, nghiên cứu về luật quốc tế, để đọc các tài liệu, theo dõi các sự kiện tại Việt Nam về các ngư dân ở miền Trung bị hải quân Trung Quốc bức hại. Chủ yếu là các ngư dân ở Lý Sơn, Bình Châu, nơi có nhiều người vợ góa của các ngư dân mất tích. Họ bị mất tích trong cơn bão, nhưng thật ra nhiều khi không phải do bão, mà là do hải quân Trung Quốc ngăn cấm họ đánh cá tại khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng ở Hoàng Sa. Vì vậy đương nhiên khi bão tố nổi lên, tàu của họ bị nhận chìm do không được vào tránh bão. Có những chiếc tàu bị chìm, bị mất tích một cách kỳ lạ trong thời kỳ biển lặng, đặc biệt là tại một phần của quần đảo bị chiếm đóng.
Tôi đã nghiền ngẫm kỹ về tất cả những điều trên đây, và cuối cùng quyết định đến với các ngư dân – vì tôi có quốc tịch Việt Nam. Tôi cũng đi đánh cá với họ tại vùng quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và tôi đã vấp phải việc cấm đoán, ngăn trở của lực lượng biên phòng và an ninh. Tôi bèn liên lạc với chủ tịch nước đương nhiệm lúc đó, là ông Nguyễn Minh Triết, vốn là một người có tấm lòng. Ông đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện bộ phim, với sự hỗ trợ của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, và sau nhiều lần liên lạc với Bộ Ngoại giao ở Hà Nội.
Sau đó tôi đã dành 10 tiếng đồng hồ để quay bộ phim tại đảo. Tôi phỏng vấn các ngư dân và những người vợ của họ, những người đàn bà góa mà tôi có dịp gặp gỡ. Tôi đã đi Lý Sơn và Bình Châu 5 lần, có nghĩa là hiện diện suốt một tháng rưỡi trên đảo. Tôi đã ăn ngủ cùng các ngư dân, đi biển đánh cá với họ tại vùng duyên hải Bình Châu. Tôi đã xây dựng được những mối quan hệ mà dần dà đã trở nên sâu sắc, rất thật với cộng đồng này, để có thể làm nên một bộ phim tài liệu thuộc loại chưa từng được thực hiện ở Việt Nam.
RFI : Những người vợ góa của các ngư dân đã kể lại cho ông nhiều điều về cuộc sống của họ ?
André Menras : Vâng. Tôi muốn qua bộ phim này giúp ngư dân có dịp nói lên tiếng nói của họ, muốn dành diễn đàn cho những người phụ nữ mà như trong những điệu lý truyền thống, họ đã tiễn chồng, tiễn con trai ra đi và không bao giờ còn có dịp gặp lại. Những phụ nữ đó mang tâm trạng hoàn toàn tuyệt vọng. Người ta đã cướp mất của họ những người thân yêu nhất. Họ không còn gì để sinh sống, vì kinh tế của cả gia đình đều dựa vào người chồng. Trụ cột của gia đình mất đi, họ bỗng dưng trơ trọi với đàn con, thường là ba, bốn đứa con, mà không có phương tiện mưu sinh.
Trong tình trạng đó, có thể nói nhà nước Việt Nam đã không làm được những gì cần thiết để bảo vệ họ. Chẳng hạn như dành cho họ một chế độ ưu tiên : giúp con cái họ được đi học, khi đau ốm có được thuốc men miễn phí hay với giá phải chăng, hỗ trợ họ về thực phẩm, về nhà ở.
Họ đã kể cho nghe cuộc sống của họ như thế nào. Và mục đích của bộ phim là giúp họ được nói lên tiếng nói của mình, chứ không phải nhằm mục đích chính trị - không cần phải như thế, vì chính thực tế đã nói lên tất cả. Tôi muốn đưa tiếng nói của họ đến được trước hết là với đồng bào người Việt, vì chính nhân dân Việt Nam đang là người phải chịu đựng. Bộ phim nhằm đưa thông tin đến với người Việt Nam và với cộng đồng quốc tế, để gầy dựng một phong trào tương thân tương ái với các ngư dân Việt.
Ngư dân Việt Nam xứng đáng được tương trợ, vì họ là những chiến sĩ hòa bình đích thực. Mỗi lần ra khơi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa, họ không biết là sẽ trở về được hay không. Chỉ điều này thôi đã đáng ngưỡng mộ rồi. Cần có một phong trào liên đới với họ, với Việt Nam, trong cuộc chiến đấu đòi công nhận chủ quyền trên vùng biển ở Đông Nam Á này. Một cuộc chiến để đòi lại quần đảo mà Trung Quốc đã cướp mất vào năm 1974, khi cho hải quân tràn đến xâm lược Hoàng Sa, sát hại 64 người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
RFI : Họ có ngạc nhiên vì ông quan tâm đến cuộc sống của họ ?
André Menras : Vâng. Ban đầu tôi bị coi là một ông Tây mũi lõ, lông lá, đến đảo để tìm hiểu về một chủ đề mà khách du lịch thường chẳng quan tâm. Tôi khá vất vả trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên, vì tôi bị công an theo dõi – công an thuộc nhiều đơn vị khác nhau : công an biên phòng, rồi đến lực lượng an ninh. Mỗi lần tôi hỏi chuyện ai, sau khi tôi đi rồi thì công an lại đến tra vấn về chủ đề cuộc đối thoại của chúng tôi, như vậy những người đó phải gánh chịu áp lực.
Rồi dần dà với vốn tiếng Việt tuy không thông thạo lắm, nhưng cũng tạm đủ để tiếp xúc, trong đợt ra đảo lần hai, tôi được xem là một con người đàng hoàng, tin cậy được, thực lòng muốn giúp họ. Và đến lần thứ ba khi họ biết rằng tôi có quốc tịch Việt Nam, biết chính cựu chủ tịch nước đồng ý cho tôi nhập tịch vì đã hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh đầy khó khăn trước đây, thì tôi được xem như khách, và đối với một số người thì tôi trở thành bạn bè họ.
Ông André Menras và biểu ngữ phản đối.
DR
RFI : Cho dù thế, ông vẫn tiếp tục gặp những khó khăn ?
André Menras : Đương nhiên. Các khó khăn đến từ áp lực của chính quyền Trung Quốc lên đời sống chính trị Việt Nam, và ảnh hưởng của hoạt động vận động hậu trường của Bắc Kinh ngay trong bộ máy chính trị trong nước. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rất rõ trước Quốc hội. Lần đầu tiên ông đã nói là Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, và cần phải đấu tranh để lấy lại quần đảo này.
Như vậy là đã rõ ràng hơn, và chúng ta đã từ một tình thế được gọi là « nhạy cảm », sang việc dám nói thẳng tên Trung Quốc ở cấp lãnh đạo cao nhất của chính phủ, và còn khẳng định ý nguyện muốn thương lượng đòi lại phần lãnh hải của Việt Nam đã bị chiếm.
Trong tình hình đó, việc chiếu bộ phim trên không đặt ra bất cứ vấn đề gì, cả về tính hợp pháp lẫn nội dung phim, vì phim không nhằm mục tiêu chính trị. Bộ phim không mang tính chính trị, mà trước hết, nó mang tính chất nhân bản ! Không thể có vấn đề gì khi chiếu phim này, một khi Thủ tướng đã tuyên bố như trên. Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ có bổn phận phải hỗ trợ tất cả những công dân tiến hành các hành động yêu nước để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Cho dù vậy, công an Sài Gòn – một bộ phận công an Sài Gòn mà thôi, tôi không biết là bộ phận nào – đã can thiệp để cấm chiếu phim. Họ can thiệp một cách bất ngờ và thô bạo, nếu không muốn nói là bạo lực.
RFI : Như vậy trước đó ông không hề nghĩ đến việc phim bị cấm chiếu ?
André Menras Không hề ! Bởi vì phim đã được Bộ Ngoại giao bật đèn xanh, được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh duyệt qua. Phim được hình thành và dàn dựng với sự hỗ trợ tích cực của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - hãng phim TFS. Như vậy phim không có gì là bất hợp pháp cả.
Tôi đã hết sức ngạc nhiên và cảm thấy sốc, sốc rất nặng khi bị can thiệp, bị cấm cản - có thể nói là bằng vũ lực - như vậy. Họ đã đóng cửa quán cà phê nơi dự định chiếu phim, họ cúp điện. Họ còn đe dọa vị phó giám đốc của khu du lịch Văn Thánh, là ông sẽ bị mất việc nếu cho phép chiếu.
Nói chung là hết sức thô bạo ! Lại càng thô bạo hơn nữa, khi không có ai chịu trách nhiệm về vụ này cả. Tôi đã đòi được gặp người đã ra lệnh cấm trên, hay một cán bộ công an, nhưng tôi không gặp được ai cả. Tôi yêu cầu được cho xem công văn cho phép công an can thiệp như trên, nhưng tôi chưa bao giờ được xem một văn bản như thế. Không có một ai đứng ra chịu trách nhiệm. Lực lượng công an đã hành động như thể là một nhóm phần tử bất hảo.
Họ lại còn gây áp lực đối với những người xung quanh. Chúng tôi bị công khai ghi hình, bị chụp ảnh, tất cả những gì chúng tôi nói ra đều bị thu âm. Có ít nhất hai chục công an mặc thường phục được huy động đến trung tâm du lịch Văn Thánh để ngăn cản những người muốn xem phim, dù trời mưa. Kiểu can thiệp như vậy là hết sức thô bạo !

anhbasam

RFI : Được biết ông đã gởi thư phản kháng lên chính quyền ?
André Menras : Tất nhiên ! Tôi đã hoàn tất lá thư cùng với các ông Lê Hiếu Đằng, ông Cao Lập – vốn là cựu sinh viên tranh đấu thập niên 70 và cũng bị tù Chí Hòa như tôi, ông Bùi Đình An - cựu tù chính trị Côn Đảo và là người tổ chức. Chúng tôi đã cùng ký tên trong một lá thư phản đối gởi cho chính quyền ở Sài Gòn. Bản thân tôi hôm thứ Sáu đã gởi một lá thư cho ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, và tất cả các thành viên của Ủy ban để đặt ra một số câu hỏi. Tôi yêu cầu các vị này trả lời về nguyên nhân hành động mờ ám này của công an thành phố. Tôi cũng đề nghị tạo điều kiện để bộ phim bản tiếng Việt được chiếu tại Sài Gòn. Bởi vì đây là tiếng nói của đồng bào chúng ta, đồng thời cũng là cơ hội để tạo nên một phong trào liên đới mà ngư dân chúng ta đang cần có và xứng đáng được hưởng.
Tôi đang chờ đợi được trả lời, và nếu từ nay đến thứ Tư không có hồi âm thì tôi sẽ công bố lá thư trên mạng, cho tất cả mọi người đều đọc được. Tôi hy vọng ủy ban có được sự khôn khéo, tính trung thực và phản xạ của lòng ái quốc, để bộ phim được chiếu một cách công khai, lành mạnh, trong tinh thần tương trợ và bằng hữu, tại Sài Gòn.
RFI : Nhưng một phần cũng nhờ vụ can thiệp này mà bộ phim đã được rất nhiều người tìm xem trên internet…
André Menras Vâng. Tôi đã đưa phim lên mạng, lên YouTube cũng đã gần một tháng rồi, nhưng là bản tiếng Pháp. Tôi rất muốn đưa lên internet bản tiếng Việt, để những người Việt ở ngay tại Việt Nam có thể xem được. Bởi vì trước hết chính họ phải được xem, chính họ là những người có liên quan trực tiếp.
Tôi cho rằng hành động của công an không chỉ thô bạo, không chỉ bất hợp pháp – vì đã vi phạm điều 69 và 77 của Hiến pháp Việt Nam về quyền được thông tin của mỗi công dân, về nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ đất nước. Hành động trên cũng kém thông minh nếu muốn đạt được mục đích tìm kiếm - có nghĩa là, cấm chiếu phim để buộc chúng tôi phải câm lặng, để tắt đi tiếng nói của những người vợ góa ngư dân. Nhưng ngược lại, nó đã tạo ra một phong trào ủng hộ trong thế giới mạng, đã khơi dậy một làn sóng những người tìm xem bộ phim. Một điều tuyệt vời mà bộ phim nếu không bị cấm chưa chắc tạo ra được.
Vì vậy có thể tôi phải nói lời cám ơn. Thật mỉa mai và đáng buồn, nhưng tôi nghĩ cũng nên nhìn với khía cạnh khôi hài một chút. Và tôi phải cám ơn lực lượng công an về hiệu quả mà hành động của họ đã tạo ra.
RFI : Ông có dự định chiếu phim ở nơi nào khác không ?
André Menras : Có. Tôi định chiếu, trước hết chắc chắn là ở Sài Gòn – tôi đã nói mà chưa làm được - và khi tôi trở về Pháp. Đại sứ Việt Nam tại Pháp có hứa với tôi là sẽ tạo điều kiện để phim lại được chiếu ở trung tâm văn hóa Việt Nam ở Paris. Tôi cũng có chương trình mang phim đi chiếu ở Lyon, Montpellier, Marseille, Bordeaux…Những ai muốn làm ngư dân miền Trung phải im tiếng, họ sẽ không đạt được mục đích đâu.
RFI : Xin cảm ơn ông vì những gì ông đã làm cho Việt Nam…
André Menras Không việc gì phải cảm ơn tôi đâu, bởi vì Việt Nam đã dạy cho tôi rất nhiều thứ. Nếu không có Việt Nam, tôi sẽ không là tôi như bây giờ, và chắc sẽ không hài lòng với bản thân mình, tôi sẽ không là tôi nữa. Trong những gì đã gắn bó tôi với Việt Nam, có rất nhiều nỗi đau, nhưng cũng có những niềm hạnh phúc lớn lao. Một trong những hạnh phúc đó là thấy mình ở tuổi 66 lại giống như thời hai mươi tuổi, bên cạnh những người bạn học sinh, sinh viên, với giới trí thức Sài Gòn, trong cuộc đấu tranh cho tự do, tự do tư tưởng, cho tình liên đới. Tất cả những điều đó đều vô giá. Và không có Việt Nam, tôi sẽ không bao giờ có được. Không có cuộc đấu tranh của nhân dân Việt, tôi sẽ không bao giờ học hỏi được những giá trị của cuộc sống.
RFI : Nhưng bây giờ tình hình không giống như trước đây. Việt Nam phải đối mặt với một Trung Quốc giàu có, lực lượng dân chủ nội tại hầu như không đáng kể. Như vậy ông nghĩ rằng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam, đặc biệt là ngư dân Việt trên Biển Đông sẽ hết sức khó khăn ?
André Menras : Tôi nghĩ là vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, nói tổng quát hơn là vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, sự độc lập của đất nước đang bị nước láng giềng khổng lồ là Trung Quốc đe dọa, trước âm mưu bành trướng của những nhà lãnh đạo Bắc Kinh vốn có xu hướng coi như toàn vùng Biển Đông là của họ. Họ đã triển khai cái gọi là đường lưỡi bò một cách đáng buồn cười, không hề có căn cứ cả về phương diện lịch sử lẫn luật pháp. Cái đường lưỡi bò này chiếm đến 80% khu vực Biển Đông. Tức là bỗng dưng họ quyết định rằng không gian biển đảo của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia đều thuộc về họ, và như vậy họ có thể tự tiện chiếm lấy.
Họ đã cao giọng nói như thế, vì ỷ vào kinh tế của họ đang phát triển mạnh, trong khi các nền kinh tế Mỹ và châu Âu đang bị yếu đi. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng có thể lợi dụng cơ hội này để áp đặt luật chơi của mình bằng vũ lực, trước hết là tại những nơi gần biên giới nhất. Việt Nam tất nhiên là quốc gia nằm trong tầm ngắm của họ. Nếu Trung Quốc mà thống trị được Việt Nam, thì sẽ thống trị được những nước ASEAN còn lại, nhất là những nước có lãnh hải ở Biển Đông.
Như vậy, các lãnh đạo Bắc Kinh – chứ không phải nhân dân Trung Quốc, chính là mối nguy thường trực của Việt Nam. Một mình Việt Nam không thể thắng nổi mối đe dọa này, mà buộc lòng phải chịu đựng. Việt Nam chỉ có thể kháng cự nổi nếu toàn thể nhân dân đều ý thức được nguy cơ Trung Quốc, nếu thông tin đến được với toàn bộ công dân Việt Nam, nếu báo chí được tự do, nếu các công dân Việt có thể biểu lộ ý hướng tại một Quốc hội thực sự là đại diện cho dư luận quần chúng.
Chỉ riêng với tình đoàn kết thống nhất và tương trợ có được ngay trong nội bộ đất nước Việt, thì Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi muốn bành trướng, kể cả trên lãnh vực kinh tế, và chính trị tại Việt Nam. Đồng thời nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam tạo điều kiện cho tình liên đới và đoàn kết dân tộc, thì không có lý do gì mà ở nước ngoài, tại châu Âu, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc lại không có các phong trào ủng hộ Việt Nam, nhằm buộc Trung Quốc phải giảm nhiệt trong ý đồ xâm lấn, buộc Bắc Kinh phải thương lượng đa phương, tôn trọng Luật biển quốc tế. Từ đó Việt Nam có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo và thương thảo một cách tích cực và hòa bình, ngõ hầu một ngày nào đó thu hồi lại được những gì đã bị Trung Quốc cướp mất. Đó là giải pháp duy nhất. Giải pháp này được thực hiện thông qua tinh thần dân chủ ngay trong nước, qua sự minh bạch trong các lời tuyên bố chính trị ở nước ngoài.
Như chúng ta đã thấy, việc tuyên truyền của Trung Quốc là hết sức mạnh mẽ, với các phương tiện thông tin to lớn, có được những điều kiện hoạt động tuyệt hảo. Họ xoay sở để cố nhét đường lưỡi bò của họ vào các tạp chí khoa học quốc tế như Nature hay Sciences, để các tạp chí này đăng lên. Họ đã triển khai chiến dịch quảng bá rầm rộ du lịch Hoàng Sa từ đảo Hải Nam, sẽ đưa du khách đến quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời họ lại đâm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam hành nghề gần đó.
Chúng ta không thể chấm dứt được nạn bách hại này nếu ta xuôi tay. Một ngư dân ở Lý Sơn, khi tôi hỏi nguy cơ lớn nhất của ngư dân ở biển sâu là gì – vì họ là những thợ lặn có thể lặn đến độ sâu 60 m. Anh này nói, nguy hiểm nhất là gặp phải cá mập to. Tôi hỏi như vậy thì phải làm sao, anh trả lời, phải trói buộc nó lại, nếu không thì cá mập sẽ tấn công. Cũng tương tự đối với Trung Quốc. Cùng với một người bạn, chúng tôi đã sáng tác một bản nhạc mang tên « Khúc nhạc cho Hoàng Sa » đã được đưa lên mạng, trong đó điệp khúc là như thế này : « Hãy trói cá mập lại ! ».
RFI : Xin chân thành cảm ơn ông André Menras.

-Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát – La Meurtrissure 
-Nguồn:-Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát – La Meurtrissure 


--Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” bị cấm tại TPHCM? (RFA 30-11-11)◄◄Chưa xác định “tàu lạ’ đâm tàu ngư dân  —  (BBC).  Ngư dân trắng tay tù tội vì bị lừa TNO
Phim “Hoàng Sa, nỗi đau mất mát” của André Menras- Hồ Cương Quyết (Trương Duy Nhất).  Nguyên nhân theo  Đỗ Trung Quân là do ‘không có yếu tố đảng trong phim‘.” – Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát” bị cấm tại TPHCM? – (RFA).  Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát – La Meurtrissure (Nguyen304/ Youtube). -- BUỒN NHƯ CON CHUỒN CHUỒN (Nguyễn Quang Vinh). -Than ôi thân phận Hồ Cương Quyết! – (Công dân). -Quân đội Việt Nam sắp hoàn thành 4 tàu tên lửa /vtc.vn/--Trung Quốc tăng cường hạm đội tàu ngầm Theo tờ Minh Báo (Ming Pao) của Hongkong, Trung Quốc kỳ vọng đóng thêm 30 tàu ngầm vào năm 2020, nâng tổng số tàu ngầm của nước này từ 62 ...

Trung Quốc phản đối thỏa ước quân sự Mỹ-Úc (Nguoi-Viet Online) -Việc Mỹ tăng cường thỏa thuận hợp tác quân sự với Úc mới đây là một sự tồn tại của “lối suy nghĩ thời Chiến Tranh Lạnh” và sẽ tạo sự bất ổn trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương, theo Bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm Thứ Tư.
Trung Quốc vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Miến Điện - VOA -Trung Quốc cho biết họ mở ngỏ chuyện Miến Điện muốn quan hệ chặt chẽ hơn với Tây phương, miễn là không làm hại đến những quyền lợi của Trung Quốc. Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư cho biết Bắc Kinh hoan nghênh hành động của Miến Điện mở rộng tiếp xúc và cải thiện quan hệ với các nước Tây phương.- Clinton to push reform in historic Myanmar talks NAYPYIDAW (AFP) - US Secretary of State Hillary Clinton meets Myanmar's leaders on Thursday on a delicate mission to encourage reforms during a landmark trip to a country beginning to ease decades of isolation.


Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển – Kỳ 23: Tình anh lính biển (Tin tức).Toàn cảnh Không quân Việt Nam trên báo nước ngoài (PN Today).  - Đòi lại chủ quyền Hoàng Sa bằng cách nào? (GDVN).  – Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục: ‘Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa’ (VNE). -- Đưa nội dung biển đảo vào sách giáo khoa (TT).  – Sách về biển đảo: trước mắt và lâu dài (SGTT).

Thủ tướng Anh cảnh báo Iran  —  (BBC).  – Anh cảnh cáo Iran (NLĐ/BBC, Reuters).  – ‘Trung Quốc sẽ bảo vệ Iran dù Thế chiến 3 xảy ra’(ĐV/Abovetopsecret). – Iran dọa phóng 150.000 tên lửa trả đũa Israel (LĐ/RT).
-- - Anh sơ tán toàn bộ nhân viên sứ quán, Iran lấy làm tiếc (DT/Reuters).  – Ảnh vệ tinh tiết lộ căn cứ tên lửa bị phá huỷ của Iran (DT).
Thổ Nhĩ Kỳ trừng phạt Syria (DT/BBC).  – Các chiến binh Libya gia nhập phe nổi dậy ở Syria (TTXVN).-- Chảo lửa Trung Đông sôi sục (TQ).
Mỹ và NATO sẽ rút 40.000 quân khỏi Afghanistan (TTXVN).
Bà Clinton bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Myanmar (TT).  – Vấn đề nhân quyền được nêu lên trước chuyến thăm Miến Điện của bà Clinton  —  (VOA).--- Triều Tiên công bố tiến triển về việc làm giàu urani (TTXVN). -Nhìn lại vụ chiếm sứ quán Mỹ tại Tehran năm 1979
Dân Trí
(Dân trí) - Vụ sinh viên Anh xông vào sứ quán Anh tại Tehran ngày hôm qua khiến nhiều người không khỏi liên tưởng đến vụ chiếm sứ quán Mỹ và bắt cóc các nhân viên sứ quán làm con tin trong 444 ngày tại Tehran vào năm 1979. Sứ quán Mỹ đã bị hư hại nặng ...
Anh trục xuất nhân viên ngoại giao IranBBC Tiếng Việt
Dân chúng Anh phẫn nộ về việc đại sứ quán ở Iran bị tấn côngVOA Tiếng Việt
Đại sứ quán Anh tại Iran bị đập phá. Anh sơ tán nhân viên ngoại giaoRFI
Vietnam Plus -Tuổi Trẻ -Thanh Niên-
------
Công an TPHCM ngăn chặn, cấm chiếu phim về Hoàng Sa -Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho biết, chiều 29-11-2011, tại cafe Ami Art, Khu du lịch Văn Thánh, TPHCM, các ông André Menras Hồ Cương Quyết, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, v.v.. tổ chức chiếu phim Hoàng Sa-Việt Nam: Nỗ đau mất mát nhưng đã bị các cơ quan chức năng đình chỉ.
Đặc biệt chiều nay có ông David Cyranoski, Biên tập viên chính của Tạp chí Nature, người đã có bài phản biện “đường lưỡi bò” vô lý của các học giả Trung Quốc trên tạp chí này. Dưới đây là hình ảnh tại phòng chiếu phim.

.-Nguồn:
Công an TPHCM ngăn chặn, cấm chiếu phim về Hoàng Sa


-- Mỹ gồng mình lên chống lại Trung Quốc TIN TỨC HÀNG NGÀY -
Michael Richardson
Thời báo Canberra
Phạm Anh Tuấn TTHN dịch
TQ chạy thử hàng không mẫu hạm lần hai - (BBC) -Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc ra khơi lần thứ hai trong tuần này sau quá trình kiểm tra và tân trang.
Âu Minh Dũng tường thuật từ Tokyo
Tuesday, 22 November 2011 11:11
Chuyện Tôn Vũ (Nguyễn Thông).-----

Tổng số lượt xem trang