Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Bắc Hàn kêu gọi người dân làm lá chắn sống


 - “Con cả của Kim Jong-Il bí mật về nước viếng cha” (TTXVN).Bắc Hàn kêu gọi người dân làm lá chắn sống   —  (BBC)Trung Quốc chúc mừng tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên  —  (VOA).  – Chủ tịch Trung Quốc gửi điện mừng Kim Jong-un (NLĐ/Shanghai Daily).  – Triều Tiên kêu gọi bảo vệ Kim Jong-un suốt đời (DT). -North Koreans urged to defend young leader Kim "unto death" DPA
- North Korea called on its people to rally behind new leader Kim Jong-un and protect him as "human shields" while working to solve the "burning issue" of food shortages by upholding the policies of his late father, Kim Jong-il.
Bắc Hàn kêu gọi người dân làm lá chắn sống
Lãnh đạo mới của Bắc Hàn Kim Jong-un chào dân chúng
Người dân Bắc Hàn được kêu gọi phải bảo vệ Kim Jong-un cho đến chết
Thông điệp năm mới của Bắc Hàn kêu gọi người dân nước này bảo vệ lãnh đạo mới, Kim Jong-un, đến hơi thở cuối cùng.
Quân đội, đảng, và người dân Bắc Hàn cần chuẩn bị để trở thành ‘những lá chắn sống’ cho con trai và là người kế vị cố lãnh tụ Kim Jong-il vừa qua đời, thông điệp được phát trên truyền hình quốc gia của nước này nêu rõ.

Thông điệp này cũng kêu gọi đất nước phải phát động một cuộc ‘tổng tiến công’ để đi lên thịnh vượng trong năm mới.
Hôm thứ Sáu ngày 30/12, Kim Jong-un đã được chỉ định là tư lệnh tối cao của quân đội nước này với quân số lên đến 1.2 triệu người.
“Vinh quang cho năm 2012 – một năm của thắng lợi đáng tự hào, một năm mà kỷ nguyên thịnh vượng sẽ mở ra,” thông điệp có đoạn.
“Toàn đảng, toàn quân và toàn dân phải có một niềm tin kiên định rằng họ sẽ trở thành những bức tường thành và những lá chắn sống để bảo vệ đồng chí Kim Jong-un cho đến chết.”
Bắc Hàn cũng yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc và gọi đó là trở ngại chính đối với hòa bình của khu vực.
Bắc Hàn vẫn luôn yêu cầu Mỹ từ bỏ chính sách thù địch đối với nước này nếu muốn họ cải thiện quan hệ với Washington.
Thông điệp nhà nước đầu tiên của Bình Nhưỡng trong năm mới được các quan chức và các nhà phân tích của khu vực săm soi kỹ lưỡng vì nó sẽ cho biết các mục tiêu chính sách của quốc gia này trong năm mới, phóng viên BBC Kevin Kim ở Seoul nói.
Năm 2012 cũng đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Kim Il-sung, ông nội của Kim Jong-un đồng thời là người sáng lập nhà nước Bắc Triều Tiên.
Kim Il-sung đã cai trị Bắc Hàn gần 50 năm trước khi ông qua đời vào năm 1994.

-China's Hu lauds military promotion for young Kim BEIJING (Reuters) - Chinese President Hu Jintao sent congratulations to North Korea's Kim Jong-un on Saturday on his appointment as supreme military leader, in Beijing's most direct show of support for the young and untested successor to his father Kim Jong-il. Hàn Quốc tập trận gần biên giới Triều Tiên (Tin Tức).
Bắc Triều Tiên tuyên bố không thay đổi chính sách khi tân lãnh đạo lên nắm quyền   —  (VOA).  – Vai trò của 7 người đứng sau Kim Jong Un (VNN/Chosun Ilbo).Bắc Hàn: “Đừng hòng chúng tao thay đổi” – (ĐCV). - – Bắc Hàn khước từ thế giới – (Cu Làng Cát). – Bắc Triều Tiên: Không thay đổi, không đối thoại với Hàn Quốc  —  (RFI).  -BẮC TRIỀU TIÊN – ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN – Phần 4 (NCTG). : Phần 1Phần 2 và  Phần 3. – Bắc Kinh nắm giữ mọi chìa khóa của Bắc Triều Tiên —  (RFI).  – Quân nhân hiện dịch Nam Triều Tiên theo dõi sát tình hình miền Bắc  — (VOA).  – North Korea attacks ‘foolish politicians around the world’ (The Telegraph). - Triều Tiên tuyên bố không thay đổi chính sách (TN). - Triều Tiên giữ nguyên đường lối (NLĐ). - Triều Tiên: “Hàn Quốc sẽ phải trả giá vì xúc phạm” (TTXVN). - Triều Tiên đe trả đũa Hàn Quốc (TN). --Những manh mối quan trọng từ tang lễ ông Kim -Lễ truy điệu chủ tịch Kim tại quảng trường -Bắc Hàn: ‘Đừng mong chúng tôi thay đổi’ - (BBC)-Bắc Hàn cảnh báo thế giới nước này sẽ không thay đổi chính sách và không đàm phán với Hàn Quốc. -Di sản duy nhất của Kim Jong-il - (BBC)-Nhật báo Hàn Quốc Choson Ilbo đánh giá di sản duy nhất Kim Jong-il để lại cho Bắc Hàn chính là vũ khí hạt nhân.Bắc Hàn: ‘Đừng mong chúng tôi thay đổi’  —  (BBC).  Bắc Triều Tiên: Không thay đổi, không đối thoại với Hàn Quốc
-Quân đội vẫn là chỗ dựa của chế độ Bắc Triều Tiên Sự kiện Kim Jong-Un được tuyên bố là « lãnh đạo tối cao » trước hàng chục ngàn binh lính hôm nay 29/12/2011 trên quảng trường Kim Nhật Thành cho thấy là tại Bắc Triều Tiên hiện nay, quân đội vẫn là chỗ dựa vững chắc của chế độ Bình Nhưỡng.North Korea Vows No Engagement With South’s President NYT -North Korea announced on Friday that under its new leader, Kim Jong-un, it would remain hostile to President Lee Myung-bak of South Korea. North Korea declares no policy change under new leader-SEOUL (Reuters)
- North Korea warned on Friday South Korea and "other foolish politicians around the world" should not expect it to change its policies, a day after the reclusive state finished the mourning period for its late leader Kim Jong-il.
- Bắc TT bị cáo buộc làm đô la giả ABS.- New leader, no change, North Korea declares DPA-Sự thật đằng sau tang lễ Kim Jong-il– Di sản duy nhất của Kim Jong-il   —  (BBC).  - Mỹ – Hàn đánh giá tiến trình kế tục quyền lực ở Triều Tiên(VOV).  – Triều Tiên ra thông điệp đầu tiên khi có lãnh đạo mới (VNN/AP).  – Binh sĩ ‘khổng lồ’ bí ẩn trong tang lễ Kim Jong-il (VNE).  – Xe siêu sang trong tang lễ nhà lãnh đạo Kim Jong-il (LĐ).  – Triều Tiên chỉ trích Hàn Quốc sau lễ quốc tang (ĐV/AP, Reuters).Quan hệ Nga – Triều: Vì ta cần nhau (VNN).  – Quân ủy Triều Tiên gọi Tổng thống Hàn là “con rối” (PLTP).  – Triều Tiên không thay đổi chính sách với Hàn Quốc(Bee).

-Bắc Triều Tiên còn đủ sức làm những gì khác?

Andrzej Bober – Lê Diễn Đức dịch từ Newsweek
Thế giới sẽ chờ đợi màn kịch gì ở "Tướng Nhỏ" Jong Un?
Cái chết của Kim Jong Il không hề có bất ngờ nào đối với các chuyên gia về Triều Tiên. Tôi đã viết và nói về điều này, giống như những người khác trong vài năm qua. 
Về tình trạng sức khỏe của Kim đã được lưu hành trong các bản báo cáo, tất cả dự đoán cái chết sẽ tới chậm nhất vào năm 2013 dựa trên bệnh án của nhà lãnh đạo Công hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên và sự kéo dài quá mức của nó. Các câu hỏi chỉ tăng lên xung quanh việc kế nhiệm và tình hình nội bộ sau cái chết của "lãnh tụ yêu quý".
Người kế nhiệm là ai?
Từ ngày 8 Tháng Một năm 2009 người ta đã được biết rằng con trai út của Kim - Jong Un, được trang điểm thành người lãnh đạo tương lai của đất nước. Và nó được xác nhận thêm bằng việc bổ nhiệm "Pak Choa", như cách nói của bạn bè ngồi chung ghế học với Jong Un ở Thụy Sĩ, chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương, vào Ủy ban Trung ương của Đảng lao Động Triều Tiên (PPK), và cuối cùng cuối năm 2010 Tháng Chín, Jong Un được gắn hàm tướng 4 sao, cho dù Jong Un không có bất kỳ kinh nghiệm hoặc qua đào tạo nào trong quân đội.
Công chúng vẫn biết về Jong Un tương đối ít, nhưng thông tin đáng chú ý được tiết lộ là năng khiếu lãnh đạo rất giống với cha mình. Tính năng này chắc chắn sẽ giúp anh ta trong cuộc đấu tranh nội bộ khó khăn và mở đường nắm toàn bộ quyền lực, dù cuộc đấu tranh sẽ không dễ dàng. Mặc dù khi cha vẫn còn sống, người kế thừa tương lai đã chọn những người đáng tin cậy đặt vào các vị trí trong cấu trúc của đảng và quân đội, nhưng vẫn không chắc chắn rằng quá trình tiếp nhận quyền lực sẽ diễn ra trôi chảy.
Sự cạnh tranh quyền lực
Nói về sự kế thừa, những tên gọi khác nhau được đưa ra: Un, Jang Song-taek (chú dượng của Un), Kim Kyong-hui (dì của Un), cũng như từ phía giới quân sự: Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Myong-guk, trong đảng: Kim Ki-nam, và những người khác. Trong khi đó, hoàn toàn bị đẩy ra ngoài lề là con trai cả của Kim Jong Il - Kim Jong Nam và một em trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã chết, Kim Pyong Il (sinh ngày 10/8/1954).
Vợ chồng Jang Song-taek và Kim Kyong-hui được xem là hai người đang có quyền lực gần gũi nhất với Tướng Nhỏ Jong Un - Ảnh chụp tháng 1/2011 - KCNA 
Hầu như ít ai nhớ rằng 3 năm trước đó là Nam được Bắc Kinh hỗ trợ trên con đường giành quyền lực, mặc dù ông bị cáo buộc tội đi Disneyland bằng hộ chiếu giả. Vì lý do này, người ta đã cố gắng loại bỏ Nam và mệnh lệnh này được cho là của Un. Cuộc đảo chính đã bị tình báo Trung Quốc cản trở, còn Nam thì đã tự chế, không chỉ trong ngôn ngữ công khai chỉ trích sự kế nhiệm, mà còn từ bỏ các nỗ lực thừa kế. Nhưng điều này không thay đổi tình hình mà vẫn có những toan tính trong cuộc chơi, nếu như Un gặp phải những trở ngại lớn hơn.
Kim Pyong Il đảm nhiệm cương vị ngoại giao (đại sứ - hình bên) tại Ba Lan trong 14 năm, thường nói một cách quả quyết về nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên trong mắt của các nhà lãnh đạo và dư luận quốc tế. Ông là người có trình độ, thích nói, bình tĩnh, rất có khả năng và tạo được sự tin cậy với tất cả - đây chính là tính năng một nhà lãnh đạo thực sự. Mặc dù cơ hội nắm quyền của ông hôm nay không vượt quá 1%, tôi nghĩ rằng Kim Pyong Il chứ không ai khác, sẽ có thể đưa những cải cách khó khăn và thay đổi trong đất nước của ông. Chắc chắn điều này sẽ nhận được sự hỗ trợ quốc tế cần thiết, còn vốn hiểu biết và kinh nghiệm chính trị ông đã không bao giờ thiếu.

Bình Nhưỡng thực sự trông như thế nào?
 Được một số tự do nào đó trong việc đi lại ở Bình Nhưỡng và lang thang hơn một tháng không bị người bám theo trên các đường phố của thủ đô của Bắc Triều Tiên, tôi đã có cơ hội quan sát vài phản ứng và thể hiện lại trong các phim tư liệu, trong các cuốn sách, phóng sự, phúc trình với những người đối thoại của tôi. Điều này thậm chí cho phép đưa ra thiết rằng, sau 8 năm nghiên cứu và đặt ra cho mình những câu hỏi, tôi có thể tự tin rằng mình đọc đúng được các phản ứng của công dân trong chế độ Bắc Triều Tiên. Và nếu vậy, tôi không ngạc nhiên về những giọt nước mắt và có những khoảnh khắc tôi tin điều đó. Đối với nhiều người đây thật sự là nước mắt cá sấu, trưng diễn, cho thế giới bên ngoài, ở những người khác là biểu hiện mối lo lắng chân thành về tương lai, không bao nhiêu của đất nước, mà của riêng họ. Với cái chết nhiều người được hưởng lợi, nhiều người khác thì mất mát.
Người Bắc Triều Tiên vẫn nhớ những gì đã xảy ra sau cái chết của Kim Il Sung vào năm 1994, khi ngay sau đó đã xảy ra làn sóng của nạn đói lấy đi thậm chí từ 1 đến 3 triệu sinh mạng trong một đất nước 23 triệu người. Cho dù thảm kịch này không phải là hậu quả từ cái chết của Chúa Trời, cái tên mà người ta đã gọi Kim Il Sung, ngay cả điều kiện kinh tế của đất nước ngày một suy yếu đi, công dân của CHDCND Triều Tiên vẫn không nhìn thấy. Đối với họ, người chết đã từng cho họ ăn, mặc, cho họ niềm tin vào ngày kế tiếp và với cái chết của ông, mọi thứ đột nhiên trở nên khan hiếm. Người qua đời là người đã bảo vệ đất nước chống lại cuộc tấn công từ bên ngoài, ngăn chặn chiến tranh, chống lại trộm cướp và chống lại bọn "Yankees" (Mỹ) đã "trừng phạt CHDCND Triều Tiên, buộc phải đầu hàng và làm nô lệ".
Giờ đây cái chết tiếp theo của khối óc vĩ đại - tác giả của Songun, Kim Jong Il, và sợ hãi về sự tái diễn làn sóng đói của thời kỳ 1995-1998. Những người thực tế và những người Triều Tiên được thông tin hơn biết rằng đói không phải gây ra bởi Chúa Trời, nhưng họ chỉ là thiểu số. Un sẽ tập trung vào việc tiếp nhận toàn bộ quyền lực, theo bước chân của cha mình, mặc dù quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ khác của Kim ngày càng ít hơn. Đồng thời vấn đề được chú trọng sẽ là chính trị và quân sự, chứ không phải kinh tế. Khi nền kinh tế khó khăn, những công dân bình thường phải chịu đau khổ - trong trường hợp của Bắc Triều Tiên, sử đau khổ này được thể hiện qua hình thức cực đoan - đói. Và vì thế, người Bắc Triều Tiên khóc thương vì sự mất mát lãnh tụ bao nhiêu, thì cũng vì lo sợ cho tương lại và nguồn sống của mình bấy nhiêu.
Hàn Quốc không chắc chắn
Hàn Quốc được chuẩn bị cho mọi biến thể của sự phát triển ở Bắc Triều Tiên. Tất cả những người trả lời phỏng vấn của tôi tại Seoul trong vài lần tôi lưu trú ở đó và các cuộc nói chuyện với một số chuyên gia, đều nhấn mạnh rằng miền Nam đã lên kế hoạch dự phòng với những khả năng khác nhau và các phương pháp lựa chọn sử dụng chúng. Nếu sự kế nhiệm kết thúc thất bại và bạo loạn bị đàn áp đẫm máu, hoặc nếu xảy ra thiên tai lớn có thể gây ra chết chóc vì đói của hàng ngàn người Triều Tiên, hoặc là Bình Nhưỡng mất kiểm soát về kho vũ khí hạt nhân, lúc bấy giờ Seoul sẽ không chờ đợi một cách thụ động.
Miền Nam đã lo lắng nắm chặt nắm đấm khi nhìn thấy người Trung Quốc đang từ từ nắm lấy nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên. Mặc dù ít ai nói về sự thống nhất của Triều Tiên, tiến trình này chỉ là vấn đề thời gian và khi có các điều kiện quốc tế thích hợp. Không ai nói về việc mở cửa biên giới, nhưng hình thức liên minh, liên hiệp, hợp tác kinh tế, cũng như các khả năng tuỳ chọn khác đang được thảo luận và phân tích bởi cả hai bên có ít nhất trong bốn thập kỷ qua. Kịch bản một cuộc chiến mà quốc gia này nuốt chửng quốc gia kia đều bị cả hai bên từ bỏ đã lâu. Và nếu có một biến thể thực hiện bằng sức mạnh, hành động này sẽ được khuyến cáo bởi áp lực ngoại giao và những thay đổi trong cấu trúc nội bộ của CHDCND Triều Tiên nhằm tránh tổn thất lớn và bất ổn hiện trạng trong khu vực. Nếu Un là một chính trị gia thiếu sáng suốt, chắc chắn sẽ có những người "phó" có tiềm năng sẽ lật đổ ông với sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Bởi vì miền Bắc đối với Trung Quốc chỉ là chiếc đàn tranh yếu ớt trong dàn hợp xướng của lợi ích quốc tế. Do đó hiện nay Un phải tập trung tất cả chú ý vào sự bảo đảm môi trường gần gũi nhất quanh mình và củng cố quyền lực.
Cái gì tiếp theo?
Người Bắc Triều Tiên có đủ khả năng thực hiện một cuộc nổi dậy và nhà cầm quyền biết rõ điều này. Bình Nhưỡng, đặc biệt là sau sự kiện ở Libya, đã mua sắm các thiết bị thích hợp để trấn áp bạo động, đào tạo lực lượng can thiệp nhanh và tăng cường bảo vệ những dinh thự của họ Kim. Xác nhận về một cuộc nổi loạn không thể hoàn toàn loại trừ biến cố đã diễn ra tại CHDCND Triều Tiên trong vòng loại World Cup với Iran Tháng 3 năm 2005 sau khi thua 0-2, trên sân đã bùng nổ một trận mưa đá, chai lọ, và với khó khăn binh lính không vũ trang sau vài giờ mới làm chủ được tình hình tại sân vận động. Cho đến ngày nay, vẫn còn là một bí ẩn rằng, đây là phản ứng tự phát hay là lấy cảm hứng từ trên xuống. Nếu đúng, điều này minh họa tiềm năng và sức mạnh thịnh nộ của công dân trong chế độ.
Tuy nhiên, cho đến nay, không có cơ hội để lặp lại cho cuộc nổi loạn nội bộ theo mô hình của Mùa Xuân Các Quốc gia Ả Rập. Đây là một dân tộc vĩ đại và có lòng tự hào, nhưng được tổ chức rất nghiêm ngặt. Không ai quyết định nổi loạn trong tương lai gần, bởi vì sẽ đồng nghĩa với cái chết ngay lập tức, và trong khi trách nhiệm mang tính tập thể, những người có âm mưu không chỉ mạo hiểm với cuộc sống của mình mà cả những người thân thuộc. Nhà chức trách biết điều này.
Cứ 10 người Bắc Triều Tiên thì có một người cộng tác với bộ máy an ninh nội bộ, có nhiệm vụ viết báo cáo ít nhất một lần trong tuần, cứ 50 người thì một người thường xuyên được an ninh trả tiền lương. Các hành vi sinh hoạt, và thậm chí cả suy nghĩ bị theo dõi bởi những người bảo vệ (trong các khu chung cư), các cô dạy trẻ và giáo viên (trong các trường học), và cuối cùng là sự kiểm soát toàn năng của bộ máy kiểm soát.
Ở nơi làm việc được tổ chức theo các nhóm 5 người và một lần mỗi tuần từng người phải viết báo cáo chi tiết về công việc, hành vi của mình và của các đồng nghiệp trong nhóm. Các báo cáo được đọc lên và mang ra so sánh, nếu không chính xác hoặc có ý giấu giếm, sẽ bị kỳ thị và trừng phạt. Ở các cơ quan chính thức, quân sự hoặc thanh tra, sự nổi loạn không có chỗ, bởi vì trong những tổ chức này nhân viên thường xuyên bị thay đổi, tiếp theo là hàng loạt các vị trí được hoán vị, xào xáo lại. Ngoài ra, việc tố cáo được thưởng và khen ngợi, sự im lặng và thụ động (thậm chí vô thức) được xem là mất cảnh giác, thường đồng nghĩa với tội phản quốc, một tội danh nặng – thông thường bị đưa vào các trại gọi là "kwan li so", nơi mà các công dân được giáo dục thông qua lao động.
Trên đất nước này đã không có lực lượng đối lập nào, lực lượng tình báo phía ngoài cũng rất khó có thể xâm nhập dễ dàng như những nơi khác trên thế giới. Có dấu vết tồn tại đối lập vào tháng năm 2005 với hình thức của cái gọi là Đoàn Thanh niên Tự do ở tỉnh Hamgyong, mà chỉ gồm những người muốn bán bộ phim miêu tả các hình thức nổi loạn của CHDCND Triều Tiên với Nhật Bản.
Sự độc lập
Kim Il Sung đã đưa ra cho Bắc Triều Tiên ý tưởng Juche, xác định chủ quyền của đất nước và độc lập thông qua: hoàn toàn độc lập về chính trị, tự trang bị hệ tư tưởng riêng, độc lập kinh tế và tự bảo vệ đất nước. Còn với trí tuệ của mình, Kim Jong Il cống hiến cho dân chúng ý tưởng Songun, làm cho quân đội trở thành người bảo đảm duy nhất chủ quyền và độc lập của Bắc Triều Tiên. Thật thú vị, không biết nhân dân Bắc Triều Tiên sẽ nhận được cái gì từ Tướng Nhỏ, như người ta nói về Un? Những cải cách chăng? Rất khó xảy ra, ít nhất là trong giai đoạn đầu tiên của các chính phủ dưới thời Un.
Trong khi đó, đất nước đang đắm mình trong tang lễ sau khi Lãnh tụ Kinh Yêu ra đi, mà bằng chứng không thiếu trên các phương tiện truyền thông. Un tiếp quản một bộ máy cũ và cho phép những con sói trẻ lên nắm quyền lực. Các chuyên gia đang cố gắng dự báo, và thế giới bên ngoài thì đang theo dõi với sự bực tức ngày càng tăng. Các tấm màn một lần nữa được kéo lên và bắt đầu một vở mới, có lẽ là hành động máu mê cuối cùng của cuộc trình diễn đã kéo dài hơn sáu thập niên. Nhưng tôi nghi ngờ rằng tất cả sẽ kéo theo những tràng vỗ tay tưởng thuởng.
Bản Việt ngữ © 2011 Lê Diễn Đức - RFA Blog
--------------------------------------------------------
Tác giả của bài viết là  Andrzej Bober, chuyên gia về hai nước Triều Tiên và quan hệ giữa hai nước, thành viên của The Association for Korean Studies in Europe, Korea Forum, hiện ông đang ở năm thứ 4 của tiến trình thực hiện luận án tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Đông Á thuộc Ngành Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế tại Lodz University, Ba Lan.
* Bài được dịch từ tiếng Ba Lan đăng trên tuần báo quốc tế Newsweek, ấn bản tiếng Ba Lan ngày 28 tháng 12 năm 2011 tại linkhttp://swiat.newsweek.pl/na-co-jeszcze-stac-koree-polnocna,86345,1,1.htmlẢnh trong bài do Lê Diễn Đức minh hoạ.

– Lê Diễn Đức: Bắc Triều Tiên còn đủ sức làm những gì khác?  (RFA’s blog). – Bình Nhưỡng tuyên bố Kim Jong-Un là “lãnh đạo tối cao”   —  (RFI).  – Ông Kim Jong Un là lãnh tụ tối cao của đảng, quân đội Bắc Triều Tiên  — (VOA).  – Kim Jong Il và sự sùng bái cá nhân – (RFA). – 50 điều kỳ lạ về Kim Jong-il – (BBC). – Quân đội vẫn là chỗ dựa của chế độ Bắc Triều Tiên  —  (RFI). – Từ màn sắt tới tường lửa – (ĐCV). – NGỤY TẠO ẢNH TANG LỄ KIM CHÍNH NHẬT (NCTG). - New York Times rút lại ảnh đám tang tại Bắc Triều Tiên bị ngờ vực - (VOA). - Kim Jong-un là lãnh đạo tối cao (TN). Phản ứng trái chiều khi LHQ treo cờ rủ đám tang ông Kim Jong-il (NLĐ).  – Lo ngại về sự ổn định ở Bắc Hàn  —  (BBC).  – Diễn biến ngày thứ hai tang lễ Kim Jong-il (VNE).  – Xem ảnh đám tang Kim Jong Il để đoán tương lai Bắc Triều Tiên  —  (VOA). – Triều Tiên ca ngợi tân “lãnh đạo tối cao” tại lễ truy điệu Chủ tịch Kim(DT).  – Cô Kim Jong-un nhảy vọt về cấp bậc quyền lực (NLĐ).  – Những manh mối quan trọng từ tang lễ ông Kim (VNN/Asia1).- Bắc Hàn mặc niệm Kim Jong-il  —  (BBC).  – Sự thật đằng sau tang lễ Kim Jong-il  —  (BBC).  – Trung Quốc chia buồn với Bắc Hàn  —  (BBC).  – 50 điều kỳ lạ về Kim Chính Nhật  —  (BBC).  – Nhà văn Đào Hiếu: Người góp chợ vĩ đại  —  (BBC).  –Nước mắt của đại tướng Kim Jong-un (NLĐ).  – Thi hài Kim Jong Il sẽ nằm vĩnh viễn ở Kumsusan (VNN/Chosun Ilbo).


Trung Quốc bác tin đã gửi quân tới Triều Tiên (GDVN).
-Ẩn số Kim Jong-Un RFI
Thay cha lên lãnh đạo vương triều Cộng sản duy nhất trên thế giới, nắm trong tay vũ khí nguyên tử trong khi chưa đầy 30 tuổi, Kim Jong-Un là một nhân vật còn đầy bí ẩn. Tuy chẳng có chút kinh nghiệm gì về chính trị hay quân sự, nhưng Kim Jong-Un đã ...
10 nhân vật quan trọng nhất trong chính quyền Triều TiênDân Trí
Hoa 'cháy hàng' trong tang lễ Chủ tịch KimVNExpress
CHDCND Triều Tiên tiễn đưa ông Kim Jong IlTuổi Trẻ
Thanh Niên -Đài Tiếng Nói Việt Nam -Đài Á Châu Tự Do
-
Khi tiếng khóc chính là lời tố cáo – (Dân làm báo).  – Lễ quốc tang Kim Jong Il  — (RFI). Ảnh: Tang lễ bi tráng của Kim Jong-il (BBC).  – Kim Jong Il : Quyền lực thép trong một đất nước tàn tạ  —  (RFI).  – Bình Nhưỡng thanh trừng những người có thể trở thành đối lập  —  (RFI).  – Cái chết của ông Kim Jong Il liệu có tốt cho quân sự Mỹ? (NCBĐ). –  Snow and tears mark funeral for North Korean leader (Reuters).  – Chim bồ câu thương tiếc ông Kim đã được huấn luyện?! – (Cu làng cát).  TRIỀU TIÊN – CAO LY  —  (BS Huy). – QUỐC GIA VÀ SỰ ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI DÂN   —  (Kha Trà Phương).
Chuyến du lịch dưới sự giám sát tại Bắc Triều Tiên (Thụy My RFI).Quốc tang Kim Jong-il bắt đầu  —  (BBC).  – Lễ tang ông Kim Jong Il trong tuyết giá (TT).  – Cận cảnh lễ tang nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il (Bee).  –Kim Jung Un bật khóc bên thi hài cha (Bee). – Video: Người dân Triều Tiên viếng Chủ tịch Kim Jong Il (Bee). – Người Triều Tiên tiễn biệt Chủ tịch Kim trong mưa tuyết (VNE).  – Vì sao Bắc Hàn tôn sùng lãnh tụ?  —  (BBC)Kim Jong-il: lãnh tụ kính yêu hay bạo chúa?  —  (BBC).  – Tại Sao Độc Tài Sống Được? —  (Việt báo).  – Ẩn số Kim Jong Un  —  (RFI).  – CHDCND Triều Tiên tiễn đưa ông Kim Jong Il (TT).  – Người Triều Tiên đội mưa tuyết tiễn biệt Chủ tịch Kim Jong-il (DT). – Lễ tang Chủ tịch Kim Jong-il kết thúc với 21 phát súng tiễn biệt  (DT).  – 10 nhân vật quyền lực trong chính quyền Triều Tiên (Bee).  –Trung Quốc bác tin điều quân đội sang Triều Tiên (TN).  – Duy nhất đại sứ TQ được tham dự tang lễ Kim Jong Il (GDVN/Yonhap).  – Nói Bắc Triều Tiên là cái gì thì rất khó  —  (Cu làng cát/Triệu Xuân).

-AI SẼ GIÚP KIM JONG UN NẮM QUYỀN HÀNH ?

Nguồn : Monde hdat, X-Cafe lược dịch
Qua lễ tang của Kim Jong-il vào ngày mai thứ tư 28/12, chúng ta có thể đoán được những nhân vật nào sẽ nắm vai trò quan trọng đứng sau kẻ thừa kế trẻ tuổi và còn thiếu kinh nghiệm Kim Jong-Un trong bộ máy quyền lực mới ở BTT.
"Những người này biết rằng họ có lý do để hợp tác với nhau"

Ít ra từ bề ngoài, chúng ta thấy đội ngũ lãnh đạo BTT đang thắt chặt hàng ngũ kể từ cái chết của Kim Jong-il vào ngày 17/12 để đảm bảo cho quyền lực được trao cho người con trai út của ông ta, người còn dưới 30 tuổi và là thế hệ thứ ba của triều đại bắt đầu bởi ông nội của mình là Kim Il-Sung, người sáng lập ra cộng sản Bắc Triều Tiên. Nhưng thực ra các quan chức cấp cao này đang tìm cách chiếm cảm tình của người lãnh đạo trẻ, người được đào tạo tại Thụy Sĩ và có cá tính rất ít được biết đến ngoài sở thích cho trượt tuyết, bóng rổ và những bộ phim của Jean -Claude Van Damme.
Không ai dám khiêu khích nhau lúc này, theo các chuyên gia. Giáo sư Andrei Lankov của trường Đại học Kookmin nói : "những người này biết rằng họ có lý do để hợp tác với nhau nếu họ không muốn sự sụp đổ cho tất cả", khi mà chế độ đang phải đối mặt với một nền kinh tế bị phá sản và dân số bị đói khổ bởi sự hà khắc của nó.
Người cô cố vấn
Ai sẽ cố vấn cho Jong-Un và ông sẽ lắng nghe ai ? "Lúc đầu, người cô Kim Kyong-Hui và ông chồng bà ta Jang Song-Thaek được lựa chọn bởi Kim Jong-il. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng vào Jang là một đáng ngờ", theo ông Ralph Cossa, chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS.
Sau khi Kim Jong-il bị đột quỵ vào năm 2008, ông Jang đã được coi chính thức là người nhân vật thứ hai của chính quyền. Năm ngoái, ông được thăng chức phó chủ tịch của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia, một cơ quan đầy quyền lực, và xuất hiện với bộ đồng phục quân đội trên truyền hình quốc gia, một dấu hiệu quan trọng trong một chế độ mà nòng cốt là quân đội. Sự nghiệp của ông ta đã trải qua những lúc thăng trầm. Năm 2004, ông ta đã bị cáo buộc tội tham nhũng. Sau khi phải đi làm như một người thợ, giai đoạn "phục hồi" của ông ta được kết thúc năm sau đó. Năm 2007, ông ta là trưởng phòng hành chính của Đảng Lao động (CS), nghĩa là có trong tay bộ máy cảnh sát và tư pháp.
Vào tuổi 65, ông Jang "là yếu tố không ai có thể đoán trước của quá trình tiếp", lời cảnh báo của ông Ken Gause trong một bình luận cho tạp chí Viện Kinh tế Hàn Quốc. Ông viết tiếp : "Hiện tại ông Jang đóng một vai trò không thể thiếu được cho việc chuyến tiếp quyền lực, nhưng về lâu dài, ông ta sẽ trở thành một trở ngại lớn cho Kim-Jong-Un". Người vợ của ông Jang, Kim Kyong-Hui, 65 tuổi, cũng nằm trong trung tâm quyền lực từ 40 năm. Tháng 9 năm ngoái 2010, bà ta được thăng cấp bậc bốn sao cùng với Jong-un nhằm mục đích tăng củng cố chế độ gia đình trị để chuẩn bị con đường lên nắm quyền của Kim-Jong-Un.
Sự sụp đổ của chế độ khó mà xảy ra
Trong số những người thân cận của Kim-Jong-Un thuộc Hội đồng tối cao mới được thông cáo chính thứ, người ta thấy có hai người của quân đội : O Kuk-Ryol, 80 tuổi, phó chủ tịch của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia như ông Jang và Ri Yong-Ho, 69 tuổi, Tham mưu trưởng quân đội.
Nhiều chuyên gia dự đoán một hình thức của lãnh đạo tập thể, ít nhất là trong những ngày đầu. "Kim Jong-Un đầu tiên chỉ chiếm một chức năng biểu tượng. Sau đó, ông ta trở thành nhà độc tài như Cha ông, thì không ai biết ", vẫn theo giáo sư Lankov. Tuy nhiên, một số thì cẩn thận khi không đánh giá thấp Kim-Jong-Un. "Ông ấy có một tính cách khác biệt và là một nhân vật độc lập. Đừng có coi thường ông ta chỉ vì lý do thiếu kinh nghiệm", theo ông Cheong Seong-Chang, thuộc Hội lý luận Sejong ở Seoul.
Dù cho ai là người đứng đằng sau giật dây đi nưã, theo hầu hết các nhà phân tích, trong mọi trường hợp thì một sự sụp đổ của chế đô khó có thể sảy ra. Nó sẽ vẫn giữ nguyên đường lối. "Kim Jong-il đã chọn những người kế nhiệm dựa theo khả năng của họ tiếp tục con đường mà ông ta đã vạch ra" ông Ralph Cossa viết.

Người góa phụ và “tình sử hai Kim” bán đảo Triều Tiên (VTC). - Đại tướng Kim Jong-un tiếp đoàn Hàn Quốc (TN). – Bắc Triều Tiên chuẩn bị tang lễ Kim Jong-Il  —  (RFI).  – Bắc Triều Tiên chuẩn bị tang lễ ông Kim Jong Il  —  (VOA).  – Bắn 24 phát đại bác tiễn đưa ông Kim Jong-il (NLĐ). – Họ Kim với Bắc Triều Tiên và thế giới  —  (Kha Trà Phương). – Bắc Triều Tiên : Phía sau « mặt tiền » Bình Nhưỡng, dân quê đang đói kém (Thụy My). – Độc tài gia đình trị tồn tại làm ô nhục nền văn minh của nhân loại   —  (Kha Trà Phương).    – Xem diễn trò  —  (Người buôn gió)  – NỢ NƯỚC MẮT  —  (Thanh Chung).   – BẮC TRIỀU TIÊN – ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN (Kỳ 3) (NCTG).   – Bắc Triều Tiên có thể gia tăng trấn áp những người vượt biên  —  (RFI).

Kim Jong-Un trình diễn kỹ năng ngoại giao (VNN).  – Triều Tiên huy động quần chúng cho tang lễ chủ tịch Kim (VNN).  – Chim bồ câu cũng ‘thương tiếc Chủ tịch Kim’ (VNE).  – Trung – Nhật ‘chệch hướng’ vì Triều Tiên (VNN). - Thế lực hậu trường Bắc Hàn lộ ra trong tin đám tang  —  (NV).  – Kim Jong-nam “được Trung Quốc bảo vệ” (NLĐ/Yonhap, AFP).
Chang Song-taek và Kim Jong-un
Luyến tiếc và quên đi  —  (NV). -- Ông Kim Jong Un nhận thêm một chức vụ hàng đầu  —  (VOA).  – Kim Jong Un tiếp một phái đoàn Hàn Quốc  —  (RFI). – Quá trình chuyển giao quyền lực dường như đang tăng tốc  —  (RFI). – Hàn Quốc dùng lực lượng đặc biệt chống nạn đánh cá trái phép   —  (RFI).  – Trung Quốc, Nhật Bản hô hào cho ổn định ở bán đảo Triều Tiên  — (VOA). – Thủ tướng Nhật Bản thảo luận về Bắc TT với lãnh đạo Trung Quốc  —  (RFI).– Bắc Triều Tiên, đất nước không internet (Thụy My).
Chú của Kim Jong-un được phong tướng? (NLĐ). – Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc đến Triều Tiên (VNE).  – Hai công dân Hàn Quốc viếng Kim Jong-il  — (BBC).
Hàn Quốc tậu máy bay để do thám Triều Tiên (VNE). – Quan hệ liên Triều với “hậu quả khó lường” (DV). – Đoàn Hàn Quốc sang Bình Nhưỡng viếng ông Kim(DV). - Thời đại Kim Jong-ul ở Triều Tiên (TQ).  – Kim Jong-un thừa kế 4 tỉ USD?(NLĐ/Korea Times).  – Ông Kim Jong-un sẽ nắm Quân ủy Trung ương Triều Tiên?(TN).  – Người chú bí ẩn của Kim Jong Un (TP).   – Bắc Triều Tiên đả kích miền Nam chỉ đưa 2 phái đoàn sang chia buồn  —  (VOA). - Lãnh tụ mới của Bắc Triều Tiên gặp phái đoàn Nam Triều Tiên - (VOA). - Kim Jong-un có thêm chức vụ mới (TN). - Kim Jong un tiến sát vị trí Tổng Bí thư (Dân Việt).
-KOIKE: North Korea’s Samurai Rules Project Syndicate -KOIKE: North Korea’s Samurai Rules Although Kim Jong-il received his reign from his own father, North Korea’s founder, Kim Il-sung, history suggests that a clean transfer from father to son is the exception rather than the rule. Indeed, it is difficult to imagine North Korea's aging, battle-hardened generals, kowtowing to the callow and inexperienced Kim Jong-un.
A Leading Critic of South Korea’s President Is Jailed NYT - Chung Bong-ju was sent to prison Monday after he was convicted of spreading false rumors connecting Lee Myung-bak to allegations of stock fraud.


-North Korean concerns take centre stage for Japan, China DPA
New North Korean Leader Ascends to Party Leadership NYT -North Korea indicated on Monday that Kim Jong-un, the son and successor of its deceased leader, Kim Jong-il, was being elevated to lead the ruling Workers’ Party.
North Korea's Kim Jong Un consolidates power, report says DPA
North Korean power-behind-throne emerges as neighbors meet SEOUL/BEIJING (Reuters) - North Korean television Sunday showed power-behind-the-throne Jang Song-thaek in the uniform of a general in a sign of his growing sway after the death of Kim Jong-il, and Japan's prime minister said the region faced a new phase with Kim's demise. North Korean Military Seen to Lead Kim Jong-il’s Succession NYT -A plea to the younger Kim to take command of the armed forces, along with a noticeable military presence, suggest that the succession is proceeding smoothly.
Thủ tướng Nhật Bản công du Trung Quốc  —  (RFI).  – Đàm phán Nhật-Trung tập trung vào vấn đề Bắc Triều Tiên  —  (VOA).
Thủ tướng Nhật Bản thăm Trung Quốc (TP). - Nhật yêu cầu Trung Quốc giúp trong vấn đề Bắc Triều Tiên - (VOA). - Vấn đề Triều Tiên bao trùm hội đàm Trung – Nhật (TN).  - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản thăm Myanmar (TTXVN).
Em rể ông Kim Jong-il lên tướng? (TP). - Lộ diện người bảo trợ chính của ông Kim Jong-un (VOV).


 -Hé lộ vai trò người chú Kim Jong-un -
Có vẻ đây là lần đầu ông Chang Song-taek mặc quân phục
Truyền hình nhà nước Bắc Hàn chiếu cảnh người chú mặc quân phục đứng cạnh tân lãnh đạo Kim Jong-un, dường như thể hiện trật tự quyền lực mới.
Đoạn phim tường thuật việc hai người đứng trước thi hài ông Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng.
Ông Chang Song-taek được cho là sẽ đóng vai trò lớn giúp chuyển giao quyền hành cho người cháu Kim Jong-un.

Người ta tin rằng đây là bức hình đầu tiên cho thấy ông Chang mặc quân phục. Lâu nay ông có quan hệ chủ yếu với bên đảng.
Kim Jong-il, người thừa hưởng quyền hành từ cha vào năm 1994, đã qua đời cuối tuần rồi.
Con trai ông ta, Kim Jong-un, nay là "người thừa kế vĩ đại" và là lãnh đạo tối cao của quân đội mặc dù chưa được 30 tuổi.
Giới phân tích nói các nhân vật lớn tuổi như ông Chang sẽ có vai trò quan trọng.
Ông Chang, người cưới em gái của Kim Jong-il, đã từng bị loại khỏi bộ máy để đi "cải tạo".
Nhưng mấy năm gần đây, ông lại được đưa vào nhiều vị trí chủ chốt.
Nhưng ông thường mặc quần áo dân sự và vẫn được xem là quan chức chứ không phải là tướng lĩnh quân đội.
Dưới thời Kim Jong-il, chính quyền thi hành chính sách ưu tiên cho quân đội trong bộ máy.
-Tình bạn đặc biệt giữa Bắc Triều Tiên và Thụy Sĩ x-cafevn.org
-Japan premier wants China to play key role in courting North Korea DPA  - Bắc Triều Tiên sẽ đi về đâu? basam-Project Syndicate Bắc Triều Tiên sẽ đi về đâu? Tác giả: Yoon Young-kwan Người dịch: Nguyễn Tâm 22-12-2011 SEOUL – Theo truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên, cơn đau tim cướp đi sinh mạng của lãnh tụ Kim Jong-il hôm 17 tháng 12 là “vì sự căng thẳng khắc nghiệt về thể chất cũng-Thế giới 24h: Tình báo Hàn bị 'cản lối' --- Bắc Triều Tiên gọi ông Kim Jong Un là ‘Tư lệnh Tối cao  —  (VOA).  – Triều Tiên cảnh báo “thảm họa khó lường” với Hàn Quốc (NLĐ).

-Bắc Triều Tiên, câu hỏi lớn chưa có lời giải   Tư liệu sưu tầm của  Nguồn: trieuxuan.info  -(an old article written by a diplomat)
Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.

Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ cương vị công tác của mình và trên nhiều góc độ khác để có nhận xét về chế độ, về vị lãnh đạo này, về cái Đảng này nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên. Trước đây Bắc Triều Tiên đã rình cái máy bay này mấy lần rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đã có sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai bên đã tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đã kiềm chế không bắn, vì nếu bắn thì không bao giờ nó rơi trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa hình bản đồ Bắc Triều Tiên các anh sẽ rõ vì khi bị đuổi bao giờ máy bay cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng thì nó cũng bay được thêm 500 – 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó cãi nhau thì mệt lắm. Bên thì bảo tôi còn bay ở ngoài, anh bắn tôi, bên thì bảo anh đã vào đất liền của tôi, tôi bắn. Nhưng tang chứng thì máy bay lại rơi ngoài biển khơi.
Trước đây, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng rất phức tạp. Bắc Triều Tiên không có khả năng cạnh tranh về kinh tế với Hàn Quốc. Do đó người ta mới nghĩ ra cần có một con bài gì đó để mặc cả. Bắc Triều Tiên đưa ra chính sách phát triển về kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong công nghiệp nặng lại ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, mà công nghiệp quốc phòng thì lại vô cùng tốn kém: một khẩu súng bằng cả mấy cái máy cày, một quả tên lửa tính ra không biết bao nhiêu tiền của. Do đó từ khi theo con đường này, kinh tế Bắc Triều Tiên cứ luôn luôn bị lệch lạc. Bắc Triều Tiên coi nhẹ công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cho nên đời sống nhân dân rất khổ, phải thắt lưng buộc bụng từ khi thành lập nước đến tận bây giờ.
Sang thế kỷ XXI, các nước XHCN phát triển nhanh chóng, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ thắt lưng buộc bụng, vẫn đói.
Ở Hàn Quốc còn có Sam Sung, LG Tivi, máy giặt bán trên thế giới, nhưng mà không thể tìm thấy một thứ đồ dùng gì của Bắc Triều Tiên đưa ra thế giới. Người ta nói rằng từ ngày ông Kim Nhật Thành mất đi (1994) ông đã mang theo tất cả những tinh hoa của đất nước. Vì vậy, khi ông Kim Châng In lên thay, đã không lãnh đạo được, để dân chết đói ghê quá. Tính đến năm 1994-1997, theo hãng thông tin cho biết, Bắc Triều Tiên đã để dân chết đói đến 2,8 triệu người, hơn con số ta chết đói năm 1945, khi Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, chỉ có 2 triệu. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI mà một nước XHCN đã để cho dân chết 2,8 triệu, đây là một tội ác, là rất vô nhân đạo. Một chị người Triều Tiên, vừa được sang lấy chồng Việt Nam đã nói với tôi: “Anh ạ, không phải là không có một con đường để Triều Tiên thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, có nhưng người ta không đi. Tại sao tôi biết, vì khi tôi vào Sứ quán Hàn Quốc ở khách sạn Deawoo, có một thư viện rất lớn. Tôi đọc sách, tôi mới thấy rõ ràng là có con đường khác mà lãnh tụ của tôi không đi, cứ đi theo con đường này, cho nên dân tôi chết đói. Từ xưa đến nay tôi được giáo dục những điều không đúng sự thật”. Đây là điều ta đáng phải suy nghĩ.
Theo bản đồ thì Bắc Triều Tiên phía Bắc giáp Trung Quốc khoảng 1300 km, có biên giới rất lớn; phía Đông giáp với Liên Xô có 16 km; phía Nam giáp với Hàn Quốc ở vĩ tuyến 38. Phía bên này giáp biển Tây là Trung Quốc; giáp biển Đông là Nhật Bản. Từ đó ta thấy Bắc Triều Tiên là một nước vừa nghèo vừa nhỏ nằm kẹp giữa các cường quốc: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản; phía Nam giáp biên giới là người anh em Hàn Quốc, mặc dù chưa phải là cường quốc nhưng là một nước phát triển. Theo ông Tổng thống mới nhất của Hàn Quốc khi nhận chức đã công bố Hàn Quốc đứng hàng thứ 12 Thế giới là loại mạnh rồi.
Vị trí địa lý chính trị làm cho Bắc Triều Tiên ở vào thế rất bị o ép. Từ đó sự an nguy của Bắc Triều Tiên phụ thuộc rất nhiều yếu tố chi phối của các nước lớn này. Chính vì thế mà vấn đề định hướng cho Bắc Triều Tiên, nói rộng ra là cả bán đảo Triều Tiên, vấn đề thống nhất Nam-Bắc (Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc) không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của nhân dân, hay là ý muốn của Ban Lãnh đạo, mà nó còn phụ thuộc vào lợi ích của các nước lớn xung quanh.
Như các đồng chí đã biết trên thế giới có 3 loại nước bị chia cắt là Đông Đức, Việt Nam và Nam Bắc Triều Tiên. Việt Nam đã thực hiện được thống nhất đất nước theo kiểu của ta. Đông Đức thì thống nhất theo kiểu sáp nhập tức là bên này nuốt chửng bên kia. Theo Hàn Quốc nếu sáp nhập theo kiểu này thì họ không thể cáng đáng nổi, vì Đông Đức ngày xưa so với các nước XHCN khác là vào loại khá. Khi sáp nhập thì Tây Đức đã thấy đây là một gánh nặng đến bây giờ vẫn chưa gỡ ra được, vẫn như cái hố trong nền nhà. Sự phân biệt giữa người Đông Đức và người Tây Đức vẫn còn tồn tại nhiều năm nay. Hàn Quốc cho rằng nếu thống nhất như kiểu Tây Đức thì không kham nổi, tức là phải cõng một ông anh què quặt trên lưng, đi trên một con đường rất dài chưa biết đến bao giờ ông ấy khỏe chân để đặt xuống dắt ông ấy đi. Tính đến bây giờ về tiềm lực kinh tế năm nay tổng sản phẩm quốc dân của Bắc Triều Tiên mới có khoảng 15 tỷ, có ngân hàng nói chỉ có 10 tỷ. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc dân của Hàn Quốc năm 2001 đã là 546 tỷ, một con số chênh lệch quá đáng. Bây giờ muốn thống nhất được trước hết phải tăng cường giao lưu, đầu tư vào Bắc Triều Tiên, vì đằng nào cũng phải đầu tư ra nước ngoài, chi bằng đầu tư lên miền Bắc, cùng một dân tộc, cùng một tính chất, cùng một con người, cùng một tiếng nói thì hiệu quả đầu tư nó sẽ cao hơn. Như vậy Bắc Triều Tiên sẽ phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật khá dần lên, dần dần hai bên bớt sự chênh lệch, gần nhau hơn thì may ra mới thống nhất được. Ông Tổng thống Kim Tê Chung nói: Việc thống nhất của chúng tôi còn rất lâu dài.
Mẫu thứ hai để thống nhất là Việt Nam, dùng chiến tranh bạo lực thì Hàn Quốc không muốn vì thấy cái giá phải trả nó đắt quá.
Năm 1995, Tổng bí thư Đỗ Mười sang thăm Hàn Quốc. Chủ tịch Đảng cầm quyền là Tổng thống Hàn Quốc đã hỏi Tổng bí thư Đỗ Mười: “Ông có lời khuyên nào cho việc thống nhất của chúng tôi không?”. Đồng chí Đỗ Mười chỉ nói một câu: “Nếu cho tôi có một lời khuyên thì không dùng biện pháp chiến tranh vì nó rất đắt”. Đại ý nói như vậy.
Hàn Quốc cũng không muốn như vậy vì đất nước đã phát triển ổn định, muốn ổn định để phát triển đi lên.
Vậy thì phải chọn ra con đường thứ ba, không phải kiểu Đức hay kiểu Việt Nam, mà là kiểu dần dần tiến tới đoàn kết dân tộc, tăng cường giao lưu hợp tác, rồi tiến tới thống nhất. Con đường này sẽ rất dài, phải 20 năm hoặc 50, 70 năm trở ra. Dân số Bắc Triều Tiên tính đến năm 2001 có khoảng 22 triệu rưỡi. Hàn Quốc có khoảng 46 triệu (gấp đôi). Diện tích cũng gấp đôi, tiềm lực kinh tế thì Hàn Quốc gấp ba bốn chục lần. Thủ đô của Bắc Triều Tiên là Bình Nhưỡng, là một thủ đô tương đối đẹp. Trong quyển sách “Những nền văn minh thế giới” đã liệt thủ đô Bình Nhưỡng là một trong những thủ đô đẹp của thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên 1952-1953, thủ đô Bình Nhưỡng bị san bằng tất cả. Sau đó Liên Xô đứng ra thiết kế lại toàn bộ, cho quy hoạch xây dựng Thủ đô. Quy hoạch này được thiết kế rất hoàn chỉnh, xây rất lớn, như tòa thư viện nhân dân ở giữa thủ đô, Hội trường Quốc hội rất lớn và đẹp, kè của con sông Đại Đồng chảy qua thủ đô đẹp mỹ mãn. Cho đến bây giờ vẫn theo quy hoạch này. Chỉ tội cái nền khoa học kỹ thuật, kinh tế yếu nên trông nó rất buồn tẻ, nhưng lúc nào cũng cảm thấy nó thanh bình, như cây liễu rủ bên sông Đại Đồng, đường phố thì rộng lớn, đẹp đẽ và quy củ. Xã hội rất ngăn nắp, giáo dục rất nghiêm chỉnh tất nhiên là rất lạc hậu.
Lãnh đạo của Bắc Triều Tiên bây giờ là ông Kim Châng In (Kim Chính Nhật), giữ chức Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên – chứ không phải là Tổng bí thư của Ban Chấp hành – Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ông Kim Iâng Nam. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vai trò đối ngoại như nguyên thủ quốc gia, giống như Nhật Hoàng. Các công việc như Trình quốc thư, ký giấy ủy nhiệm, ban bố sắc lệnh đều do Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội ký.
Sau đó mới đến ông Chê Chung Ốc, Chủ tịch Quốc hội. Ông này chẳng khác gì ông từ giữ đền. Hôm nào họp thì ông trải chiếu, giống như Văn phòng của ta. Danh nghĩa là Chủ tịch Quốc hội, nhưng thực quyền thì không có. Tất cả thực quyền đều tập trung vào ông Kim Châng In. Còn ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì không có gì đáng nói.
Chế độ của Bắc Triều Tiên danh chính ngôn thuận gọi là XHCN theo kiểu Triều Tiên. XHCN kiểu Triều Tiên này cũng có rất nhiều cái khó hiểu, một chế độ phong kiến, độc đoán, gia đình trị. Phong kiến vì lễ giáo rất nặng nề, cấp trên cấp dưới sùng bái. Nếu ai không sùng bái ông ấy là đã mất đầu rồi, chưa nói là chống lại, nếu chống lại thì không bao giờ tồn tại. Tệ sùng bái này được kế thừa từ ông bố Kim Nhật Thành. Ở Triều Tiên hiện nay mọi người đều đeo một cái huy hiệu rất to. Có 3, 4 loại huy hiệu; có loại một ảnh là ông Kim Nhật Thành, hoặc ông Kim Châng In rất to; có 2 loại ảnh thì hai ông cùng ngồi. Có phân cấp từng loại một. Tệ sùng bái này bây giờ vẫn còn nặng nề vô cùng. Trung Quốc hiện nay đã bỏ các huy hiệu và ngũ lục Mao Trạch Đông. Thời Kim Nhật Thành còn sống, khi anh chị em gặp nhau trên đường, không bao giờ được phép chào hỏi nhau về sức khỏe, mà phải hỏi nhau đã đọc trước tác Kim Nhật Thành đến chương mấy rồi. Nếu có người thứ 3 ở đấy mà lại hỏi nhau về con cái, sức khỏe thì sau đấy rất phiền toái. Một ngày một người có 12 giờ ở cơ quan gồm: 8 giờ làm công việc được giao, 2 giờ lao động công ích như quét tước ở xung quanh cơ quan, xí nghiệp hay nhà máy, sau đó có 2 giờ ngồi đọc trước tác Kim Nhật Thành.
Học sinh trung học, cấp 2, cấp 3 hay Đại học thì không có lúc nào được phép ngồi để suy nghĩ. Vì ngồi suy nghĩ lại lẩn thẩn nghĩ tại sao mình khổ, tại sao bố mẹ mình lao động 12 tiếng một ngày mà vẫn nghèo. Người ta không muốn có thời gian để suy nghĩ cá nhân, bắt phải đi học, học ở trên lớp xong, về nhà ăn cơm trưa xong thì ra tập múa hát (Hát toàn những bài ca ngợi ông Kim Nhật Thành). Sau đó là lao động công ích, học trước tác. Đến tối là về nghỉ ngơi, ăn cơm. Có những ông giáo nói không bao giờ biết mặt con vì sáng sớm đi làm con chưa ngủ dậy, tối khuya mới về thì con đã đi ngủ. Con mấy tuổi mà vẫn không biết mặt. Cường độ lao động rất căng thẳng. Một xã hội rất nặng nề. Các nước phương Tây gọi xã hội này là binh doanh xã hội, tức là trại lính. Mới nhìn vào thì thấy xã hội rất quy củ, nền nếp, nhưng đi sâu vào thì thấy nó nặng nề lắm. Có một ông Đại sứ Angiêri khi mới sang có nói một xã hội như thế này mà tại sao người ta cứ chửi bới, phong cảnh thì đẹp đẽ, con người thì nền nếp – ông được đi tham quan, dự tiệc tùng. Một tháng sau, sau khi trình quốc thư thì ông bắt đầu chửi Triều Tiên: Sao lại có một xã hội kỳ dị như thế. Mùa đông thì không có lò sưởi, vào nhà làm việc chỉ được 10 phút là phải về, nếu lâu một chút là đau đầu gối, ngồi lâu thì đau lưng vì lạnh quá.
Đến tháng thứ hai thì ông ta chửi thậm tệ: Tại sao một xã hội để cho dân khổ thế này, bắt dân mang giẻ đi lau từng thanh ray, thanh sắt trên cầu, nhiều cái rất vô lý.
Nếu có sang thăm Bắc Triều Tiên, ở độ một tuần thì thấy rất đẹp, nhưng đến một tháng trở ra thì chán lắm. Tôi đã ở bên ấy 15 năm, chịu hết nổi. Những năm 60, 70 ra chợ còn mua được túi táo. Khóa trước khóa vừa rồi thì không còn nữa. Tất cả đều phải mua ở Bắc Kinh. Hàng tháng đại sứ ta cử người đi bằng tàu hỏa sang Bắc Kinh, một ngày đi, một ngày về, 3 ngày đi mua sắm và chuẩn bị. Tất cả các loại thực phẩm gạo, thịt, cá đều mua ở Bắc Kinh, sau đó đưa về sứ quán chia cho anh chị em theo đăng ký của từng người, từng gia đình, còn lại Sứ quán dùng để chiêu đãi hoặc tiếp khách.
Có lần phòng thông tin của Sứ quán cần 20 mét dây điện để làm việc. Các anh đánh xe đi khắp nơi khoảng 2 – 3 tiếng mà không mua được vì các cửa hàng đều không có.
Tôi có cô con gái được sang Xê Un học tập. Trước đó cháu có qua Bình Nhưỡng thăm chúng tôi. Gia đình muốn chụp một kiều ảnh kỷ niệm. Chúng tôi đi 3, 4 cửa hàng, có cửa hàng chỉ còn 1 kiểu, có cửa hàng không có phim, đến một cửa hàng còn 3, 4 kiểu nhưng máy lại rất cổ, không có độ rum, phòng chụp thì bé, người thì nhiều nên chụp không đẹp. Sau đó cháu sang Xê Un, có biên thư cho chúng tôi nói ở Xê Un chẳng thiếu thứ gì.
Năm 2001, có đoàn của Bộ Văn hóa do một đồng chí thứ trưởng dẫn đầu (anh Phúc) sang thăm Triều Tiên, có mang 5.000 tấn gạo để tặng bạn. Qua Bắc Kinh có gặp tôi, anh đề nghị tôi cho vài đường chỉ dẫn (anh nói vui vậy). Tôi có nói: Anh là thứ trưởng, thuộc loại cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; hai là lại mang quà sang; ba là lại sang vào cuối tháng 4 – mà tháng 4 là tháng có ngày sinh của ông Kim Nhật Thành – thì rất thuận lợi cho anh. Ba yếu tố đó đã tạo cho anh một cái thẻ của một vị khách được trọng vọng. Nhưng tôi cũng phải nói với anh tại thủ đô Bình Nhưỡng không có điện đường. Anh ấy bảo cậu cứ dọa tớ, thủ đô mà lại không có điện đường. Tại sao tôi nói vậy, vì trước đây có đoàn của anh Vũ Khoan, anh Phạm Tất Đang sang, bạn cho ở tại Khách sạn 5 sao. Khi vào nhà vệ sinh, thấy có một cái bồn tắm để đầy nước, anh tháo nước đi, đến khi đi vệ sinh xong thì không có nước để dội. Gọi người phục vụ thì họ nói: nước chứa trong bồn tắm là nước để dùng cả ngày. Bây giờ phải xin nước ở phòng khác để dùng.
Một ngày thường mất điện không bao giờ dưới 10 lần. Một lần tôi thí điểm bằng cái máy cắt, cứ mỗi lần có điện trở lại thì nó lại cắt đi một đoạn dây bằng cái phong bì. Từ 16 giờ hôm trước đến 8 giờ hôm sau, tôi kiểm tra có 24 mảnh giấy trắng được cắt ra như thế, mất điện thường xuyên, “trường kỳ kháng chiến”.
Hồi tôi mới sang lần đầu tiên, bao giờ cũng có lệ mời anh em đi uống bai – gọi là nhập trạch. Hôm đó thấy mỗi người cầm một cái đèn pin. Tôi nói: ta đến khách sạn cơ mà. Y như rằng đèn pin có tác dụng. Ngồi một lúc thì mất điện, phải bật đèn pin và gọi nhân viên đến châm nến.
Khi đoàn của anh Thứ trưởng Bộ Văn hóa về, qua Bắc Kinh gặp tôi. Anh nói: Ai đời ở khách sạn 5 sao mà mấy ngày trời ăn toàn củ cải, xào rồi luộc, nấu; nước không có; ra đường không có điện đóm gì, tối như bưng, thỉnh thoảng có người chạy vụt qua. Tôi có nói với anh Phúc: ở Thủ đô có chỗ vẫn có điện. Ở ngã tư nào có ảnh của ông Kim đứng, ở dưới chân có một cái đèn hắt lên. Ở chỗ ấy thì có điện, chỉ chiếu lên người ông thôi, còn chung quanh tối bưng. Điện đấy không phải để thắp sáng cho nhân dân, mà là để “tra tấn” ông Kim Nhật Thành, vì riêng mặt ông ấy sáng, nên muỗi và châu chấu bay đến bao vây đậu vào hoặc lao vào mặt ông ấy. Anh Phúc có nói với tôi: khi nào có đoàn sang, anh báo tin cho tôi để tôi gửi cho các anh mấy cân tôm khô, chứ sống thế này thì khổ quá.
Vấn đề dân trí cũng rất thấp. Họ không biết được Việt Nam đã giải phóng đâu. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 13 (Festival) tổ chức tại Bình Nhưỡng. Đoàn Việt Nam do anh Hà Quang Dự làm trưởng đoàn. Anh Hà Quang Dự có đến chào Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn của Bắc Triều Tiên. Ông này chúc đồng chí Hà Quang Dự: “Chúc Việt Nam mau chóng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để giải phóng Tổ quốc”. Đồng chí Hà Quang Dự cho rằng phiên dịch sai. Đồng chí phiên dịch nói: “Tôi đã chinh chiến ở đây mười mấy năm rồi, không dịch sai được đâu”. Đồng chí Dự phải nói lại: “Chúng tôi đã thống nhất đất nước từ năm 1975, đến nay đã gần 20 năm rồi”. Đồng chí Bí thư thứ nhất TW Đoàn Triều Tiên vỗ vai đồng chí Dự và nói: “Chúng ta là những người chiến sĩ cộng sản, không nên giấu nhau, không nên nói dối”. Các đồng chí luôn luôn tin tưởng ở chúng tôi bao giờ cũng chung một chiến hào, sát cánh với các đồng chí đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Qua đó ta thấy dân trí ở đây rất thấp. Người ta ví chế độ XHCN của Bắc Triều Tiên như một cái hộp đen, trong đó có rất nhiều cái bí ẩn; không ai được phép xem. Cho nên Bắc Triều Tiên rất sợ mở cửa, cải cách. Nếu mở cửa cải cách thì hộp đen dần dần hé mở thì các bí mật trong đó sẽ lộ ra hết, sẽ thành chuyện tày trời. Vì sao vậy?
Năm 1996, ông Bí thư Trung ương Đảng Bắc Triều Tiên đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Lao động Bắc Triều Tiên sang dự Đại hội lần thứ VIII Đảng ta (1996). Đến 1997 thì ông ấy đào tẩu sang Hàn Quốc. Ông ta là một trí thức lớn, hiểu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành. Ông là cha đẻ ra tư tưởng chủ thể Kim Nhật Thành. Ông ấy lại bỏ đất nước ra đi. Ông cho rằng: Tôi phải ra đi để nói cho mọi người trên thế giới rằng: cái chế độ này không thể tồn tại, phải tìm ra một cách đi khác cho đất nước này, xã hội này. Chế độ của Bắc Triều Tiên là một chế độ rất hà khắc. Nếu những bí mật của chế độ Bắc Triều Tiên được hé mở ra, thì người ta sẽ thấy nó tàn ác và vô nhân đạo hơn cả chế độ Pôn Pốt ở Campuchia.
Các nhà tù, khu biệt giam ở biên giới được mở rộng nhiều. Trước đây chỉ có ở 2, 3 tỉnh. Sau này phát triển ra mấy chục cái trại ở nhiều tỉnh. Các trại này là một khu rộng lớn, trong đó đầy người như khu biệt xứ ở Sibêri ngày xưa ở Liên Xô.
Thí dụ: Có một ông đang làm Thủ tướng. Bẵng đi một thời gian không thấy tên trên báo chí. Sau đã thấy ông ấy đang ở trên biên giới làm giám đốc lâm trường khai thác gỗ ở biên giới. Cái lệ sùng bái lãnh tụ trở thành một cái bắt buộc để sống. Cho nên ai cũng phải học trước tác, ai cũng phải sùng bái. Hỏi trẻ con về những danh nhân trên thế giới, ông Mác, ông Lênin đều không biết, chỉ biết mỗi ông Kim Nhật Thành thôi. Hỏi về trước tác, chương mấy, điều bao nhiêu nói về thiếu nhi thì các cháu đọc luôn, thuộc lòng.
Ở Bắc Triều Tiên bây giờ có việc mua được một cái đài hay một cái dàn điện tử về, thì Hải quan giữ, cắt hết các sóng ngắn, để khi bật lên chỉ nghe thấy tiếng Kim Nhật Thành nói thôi, không phải dò sóng gì cả. Ở bên đó chỉ có một đề tài là ca ngợi Kim Nhật Thành, khi bật Tivi lên là thấy hai cha con. Phim truyện thì cũng chỉ có một đề tài ca ngợi hai cha con Kim Nhật Thành, không có một đề tài nào khác. Thí dụ: Hai anh chị yêu nhau, nhưng khi đến lúc gay cấn nhất thì lại nghĩ đến ông Kim Nhật Thành. Gần đây nhất có một cô giành được giải nhất về Maratông quốc tế. Phóng viên có hỏi: Chị nghĩ như thế nào trong quá trình tập luyện để đạt được giải. Chị trả lời: “Tôi vừa chạy vừa nghĩ đến Tướng quân Kim Châng In nên đạt được thành tích như vậy”. Tất cả xã hội gần như phải bắt buộc theo một quy chuẩn, bắt buộc tư tưởng người ta phải suy nghĩ như vậy không được suy nghĩ gì khác, mà việc này đôi khi nó cũng có hiệu quả. Thí dụ như trên báo của Đảng đến ngày sinh của ông Kim Châng In là ngày 16 tháng 2 thì năm nào cũng có một bài nói về các hiện tượng kỳ thú, kỳ lạ của tự nhiên như tự dưng trời quang mây tạnh thì có một cầu vồng đôi, hay là tự dưng thấy có bông hoa lan nở hoa trái vụ, hay là tự dưng trên các cây ở hai bờ sông Đại Đồng lại có cò trắng bay về. Trên báo Đảng có những bài mang tính chất mê tín dị đoan, mỵ dân như vậy. Việc chi phí vào tệ sùng bái cá nhân này cũng lớn lắm. Theo lịch sử chính thống thì ông Kim Châng In sinh ở núi Bạch Đầu Sơn. Núi Bạch Đầu Sơn cách thủ đô hàng mấy trăm ki lô mét, đèo heo hút gió, không có người ở trên đó thế mà cũng mang pháo hoa lên trên ấy bắn để ca ngợi ông Kim Châng In.
Ngày sinh của ông Kim không phải là ngày 16 tháng 2 năm 1942 như lịch sử bây giờ, ông Kim sinh năm 1941 ở Viễn Đông – Nga. Hiện có rất nhiều tài liệu mà Hàn Quốc đã công bố. Ở ngay Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử của Triều Tiên. Ngay cô dâu Việt Nam cũng nói: Ngày sinh của vị lãnh tụ của chúng tôi cũng bị hoán cải đi, bóp méo sự thật. Lãnh tụ sinh năm 1941 ở Liên Xô lại nói sinh năm 1942 ở núi Bạch Đầu Sơn như thế là không đúng. Qua đó ta thấy xã hội không theo một quy chuẩn nào cả, quy chuẩn đạo đức cũng không phải, quy luật phát triển của lịch sử nhân loại cũng không phải.
Cả thế giới người ta đang cách mạng xanh, cách mạng tin học, nhưng Bắc Triều Tiên cứ lục cục sản xuất tên lửa để đi đánh nhau. Nhân dân đều biết nhưng không dám phản đối, vì mới nho nhoe thì đã bị túm rồi. Thủ đô Bình Nhưỡng hiện nay như một ốc đảo. Các tỉnh xung quanh Thủ đô thì rất khổ, rất nghèo, đói rách triền miên. Riêng Thủ đô vẫn rất sạch sẽ và cung cấp cho nhân dân vẫn tương đối đầy đủ, khoảng 400 gram lương thực trong một ngày, còn các chỗ khác chỉ khoảng 250 đến 300 gram, tùy từng vùng. Ở Thủ đô chỉ có gạo thôi, còn thức ăn không có mấy. Thực hiện chế độ bao cấp toàn bộ, tất cả quần áo của cán bộ công nhân viên ở trong thành phố do Nhà nước cấp phát. Ở trường học cấp phát đồng phục. Nhân dân được cấp phát theo chế độ cán bộ này, cán bộ kia. Cho nên nhân dân ăn mặc tươm tất, không có quần áo rách. Thủ đô là ốc đảo vì xung quanh các cửa ô của thủ đô có các quân đoàn quân đội đóng, có trạm gác. Ai ra vào đều bị khám xét rất kỹ, không có lệnh không được vào, không được ra. Có những người ở tỉnh ngoài làm việc ở Thủ đô cũng không được về thăm gia đình, quê hương. Ra khỏi thành phố là phải có giấy phép rất đặc biệt. Vào thành phố phải là những đợt được các tổ chức đoàn thể của Nhà nước cử đi họp, học tập mới được về, không có chuyện vào thăm hay vào chơi trong thành phố.
Tôi xin kể lại chuyện chị người Bắc Triều Tiên đã lấy chồng Việt Nam vừa qua. Chồng chị là anh Cảnh, hiện là huấn luyện viên đội môtô – xe đạp của Sở TDTT Hà Nội – Năm1967, anh được cử sang học ở Triều Tiên. Năm 1968-1969 anh đi thực tập ở một nhà máy, anh yêu chị công nhân Triều Tiên. Vì lúc đó quy định của Nhà nước ta là đi học không được phép yêu đương người nước ngoài. Song hai bên vẫn cứ hẹn hò, chờ đợi cho đến bây giờ. Khi có những đoàn đại biểu cấp cao đi thăm Triều Tiên thì anh lại gửi đơn cho Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị tác động với Triều Tiên để được lấy nhau.
Năm 2001, Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Bắc Triều Tiên, anh Cảnh lại gửi thư nhờ Chủ tịch nước tác động với Chính phủ Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 2001 đặt vấn đề. Tháng 8 năm 2001 Quốc hội Triều Tiên họp đã thông qua cho phép chị lấy anh Cảnh. Nhưng vẫn giữ quốc tịch Triều Tiên. Chị sinh năm 1948 – anh Cảnh sinh năm 1949. Anh Cảnh có bố công tác ở Bộ Ngoại giao, anh là con một. Đây là thắng lợi về mặt chế độ. Hôm nhận được lệnh đi, Công an mang một xe tải đến đón chị (bên đó không có xe con), trên đó có một ghế băng. Chị nói chị không đi, dù có chết cũng không đi. Vì chị nghĩ gia đình chị có mấy tội: một là ông bố định bỏ đi miền Nam từ năm 1960, tức là tội bất trung với Đảng, là một tội nặng nhất; hai là bản thân chị lại yêu một người nước ngoài, tức là không trung thành với lãnh tụ. Với những tội đó chắc là bị đưa đi xét xử, do vậy chị nhất quyết không đi. Khi công an nói đó là lệnh của Lãnh tụ, chị phải đi. Khi xe đến biên giới của Thủ đô thì bị ách lại. Sau đó phải điện cho Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao cho xe con ra đón, đưa chị vào một khách sạn, lúc đó chị mới tin là còn sống. Sau đó họ tổ chức lễ cưới cho chị ở Triều Tiên, chụp ảnh để lại cho gia đình. Khi sang đây chị kể lại chuyện mẹ chị bị chết đói cách đây mấy năm vì thương con không có gì ăn nên đã nhường lại cho con ăn. Những nơi mà ngày xưa các anh ấy đến học tập, thực tập thì bây giờ không còn gì nữa, chỉ còn lại là đồi trọc, vì không có gì để đun, nên mọi người đến đó chặt hết. Nhà máy phân đạm mà ngày xưa anh Cảnh đến thực tập và chúng tôi yêu nhau, do không có điện nên đã tháo dỡ hết phụ tùng máy móc để cho vào lò đúc thép. Bây giờ ở đó rất buồn tẻ, con người thì bạc nhược. Nếu so sánh với miền Nam Triều Tiên vào năm 1953, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc thì miền Bắc Triều Tiên có nhiều ưu thế hơn vì miền Bắc có nhiều khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên nhiều, các ngành khai thác đó Nhật bóc lột vơ vét đều tập trung ở miền Bắc như thép, than. Khi Nhật thua rút đi, miền Bắc tiếp thu được. Trong khi đó ở miền Nam thì không có gì. Miền Nam chủ yếu là đồng bằng, nông nghiệp là chính. Nếu tính thu nhập đầu người ở Hàn Quốc năm 1962 mới chỉ có 62 USD/đầu người. Đến năm 1996 thì tổng thu nhập bình quân đầu người đã lên đến 11.000 USD/ người, đứng thứ 11 thế giới. Đến 1997 bị khủng hoảng tài chính nên tụt xuống một chút. Mấy năm sau lại hồi phục được, bây giờ được đánh giá đứng thứ 12 thế giới. Qua đó ta thấy được đường lối chỉ khác nhau một chút kết quả thu được đã tất khác nhau. Hàn Quốc thực hiện đường lối dựa vào ô quân sự của Mỹ, cho Mỹ đóng quân ở Nam Triều Tiên khoảng 37.000 quân, gần 100 căn cứ để rảnh tay đi vào sản xuất kinh tế, buôn bán, sản xuất công nghiệp. Trong khi đó thì Bắc Triều Tiên tập trung vào công nghiệp quốc phòng rất tốn kém, không còn đủ tiềm lực để nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Trong khoảng 14 năm (1962-1975), dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Pắc Chung Hy, Hàn Quốc đã khôi phục đất nước xong, sau đó tiếp tục phát triển rất nhanh đã trở thành một con rồng ở khu vực này. Tổng sản phẩm quốc dân đạt 400, 500 tỷ đô la, thu nhập đầu người vượt qua ngưỡng của 10.000 USD/người (11.400 USD).
Con đường phát triển định hướng được đúng thì đi càng nhanh, đất nước càng phát triển được. Nếu định hướng sai, đi càng nhanh càng chết. Ta hình dung Nam- Bắc Triều Tiên như cái kéo, càng đi càng xa nhau, riêng nói về kinh tế chứ chưa nói về các chế độ khác. Khoảng cách chênh lệch giữa hai miền càng ngày càng xa nhau. Mấy năm gần đây Bắc Triều Tiên toàn phát triển trên con số không. Từ 1994-1998 có năm bị âm đến 3,7%. Còn bình thường cứ âm từ 2% hoặc 3%. Trong khi đó mặc dù Nam Triều Tiên bị mắc vào khủng hoảng tài chính năm 1997, nhưng đã bứt lên rất mạnh. Tinh thần dân tộc rất cao. Riêng về kinh tế khi đất nước lâm nguy, người dân sẵn sàng tập trung toàn lực mang vàng, bạc góp cho Nhà nước để cùng thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.
Ngược lại ở miền Bắc, do đường lối kinh tế xác định không được chính xác, càng ngày càng lún sâu vào khó khăn. Như các đồng chí đã biết mạnh vì gạo bạo vì tiền, khi đã nghèo thì hèn, khi đã không phát triển thì cảm thấy xấu hổ, không dám nói với ai. Tôi lấy ví dụ: Ngoại giao hay dự các buổi gặp mặt, tiệc tùng. Đại sứ hoặc cán bộ ngoại giao của Hàn Quốc gặp mọi người tay bắt mặt mừng, gặp gỡ trao đổi với Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa… Nhưng với Bắc Triều Tiên chỉ đứng một xó, không dám nói chuyện với ai và cũng không có chuyện gì để nói. Gặp cán bộ ngoại giao chúng tôi, là những người chí thân, nhưng cũng không biết nói chuyện gì và cũng không có đề tài gì để nói cả.
Tôi đã kể một số sự kiện vụn vặt để các anh hình dung. Tôi cũng không áp đặt bảo đây nó là cái gì, mà để các anh tự đặt cho nó một cái tên.
Đảng của bạn có tên chính thức là Đảng Lao động Triều Tiên được thành lập từ ngày 10 tháng 10 năm 1945 do ông Kim Nhật Thành tập họp một số lực lượng chống Nhật. Quá trình thành lập Đảng cũng nan giải lắm, đánh nhau ghê gớm. Khi nói về lãnh tụ Đảng này, rất nhiều báo chí phương Tây đăng ảnh Kim Nhật Thành. Để thành lập được Đảng, Kim Nhật Thành đã phải trừ khử không biết bao nhiêu là bạn thân, chiến hữu mới lên được chức, thành lập được Đảng. Chính vì thế mà có nhu cầu đặc biệt là phải sùng bái cá nhân. Tại sao phải sùng bái vì cái gì mà người ta phải bắt người khác ca ngợi thì không phải cái ấy nó tốt, nó đẹp, mà là nó yếu. Do đó phải phát động cả dân, huy động không biết bao nhiêu tiền bạc, của cải vật chất, tinh thần, thời gian, sức lực của cả dân tộc. Ở Bắc Triều Tiên khi cần huy động một lực lượng quần chúng độ một triệu người thì chỉ cần một tiếng đồng hồ đã đứng suốt dọc đường vẫy cờ, mặc áo dài đẹp từ sân bay về đến Nhà khách chính phủ để đón một vị khách nào đó của nước ngoài. Qua đó thấy được một chế độ rất bao cấp và do nhu cầu chính trị nên nó phải lên gân cốt để tạo cho mình một thế vững mạnh.
Riêng về đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều Tiên có rất nhiều cách tranh luận. Về lịch sử, ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô ép được quân Nhật rút khỏi Triều Tiên và giải phóng được Triều Tiên. Phía Nam, Mỹ vào giải phóng quân Nhật, phía Bắc Liên Xô vào giải giáp. Theo hiệp định Giơnevơ ký năm 1945, đến năm 1947 thì Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đến năm 1948 không thống nhất được, nên mỗi bên thành lập một Nhà nước riêng của mình. Miền Bắc do Kim Nhật Thành đứng ra thành lập nhà nước. Trong quá trình hoạch định ra đường lối phát triển cách mạng của Đảng, cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, quá trình xây dựng CNXH cũng có rất nhiều khó khăn. Sau đó quyết định khởi sự cuộc chiến tranh, gọi là Nam tiến. Vấn đề này còn rất nhiều bàn cãi. Có người nói Bắc Triều Tiên tấn công vào miền Nam gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1952-1953; có người thì nói là do Mỹ và Nam Triều Tiên Bắc tiến. Gần đây, nhiều tư liệu được tiết lộ ra là phía Bắc tấn công phía Nam trước. Có nhiều lập luận để chứng minh, tài liệu bí mật ở Mátscơva tiết lộ bằng giấy tờ chứng minh lúc đó Bắc Triều Tiên đã xin phép Liên Xô và bàn với Trung Quốc, sau đó tấn công. Cũng có người chỉ qua suy luận cũng đoán được rằng Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc chiến tranh nổ ra. Ba ngày sau, quân của Kim Nhật Thành đã ào ạt tiến vào giải phóng hơn một nửa Nam Triều Tiên. Sau 4, 5 ngày chỉ còn tỉnh Bu San, là tỉnh bé tí ti ở phía Tây Nam. Điều đó chứng tỏ phải có sự chuẩn bị từ trước. Mỹ đứng ra cáng đáng cho Nam Triều Tiên, Mỹ đề nghị Hộ đồng bảo an Liên hợp quốc họp. Mỹ xin được quân của Liên hợp quốc. Quân của Liên hợp quốc đã giúp Nam Triều Tiên để chống lại Bắc Triều Tiên, thì phải có lý do gì đó. Qua 2 ví dụ đó, người ít có điều kiện tiếp xúc với tài liệu cũng có thể suy luận được rằng miền Bắc tấn công miền Nam.
Thế của Nam Triều Tiên lúc đó cũng giống như thế của Đài Loan với Trung Quốc. Họ chưa có tham vọng quay trở lại để giải phóng cả đất nước.
Đường lối giải phóng Nam Triều Tiên của Bắc Triều Tiên không được suôn sẻ. Khi quân của Liên hợp quốc tấn công trở ra, toàn bộ quân miền Bắc bắt buộc phải hậu thoát lui về phía Bắc, tận Ap-Lục giáp với Trung Quốc. Sau đó tràn trở xuống và giữ đúng vĩ tuyến 38 như hồi đầu chiến tranh, chết rất nhiều quân, nhiều tướng tài.
Đường lối đấu tranh thống nhất của Đảng có rất nhiều nan giải, vì khi rút khỏi miền Nam thì đã rút toàn bộ quân đội và những cơ sở cách mạng vốn đã có ở miền Nam. Cuối cùng ở miền Nam là khu vực rất trống, không còn một cơ sở hạt giống cách mạng nào, không giống như cuộc cách mạng giải phóng miền Nam của Việt Nam. Cách mạng giải phóng miền Nam của Việt Nam đã tác động rất nhiều vào đường lối cách mạng của Đảng Lao động Triều Tiên. Nhiều người thấy rằng việc đánh tràn vào Nam Triều Tiên năm 1950 là rất khó khăn mà phải theo kiểu Việt Nam, để cho nhân dân miền Nam tự phát động, miền Bắc ủng hộ, trong đánh ra ngoài đánh vào mới giành thắng lợi. Chính vì thế mà đã gây ra các cuộc tranh cãi và thanh trừng nội bộ Đảng rất gay gắt. Bao nhiêu người đã từng có tư tưởng mới và đã sang Việt Nam để học tập về đều bị thanh trừng hết, có đợt thanh trừng 6, 7 cán bộ cao cấp của quân đội, của Đảng. Cho nên trong nội bộ Đảng có rất nhiều rạn nứt trong việc đấu tranh thống nhất nước nhà thời gian đầu.
Về đường lối xây dựng kinh tế, cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển quốc phòng trong Đảng cũng rất nhiều tranh cãi và phe của Kim Nhật Thành vẫn là phe thắng. Ông Kim đã gạt bỏ những người có tư tưởng cho là hữu khuynh, không nhìn rõ kẻ thù, ảo tưởng về hòa bình. Đảng kiên quyết phát triển công nghiệp nặng, sau đó mới đến phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, do đó rất tốn kém tiền của, vì thế mà sự tin tưởng của nhân dân ở Đảng ngày càng giảm. Cũng chính vì đường lối phát triển không hợp lý, do vậy không thể thực hiện được ước mơ của Chủ tịch Kim Nhật Thành là “Toàn dân được ăn cơm trắng và chan canh thịt” cho đến tận bây giờ. Về mặt tổ chức của Đảng cũng không hoàn chỉnh. Trước năm 1980 thì cứ 5 năm đại hội Đảng một lần. Nhưng từ Đại hội VI (10/1980) đến nay – 23 năm không họp Đại hội Đảng. Vậy các chi bộ sinh hoạt kiểu gì? Bầu bán ông Kim lên làm Tổng bí thư như thế nào? Đó là chuyện rất lạ.
Quá trình đưa ông Kim con lên làm lãnh tụ, sẽ nói sau. Riêng chuyện bầu ông làm Chủ tịch Đảng là cách làm rất độc đáo, không có Đảng nào làm như thế cả. Theo như báo Đảng cho biết, ông Kim sinh hoạt trong một chi bộ, được chi bộ suy tôn lên làm Tổng bí thư. Một người có ý kiến như vậy, chả ai dám phản đối cả. Ai mà phản đối là phải rút thẻ Đảng ngay. Cuối cùng cả chi bộ phải đồng ý. Chi bộ báo cáo lên Đảng ủy khu. Đảng ủy khu lại phổ biến cho các chi bộ khác. Cũng không có chi bộ nào dám phản đối cả, cứ theo vết dầu loang đó, cả nước suy tôn ông Kim Châng In làm Tổng bí thư của Đảng, không có một cái phiếu bầu, không có một cái biên bản, không cần có một Đại hội nào cả. Tự dưng ông làm Tổng bí thư, kỷ luật Đảng, tổ chức Đảng không chặt chẽ, theo một sự duy ý chí. Tất nhiên là ông ấy đã bật đèn xanh cho một tay nào đó làm. Bên trong thì không ai có thể hiểu được, nhưng hình thức bên ngoài thì là chuyện có thật, viết ở trên báo.
Quá trình lên nắm chính quyền của Kim con là do Kim Nhật Thành (Kim bố) chọn làm người thừa kế.
Về gia đình của Kim Nhật Thành: Bà vợ trước có 3 con trai. Kim Châng In là thứ 3. Ông rất lười học, chỉ thích chơi. Ông đã phá không biết bao nhiêu xe Mercedes của bố. Ông tập cả lái máy bay phản lực, tập cả phi ngựa. Nhìn ảnh ông thì ta thấy rất xấu tướng, bẩn tướng, tóc lúc nào cũng dựng ngược lên, môi thì thâm như có bệnh tim, da dẻ thì xỉn. Cho nên mỗi khi ông xuất hiện, các phóng viên ảnh thi nhau chụp và tập trung chụp vào cái môi để chứng minh là ông ta có bệnh tim. Chỉ được cái Kim con rất hăng hái với phụ nữ. Các cô diễn viên điện ảnh xinh xinh, đẹp đẹp là được tướng quân “chỉ đạo” tại chỗ, nhiều lắm. Tại sao tôi nói vậy, vì từ thời anh Nguyễn Văn Trọng, phó ban đối ngoại Trung ương Đảng làm Đại sứ ở bên ấy, có một cô con gái học ở Trường Đại học Kim Nhật Thành có mấy bạn gái người Triều Tiên rất xinh. Một cô đã nói với con gái anh Trọng: Làm con gái đẹp ở Triều Tiên nhục lắm. Tao đã bị tướng quân đưa lên “chỉ đạo” ở trên đó một đêm. Giờ tao chỉ muốn chết. Chỗ nào có bông hoa đẹp là ông ấy hái ngay.
Bà vợ hiện nay của ông Kim Châng In cũng là một diễn viên điện ảnh. Bà này đã có chồng, có con rồi. Ông Kim thích, thế là bà ta dứt khoát bỏ chồng để lấy ông Kim Châng In.
Nói rộng ra thì Kim Nhật Thành cũng thế. Bố nào con nấy. Trong nhà Kim Nhật Thành có cái bể tắm bát tiên, bể tắm lục tiên, tức là 6 hoặc 8 cô gái trẻ cùng tắm với ông ta. Về sau khi tuổi già, bác sỹ riêng của ông ta luôn luôn phải thay máu của ông ta bằng máu của các cô gái trẻ. Vì máu là cái quyết định sinh khí của con người, máu đó sẽ quyết định anh già hay trẻ, thay được máu trẻ vào thì khả năng sống và sức trẻ của con người sẽ rất tốt và mạnh mẽ hơn. Vì vậy cứ định kỳ là thay máu để kéo dài tuổi thọ. Thứ hai là tại sao lại bắt 8 cô, 6 cô cùng tắm với ông ta, vì để trao đổi iông giữa người già và người trẻ, sẽ tăng cường sức trẻ của người già. Kim con được chọn là người thừa kế duy nhất và đã được Kim bố chuẩn bị rất chu đáo. Khi còn sống Kim bố đã tuyên bố: “Tôi sẽ chọn đồng chí Kim Châng In làm người thừa kế, vì tôi thấy đồng chí Kim Châng In có rất nhiều phẩm chất và năng lực công tác, đạo đức cách mạng, có nhiều khả năng thay thế tôi làm việc, cho nên tôi tin rằng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ủng hộ để đồng chí Kim Châng In làm việc”.
Vì vậy khi Kim Châng In lên là nghĩ ngay muốn giữ gìn được an ninh chính trị phải nắm được 3 lực lượng: một là quân đội để có sức mạnh trị vì đất nước; thứ hai là lực lượng an ninh để phát hiện được những chỗ hỏng hóc trong xã hội để chấn chỉnh, để dẹp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải nắm được lực lượng trẻ, đó là lực lượng thanh niên. Nhưng khi lên nắm quyền thì mạnh nhất là nắm được quân đội và một nửa thanh niên. Còn an ninh thì không nắm được. Ông ta nghĩ rằng cũng như các thời đại vua chúa khác, không có quân mạnh thì không trấn yên được bờ cõi, không dẹp được loạn trong nước. Vả lại quân đội là loại nước sông công lính, tuyển vào không phải trả lương, bắt đi lao dịch ở đâu là phải đi. Cho nên rất nhiều công trình lớn của Triều Tiên phần lớn đều do lực lượng quân đội làm, kể cả đập chắn nước lớn bên bờ biển Tây. Thời hạn nghĩa vụ của Bắc Triều Tiên hiện nay tăng từ 7 năm lên 14 năm. 14 năm thì coi như hết cả đời thanh xuân của họ.
Quá trình đưa Kim Châng In lên nắm quyền (1975) trong nội bộ Đảng đã có rất nhiều thắc mắc. Những năm đó số cán bộ cốt cán của triều đình còn rất nhiều, về tuổi đời, năng lực làm việc, công lao với cách mạng rất lớn. Thế mà lại đưa một anh còn trẻ măng mới học trong trường – khoa kinh tế – để thay thế, không khỏi có nhiều người phản đối. Vì vậy muốn duy trì được ý định của mình, Kim Nhật Thành phải thay đổi rất nhiều cán bộ để duy trì chế độ cha truyền con nối.
Khi ông Kim Nhật Thành chết đột ngột ngày 8 tháng 7 năm 1994, người ta tưởng đây là cơ hội thuận lợi để ông Kim con lên nắm tất cả các chức quyền trong Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Nhưng đến tháng 5 năm 1998, tức là 4 năm sau Quốc hội mới họp, lúc đó ông Kim Châng In mới lên nắm các chức vụ Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Hội đồng quân sự Nhà nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998 thì Hội đồng quân sự Nhà nước thâu tóm toàn bộ quyền hành kể cả về Đảng lẫn chính quyền trong đất nước. Người làm Chủ tịch Hội đồng quân sự Nhà nước thâu tóm toàn bộ các quyền, kể cả quyền phát động chiến tranh. Như vậy ông Kim con đã giữ hai chức vụ to nhất của đất nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, toàn Đảng, toàn dân Triều Tiên suy tôn đồng chí Kim Nhật Thành làm Chủ tịch nước vĩnh viễn của Nhà nước Triều Tiên, không có ghế Phó chủ tịch nước. Kim con cũng muốn giữ chức vụ chủ tịch nước nhưng trong quá trình đấu đá nhau không thể ngồi được, nên quy cho ông Kim bố làm chủ tịch vĩnh viễn, mặc dù ông ta đã chết, đang nằm dưới đất. Như vậy không ai nhảy được vào chiếc ghế này. Như vậy, tất cả các quyền hành đều nằm trong tay Kim con. Cho nên có chuyện vui khi ông Đại sứ Bắc Triều Tiên sang nhậm chức tại nước ta năm 1997, trình quốc thư: Trong thư trình thì người ký lại là ông Kim Nhật Thành, mặc dù ông đã chết được 3 năm rồi. Bộ Ngoại giao ta không chấp nhận, đề nghị bạn về báo cáo, sau đó thông tin cho Việt Nam biết. Sau đó Bộ Ngoại giao bạn đề nghị ta chấp nhận vì nước bạn lúc đó chưa có chủ tịch nước chính thức nên cứ tạm thời để Kim Nhật Thành ký. Bạn cho biết một số nước khác đã chấp nhận như vậy. Cuối cùng Bộ Ngoại giao xin ý kiến Trung ương. Trung ương chấp nhận mặc dù người đã chết vẫn ký văn bản cho người đang sống. Qua đó ta thấy trong Đảng bạn cũng đấu tranh quyền lực ghê gớm lắm.
Khi Kim Châng In tốt nghiệp cấp III, ông có sang Liên Xô vào Trường Đại học Lômônôxốp tham quan. Sau đó ông ta về nước và nói học ở trong nước cũng tốt. Câu nói “học ở trong nước cũng tốt” của ông đã trở thành phương châm giáo dục của Bắc Triều Tiên. Từ đó trở đi không gửi lưu học sinh ra nước ngoài. Mãi gần đây có một số học sinh do các tổ chức quốc tế mời đi tham quan, hoặc đi du lịch 1, 2 tháng rồi về, nhưng thường không được trọng dụng. Phương châm giáo dục của Kim Châng In đưa ra là phải đào tạo trở thành những trung thần chỉ biết có trung thành với một lãnh tụ là Kim Châng In mà thôi.
Vấn đề tự hào dân tộc thì rất quá đáng. Lãnh tụ Kim Nhật Thành đã nói chỉ có đúng, chứ không bao giờ không đúng vì Hiến pháp năm 1998 sửa đổi đã ghi rõ đường lối kinh tế là theo đường lối Thanh Sơn Lý (Làng Thanh Sơn). Đường lối Thanh Sơn Lý do ông Kim Nhật Thành đề ra năm 1959. Đường lối này là Đảng lãnh đạo kinh tế, tất cả đảng viên tập trung vào thực hiện nghị quyết của Đảng về kinh tế. Bí thư chi bộ của làng đứng ra phân công lao động: Tổ này đi bới cỏ, tổ kia đi bắt sâu. 8 giờ ra đồng, đến 10 giờ giải lao 15 phút hát mấy câu, cờ lá chuối cắm khắp cả cánh đồng, đánh trống ầm ĩ. 11 giờ nghỉ về ăn cơm. Như vậy thì làm sao nông nghiệp phát triển được.
Thí dụ thứ 2: Năm 1999, anh Trần Văn Đăng sang thăm Bắc Triều Tiên, đi thăm rất nhiều nơi, có những tòa nhà diện tích mặt bằng 2000 m2 , cao 5, 6 tầng. Hỏi ai thiết kế. Họ nói chúng tôi thiết kế, xây dựng trong một năm. Đến đâu hỏi đều được bạn trả lời trong một năm. Đến tàu điện ngầm, anh Đăng hỏi: Ga tàu điện ngầm xây trong bao lâu. Họ lại nói trong một năm. Ở nhà máy sản xuất xi măng, máy móc đều nhập của Hà Lan, đều dán tem sản xuất tại Hăm Buốc (Tây Đức) và Hà Lan. Khi phóng viên hỏi họ nói chúng tôi tự sản xuất lấy. Trong khi đó các chuyên gia Hà Lan đang cầm máy bộ đàm để chỉ đạo sản xuất, lắp ráp. Họ vẫn bảo tất cả kỹ thuật của Triều Tiên. Chúng tôi thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành. Tất cả là theo đường lối chỉ đạo của Kim Châng In.
Ông Kim Châng In cũng rất thích có tiếng tăm. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên thế giới họp tại Bình Nhưỡng, ông chỉ đạo xây khách sạn Liễu Cảnh 105 tầng, hình tháp có 3 chân chĩa ra như đuôi của cái tên. Xây được một năm thì móng đã bị nghiêng. Báo chí ngày nào cũng đăng tin: Hôm nay xây được một tầng, hôm nay xây được hai tầng. Sau đó bỗng thấy báo chí im hẳn. Hóa ra móng nghiêng, không làm nữa. Đến bây giờ xi măng đã mọc rêu, trên đỉnh vẫn còn có cái cần cẩu để trên đó. Rất nhiều nước xin vào gia cố, nhưng họ không cho. Lãnh tụ đã làm, đã nói là đúng, có sai cũng để đấy thôi.
Hiện nay xã hội Triều Tiên nói Đảng là gì: Đảng là lãnh tụ, lãnh tụ là Đảng. Nhìn vào lãnh tụ là biết Đảng ra sao.
Về giáo dục của bạn là hình thức chủ nghĩa, hời hợt. Bạn đã biết trên thế giới đang phát triển về mọi mặt, nên bạn cũng rất lo, đang tìm cách giải quyết, không thể để mãi tình trạng hiện tại, sợ sẽ đảo chính. Tin đảo chính thì nhiều, nhưng chúng tôi cũng không nắm được chính thức. Nhưng tự dưng có vụ nổ, họ nói đó là đảo chính.
Bắc Triều Tiên cũng đang tìm cách để thoát ra khỏi khó khăn. Kim Châng In khẳng định: Trên thế giới này chỉ có một siêu cường, đó là Mỹ. Khi mà khai thông được với Mỹ thì khâu trung tâm sẽ khai thông được tất cả các quan hệ khác. Đó là tư tưởng thông suốt chỉ đạo của Kim Châng In. Vì không mặc cả được với Mỹ và Hàn Quốc về kinh tế, phải mặc cả với Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Năm 1985 đã xây dựng phát triển vũ khí hạt nhân. Còn việc Bắc Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân chưa thì hiện tại chưa ai khẳng định được. Nhưng Mỹ cũng phải nể và Bắc Triều Tiên cũng đã kéo được Mỹ vào bàn hội đàm và ký được hiệp định khung năm 1994. Qua hiệp định, Mỹ yêu cầu Bắc Triều Tiên không sản xuất vũ khí hạt nhân nữa, Mỹ sẽ xây dựng cho Bắc Triều Tiên một nhà máy phát điện bằng năng lượng hạt nhân nguyên tử, trị giá năm 1994 khoảng 4,6 tỷ USD, tính trượt giá đến bây giờ phải non 10 tỷ USD.
Trên đà thắng đó, Bắc Triều Tiên tiếp tục dùng con bài hạt nhân để mặc cả với Mỹ với mục đích bắt Mỹ phải ngồi bàn trực tiếp với Bắc Triều Tiên như thiết lập quan hệ đối ngoại, viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên. Từ chuyện đó bắt buộc Nhật cũng phải thiết lập quan hệ ngoại giao, phải viện trợ cho Bắc Triều Tiên.
Bây giờ Mỹ và thế giới cứ phải quan tâm đến vũ khí hạt nhật của Bắc Triều Tiên, mặc dù không biết thực hư sẽ ra sao. Nhiều người cho rằng Bắc Triều Tiên nói vậy chứ làm gì có vũ khí hạt nhân vì tiềm lực kinh tế yếu, tổng sản phẩm quốc dân có 15 tỷ USD. Trong khi đó, Hàn Quốc có 500 tỷ USD. Nhưng mà ai cũng sợ vì tính khí của họ là tên khủng bố quốc tế rồi. Nhật và Hàn Quốc rất sợ vì họ có một cơ ngơi khang trang đẹp đẽ, rất cần có một không khí hòa bình ổn định để phát triển làm ăn kinh tế. Họ rất sợ chiến tranh. Cho nên nếu mà Mỹ làm căng với Bắc Triều Tiên thì Hàn Quốc và Nhật Bản lại phải lạy van Mỹ vì Mỹ đánh nhau với Bắc Triều Tiên thì chỉ thanh lý được một số vũ khí từ chiến tranh thế giới thứ hai đến giờ. Còn nếu chiến tranh nổ ra thì Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ bị thiệt hại trước tiên và rất lớn. Mỹ cũng rất muốn đánh Bắc Triều Tiên. Có 2 lần, đó là cuối năm 1994, Mỹ đã định dội bom nguyên tử xuống Bắc Triều Tiên. Thông tin này đã được kết luận. Tháng 12 năm ngoái, Mỹ cũng đã định đánh Bắc Triều Tiên một lần nữa, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản lại can.
Tại sao lại gọi Bắc Triều Tiên là khủng bố quốc tế vì ngay từ lâu đã có tư tưởng dùng bạo lực để ám sát, triệt lãnh đạo của Hàn Quốc. Năm 1988, Tổng thống Hàn Quốc đi thăm Rang-un (Miến Điện), đến thăm nghĩa trang Nhà nước. Bắc Triều Tiên đã cử 2 đặc công sang cài mấy quả mìn ở cổng nghĩa trang. Rất may xe của Tổng thống vừa đi qua thì mìn nổ, 4 xe tiếp theo chở các Bộ trưởng và tùy tùng thì chết. Xe của Tổng thống thì thoát. Sau đó an ninh Miến Điện cho lùng soát và bắt được 2 người Bắc Triều Tiên. Sau đó là vụ “quả bom nước 20 tỷ tấn” định dội vào Hàn Quốc. Vì khu vực núi Kim Cương Sơn do rất nhiều trái núi hợp thành hệ thống núi. Bắc Triều Tiên cho xây chắn núi nọ với núi kia thành ra một cái bể chứa 20 tỷ mét khối nước. Mỗi mét khối nước nặng 1 tấn. Người ta gọi là 20 tỷ tấn. Đập đó cách thủ đu Xê-un 100 km và cao hơn thủ đô Xê-un hơn 1000 mét. Nếu Bắc Triều Tiên cho đặt 1 tấn bộc phá ở dưới chân đập và cho nổ đồng thời thì 20 tỷ tấn nước này sẽ thổi thủ đô Xê-un bay sang biển Đông như ta lấy một thùng nước hắt một cái lá tre xuống cống. Cho nên thế giới gọi Bắc Triều Tiên là tên khủng bố quốc tế và phản đối kịch liệt. Thế giới đã giúp thành phố Xê-un xây một cái đập, gọi là đập Hòa Bình cong cong để chắn lượng nước từ bên kia tràn sang, sẽ tóe sang hai bên.
Sau đó lại có vụ nổ máy bay của hãng hàng không Koreairlines của Hàn Quốc năm 1988 làm chết mấy trăm người. Rồi là bắt cóc người Nhật về Bắc Triều Tiên. Rồi việc thanh trừng nội bộ rất nhiều. Cuối cùng Mỹ đã quy Bắc Triều Tiên vào danh sách nước ủng hộ khủng bố quốc tế.
Bắc Triều Tiên quan hệ với Việt Nam cũng có rất nhiều trắc trở. Bắc Triều Tiên rất cơ hội chủ nghĩa và vì quyền lợi dân tộc hẹp hòi, chẳng có vì quốc tế cộng sản hay vì cái gì hết. Thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Bắc Triều Tiên cũng ủng hộ nhưng với tinh thần là để chia lửa với Hàn Quốc, để Mỹ tập trung quân đánh Nam Việt Nam, để cho Nam Triều Tiên rảnh tay đỡ chuyện tranh giành khu vực bán đảo Triều Tiên. Chính vì thế nhiều khi Việt Nam cần thì Bắc Triều Tiên không ủng hộ, lúc không cần thì lại dương cao ngọn cờ yêu cầu Việt Nam theo Bắc Triều Tiên lập ra Mặt trận châu Á chống Mỹ vào khoảng 1968-1970 là lúc cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam đang rất quyết liệt.
Khi Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, sáu tháng sau báo chí Bắc Triều Tiên vẫn không đưa tin thắng lợi vĩ đại của Việt Nam. Cả thế giới người ta hân hoan vui mừng, trống dong cờ mở để hoan hô Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nhưng ông bạn Bắc Triều Tiên vẫn cứ im lặng. Sau đó ta vận động, lúc đó báo chí mới đưa tin, nhân dân mới biết Việt Nam giải phóng rồi. Sau đó lại thôi luôn cho nên rất nhiều người về sau này không biết được Việt Nam đã giải phóng. Họ cho rằng các đồng chí Việt Nam không chịu chờ đợi để giải phóng Nam Triều Tiên đồng thời giải phóng Nam Việt Nam, như vậy là các đồng chí dồn hết khó khăn sang cho chúng tôi. Mỹ xong bên đó rồi sẽ quay sang đánh chúng tôi. Các đồng chí không có tinh thần quốc tế. Họ lập luận quái gở như vậy. Còn vấn đề vì lợi ích dân tộc hẹp hòi theo đuôi Trung Quốc trong vấn đề Campuchia chống Việt Nam thì rất lớn. Nhưng vì ta không bắt được tài liệu, không bắt được chuyên gia tại đấy, vì ta đánh Pôn Pốt theo kiểu xua chân, nếu đánh chụp, đánh bao vây thì chắc chắn bắt được nhiều chuyên gia của Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên thực ra cũng chẳng tốt gì với Việt Nam, nhưng lúc nào cũng có tư tưởng đòi nợ Việt Nam: trước kia, chúng tôi giúp các đồng chí trong chiến tranh chống Mỹ, bây giờ các đồng chí phải giúp chúng tôi. Các đồng chí không được quan hệ với Nam Triều Tiên. Nhưng do xu thế không thể đảo ngược được, các nước XHCN, Liên Xô, Trung Quốc đều đặt quan hệ với Nam Triều Tiên. Việt Nam cũng là nước XHCN cuối cùng đặt quan hệ với Nam Triều Tiên cho nên bạn đỡ hậm hực. Khi ta lập được quan hệ ngoại giao rồi thì lại khuyên ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao, đừng đặt về quan hệ kinh tế, quan hệ với Đảng cầm quyền ở Hàn Quốc. Sau này, Tổng bí thư Đảng ta đi thăm Hàn Quốc, thiết lập quan hệ với Đảng cầm quyền của Hàn Quốc. Bạn cũng chẳng thể đảo ngược lại được, đành phải ngậm ngùi. Mặc dù vậy họ vẫn có những trắng trợn, thí dụ: viên đại sứ Bắc Triều Tiên hiện nay ở Việt Nam, khóa trước làm tham tán Sứ quán Triều Tiên ở Việt Nam, lúc đó là năm 1995, anh ta lên Bộ Ngoại giao khuyên chúng tôi: Các đồng chí đừng có tin Nam Triều Tiên kinh tế phát triển, họ không làm được ô tô, tivi…, mà họ mua của các nước khác về để tuyên truyền.
Trong khi đó, Việt Nam đã buôn bán với Hàn Quốc, các công ty của Hàn Quốc đã vào đầu tư ở Việt Nam và họ cũng biết chúng tôi đã từng công tác, học tập ở Hàn Quốc nhiều năm. Tóm lại, con người Bắc Triều Tiên là rất khó chịu, xã hội, lãnh đạo rất khó chịu, không hiểu nó là cái gì? Chúng tôi đã công tác ở Bắc Triều Tiên mấy chục năm, nhưng bây giờ nói Bắc Triều Tiên là cái gì thì rất khó.
Bắc Triều Tiên đưa ra tư tưởng chủ thể. Vậy tư tưởng chủ thể là gì? Đó là tư tưởng cho con người là chủ thể của cách mạng, cũng là chủ thể của vận mệnh của mình, của chính bản thân mình. Đó là nội dung của tư tưởng chủ thể. Nhưng mà việc thực hiện tư tưởng chủ thể thì lại thực hiện theo một ý đồ đằng sau những danh từ của tư tưởng chủ thể. Cho nên thế giới đánh giá tư tưởng chủ thể là loại tư tưởng đóng cửa, không tin vào bất cứ một ai, không tin vào bạn bè, đóng cửa chặt. Có người nước ngoài nói tư tưởng chủ thể là một loại tư tưởng phản động. Xã hội càng phát triển, càng văn minh lên thì tư tưởng chủ thể càng bộc lộ rõ tính phản động, kìm hãm sự phát triển. Nghe họ nói thì rất hay, nhưng làm thì rất dở. Thế giới sợ và ghét, ngại không muốn đến gần.
Tư liệu sưu tầm của Triệu Xuân
--Chuyện gì đang xảy ra ở Bắc Triều Tiên?: North Korea invokes Great Leader, Kim Il Sung, in power transfer to grandson(WP 23-12-11)-  Theo bài này thì dân Bắc Hàn quả có kính yêu Kim Il Sung (ông nội) thật, đến đời cha (Kim Il Sung) thì... not so much, bây giờ đến thằng cháu thì ...chẳng biết! (Nghe có giống nước nào khác (ahem) không?) In North Korea, young Kim Jong Eun will test age-old reliance on maturity (WP 23-12-11)– Bắc Triều Tiên sẽ đi về đâu? (Ba Sàm/ Project Syndicate). –Kim Jong-un là ‘Tổng Tư lệnh Tối cao’   —  (BBC).  – Kim Jong Un được phong là “Tư lệnh tối cao” quân đội   —  (RFI).  – Bình Nhưỡng tuyên truyền bằng cách phân phối cá cho người dân  —  (RFI).  – Triều Tiên tìm cách ngăn ngừa tình báo Hàn Quốc (TTXVN). –  As N. Korea changes, S. Korea feels helpless (Washington Post). - LHQ mặc niệm Kim Jong-il, nhiều nước bỏ ra ngoài - (NV/AFP). - Những cuộc chuyển giao ở Triều Tiên (TN).

– Con trưởng Kim Jong-nam không dự lễ tang cha? (TTXVN).  Theo Đài Tiếng nói nước Nga, đêm 23/12, trong khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bận rộn chuẩn bị lễ tang cho cố lãnh đạo Kim Jong Il thì có rất nhiều đồn đoán liên quan đến danh sách khách mời dự lễ tang trọng thể này.

Những người được mời dự lễ tang có thể bao gồm ảo thuật gia nổi tiếng người Nhật Tenko Hikita, người đã biểu diễn ở Bình Nhưỡng theo lời mời của ông Kim Jong Il hồi năm 1998 và 2.000. Người ta cũng nói rằng, bà Tenko đã nhiều lần dùng cơm tối với ông Kim Jong Il.

Tuy nhiên, một người nổi tiếng nhưng vắng mặt trong lễ tang là Kim Jong-nam, con trai cả của nhà lãnh đạo quá cố.

Ông Jong-nam từng có thời được coi là người sẽ kế nghiệp cha nhưng sau đó lại không thành từ khi bị bắt ở phi trường Narita khi đang tìm cách nhập cảnh Nhật Bản bằng hộ chiếu giả hồi năm 2001. Kim Jong-nam hiện đang sống ở Macau, Trung Quốc.

Trong khi người con thứ Kim Jong-chul có thể dự lễ tang, song nhiều khả năng là sẽ không được nhìn thấy qua truyền hình.

Trong diễn biến khác liên quan, Syria và một số nước đã gửi lời chia buồn tới Triều Tiên về sự ra đi của ông Kim Jong Il.

Báo chí Triều Tiên đưa tin, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã gửi lời chia buồn tới ông Kim Jong Un, con trai út và là người kế nhiệm nhà lãnh đạo Kim Jong Il.

Bức điện có đoạn viết "sự ra đi của ông Kim Jong Il là tổn thất nghiêm trọng không chỉ đối với nhân dân Triều Tiên mà còn tất cả các nước đang đấu tranh vì tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới."./.

(Vietnam+)
-Liên Hiệp Quốc : chia rẽ vì cái chết của Kim Jong Il -Ngày 22/12/2011 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã dành một phút mặc niệm lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il, vừa qua đời. Chỉ có khoảng một phần ba trên tổng số 193 quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tham gia nghi thức tưởng niệm này. Nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu đã tẩy chay.

Từ New York, thông tín viên RFI Karim Lebour tường trình :
“ Chính Bắc Triều Tiên đã đề nghị Liên Hiệp Quốc tưởng niệm “lãnh tụ yêu dấu” của họ. Hội đồng Bảo an đã từ chối, nhưng chủ tịch Đại hội đồng Nassir al-Nasser cho rằng ông phải tôn trọng nghi thức một phút tưởng niệm dành cho một nguyên thủ quốc gia từ trần khi còn đang tại chức. Sáng kiến này đã gây khó chịu ở Liên Hiệp Quốc. Nhiều nước đã từ chối tham gia vào điều mà một vị đại sứ xem là “ trò giả dối”.
Liên hiệp châu Âu đã yêu cầu các nước thành viên không tham gia. Hoa Kỳ, Nhật và Hàn Quốc cũng làm như vậy. Cuối cùng, chỉ có một số phái đoàn đứng mặc niệm trong một phút. Những phái đoàn khác chờ xong nghi thức này mới trở vào phòng họp.
Sự kiện nói trên phản ánh thái độ bối rối của Liên Hiệp Quốc trước cái chết của Kim Jong-Il. Tổng thư ký Ban Ki-Moon đã chỉ tuyên bố là Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục giúp đỡ nhân dân Bắc Triều Tiên, mà không hề nhắc đến tên Kim Jong-Il, vốn bị cáo buộc phổ biến hạt nhân và gây ra nạn đói khiến hàng trăm ngàn người dân Bắc Triều Tiên bỏ mạng.”
Về tình hình tại chỗ : ngày 23/12/2011, Bình Nhưỡng loan báo đã chấp nhận cho đi vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên các phái đoàn của Hàn Quốc đến chia buồn về cái chết của lãnh tụ Kim Jong-Il. Nhưng Bình Nhưỡng đã chỉ trích miền Nam là chỉ cho phép hai phái đoàn do chính phủ chọn lựa qua bên kia biên giới để chia buồn với miền Bắc.
Bắc Triều Tiên cũng chỉ trích Hàn Quốc là đã làm cho tình hình đối đầu thêm nghiêm trọng, khi tăng cường an ninh và nâng mức báo động của quân đội, biện pháp được Seoul thi hành sau khi cái chết của Kim Jong Il được thông báo chính thức ngày 19/12/2011.


Hí hoạ của báo Courrier International về cái chết của Kim Kim Jong Il (bauxitevn)

clip_image002
Vũ khí của ba thế hệ
clip_image004
“Chí ít thì việc báo tin ta qua đời … cũng có tác dụng như quả bom nổ”
Sưu tầm của P.T. (trên báo Courrier International 23-12-2011)


 -Analysis: What’s the plan if North Korea collapses?(Reuters). - Triều Tiên chào đón người miền Nam đến dự tang (TN). - Đằng sau những màn than khóc tại Bắc Triều Tiên - (VOA). - Liên Hiệp Quốc dành một phút mặc niệm ông Kim Jong Il (TT).  – Đằng sau tấm màn sắt Bắc Hàn  —  (BBC).  – Liên Hiệp Quốc : chia rẽ vì cái chết của Kim Jong Il   —  (RFI).  – Bắc Triều Tiên cảnh báo Nam Triều Tiên nên tôn trọng nhà lãnh đạo quá cố  —  (VOA). – Bắc Triều Tiên : khả năng Kim Jong Un chỉ đóng vai trò bù nhìn  —  (RFI).  – Kinh tế Nam Triều Tiên tiếp tục vững mạnh, Bắc Triều Tiên có thể bị bất ổn  —  (VOA).   – Tưởng Năng Tiến: Nhìn Bẩy Tưởng Ba (RFA’s blog).- VĂN TẾ “K. JONG. ỈN” (Cua rận).  - Thần quyền ở Bắc Hàn – (Cu làng cát).  - BẮC TRIỀU TIÊN – ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN (Kỳ 2) (NCTG).  – Kim Jong Il : Hai triệu người chết đói và một phút mặc niệm tại Liên Hiệp Quốc (Thụy My).   -

-Đằng sau tấm màn sắt Bắc Hàn-Giả sử các cơ quan tình báo nước ngoài học được một điều duy nhất từ Bắc Hàn, đó là phải thực sự chú ý khi truyền hình nhà nước tuyên bố sắp có thông báo quan trọng.
Khi một xướng ngôn viên áo đen buồn bã xuất hiện trên màn hình giờ ăn trưa hôm thứ Hai, một số người hẳn nhớ lại một ngày tháng Bảy của 17 năm trước.

Khi đó, một xướng ngôn viên đã khóc khi tiết lộ cái chết của lãnh tụ Kim Nhật Thành, người sáng lập và là nhà độc tài của Bắc Hàn.
Hồi đó cũng như bây giờ, người ta phải đặt câu hỏi về thất bại của tình báo Mỹ và Nam Hàn khi không biết gì về cái chết đã diễn ra vài ngày trước đó.
Khép kín
Hiện nay, Bắc Hàn, ở một số mặt, vẫn là nhà nước đàn áp, cô lập và khép kín nhất thế giới.
Một số điều đã thay đổi kể từ 1994. Hiện nay có một thị trường tư nhân thô sơ nhưng đang nở rộ, bán thức ăn và các món thiết yếu - xóa dần sự thống trị của nhà nước về kinh tế.
Đa số dân Bắc Hàn cũng hiểu rằng người dân Trung Quốc và Nam Hàn sống tốt hơn họ. Ngày xưa họ cứ tưởng thế giới ghen tị với mình.
Nhưng chính thể cộng sản cha truyền con nối đầu tiên của thế giới vẫn đang nắm quyền mà chẳng thấy có đối lập ở trong nước.
Bốn năm trước trong một chuyến thăm Bắc Hàn, các nhà báo nước ngoài rất quan tâm chuyện kế vị và các con trai của Kim Jong-il.
Nhưng người theo dõi chúng tôi thú nhận không biết Kim Jong-un, người con út.
Nay thì họ được bảo rằng anh Kim là "vĩ nhân sinh ra dưới Núi Thần Paektu".
Tôi ngờ rằng người dân bình thường cũng chẳng biết gì về hai người anh và các đối thủ tiềm tàng của anh ta.
Các nhà quan sát nước ngoài nay hỏi những câu hỏi sao mà giống những câu hỏi đặt ra khi Kim Nhật Thành qua đời năm 1994.
Lãnh đạo mới có kiểm soát được quân đội? Anh ta có sức mạnh cá nhân như cha? Anh ta là nhà cải cách hay sẽ dùng xung đột bên ngoài để củng cố quyền uy?
Người Mỹ và Nam Hàn dựa vào vệ tinh và tin điện tử để có thông tin. Họ rất giỏi trong việc dự đoán liệu sẽ có thử nghiệm hạt nhân hay tên lửa hay không.

Đa số người dân Bắc Hàn có vẻ không biết Kim Jong-un thực ra là người thế nào
Thông tin trái ngược
Còn về tình báo con người, họ phải dựa vào thông tin của những người đào tẩu, và thông tin này mang tiếng là không ổn.
"Con cá" lớn nhất là Hwang Jang-yop, từng là thầy dạy của Kim Jong-il. Nhưng khi trốn vào Nam năm 1997, ông ta đã bị cách ly khỏi nhóm lãnh đạo và thông tin của ông chủ yếu mang tính lịch sử.
Đa số người tị nạn là dân lao động chân tay không biết gì về chính trị.
Các nhà báo hay những khách đến thăm thì bị tước bỏ điện thoại di động, computer và báo chí ngay tại biên giới.
Có lần tôi đưa lậu một bản tin của hãng Yonhap của Nam Hàn, nói về một diễn văn của tổng thống Nam Hàn.
Tôi hỏi một cô nhân viên tại một nhà máy nơi biên giới là có muốn xem không.
Cô ta nhìn trái nhìn phải, lấy nó khỏi tay tôi và bỏ vào túi xách. Chúng tôi không bao giờ đề cập đến nó nữa.
Nhưng sự tò mò của cô thật khác với giọng điệu tuyên truyền từ miệng cô, nhất là khi có người khác bên cạnh.

Phóng viên nước ngoài khó tiếp cận thông tin về Bắc Hàn
Suốt nhiều thập niên, tình báo Nam Hàn chuyên trách việc tuyên truyền về Bắc Hàn và đặc biệt là gia đình lãnh tụ cai trị.
Hình ảnh Kim Jong-il như một tay chơi uống cognac, thích phụ nữ Bắc Âu và các cuộc khủng bố được tạo ra tại tổng hành dinh tình báo.
Tình báo Nam Hàn vẫn còn bị đè nén vì quá khứ chiến tranh lạnh - nhưng có lẽ hiện nay họ nắm nhiều thông tin hơn là những gì họ công bố.
Tại Seoul có nghi ngờ rằng trong quá khứ, điệp viên miền Nam thỉnh thoảng hợp tác với điệp viên miền Bắc để làm ra những sự kiện có lợi cho cả hai phe.
Trong quan hệ liên Triều, có rất nhiều sự tình cờ và nhiều vụ việc chẳng giống như vẻ ngoài của chúng.
Thỉnh thoảng Trung Quốc có được thông tin mật từ Bình Nhưỡng và có thể đã được thông báo trước khi có việc chính thức đưa tin về cái chết của Kim Jong-il.
Nhưng giống như sự kế vị của Kim Jong-il, các phân tích gia của mọi bên sẽ phải chờ đợi.
Các kịch bản xấu nhất sẽ lại được vẽ ra ở Seoul, Bắc Kinh và Tokyo - sụp đổ bất ngờ, làn sóng tị nạn, nội chiến, xung đột hay thậm chí xâm lăng miền Nam.
Lần sau khi Bắc Hàn nói sắp có thông báo quan trọng, chắc chắn các nước láng giềng sẽ lắng nghe chăm chú.


--Bắc Triều Tiên : khả năng Kim Jong Un chỉ đóng vai trò bù nhìn -Sau khi lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il qua đời, con trai của ông là Kim Jong Un chính thức kế nhiệm cha.
Family Intrigue Shadows North Korea's Secretive Dynasty NYT -Experts said the way in which the country choreographs the mourning of Kim Jong-il could give early insight into the regime's new power structure.
ASIA: Whither North Korea? Project Syndicate -ASIA: Whither North Korea? So far, the succession of power in North Korea from Kim Jong-il to to his son, Kim Jong-un, seems to be proceeding in an orderly fashion. But, despite appearances, few totalitarian regimes have ever maintained a monolithic inner circle, and North Korea is unlikely to be an exception to this rule.Nam Triều Tiên cho phép công dân gửi lời chia buồn với Bắc Triều Tiên - VOA - Thông thường, người dân Nam Triều Tiên không được phép gửi các tin tức xuyên qua biên giới. Đã không có dịch vụ thư tín và điện thoại giữa hai nước từ 6 thập niên nay. Nhưng sau các chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-Il. Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên đang du di trong luật lệ. Bà Park Soo-jin là phó phát ngôn viên của cơ quan chính phủ này chuyên xử lý các quan hệ với miền Bắc.

"Despite his apparent fascination with women, Professor Shigemura said there were no suggestions that he had ever expressed interest in Western women."
--Chủ tịch Kim qua đời, duyên phận Trung – Triều ‘đứt gánh'? -Trung Quốc không để giai đoạn “thử lửa” trong quan hệ với Triều Tiên kéo dài mà Bắc Kinh đẩy nhanh nỗ lực duy trì “tơ duyên” với Bình Nhưỡng.
Nam Triều Tiên mở ngỏ đối thoại với Bình Nhưỡng nhưng sẵn sàng phòng vệ - VOA -Nam Triều Tiên cho biết sẵn sàng đối thoại với láng giềng phương bắc nhưng cũng sẵn sàng ứng phó nhanh chóng với bất cứ  hàng động thù nghịch nào có thể phát xuất từ Bắc Triều Tiên.

- -North Korea Warns South to Show ‘Respect’ for Kim Jong-il NYT -Pyongyang calls the South’s decision to express sympathy for the North Korean people but not to send a delegation to Mr. Kim’s funeral “an unbearable insult and mockery of our dignity.”
--Tìm hiểu thêm về cái chết của Kim Jong-il - (BBC)-Truyền thông Bắc Hàn nói nhiều hiện tượng kỳ lạ xảy ra sau khi Kim Jong-il qua đời, trong lúc Nam Hàn tìm hiểu thêm về cái chết của ông.
- Nhà văn Đào Hiếu: Hội chứng khóc lóc ở Bắc Hàn  —  (BBC).  – MUA KHÓC MANG VỀ NHÉ (Nguyễn Quang Vinh).  – HÁT CHO MỘT NGƯỜI NẰM XUỐNG  —  (Thanh Chung).







Sunny Lee/Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin từ BẮC KINH - Trong khi người dân Nam Hàn đang phấn chấn về cái chết của nhà độc tài Kim Jong-il, các nhà phân tích an ninh lại đang phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau trong việc đánh giá những rủi ro về địa chính trị của sự vắng mặt Lãnh tụ Kính yêu, cái chết của ông đã đến "hơi sớm".

Bất ổn của khu vực đã gia tăng khi Bắc Hàn hiện sẽ bị dưới quyền lãnh đạo của một nhà lãnh đạo trẻ thiếu kinh nghiệm, người con trai út Kim Jong-ein, con người chưa hề có một thành tích minh chứng gì về việc lãnh đạo một đất nước.
Cái chết của Kim Jong-il ở tuổi 69 đã được các phương tiện truyền thông nhà nước công bố vào sớm ngày thứ Hai, với người đọc tin mặc áo choàng đen, đầm đìa nước mắt tuyên bố rằng nhà lãnh đạo đã trải qua một cơn truỵ tim, hậu quả của sự kiệt sức.
Quá trình chuyển quyền của Bắc Triều Tiên chưa thực hiện xong. Chúng tôi từng hy vọng rằng Kim Jong-il đã có thể sống thên một thời gian nữa. Cái chết bất ngờ của ông đã tạo nên một mức độ khó chịu lớn lao, đặc biệt là giữa những nhà quan sát Bắc Hàn ở Washington DC, " Abraham Kim, phó chủ tịch Viện Kinh tế Hàn Quốc,một tổ chức tham vấn có trụ sở tại Washington cho biết.
Các nhà phân tích từng có suy nghĩ một cách truyền thống về Kim Jong-il như một mối nguy cơ về an ninh. Nhưng với việc ông mất đi, những rủi ro còn thậm chí trở nên lớn hơn, đặc biệt là về kho dự trữ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong trường hợpxảy ra tranh giành quyền lực tại Bình Nhưỡng.
Hoa Kỳ, vẫn đang khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế lại đang đối diện với cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Trong giai đoạn này, Washington muốn bán đảo Triều Tiên sôi bỏng được yên tĩnh.
Trung Quốc đang ở một vị trí tương tự với quá trình chuyển đổi lãnh đạo của riêng mình vào năm tới, mặc dù điều này sẽ được Đảng Công Sản giải quyết cẩn thận. "Mối quan tâm lớn nhất đối với Trung Quốc là liệu cái chết của Kim Jong-il có dẫn đến sự gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên phân rẽ này hay không" tờ New York Times đã viết như thế vào hôm thứ Hai.
Nam Hàn cũng phải đối mặt trước một ngã tư chính trị. Trong khi phe bảo thủ cánh hữu thường kêu gọi phải thay đổi chế độ ở Bắc Hàn và một tư thế cứng rắn đối với Vương quốc khép kín này, nhưng họ cũng có một cuộc bầu cử quốc hội trên phạm vi toàn quốc vào tháng Tư và một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Mười Hai. Trong thời gian biến động của riêng mình như thế, Nam Hàn cũng cần ổn định ở phía Bắc Hàn.
Thú vị thay, tại thời điểm đặc biệt này, đối với các chuyên gia về an ninh ở thế giới bên ngoài, sự bất ổn có thể xảy ra ở Bắc Hàn hiện nay lại được coi là một "nguy cơ" hơn là một "cơ hội". Nói một cách khác, "giữ cho Bắc Hàn sống còn" đã bất ngờ trở thành một nước cờ hữu ích.
Nhưng cứu được Bắc Hàn dưới nền lãnh đạo mới sẽ không là điều dễ dàng. "Một là, Kim Jong-eun quá trẻ. Hai, ông thực sự không có căn bản quyền lực. Ba, chúng tôi không nghĩ rằng quá trình chuyển quyền quyền đã được hoàn tất. Trên hết nữa là, liên quan đến sự ra đi của Kim, một nền an ninh không chắc chắn đã gia tăng, khiến sẽ sẽ ảnh hưởng đến các động lực ở Bắc Hàn", ông Kim tại Viện Kinh tế Hàn Quốc cho biết.
Trong một số quan điểm của một số nhà phân tích, những rủi ro lớn nhất sẽ đến khi thời gian tang chế chấm dứt. Ngày tang lễ cho Kim được định vào 28 tháng 12. Sau khi những giọt nước mắt khô đi, mọi người sẽ bắt đầu suy nghĩ, "Điều gì sẽ xảy đến ?"
Yang Xiyu, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc phụ trách các vấn đề Triều Tiên, đề nghị giữ nguyên trạng thái để duy trì sự ổn định.
"Trước hết, giữ cho mọi thứ không thay đổi là rất quan trọng đối với tất cả các bên có liên quan", Yang nói. "Các nhà lãnh đạo mới ở Bình Nhưỡng nên duy trì tính liên tục của tất cả các chính sách trước đây, bao gồm cả chính sách hạt nhân, chính sách đối ngoại, chính sách đối với các cuộc đàm phán sáu bên [về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn], và cải thiện các mối quan hệ với Nam Hàn cũng như tham gia với phía Hoa Kỳ.
"Trong thực tế, Bắc Hàn dưới sự lãnh đạo mới của Kim Jong-eun sẽ cố gắng giữ cho mọi thứ không thay đổi để họ có thể ổn định.
Ông cũng đề ra một cách tiếp cận nhẹ nhàng cho các đồng minh, "Nếu các phe phái khác thực hiện một số thay đổi trong tư thế của họ về Bắc Hàn, điều ấy sẽ được đổi lại bằng phản ứng thay đổi từ phía Bắc hàn. Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để giữ cho mọi thứ yên tĩnh trong khu vực là tất cả các bên có liên quan hãy giữ tính sự liên tục trong chính sách hiện tại của mình".
Các nhà phân tích đồng ý với toa thuốc của Yang.
"Cái chết đột ngột của Kim Jong-il đến như là một cú sốc cho thế giới Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng đó cũng là một cú sốc cho chính Bắc hàn nữa. Người dân ở Bắc Hàn sẽ thấy mình rất khó để chấp nhận sự vắng mặt bất ngờ của người lãnh đạo mình, và điều ấy sẽ tạo ra một mức độ nhầm lẫn và bất ổn nhất định bên trong Bắc Hàn", ông Cai Jian, một Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Fudan ở Thượng Hải nhận xét.
Lu Chao, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc tại Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh ở Trung Quốc, nhìn thấy trước một cuộc chuyển giao quyền lực cho Jong-eun một cách nhanh chóng và êm thắm. "Tuy nhiên, Bắc Hàn là một quốc gia đặc biệt, rất khác nhau so với các nước khác, trong ý nghĩa của sự tập trung thẩm quyền cao độ xung quanh một người duy nhất, nhà lãnh đạo Kim Jong-il".
Với cái chết đột ngột của cha mình, hoàng tử Kim Jong-eun đã phải sớm đóng vai trò của một nhà vua. Các nhà quan sát tin rằng mức độ thông tin liên lạc và ủng hộ của Trung Quốc dành cho Bắc Hàn là rất quan trọng tại thời điểm chuyển tiếp này.
Lợi ích quốc gia của Trung Quốc đưa đến việc đất nước phải tìm kiếm một Bắc Hàn ổn định. Do đó, Trung Quốc hy vọng rằng việc chuyển giao quyền lực sẽ được hé mở ra một cách êm thắm và trật tự.
"Tôi nghĩ rằng ở thời điểm này, hai nước đang giữ được liên lạc, nhưng tôi không chắc chắn là có đủ sâu sát hay không. Bắc Hàn thường không cho Trung Quốc biềt những gì đang xảy ra bên trong đất nước của họ. Điều này đặt ra một thách thức đối với Trung Quốc", Cai Jian nói.
Choi Myeong-hae, một chuyên gia người Bắc Hàn từng làm việc tại Viện Ngoại giao và An ninh Quốc gia, mộ tổ chức tham vấn của Bộ ngoại giao Nam Hàn, tin rằng khả năng của cả khả năng khắc phục được rủi ro và các nỗ lực che chắn để giảm thiểu rủi ro của những người có quyền lợi ở bên ngoài cuối cùng sẽ giúp Bắc Hàn vượt qua được giai đoạn chuyển tiếp.
"Tôi nghĩ rằng Bắc Hàn sẽ vẫn trật tự. Phần lớn công việc chỉ định các chức vụ quan trọng trong Đảng Lao động đã hoàn tất. Phương tiện truyền thông Bắc Hàn đã thông báo Jong-eun sẽ phục vụ như người chỉ huy ủy ban tang lễ, có nghĩa là Bắc Hàn đã có quản lý bên trong nội bộ ".
"Ở phía bên ngoài", Choi nói tiếp, "Mỹ muốn sự ổn định ở Bắc Hàn, Trung Quốc muốn sự ổn định ở Bắc Hàn. Và cả Nam Hàn cũng cần đến điều đó".
Như để chứng thực quan điểm của Choi, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba vào thứ hai, đã cho biết: "Chúng ta chia sẻ lợi ích chung trong một sự chuyển tiếp hòa bình và ổn định ở Bắc Hàn".
Vâng, thế có nghĩa là Nhật Bản cũng cần đến sự ổn định ấy nữa.
Nguồn: Asia Times

Thi hài Kim Jong-il được bảo quản ra sao?  —  (BBC).  – Chi tiết Kim Chính Nhật qua đời thật hay giả?  —  (NV/MSNBC).  – “Con gái” ông Kim Jong-il lộ diện (NLĐ/Chosun Ilbo).  – Triều Tiên tiết lộ những điều kỳ bí khi ông Kim qua đời(VNN/AP).  – Tiết lộ thói quen làm việc của Kim Jong-il (VNN/Hani, AP, Reuters).  – Hàn Quốc dịu giọng với Triều Tiên (DT).  - Năm triệu người khóc thương Kim Jong-il  —  (BBC).---Bộ ba quyền lực bàn về Triều Tiên (vnn)-- Nguyễn Xuân Nghĩa: ‘Diễn biến hòa bình’ hay đột biến?  —  (NV). - Hàn Quốc nghi ngờ ngày qua đời của ông Kim Jong-il Triều Tiên công bố Chủ tịch Kim Jong-il qua đời ngày 17-12 trên chiếc tàu hỏa đặc biệt trong lúc đi công tác. Tuy nhiên, tình báo Hàn Quốc khẳng định vào ngày đó, chiếc tàu nằm yên tại ga.
North Korea: Kim Jong-Il’s Legacy of Mass Atrocity Human Rights Watch-Governments should mark North Korean leader Kim Jong-Il’s death with a clear demand that the new leader choose a path of reforming the country’s abysmal human rights situation, Human Rights Watch said today.
-Bắc Triều Tiên tuyên bố thời đại Kim Jong Un bắt đầu - VOA - Bắc Triều Tiên hôm nay tuyên bố thời đại Kim Jong Un bắt đầu, với việc xác định người con út của cố lãnh tụ Kim Jong Il là “người thừa kế sự nghiệp cách mạng và nhà lãnh đạo của nhân dân.”
Bài bình luận đăng ngày hôm nay trên tờ Rodong Sinmun của nhà nước Bắc Triều Tiên nói rằng ông Kim Jong Un nên tiến tới trên con đường tự cường và cuộc cách mạng đặt quân đội làm ưu tiên hàng đầu trong lúc tuân theo những lời giáo huấn của ông Kim Jong Il. Bài viết hối thúc dân chúng ủng hộ nhà lãnh đạo trẻ này và trung thành với quyền lãnh đạo của ông.
Hàng vạn người Bắc Triều Tiên tiếp tục tưởng niệm cái chết của ông Kim Jong Il, người đã nắm quyền cai trị trong 17 năm qua.
Các chính phủ nước ngoài đang theo dõi sát những sự kiện ở Bình Nhưỡng vì những mối quan tâm đối với việc ông Kim Jong Un lên nắm quyền cai trị một nước có một chương trình vũ khí hạt nhân, một quân đội đông quân và một lịch sử đầy hiềm khích với các nước láng giềng.
Tại Seoul, Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung Bak lên tiếng kêu gọi ổn định ở miền Bắc. Ông nói tại một cuộc họp ngày hôm nay với nhà lãnh đạo chính trị rằng việc hệ thống chính trị Bắc Triều Tiên được nhanh chóng ổn định là “phù hợp với quyền lợi của các nước láng giềng.” Ông nói thêm rằng Seoul sẵn sàng theo đuổi một lập trường mềm dẻo hơn và quan hệ trong tương lai với Bình Nhưỡng có thể linh động hơn.
Hoa Kỳ cũng bày tỏ lạc quan về khả năng làm việc chung với nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên. Tại cuộc họp báo hôm qua ở Ngũ giác đài, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby kêu gọi Bắc Triều Tiên chấm dứt chính sách bế quan tỏa cảng.

-Đại tướng Kim Jong-un “sẽ phải chia sẻ quyền lực”? - Cặp vợ chồng có thể có nhiều quyền lực tại Bắc Triều Tiên - VOA - Kim Jong Il bắt đầu cử người em rể Jang Song Taek làm phó chủ tịch cơ quan lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên vào năm 2009. Việc tiến cử ông Jang, 65 tuổi, vào chức vụ Ủy viên Quốc phòng khiến ông này trở thành nhân vật số hai tại Bắc Triều Tiên.
BẮC TRIỀU TIÊN – ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN (Kỳ 1) (NCTG).
– Song Chi: Tản mạn nhân ông Kim Jong-il qua đời! (RFA’s blog).
Việt Nam chia buồn với Bắc Triều Tiên về cái chết của ông Kim Jong Il  —  (VOA). – Nhà ngoại giao VN nói về Bắc Hàn  —  (BBC).  - Truyền thông Bắc Triều Tiên: Hàng triệu người đau buồn trước cái chết của ‘Lãnh tụ Kính yêu’  — (VOA).  – Trung Quốc khẳng định với Nga, Nhật: Cần duy trì ổn định tại Bắc Triều Tiên  —  (RFI).  – Trung Quốc trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tại Bắc Triều Tiên  —  (RFI).  – Kim Jong Un dường như khẳng định được vai trò lãnh đạo tại Bắc Triều Tiên  —  (RFI).  – Cái chết của ông Kim Jong-ll: Bất định cho hy vọng nối lại đàm phán hạt nhân  — (VOA).  – Hàn Quốc canh phòng cẩn mật khu phi quân sự (VNE).  - Kim Jong-il qua đời: Mỹ “đu dây” với Hàn Quốc (TVN).  - Cặp vợ chồng có thể có nhiều quyền lực tại Bắc Triều Tiên - (VOA). - 5 triệu dân đến viếng ông Kim Jong Il (TT). - Những người “giám hộ” tại Triều Tiên (TN). - Quân đội Bắc Hàn ủng hộ tân lãnh tụ? - (RFA). - Quân ủy Trung ương điều hành CHDCND Triều Tiên (PLTP). - Bộ ba quyền lực bàn về Triều Tiên (VNN).
Triều Tiên công bố Chủ tịch Kim Jong-il qua đời ngày 17-12 trên chiếc tàu hỏa đặc biệt trong lúc đi công tác. Tuy nhiên, tình báo Hàn Quốc khẳng định vào ngày đó, chiếc tàu nằm yên tại ga.
Tình báo Hàn Quốc quả quyết con tàu bọc thép không hề rời gangày ông Kim Jong-il qua đời Tình báo Hàn Quốc quả quyết con tàu bọc thép không hề rời ga ngày ông Kim Jong-il qua đời.
Cả Cục Tình báo lẫn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đều bị khiển trách nặng nề do không hề hay biết Chủ tịch Kim Jong-il qua đời.
Ngày 20-12 vừa qua, ông Won Sei-hoon, người đứng đầu Cục Tình báo (NIS), quả quyết với quốc hội Hàn Quốc rằng chiếc tàu hỏa bọc thép đặc biệt của Chủ tịch Kim nằm yên tại ga Bình Nhưỡng lúc 8 giờ 30 phút sáng 17-12, thời điểm mà Triều Tiên công bố ông qua đời do nhồi máu cơ tim trong lúc đi công tác ở ngoại ô Bình Nhưỡng bằng tàu hỏa.
Thông tin của ông Won được chứng minh bằng hình ảnh của vệ tinh quân đội Mỹ chụp con tàu nằm tại ga vào thời điểm trên. Ông Won cũng khẳng định NIS theo dõi hoạt động của Chủ tịch Kim đến tận ngày 15-12, nhưng để mất dấu vào ngày hôm sau cho đến khi Triều Tiên công bố ông qua đời ngày 19-12.
Ngày 21-12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên tiếng rằng tin tưởng vào thông tin của NIS. Do đó, Hàn Quốc nghi ngờ ông Kim thật ra qua đời vào tối 16-12 thay vì sáng 17-12 và rằng người láng giềng Triều Tiên còn đang giữ kín điều gì đó.
Tuy nhiên, các bác sĩ nhìn nhận sự ra đi đột ngột của Chủ tịch Kim thực ra không bất ngờ. “Ông Kim Jong-il có chế độ ăn uống nhiều thịt, lại hay hút thuốc, uống rượu, kèm thêm chứng bệnh tiểu đường. Những yếu tố đó lý giải dễ dàng cho một cơn nhồi máu cơ tim vốn là nguyên nhân của 80% các trường hợp đột tử” – Giáo sư Hong Soon-jun của Bệnh viện Đại học Anam (Hàn Quốc) phân tích trên tờ Joongang Daily.
Theo Người Lao Động

Exclusive: N.Korea military backs Kim heir but will share power- BEIJING (Reuters) - North Korea's new young leader will have to share power with an uncle and the military after the death of his father Kim Jong-il as the isolated country shifts to collective rule from strongman dictatorship, a source with close ties to Pyongyang and Beijing said. Các cuộc điện đàm xuyên quốc gia về Bán đảo Triều Tiên (QĐND) - Theo Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa có các cuộc trao đổi qua điện thoại với người đồng cấp Nga Xéc-gây La-vrốp (Sergei Lavrov) và người đồng cấp Nhật Bản Côi-chi-rô Gêm-ba (Koichiro Gemba), thảo luận về tình hình Bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Châng In (Kim Jong-Il) vừa qua đời...
-Tình báo Mỹ, Hàn "ăn quả đắng" về cái chết của Kim Jong-il -Cận cảnh hãng hàng không một sao của Triều Tiên (VNE).
-Bắc Hàn đóng cửa biên giới với Trung Quốc - Jeremy Page (tại Tumen/Trung Quốc) và Jaeyeon Woo (tại Seoul)

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Theo các quan chức Trung Quốc tiếp xúc với những người Bắc Hàn cho biết, Bắc Hàn đã đóng cửa biên giới đất liền về thương mại, du khách với Trung Quốc và triệu tập các công nhân nhà nước sinh sống ở phía bên Trung Quốc về nước để chuẩn bị lễ tang của nhà lãnh đạo Kim Jong Il.

Ngăn chặn đường huyết mạch về kinh tế của đất nước chính là một động thái tạm thời để cho phép chính phủ tập trung vào tang lễ ngày 28, nhưng đồng thời cũng tạo cho Kim Jong Un, người con trai và người kế nhiệm ông Kim một cơ hội để thực hiện việc kiểm soát tuyệt đối đối với phần biên giới và các công dân của đất nước này.
Vào hôm thứ Ba, một số doanh nhân Trung Quốc làm việc với Bắc Triều Tiên cho biết rằng họ nghĩ rằng nhân vật Kim trẻ có thể mang lại sự cải cách. Nhưng những người bất đồng chính kiến tại Seoul nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng tốc độ thay đổi có thể chậm, và rằng chế độ Bình Nhưỡng mạnh hơn là những người bên ngoài từng nghĩ tưởng.
Rim Chun-ryong, người phục vụ trong quân đội Bắc Triều Tiên 17 năm trước khi ông trốn khỏi đất nước vào năm 2000, nói rằng việc phá vỡ những suy nghĩ ở Bắc Hàn là khó khăn bởi vì người dân ở đó qúa chìm đắm trong sự tuyên truyền và việc biểu lộ chính kiến bất đồng là điều không tưởng.
"Ngay cả nếu bạn không buồn và không muốn khóc, bạn cũng nên khóc" ông nói. "Nếu nước mắt không tuôn ra được, tối thiểu là bạn cũng phải làm đẫm ướt khuôn mặt của mình bằng nước miếng. Đó chính là Bắc Hàn. Thuần nhất hơn bạn tưởng nhiều" ông nói trong một cuộc phỏng vấn.
Tại ngã biên giới chính ở Tumen, một thị trấn TQ ở biên giới Bắc Triều Tiên vốn là một trong những điểm quá cảnh chính cho người dân và việc di chuyển hàng hóa giữa hai nước, cảnh sát cho biết rằng Bắc Hàn đã đóng cửa phía bên đất liền của họ, không cho bất cứ ai qua lại, trừ những người Bắc Hàn trở về ngay sau cái chết của Kim Jong Il đã được công bố vào hôm thứ Hai. Các quan chức Trung Quốc nói rằng các biện pháp tương tự cũng đã được thi hành tại các cửa khẩu lớn khác ở Huichun và Đan Đông.
Nhiều thành viên có quyền chức của Bắc Hàn sống và làm việc tại Trung Quốc - nơi chất lượng cuộc sống cao hơn - và nhiều người khác đã lẻn qua biên giới, thường bằng cách đi bộ qua con sông đóng băng trong mùa đông, để tìm việc làm ở vùng đông bắc Trung Quốc. Hậu quả là các thành phố ở đấy đã trở thành trọng tâm của các hoạt động truyền giáo Nam Hàn. Những người Bắc Hàn đào thoát nếu bị bắt ở Trung Quốc đều có nguy cơ bị đưa trở lại cho những trừng phạt khắc nghiệt.
Các quan chức Trung Quốc cho biết nhiều người Bắc Hàn làm việc hợp pháp tại Trung Quốc đã quay về nước, mang theo những bó hoa trắng và biên giới có khả năng phải đóng cửacác hoạt động doanh nghiệp khác ít nhất là cho đến khi xong tang lễ và có thể cho đến cuối năm nay.
Ba quan chức Bắc Triều Tiên đã lên kế hoạch trở lại văn phòng sơ sài nơi họ làm việc tại nhà ga ở Tumen. Trong văn phòng có treo chân dung Kim Il Sung, người sáng lập Bắc Triều Tiên, và Kim Jong Il - không có treo ảnh của Kim Jung Eun.
Họ từ chối trả lời các câu hỏi, nhưng một người đàn ông Trung Quốc gốc Hàn trong văn phòng cho biết ông là một người bạn của họ để giải thích rằng họ đã được đóng chốt tại Tumen để giúp giải quyết giao thương thông qua biên giới - chủ yếu là thực phẩm từ phía Trung Quốc, thép và khoáng chất từ Bắc Hàn.
"Vì là đảng viên, họ phải quay trở lại để dự đám tang", người đàn ông trả lời, khi các quan chức Bắc Triều Tiên thoái vào đống giấy tờ, hút thuốc và xem xét một bó hoa màu trắng mà người bạn đã mang lại cho họ để mang về cho tang lễ .
Ông cho biết các quan chức đã lên kế hoạch trao hoa tang cho người đứng đầu bộ phận của mình, những người sau đó sẽ dâng tất cả hoa từ mọi nhân viên của bộ phận đó, cùng với hoa của những người làm việc từ các cơ quan khác của chính phủ, đến tại lễ tang.
"Tất cả họ đều muốn biểu lộ lòng ủng hộ nhà lãnh đạo mới. Chẳng có gì khác cả. Họ sẽ không nói chuyện với bạn bởi vì làm thế có thể bị phiền phức" một người bạn nói thêm và không thêm chi tiết gì.
Một quan chức giám sát thương mại với Bắc Hàn ở Đan Đông cho biết, vì người mua hoa cho tang lễ, giá hoa cúc đã tăng tăng lên đến 15 nhân dân tệ (khoảng $2,35) từ hai đồng nhân dân tệ thông thường. Cô cho biết cô đã mua hai giỏ hoa mất 1.500 nhân dân tệ và gửi về cho các đối tác Bắc Hàn của mình.
Ngay cả trước khi bị đóng cửa, các vùng biên giới của Bắc Hàn vẫn đánh dấu sự kết thúc của rất nhiều người từ thế giới nước ngoài nhập vào đất nước này. Khoảng 200 người đào thoát dự định tụ tập gần khu vực biên giới Nam và Bắc Hàn vào hôm thứ Tư để phát hành 200.000 tờ rơi kêu gọi người dân Bắc hàn hãy đứng lên dành tự do.
Tại Seoul, người đào thoát Do Myung-hak, cho biết có khả năng là Bình Nhưỡng sẽ trông bình tĩnh và bình thường vào lúc này bởi vì đất nước xem việc thê hiện sự tôn kính khi một nhà lãnh đạo qua đời là một đức tính quan trọng. Ông nhắc lại thời gian để tang ba năm trước đây khi Kim Il Sung, người sáng lập Bắc Hàn qua đời vào năm 1994.
"Vấn đề là những gì sẽ xảy ra sau khi giai hết tang", ông Đo nói, đặc biệt là vì Kim Jong Il đã chết trước khi ông hoàn tất việc chuyển giao quyền lực cho người con trai của mình. "Trong một vài tháng tới, một số vấn đề sẽ dần dần nỗi lên".
Ở Tumen, một số doanh nhân Trung Quốc thường xuyên đi Bắc Hàn cho biết họ mong chế độ mới ở đó sẽ thắt chặt các hạn chế về đi lại của họ cùng các hoạt động thương mại trong thời gian ngắn mà thôi.
Chế độ cũng có khả năng sẽ đóng băng các dự án lớn như các kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc để mở rộng thương mại và cơ sở hạ tầng xuyên biên giới giữa các thành phố đông bắc và Bắc Hàn, đặc khu kinh tế Rason và Sinuiju mới được hình thành, họ nói.
Nhưng tất cả đều bày tỏ hy vọng rằng về dài hạn, người con trai của ông Kim sẽ khởi động những cải cách thị trường theo định hướng mà cha mình thường hứa hẹn nhưng chưa làm được. "Họ nên noi theo tấm gương của Trung Quốc và cho phép dân mình làm giàu" một người đàn ông, điều hành một cửa hàng bán cá trong một khu chợ ở Tumen nói.
Ông cho biết, sò và cua mà ông mua từ Bắc Hàn mỗi năm cũng đã trở nên bé teo dần từ trong thập kỷ qua. "Giống như ở Trung Quốc cách đây 30 hoặc 40 năm vậy" ông nói thêm.
Phút chạnh lòng về sự “khóc như mưa”  —  (nguoilotgach).  – DON’T CRY FOR ME, KOREA Kim Jong-il (gửi từ vực sâu tăm tối) (BS Huy). – Triều Tiên đóng cửa biên giới (VNE). – Bình Nhưỡng trong những ngày quốc tang (VNE). – Bắc Hàn nguyện trung thành với tân lãnh tụ  —  (BBC).  – Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga bàn về Triều Tiên (TTXVN).  – Hàn Quốc hủy thắp đèn “cây thông” biên giới(NLĐ/AFP, Yonhap).  – Mỹ chỉ có ảnh hưởng giới hạn với Bắc Hàn  —  (NV).  Dân Bắc Hàn khóc có thật không?  —  (BBC).  – Triều Tiên sẽ có phân chia quyền lực (VNN/Reuters). – Tướng Kim Jong-Un đã chỉ huy quân đội trước khi cha mất (Bee).  – Kim Jong-un ra quân lệnh đầu tiên (VNE). Bắc Triều Tiên: Death could trigger wider Sino-US power play (FT 19-12-11) -- Kim’s death is watershed moment for N Korea (FT 19-12-11)
-Mỹ chỉ có ảnh hưởng giới hạn với Bắc Hàn-WASHINGTON (Reuters) - Cái chết của lãnh tụ Kim Jong-il có thể đưa đến những bất ổn khó dự đoán trên bán đảo Triều Tiên, do đó các giới chức Hoa Kỳ tỏ ra rất dè dặt tránh mọi hành động hay lời nói gì lúc này làm cho tình thế căng thẳng leo thang.


Quốc kỳ Bắc Hàn tại tòa nhà hiệp hội cư dân Bắc Hàn tại Tokyo, Nhật, được hạ xuống để tưởng nhớ sự qua đời của Chủ Tịch Kim Jong-il. (Hình: Toshifumi Kitamura/AFP/Getty Images)

Vì vậy Ngoại Trưởng Hillary Clinton hôm Thứ Hai cũng chỉ bày tỏ ý kiến rất ôn hòa rằng Hoa Kỳ “có lợi ích với tình trạng hòa bình và ổn định của Bắc Hàn” và “mong muốn thấy một sự chuyển giao quyền lực êm ả”. Bà nói thêm: “Chúng tôi rất quan tâm đến dân chúng Bắc Hàn và cầu mong cho họ có được cuộc sống an lành trong những thời điểm khó khăn như thế này”. Ngoại Trưởng Clinton giải thích: “Hy vọng của chúng tôi là ban lãnh đạo mới ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên sẽ dẫn dắt đất nước họ theo con đường hòa bình, duy trì những cam kết đã có và cải thiện quan hệ bang giao với các nước láng giềng, tôn trọng những quyền của người dân”.
Sự chuyển quyền êm ả đến thế hệ thứ ba của triều đại gia đình họ Kim có vẻ là điều ít tệ hại nhất trong những điều mà Washington không mong muốn và tạo điều kiện cho sự tiếp tục những nỗ lực ngoại giao khác để thương lượng về vấn đề phát triển nguyên tử.
Nếu chế độ Bắc Hàn sụp đổ sẽ xảy tới một tình trạng đáng lo ngại là làn sóng dân tị nạn đổ sang Trung Quốc và Nam Hàn, đồng thời tạo thêm những khó khăn về kinh tế cho toàn thể khu vực Ðông Bắc Á Châu.
Ngoài ra một cuộc tranh chấp quyền lực trong giới lãnh đạo quân sự và chính trị ở Bắc Hàn có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh với Nam Hàn và kéo theo Hoa Kỳ nhập cuộc.
Mặc dầu có nhiều liên hệ, Washington chỉ có một vị trí bên lề trong mọi chuyển biến chính trị ở Bắc Hàn. Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức, không có tòa đại sứ và chỉ có những tiếp cận hết sức giới hạn với nội bộ quyền lực tại đất nước khép kín nhất thế giới này. Vì vậy Hoa Kỳ rất cần sự hợp tác của Trung Quốc, đồng minh gần gũi nhất của Bắc Hàn, và Trung Quốc ngay sau cái chết của Kim Jong-il đã nói họ tin là Bắc Hàn sẽ vẫn ổn định.
Mặt khác giới quân sự Hoa Kỳ cũng theo đường lối thận trọng và chờ đợi trong tư thế sẵn sàng nhưng không ban hành lệnh báo động gây sự ngộ nhận ngoài ý muốn. Thái độ này khác hẳn Nam Hàn và Nhật Bản đã loan báo tình trạng khẩn trương cho quân đội của họ.
Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Hỗn Hợp, được hỏi về vụ Bắc Hàn thử hỏa tiễn hôm Thứ Hai, ngay trước khi loan báo Kim Jong-il chết, nói ông không thấy có gì khác lạ đáng phải quan tâm về việc này vì đó chỉ nằm trong kế hoạch bình thường đã dự định trước.
Người ta chưa thể rõ Kim Jong-un, người con mới 28 tuổi của lãnh tụ quá cố, có được sự ủng hộ của giới quân sự Bắc Hàn đến mức nào và có thể Jong-un cần một vụ biểu dương sức mạnh để xây dựng uy lực của mình. Trước đây các giới chức Hoa Kỳ cũng như Nam Hàn đã từng giải thích là nhu cầu tạo điều kiện “nối ngôi” của Jong-un là nguyên nhân những hành động khiêu khích của Bắc Hàn năm 2010 bao gồm đánh chìm một chiến hạm và pháo kích một hải đảo Nam Hàn.
Các giới chức Hoa Kỳ từ chối không dự đoán có thể sẽ có những hành động khiêu khích kiểu ấy trong tương lai hay không. Một giới chức quân sự, yêu cầu không nêu danh tánh, nói: “Cố gắng dự đoán Bắc Hàn sẽ làm gì là chuyện vô ích” và “Chúng ta nên chờ xem nhà lãnh đạo còn non trẻ và chưa từng thử thách sẽ hành động như thế nào khi phải đứng vào vị trí này”.
Một viễn cảnh khác có lẽ còn xa vời và chưa chắc Trung Quốc mong muốn là sự thống nhất hòa bình giữa hai miền Nam Bắc. Ðối với Nam Hàn, ngay cả đạt tới kết quả lý tưởng này cũng chưa phải là tốt, lấy kinh nghiệm Tây Ðức phải mang gánh nặng kinh tế xã hội khi thống nhất với Ðông Ðức, và Bắc Hàn là một đất nước quá đói nghèo so với mức sống của người dân Nam Hàn hiện nay.
Tín hiệu do chính quyền Obama đưa ra là cho thấy vẫn sẵn sàng can dự thương lượng với Bắc Hàn về chương trình nguyên tử và cho dù khả năng có đáp ứng tích cực không cao, nhưng đó là đường lối ngoại giao đúng hướng nhất. Một phụ tá tại Quốc Hội nhận định: “Chúng ta nên chứng tỏ cho lãnh đạo mới ở Bắc Hàn thấy là Hoa Kỳ không có chủ trương thù nghịch. Ở vào thời điểm chưa biết tân chính quyền Bắc Hàn như thế nào, điều quan trọng không phải là đòi hỏi họ mà là Hoa Kỳ và Nam Hàn có thể cho họ những gì”. (H.C.)


-Thay đổi lãnh tụ: Nhân dân Bắc Hàn vẫn khốn cùng -Chuyển ngữ: Bần Cố Nông (danlambao) - Đi vào Bắc Hàn là lạc vào một thực tế mới. Tôi đã làm hai lần, một lần trên tàu cổ từ biên giới Trung Quốc, và lần thứ hai kỳ lạ hơn cùng với Alexander Downer (cựu Bộ trưởng bộ Ngoại giao Úc) trên một máy bay phản lực của chính phủ (Úc) sang trọng.
Cho dù lắc lư trên đường ray bảo trì yếu kém, xuyên qua một vùng nông thôn nơi những người dân còi cọc đang lùng kiếm thức ăn, hoặc bay vào một vùng đất rộng tăm tối nơi xa xa có ánh sáng mờ nhạt hai bên đường băng. Ở cuối đường băng là chân dung Kim Il-sung tỏa sáng, người sáng lập ra nhà nước Bắc Hàn, trong chốc lát ta đã nhận ra được sự ưu đãi hiển nhiên (dành cho vị lãnh tụ) mà những sự bình thường không thích hợp ở nơi đây.

Chính quyền Bắc Hàn ra đời bởi hậu thuẫn của Liên Xô dưới sự lãnh đạo của một lãnh tụ du kích cộng sản nhằm chống lại sự chiếm đóng của quân đội Nhật hoàng. Kim đúc kết lại và tạo ra một bản sao của hệ thống đế quốc Nhật Bản được ngụy trang bằng chủ thuyết Stalin, và ông ta là lãnh tụ kế nhiệm. Nếu không có 2500 năm dòng dõi Nhật hoàng thì nó sẽ là một hành động khó để thực thi. Những khủng bố trong các hình thức của một trại tâp trung với 200.000 tù nhân, giám sát kiểu chuyên chế cực quyền, phân loại dân số thành 51 tầng lớp cách mạng đã hăng hái thi hành.

Sự thừa kế đang được bắt đầu theo một mô hình. Các con trai hư hỏng thối nát. Sau đó, chúng phải tự mình nhuốm máu. Kim Jong-il đã được giáo dục ở Đông Đức, nhưng đã nổi tiếng với sự hưởng thụ xa hoa của mình. Ông cho du nhập các đầu bếp nước ngoài, rượu vang Pháp và rượu mạnh (Brandy), và cô gái tóc vàng đẹp như pho tượng. Ông học làm điện ảnh, và một đạo diễn hàng đầu Nam Hàn cùng cô vợ diễn viên bị bắt cóc về để giúp thực hiện điều này.

Được cho biệt danh là "Lãnh tụ kính mến" và người kế nhiệm vào đầu những năm 1980, mặc dù, Kim trẻ hiểu rằng sự tàn nhẫn và chính sách "bên miệng hố chiến tranh" (brinkmanship) là những phẩm chất cần thiết cần để gây ấn tượng với những người cần thiết đó là những tướng lãnh trong Quân đội nhân dân Hàn Quốc với 1.1 triệu quân số. 

Khi cha ông qua đời vào năm 1994, trong bối cảnh một nền kinh tế bị sụp đổ từ sự mất mát từ các thiên tai và sự tan rã của Liên Xô, Kim và quân đội đã đặt sự tồn tại của chế độ là tối ưu. Quân đội (quân nhân) được cho ăn, và những chương trình vũ khí hạt nhân bí mật và các chương trình tên lửa đạn đạo rót ngân quỹ. Hậu quả là có tới 2 triệu thường dân hoặc 10% dân số bị chết đói.

Thế giới bên ngoài thậm chí có giá trị thấp hơn nhiều (đối với Kim). Kim đích thân điều hành phòng 39 (mờ ám) của Đảng Lao động Bắc Hàn, giám sát việc in đô la Mỹ giả và buôn bán thuốc (ma túy) ở châu Á. Úc dường như là một mục tiêu khi con tàu mang cờ Tuvalu mà Bắc Hàn sở hữu và thủy thủ đoàn tàu Pong Su đã "hạ thủy" 150 kg ma túy xuống cho một tổ chức tội phạm gốc Mã Lai tại tiểu bang Victoria.

Kim luôn luôn đánh cược cao. Khi cựu tổng thống George W. Bush liệt kê Bắc Hàn vào danh sách "trục ma quỉ" (axis of evil) và tuyên bố "hận thù theo bản năng" của mình đối với anh chàng lùn họ Kim, thì "Lãnh tụ kính yêu" đáp trả bằng cách rút Bắc Hàn ra khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân , thử nghiệm tên lửa gần Nhật Bản, và tiến hành hai vụ thử hạt nhân sau đó.

Các cuộc đàm phán sáu bên bất hành tại Bắc Kinh đã làm thất vọng các quan chức Mỹ, họ cảm thấy họ bị yêu cầu "mua cùng một con ngựa hai lần'' (ám chỉ hình con ngựa trên đồng tiền cắc của Bắc Hàn).

Kim thứ ba có vẻ như phiên bản của cha (bộ dạng và hành vi). Trung Quốc từ lâu đã cố gắng thuyết phục Bình Nhưỡng tuân theo các cải cách thị trường của mình. Kim Jong-il đã đáp lại bằng cách cho kinh doanh vỉa hè (pavement trading) từ năm 2002, nhưng thường kiểm soát chặt chẽ khi nó trở nên quá thành công (cho người bán). 

Năm ngoái (2010), Kim Jong-un (Kim con) bị cho là đã đứng phía sau một cuộc định giá lại trị giá tiền tệ (Bắc Hàn), đột ngột đã làm cho hầu hết các khoản tiết kiệm và vốn trong thị trường tự do vô giá trị. Một quan chức cấp cao bị đổ lỗi cho việc làm này đã bị bắn.

Sự thăng tiến của Kim Jong-un là người thừa kế cha, theo sau là hai sự cố quân sự gần ranh giới tranh chấp trong vùng biển Hoàng Hải năm ngoái là vụ làm chìm tàu ​​hộ tống hải quân Cheonan của Nam Hàn tháng ba và pháo kích của một làng đánh cá nhỏ trong tháng mười một. Nếu không có sự khuyến khích của cha mình, các nhà phân tích dự đoán sự không biết việc làm đẫm máu này của Kim Jong-un có còn tiếp tục không.

Anh ta (Kim con) sẽ được hướng dẫn bởi một bên là các tướng lãnh trong quân đội và bên kia là em rể của cha mình, Jang Song-taek, người năm ngoái được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch của Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực, vị trí quyền lực số hai ở Bắc Hàn. Em gái duy nhất của Jang và Kim là Kim Kyong-hui, sẽ được nhiếp chính trong triều đại nhà Kim.

Bắc Triều Tiên sẽ đi vào một cực điểm của tiếc thương mà có thể tiếp tục cho đến khi kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Kim Il-sung trong tháng tư. Tất cả mọi người sẽ xem xét bên hành lang để xem ai sẽ là nhân vật nổi lên như Khrushchev hoặc Gorbachev của Bắc Hàn. Quân độ Bắc Hàn sẽ bị cắt chia ra để kiểm soát vùng biên giới với Nam Hàn và cố gắng để ngăn chặn một khối lượng lớn dân chúng trốn chạy vào Trung Quốc. 

Cho đến nay chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy một chế độ cộng sản nào ở châu Á tan rã, bất kể bao nhiêu đau khổ của người dân hoặc các thành phần lãnh đạo thanh trừng lẫn nhau. Nó vẫn có thể là khá lâu.

Cũng theo tiến sĩ Bronwen Dalton thì Kim Jong-un dù đã được cha chuẩn bị kỹ càng để nối nghiệp, tuy nhiên hắn vẫn chưa giành sự ủng hộ tuyệt đối từ quân đội.

Tác giả: Tiến sĩ Bronwen Dalton thuộc trường đại hoc UTS


Chuyển ngữ: 


Cái chết của Kim Jong Il gây trở ngại cho chính sách Bắc Triều Tiên của Hoa Kỳ  — (RFI).  – Tổng thống Obama theo dõi sát tình hình Bắc Triều Tiên  —  (VOA).  – Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Bắc Triều Tiên theo đuổi ‘con đường hòa bình’  —  (VOA). – Nhật Bản ‘sẽ đối phó với mọi tình huống’  —  (BBC).  – Sự chuyển quyền ở Bắc Triều Tiên gây quan ngại về ổn định trong vùng  —  (VOA). - Trung Quốc lo lắng qua cái chết của Kim – (x-café). Dịch từ bài: China Wary Over Kim Death (The Diplomat). – Bình Nhưỡng làm lễ viếng Kim Jong Il và xưng tụng lãnh tụ mới Kim Jong Un  —  (RFI).  –Con trai lãnh tụ Kim Jong-il đưa tiễn cha tại Lăng Kumsusan  —  (VOA).  – Nhiều câu hỏi đặt ra sau cái chết của nhà độc tài Bắc Triều Tiên  —  (RFI).  – BẮC TRIỀU TIÊN THỜI HẬU KIM JONG IL – (Phạm Viết Đào). . – Hàn Quốc gửi lời phân ưu tới nhân dân Triều Tiên  —  (VOA).
2 ngày 2 cái chết đặc biệt – (RFA). – Phục chú Kim Dung In – (DLB). – Kim Jong-il phi thường và những thành tựu tuyệt vời  – (DLB). – Huyền thoại về vĩ nhân – (DLB). – Thơ: Bùi Chí Vinh – Những giọt nước mắt khóc Kim Jong-Il – (Dân Luận). .  – J.B. Nguyễn Hữu Vinh:Cóc chết, giải mã những cuộc than khóc của bầy cừu (RFA’s blog). – Bài dịch – Tổng hợp: Kim Jong Il chết, nước mắt thật hay giả của dân chúng Bắc Triều Tiên? (RFA’s blog).‎ – VƯƠNG TRIỀU HỌ KIM VÀ NHỮNG BÍ ẨN Ở BÁN ÐẢO CAO LY (NCTG). – Bao giờ dân Bắc Triều tiên hết khổ? – (Lương Kháu Lão). – Anh bạn Triều Tiên (Blog Thành).  – KHÓC VÀ VỖ TAY (Trần Kỳ Trung).  – Cóc chết, giải mã những cuộc than khóc của bầy cừu (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).


-Cái chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên gây quan ngại về ổn định trong vùng - VOA - Ông Kim Jong Un có thể là nhà lãnh đạo sắp tới của Bắc Triều Tiên nhưng thế lực của ông bên trong giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên chưa được rõ rệt.
Cố thân phụ của ông là Kim Jong Il đã bổ nhiệm ông Kim Jong Un vào nhiều chức vụ cấp cao nhất, kể cả phong chức tướng 4 sao, chỉ mới trong năm ngoái.
Chuyên gia phân tích về Bắc Triều Tiên Benjamin Habib thuộc trường Đại học LaTrobe của Australia nói rằng ông Kim Jong Un không có nhiều thời gian để chiếm được lòng tin cẩn của những người môi giới quyền lực trong quân đội và Đảng Lao Động Triều Tiên cầm quyền.

-Ông Habib nói: “Ông ta có đủ hậu thuẫn của các nhân vật chủ chốt để việc kế nhiệm xúc tiến êm thắm hay không? Nếu ta nhớ lại thì ông Kim Jong Il đã có 20 năm học việc để củng cố các mạng lưới ủng hộ trước khi ông lên ngôi vào năm 1994. Vì thế có một dấu hỏi lớn về việc kế nhiệm của ông Kim Jong Un sẽ xúc tiến êm thắm như thế nào.”
Hai nhân vật nổi bật mà sự hậu thuẫn sẽ giúp cho Kim Jong Un là người em gái của thân phụ ông là Kim Kyong-Hui và người chồng đầy thế lực của bà này là Jang Song-Thaek.
Ông Jang đã bành trướng thế lực của mình trong vai trò là cố vấn chính cho Kim Jong Il sau khi ông Kim cha dường như đã bị một cơn đột quỵ vào năm 2008.
Một số chuyên gia cho rằng các thân nhân lớn tuổi của Kim Jong Un có thể coi ông ta là quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để lên nắm quyền, ít nhất là vào lúc ban đầu.
Ông Habib nói tiếpVOICE (AI): “Một chọn lựa khác có thể là Kim Jong Un sẽ trở thành một người lãnh đạo tượng trưng cho một chế độ độc tài quân trị, một thứ giống như lãnh đạo quân đội tập thể mà ta thấy ở Myanmar, hoặc có thể Kim Jong Un sẽ bị loại hẳng ra để nhường chỗ cho một ban lãnh đạo độc tài quân trị.”
Ông John Swenson-Wright là một chuyên gia chính trị về Triều Tiên tại Chatham House ở London. Ông tin rằng quân đội Bắc Triều Tiên có phần chắc sẽ không tổ chức một cuộc đảo chính chống lại ông Kim trẻ trong lúc này.
Ông Swenson-Wright nói: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một mưu toan củng cố quyền lực và đem lại sự trấn an cho dân chúng Bắc Triều Tiên, và quan trọng nhất là giới thiệu và hợp thức hóa Kim Jong Un trong tâm trí người dân thường ở Bắc Triều Tiên. Điều này sẽ phải cần có thời gian.”
Vào lúc tiến trình chuyển tiếp diễn ra, một sự bất định khác là số phận của các cải cách kinh tế theo dự định tại quốc gia cộng sản cô lập này.
Trong những năm vừa qua, các nhà lập chính sách trẻ tuổi của Bắc Triều Tiên thuộc thế hệ Kim Jong Un đã thúc đẩy đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc. Họ cũng đã mở cửa cho các dịch vụ giới hạn về điện thoại di động và internet.
Ông Habib cho rằng một vấn đề chủ chốt mà giới lãnh đạo sắp tới của Bắc Triều Tiên phải đối phó là liệu có mở cửa thêm cho nền kinh tế đã chật vật phải nuôi ăn dân chúng từ thập niên 1990 hay không.
Ông Habib nói tiếp: “Nếu có, thì điều đó có nghĩa là cộng đồng quốc tế có cơ hội để giao thiệp với chính phủ mới này. Nếu không, và chúng ta biết rằng hệ thống này vốn dĩ là bất ổn, thì sự kiện ấy sẽ mở màn cho sự thất bại của nhà nước và sự sụp đổ của hệ thống.”
Các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn lo sợ rằng sự hỗn loạn tại quốc gia ấy có thể đẩy hàng triệu người Bắc Triều Tiên tràn qua biên giới vào nước họ. Hàng chục ngàn người Bắc Triều Tiên đã vượt biên qua Trung Quốc trong những năm vừa qua để mưu tìm thực phẩm.
Chuyên gia của trường Đại học LaTrobe, ông Habib nói rằng nguy cơ Bắc Triều Tiên trở thành một quốc gia thất bị sẽ kheín cho các cường quốc trong khu vực kiên quyết hơn trong việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên với Bình Nhưỡng như một cách để xử lý bất kỳ vụ khủng hoảng nào.
Bắc Triều Tiên đã rút ra khỏi các cuộc đàm phán vào năm 2009. Các cuộc đàm phán nhắm mục đích thuyết phục Bình Nhưỡng hủy bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ để đổi lấy các khích lệ ngoại giao và kinh tế.
Một số chuyên gia cho rằng sự chuyển quyền bất ngờ ở Bắc Triều Tiên cũng khơi ra nguy cơ Bình Nhưỡng có thể có hành động quân sự chống lại các nước láng giềng trong cố gắn quy tụ dân chúng Bắc Triều Tiên quanh các nhà lãnh đạo mới.
Lực lượng Bắc Triều Tiên đã pháo kích vào một hòn đảo biên giới của Nam Triều Tiên hồi năm ngoái, một hành động mà Bình Nhưỡng cho là công lao của Kim Jong Un.
Nhưng chuyên gia Swenson-Wright của Chatham House nói ông trông đợi Bắc Triều Tiên sẽ theo đuổi một đường lối thực tiễn hơn trong quan hệ khu vực.
Ông Swenson-Wright cho biết: “Đây không phải là một nước mà tôi nghĩ là có khuynh hướng khiêu khích quốc tế hay cố ý tìm cách gây bất ổn trong vùng. Nước này muốn theo đuổi các lợi ích quốc gia, cho dù là tăng cường an ninh, hay cải thiện sự tiếp cận với các nguồn lực kinh tế, hay củng cố quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.”
Chính sự khu vực có thể trở nên phức tạp hơn trong năm tới, khi Nam Triều Tiên tổ chức bầu cử tổng thống và cũng trải qua một sự chuyển tiếp quyền bính.
Time For North Korea's Economy to Come Out of Isolation? TIME- Outsiders are hoping that Kim Jong Un's knowledge of the world beyond North Korea could spur him to transform the country's economy. But first he would need to escape his family's legacy.
The Koreas: Could Kim Jong Il's Death Lead to Reunification? TIME-Kim Jong Il's sudden death sent Seoul scrambling -- and reignited decades-old questions about the future of the Korean peninsula
-Kim's son pays respects as world reads tea leaves on transition DPA -Dân mạng TQ bình việc ông Kim qua đời - (BBC)-Các công dân mạng Trung Quốc sôi nổi bàn tán quanh chuyện lãnh tụ Bắc Hàn qua đời, chẳng ngại bị giới chức kiểm duyệt.
'Vụ thử phi đạn không liên quan đến cái chết của ông Kim Jong Il' - VOA -Một giới chức Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên xác nhận với đài VOA rằng Bắc Triều Tiên đã phóng thử một phi đạn tầm ngắn ngày hôm nay, thứ Hai, chỉ vài giờ trước khi Bình Nhưỡng loán báo tin lãnh tụ Kim Jong Il qua đời.
New Weight on U.S.-South Korea Relations NYT -The United States’ close ties with the South are likely to prove crucial as the two countries navigate through the perilous days ahead.
In Kim Jong-il Death, an Extensive Intelligence Failure NYT -For South Korean and American intelligence services to have failed to pick up clues right away about Kim Jong-il’s death attests to the secretive nature of North Korea.‘Diễn biến hòa bình’ hay đột biến? (Nguoi-Viet Online) -Chúng ta đều chờ đợi là trong năm 2012 sắp khởi đầu, một số quốc gia dân chủ sẽ có bầu cử. Ai sẽ lãnh đạo Hoa Kỳ, Mexico, Pháp, hay Ðài Loan thì chưa ai biết, kể cả các ứng cử viên trong cuộc. Xin chia buồn cùng họ và chung vui với người dân!Fears for regional stability rise with Kim's death M&C -ANALYSIS: Experts warn nuclear talks in limbo after Kim's death M&C -Dân mạng TQ bình việc ông Kim qua đời - (BBC)- Các công dân mạng Trung Quốc sôi nổi bàn tán quanh chuyện lãnh tụ Bắc Hàn qua đời, chẳng ngại bị giới chức kiểm duyệt. -Questions About North Korea’s Stability After Kim Jong-il NYT -The abrupt death of Kim Jong-il threw the rest of Asia into deep anxiety Monday and reverberated across the Pacific.
Mỹ kêu gọi Bắc Hàn duy trì hòa bình  —  (BBC).  – Người thừa kế Bắc Triều Tiên là một bí ẩn  —  (VOA).  – Ảnh: Cuộc sống bên trong Bắc Hàn (BBC).  – Dân chúng Bắc Triều Tiên để tang nhà lãnh đạo Kim Jong-il  —  (VOA).  – Dân mạng TQ bình việc ông Kim qua đời   —  (BBC).  – Mỹ, Nhật kêu gọi chuyển đổi hòa bình tại Bắc Triều Tiên  —  (VOA). – Trung Quốc tin tưởng vào nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên  (PLTP). – Mỹ kêu gọi lãnh đạo Triều Tiên chấm dứt hạt nhân (PLTP). – Tương lai nào cho kho hạt nhân của Bắc Triều Tiên? (ĐV). – Gia đình ‘bí ẩn’ của Chủ tịch Kim Jong-il (VNE).  – Bác sĩ Pháp tiết lộ bệnh tim của Kim Jong-il (VNE).  – Triều Tiên đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho sự kiện bước ngoặt (DT).
 -"Diễn Biến Hòa Bình" hay Đột Biến?-Nguyễn Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 20111219
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Một năm chuyển tiếp đầy bất trắc

* Bán đảo Triều Tiên từ vệ tinh của NASA: miền Bắc không ánh sáng! *
Chúng ta đều chờ đợi là trong năm 2012 sắp khởi đầu, một số quốc gia dân chủ sẽ có bầu cử. Ai sẽ lãnh đạo Hoa Kỳ, Mexico, Pháp, hay Đài Loan thì chưa ai biết, kể cả các ứng cử viên trong cuộc. Xin chia buồn cùng họ và chung vui với người dân!

Chúng ta cũng chờ đợi là trong năm 2012 này, một số quốc gia độc tài sẽ chọn lãnh đạo mới theo kiểu riêng. Nhưng dù là "bầu cử" tại Nga, Venezuela hay Đại hội đảng Khoá 18 tại Trung Quốc diễn tiến thế nào đi nữa thì Vladimir Putin và Hugo Chavez vẫn làm Tổng thống Nga và Venezuela – trừ phi Hugo Chavez bất ngờ "chuyển sang từ trần" vì chứng bệnh ung thư mà nền y tế của Cuba không cứu được. Qua năm 2013, Tập Cận Bình cũng sẽ là Chủ tịch Trung Quốc. nền dân chủ mới nhiêu khê rắc rối chứ ách độc tài thì đơn giản hơn nhiều!

Còn lại, trong vùng tranh tối tranh sáng của thung lũng sông Nile, xứ Egypt có bầu cử tổng thống hay chăng? Ai sẽ thực sự cầm quyền trong một cơ chế có vẻ dân chủ hơn để chấm dứt chế độ bất thường của "Thượng Hội đồng Quân lực" Ai Cập, chúng ta chưa biết. Bất ngờ cuối năm là ta được biết khá sớm về lãnh đạo của một quốc gia thuộc loại âm u bí hiểm nhất địa cầu.

Đó là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, hay Bắc Hàn. Nhân chuyện quốc hiệu, cũng nên rút tỉa ngay một kết luận: xứ nào có cái tên rấtt dài để dán lên mặt các đức tính cao đẹp nhất thường cũng cho người dân ít tự do và có tỷ lệ tham ô cao nhất. Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc hay Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là những thí dụ nóng hổi!

Ngày 19 Tháng 12, Chính quyền Cộng sản Bắc Hàn loan tin lãnh tụ kính mến Kim Chính Nhật của họ đã từ trần hôm 17 vì "lao lực trong phục vụ tổ quốc", thọ 69 tuổi.

Lập tức mọi người đều chú ý đến "đồng chí anh minh" Kim Chính Ân - con trai út của Chính Nhật và cháu nội của Kim Nhật Thành - là người được cha gắn sao Đại tướng để lên kế vị. Sau lễ quốc táng ngày 28 này, cậu Chính Ân sẽ lên lãnh đạo Bắc Hàn, vào đúng đầu năm 2012, nhân dịp kỷ niệm trăm năm ngày sinh của "Chủ tịch Vĩnh viễn" Kim Nhật Thành.

Nhưng lên lãnh đạo chỉ là một cách nói.


***


Kim Chính Nhật được thân phụ chọn làm người kế vị từ vài chục năm - trước khi Kim Nhật Thành qua đời vào năm 1994 - mà cũng phải mất nhiều năm mới củng cố được quyền lực. Chính Ân – ban đầu có người dịch sai từ tiếng Nhật thành Kim Chính Vân – chỉ được cha bồng lên từ hai năm trước, ở tuổi 26-27 gì đó và chưa hề có một chút công trạng, nên sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Rút kinh nghiệm bản thân năm xưa, Chính Nhật đã trì hoãn việc chỉ định thái tử để tránh những vận động và phân hóa nội bộ. Nhưng trong ba người con thì con trai lớn là Kim Chính Nam tràn trề hy vọng, lại còn củng cố được quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề kế nhiệm chỉ được đặt ra từ năm 2001 và Chính Nam bị thất sủng vì... ham vui: dùng thẻ thông hành giả qua chơi Dysneyland tại Tokyo và bị Nhật Bản bắt tại phi trường quốc tế Narita vào Tháng Năm năm đó!

Quả là mất mặt nhà cầm đồ....


***


Người ta thường cho rằng các chế độ bạo ngược có hệ thống cai trị thống nhất với quyền lực tập trung trong tay một bạo chúa. Sự thật nó rắc rối hơn vậy.

Kinh nghiệm xa lắc của Tần Thủy Hoàng Đế cho thấy là quanh hai con trai là Phù Tô và Hồ Hợi còn có Lý Tư và Triệu Cao. Khi bạo chúa suy yếu vì bệnh tật thì đấy là lúc các thế lực đen tối ra tay và cả hai con của Hoàng Đế đều chết thảm!

Chính Nhật lâm trọng bệnh từ năm 2008 cho nên các nhóm quyền lực bên trong đã chuẩn bị. Họ là những ai? 

Đó là con cháu các lão đồng chí hay liệt sĩ thời cách mạng, là các công thần trong đảng Lao động và Hội nghị Nhân dân Tối cao, là Ủy viên Thường vụ Quốc hội, là tướng lãnh và các nhân vật phụ trách an ninh để bảo vệ chế độ. Và cả những tay chân kinh tài cho lãnh tụ được an hưởng để phục vụ nhân dân và cách mạng. Đấy là một chế độ "quả đầu" - olygarchie - với lãnh tụ tối cao dàn xếp được sự hợp tác của các nhóm quyền lực mà không dám tin vào riêng một nhóm nào.

Việc Chính Nhật từ trần và tổ chức tang lễ được thông báo cho thấy quần thần có chuẩn bị và không bị đột biến. Chính Ân được bế lên ngai, trên vai lấp lánh một nắm sao Đại tướng. Và một người có thể dàn xếp tương quan tạm ổn giữa các phe nhóm trên chính là ông chú họ Trương.

Đó là chuyện "nó lú nhưng chú nó khôn", kiểu Cao Ly.

Sinh năm 1946, Trương Thành Trạch (Jang Song Thaek hay Chang Song-Taek) lấy em gái Kim Chính Nhật là... Tướng Kim Kính Cơ và đã sốt sắng vận động cho Kim Chính Nam đi theo giải pháp cải cách kiểu Trung Quốc, vì vậy mới bị thất sủng sau khi Chính Nam rớt đài. Chẳng những bị thất sủng mà còn bị anh rể cho đi cải tạo mất hai năm, đến 2006 mới lò dò trở lại.

Lý do là Chính Nhật ngại chuyện vận động quyền lực sẽ gây bất ổn và bị ngoại bang khai thác, kể cả Bắc Kinh. Hay Hoa Kỳ khi đó đã mở chiến dịch tấn công Iraq.

Ban đầu, các tướng lãnh cũng e sợ bàn tay Bắc Kinh luồn qua Kim Chính Nam nên muốn phò con trai thứ hai của Chính Nhật là Chính Triết (Jong-Chul). Họ muốn cải thiện quan hệ với Nam Hàn để tìm thêm phương tiện kinh tế hầu bảo vệ chế độ. Nhưng có lẽ cậu bé sinh năm 1981 này lại giống mẹ là một nữ vũ công - cậu bị thân phụ chê là ủy mị. Nhờ đó, cậu út Chính Ân mới có phần.

Khi Kim Chính Nhật lâm bệnh từ năm 2008, mà vợ thứ và mẹ của Chính Triết Chính Ân là nàng Kim Anh Cơ lại mất sớm, em gái là Kim Kính Cơ trực tiếp coi sóc việc nhà và việc nước. Nhờ vậy mà Trương Thành Trạch trở về củng cố lại quyền lực, lên tới vị trí thứ hai trong Quân ủy Trung ương và nay là bậc trưởng thượng đáng tin nhất của Kim Chính Ân. Hai vợ chồng sẽ thủ vai "nhiếp chính", có lẽ với sự ủng hộ của các tướng vì họ biết rõ nhược điểm dễ bảo của cậu Đại tướng còn bụ sữa....

Nhìn trên toàn cảnh, dường như lãnh đạo Bắc Hàn không muốn có đột biến trong lúc này. Bắc Kinh cũng vậy vì đang có trăm chuyện ngổn ngang ở nhà. Hoa Kỳ cũng thế với cuộc bầu cử là ưu tiên trong mọi ưu tiên.

Nhưng người ta vẫn có thể thấy ra chuyện khác.

Trong những năm Kim Chính Nhật phải củng cố quyền lực, Bắc Hàn bị thiên tai và khủng hoảng khiến mấy triệu người chết đói. Vậy mà lãnh đạo tiếp tục tiến hành kế hoạch hạch tâm để bắt bí thiên hạ và còn phổ biến loại võ khí tàn sát này để kiếm tiền bảo vệ chế độ. Dưới vẻ khật khùng như kẻ điên, Chính Nhật là kịch sĩ có hạng và lừa được nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ thời Bill Clinton và George W. Bush. Năm ngoái, sau khi đã chọn Chính Ân làm Thái tử, Chính Nhật cũng vẫn khiêu khích Nam Hàn với vụ bắn hạ chiến hạm Thiên An và nã đạn vào đảo Diên Bình!

Vì vậy, loại rủi ro trong buổi giao thời của chế độ âm u này vẫn là điều đáng quan tâm.

Tuy nhiên, lùi lại một chút để thấy ra cục diện chung, ta hiểu rằng lãnh đạo Bắc Hàn – và nhiều xứ độc tài khác – đều biết là phải thay đổi hầu có thể tránh được khủng hoảng. Họ cần thay đổi để bảo vệ chế độ chứ không nhắm vào việc cải thiện đời sống của người dân. Cỗ xe đen ngòm sẽ phải quẹo cua trên hai bánh đã long vì kinh tế sa sút.

Cuộc tranh luận về thay đổi tại Bắc Hàn - và một số thử nghiệm quanh cậu ấm Kim Chính Ân - có thể là cơ hội mà các nước lân bang đều tìm cách khai thác. Hoa Kỳ sẽ không để lỡ cơ hội. Nhưng tiến hành ra sao thì bộ máy an ninh và ngoại giao của xứ này phải lo lấy, chứ không bị nhiễu âm đến mờ mắt của chuyện tranh cử.

Xin hãy chờ xem, để ít ra cũng có một chút hy vọng vào buổi đầu năm!

Report: North Korean troops halt winter exercises after Kim's death DPA
Cuộc sống bên trong Bắc Hàn - (BBC) -Những bức hình ghi lại cuộc sống bên trong xã hội Bắc Triều Tiên, một trong những quốc gia bị kiểm soát và nghèo khó nhất thế giới ngày nay.



---Bắc Hàn có thể trở thành một Việt Nam khác không ?
Nguồn: Michael O'Hanlon -Global Public Square/CNN
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Xét cho cùng, cái chết của Kim Jong-Il là một tin tốt lành. Dù rằng sự chết đi của bất cứ ai thực không thể là một điều gì đó để ăn mừng, những ông đã dính quá nhiều máu trên đôi tay của mình để mà đáng được thương tiếc. Các hoạt động về vũ khí hạt nhân của ông ta, cách giải quyết nạn đói khổng lồ ở Bắc Triều Tiên trong những năm 1990 và rồi cuối cùng giữa những "thành tích" đê hèn nhất của ông ta là vụ sát hại lạnh lùng 50 người Nam Hàn trong hai sự cố hồi năm ngoái đã nổi bật trong tâm trí tôi.

Đúng hơn là, mọi thứ đều đã luôn có thể trở nên tồi tệ hơn. Với những quyết định ngu xuẩn và thiếu may mắn, Bắc Triều Tiên có thể bị sụp đổ hoặc tấn công vào Nam Hàn. Vì vậy, tất cả mọi phe phái cần phải cảnh giác, khi các nhà lãnh đạo Bắc Hàn cố gắng hình thành một chính phủ mới, có lẽ là dưới quyền Kim Jong-un. Làm việc với Nam Hàn và Nhật Bản, cũng như với Trung Quốc, chúng ta nên gửi một thông điệp trấn an và nhấn mạnh rằng, tất nhiên, chúng ta không có ý định làm phức tạp hoặc khai thác tình huống này.
Nói rộng hơn, ngay cả trong khi vẫn đề phòng và duy trì sự tỉnh táo trước những triển vọng cho sự thay đổi, Tổng thống Obama nên nhắc lại ngôn ngữ trong bài diễn văn nhậm chức của ông về việc Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng chìa tay ra đến bất kỳ chế độ cực đoan nào nới lỏng nắm tay của riêng mình. Rất tiếc là loại ngôn từ đó, khi vừa lên tiếng đã phải chạm trán với vụ thử hạt nhân lần thứ hai của Bắc Hàn trong năm 2009. Nhưng có lẽ là sẽ khác hơn vào lúc này.
Không có lý do gì để cự tuyệt với khả năng khả thi. Trong ba năm trời, Obama đã tìm cách để chứng minh rằng ông không ngây thơ về triển vọng nối lại tình hữu nghị với một chế độ ngỗ nghịch như thế, nhưng đồng thời vẫn mở cửa cho những khả năng mới như sự việc vươn tới Miến Điện trong năm nay. Cuối cùng, có lẽ một điều tương tự có thể xảy đến với Bắc Hàn.
Vào năm 2003 trước đây, tôi và Mike Mochizuki, giáo sư Đại học George Washington đã viết một cuốn sách mang tên là Cuộc Khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, đưa ra một chương trình nghị sự rộng rãi cho mối quan hệ Mỹ-Bắc Hàn và các cuộc đàm phán sáu bên. Một vài năm sau đó, cùng Kirt Cambell, hiện là Trợ lý Ngoại Trưởng cho vùng Á Châu tôi đã nhắc lại lập luận cơ bản từ một chương trong cuốn sách của chúng tôi, Quyền lực Cứng: nền chính trị mới về an ninh quốc gia.
Trong cả hai trường hợp, chúng tôi phác thảo ra điều có thể được gọi là một "mô hình Việt Nam" cho thay đổi ở Bắc Hàn mà không cần phải nêu lên các mong đợi không thực. Phác thảo đó, giữa nhiều điều khác, còn vượt quá cả công cuộc phi hạt nhân hóa để bao gồm việc tái cấu trúc về kinh tế trong nội bộ CHDCND Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng quan tâm, thực hiện các biện pháp có ý nghĩa và khả thi hướng đến cách rộng lớn, thì thế giới bên ngoài chắc đã dần dần đáp trả, đầu tiên là với việc tháo gỡ lệnh trừng phạt, tăng viện trợ nhân đạo và dần đi đến những hỗ trợ phát triển kinh tế lớn hơn theo thời gian.
Đặt ra một tầm nhìn như vậy có giá trị hơn là việc chỉ liên lạc với một chiến thuật đơn giản là sẵn sàng để nói chuyện với những lời hứa hẹn mơ hồ về một mối quan hệ có thể được cải thiện trong tương lai, trong những ngày những tuần sắp tới. Thông thường, Washington quá chiến thuật và thiếu óc tưởng tượng trong việc nói về tầm nhìn của mình đối với bán đảo Triều Tiên và đây là thời điểm tốt để có nhiều sáng tạo và táo bạo hơn. Không gì có khả năng thay đổi nhanh chóng, nhưng một nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên trẻ có thể nhạy cảm hơn. Và, không chỉ Việt Nam, mà cả Trung Quốc, cũng đã từng di chuyển trong hướng cải cách này trước từ bên trong hệ thống cộng sản của họ. Chẳng bao lâu, sẽ có niềm hy vọng (như thế) cho cả Bắc Hàn nữa.

- O’Hanlon: Could North Korea be the next Vietnam? (CNN’s Blog).-Kim Jong-il qua đời: phản ứng từ Việt Nam (BBC 19-12-11)
Ông Kim Jong-un được mô tả là “Người thừa kế vĩ đại” (TN 19-12-11) -- Các "thái tử Đảng" Việt Nam nên lập hồ sơ về cách "chuyển giao quyền lực" này để rút kinh nghiệm. Nghiêm túc hơn, đọc bài nàyThe Once and Future Kim (Foreign Affairs 25-10-10).

China Moves to Ensure Stability in North Korea NYT -The greatest concern for China is whether Kim Jong-il’s death will lead to a rise in tensions on the divided Korean peninsula--.Gia đình họ Kim bí ẩn - (BBC)-Đánh giá cán cân quyền lực giữa các thành viên trong gia đình lãnh tụ Kim Jong-il.
Bangladesh mourns loss of "dear friend" in Kim Jong Il DPA
Kim Jong Il Dead Pictures M&C --Dân Bắc Hàn khóc than ông Kim Jong-Il - (BBC)-Hàng triệu người dân vật vã khóc lóc trước tin lãnh tụ Kim Jong-Il qua đời, hãng tin KCNA của Bắc Hàn tường thuật.--China's Communist Party mourns passing of "old friend" DPA --Kim's Death: Jitters in Northeast Asia TIME-The North Korean dictator's sudden death has sent a chill through the region's corridors of power -Truyền hình Bắc Hàn thông báo tin lãnh tụ qua đời - (BBC)-Truyền hình Nhà nước Bắc Triều Tiên thông báo tin lãnh tụ Kim Jong-il qua đời vì 'làm việc quá sức'. -Cuộc đời và sự nghiệp Kim Jong-il - (BBC)-Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp Kim Jong-il, người được cho là lãnh đạo ẩn dật và bí hiểm nhất thế giới. -Kim Jong-il, Dictator Who Turned North Korea Into a Nuclear State, Dies NYT -Kim Jong-il remained an unknowable figure but fostered perhaps the last personality cult in the Communist world. -Kim Jong Il's Life: Myth, Mystery and Mayhem TIME- In North Korea the "Dear Leader" -- and more recently the "Supreme Leader" -- cultivated a cult of personality and maneuvered his small, totalitarian nation into a force that compelled deep concern and even fear from among the world's powers. -Kim Jong Un called "great successor," loyalty urged DPA



TRUNG QUỐC LO LẮNG QUA CÁI CHẾT CỦA KIM

-Nguồn: David Cohen - The Diplomat
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
20.12.2011
Cái chết của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Il tạo ra thời điểm căng thẳng đối với quốc gia lạ kỳ nhất trên thế giới này cũng như những nước láng giềng. Thị trường chứng khoán châu Á đã sụt giảm hôm nay sau tin Kim qua đời, và các lãnh đạo Nhật và Hàn Quốc được cho biết là đang họp để đối phó với khả năng Bắc Hàn tấn công - được cho là có thể xảy ra trong thời gian chuyển giao quyền lực khi Kim Jong Un tìm cách gia tăng uy tín quân sự của mình. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc nói rằng Bắc Hàn đã bắn thử một tên lửa tầm ngắn trong cùng ngày Kim qua đời, nhưng không rõ hai sự kiện này có liên quan với nhau hay không.
Trong trường hợp một khủng hoảng chắc chắn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên - chiến tranh hạt nhân, chiến tranh qui ước, hoặc viện trợ nhân đạo - mọi con mắt chắc hẳn sẽ dồn vào Trung Quốc, kẻ bảo trợ quốc gia cô độc này và là đồng minh có cùng chủ thuyết. Trung Quốc là nước cung cấp chủ yếu cho Bắc Hàn về năng lượng và việc trợ lương thực, và trong quá khứ đã chứng tỏ rằng họ có thể vỗ về những nhà lãnh đạo nước này có những hợp tác chừng mực với cộng đồng quốc tế, ví dụ như việc tham gia vào bàn Thương thảo Sáu bên về giải trừ vũ khí hạt nhân.
Hôm nay tôi đã nói chuyện với Mike Chinoy, cựu phóng viên CNN trong khu vực này và là tác giả cuốn “Nóng chảy: Câu chuyện phía sau cơn khủng hoảng hạt nhân của Bắc Hàn”, ông nói rằng Trung Quốc sẽ là lực lượng hỗ trợ cho sự ổn định của triều đại nhà Kim. “Điều chủ yếu là Trung Quốc hoàn toàn cam kết trong việc giữ vững Bắc Hàn - đấy là nguyên nhân lớn nhất mà tại sao tôi không cho là nó sẽ sụp đổ sớm,” ông nói. Đối với Trung Quốc, sự sụp đổ của chính quyền này sẽ là cơn ác mộng, nó sẽ tạo ra một làn sóng dân tị nạn không thể cản nổi đổ vào khu vực đông bắc Trung Quốc, trong khi việc thống nhất với Nam Hàn có thể đưa lính Mỹ đến sát biên giới Trung Quốc. Điều tồi tệ hơn nữa là một sự sụp đổ thiếu trật tự sẽ làm những vũ khí hạt nhân của quốc gia này trở nên vô chủ.
Nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ thúc đẩy thay đổi - với thái độ lo ngại. Trung Quốc xem đất nước đói khát viện trợ này là một của nợ, và đã bày tỏ quan điểm rất rõ ràng là Bắc Hàn nên từ bỏ chương trình hạt nhân và đi theo con đường đổi mới và mở cửa theo phong cách Trung Quốc. Nhưng như giáo sư Đại học Bắc Kinh Zhu Feng nói với tờ Interpreter thuộc Học viện Lowy vào tháng trước, ảnh hưởng của Trung Quốc có vẻ như cực kỳ giới hạn - ông nói rằng nguồn viện trợ hiện nay của Trung Quốc là “ống dưỡng khí” của Bắc Hàn, ông nói rằng Trung Quốc không thể doạ cắt viện trợ mà không tránh khỏi nguy cơ Bắc Hàn bị sụp đổ hoàn toàn. Mặc dù rất quan trọng đối với sự sống còn của chính quyền Kim, ông Zhu nói, cả hai đều biết rằng Trung Quốc không thể sử dụng chính sách “cây gậy” - và Bắc Hàn đã cho thấy là chẳng màng gì đến việc đáp trả chính sách “củ cà rốt” của Trung Quốc qua việc tăng cường viện trợ kinh tế.
-Kim Jong Un & mô hình chủ nghĩa xã hội nguyên bản (Trương Duy Nhất).  – 2 cái chết đặc biệt (Trương Duy Nhất).  – Đi đi ông! Nhại bài “Đi đi em” của Tố Hữu (Quê choa).  – VĂN CÔNG HÙNG: VĨNH BIỆT ĐỒNG CHÍ KIM DÂNG IN (Quê choa). - Video clip cảnh than khóc tập thể của dân Bắc Hàn khi Kim Jong Il qua đời  – (Cu Làng Cát). - Ảnh: Người dân Bắc Hàn khóc than lãnh tụ (BBC).  – Đám tang lãnh tụ (Zetamu).
Lính Bắc Hàn và chiến tranh Việt Nam  —  (BBC). – Hàn Quốc không biết trước tin Chủ tịch Kim qua đời? (GDVN). - Châu Âu phản ứng dè dặt đối với việc ông Kim Jong-Il từ trần - (VOA).  – Nam Triều Tiên kêu gọi bình tĩnh sau cái chết của Kim Jong-Il  —  (VOA). – Hàn Quốc đặt quân đội trong tình trạng báo động  —  (RFI).  –Nhật Bản theo dõi sát tình hình Bắc Triều Tiên sau cái chết của Kim Jong Il  — (RFI).  – Phản ứng của Trung Quốc, Nhật Bản trước tin ông Kim Jong-Il qua đời  — (VOA).  – Bắc Triều Tiên tiếp tục khiêu khích quân sự  —  (RFI). - ‘Vụ thử phi đạn của không liên quan đến cái chết của ông Kim Jong Il’ - (VOA).


Dân Chủ qua bản án của cựu Tổng thống Jacques Chirac  – (RFA).-- 

Tổng số lượt xem trang