-NHÀ TRẮNG
Văn phòng Thư ký Báo chí
Cho đăng tải ngay Ngày 17/11/2011
PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TRƯỚC QUỐC HỘI ÚC
Toà nhà Quốc hội Úc
Canberra, Úc
Tổng thống Obama trong chuyến đi 9 ngày qua Hawai, sinh quán của ông, Canberra và Indonesia, đã công bố một chính sách mới tại Á châu Thái Bình Dương. Trong một cuộc họp báo với thủ tướng Úc, bà Julia Gillard, và một ngày sau đó trước quốc hội Úc, tổng thống Obama công bố kế hoạch “Hoa Kỳ trở lại tây Thái Bình Dương”. Kế hoạch là trong nhiều năm tới Hoa Kỳ sẽ chuyển 2500 quân đến trú đóng tại Darwin, một thành phố ở cực bắc Úc châu.Văn phòng Thư ký Báo chí
Cho đăng tải ngay Ngày 17/11/2011
PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TRƯỚC QUỐC HỘI ÚC
Toà nhà Quốc hội Úc
Canberra, Úc
TỔNG THỐNG OBAMA: Thưa Thủ tướng Gillard, lãnh đạo [đối lập] Abbott, cám ơn hai vị vì sự đón tiếp rất nồng hậu. Thưa ngài Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch và các thành viên Hạ viện và Thượng viện Úc, thưa các quý ông và quý bà, tôi xin cám ơn quý vị vì đã cho tôi vinh dự được đứng trong căn phòng tuyệt vời này để tái khẳng định những liên kết giữa Hoa Kỳ và Úc, hai nền dân chủ và hai đất nước bè bạn lâu đời nhất trên thế giới.
Thưa quý vị và nhân dân Úc, cám ơn lòng hiếu khách đặc biệt của quý vị. Và tại đây, ở thành phố này – một ―nơi gặp gỡ‖ cổ kính — tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những cư dân đầu tiên của mảnh đất này, thuộc một trong những nền văn hoá liên tục lâu đời nhất trên thế giới, những người Úc đầu tiên.
Tôi đến Úc lần đầu khi còn nhỏ, qua lại giữa Haiwaii nơi tôi sinh ra, và Indonesia, nơi tôi đã sống bốn năm. Lúc đó mới tám tuổi nên không phải lúc nào tôi cũng hiểu được thứ ngôn ngữ lạ lùng của các bạn. (Cười). Đêm qua tôi đã cố gắng nói một vài từ ―tiếng Anh kiểu Úc.‖ (Cười) Hôm nay tôi không muốn quý vị phải chịu đựng thêm những điều chói tai đó nữa. Tôi thực sự yêu thích thứ tiếng này và sẽ giới thiệu thứ tiếng này vào ngôn ngữ thường dùng ở Washington. (Cười)
Đối với một cậu bé người Mỹ, Úc và người dân Úc — sự lạc quan, tính xuề xòa và khiếu hài hước của các bạn — khiến tôi có cảm giác rất thân thuộc. Cảm giác như ở nhà. Tôi luôn mong muốn được trở lại đây. Năm ngoái tôi đã cố gắng hai lần để quay lại. Nhưng Úc là một Đất nước May mắn, và hôm nay tôi cảm thấy may mắn được có mặt tại đây khi chúng ta kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập liên minh không thể phá vỡ được của chúng ta.
Những gắn kết giữa chúng ta rất sâu sắc. Trong câu chuyện của mỗi quốc gia, chúng ta đều thấy chính mình trong đó. Tổ tiên ta đã băng qua những đại dương rộng lớn — một số người lựa chọn để đến, một số khác bị đưa đến trong xiềng xích. Những người định cư mở rộng sang phía Tây băng qua những đồng bằng trải dài rộng lớn. Những người đầy hoài bão lao động cần cù bằng cả trái tim và đôi tay mình để xây dựng những đường sắt và thành phố. Nhiều thế hệ người nhập cư — khi di cư đến nơi — đã bổ sung thêm một sợi chỉ mới vào tấm thảm thêu nên mỗi nước chúng ta. Và chúng ta là những công dân sống theo một niềm tin chung – bất kể bạn là ai, bất kể trông bạn thế nào, mọi người đều xứng đáng có cơ hội công bằng; mọi người xứng đáng được hưởng công bằng.
Dĩ nhiên, tiến bộ trong xã hội của chúng ta không phải lúc nào cũng có thể tránh khỏi có những căng thẳng, hay những tranh đấu để vượt qua quá khứ đau thương. Nhưng chúng ta là những đất nước sẵn sàng đối mặt với sự không hoàn hảo, và tiếp tục vươn tới những lý tưởng của mình. Đó là tinh thần chúng tôi đã chứng kiến trong hội trường này cách đây 3 năm, khi đất nước này truyền cảm hứng cho cả thế giới bằng hành động hoà giải mang tính lịch sử đối với những thổ dân Australia gốc. Đó chính là tinh thần đổi mới, ở Hoa Kỳ, đã cho phép tôi đứng trước các quý vị hôm nay với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ. Và đây là tinh thần mà tôi sẽ thấy trong ngày hôm nay khi tôi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Lãnh thổ Bắc Australia, nơi tôi sẽ gặp những Chủ nhân Truyền thống của Mảnh Đất này.
Để có được những tiến bộ đó chúng ta không phải không chịu những hy sinh to lớn. Sáng nay, tôi đã rất xúc động khi đến thăm đài tưởng niệm chiến tranh của các bạn để tri ân những liệt sĩ, nam và nữ, của Úc. Cuối ngày hôm nay, ở Darwin, tôi sẽ cùng Thủ tướng đi chào các quân nhân dũng cảm của chúng ta. Đây là dịp để nhắc nhở chúng ta rằng – từ những chiến hào trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất đến những dãy núi ở Afghanistan — những người Úc và Mỹ đã luôn đứng bên nhau, chiến đấu cùng nhau, hy sinh cùng nhau trong bất kỳ cuộc chiến lớn nào trong suốt một trăm năm qua. Bất kỳ cuộc chiến nào.
Tình đoàn kết này đã duy trì chúng ta suốt một thập niên khó khăn. Chúng ta sẽ không bao giờ quên các cuộc tấn công ngày 11/9 đã cướp đi mạng sống của không chỉ người Mỹ mà còn của người dân của nhiều quốc gia khác, kể cả người Úc. Ở Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ không bao giờ quên khi Úc khẩn thiết kêu gọi sự tham gia của Khối hiệp ước quân sự ANZUS [Úc - New Zealand - Mỹ] – lần đầu tiên. Điều này cho thấy rằng hai quốc gia chúng ta luôn thống nhất như một. Và không ai trong chúng ta sẽ có thể quên những con người của đất nước mình đã thiệt mạng trong các cuộc khủng bố của al Qaeda trong suốt những năm qua, trong đó có những công dân Úc vô tội.
Và đó là lý do tại sao, khi cả Thủ tướng và Nhà lãnh đạo đối lập đều đồng ý rằng chúng ta quyết tâm phải thành công ở Afghanistan. Đó là lý do tại sao tôi chào đón Úc là quốc gia, ngoài NATO, đã đóng góp nhiều binh lính nhất cho cuộc chiến quan trọng này. Và đó là lý do tại sao chúng ta tôn vinh tất cả những người đã phục vụ ở Afghanistan vì an ninh của chúng ta, kể cả 32 người Úc yêu nướcđã hy sinh, trong đó có Đại uý Bryce Dufy, Hạ sĩ Ashley Birt, và Chuẩn Hạ sĩ Luke Gavin. Chúng ta sẽ tôn vinh sự hy sinh của họ bằng cách bảo đảm rằng Afghanistan sẽ không bao giờ lại trở thành khởi nguồn của những cuộc tấn công chống lại người dân của chúng ta. Không bao giờ.
Là hai đối tác toàn cầu, chúng ta luôn chung tay bảo vệ an ninh và phẩm giá của người dân trên khắp thế giới. Chúng ta nhìn thấy điều này khi các nhân viên cứu hộ của chúng ta lao đến giúp đỡ lẫn nhau khi đất nước chúng ta bị hoả hoạn, hạn hán và mưa lụt. Chúng ta nhìn thấy điều đó khi chúng ta chung tay duy trì hoà bình — từ Đông Timo đến bán đảo Ban-căng — và khi chúng ta theo đuổi một tầm nhìn chung: một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Chúng ta nhìn thấy điều đó trong sự phát triển giúp cưu mang mỗi đứa trẻ ở châu Phi; sự hỗ trợ giúp cứu mỗi gia đình khỏi nạn đói; và khi chúng ta mở rộng hỗ trợ đến với người dân ở Trung Đông và Bắc Phi, những người xứng đáng được hưởng quyền tự do — thứ quyền đã cho phép chúng ta có mặt tại hội trường dân chủ vĩ đại này.
Đây là liên minh mà chúng ta tái khẳng định ngày hôm nay — bắt nguồn từ những giá trị gốc của chúng ta; được kế tục bởi từng thế hệ. Đây là quan hệ đối tác mà chúng ta đã cùng góp sức để làm sâu sắc hơn trong suốt ba năm qua. Và hôm nay tôi có thể đứng trước các bạn và nói một cách tự tin rằng liên minh giữa Hoa Kỳ và Úc chưa bao giờ mạnh như hiện nay. Giống như trong quá khứ, liên minh của chúng ta tiếp tục không thể thiếu được trong tương lai của chúng ta. Vì vậy ở đây giữa những người bạn thân thiết, tôi muốn đề cập đến một mục đích lớn hơn trong chuyến thăm của tôi đến vùng này — đó là những nỗ lực của chúng ta nhằm thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và nhân phẩm ở châu Á Thái Bình Dương.
Đối với Hoa Kỳ, điều này phản ánh một sự thay đổi rộng lớn. Sau một thập niên bận rộn với hai cuộc chiến đẫm máu hao tiền tốn của, lúc này Hoa Kỳ đang chuyển sự chú ý đến tiềm năng rộng lớn của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Chỉ trong vòng vài tuần nữa, sau gần chín năm, những binh sĩ Mỹ cuối cùng sẽ rời Iraq và cuộc chiến của chúng tôi ở đó sẽ kết thuc. Ở Afghanistan, chúng tôi đã bắt đầu quá trình quá độ – một sự quá độ đầy trách nhiệm – để người Afghanistan có thể tự đảm trách tương lai của chính họ và để các lực lượng đồng minh có thể bắt đầu rút quân. Và với các đối tác như Úc, chúng tôi đã giáng những đòn chí mạng vào al Qaeda và đẩy tổ chức khủng bố này vào con đường đi đến thất bại, kể cả việc thực thi công lý đối vơi Osama bin Laden.
Không nghi ngời gì nữa, làn sóng cuộc chiến tranh đang lùi xa, và Hoa Kỳ đang nhìn về một tương lai mà chúng tôi phải dựng xây. Từ châu Âu đến châu Mỹ, chúng tôi đã và đang củng cố các đồng minh và quan hệ đối tác. Tại Hoa Kỳ, chúng tôi đang đầu tư vào các nguồn lực đem lại sức mạnh kinh tế lâu dài của chúng tôi — đó là giáo dục con cái chúng tôi, đào tạo nhân công, xây dựng cơ sở hạ tầng giúp thúc đẩy thương mại, tăng cường nghiên cứu khoa học để tiến đến những đột phá mới. Chúng tôi đã thực hiện một số quyết định khó khăn để cắt giảm thâm hụt ngân sách và đưa nền tài chính vào đúng trật tự — và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện quá trình này. Bởi vì sức mạnh kinh tế của chúng tôi ở trong nước là nền tảng của vai trò lãnh đạo của chúng tôi trên thế giới, kể cả ở đây tại châu Á Thái Bình Dương.
Tiêu điểm mới của chúng tôi vào khu vực này thể hiện một chân lý căn bản — đó là Hoa Kỳ đã, đang và sẽ luôn là một quốc gia Thái Bình Dương. Những người nhập cư từ châu Á đã giúp xây dựng Hoa Kỳ và hàng triệu gia đình người Mỹ, trong đó có chính gia đình tôi nuôi nấng liên hệ của chúng tôi với khu vực này. Từ trận đánh bom vào Darwin đến việc giải phóng những hòn đảo ở Thái Bình Dương, từ những cánh đồng lúa ở Đông Nam Á đến bán đảo Triều Tiên lạnh giá, nhiều thế hệ người Mỹ đã từng phục vụ ở đây, và đã hy sinh ở đây. Nhờ đó mà nhiều nền dân chủ có thể trỗi dậy; những phép màu kinh tế đã đến và có thể đưa hàng trăm triệu dân đến với thịnh vượng. Người Mỹ đã cùng các bạn đổ máu để đạt được tiến bộ này — và chúng ta sẽ không bao giờ cho phép đảo ngược điều này.
Ở đây, chúng tôi nhìn thấy tương lai. Là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới và chiếm hơn một nửa nền kinh tế toàn cầu, châu Á Thái Bình Dương có vai trò thiết yếu, xứng đáng nhận ưu tiên cao nhất của tôi: đó là tạo công ăn việc làm và cơ hội cho người Mỹ. Với sự hiện diện của hầu hết các cường quốc hạt nhân của thế giới và khoảng một nửa nhân loại, châu Á đóng vai trò lớn trong việc xác định liệu thế kỷ sắp tới sẽ được đánh dấu bởi xung đột hay hợp tác, bởi những tổn thất vô ích hay tiến bộ cho nhân loại.
Do vậy, là Tổng thống, tôi đã đưa ra một quyết định chiến lược có tính toán — là một quốc gia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và dài hạn trong việc định hình khu vực này và tương lai ở đây, bằng cách duy trì các nguyên tắc cốt l i và mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các đồng minh và bạn bè của chúng tôi.
Để tôi giải thích thêm. Thứ nhất, chúng tôi tìm kiếm an ninh, nền tảng của hòa bình và thịnh vượng. Chúng tôi ủng hộ một trật tự thế giới mà ở đây quyền lợi và trách nhiệm của tất cả các quốc gia và người dân đều được nêu cao. Nơi đây luật pháp và quy tắc quốc tế đều được thực thi. Nơi đây thương mại và tự do hàng hải không bị cản trở. Nơi đây những cường quốc đang nổi lên đóng góp vào an ninh khu vực, và nơi đây những sự bất đồng đều được giải quyết một cách hòa bình. Đó là tương lai mà chúng tôi đang tìm kiếm.
Hiện nay tôi biết rằng một số quốc gia trong khu vực này đang băn khoăn muốn biết về cam kết của Hoa Kỳ đối với việc duy trì những nguyên tắc này. Vì vậy, hãy để tôi trực tiếp đề cập vấn đề này. Khi Hoa Kỳ đưa nền tài chính của mình vào đúng trật tự, chúng tôi đang cắt giảm chi tiêu. Đúng vậy, sau một thập kỷ tăng mạnh ngân sách quốc phòng — khi chúng tôi hoàn toàn kết thúc cuộc chiến ở Iraq và bắt đầu giảm dần cuộc chiến ở Afghanistan — chúng tôi sẽ cắt giảm vài phần trong chi tiêu quốc phòng.
Khi xem xét tương lai lực lượng vũ trang của chúng tôi, chúng tôi đã bắt đầu cân nhắc xác định những lợi ích chiến lược quan trọng nhất và chỉ đạo những ưu tiên quân sự và chi tiêu quốc phòng của chúng tôi trong thập niên sắp tới. Và đây là điều mà khu vực này cần phải biết. Khu chúng tôi kết thúc các cuộc chiến hiện nay, tôi đã chỉ đạo cho nhóm cố vấn an ninh quốc gia đặt sự hiện diện và các sứ mệnh của Washington ở châu Á Thái Bình Dương lên ưu tiên hàng đầu. Kết quả là việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ sẽ không — tôi nhắc lại – không phương hại gì tới kế hoạch ở châu Á Thái Bình Dương.
Chỉ đạo của tôi hết sức r ràng. Trong khi chúng tôi lên kế hoạch và ngân sách cho tương lai, chúng tôi sẽ dành các nguồn lực cần thiết để bảo đảm hiện diện quân sự hùng mạnh ở khu vực này. Chúng tôi sẽ giữ vững khả năng độc đáo của mình nhằm thể hiện sức mạnh và răn đe các mối đe dọa đối với hòa bình. Chúng tôi sẽ giữ các cam kết của mình, trong đó có trách nhiệm đã ghi trong hiệp ước với các đồng minh như Úc. Và chúng tôi sẽ thường xuyên tăng cường khả năng để đáp ứng được các đòi hỏi của thế kỷ 21. Những lợi ích lâu dài của chúng tôi trong khu vực đòi hỏi chúng tôi phải hiện diện lâu dài trong vùng này. Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi tới đây để ở lại đây.
Thực sự chúng tôi đã và đang hiện đại hóa sự bố trí phòng thủ của Hoa Kỳ trên khắp châu Á Thái Bình Dương. Sự bố trí phòng thủ sẽ phân bổ rộng hơn — duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của chúng tôi ở Nhật Bản và trên bán đảo Triều Tiên, trong khi đẩy mạnh sự có mặt của chúng tôi ở Đông Nam Á. Sự bố trí phòng thủ của chúng tôi sẽ uyển chuyển hơn — với những khả năng mới nhằm bảo đảm các lực lượng của chúng tôi có thể hoạt động một cách linh hoạt. Và sự bố trí phòng thủ của chúng tôi sẽ bền vững hơn bằng cách giúp đỡ các đồng minh và đối tác xây dựng khả năng của họ, với các hoạt động huấn luyện và tập trận.
Chúng ta nhìn thấy sự bố trí phòng thủ mới của chúng tôi ở Úc. Những sáng kiến mà Thủ tướng Úc và tôi đã công bố hôm qua sẽ giúp đưa quân đội của hai nước chúng ta đến gần nhau hơn. Chúng ta sẽ có những cơ hội mới để huấn luyện với các đồng minh và đối tác khác, đến từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Và điều này sẽ cho phép chúng ta phản ứng nhanh hơn đối với đủ loại thách thức, kể cả các cuộc khủng hoảng nhân đạo và hoạt động cứu trợ nạn nhân của thảm họa.
Kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai, người dân Úc đã nồng nhiệt chào đón các binh sĩ Hoa Kỳ đã từng qua lại trên đất nước của các bạn. Thay mặt nhân dân Hoa Kỳ, tôi xin cám ơn các bạn sắp tới sẽ tiếp tục đón thêm các binh sĩ của chúng tôi, vì họ là những người sẽ bảo đảm cho quan hệ liên minh giữa hai nước chúng ta tiếp tục vững mạnh và sẵn sàng đối phó với những thách thức của thời đại ngày nay.
Chúng ta nhìn thấy thêm sự hiện diện của Hoa Kỳ trong các liên minh mà chúng tôi đã củng cố. Tại nhật bản, liên minh này vẫn là hòn đá tảng cho an ninh khu vực. Tại Thái Lan, chúng tôi là đối tác trong việc cứu trợ nạn nhân của thảm họa. Tại Philippines, chúng tôi tăng cường các chuyến viếng thăm bằng tàu chiến và hoạt động huấn luyện. Và tại Hàn Quốc, cam kết của chúng tôi với an ninh của Cộng Hòa Triều Tiên sẽ không hề suy suyển. Chúng tôi thực sự nhấn mạnh quyết tâm sẽ có hành động cứng rắn chống lại bất kỳ hoạt động phổ biến vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Việc vận chuyển nguyên liệu hạt nhân từ Bắc Triều Tiên đến các quốc gia hay các thực thể phi quốc gia sẽ được xem như là một sự đe dọa nghiêm trọng đến Hoa Kỳ và đồng minh, và chúng ta sẽ buộc Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hậu quả của hành động như vậy.
Chúng ta thấy sự hiện diện tăng cường của Hoa Kỳ tại khắp Đông Nam Á—trong quan hệ đối tác với Indonesia chống cướp biển và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, trong công việc của chúng tôi với Malaysia để ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân; trong các chuyến tàu chúng tôi triển khai đến Singapore, và trong quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam và Campuchia; và trong cách chúng tôi hoan nghênh Ấn Độ khi họ ― hướng [về phía] đông‖ và đóng vai trò lớn hơn của môt cường quốc châu Á.
Đồng thời, chúng tôi sẽ trở lại tham gia vào các tổ chức khu vực. Hoạt động của chúng tôi tuần này tại Bali sẽ đánh dấu cuộc gặp lần thứ ba giữa tôi và các lãnh đạo ASEAN, và tôi tự hào là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á. Tôi tin chúng ta có thể cùng đối phó với những thách thức chung như [nạn] phổ biến vũ khí hạt nhân và an ninh hàng hải, trong đó bao gồm cả hợp tác tại biển Nam Trung Hoa [Biển Đông].
Trong khi đó Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các nỗ lực để xây dựng một mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Cả hai nước chúng ta — Hoa Kỳ và Úc — đều quan tâm sâu sắc đến sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình và thịnh vượng. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ hoan nghênh Trung Quốc. Chúng tôi đã thấy Trung Quốc có thể là một đối tác từ việc giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều tiên đến hỗ trợ ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hạt nhân. Và chúng tôi sẽ tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác với Bắc Kinh, bao gồm giao thiệp nhiều hơn giữa quân đội hai nước nhằm tăng cường hiểu biết và tránh [để xảy ra] các toan tính sai lầm. Chúng tôi sẽ làm điều đó ngay cả khi đang tiếp tục trao đổi thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc tuân thủ các qui chuẩn quốc tế và tôn trọng những quyền con người cơ bản của nhân dân Trung Hoa.
Một châu Á hòa bình và an ninh là nền tảng cho lãnh vực thứ hai mà Hoa Kỳ lại đang dẫn đầu — thúc đẩy sự thịnh vượng mà chúng ta chia sẻ. Lịch sử dạy chúng ta rằng, lực lượng lớn nhất xưa nay giúp tạo ra sự giàu có và cơ hội mà thế giới từng biết đến, là các thị trường tự do. Vì thế chúng ta tìm kiếm các nền kinh tế cởi mở và minh bạch. Chúng ta tìm kiếm thương mại tự do và công bằng. Và chúng ta tìm kiếm một hệ thống kinh tế thế giới cởi mở, nơi mà các luật chơi là r ràng và các quốc gia tuân thủ các luật chơi đó.
Tại Úc và Hoa kỳ, chúng ta hiểu các nguyên tắc này. Chúng ta nằm trong số những quốc gia có nền kinh tế cởi mở nhất trên trái đất. Sáu năm kể từ hiệp định thương mại [mang tính] cột mốc giữa hai nước, buôn bán giữa chúng ta đã tăng mạnh mẽ. Người lao động của hai nước đang kiến tạo các quan hệ đối tác mới và các sản phẩm mới, như những công nghệ máy bay tiên tiến ta đang cùng nhau xây dựng tại Victoria. Chúng tôi là nhà đầu tư hàng đầu tại Úc và các bạn đầu tư vào Hoa Kỳ nhiều hơn ở bất kỳ quốc gia nào, tạo ra nhiều việc làm tốt đẹp ở cả hai đất nước.
Chúng tôi nhận thấy rằng quan hệ đối tác kinh tế không thể chỉ là việc một quốc gia khai thác nguồn tài nguyên của quốc gia khác. Chúng tôi hiểu rằng không thể áp đặt từ trên xuống bất cứ một chiến lược phát triển dài hạn nào. Sự thịnh vượng thật sự — sự thịnh vượng có sức thúc đẩy sáng tạo, sự thịnh vượng bền lâu — phải đến từ việc giải phóng nguồn lực kinh tế lớn nhất của chúng ta, đó là tinh thần doanh nghiệp và tài năng trong dân chúng.
Vì vậy ngay cả khi Hoa Kỳ phải cạnh tranh gay gắt tại các thị trường Á châu, chúng tôi cũng thúc đẩy các mối quan hệ đối tác kinh tế mà tạo ra cơ hội cho tất cả các bên. Trong khi thực thi một hiệp định thương mại lịch sử với Hàn Quốc, chúng tôi đàm phán với Úc và các đối tác thành viên APEC khác, nhằm tạo ra một nền kinh tế liền mạch trong khu vực. Cùng với Úc và các đối tác khác, chúng tôi đang trên đường đạt đến hiệp định thương mại nhiều tham vọng nhất, cũng là một mô hình tiềm năng cho toàn khu vực – [Hiệp Định] Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ là vẫn là nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất trên thế giới. Nhưng trong một thế giới đầy các nối kết qua lại, các nước thường trỗi dậy và ngã xuống cùng nhau. Đó là lý do tại sao tôi ra sức thúc đẩy nhóm các nước G20 đi đầu và là trung tâm của hoạt động hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu — nhằm trao cho nhiều nước, trong đó có Úc, vai trò lãnh đạo lớn hơn trong quản lý kinh tế quốc tế. Cùng nhau, chúng ta sẽ cứu kinh tế thế giới khỏi khủng hoảng. Và giờ đây, thách thức khẩn cấp nhất của chúng ta là tạo tăng trưởng trong đó có thêm cơ hội viêc làm cho mọi người.
Chúng ta cần sự tăng trưởng công bằng, nơi mà mọi quốc gia tuân thủ đúng luật; nơi mà quyền của người lao động được tôn trọng; nơi các doanh nghiệp của chúng ta có thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng; nơi mà tài sản trí tuệ và các công nghệ mới giúp thúc đẩy sức sáng tạo, được bảo vệ; và nơi các đơn vị tiền tệ đều do thị trường quyết định, và không quốc gia nào [được phép] có lợi thế không công bằng.
Chúng ta cũng cần đến sự tăng trưởng rộng lớn– không dành cho chỉ vài nước, mà phải vì lợi ích nhiều nước — với những cải cách [có mục đích] bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị xúc phạm và một cam kết toàn cầu nhằm chấm dứt nạn tham nhũng đang kìm chế tăng trưởng. Chúng ta cần sự tăng trưởng cân bằng, bởi vì chúng ta sẽ cùng thịnh vượng khi các quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn [quay lại] thúc đẩy mức cầu tại chính nội địa của họ.
Và chúng ta cần sự tăng trưởng bền vững. Điều này bao gồm năng lượng sạch để tạo ra việc làm ‗xanh‘, và chống biến đổi khí hậu — một hiện tượng mà giờ đây ta không còn có thể phủ nhận. Chúng ta thấy tác hại [của biến đổi khí hậu] thể hiện ở các đám cháy rừng lớn mạnh hơn trước, các cơn lụt lội tàn phá nghiêm trọng hơn, hay hiện tượng các đảo tại Thái Bình Dương đang đối phó với mức nước biển đang dâng cao. Là hai trong số các nước đang thải lượng carbon lớn, Hoa Kỳ và Úc có trách nhiệm đặc biệt — phải đi đầu [trong phát triển bền vững.]
Mọi quốc gia có đóng góp giải pháp chống biến đổi khí hậu theo cách riêng của mình — và tôi biết rằng đây là vấn đề không khỏi gây tranh cãi tại cả hai nước chúng ta. Nhưng tất cả những gì chúng ta có thể làm — và đang làm — là cùng nhau phối hợp đầu tư vào năng lượng sạch, tăng cường sử dụng năng lượng thật hiệu quả, thực hiện những cam kết chúng ta nêu ra tại Copenhagen và Cancun. Chúng ta có khả năng và sẽ làm được điều đó.
Khi chúng ta phát triển kinh tế, chúng ta cũng cần nhớ đến liên kết giữa tăng trưởng và hoạt động điều hành công quyền đúng đắn — thực hiện pháp trị, minh bạch trong các cấp chính quyền và thực hiện công lý một cách công bằng. Vì lịch sử đã chứng minh rằng, về lâu về dài, dân chủ và tăng trưởng kinh tế luôn đồng hành. Và thịnh vượng mà không kèm theo tự do thì chỉ là một biến tướng của đói nghèo.
Điều này đưa tôi tới lãnh vực [đề cập] sau cùng mà chúng ta cũng đang dẫn đầu — những hỗ trợ của chúng ta đối với các quyền căn bản của mỗi người dân. Mỗi quốc gia thường tạo đường đi cho chính mình. Nhưng thực tế cho thấy một số quyền của con người mang tính phổ quát; trong đó gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo, và quyền tự do của người dân trong việc chọn những người lãnh đạo của họ.
Chúng không phải những quyền của riêng người Mỹ, của người Úc, hay của Phương Tây. Chúng là nhân quyền. Những quyền này khuấy động trong tâm hồn của mỗi người dân trong các thể chế dân chủ thành công ở đây, tại Châu Á. Những thể chế chính trị khác đã được thử áp dụng và đã thất bại – [đó là] chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, các chính thể chỉ do một cá nhân hay do một nhóm nhỏ lãnh đạo. Những thể chế này đã thất bại đều vì một lý do đơn giản: chúng đã không đếm xỉa đến nguồn gốc sâu xa nhất của quyền lực và tính chính nghĩa — là ý chí của nhân dân. Đúng, dân chủ có thể rối rắm và thô thiển — và tôi biết rằng tất cả quí vị tại đây [quốc hội Úc] đã pha trộn nhuần nhuyển trong những buổi Chất Vấn Nghị Trường. (Cười). Tuy nhiên, bất kể là chúng ta có những khác biệt về đảng phái hay tư tưởng, chúng ta đều biết rằng những nền dân chủ của chúng ta [Úc và Mỹ] đã may mắn cho ra đời hình thái chính quyền tuyệt vời nhất trong nhân loại.
Do vậy, là hai quốc gia có hai nền dân chủ tuyệt vời, chúng ta lên tiếng bênh vực cho những quyền tự do này một khi chúng bị đe dọa. Chúng ta trở thành đối tác với các nền dân chủ mới nổi lên, như Indonesia chẳng hạn, giúp họ tăng cường các cấu trúc chính quyền để dựa vào đó thực thi hệ thống quản trị tốt đẹp. Chúng ta khuyến khích một nhà nước [có cơ chế] cởi mở, bởi vì các nền dân chủ phụ thuộc vào khối công dân tích cực và được thông tin đầy đủ. Chúng ta giúp tăng cường các xã hội dân sự, vì xã hội dân sự sẽ tăng cường quyền lực trong dân chúng để họ buộc chính phủ chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình. Và chúng ta thúc đẩy quyền lợi cho tất cả các tầng lớp — phụ nữ, các nhóm thiểu số và đa sắc tộc — xã hội nào tiếp thụ được những tiềm năng của tất thảy các tầng lớp dân chúng, xã hội đó sẽ được thành công hơn, sẽ trở nên thịnh vượng hơn và công bằng hơn.
Những nguyên tắc trên đã định hướng cách chúng tôi tiếp cận Miến Điện – đó là sự kết hợp giữa cấm vận và tiếp xúc ngoại giao. Hôm nay, bà Aung San Suu Kyi được tự do, không còn bị quản thúc tại gia. Một số tù nhân chính trị được trả tự do và chính quyền đã bắt đầu một cuộc đối thoại. Tuy vậy, các vi phạm nhân quyền vẫn còn đó. Vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng rõ rệt về những bước tiếp theo mà chính quyền Miến Điện phải thực hiện để cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ.
Đó chính là tương lai mà chúng tôi tìm kiếm ở Châu Á Thái Bình Dương — an ninh, thịnh vượng và phẩm giá cho tất cả người dân ở đó. Đó chính là những điều chúng tôi bênh vực. Đó là bản chất người Mỹ. Đó là tương lai mà chúng tôi sẽ theo đuổi, cùng với sự góp sức của các đồng minh và bè bạn, cộng với mọi yếu tố căn bản trong sức mạnh Mỹ. Tựu trung để chúng ta khỏi nghi ngờ gì thêm: tại Á Châu Thái Bình Dương, trong thế kỷ thứ 21, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ toàn tâm nhập cuộc.
Đương nhiên, trong giai đoạn có những thay đổi to lớn và bất an này, viễn tượng nói trên có vẻ chưa [thực] chắc chắn. Xuyên qua một đại dương to lớn, chúng ta không thể biết được điều gì đang chờ đón ở phía chân trời. Nhưng nếu vùng đất rộng lớn này và dân chúng tại đây có thể dạy chúng ta được điều gì, thì đó chính là lòng quyết tâm giành tự do và sự tiến bộ mà chúng ta không có lý gì để nghi ngờ.
Đó là lý do tại sao phụ nữ của nước Úc đã đứng lên đòi để tiếng nói của họ được lắng nghe, để nước Úc là quốc gia đầu tiên có phụ nữ được bầu cử và ứng cử vào quốc hội, và đến một ngày, có một người phụ nữ trở thành Thủ Tướng.
Đó là lý do tại sao dân chúng xuống đường biểu tình — từ Dehli đến Seoul, từ Manila đến Jakarta — để loại bỏ các chế độ thực dân và độc tài và từ đó xây nên vài trong số những nền dân chủ lớn nhất của thế giới.
Đó lý do tại sao có người lính đứng canh gác tại khu phi quân sự Nam-Bắc Triều Tiên để bảo vệ người dân miền Nam, và có người thanh niên Bắc Triều Tiên dám liều mạng trốn qua biên giới xuống phiá Nam. Đó là lý do tại sao có những người lính đội mũ màu xanh da trời gìn giữ hòa bình cho một đất nước mới thành lập. Và cũng là lý do tại sao có những phụ nữ gan dạ vào các nhà chứa cứu các bé gái thoát khỏi cảnh nô lệ thời nay, một thảm cảnh phải cần bị triệt tiêu.
Đó lý do tại sao những thanh niên yêu chuộng hòa bình trong những chiếc áo choàng Saffron đã đối đầu với bạo lực và súng đạn, và tại sao hàng ngày — từ thành phố rộng lớn bậc nhất thế giới đến những vùng nông thôn hẻo lánh đã có những hành động dũng cảm mà có lẽ thế giới chưa từng thấy — như một sinh viên đăng tin trên blog; một người dân ký tên vào tuyên cáo; một nhà tranh đấu không chịu khuất phục khi chịu quản thúc tại gia — chỉ để đòi các quyền lợi tương tự những gì mà chúng ta đang chăm chút ngày hôm nay.
Thế giới sẽ không bao giờ được quên những con người như thế. Những dòng lịch sử có lúc sẽ tạm ngưng hoặc chảy, nhưng qua thời gian chúng di chuyển — chủ động và quyết định — chỉ theo một hướng. Lịch sử đứng về phía tự do — xã hội tự do, chính quyền tự do, kinh tế tự do và con ngưới tự do. Tương lai là của những người đứng lên vì những lý tưởng đó, trong khu vực này, cũng như trên toàn thế giới.
Đây là câu chuyện về liên minh mà chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay. Đây là cốt lõi của sự lãnh đạo Hoa Kỳ và cốt lõi của quan hệ đối tác của chúng ta. Đây là công việc chúng ta sẽ cùng làm, vì an ninh, thịnh vượng và phẩm giá của mọi người dân.
Thượng Đế ban phước lành cho nước Úc, Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ và Thượng Đế ban phước lành cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc của chúng ta.
Xin cám ơn quí vị.
Darwin nhìn ra một vùng biển theo chiều kim đồng hồ gồm Indonesia, Singapore (với hai eo biển chiến lược Sunda, Malacca), Cam Ranh, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản, vòng xuống qua đảo Guam, trở về Papua New Guinea. Trung tâm vùng biển là Phi Luật Tân và quần đảo Spratlys nằm trên con đường huyết mạch từ Ấn Độ Dương vào tây Thái Bình Dương. Vùng biển Darwin, Guinea, Bornea là nơi từng chứng kiến những cuộc tranh hùng đẫm máu đầu thập niên 1940 giữa Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Nhật trước khi Hoa Kỳ chiếm lại Thái Bình Dương dẫn đến sự kết thúc chiến tranh và đầu hàng của Nhật Bản.
Tổng thống Obama có nhắc đến Hiệp ước ANZUS (Australia – New Zeland – USA) ký năm 1951 tại San Francisco liên kết 3 nước Úc, Tân Tây Lan và Hoa Kỳ trong một hiệp ước phòng thủ chung để hàm ý đây không phải là một cái gì mới và do đó không có tính de doạ ai. Và điểm nhấn tế nhị này cũng đã được Úc thông báo cho Thứ trưởng Bộ quốc phòng Trung quốc biết trước đó. Nhưng năm 1984 khi Tân Tây Lan từ chối không cho chiến hạm nguyên tử của Hoa Kỳ cập bến thì xem như Tân Tây Lan rút ra khỏi ANZUS và sau đó hiệp ước ANZUS cũng không được nhắc nhỡ tới nhiều vì không có nhu cầu. Lần này liên minh quân sự giữ Hoa Kỳ và Úc châu là một quyết định có tính chiến lược do tình hình mới đòi hỏi.
Thập niên 1970 khi Hoa Kỳ ra khỏi tây Thái Bình Dương Hoa Kỳ nghĩ rằng sự hiện diện của Hạm đội 7 trên Thái Bình Dương là đủ duy trì thế lực và bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng. Điều này đúng lúc đó, khi Trung quốc còn lúng túng với “bước nhảy vọt” và với cuộc “cách mạng văn hóa” và là một lực lượng kinh tế và quân sự không đáng kể, hơn nữa lại là một đồng minh lỏng lẻo với Hoa Kỳ trong một mục tiêu chung là chận sự bành trướng của Liên bang Xô viết xuống nam Thái Bình Dương. Nhưng từ thập niên 1970 sau khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại chính quyền, Trung quốc đã tiến vượt bực về cả hai mặt kinh tế và quân sự với quyết tâm trở thành siêu cường thế giới, và Trung quốc trở thành một mối đe dọa cho quyền lợi của Hoa Kỳ vùng tây Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ không thể ngồi yên nhìn tư thế cường quốc của mình lu mờ dần trong vùng trời đó nên trong nhiều năm qua, với sự ủy thác của tổng thống Obama ông bộ trưởng quốc phòng Robert Gates đã để thì giờ và tâm trí, và qua nhiều chuyến đi Á châu, nhắc nhở các quốc gia Đông Nam Á rằng Hoa Kỳ không bỏ quên vùng tây Thái Bình Dương. Ông Robert Gates thực hiện công tác này trong những điều kiện không thuận lợi khi Hoa Kỳ còn đang bận tay (thì giờ, quân lính, tiền bạc) với Trung đông nên ảnh hưởng tâm lý đối với các nước Đông Á, nhất là các nước trong khối Asean rất hạn chế. Các quốc gia này chờ đợi một chính sách mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ .
Và cái gì tới sẽ phải tới. Trung quốc càng lúc càng xây dựng và củng cố tư thế của mình trong vùng tây Thái Bình Dương như công bố chủ quyền trên Biển Đông (kho dầu hỏa tương lai và là con đường lưu thông trên biển từ Ấn Độ Dương vào), thiết lập căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam, tạo khó khăn cho các công ty ký giao kèo khai thác dầu hỏa với Việt Nam, ngang nhiên bắt nạt Việt Nam, Phi luật tân bằng cách thỉnh thỏang ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên Biển Đông trong vùng Việt Nam có đặc quyền kinh tế, bắt giữ ngư dân và tịch thu thuyền bè, và nhất là ngang nhiên chận tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đang hoạt động thăm dò đáy biển trong hải phận quốc tế.
Mặt khác Hoa Kỳ bắt đầu rảnh tay tại Trung đông (rảnh tay một chút nhưng chưa hết chuyện nhức đầu với tình hình Pakistan, tương lai của Afghanistan và Iran sắp có bom nguyên tử) và với cuộc chạy đua vào Bạch ốc năm tới, tổng thống Obama có nhu cầu công bố một chính sách mạnh để làm yên tâm dân chúng Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh đó sự cam kết mới của Hoa Kỳ tại Á châu ra đời.
Đọc diễn văn trước Quốc hội Úc, tổng thống Obama đưa ra những lời lẽ khá mạnh mẽ để cảnh báo Trung quốc về quyết tâm của Hoa Kỳ, là dù có khó khăn cũng sẽ làm tròn nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh tại Á châu. Tổng thống Obama nói: “Hoa Kỳ là một thế lực Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ duy trì tư thế đó” (nguyên văn: The United States is a Pacific power, and we are here to stay). Bằng lời lẽ không úp mở tổng thống Obama tuyên bố: “sau một thập niên bận rộn với hai cuộc chiến đẫm máu hao tiền tốn của, lúc này Hoa Kỳ sẽ quan tâm đến Á châu, một địa lý có nhiều tiềm năng” (nguyên văn : After a decade in which we fought two wars that cost us dearly in blood and treasure, the United States is turning our attention to the vast potential of the Asia Pacific). Không dấu diếm quan điểm rằng Á châu sẽ xác định hòa bình hay chiến tranh trong thế kỷ này, tổng thống Obama nói : “Với vũ khí nguyên tử và một nửa nhân loại, người ta tự hỏi trong thế kỷ này Á châu sẽ là nơi tranh chấp mang đến thống khổ hay hợp tác đem lại tiến bộ cho thế giới”(nguyên văn: With most of the world’s nuclear power and some half of humanity, Asia will largely define whether the century ahead will be marked by conflict or cooperation, needless suffering or human progress). Với những ai nghĩ rằng Hoa Kỳ đang gặp khó khăn tài chánh và trong tương lai sẽ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, tổng thống Hoa Kỳ trấn an rằng “Sự cắt giảm ngân sách quốc phòng để giải quyết sự thiếu hụt ngân sách sẽ không – tôi lặp lại, sẽ không, làm giảm cam kết của Hoa Kỳ tại Á châu” (nguyên văn: cut in US defense spending to help rein in huge budget deficit will not – I repeat, will not – come to the expense of the Asia-Pacific). Trước đó một ngày, trong cuộc họp báo với bà thủ tướng Úc tổng thống Obama cảnh cáo Trung quốc rằng Hoa Kỳ không lo sợ vì Trung quốc đang lớn mạnh, nhưng Trung quốc phải chơi theo luật quốc tế và “chừng nào Trung quốc chơi theo luật chơi chung, chừng nào Trung quốc biết vị trí của mình, chừng đó chúng ta cùng có lợi”. Còn nếu Trung quốc chơi luật giang hồ, “chúng ta sẽ cho Trung quốc biết rằng không chơi theo luật quốc tế thì Trung quốc không xứng đáng là một siêu cường” (nguyên văn: So where China is playing by these rules, recognizing its new role, I think this is a win-win situation”, if not “we will send a clear message … that they need to be on track in terms of accepting the rules and responsabilities that come with being a world power.)
Đưa quân đến đóng tại nước ngoài luôn là một vấn đề tế nhị, đối với một số thành phần nhân dân của nước sở tại và các thế lực mà cuộc chuyển quân nhắm tới - trong trường hợp này là Trung quốc- nên Hoa Kỳ đã cân nhắc thận trọng đưa ra một con số rất khiêm nhường là 2500 quân, và số quân này cũng chỉ được đưa vào một cách tiệm tiến, mỗi năm một đại đội từ 200 đến 250 quân, và đại đội đầu tiên sẽ đến căn cứ Darwin vào năm 2012. Một chương trình chuyển quân như vậy sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự nên có thể xem như một nước bài để rộng cửa còn thương thuyết với nhau.
Vì cuộc điều quân đến Úc châu có tính hình thức, nên thành phần tả khuynh tại Úc châu không ồn ào lên tiếng phản đối, ngoại trừ ông Hugh White một cựu viên chức quốc phòng Úc nay là giáo sư đại học Úc châu (Australian National University) cảnh giác rằng chính sách “bắp thịt” của Hoa Kỳ trước sự lớn mạnh của Trung quốc có thể tạo một cái khung tranh chấp hơn là tương nhượng (*). Trong khi đó Trung quốc phản ứng một cách rất ngoại giao. Trong ngày 17/11, sau bài diễn văn của tổng thống Obama ở Canberra, một phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung quốc lên tiếng bằng cách đặt câu hỏi: “Trong tình hình kinh tế khó khăn trên thế giới, Hoa Kỳ đưa ra những chính sách quân sự mạnh mẽ như vậy không biết có lợi ích gì không?”
Phản ứng này có thể xem là nhẹ nhàng trước những lời tuyên bố mạnh mẽ đối với Trung quốc của tổng thống Obama như khi yêu cầu Trung quốc vào khuôn phép quốc tế. Nhưng khi nói tới kinh tế khó khăn, Trung quốc không khỏi hàm ý nhắc Hoa Kỳ còn nợ nần Trung quốc nhiều và Trung quốc có nhiều cách để tạo khó khăn cho Hoa Kỳ .
Ngoài việc đồn trú quân tại Darwin, Úc còn đồng ý để Hoa Kỳ dùng các căn cứ Không quân trong vùng bắc Úc châu và Không quân hai nước sẽ cùng tham dự các chương trình huấn luyện, thao dượt và hành quân chung.
Mục tiêu trước mắt của Hoa Kỳ là tạo điều kiện để thực hiện chính sách bảo vệ sự lưu thông trên Biển Đông. Năm trước ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố đó là quyền lợi thiết yếu của Hoa Kỳ. Thiết yếu chẳng phải chỉ là nguyên tắc của Luật Biển mà còn là một thực tế vì mỗi năm số lượng hàng hóa mậu dịch giữa Hoa Kỳ và các nước tây Á châu đi qua Biển Đông lên đến 1.200 tỉ (một ngàn hai trăm tỉ) mỹ kim.
Đứng từ Darwin, trong tầm nhìn chiến lược, trước mắt là 3 cứ điểm quan trọng liên quan đến sự lưu thông trong vùng tây Thái Bình Dương. Hai eo biển Malacca, và Sunda từ Ấn Độ Duươg vào tây Thái Bình Dương và quần đảo Trường Sa. Cả 3 đều nằm trong khoảng cách kềm chế được từ căn cứ Darwin. Darwin- Malacca 3500 km, Darwin – Sunda 2600 km và Darwin Trường Sa 4500 km. Căn cứ Darwin là nơi tốt nhất xuất phát các cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ 3 cứ điểm trên.
Đó là việc trước mắt. Xa hơn là con đường lấn chiếm của Trung quốc ra biển rộng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hiện Hoa Kỳ có 28.500 quân đồn trú tại Nam Hàn, hơn 40.000 đồn trú tại Nhật, gần 13.000 trên các chiến hạm ngoài khơi Thái Bình Dương, nhưng phía Nam còn trống. Những gì Hoa Kỳ và Úc vừa thỏa thuận với nhau là bịt kín lỗ hổng phía nam.
Có thể vì Spratlys nằm trong tầm nhìn của thỏa thuận Darwin nên Việt Nam đã phấn khởi và ngầm ý khuyến khích. Khoảng 10 ngày trước, một đoạn phim ngắn cho thấy tàu cảnh sát biển Việt Nam rượt tàu hải giám Trung quốc ngoài khơi. Nhiều nghi vấn đưa ra về nguồn gốc đoạn phim và mục đích của nó. Nay người ta có thể nghĩ sự tiết lộ đoạn phim trên có liên quan đến chính sách mới của Hoa Kỳ. Sự thật (theo mạng BBC) những ai theo sát tin tức ngoài biển Việt Nam trong năm qua đều biết rằng những cuộc rượt đuổi căng thẳng như vậy thường diễn ra khi tàu Trung quốc bắt nạt và hành hung ngư dân Việt Nam. Nhưng cả hai, Trung quốc cũng như Việt Nam đều ém nhẹm vì mỗi bên đều tính toán rằng làm vậy có lợi hơn.
Còn đối với các nước Đông Nam Á khác, một phần ngán đòn phép kinh tế của Trung quốc, phần khác chưa hoàn toàn tin vào sự nhập cuộc của Hoa Kỳ nên chọn thái độ thượng sách là chờ đợi. Nhưng tuy giữ thái độ im lặng, các nước Đông Á và khối Asean không khỏi phấn khỏi trước động thái mới của Hoa Kỳ.
Câu hỏi căn bản đối với người Việt trong và ngoài nước là: Chính quyền Việt Nam phải hành xử như thế nào trước tình hình mới? Phấn khởi cũng không có gì sai trái. Tuy nhiên trong bối cảnh tế nhị hiện nay thái độ tốt nhất của Việt Nam là bình tĩnh và dè dặt quan sát.
Tôi không tin người cộng sản Việt Nam đã chọn con đương đầu hàng Trung quốc cho yên thân và cứu đảng. Nhưng nếu chọn con đường ngả hẳn vào Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi của đảng cũng chưa phải là cách an toàn nhất.
Cần khai thác yếu tố quốc tế. Cần biết cân nhắc lợi hại và trên hết phải khai thác cho được nội lực của toàn dân bằng một chương trình tiệm tiến dân chủ hóa đất nước thì đó mới là sách lược cứu quốc hữu hiệu nhất lúc này cũng như bất cứ lúc nào khác. Bài học cứu quốc của tiền nhân còn đó./.
Trần Bình Nam
Nov. 20. 2011
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(*) xem “America reaches a pivot point in Asia”, The Economist 19 – 25th, Nov. 2011
Tổng thống Obama có nhắc đến Hiệp ước ANZUS (Australia – New Zeland – USA) ký năm 1951 tại San Francisco liên kết 3 nước Úc, Tân Tây Lan và Hoa Kỳ trong một hiệp ước phòng thủ chung để hàm ý đây không phải là một cái gì mới và do đó không có tính de doạ ai. Và điểm nhấn tế nhị này cũng đã được Úc thông báo cho Thứ trưởng Bộ quốc phòng Trung quốc biết trước đó. Nhưng năm 1984 khi Tân Tây Lan từ chối không cho chiến hạm nguyên tử của Hoa Kỳ cập bến thì xem như Tân Tây Lan rút ra khỏi ANZUS và sau đó hiệp ước ANZUS cũng không được nhắc nhỡ tới nhiều vì không có nhu cầu. Lần này liên minh quân sự giữ Hoa Kỳ và Úc châu là một quyết định có tính chiến lược do tình hình mới đòi hỏi.
Thập niên 1970 khi Hoa Kỳ ra khỏi tây Thái Bình Dương Hoa Kỳ nghĩ rằng sự hiện diện của Hạm đội 7 trên Thái Bình Dương là đủ duy trì thế lực và bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng. Điều này đúng lúc đó, khi Trung quốc còn lúng túng với “bước nhảy vọt” và với cuộc “cách mạng văn hóa” và là một lực lượng kinh tế và quân sự không đáng kể, hơn nữa lại là một đồng minh lỏng lẻo với Hoa Kỳ trong một mục tiêu chung là chận sự bành trướng của Liên bang Xô viết xuống nam Thái Bình Dương. Nhưng từ thập niên 1970 sau khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại chính quyền, Trung quốc đã tiến vượt bực về cả hai mặt kinh tế và quân sự với quyết tâm trở thành siêu cường thế giới, và Trung quốc trở thành một mối đe dọa cho quyền lợi của Hoa Kỳ vùng tây Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ không thể ngồi yên nhìn tư thế cường quốc của mình lu mờ dần trong vùng trời đó nên trong nhiều năm qua, với sự ủy thác của tổng thống Obama ông bộ trưởng quốc phòng Robert Gates đã để thì giờ và tâm trí, và qua nhiều chuyến đi Á châu, nhắc nhở các quốc gia Đông Nam Á rằng Hoa Kỳ không bỏ quên vùng tây Thái Bình Dương. Ông Robert Gates thực hiện công tác này trong những điều kiện không thuận lợi khi Hoa Kỳ còn đang bận tay (thì giờ, quân lính, tiền bạc) với Trung đông nên ảnh hưởng tâm lý đối với các nước Đông Á, nhất là các nước trong khối Asean rất hạn chế. Các quốc gia này chờ đợi một chính sách mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ .
Và cái gì tới sẽ phải tới. Trung quốc càng lúc càng xây dựng và củng cố tư thế của mình trong vùng tây Thái Bình Dương như công bố chủ quyền trên Biển Đông (kho dầu hỏa tương lai và là con đường lưu thông trên biển từ Ấn Độ Dương vào), thiết lập căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam, tạo khó khăn cho các công ty ký giao kèo khai thác dầu hỏa với Việt Nam, ngang nhiên bắt nạt Việt Nam, Phi luật tân bằng cách thỉnh thỏang ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên Biển Đông trong vùng Việt Nam có đặc quyền kinh tế, bắt giữ ngư dân và tịch thu thuyền bè, và nhất là ngang nhiên chận tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đang hoạt động thăm dò đáy biển trong hải phận quốc tế.
Mặt khác Hoa Kỳ bắt đầu rảnh tay tại Trung đông (rảnh tay một chút nhưng chưa hết chuyện nhức đầu với tình hình Pakistan, tương lai của Afghanistan và Iran sắp có bom nguyên tử) và với cuộc chạy đua vào Bạch ốc năm tới, tổng thống Obama có nhu cầu công bố một chính sách mạnh để làm yên tâm dân chúng Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh đó sự cam kết mới của Hoa Kỳ tại Á châu ra đời.
Đọc diễn văn trước Quốc hội Úc, tổng thống Obama đưa ra những lời lẽ khá mạnh mẽ để cảnh báo Trung quốc về quyết tâm của Hoa Kỳ, là dù có khó khăn cũng sẽ làm tròn nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh tại Á châu. Tổng thống Obama nói: “Hoa Kỳ là một thế lực Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ duy trì tư thế đó” (nguyên văn: The United States is a Pacific power, and we are here to stay). Bằng lời lẽ không úp mở tổng thống Obama tuyên bố: “sau một thập niên bận rộn với hai cuộc chiến đẫm máu hao tiền tốn của, lúc này Hoa Kỳ sẽ quan tâm đến Á châu, một địa lý có nhiều tiềm năng” (nguyên văn : After a decade in which we fought two wars that cost us dearly in blood and treasure, the United States is turning our attention to the vast potential of the Asia Pacific). Không dấu diếm quan điểm rằng Á châu sẽ xác định hòa bình hay chiến tranh trong thế kỷ này, tổng thống Obama nói : “Với vũ khí nguyên tử và một nửa nhân loại, người ta tự hỏi trong thế kỷ này Á châu sẽ là nơi tranh chấp mang đến thống khổ hay hợp tác đem lại tiến bộ cho thế giới”(nguyên văn: With most of the world’s nuclear power and some half of humanity, Asia will largely define whether the century ahead will be marked by conflict or cooperation, needless suffering or human progress). Với những ai nghĩ rằng Hoa Kỳ đang gặp khó khăn tài chánh và trong tương lai sẽ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, tổng thống Hoa Kỳ trấn an rằng “Sự cắt giảm ngân sách quốc phòng để giải quyết sự thiếu hụt ngân sách sẽ không – tôi lặp lại, sẽ không, làm giảm cam kết của Hoa Kỳ tại Á châu” (nguyên văn: cut in US defense spending to help rein in huge budget deficit will not – I repeat, will not – come to the expense of the Asia-Pacific). Trước đó một ngày, trong cuộc họp báo với bà thủ tướng Úc tổng thống Obama cảnh cáo Trung quốc rằng Hoa Kỳ không lo sợ vì Trung quốc đang lớn mạnh, nhưng Trung quốc phải chơi theo luật quốc tế và “chừng nào Trung quốc chơi theo luật chơi chung, chừng nào Trung quốc biết vị trí của mình, chừng đó chúng ta cùng có lợi”. Còn nếu Trung quốc chơi luật giang hồ, “chúng ta sẽ cho Trung quốc biết rằng không chơi theo luật quốc tế thì Trung quốc không xứng đáng là một siêu cường” (nguyên văn: So where China is playing by these rules, recognizing its new role, I think this is a win-win situation”, if not “we will send a clear message … that they need to be on track in terms of accepting the rules and responsabilities that come with being a world power.)
Đưa quân đến đóng tại nước ngoài luôn là một vấn đề tế nhị, đối với một số thành phần nhân dân của nước sở tại và các thế lực mà cuộc chuyển quân nhắm tới - trong trường hợp này là Trung quốc- nên Hoa Kỳ đã cân nhắc thận trọng đưa ra một con số rất khiêm nhường là 2500 quân, và số quân này cũng chỉ được đưa vào một cách tiệm tiến, mỗi năm một đại đội từ 200 đến 250 quân, và đại đội đầu tiên sẽ đến căn cứ Darwin vào năm 2012. Một chương trình chuyển quân như vậy sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự nên có thể xem như một nước bài để rộng cửa còn thương thuyết với nhau.
Vì cuộc điều quân đến Úc châu có tính hình thức, nên thành phần tả khuynh tại Úc châu không ồn ào lên tiếng phản đối, ngoại trừ ông Hugh White một cựu viên chức quốc phòng Úc nay là giáo sư đại học Úc châu (Australian National University) cảnh giác rằng chính sách “bắp thịt” của Hoa Kỳ trước sự lớn mạnh của Trung quốc có thể tạo một cái khung tranh chấp hơn là tương nhượng (*). Trong khi đó Trung quốc phản ứng một cách rất ngoại giao. Trong ngày 17/11, sau bài diễn văn của tổng thống Obama ở Canberra, một phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung quốc lên tiếng bằng cách đặt câu hỏi: “Trong tình hình kinh tế khó khăn trên thế giới, Hoa Kỳ đưa ra những chính sách quân sự mạnh mẽ như vậy không biết có lợi ích gì không?”
Phản ứng này có thể xem là nhẹ nhàng trước những lời tuyên bố mạnh mẽ đối với Trung quốc của tổng thống Obama như khi yêu cầu Trung quốc vào khuôn phép quốc tế. Nhưng khi nói tới kinh tế khó khăn, Trung quốc không khỏi hàm ý nhắc Hoa Kỳ còn nợ nần Trung quốc nhiều và Trung quốc có nhiều cách để tạo khó khăn cho Hoa Kỳ .
Ngoài việc đồn trú quân tại Darwin, Úc còn đồng ý để Hoa Kỳ dùng các căn cứ Không quân trong vùng bắc Úc châu và Không quân hai nước sẽ cùng tham dự các chương trình huấn luyện, thao dượt và hành quân chung.
Mục tiêu trước mắt của Hoa Kỳ là tạo điều kiện để thực hiện chính sách bảo vệ sự lưu thông trên Biển Đông. Năm trước ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố đó là quyền lợi thiết yếu của Hoa Kỳ. Thiết yếu chẳng phải chỉ là nguyên tắc của Luật Biển mà còn là một thực tế vì mỗi năm số lượng hàng hóa mậu dịch giữa Hoa Kỳ và các nước tây Á châu đi qua Biển Đông lên đến 1.200 tỉ (một ngàn hai trăm tỉ) mỹ kim.
Đứng từ Darwin, trong tầm nhìn chiến lược, trước mắt là 3 cứ điểm quan trọng liên quan đến sự lưu thông trong vùng tây Thái Bình Dương. Hai eo biển Malacca, và Sunda từ Ấn Độ Duươg vào tây Thái Bình Dương và quần đảo Trường Sa. Cả 3 đều nằm trong khoảng cách kềm chế được từ căn cứ Darwin. Darwin- Malacca 3500 km, Darwin – Sunda 2600 km và Darwin Trường Sa 4500 km. Căn cứ Darwin là nơi tốt nhất xuất phát các cuộc hành quân trong trường hợp cần bảo vệ 3 cứ điểm trên.
Đó là việc trước mắt. Xa hơn là con đường lấn chiếm của Trung quốc ra biển rộng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hiện Hoa Kỳ có 28.500 quân đồn trú tại Nam Hàn, hơn 40.000 đồn trú tại Nhật, gần 13.000 trên các chiến hạm ngoài khơi Thái Bình Dương, nhưng phía Nam còn trống. Những gì Hoa Kỳ và Úc vừa thỏa thuận với nhau là bịt kín lỗ hổng phía nam.
Có thể vì Spratlys nằm trong tầm nhìn của thỏa thuận Darwin nên Việt Nam đã phấn khởi và ngầm ý khuyến khích. Khoảng 10 ngày trước, một đoạn phim ngắn cho thấy tàu cảnh sát biển Việt Nam rượt tàu hải giám Trung quốc ngoài khơi. Nhiều nghi vấn đưa ra về nguồn gốc đoạn phim và mục đích của nó. Nay người ta có thể nghĩ sự tiết lộ đoạn phim trên có liên quan đến chính sách mới của Hoa Kỳ. Sự thật (theo mạng BBC) những ai theo sát tin tức ngoài biển Việt Nam trong năm qua đều biết rằng những cuộc rượt đuổi căng thẳng như vậy thường diễn ra khi tàu Trung quốc bắt nạt và hành hung ngư dân Việt Nam. Nhưng cả hai, Trung quốc cũng như Việt Nam đều ém nhẹm vì mỗi bên đều tính toán rằng làm vậy có lợi hơn.
Còn đối với các nước Đông Nam Á khác, một phần ngán đòn phép kinh tế của Trung quốc, phần khác chưa hoàn toàn tin vào sự nhập cuộc của Hoa Kỳ nên chọn thái độ thượng sách là chờ đợi. Nhưng tuy giữ thái độ im lặng, các nước Đông Á và khối Asean không khỏi phấn khỏi trước động thái mới của Hoa Kỳ.
Câu hỏi căn bản đối với người Việt trong và ngoài nước là: Chính quyền Việt Nam phải hành xử như thế nào trước tình hình mới? Phấn khởi cũng không có gì sai trái. Tuy nhiên trong bối cảnh tế nhị hiện nay thái độ tốt nhất của Việt Nam là bình tĩnh và dè dặt quan sát.
Tôi không tin người cộng sản Việt Nam đã chọn con đương đầu hàng Trung quốc cho yên thân và cứu đảng. Nhưng nếu chọn con đường ngả hẳn vào Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi của đảng cũng chưa phải là cách an toàn nhất.
Cần khai thác yếu tố quốc tế. Cần biết cân nhắc lợi hại và trên hết phải khai thác cho được nội lực của toàn dân bằng một chương trình tiệm tiến dân chủ hóa đất nước thì đó mới là sách lược cứu quốc hữu hiệu nhất lúc này cũng như bất cứ lúc nào khác. Bài học cứu quốc của tiền nhân còn đó./.
Trần Bình Nam
Nov. 20. 2011
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(*) xem “America reaches a pivot point in Asia”, The Economist 19 – 25th, Nov. 2011
-Diễn văn của Barack Obama: Why America sees its future in the Pacific (The Age (Australia) 17-11-11) -- Chuyện bên lề: Đại sứ TQ không có mặt khi Obama đọc diễn văn này. (Diễn văn này đáng đọc nhưng anh em ta nên để Đại sứ quán Mỹ dịch. Họ lãnh lương để làm việc này, đừng nai lưng làm việc không công cho họ!) With war abating, the US is determined to play a larger role in this region.
After a decade in which we fought two wars that cost us dearly, the United States is turning our attention to the vast potential of the Asia-Pacific region. In just a few weeks, after nearly nine years, the last American troops will leave Iraq and our war there will be over.
In Afghanistan, we've begun a responsible transition so Afghans can take responsibility for their future and coalition forces can draw down. And with partners like Australia, we've struck major blows against al-Qaeda and put that terrorist organisation on the path to defeat, including delivering justice to Osama bin Laden.
So make no mistake, the tide of war is receding, and America is looking ahead to the future we must build.
Advertisement: Story continues below
Our new focus on this region reflects a fundamental truth - the United States has been, and always will be, a Pacific nation. Asian immigrants helped build America, and millions of American families, including my own, cherish our ties to this region. From the bombing of Darwin to the liberation of Pacific islands, from the rice paddies of south-east Asia to a cold Korean peninsula, generations of Americans have served here, and died here. So democracies could take root. So economic miracles could lift hundreds of millions to prosperity. Americans have bled with you for this progress, and we will never allow it to be reversed. Here, we see the future.
With most of the world's nuclear powers and some half of humanity, Asia will largely define whether the century ahead will be marked by conflict or co-operation, needless suffering or human progress.
As a Pacific nation, the United States will play a larger and long-term role in shaping this region and its future, by upholding core principles and in close partnership with allies and friends.
First, we seek security, which is the foundation of peace and prosperity. We stand for an international order in which the rights and responsibilities of all nations and people are upheld. Where international law and norms are enforced. Where commerce and freedom of navigation are not impeded. Where emerging powers contribute to regional security, and where disagreements are resolved peacefully.
As the United States puts our fiscal house in order, we are reducing our spending. After a decade of extraordinary growth in our military budgets we will make some reductions in defence spending. As we consider the future of our armed forces, we have begun a review that will identify our most important strategic interests and guide our defence priorities and spending over the coming decade.
So here is what this region must know. As we end today's wars, I have directed my national security team to make our presence and mission in the Asia-Pacific a top priority. As a result, reductions in US defence spending will not come at the expense of the Asia-Pacific. We will preserve our unique ability to project power and deter threats to peace. We will keep our commitments, including our treaty obligations to allies like Australia.
And we will constantly strengthen our capabilities to meet the needs of the 21st century. Our enduring interests in the region demand our enduring presence in this region.
The United States is a Pacific power, and we are here to stay.
The initiatives that the Prime Minister and I announced will bring our two militaries even closer. We'll have new opportunities to train with other allies and partners, from the Pacific to the Indian Ocean. And it will allow us to respond faster to the full range of challenges, including humanitarian crises and disaster relief.
We see America's enhanced presence in the alliances we've strengthened. In Japan, where our alliance remains a cornerstone of regional security. In Thailand, where we're partnering for disaster relief. In the Philippines, where we're increasing ship visits and training. In South Korea, where our commitment to the security of the Republic of Korea will never waver. Indeed, we also reiterate our resolve to act firmly against any proliferation activities by North Korea. The transfer of nuclear materials or material by North Korea to states or non-state entities would be considered a grave threat to the United States and our allies. And we would hold North Korea fully accountable for the consequences of such action.
We see America's enhanced presence across south-east Asia. In our partnership with Indonesia against piracy and violent extremism, and in our work with Malaysia to prevent proliferation. In the ships we'll deploy to Singapore, and in our closer co-operation with Vietnam and Cambodia. And in our welcome of India as it plays a larger role as an Asian power. Meanwhile, the United States will continue our effort to build a co-operative relationship with China.
All of our nations - Australia, the United States, all of our nations - have a profound interest in the rise of a peaceful and prosperous China, and that is why the United States welcomes it. We've seen that China can be a partner, from reducing tensions on the Korean Peninsula to preventing proliferation. And we'll seek more opportunities for co-operation with Beijing, including greater communication between our militaries to promote understanding and avoid miscalculation. We will do this, even as we speak candidly to Beijing about the importance of upholding international norms and respecting the universal human rights of the Chinese people.
A secure and peaceful Asia is the foundation for the second area in which America is leading again - and that's advancing our shared prosperity.
This is an edited text of the speech to Parliament by US President Barack Obama.
Read more: http://www.theage.com.au/opinion/politics/why-america-sees-its-future-in-the-pacific-20111117-1nl18.html#ixzz1e1gflV00
Việt Nam trong chính sách Mỹ ở châu Á: Vietnam Is Central as U.S. Shifts to Asia (WSJ 17-11-11) ◄◄
Mỹ làm Tàu lo: China uneasy over US troop deal in Australia (Guardian 16-11-11) -- A U.S. Marine Base for Australia Irritates China (NYT 16-11-11)
Mỹ - Châu Á: Obama declares Asia a ‘top priority’ (FT 17-11-11) -- Obama heads to Bali after touting partnership to Aussie lawmakers, troops (WP 17-11-11) Obama says U.S. to reassert role as Pacific power (LAT 16-11-11)
Mỹ làm Tàu lo: China uneasy over US troop deal in Australia (Guardian 16-11-11) -- A U.S. Marine Base for Australia Irritates China (NYT 16-11-11)
Mỹ - Châu Á: Obama declares Asia a ‘top priority’ (FT 17-11-11) -- Obama heads to Bali after touting partnership to Aussie lawmakers, troops (WP 17-11-11) Obama says U.S. to reassert role as Pacific power (LAT 16-11-11)
-Mỹ nhìn đâu cũng thấy Trung Quốc!: As U.S. Looks to Asia, It Sees China Everywhere (NYT 15-11-11)
Trung Quốc cảm thấy như bị ong đánh! Analysts say China stung by defence pact (The Age (Australia) 18-11-11) --
Tờ "Hoàn Cầu Thời Báo" nói gì? US Asia-Pacific strategy brings steep price (Global Tikmes 18-11-11) và trả tiền cho một ông người Úc để viết bài này: Asian strategic pivot Obama's game changer (Global Times 17-11-11)
Vì sao châu Á cần có Hoa Kỳ? - (BBC) -Có quan điểm rằng châu Á - Thái Bình Dương cần sự hiện diện quân sự của Mỹ qua một liên minh quân sự mới là APTO.
Đối với Trung Quốc, sự phát triển trong tuần này có thể cho thấy một cuộc bao vây cả về kinh tế và quân sự. Giới lãnh đạo hàng đầu không bình luận ngay về bài phát biểu của ông Obama, nhưng ông Liu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, đã nhấn mạnh rằng chính là Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, đang tìm cách sử dụng sức mạnh quân sự để ảnh hưởng đến các sự kiện ở châu Á.
- AIEA họp kín để bàn về hồ sơ nguyên tử Iran — (RFI). - Đại sứ Isreal thất vọng về dự thảo hạt nhân Iran (TTXVN). - Mỹ sẽ dùng bom khổng lồ 15 tấn đánh Iran? (VnMedia).- Quan hệ Pháp – Israel: Cố gắng hòa giải (NLĐ).-- Quan hệ Nga-Trung: Thực trạng, Xu thế và Tác động (NCBĐ/ Europesworld).
- AIEA họp kín để bàn về hồ sơ nguyên tử Iran — (RFI). - Đại sứ Isreal thất vọng về dự thảo hạt nhân Iran (TTXVN). - Mỹ sẽ dùng bom khổng lồ 15 tấn đánh Iran? (VnMedia).- Quan hệ Pháp – Israel: Cố gắng hòa giải (NLĐ).-- Quan hệ Nga-Trung: Thực trạng, Xu thế và Tác động (NCBĐ/ Europesworld).
Ðài Loan: Khó lòng có hòa ước với Trung Quốc - VOA - Tháng trước Tổng thống Mã Anh Cửu công khai tuyên bố ông sẽ tiến hành đàm phán với Trung Quốc về một hiệp định hòa bình trong vòng 10 năm tới đây nếu việc này được người dân Đài Loan ủng hộ. Tuyên bố đó, một lần nữa, làm dấy lên cuộc tranh luận về vấn đề đã đến lúc thảo luận các vấn đề chính trị với Bắc Kinh hay chưa. Bà Lại Hạnh Viên, Chủ tịch Ủy hội Hoa lục của chính phủ Đài Loan, nói rằng bà không thể bàn với Trung Quốc về hòa ước hay bất kỳ đề tài chính trị nào. – Đài Loan thực hiện cuộc diễn tập phòng không — (VOA).
- Nga lo kế hoạch của Mỹ tại Trung Á, Afghanistan (TTXVN).-- Tổng thống Obama: “Diều hâu” mới của nước Mỹ? (VnMedia).
- Mỹ sẽ phản ứng mạnh nếu Bắc Triều Tiên phát triển chương trình nguyên tử — (RFI).--Mỹ điều tàu chiến thứ hai cho Philippines
--Tướng Nga ‘khai’ điểm yếu của Т-90 và Smerch vietnamdefence -Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Nikolai Makarov lại lên tiếng chỉ trích các nhà sản xuất một số loại vũ khí trang bị đơn lẻ của Nga.
Báo Nga: Việt Nam trong top 5 hợp tác vũ khí "khủng"
(Phunutoday) -Việt Nam luôn đứng trong số 5 quốc gia hàng đầu mà Nga có mối quan hệ tích cực trong lĩnh vực hợp tác quân sự, kỹ thuật.
Các hệ thống "Dvina" của Nga từng bắn hạ 1.300 máy bay Mỹ trong những năm chiến tranh ở Việt Nam.(ảnh: armyrecognition.com) |
Ông cho biết: "Theo một điều tra mới đây về các đơn hàng xuất khẩu vũ khí của nước Nga, chỉ tính riêng công ty Rosoboronexport đã chiếm khoảng 35 – 37 tỷ USD. Hơn 60 quốc gia trên thế giới đang sử dụng cũng như mua vũ khí và các sản phẩm quân sự do Nga thiết kế và chế tạo. Việt Nam luôn đứng trong số 5 quốc gia hàng đầu mà Nga có mối quan hệ tích cực trong lĩnh vực hợp tác quân sự, kỹ thuật."
"Vũ khí của Nga chất lượng, an toàn, gọn nhẹ, lại dễ sử dụng nên Việt Nam đã tin tưởng hoàn toàn vào sức mạnh của các thiết bị tên lửa, xe tăng, máy bay và xe bộ binh... Các chiến sĩ Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm phong phú trong hoạt động tác chiến sử dụng vũ khí loại này”. Ông cho biết thêm
Kinh nghiệm này cũng sẽ giúp các bạn Việt Nam trong công tác tiếp cận với các loại vũ khí mới, mạnh hơn, được cung cấp theo hợp đồng từ Nga ngày này. Chẳng hạn, đó là những tổ hợp tên lửa phòng không "Buk", "Tor" và "C-300" vượt trội gấp nhiều lần so với các hệ thống "Dvina", từng hạ 1.300 máy bay Mỹ trong những năm chiến tranh ở Việt Nam.
"Vũ khí của Nga chất lượng, an toàn, gọn nhẹ, lại dễ sử dụng nên Việt Nam đã tin tưởng hoàn toàn vào sức mạnh của các thiết bị tên lửa, xe tăng, máy bay và xe bộ binh... Các chiến sĩ Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm phong phú trong hoạt động tác chiến sử dụng vũ khí loại này”. Ông cho biết thêm
Kinh nghiệm này cũng sẽ giúp các bạn Việt Nam trong công tác tiếp cận với các loại vũ khí mới, mạnh hơn, được cung cấp theo hợp đồng từ Nga ngày này. Chẳng hạn, đó là những tổ hợp tên lửa phòng không "Buk", "Tor" và "C-300" vượt trội gấp nhiều lần so với các hệ thống "Dvina", từng hạ 1.300 máy bay Mỹ trong những năm chiến tranh ở Việt Nam.
Hệ thống tên lửa Bastion-P Việt Nam mua của Nga |
Tên lửa S-300 của Việt Nam |
Nhiệm vụ chính của các thiết bị trên là giám sát các mục tiêu trên không, nhưng trong trường hợp cần thiết "Buk" và "C-300” cũng có thể đáp trả các mục tiêu trên mặt đất. Còn hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P của Nga thì tấn công chính xác các mục tiêu trên biển. Hai tổ hợp như vậy đã được chuyển giao cho phía Việt Nam. Mỗi tổ hợp Bastion-P có khả năng kiểm soát vùng biển với diện tích tới 200 km2. Việt Nam cũng đã sở hữu các tổ hợp tên lửa S-300 và đang có ý muốn sở hữu các tên lửa Brahmos một sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ để có thể nâng cao được khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không nội địa.
Ngoài ra Việt Nam còn có ý mua các loại máy bay chiến đấu như Su-27, Su-30MK2 hiện đại, hay trực thăng Mi-8 được trang bị và giữ vai trò đáng kể trong đội máy bay trực thăng.
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard 3.9 và chiến hạm lớp 1241.8 của hải quân Việt Nam |
Tàu tuần tra lớp Svetlyak |
Những năm gần đây, lực lượng biên phòng của Việt Nam được bổ sung sáu tàu tuần tra lớp Svetlyak. Với khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý, trang bị hai khẩu pháo, các tầu tuần tra mới có thể hoạt động độc lập trong 30 ngày trên biển. Tham gia xuất sắc trong việc đối phó với các mục tiêu trên không, trên biển và dưới nước là chiến hạm hộ tống lớp "Gepard 3.9", hiện nay Việt Nam đang sở hữu hai tàu loại này . Đây là các hộ tống hạm có tầm hoạt động lên đến tới 9.000 km. Trên mỗi tàu trang bị 4 ống phóng ngư lôi và một hệ thống tên lửa, boong tàu bố trí cả sàn đỗ trực thăng. Hai tàu tên lửa lớp 1241.8 được Nga bán cho Việt Nam trước đó đã chứng tỏ tốt các tính năng, dẫn tới việc hai nước ký kết thỏa thuận cấp phép sản xuất tại Việt Nam 10 tàu loại này. Sau hai năm nữa, Hải quân Việt Nam sẽ nhận được từ Nga tàu ngầm đầu tiên lớp "Varshavyanka". Tổng cộng tới năm 2016, Nga sẽ bàn giao 6 tàu chiến hiện đại này, có khả năng bắn ngư lôi và tên lửa, cũng như đặt mìn.
Su-30MK2 |
Trực thăng Mi-8 |
Tại một triển lãm mới đây ở Nizhny Tagil (Nga), Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm của nhà máy hóa chất địa phương "Planeta", làm nguyên liệu để chế tạo các loại vũ khí để đối phó với các loại xe tăng và xe bọc thép. Phía Việt Nam đề nghị tổ chức hợp tác sản xuất các vũ khí chiến đấu cự li ngắn. Đề xuất này hoàn toàn đáp ứng các nhiệm vụ thực hiện chương trình do các chuyên gia quân sự Nga và Việt Nam soạn thảo về hiện đại hóa và tái trang bị cho quân đội Việt Nam.
"Còn rất nhiều, rất nhiều các hoạt động hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga trong tương lai, mong rằng tinh thần đoàn kết hợp tác trên cơ sở thân thiện, hữu nghị của hai nước sẽ mãi mãi bền chặt". Thiếu tướng Anatoly Pozdeev kết luận.
- Phú nguyễn (Dịch và sửa chữa theo ruvr.ru và Tiếng nói nước Nga)
Báo Nga: Việt Nam trong top 5 hợp tác vũ khí "khủng"
-Báo Trung Quốc nói về máy bay tuần tiễu M28 của Việt Nam
-Ấn Độ lộ diện vũ khí “khủng“ trên biển
- Tôi là chiến sĩ Song Tử Tây (TT). – Ảnh: Áo No-U và biểu ngữ phản đối Công An đàn áp người yêu nước ở Vũng Tàu (TTXVA). - Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển – Kỳ 11: Biển khát; – Kỳ 12: Màu xanh nhà giàn (Tin tức). - Ảnh: ĐUỔI NGƯ CHÍNH CHẠY… TÓE KHÓI (Mai Thanh Hải). - Biển Đông: Dầu lửa hay tự do hàng hải quan trọng? – (Cu Làng Cát). – Chuyên gia Mỹ – Trung nói về xung đột (ĐV/ Global Times). – Nguyễn Trọng Vĩnh: Nhân đọc bài trên tờ Hoàn cầu thời báo: “Giới quân sự Trung Quốc ra tay – Giải phóng quân nổ phát súng ở Nam Hải cảnh báo chiến tranh” – (BoxitVN). –Thư bạn đọc – (BoxitVN). Liên quan đến bài: Một cuộc thuyết giảng cho trí thức –Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2: “Yêu con cho đòn cho vọt” – (BoxitVN).
- Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Bali : Biển Đông vẫn là hồ sơ nóng — (RFI). – KHAI MẠC HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEAN LẦN THỨ 19 TẠI INDONESIA: Duy trì vai trò trung tâm của ASEAN (NLĐ). – Các nhà lãnh đạo ASEAN nhóm họp với các vấn đề an ninh — (VOA). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị ASEAN (TT). – Miến Điện sẽ giữ ghế chủ tịch Asean — (BBC). – Nghiên cứu làm thẻ đi lại cho công dân ASEAN (PLTP). – ASEAN ra Tuyên bố Bali (PLTP).
- Obama : Mỹ tăng cường hiện diện tại Châu Á — (RFI). - MỸ CHUYỂN TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC SANG CHÂU Á VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ CỦA TRUNG QUỐC
-U.S.-China tensions risk spilling over into Asia summit -NUSA DUA, Indonesia (Reuters) - Tensions between the United States and China threaten to spill over into meetings of Asia-Pacific leaders from Friday, with President Barack Obama declaring his intention on the eve of the gathering to assert U.S. influence in the region.– Châu Á Thái Bình Dương ‘là ưu tiên cao nhất’ — (BBC). – TT Obama tuyên bố, châu Á là ưu tiên hàng đầu: Obama declares Asia a ‘top priority’ (FT). –Sự chuyển hướng chính sách ngoại giao của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương — (VOA). - Chiến lược cương nhu của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương — (RFI). - Trọng tâm chuyến đi Châu Á của TT Barack Obama - (RFA). - Mỹ quyết trụ vững tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (TN). - Khẳng định vị thế Mỹ: Trọng trách của Obama ở Bali (VNN). - Mỹ tiếp tục ở châu Á dù ai đó muốn hay không (TVN).
- TT Obama đưa động năng từ Australia vào cuộc họp thượng đỉnh Đông Á — (VOA). - Obama đi tới Bali sau khi đẩy mạnh quan hệ đối tác với các nhà lập pháp và nói chuyện với binh lính Úc: Obama heads to Bali after touting partnership to Aussie lawmakers, troops (WP). – Tại sao Mỹ mở căn cứ quân sự mới tại Úc? (TQ). – Mục đích sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Ôxtrâylia (NCBĐ/Nationalpost). – Ý nghĩa chuyến thăm Ôxtrâylia của Tổng thống Mỹ Barack Obama (NCBĐ/Smh). – Mỹ mở rộng quan hệ quân sự với Australia khiến Trung Quốc tức giận – (x-café). Dịch từ bài: A U.S. Marine Base for Australia Irritates China (NYT). – Trung Quốc khó chịu về thỏa thuận binh lính Mỹ ở Úc: China uneasy over US troop deal in Australia (Guardian). – Beijing Is Wary of Obama’s Assertive China Policy (NYT). – Nhìn về châu Á, Hoa Kỳ thấy Trung Quốc ở khắp nơi – (x-café). Dịch từ bài: As U.S. Looks to Asia, It Sees China Everywhere (NYT).------