Ann Phong – Up Down, mixed media, 2010
[Reuters] Việt Nam, bị tàn phá bởi những tai ương kinh tế, đang chuẩn bị những cải cách mới ddkt
Tác giả: John Ruwitch và Trần Lệ Thùy
Dịch: Lê Quốc Tuấn – x-cafevn.org
Hiệu đính: Quang – thành viên ban biên tập Dự đoán kinh tế
Bài gốc: Reuters, Vietnam, wracked by economic woes, plans new reforms, 13/11/2011
http://www.reuters.com/article/2011/11/14/us-vietnam-economy-reform-idUSTRE7AD09V20111114
Trời đêm Hà Nội nhìn từ một cao ốc, tháng 11.2011
HÀ NỘI | Chủ Nhật 13 Tháng Mười Một, 2011 11:46pm EST(Reuters) – Sau bốn năm bất ổn kinh tế, Việt Nam đang bắt tay vào một số cải cách mà một số người tin là quan trọng nhất kể từ các bước khởi đầu vào năm 1986. Đó là năm chấm dứt cơ chế kế hoạch hóa tập trung ngột ngạt và, rốt cuộc đã biến quốc gia bị chiến tranh tàn phá này thành một con hổ kinh tế.
Tuy nhiên, có hoài nghi lớn cho rằng các nhà hoạch định chính sách có thể né tránh sự chống cự các thay đổi lớn đến từ những tập đoàn quốc doanh và các nhóm lợi ích khác, bao gồm cả các tập đoàn tư nhân đã gia tăng ảnh hưởng đáng kể.Nhiều tháng trời bàn thảo căng thẳng đã đem lại sự đồng thuận rằng Việt Nam, sau khi bị tàn phá bởi mức lạm phát tồi tệ nhất châu Á và các tai ương khác, cần phải thay đổi đường lối như đã làm 25 năm trước khi chính sách “Đổi Mới” cất cánh.
“Bây giờ là nghiêm túc, không chỉ là chuyện nói bàn nữa”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã nói với Reuters. “Chúng tôi đã đã trải qua quá trình phân tích cẩn thận, đau đớn để nhìn nhận các khiếm khuyết và các lĩnh vực cần cải thiện ở đâu”.
Tuy nhiên khó biết chắc rằng chính phủ sẽ theo đuổi những cải cách đủ sâu và rộng để cứu chữa các ngân hàng quốc doanh ngập nợ và kiểm soát các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động không hiệu quả như Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, từng vỡ nợ đầy xấu hổ hồi năm ngoái.
“Một lần nữa, kinh tế Việt Nam lại đứng ở ngã ba đường”, ông Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia có đầu óc cải cách, đã từng cố vấn cho giới lãnh đạo hiện tại và trước đây cho biết.
Và lần này, theo quan điểm của Doanh, dịch chuyển dứt khoát theo đường lối cải cách là “khó khăn hơn bởi vì việc ấy động chạm đến các nhóm lợi ích lớn hoạt động đằng sau hậu trường”.
THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
Khi nền kinh tế hấp hối tại ngã ba đường vào giữa những năm 1980, công cuộc tự do hóa cởi trói cho các cá nhân và các ngành công nghiệp đã khiến Việt Nam trở thành một ngôi sao đang lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngôi sao ấy đã lụi tàn, và đất nước đã thoái hóa từ một trong những nền kinh tế hứa hẹn nhất của châu Á thành một trong những nền kinh tế bất ổn nhất.
Chính phủ hy vọng sẽ thay đổi được mô hình tăng trưởng kinh tế của mình khỏi sự phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động rẻ, đã chỉ ra ba lĩnh vực phải tập trung cải cách – ngân hàng, chi tiêu công và doanh nghiệp quốc doanh – nhưng không hề dự kiến là sẽ công bố một cải cách đơn lẻ “siêu lớn”.
Những người ủng hộ thay đổi lớn hy vọng chính phủ có thể mở ra một loạt cải cách lớn như tiến trình Đổi mới trước đây; Đổi mới đã được khởi xướng vào năm 1986 nhưng đã không tăng tốc cho đến đầu những năm 1990, và theo thời gian Việt Nam đã chuyển đổi từ cảnh ngộ tàn phế sau chiến tranh thành một cường quốc khu vực đầy triển vọng.
Có những người lạc quan tin rằng Việt Nam sẽ tiến hành chuyển đổi quan trọng để loại bỏ những gì mà Ngân hàng Thế giới gọi là sự bất ổn kinh tế “định kỳ và ngày càng nghiêm trọng” của Việt Nam.
Deepak Mishra, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới, người từng mô tả Việt Nam như một bãi “hoang địa”, đã được khích lệ bởi việc nhiều quan chức đang nói về sự thay đổi.
“Không một ai từng thấy được tình trạng như thế này trong thời gian qua”, Mishra nói. “Linh cảm của tôi là chúng ta sẽ không nhìn thấy rõ quy mô lớn của lộ trình tương lai của hành động tức thì trong hiện tại, nhưng sau 5 hoặc 10 năm khi nhìn lại chúng ta có thể nói, đúng thế, đã có một thay đổi thực sự bắt đầu vào năm 2011″.
Các kinh tế gia đồng thuận về những gì mà nhà nước nên làm. Phạm Chi Lan, một kinh tế gia đáng kính đã được các nhà lãnh đạo hàng đầu vời đến trong những tuần gần đây để thảo luận về các tai ương của đất nước.
Nhưng rồi vẫn có một câu hỏi lớn: các lãnh đạo sẽ đưa ra một chương trình nghị sự về tái cơ cấu lớn đến mức nào ?
“Nếu giới lãnh đạo chấp nhận điều này”, Lan cho biết, “họ sẽ đưa đất nước này vào lần Đổi mới thứ hai”.
CẢI CÁCH HOẶC TỤT HẬU
Có rất ít tranh cãi về các thách thức.
Lạm phát đã tăng trên 20% hai lần trong ba năm qua trong khi dự trữ ngoại hối sụt giảm, và tiền đồng Việt Nam đã bị mất giá hơn 20% so với đồng USD. Nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng nhiều so với các quốc gia tương đương lên hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi tỷ lệ dư nợ tín dụng so với GDP đã tăng đến 125%.
Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh, cho đến nay đã giảm 22% trong năm nay so với cùng kỳ năm 2010. Năm ngoái, cả ba cơ quan xếp hạng lớn – Fitch, Moody và Standard & Poor’s đã hạ cấp hạng tín dụng của đất nước gần 90 triệu người này.
Các chuyên gia cho rằng gốc rễ song đề bùng-vỡ của Việt Nam nằm ở việc đầu tư quá mức của những tập đoàn quốc doanh không hiệu quả. Đó là nơi đã hút sạch vốn liếng và chuyển đổi năng lực cốt lõi của họ sang đa dạng hóa đầu tư đầy cẩu thả vào các lĩnh vực như bất động sản và cổ phiếu – vốn đều đã bị chập choạng.
Sự tăng trưởng kể từ khi Đổi Mới dựa trên tăng vốn đầu tư và lao động, nhưng điều đó ngày càng ít có khả năng léo lái nền kinh tế, Nguyễn Đình Cung, Phó Chủ tịch một cơ quan tư vấn hàng đầu của chính phủ, đã nói trong một báo cáo vào tháng Chín, vốn được coi nền tảng cho các cuộc thảo luận về của cải cách của chính phủ.
“Nền kinh tế của chúng ta không còn khả năng duy trì tỉ lệ tăng trưởng cao như những năm trước”, Cung – thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) đã viết.
Trong tháng Bảy, một đợt luân chuyển cán bộ lãnh đạo năm năm một lần dường như đã dọn đường cho cải cách.
“Chúng ta phải cải cách,” ông Cao Sĩ Kiêm, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và cựu thống đốc ngân hàng trung ương đã tuyên bố. “Nếu không, điều đó sẽ nguy hiểm. Nền kinh tế sẽ bị tụt hậu và niềm tin của nhân dân sẽ sụt giảm”.
KHÔI PHỤC NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN
Kiêm cho biết Bộ Chính trị, nhóm 14 người ở đỉnh cao quyền lực chính trị, đã kết luận rằng cải cách là cần thiết để “khôi phục lại niềm tin của nhân dân”. Lãnh tụ Đảng Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra tín hiệu mạnh nhất và công khai nhất từ cấp cao nhất về cải cách, kể lể dài dòng về những trở ngại trong một bài phát biểu ngày 10 tháng Mười.
Trọng đổ lỗi cho hoàn cảnh quốc tế cũng như “các khiếm khuyết trong nền kinh tế, mô hình tăng trưởng không hiệu quả và cơ chế kinh tế lạc hậu”.
“Chúng ta phải tái cơ cấu nền kinh tế cùng với đổi mới mô hình tăng trưởng”, ông nói, đưa ra ba ưu tiên: đầu tư công, tài chính và các tập đoàn quốc doanh.
Trần Đình Thiên, Giám đốc Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam của nhà nước, nói rằng bài phát biểu có nghĩa là “thông báo hành động, rằng toàn đảng đã đồng ý về tái cơ cấu nền kinh tế”.
Việc bàn bạc về cải cách đã tiến triển kể từ mùa hè. Một số đề nghị hiện hữu có khả năng thay đổi căn bản mối quan hệ giữa chính phủ với kinh doanh và sẽ định hình lại nền kinh tế.
Các ban bệ Chính phủ đã được lệnh phải tái cơ cấu lại bản thân như thế nào, và doanh nghiệp nhà nước đã được lệnh thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành.
Trong tháng Chín, Bộ Tài chính đã đề xuất rằng chính phủ bắt buộc các doanh nghiệp quốc doanh phải hoàn lại 50% lợi nhuận của họ cho nhà nước và cắt giảm từ 10 đến 30% việc đầu tư ngoài ngành bao gồm bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán.
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo một kế hoạch để tách quyền sở hữu và quản lý tại những doanh nghiệp quốc doanh lớn nhất, chẳng hạn như nhóm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Lan, kinh tế gia được mời nói chuyện với giới lãnh đạo, cho biết “Đó là một kế hoạch kiên quyết, trong đó các tập đoàn quốc doanh phải tuân theo những tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp OECD. Kế hoạch này cũng bắt chước theo Trung Quốc trong việc có tiêu chí rõ ràng về năng suất và tiến bộ khoa học kĩ thuật, thay vì về đầu tư và doanh thu”.
Các quan chức đã ra tín hiệu rằng kênh dẫn dài tắc nghẽn phát hành lần đầu ra công chúng sẽ được khai thông, và khối doanh nghiệp quốc doanh lớn thua lỗ không được đấu giá trước đây sẽ được bán cho dù chưa rõ ràng thời điểm bởi tình hình thị trường tồi tệ.
Chính phủ cũng đang xem xét việc bán các doanh nghiệp quốc doanh trong các ngành công nghiệp mà có các doanh nghiệp tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tốt, bao gồm hải sản, dệt may và cà phê trong khi vẫn giữ lại quyền sở hữu về vận tải, dầu khí, và điện lực.
Ngày 24 tháng Mười, Thủ tướng đã lệnh cho thành lập một ủy ban tư vấn về Chính sách tiền tệ và tài khóa.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang làm việc để đẩy lùi một cuộc khủng hoảng ngân hàng bằng cách dàn xếp hợp nhất cho lĩnh vực đông đúc này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu NHNN soạn thảo một kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.
LỀ MỀ CHẬM CHẠP
Các sáng kiến có đơm hoa kết trái hay không, còn tùy thuộc vào việc giới lãnh đạo thống nhất ra sao và các nhóm lợi ích như các doanh nghiệp quốc doanh lề mề đến đâu.
Trọng, lãnh tụ đảng, rõ ràng là người ủng hộ hành động. Các nguồn tin cho biết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một nhận vật nặng ký khác của đảng, cũng đã nói đến một chương trình nghị sự cải cách mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp các kinh tế gia trong nước và quốc tế. Những người tham dự nói rằng các cuộc họp thẳng thắn và quan trọng một cách khác thường và Dũng thể hiện sự am hiểu về những khó khăn.
Nguồn tin cho biết nhân vật cố vấn thân cận cho Dũng hiện nay là ông Trương Đình Tuyển, cựu Bộ trưởng thương mại có đầu óc cải cách, biệt danh là Mr. WTO vì vai trò đàm phán của ông trong việc Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2006.
Tuy nhiên, một số nhà phê bình vẫn không tin vào sức thuyết phục của Dũng, người mà chính sách quản lý kinh tế trong nhiệm kỳ năm năm đầu tiên của ông đã tạo nên các khó khăn hóc búa hiện nay.
Các nhà phân tích bao gồm cả Carl Thayer, nhà quan sát tình hình Việt Nam của Đại học New South Wales nói rằng Dũng đã nổi lên từ luân chuyển lãnh đạo như một nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất.
Doanh, kinh tế gia từng cố vấn chính phủ, cho biết kế hoạch cải cách mà lãnh tụ đảng Trọng vạch ra đã có một “cái nhìn nghiêm túc và thẳng thắn hơn” vào những khiếm khuyết so với báo cáo của chính phủ đến Trung ương Đảng – ám chỉ một sự bất đồng có thể có giữa đảng và chính phủ.
BẢN BÁO CÁO “RẤT MÙ MỜ”
Ông Doanh cho biết, bản báo cáo của chính phủ “rất mù mờ” về cải cách doanh nghiệp quốc doanh, một bộ phận quan trọng của bất kỳ chương trình cải cách thực sự nào.
Khu vực nhà nước đang co cụm lại và hiện chiếm khoảng 40% nền kinh tế, nhưng lại dùng một phần quá lớn của chiếc bánh đầu tư.
Như một chỉ hướng cho thấy mọi điều có thể dẫn về đâu, bản báo cáo của Cung thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương đề xuất cắt bỏ hoàn toàn những đặc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, buộc họ phải sống hoặc chết bởi thị trường.
Cung đã viết: “Nếu họ thua lỗ và vỡ nợ, họ phải bị phá sản như các doanh nghiệp khác, Nhà nước không cần phải bảo đảm hoặc thanh toán nợ”.
Nhưng nói thì dễ, Doanh nói. Ông và các nhà phân tích khác lo lắng rằng hoàn cảnh hiện tại có thể chưa đủ “đau đớn” để các nhà lãnh đạo phải thực hiện những biện pháp thật sự táo bạo.
“Đôi khi ta nghe thấy những lời hùng hồn nhưng cái ta cần là hành động, chứ không phải lời hoa mỹ ” nhà cựu quan chức cho biết.
Những lợi ích cố thủ có thể đã làm trì trệ mọi thứ.
Cuối tháng Mười vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết họ vẫn chưa hoàn thành được đề nghị cải cách doanh nghiệp nhà nước vì đã không thể có được số liệu từ các công ty.
Các phương tiện truyền thông nhà nước tường thuật rằng, các doanh nghiệp quốc doanh cũng chống lại kế hoạch của Bộ Tài chính nhằm hạn chế các đầu tư của họ trong các ngân hàng, công ty bảo hiểm và chứng khoán.
“Khó khăn chính là, những cải cách ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của một số lực lượng mà cơ chế quản lý lệ thuộc vào”, ông Thiên thuộc Viện Kinh tế Việt Nam, và thuộc Hội đồng tư vấn cho chính phủ về chính sách tài chính nhận xét. “Nhưng việc không tái cơ cấu nền kinh tế không còn là một lựa chọn nữa”.(Richard Borsuk biên tập)
-Thực trạng kinh tế Viêt Nam: Dodging Vietnam's economic woes (SCMP 19-11-11) - P/v một nhà đầu tư Đài Loan về VN. Bài hay không ngờ! "If you asked me now, "should I go to Vietnam?" I would say "no". It looks cheap, but prices are going up fast and there's not much domestic market development."
Taiwanese investor Lee Wang-chung took advantage of low land prices and cheap labour to set up his motor parts factory, but strikes, currency problems and inflation make steering a path to profit difficult
Ralph Jennings
Lee Wang-chung, general director of a Taiwanese family-owned motor vehicle parts plant in Vietnam, has weathered one thing after another since the fast-growing economy started to crack in 2007.
The animated, coffee-chugging 41-year-old former salesman started the factory in 2003. That was well after the communist country opened to foreign investment in 1986 and became a cheap manufacturing alternative to China. The flood of foreign investment helped spur Vietnam's economy to grow by about 7 per cent a year in the 1990s.
There are about 5,000 foreign-owned companies operating in Vietnam now. Most of them are from Taiwan. Like Lee's company, Elma Vietnam Industrial, near Ho Chi Minh City, most of the foreign investors sought to take advantage of cheap labour and low land prices. His 20,000-square-metre factory employs more than 300 workers.
Since 2007, though, macroeconomic problems have become so severe that some foreign investors are shelving their expansion plans, and others are even considering pulling out of Vietnam. Direct investment pledges fell to US$20 billion this year from US$66.5 billion in 2010.
Inflation sometimes tops 20 per cent a month and wildcat strikes headline a list of labour problems. Labour groups logged 336 strikes in the first four months of the year even as minimum wages have climbed over the year to the equivalent of up to HK$575 a month.
The Vietnamese government blames fallout from the 2008-09 global financial crisis for its economic troubles, while analysts point to corruption, property bubbles and weak economic management.
Lee talked about his experience in steering his company around Vietnam's obstacles, and what lessons that holds for other foreign investors thinking of setting up shop there.
Taking the obstacles one by one, how do you cope with inflation?
Inflation is nasty. The government can't get it under control. Recently oil prices have gone down, but material prices haven't dropped with them, so what's going on there? We buy petrochemical products in Vietnam, like some basic cutting materials, but consumption of those is lower in Vietnam, making unit prices higher. Our strategy is to export more, getting US dollars for exchange into dong [the local currency].
Salaries might go up 5 per cent, for example, and the dong drops 5 per cent. With US dollars we can get more.
What about the threat of a weaker dong?
We faced the problem three years ago. Our exports then were 30 per cent [of sales] and domestic 70. Then we increased exports and those have gone up to 70 per cent. We can use US dollars to exchange for dong and make our purchases. It's not a big issue now, but every year the currency falls again.
How did you get so many orders outside Vietnam?
Our main customers are Japanese. They prefer to co-operate with good suppliers, so we just play our role well, and then we can have a steady relationship.
What about labour problems?
In April we had a strike. The strike had no relation to salaries since we ultimately did not give anyone a raise, just an extra work uniform a year.
There were a few people who spread the word because they were in a bad mood one day. The machinists also refused to work extra hours that day. I went down personally to handle things. Then we held a series of meetings with the police and the unions. The most recent strike before that was five years ago.
Is there a secret to finding qualified workers?
The biggest problem in Vietnam is lack of talent, so we've started to develop automation. From last year we brought in a lot of robots to replace people or to cover multiple tasks. The other thing is to train people to take on multiple functions.
That overcomes the lack of talent. But training takes time because people's job stability and job loyalty are at low levels. So, automation is the simplest way. Before, we had one person in charge of a machine, now it's two people for six.
In the past two years we've spent US$5 million on automation. Of a total US$12 million investment in Vietnam, we've spent 65 per cent on machinery and equipment. More is planned over the next five to 10 years.
How can you afford so much automation?
Our orders have gone up so we need it. If you have orders but don't automate, it doesn't pay. Every year we invest in new and modern equipment. We're not adding a lot of workers.
Why isn't there more worker loyalty?
When we first started, we found some elite workers and trained them in Taiwan. But within one or two years they had all left. As soon as someone else pays just a tiny bit more, or if they lose some feeling about the job, they quit.
What kind of hours do you work?
About 14 hours a day.
Is the company growing?
Elma's revenues nearly doubled from US$2.9 million in 2009 to US$5.03 million last year. We forecast US$6.5 million for this year.
But are you turning a profit?
Our profit will be 5 per cent for 2010 after 3 per cent in 2009 [when earnings were hit by the exchange rate].
Do you have any advice for other foreign investors eyeing Vietnam?
If you asked me now, "should I go to Vietnam?" I would say "no". It looks cheap, but prices are going up fast and there's not much domestic market development.
-Thực trạng kinh tế Viêt Nam: Dodging Vietnam's economic woes (SCMP 19-11-11) - P/v một nhà đầu tư Đài Loan về VN. Bài hay không ngờ! "If you asked me now, "should I go to Vietnam?" I would say "no". It looks cheap, but prices are going up fast and there's not much domestic market development."
Sau vỡ nợ kinh tế là đến vỡ nợ chính trị. Các chính khách ở Hy Lạp và Ý đã thất bại. Bây giờ đến lượt của những nhà kỹ trị. Sau khi bị các thị trường trái phiếu tấn công dồn dập và bị thất thế bởi chính những mưu đồ của mình, tầng lớp chính trị Hy Lạp đã quay sang nhờ đến Lucas Papademos trong khi người Ý nhờ đến Mario Monti. Cả hai đều là những nhà kinh tế học tài năng và có tiếng tăm, nhưng một người đa nghi có thể được lượng thứ nếu hỏi: tại sao người dân thường lại phải tin họ?
Cả hai đều thuộc tầng lớp chuyên gia ngân hàng và nhà kinh tế học ngay từ đầu đã đẩy Châu Âu vào tình trạng rối ben này. Cả hai đã nắm những chức vụ điều hành ở những định chế của Liên hiệp Châu Âu từng nhắm mắt làm ngơ trong một thập niên trước những lời nói dối của Hy Lạp và Ý về tài chính công của họ. Vậy cớ làm sao mà Hy Lạp và Ý lại đang nhờ đến những nhà kỹ trị Châu Âu để lôi họ ra khỏi vũng lầy? Bởi vì chẳng còn ai đủ uy tín.
Giới kỹ trị được xem là có uy tín bí ẩn về việc không chịu ảnh hưởng của chính trị. Nhưng làm gì có chuyện “không chịu ảnh hưởng của chính trị”. Cuộc khủng hoảng này xưa nay toàn mang màu sắc chính trị.
Những vấn đề mà hai nước này đối mặt không mang tính kỹ trị. Những biện pháp cần phải thực hiện đã quá rõ: tái lập kiểm soát tài chính công, tái kích cầu và phục hồi khả năng cạnh tranh cho hai nền kinh tế Nam Âu này. Vấn đề này mang tính chính trị: làm sao thúc đẩy một nền hành chính miễn cưỡng phải tự cải cách, làm sao buộc các nghị sĩ bỏ phiếu chấp nhận tăng thuế, và làm sao thuyết phục người dân đã quá túng quẫn tin rằng những hy sinh được đề xuất là công bằng và có ánh sáng cuối đường hầm.
Như Hy Lạp đã cho thấy, nếu ta không thể thuyết phục người dân tin rằng chính sách thắt lưng buộc bụng là công bằng, một quốc gia có thể trở nên không thể cai trị được. Đây hiện là vấn đề ở Nam Âu.
Thủ tướng Monti và thủ tướng Papademos phải khôi phục tính có thể cai trị, nhưng cả hai đều không có bao nhiêu tính chính đáng chính trị. Cả hai lên nắm quyền mà không bằng lá phiếu bầu phổ thông, và nếu những nhà kỹ trị thất bại, tầng lớp chính trị sẽ giành lại quyền lực và nói rằng “Tôi đã bảo mà”. Nếu những nhà kỹ trị thành công, tầng lớp chính trị sẽ tranh công. Dù thế nào đi nữa, tầng lớp chính trị nghĩ rằng họ sẽ thắng và đưa đất nước của họ quay lại những lối cũ tệ hại.
Thời gian là điều thiết yếu và cả hai vị thủ tướng không có nhiều thời gian. Họ sẽ gặp phải sự chống đối ở mọi nơi của nhân viên khu vực nhà nước, giới chủ lao động và thị trường trái phiếu. Những nhóm lợi ích này sẽ cố gắng kiên nhẫn đợi đến khi họ chịu thua hoặc, nếu không làm được như vậy, sẽ kỳ kèo đòi cho bằng được những gì có lợi nhất cho họ để đổi lấy sự ủng hộ của họ.
Cả hai vị chăm chuốt hình ảnh “không chịu ảnh hưởng của chính trị”, nhưng cả hai đủ khôn ngoan để hiểu họ đang đương đầu với gì. Trong một bài phát biểu ở Washington hồi tháng Tư, ông Papademos nói vấn đề chính ở Hy Lạp không phải là chọn lựa một giải pháp kinh tế, mà là thực hiện giải pháp đó với tất cả mọi tầng lớp.
Hai vị lãnh đạo này đang dựa vào những dữ kiện khủng hoảng không thể lay chuyển được để buộc công chúng ủng hộ chương trình thắt lưng buộc bụng của họ. Nhưng tuy dữ kiện là những điều bất di bất dịch, chúng không phải hiển nhiên. Hy Lạp và Ý sẽ không lâm vào tình trạng như hiện nay nếu các dữ kiện tự thể hiện rõ hết. Sẽ cần có kỹ năng chính trị siêu hạng để thuyết phục Nam Âu tin rằng dữ kiện là dữ kiện.
Khủng hoảng kinh tế một lần nữa bộc lộ sự thâm hụt dân chủ ngay trọng tâm của toàn thể công cuộc hội nhập Châu Âu. Tầng lớp chính trị do dân bầu của khu vực đồng euro trong hơn một thập niên đã không cho cử tri biết một đồng tiền chung sẽ tốn kém bao nhiêu. Không một chính khách nào dám giải thích sự thật với người Hy Lạp hay người Ý, chứ chưa nói gì tới người Đức. Sự thật là Hy Lạp và Ý không đủ khả năng cạnh tranh và vung tay quá trán. Người dân Đức không được nói cho biết rằng một liên hiệp tiền tệ chuyển chi phí chính trị và kinh tế từ những nhà nước tiêu xài hoang phí sang những nhà nước thận trọng như nhà nước của chính họ.
Thủ tướng Monti và thủ tướng Papademos tin rằng họ có thể nói sự thật với nhân dân của mình vì, khác với các chính khách, họ không phải đối mặt với một cuộc bầu cử. Nhưng phục hồi Ý và Hy Lạp sẽ mất thời gian dài và, về dài hạn hơn, tính chính đáng kỹ trị sẽ không đủ. Sau nửa thế kỷ của thí nghiệm Châu Âu, tính chính đáng chính trị vẫn giữ nguyên hình thức của mình trong mọi nền dân chủ: không thể nào khác hơn là ở các cấp quốc gia, địa phương và chính trị. Điều đó phải đạt được qua bầu cử. Nhờ đến các chuyên gia để giải quyết các vấn đề về tính chính đáng và sự ưng thuận là một dấu hiệu không phải của sức mạnh, mà là của sự yếu kém. Sau hai vị Monti và Papademos, Châu Âu sẽ cần các chính khách do dân bầu đạt được tính chính đáng thông qua nỗ lực vất vả, bằng cách nói thật với nhân dân.
Tạm thời, xem như dấu hiệu tốt khi thủ tướng Monti đang được gọi là “giáo sư”. Đó là chỉ báo cho thấy nhân dân muốn ông thành công. Bản thân tôi từng là giáo sư và từng tham gia chính trường (Michael Ignatieff nguyên là chủ tịch Đảng Tự do, thủ lĩnh phe đối lập trong Hạ viện Canada; trước đó ông là giáo sư Đại học Harvard. N.D.), tôi chỉ xin đưa ra một lời khuyên: hãy thuyết phục nhân dân của ta tin rằng ta đang làm điều này không phải cho các ngân hàng, không phải cho Châu Âu, không phải cho thị trường trái phiếu, mà cho họ, những đồng bào của ta. Nên nhớ rằng họ, chứ không phải thị trường trái phiếu hay Liên Hiệp Châu Âu, có quyền lực cuối cùng. Nếu nhân dân tin rằng ta không ở về phía của họ, ta sẽ thất bại và họ có thể khiến đất nước ta trở nên không thể cai trị được.
Tác giả nguyên là một chính khách Canada, và hiện đang dạy tại Đại học Toronto.
Bản tiếng Anh: One professor to another: listen to the people, or fail, Financial Times, 17/11/2011
Bản tiếng Việt: PVLH, Blog lên đông xuống đoài,http://phamvuluaha.wordpress.com/2011/11/19/listen-to-the-people/-Nguồn:
Lắng nghe nhân dân, bằng không sẽ thất bại -- (Blog phamvuluaha). từ bài: One professor to another: listen to the people, or fail (Financial Times).
-- Lao động Việt ở Thái cũng bị ảnh hưởng vì lụt – (RFA). – Lũ lụt ở Thái Lan có là cơ hội cho Việt Nam? – (RFA). -
- Nguyên nhân “cái chết lâm sàng” của EU (Kỳ 1) (Petrotimes).
- Máy tính bảng Kindle Fire bán trên Amazon 199 đô la, nhưng tốn tới 201,7 đô la để sản xuất: Amazon’s $199 Kindle Fire costs $201.70 to build, report says (EWeek).
-Marketing: Amazon's $199 Kindle Fire costs $201.70 to build, report says (LAT 18-11-11) -- Very interesting!-----