Vấn đề gây bức xúc trong dự luận xã hội là thu nhập không minh bạch, thu nhập không tương xứng với hiệu quả công việc, nhất là khối lãnh đạo, văn phòng tập đoàn ở EVN. Ảnh: Tuệ Doanh. |
“Tiền lương của người lao động ở EVN tính trên cơ sở sản lượng điện thương phẩm của tập đoàn. Vì vậy sản lượng điện thương phẩm tăng, năng suất tăng thì tiền lương của người lao động sẽ tăng và ngược lại”, Phó chánh thanh tra Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Tiến Tùng, trả lời về cơ sở để bộ này và EVN phê duyệt phương án trả lương cho người lao động hàng năm.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2009, thí điểm thành lập và quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước với điều kiện mở cho phép các tập đoàn được mở rộng các điều kiện trả lương thay cho mức lương nhà nước cố định, trên cơ sở cân đối doanh thu, năng suất lao động và lợi nhuận thu được.
Ví dụ, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), từ năm 2009 đã được Chính phủ thông qua đề nghị thực hiện cơ chế thí điểm trả lương cao hơn các quy định hiện có trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan quản lý và người lao động. Gần đây nhất, ở tập đoàn Viettel cũng được Chính phủ cho phép ổn định đơn giá lương theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí chưa có lương với điều kiện là lợi nhuận thực hiện hàng năm phải cao hơn lợi nhuận của năm trước liền kề ít nhất 5%.
Hơn nữa, với đặc điểm ngành nghề có nhiều lao động phải được hưởng phụ cấp độc hại, phụ cấp vận hành an toàn điện... thì mức thu nhập bình quân năm 2009 đạt 7,308 triệu/người/tháng và năm 2010 đạt 7,628 triệu người/tháng của khối sản xuất, truyền tải của EVN cũng không quá cao so với các ngành khác. Ví dụ, cũng năm 2010, theo thống kê của Bộ Công Thương, thu nhập bình quân của người lao động ở tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản là 7,3 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, vấn đề gây búc xúc trong dư luận xã hội là thu nhập không minh bạch, thu nhập không tương xứng với hiệu quả công việc, nhất là khối lãnh đạo, văn phòng tập đoàn ở EVN.
Nghị định số 101/2009 đã ghi rõ tập đoàn phải chịu sự giám sát của Nhà nước trong việc thực hiện các quy định về thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, nhất là với các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác, nhưng quy chế trả lương ở đây lại chênh lệch và thiếu rõ ràng. Đoàn kiểm tra của Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ ra rằng, cho dù việc phân phối lương ở đa số các đơn vị thuộc EVN vẫn dựa vào hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước nhưng việc xác định các vị trí hưởng lương, chức danh công việc để cân đối tương quan so với thị trường và gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc đã không được làm rõ.
Không biết lấy cớ gì lãnh đạo EVN quyết định cho cơ quan tập đoàn có lương cao gấp hai lần (khoảng 30 triệu đồng/người/tháng) so với mặt bằng thu nhập bình quân 14,105 triệu đồng/người/tháng của công ty mẹ thuộc tập đoàn (các đơn vị truyền tải, các nhà máy điện do EVN nắm giữ 100% vốn) nhưng không có căn cứ để đánh giá hiệu quả công việc.
Không biết lấy cớ gì lãnh đạo EVN quyết định cho cơ quan tập đoàn có lương cao gấp hai lần (khoảng 30 triệu đồng/người/tháng) so với mặt bằng thu nhập bình quân 14,105 triệu đồng/người/tháng của công ty mẹ thuộc tập đoàn (các đơn vị truyền tải, các nhà máy điện do EVN nắm giữ 100% vốn) nhưng không có căn cứ để đánh giá hiệu quả công việc.
Việc phân phối tiền lương chênh lệch lớn mà chưa làm rõ căn cứ hiệu quả công việc và lợi nhuận, chưa công khai là điều không thể bỏ qua. Nếu không đảm bảo lợi nhuận, điều đầu tiên phải làm là giảm trừ lương. Nhưng đã có lãnh đạo nào ở EVN bị giảm trừ lương khi kinh doanh ngành điện chưa ổn định, lại phải chịu trách nhiệm về hàng loạt các sai phạm, thua lỗ khi đầu tư ra ngoài ngành?
Và dư luận không thể hài lòng khi biết mức lương của các lãnh đạo EVN, như chủ tịch hội đồng thành viên là 51 triệu đồng/tháng, chưa phải là con số cuối cùng. Vì mới đây, sau kết luận của Kiểm toán Nhà nước, một số viên chức quản lý của tập đoàn mới chấp nhận nộp lại các khoản thù lao đã trực tiếp nhận do làm đại diện phần vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp nên thu nhập hàng tháng có thể lên trên trăm triệu đồng. Những hành động này là làm trái quy chế phân phối tiền thù lao mà Chính phủ và Bộ Tài chính đã quy định.
Hay nói như Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện khoa học - Lao động và Xã hội tại một cuộc hội thảo về tiền lương diễn ra tuần trước tại Hà Nội, là trong khi tiền lương thấp thì thu nhập ngoài lương của lãnh đạo lại rất cao tùy thuộc vào vị trí, chức danh, lĩnh vực quản lý... “Điều này không có giới hạn, không minh bạch và cũng không kiểm soát được”, ông nhận định.
Nên những câu chuyện bề nổi ở các tập đoàn, đâu chỉ tồn tại ở vấn đề lương.
- Thủ tướng miễn nhiệm Chủ tịch EVN (VnEconomy). –
- “TGĐ EVN đã mắc sai lầm trong điều hành” (Infonet). - Chủ tịch EVN bị miễn nhiệm do để xảy ra thua lỗ tại EVN Telecom (Gafin).
-EVN lỗ 25.000 tỉ đồng – - Phỏng vấn bà Phạm Chi Lan: ‘EVN không sòng phẳng khi bất ngờ tăng giá điện’(VNE). – Giá điện tăng, chứng khoán mất điểm (PLTP). – EVN kinh doanh chủ yếu nhờ vốn vay và vốn chiếm dụng (VNeconomy). - TS Lê Đăng Doanh: EVN nên giảm lương trước khi tăng giá điện (GD).- Kiểm toán Nhà nước: Tình hình tài chính tại EVN không đảm bảo an toàn(DVT). – Năm nay EVN sẽ không có thưởng Tết? (Bee). – Sau minh bạch giá điện là gì? (Bút lông).
-Giá điện tăng 5%, EVN sẵn sàng 'đối thoại với dân' (VnEx 19-12-11) -- EVN là phải đối thoại với "khách hàng". Chỉ có Nhà nước mới đối thoại với "dân"!-- EVN lỗ nặng, lương vẫn gần 30 triệu/tháng!-(VnMedia)
– Mặc dù tình hình kinh doanh của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang thua lỗ nặng nề, nhưng mức lương mà nhân viên của Tập đoàn này được lĩnh vẫn lên tới gần 14 triệu đồng/tháng. Thậm chí, lương khối văn phòng cao gấp đôi, gần 30 triệu/tháng.
Đó là mức lương vừa được Kiểm toán Nhà nước đưa ra, sau khi hoàn tất báo cáo kiểm toán tình hình kinh doanh của EVN và đã được công bố rộng rãi.
Theo Kiểm toán Nhà nước, thu nhập bình quân toàn Công ty mẹ là 13,7 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân khối truyền tải điện là 10,8 triệu đồng/người/tháng và thu nhập bình quân khối phân phối điện là 7,9 triệu đồng/người/tháng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước về cơ bản việc quản lý tiền lương của Tập đoàn theo đúng quy định. Tuy nhiên qua kiểm toán có tồn tại như, công tác xây dựng định biên và đơn giá tiền lương: Hệ thống định mức lao động tổng hợp (viết tắt là HTĐM) do Viện Khoa học Lao động và Xã hội – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lập vào năm 2008.
Hầu hết tại các đơn vị có số lao động thực tế sử dụng thấp hơn nhiều so với số lao động định biên kế hoạch và hầu hết hệ số cấp bậc bình quân của lao động thực tế tuyển dụng đều thấp hơn nhiều hệ số cấp bậc bình quân kế hoạch (được tính theo HTĐM ban hành năm 2008). Qua đó cho thấy HTĐM của EVN ban hành năm 2008 là chưa phù hợp với thực tế hiện nay.
Công ty mẹ thực hiện quyết toán tiền lương trên cơ sở Thông báo số 281/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, theo đó quy định đơn giá tiền lương năm 2010 bằng 95% đơn giá tiền lương năm 2009.
Việc phân phối tiền lương theo đơn giá cho các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ Tập đoàn còn chưa đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa các đơn vị cụ thể: Thu nhập bình quân toàn Công ty mẹ bao gồm cả tiền thưởng vận hành an toàn điện năm 2010 là 13,7 triệu đồng/người/tháng.
Như vậy, thu nhập bình quân Cơ quan Văn phòng (Công ty mẹ) cao gấp hơn 2 lần thu nhập bình quân chung Công ty mẹ.
Trước đó, tại một cuộc họp báo về giá thành sản xuất điện do Bộ Công Thương tổ chức, ông Phạm Lê Thanh - Tổng giám đốc EVN đã chia sẻ rằng thu nhập bình quân lao động trong ngành điện năm 2009 chỉ là 7,3 triệu đồng mỗi tháng. Với mức lương này ông cảm thấy “đau lòng” vì mức thu nhập này chỉ có thể sống được ở nông thôn, mà rất khó sống ở đô thị.
SGTT.VN - Giá bán điện bình quân mới áp dụng từ 20.12 sẽ là 1.304 đ/kWh (chưa gồm VAT. Đối với giá bán điện sinh hoạt bậc thang 0 - 50 kWh cho hộ nghèo và bậc thang 0 - 100 kWh, tạm thời không tăng..
- Tăng giá bán lẻ điện để có tiền trả lương! (TN). - Từ 20/12, giá điện tăng thêm 5% (VnEconomy). – Tăng giá điện: Cú sốc giá trên đỉnh lạm phát 18% (Vef). – Bất ngờ tăng giá điện (ANTĐ). –Giá điện tăng 5%, EVN sẵn sàng ‘đối thoại với dân’ (VNE). – Việt Nam tăng giá điện lên 5% — (VOA). – Giá điện tăng 5% từ ngày 20-12(NLĐ). – Kết quả kiểm toán EVN: Lỗ to vì quản lý kém (CafeF).- Tăng giá điện tác động thế nào tới CPI và GDP? (NDHMoney).
- Những lời nói dối trắng trợn nhất năm 2011 (VNN).- Việt Nam tăng giá điện 5% — (BBC). – Lương bình quân cán bộ EVN là 13,7 triệu một tháng (VNE). – Lại “giật mình” với lương tại EVN (VnEconomy). – EVN: Đầu tư lớn, lỗ dài, lương ‘khủng’ (TP). - Ngày mai, giá điện tăng thêm 5% (VnEconomy).
– Giá điện chính thức tăng từ ngày mai (DT). – Giá bán điện tăng 62 đồng/kwh, từ 20.12.2011 (SGTT). – Từ 20.12, giá điện tăng lên 1.304 đồng/kWh (TN). – EVN cần minh bạch các khoản tài chính (VOV). – EVN: Thua lỗ vì quản lý kém (Công luận). – Nợ của EVN đã lên tới 200.000 tỷ đồng (ĐV). – Kết quả kiểm toán EVN: Lỗ to vì quản lý kém (DT). – EVN đầu tư 100, thu lãi chỉ một (VNE).
- Thanh tra giá xăng: Các doanh nghiệp đều có lãi (VTC). – Nếu đúng chi phí định mức, doanh nghiệp xăng dầu có lãi (VnEconomy). – Công bố kết quả kinh doanh xăng dầu: Chấm dứt “điệp khúc” lỗ! (DT).- Kinh doanh xăng dầu: Cần quy định rõ mức hoa hồng (TTXVN).
- Con đường bôxít đã rồi thật rồi! (SGTT).- Dùng ngân sách nâng cấp đường vận chuyển Bauxite (VNN). - Tăng quyền cho Ủy ban giám sát tài chính? (VNN).-- Bộ trưởng Lao động thừa nhận lương tối thiểu đã lỗi thời (VNE).
- Điện hạt nhân: Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau (Phù Sa).
- EVN đầu tư 100, thu lãi chỉ một
(Tamnhin.net) - Kiểm toán Nhà nước vừa kết thúc đợt kiểm tra báo cáo tài chính năm 2010 của Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Kết quả sơ bộ cho thấy, doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, đầu tư ngoài ngành hàng nghìn tỷ đồng nhưng hiệu quả thấp. Theo Kiểm toán Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ EVN lên tới gần 50.000 tỷ đồng, trong đó chiếm gần 90% là vào những công ty con. Còn lại là vào các công ty liên doanh, liên kết và một số khoản đầu tư dài hạn khác. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu về khoảng 540 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư chỉ hơn 1%.
EVN đã đầu tư trên 2.100 tỷ đồng vào 4 lĩnh vực nhạy cảm và ngoài ngành kinh doanh chính như bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính chiếm 3,27% vốn chủ sở hữu. Những lĩnh vực trên đều gặp khó khăn nhất định nên hiệu quả đầu tư giảm sút. Chẳng hạn, giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giảm sút so với thời điểm phát hành nên các khoản đầu tư của EVN vào đây không đem lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, EVN cũng đầu tư kém hiệu quả vào lĩnh vực viễn thông gây thua lỗ lớn. Cụ thể, tập đoàn này đầu tư 100% vốn vào Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telcom), với số vốn đầu tư tính đến 31/12/2010 lên tới 2.442 tỷ đồng nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đã giảm tới 42% so với năm 2009.
Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất của EVN Telecom đi xuống rất nhanh. Nếu như năm 2008 lợi nhuận đạt được 93,8 tỷ đồng thì 2009 giảm còn 8,3 tỷ đồng và chuyển thành lỗ trên 1.050 tỷ đồng năm 2010. Tuy nhiên, EVN đã không chuyển toàn bộ chi phí thiết bị đầu cuối chờ phân bổ từ năm 2006-2008 vào chi phí hoạt động của EVN Telecom mà chuyển cho các tổng công ty điện lực trực thuộc EVN với số tiền lên tới 1.026 tỷ đồng.
Số nợ phải trả của EVN tính đến hết năm 2010 rất lớn, trên 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 80% tổng nguồn vốn. Khoản tiền EVN nợ tiền mua điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tính đến 30/6/2011 đã lên tới hơn 8.860 tỷ đồng và nợ Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam hơn 1.200 tỷ đồng.
Tổng số lỗ của EVN năm 2010 trên 8.400 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu âm (-) 14,8%; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản âm (-) 2,78%. Riêng khâu sản xuất, kinh doanh điện lỗ trên 10.500 tỷ đồng chủ yếu do năm 2010, các nhà máy thuỷ điện thiếu nước nên EVN phải huy động nhà máy điện chạy dầu và mua điện ngoài hệ thống với giá cao cấp 3-4 lần giá bán bình quân. Cộng thêm các yếu tố khác như biến động giá nhiên liệu, biến động tỷ giá hối đoái, nhiều nhà máy điện chậm đi vào vận hành nên hệ thống thiếu công suất, phải huy động điện chạy dầu giá thành cao… khiến số lỗ của EVN thêm lớn.
theo Vnexpress
Nợ của EVN đã lên tới 200.000 tỷ đồng -Kiểm toán Nhà nước vừa hoàn tất kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
09:07 ngày 19.12.2011
SGTT.VN - Nhìn vào kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 tại tập đoàn này do Kiểm toán Nhà nước mới hoàn thành, có thể thấy một bức tranh hoàn toàn khác: tỷ lệ nợ phải trả cao hơn bốn lần nguồn vốn chủ sở hữu.
- Muốn biết lương lãnh đạo ngành điện(VNN). – Lãnh đạo EVN trần tình về lương 7,3 triệu đồng (VNE). – “Bộ sẽ kiểm tra chuyện trả lương tại EVN” (VnEconomy). -EVN không sòng phẳng--Lương cán bộ Việt Nam cao hay thấp?
TP - Việc Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Phạm Lê Thanh “rất đau lòng khi thấy thu nhập bình quân của cán bộ năm 2009 chỉ ở mức 7,3 triệu đồng/tháng” và giảm xuống còn khoảng 7 triệu trong năm 2010, trong khi EVN lỗ nặng, đã gây phản ứng mạnh từ bạn đọc.
So với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các ngành khác, mức lương ấy cao hay thấp?
Lãnh đạo EVN cho rằng mức thu nhập bình quân 7,3 triệu đồng/người/tháng của cán bộ công nhân ngành điện năm 2009 vẫn là thấp. Ảnh: Nguyễn Hạnh. |
Lương khủng vẫn kêu!
Thông tin trên được ông Phạm Lê Thanh đưa ra tại cuộc họp công bố giá thành điện ngày 19-11. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Bộ LĐTB&XH, công bố hồi tháng 10-2011, về thu nhập của các ngành trong năm 2010 cho thấy, ngành mỏ, luyện kim trả lương cao nhất (khoảng 9,2 triệu đồng/người/tháng). Tiền lương bình quân của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2010 là 3,2 triệu đồng/người/tháng.
Khối DNNN có mức lương bình quân là 3,8 triệu đồng. Doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nhà nước là 3,3 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3 triệu đồng. Các ngành trả lương cao như ngân hàng cũng chỉ ở mức bình quân 7,6 triệu đồng/người/tháng, ngành dược bình quân 7 triệu đồng/người/tháng; điện tử viễn thông 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Còn nếu so thu nhập bình quân năm 2010 của cán bộ ngành điện với mức thu nhập bình quân hiện tại của một số tập đoàn và tổng công ty nhà nước, thì người lao động nhiều đơn vị làm ăn lãi lớn, đóng góp vào ngân sách cao, vẫn thua xa. Như Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm lợi nhuận đạt trên 6.086 tỷ đồng, nộp ngân sách 2.461 tỷ đồng nhưng thu nhập bình quân của người lao động chỉ đạt 3,996 triệu đồng/người/tháng.
Còn nếu so với thu nhập của cán bộ công nhân viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam, đơn vị có kim ngạch xuất khẩu gần 11, 2 tỷ USD trong năm 2010, thì lương của ngành điện là đáng mơ ước. Đại diện tập đoàn cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2011, dù doanh thu đạt tới 19.174 tỷ đồng nhưng thu nhập bình quân của ngành chỉ ở mức 3,64 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân của cán bộ Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 5,58 triệu đồng/người/tháng.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, những tháng đầu năm 2011, cán bộ trong ngành cũng chỉ có mức thu nhập bình quân 7 triệu/người/tháng. Còn nếu so với năm 2009, thu nhập bình quân cán bộ ngành than chỉ ở mức 5,3 triệu đồng (thấp hơn EVN 2 triệu đồng).
“Nếu so với ngành điện, đặc thù công việc của chúng tôi vất vả, nặng nhọc hơn. Ngay thu nhập của lãnh đạo bên đó cũng cao hơn chúng tôi rất nhiều” - Một phó tổng giám đốc Vinacomin, nói.
Theo một chuyên gia, việc EVN kêu mức lương bình quân tính của lao động ở mức trên 7 triệu đồng là thấp thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên, nếu nhìn vào những đề xuất chia thưởng từng được đơn vị này đưa ra hồi cuối năm 2008.
Khi đó, với lý do lãi lớn, thay vì chuyển tiền vào đầu tư, EVN có văn bản gửi Thủ tướng cho rằng, việc ưu tiên tăng vốn đầu tư là cần thiết, song cũng cần xem xét quyền lợi của 84.000 cán bộ công nhân viên ngành điện (nay là hơn 100 ngàn lao động). Vì vậy EVN kiến nghị xử lý tổng lợi nhuận thực hiện năm 2007 theo hướng cho trích quỹ khen thưởng phúc lợi 1.002 tỷ đồng, còn lại 1.490 tỷ đồng sẽ bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển. Đề xuất này sau đó đã bị phản ứng dữ dội, nên chỉ được trích 334 tỷ đồng quỹ khen thưởng.
Một chuyên gia cho rằng, đấy mới chỉ là thu nhập bình quân còn thu nhập thực tế của lãnh đạo ngành điện chắc chắn cao hơn rất nhiều lần. Với việc ngành điện khiến cả nước phải liêu xiêu vì tình trạng cắt điện triền miên trong năm 2010 và 2009 thì mức thu nhập trên với ngành điện là không xứng đáng. Nếu tính những thiệt hại do tình trạng thiếu điện mà EVN là đơn vị phải chịu trách nhiệm chính thì mức lương bình quân trên cần phải xem xét lại.
Nhân danh lo cho vài triệu người nghèo, đè người tiêu dùng
Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các tập đoàn nhà nước được hưởng ưu đãi rất nhiều về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn… so với các doanh nghiệp khác. Đó là chưa kể những lợi thế không thể so sánh như được ưu tiên vay vốn ODA, được Chính phủ bảo lãnh vay vốn ngân hàng trong và ngoài nước.
"Do bộ máy cồng kềnh dẫn đến việc hoạt động chưa hiệu quả. Nhiều khi muốn giảm bớt nhân lực nhưng cũng khó vì nếu người ta không sai phạm, không có khuyết điểm gì thì rất khó có thể đuổi việc”-Một ủy viên Hội đồng Thành viên EVN. |
Với ngành điện, cần tách bạch khoản phục vụ công ích khỏi phần kinh doanh để làm rõ hiệu quả hoạt động của ngành này. Không thể để tình trạng nhân danh lo cho vài triệu người nghèo để rồi mập mờ đè lên đầu mấy chục triệu người tiêu dùng khác.
TS.Vũ Đình Ánh, Viện Kinh tế -Tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, vấn đề lãi, lỗ bao nhiêu, lương cao hay thấp của EVN chỉ là nhỏ lẻ, mà quan trọng bây giờ là phải có cuộc đại phẫu tổng thể cả ngành điện. Bây giờ không phải chữa theo cách xem nó nổi u ở đâu thì cắt ở đó mà phải đặt nó lên bàn mổ xem u chỗ nào, cục chỗ nào để đại phẫu.
Cũng cần đặt ra vấn đề là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước khi để cho ngành điện rơi vào tình trạng này. Còn mức lương của EVN, như thế là quá cao.
Chưa kể, hiện lượng lao động của ngành điện quá đông, tới hơn 10 vạn. Theo TS Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng, ở các nước người ta chỉ tính 2 hoặc 2,5 người/MW công suất lắp đặt trong khi ở EVN hiện từ 4,5 - 6 người. Chỉ tính riêng phần trả lương của EVN trong giá điện hiện nay cũng là không công bằng. Đây là điều cần xem lại. Cần có sự kiểm toán chi phí sản xuất điện của EVN.
Phạm Tuyên-Nguồn:
Lương cán bộ Việt Nam cao hay thấp?
-------
- Hai câu hỏi lớn trước khi tăng giá điệnCuộc họp công bố giá thành điện do Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức cuối tuần trước đã quá nhấn mạnh đến số lỗ trên 10.000 tỉ đồng nhằm “dọn đường” cho quyết định tăng giá điện, song lại bộc lộ hai câu hỏi lớn.
Thứ nhất, việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện là thực hiện quyết định của Thủ tướng nhưng những người báo cáo lại cố tình giấu nhiều thông tin quan trọng thuộc về các khoản mục chi phí chủ yếu (chiếm tỉ trọng cao trong giá thành), đặc biệt là chi phí tiền lương, phúc lợi của EVN. Bị nhà báo chất vấn, CEO của EVN dẫn bừa số liệu tiền lương của… năm 2009 với con số 7,3 triệu đồng/tháng, song lại kêu ca rằng đó là con số “quá thấp” và cá nhân ông thấy “đau lòng”?!
Ai có chút hiểu biết về kế toán cũng rõ một khi đã tính ra được số lỗ của năm 2010 (từ doanh thu trừ chi phí) thì chỉ tiêu tiền lương bắt buộc phải tính được. Và dù có tạm chấp nhận con số 7,3 triệu đồng/tháng thì dư luận cũng không thể chia sẻ với sự “đau lòng” của lãnh đạo EVN khi mà tiền lương năm 2010 của các ngành khác còn rất thấp. Cụ thể, theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH, tiền lương bình quân trong các loại hình DN năm 2010 là 3,2 triệu đồng/người/tháng (đó là đã tăng 10,3% so với năm 2009). Trong đó, khối DNNN như EVN có mức lương bình quân chỉ là… 3,8 triệu đồng, dù đã tăng 8,6%. Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài và dân doanh còn bi đát hơn, chỉ 3 triệu đồng và 2,7 triệu đồng/tháng (dù đã tăng hơn 10% so với năm 2009). Những ngành được gọi là “cao” như ngân hàng, dược chỉ là 7-7,6 triệu đồng/tháng, tức là ngang ngửa với mức lương bình quân 2009 của EVN.
Thứ hai, theo chính số liệu vừa công bố, tỉ lệ tổn thất lưới điện truyền tải và phân phối toàn hệ thống của EVN năm 2010 là 10,15%. Con số này so với mức trung bình thế giới là cực kỳ cao (nhiều nước giữ ở mức 5%-6%, nước nào quản lý kém cũng chỉ 8%-9%) và tính theo doanh thu thì mức tổn thất này là 9.093 tỉ đồng, tính theo chi phí là 10.109 tỉ đồng!
Như vậy, so với số lỗ năm 2010 thì mức tổn thất này là tương đương nhưng sự yếu kém chủ quan này lại chỉ được nhắc đến một cách qua quýt, hoàn toàn thiếu các phân tích về nguyên nhân, giải pháp khắc phục cũng như hướng hạch toán, trong khi vấn đề này đã tồn tại kéo dài hàng chục năm nay.
EVN không đề cập thì có phải con số trên 10.000 tỉ đồng này cũng được tính vào giá thành?
Vì thế dù đã họp báo, song xem như EVN vẫn còn nợ hai câu hỏi rất lớn và dư luận không thể không được giải trình trước khi giá điện tăng!
– Hai câu hỏi lớn trước khi tăng giá điện(PLTP).- Vẫn chưa minh bạch (NLĐ). - Điện lỗ, dân chịu (TN). - EVN ‘đau lòng’ vì lương cán bộ 7,3 triệu đ/tháng (VTC). - Lãnh đạo EVN “đau lòng“ vì lương cán bộ chỉ… 7,3 triệu đồng/tháng (PLTP).
-đọc còm khá thú vị: Thanh (còm VEF) -Chuyện thật 100%
EVN ư?
nếu các bạn có người làm trong điện lực mới biết lổ thế nào
tôi vừa đi công tác nhà máy điện về
họ lổ to lắm
cứ 3 tháng là có thưởng 1 tháng lương
có 1 anh quản đốc tâm sự với tôi
lương anh em mới vào
7 triệu /tháng
cả thưởng nữa là tổng thu nhập gần 200 triệu / nam
theo bạn miệng ai bảo lổ
Đúng là miệng EVN
thôi
tôi đành bó tay
tôi thật sự bức xúc về ............
-
còm ở HS.org: Dạo gần đây có tin do bọn phản động phao ra là EVN sẽ theo bước Vinashin, hôm nay VEF đã đập thẳng vào mõm của bọn nó bằng những lý luận đanh thép.
- Thứ nhất, thị trường của Vinashin là thị trường quốc tế đầy tính cạnh tranh, nếu tăng giá thì ăn cám vì người mua ko đóng tàu ở VN thì sang Nhật, sang Úc mà đóng, thiếu giống gì. Còn của EVN là thị trường nội địa không có đối thủ, khi làm ăn thua lỗ thì có thể tăng giá thoải mái để bù lỗ nên chắc chắn sẽ không có chuyện EVN theo bước Vinashin mà bị vỡ nợ.
- Thứ hai, EVN ko có đầu tư liên quan đến nước ngoài, nếu chủ nợ kiện thì cùng lắm VN mất tín nhiệm chứ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc làm ăn của EVN, khác với Vinashin có thể bị chủ nợ yêu cầu đóng băng giao dịch, tàu đóng xong không nhận được tiền. Còn nếu là chủ nợ trong nước thì khỏi phải bàn, cứ đóng cửa bảo nhau, thằng chủ nợ nào láu táu muốn làm om sòm lên thì ta có chính quyền nhân dân trong tay, triệt đường làm ăn của thằng chủ nợ dễ như không (như vụ Vinashin rắc rối chủ yếu vẫn là các khoảng nợ nước ngoài chứ có ai đả động đến nợ trong nước mấy xanhmat).
Với 2 nguyên nhân đó, những thằng phản động suốt ngày mong EVN sụp đổ, kinh tế VN lao đao lần nữa sẽ không được toại nguyện. Mời các bác vỗ tay.
- Thứ nhất, thị trường của Vinashin là thị trường quốc tế đầy tính cạnh tranh, nếu tăng giá thì ăn cám vì người mua ko đóng tàu ở VN thì sang Nhật, sang Úc mà đóng, thiếu giống gì. Còn của EVN là thị trường nội địa không có đối thủ, khi làm ăn thua lỗ thì có thể tăng giá thoải mái để bù lỗ nên chắc chắn sẽ không có chuyện EVN theo bước Vinashin mà bị vỡ nợ.
- Thứ hai, EVN ko có đầu tư liên quan đến nước ngoài, nếu chủ nợ kiện thì cùng lắm VN mất tín nhiệm chứ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc làm ăn của EVN, khác với Vinashin có thể bị chủ nợ yêu cầu đóng băng giao dịch, tàu đóng xong không nhận được tiền. Còn nếu là chủ nợ trong nước thì khỏi phải bàn, cứ đóng cửa bảo nhau, thằng chủ nợ nào láu táu muốn làm om sòm lên thì ta có chính quyền nhân dân trong tay, triệt đường làm ăn của thằng chủ nợ dễ như không (như vụ Vinashin rắc rối chủ yếu vẫn là các khoảng nợ nước ngoài chứ có ai đả động đến nợ trong nước mấy xanhmat).
Với 2 nguyên nhân đó, những thằng phản động suốt ngày mong EVN sụp đổ, kinh tế VN lao đao lần nữa sẽ không được toại nguyện. Mời các bác vỗ tay.
- Không tăng giá: EVN sẽ vỡ nợ (VNN). (VEF.VN) - Do EVN chỉ có mặt hàng kinh doanh duy nhất là điện nên hơn 10.000 tỷ đồng lỗ năm 2010 sẽ buộc phải hạch toán phân bổ vào giá bán điện sắp tới. Nếu không, EVN sẽ vỡ nợ.
Đây là thông điệp được ghi nhận từ cuộc họp báo công bố giá thành điện năm 2010 của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, không ngần ngại trao đổi về vấn đề này.
Chưa thể công bố tăng giá điện
Kết luận thanh tra của bộ Tài chính nói Bộ Công Thương cho EVN tăng giá điện năm 2010 lên 9,8% so với năm 2009 trong khi Chính phủ chỉ cho phép tăng 6,8%. Bộ Công Thương lý giải thế nào về điều này?
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: các khoản lỗ sẽ được hoạch toán vào giá điện. Ảnh Phạm Huyền |
- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Đúng là năm 2010, Chính phủ phê duyệt tăng giá điện lên mức 6,8% so với 2009. Bộ Tài chính kiểm tra có báo cáo Chính phủ và có đề nghị Bộ Công Thương rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên, giá điện thực hiện năm 2010 lại tăng 9,8% so với bình quân 2009 và sự khác nhau này là do cách tính. Giá điện được điều chỉnh từ 1/3 hàng năm, nếu tính chu kỳ thời gian từ 1/3/2009 đến 1/3/2010, với phương án được duyệt là 1.058 đồng/kWh, thì mức tăng sẽ là 6,8%. Nhưng nếu tính với chu kỳ từ 1/3/2009 đến 31/12/2010 thì mức tăng sẽ là 9,8%. Vì thế, không có chuyện chúng tôi bật đèn xanh cho EVN tăng giá điện vượt mức cho phép.
Năm 2010, dù cho tăng như vậy nhưng riêng mảng kinh doanh điện của EVN bị lỗ 10.162 tỷ đồng, còn nếu tính kết quả kinh doanh tổng hợp thì EVN lỗ 8.416 tỷ đồng.
Thưa ông,việc công bố số lỗ này có phải là tín hiệu chuẩn bị cho việt tăng giá điện trong năm nay? Nếu vậy, cụ thể đến khi nào thì giá điện sẽ tăng tiếp?
- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh của EVN là theo quy định mới. Năm nay là năm đầu tiên Bộ Công Thương chính thức công bố chi tiết giá thành mà đáng lẽ làm sớm hơn. .
Nguyên nhân phải tăng giá điện thì đã rõ, do giá bán điện đầu ra còn quá thấp. Giá thành điện năm 2010 là 1.180 đồng/kWh trong khi giá bán điện đầu ra chỉ là 1.061 đồng/kWh. Như vậy tính ra, mỗi kWh điện bị lỗ hơn 100 đồng.
Hầu hết, hầu hết các đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh điện hiện nay là lỗ. Thực tế có thể có đơn vị có lãi nhưng tổng hợp chung lại trong tập đoàn EVN sẽ bị lỗ. Tình trạng chung của ngành điện hiện nay là càng phát điện nhiều bao nhiêu thì càng lỗ bấy nhiêu.
Còn việc điều chỉnh giá điện sắp tới sẽ như thế nào, liều lượng ra sao, chúng tôi chưa thể thông báo ngay được. Nhiều lãnh đạo cao cấp trong Chính phủ cũng đã hỏi chúng tôi như vậy. Chúng ta sẽ biết khi nào việc điều chỉnh giá điện được thực hiện.
EVN sẽ vỡ nợ?
Tổng số lỗ và nợ của EVN sẽ được xử lý như thế nào và liệu người tiêu dùng sẽ gánh chịu khoản thua lỗ đó ra sao?
- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: EVN có các khoản lỗ và nợ như lỗ sản xuất kinh doanh điện năm 2010 hơn 10.000 tỷ đồng (lỗ sản xuất kinh doanh chung là hơn 8400 tỷ đồng), số nợ không trả được cho Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn than là trên 11.000 tỷ đồng. Thủ tướng đã có chỉ đạo cụ thể về phương thức hạch toán khoản lỗ này của EVN. Theo nguyên tắc tài chính, đương nhiên, các khoản lỗ này sẽ được hạch toán vào giá điện, được phân bổ trong các đợt tăng giá điện mới.
Vì rõ ràng, EVN lỗ là do phải giữ giá điện thấp hơn giá thành.
Lỗ kinh doanh điện rồi lại phân bổ số lỗ này vào giá bán điện cho dân thì liệu có hợp lý không? Trước đây, Chính phủ kiềm giá điện là vì người tiêu dùng, giờ lỗ lại phân bổ vào giá điện thì việc giữ giá điện vì người tiêu dùng trước kia không còn ý nghĩa?
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: EVN chỉ có một mặt hàng kinh doanh duy nhất là điện thôi. Theo thị trường, họ mua đắt thì bán đắt, mua rẻ thì bán rẻ. Vì đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát thời gian qua nên giá điện đã phải bán thấp hơn giá thành. Để tiêp tục đầu tư sao cho đủ điện, để EVN tồn tại được thì phải có hướng tháo gỡ.
Năm 2011, dự kiến EVN còn lỗ hơn năm 2010. Nếu không xử lý khoản lỗ này, không có giải pháp điều chỉnh thì EVN sẽ vỡ nợ.
Liệu trong việc xin tăng giá điện có lợi ích nhóm ở đây, thưa ông?
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Tôi chưa thấy rõ lợi ích nhóm trong giá điện hiện nay. Rõ ràng, chúng ta đang hình thành giá điện mà làm sao người tiêu thụ cuối cùng chấp nhận được, do đó, giá bán điện hiện nay mới đang thấp hơn giá thành sản xuất.
Thưa ông, để chậm các dự án nhiệt điện dẫn tới thiếu điện thì trách nhiệm đó thuộc về ai?
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Rõ ràng, các dự án nhiệt điện than mà vào tiến độ kịp thời thì sẽ giảm được việc phải phát điện chạy dầu, giá thành sản xuất điện sẽ thấp đi. Các ban quản lý dự án của EVN, Bộ Công Thương và Chính phủ cũng nhìn thấy đây là một điểm yếu, không chỉ là ở ngành điện mà ở công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhiều lý do đã được bàn luận như năng lực nhà thầu, năng lực chủ dự án... Chừng nào dự án điện còn chậm thì phần nào cũng sẽ ảnh hưởng giá thành điện. Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng công tác quản lý dự án điện sẽ tốt hơn.
Không tăng giá không biết trông vào đâu Nói về khoản lỗ và hướng xử lý, ông Phạm Lê Thanh - Tổng Giám đốc EVN cho rằng, hơn 10.000 tỷ đồng lỗ kinh doanh điện có phải là lợi ích nhóm không? Ai đứng ra để chịu lợi ích lỗ này? Chúng tôi không có lợi ích nhóm. EVN và Bộ Công Thương chấp nhận lỗ 10000 tỷ đề giữ mặt bằng giá điện. Bảo EVN trả nợ cho 2 Tập đoàn PVN, TKV thì EVN lấy đâu ra, chỉ có mỗi kinh doanh điện. Giờ không tăng giá điện thì không trông vào đâu. Có người nói vui bảo bán 1 nửa tòa nhà để bù lỗ, trả nợ, thế thì năm sau bán gì? Năm ngoái, chúng ta mất 6 tỷ kWh thủy điện do hạn hán. Phải chi ra 4.000 tỷ đồng mới chạy được 1 tỷ kWh phát từ dầu diesel. Như vậy, mỗi 1kWh dầu thì lỗ 3.000 đồng, phát 1 tỷ kWh bằng dầu thì lỗ 3.000 tỷ đồng. Điều đúng là chúng ta phải trả lại đúng giá điện thật của nó, đúng giá thị trường. EVN kinh doanh điện bị lỗ hơn 10.400 tỷ đồng, nhưng cộng chênh lệch tỷ giá lỗ 15.000 tỷ dồng. Nếu hạch toán đúng, toàn bộ chênh lệch lỗ này được tính vào giá thành điện thì với giá điện hiện nay, mỗi một kW EVN sẽ lỗ 300 đồng. Nghĩa là mức giá bán bình quân hiện là 1.061 đồng/kWh, nếu tính đủ thì phải cộng thêm 300 đồng/kWh nữa. Chính phủ hiện hỗ trợ 30.000 đồng/kWh cho người nghèo, nhưng ở chính sách hiện nay, EVN đã bù lỗ 300 đồng/kWh cho mọi hộ. Nhà nào dùng 1 triệu tiền điện thì nghĩa là đã được bù lỗ 300.000 đồng. Giá lỗ khiến EVN không huy động được vốn. Các nhà tổ chức tài chính nhìn vào bảng cân đối tài sản, nếu thấy lỗ là sẽ dừng giải ngân. Sắp tới, đặc biệt ở miền Nam nếu không cấp tập đầu tư thì từ năm 2013 sẽ xảy ra thiếu điện nghiệm trọng. Chúng tôi đang đứng trước bài toán, lỗ, mất cân đối tài chính và khó khăn khi huy động nguồn lực tham gia. |
- EVN kinh doanh thua lỗ dân phải gánh chịu (PLTP). (PL)- Số tiền hơn 10.000 tỉ đồng lỗ của tập đoàn này sẽ được hạch toán vào giá điện trong những đợt điều chỉnh sắp tới.
Đó là con số được Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố tại buổi họp báo về giá điện năm 2010 diễn ra chiều 19-11 tại Hà Nội.
EVN than lỗ triền miên
Theo Bộ Công Thương, tổng sản lượng điện thương phẩm toàn hệ thống thực hiện năm 2010 là 85,674 tỉ kWh; sản lượng điện sản xuất và mua ngoài là 95,472 tỉ kWh; tỉ lệ tổn thất lưới điện truyền tải và phân phối là 10,15%. Tổng doanh thu bán điện năm 2010 là 90.934 tỉ đồng, tương ứng giá bán điện bình quân thực hiện là 1.061,4 đồng/kWh điện thương phẩm. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 101.096 tỉ đồng, tương ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 1.180 đồng/kWh điện thương phẩm.
Năm 2010, sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ 10.162 tỉ đồng, chưa tính đến lỗ/lãi tại các công ty cổ phần điện mà EVN góp vốn. Chi phí còn treo lại chưa được tính hết vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010 bao gồm khoản lỗ chênh lệch tỉ giá là 15.463 tỉ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn còn lại là 356 tỉ đồng.
Giải thích nguyên nhân dẫn đến khoản lỗ trên, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc EVN, cho biết trong năm 2010, do thiếu hụt nguồn nuớc nghiêm trọng nên sản lượng thủy điện thấp, EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu và mua điện ngoài với giá cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân, làm tăng chi phí rất lớn so với kế hoạch chi phí được duyệt trong phương án giá điện năm 2010. “Ngoài ra, việc chậm tiến độ của một số nhà máy điện, biến động tỉ giá hối đoái, biến động giá nhiên liệu cũng là những nguyên nhân gây lỗ trong sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010” - ông Thanh lý giải thêm.
Thi công một đường dây điện tại TP.HCM. Ảnh: HTD
Đại diện EVN khẳng định tất cả các hợp đồng mua bán điện của EVN đều có sự kiểm soát của Bộ Công Thương. Mỗi kWh hiện nay EVN lỗ 300 đồng. Do đảm bảo an sinh xã hội nên không được tăng giá, trong khi muốn ra 1 tỉ kWh điện thì phải chi 4.000 tỉ đồng; chỉ cần 3 tỉ kWh chạy dầu là EVN bị lỗ tới gần 10.000 tỉ đồng.
Bộ Công Thương không bật đèn xanh?
Lý giải thêm về chuyện tăng giá điện trong năm 2010, Thứ truởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết năm 2010, phương án được Chính phủ phê duyệt là tăng giá điện so với năm 2009 là 6,8%. Tuy nhiên, giá điện thực tế thực hiện năm 2010 có thể tăng đến 9% so với giá của năm 2009. Ở đây là do cách tính và giá điện hằng năm được điều chỉnh từ ngày 1-3 hằng năm. Khi xây dựng phương án điều chỉnh giá điện cho năm 2010 thì được tính theo chu kỳ từ 1-3-2009 đến 1-3-2010. Phương án giá điện được duyệt năm 2010 là 1.058 đồng/kWh, nếu chia cho giá bình quân theo chu kỳ trên thì giá thực hiện của năm 2010 tăng 6,8%.
Trong báo cáo của Bộ Tài chính, nếu tính giá điện từ 1-1-2009 đến 31-12-2010 thì giá được phê duyệt là 1.058 đồng, tương đương tăng lên 9%. Như vậy, việc có hai con số khác nhau là do cách tính. “Ở đây không có gì là khuất tất hay là tại sao có chuyện Bộ Công Thương bật đèn xanh” - Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định.
Theo ông Vượng, có một thực tế là không chỉ các nhà máy điện nhỏ và vừa mà cả những nhà máy trung bình cũng đang phải chịu lỗ khi sản xuất, phát điện cho lưới điện quốc gia. Lỗ ở đây không phải chỉ với các nhà máy điện của các nhà đầu tư tư nhân mà ngay cả EVN là tập đoàn của Nhà nước cũng đã phải lỗ hơn 10.000 tỉ đồng.
Trước thực tế đó, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh thêm, trong năm 2010, giá thành sản xuất kinh doanh điện tính ra là 1.080,4 đồng, trong khi đó giá bán bình quân cho người tiêu thụ cuối cùng mới chỉ 1.061 đồng. Như vậy, nếu tính gộp lại, hầu hết DN trong ngành điện đều bị lỗ. DN càng phát điện nhiều bao nhiêu càng lỗ bấy nhiêu. Do đó, Chính phủ mới cho phép Bộ Công Thương điều chỉnh giá điện theo thông số đầu vào cơ bản gồm giá nhiên liệu, tỉ giá, cơ cấu phát điện.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng cho biết mục tiêu lâu dài trong điều chỉnh giá điện là để các nhà máy sản xuất điện có được một mức lãi phù hợp, từ đó kêu gọi được nhà đầu tư vào các dự án điện. Đến thời điểm này, không có chuyện lợi ích nhóm trong giá điện “bởi Bộ đang điều hành giá điện ở một mức mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Cũng chính vì chính sách đó nên giá điện bán ra hiện nay đang thấp hơn so với giá thành sản xuất”.
Lỗ nhưng lương vẫn cao
Ông Phạm Lê Thanh nói đây là lần đầu tiên EVN bị lỗ và đơn vị này đang có chủ trương thoái vốn toàn bộ phần kinh doanh ngoài ngành, trong đó trước mắt theo chỉ đạo của Thủ tướng, EVN Telecom sẽ sáp nhập với Viettel. Hiện tại Viettel và EVN Telecom đang tiến hành rà soát để báo cáo Thủ tướng Chính phủ có quyết định chính thức trong thời gian tới. Còn lĩnh vực bất động sản, chỉ có công ty con đầu tư khoảng vài tỉ đồng, không đáng kể. “Bên cạnh đó, EVN sẽ có kế hoạch thoái vốn đối với mảng ngân hàng, chứng khoán. Trong vài năm tới, về cơ bản sẽ thoái vốn xong” - ông Thanh nói.
Trước thông tin ngành điện kêu lỗ nặng nhưng lương của cán bộ, công nhân viên vẫn cao, ông Thanh cho biết lương bình quân của EVN năm 2009 là 7,3 triệu đồng/tháng. “Lương lãnh đạo và tổng thu nhập của một số cán bộ có thể cao, do đó cần phải nói rõ xem lương hay tổng thu nhập” - ông Thanh nói.
Trong Tổng sơ đồ điện VI, đầu tư trong truyền tải chỉ đạt 50%, dẫn đến tình trạng có nhà máy nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu điện. Năm 2012, nếu không đầu tư mạnh hơn thì cả nước đủ điện nhưng riêng Hà Nội sẽ bị cắt điện. Đường dây điện Vân Trì - Sóc Sơn, Hà Đông - Thành Công đang dang dở do giải phóng mặt bằng chậm. Ngoài ra, Tổng Công ty Truyền tải điện đang thiếu tiền nghiêm trọng nên không đủ vốn để tiếp tục đầu tư. Ông PHẠM LÊ THANH, Tổng Giám đốc EVN Mức lỗ trong năm 2010 cộng với nợ của EVN chưa trả cho TKV và PVN khoảng trên 11.000 tỉ đồng. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo hạch toán lỗ và chỉ có thể hạch toán vào giá điện chứ không còn có thể hạch toán vào đâu được. Bởi nguyên tắc EVN chỉ thực hiện sản xuất kinh doanh điện. Lỗ do giá bán thấp hơn giá thành, đương nhiên lỗ của tập đoàn này sẽ được hạch toán vào giá điện trong những đợt điều chỉnh thời gian tới. Ông HOÀNG QUỐC VƯỢNG,Thứ trưởng Bộ Công Thương |
TRÀ PHƯƠNG
EVN công bố lỗ “khủng”: 10.162 tỷ đồng -(VEF.VN) - Lần đầu tiên công bố số lỗ trong kinh doanh, EVN đã lộ ra con số "khủng", lên mức 10.162 tỷ đồng năm 2010.
Chiều 19/11, Bộ Công Thương đã họp báo công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) với khoản lỗ lên tới 10.162 tỷ đồng năm 2010. Năm 2010 là năm đầu tiên EVN kinh doanh điện bị lỗ và cũng là năm đầu tiên, Bộ Công Thương tổ chức họp báo công khai kết quả này.
Theo đó, tổng doanh thu bán điện năm 2010 của EVN là 90.934 tỷ đồng tương ứng giá bán điện bình quân thực hiện là 1.061,4 đ/kWh điện thương phẩm. Trong khi đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 101.096 tỷ đồng, tương ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 1.180,0 đ/kWh điện thương phẩm.
Như vậy, với phép tính doanh thu trừ chi phí, EVN đã có kết quả âm tới 10.162 tỷ đồng và đây là khoản lỗ riêng mảng kinh doanh điện, chưa tính đến lỗ và lãi tại các công ty cổ phần điện EVN góp vốn.
Tuy nhiên, EVN vẫn còn các chí phí phải treo lại chưa được tính hết vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010 bao gồm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là 15.463 tỉ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn còn lại là 356 tỉ đồng.
Bộ Công Thương cho biết, tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành, kết quả kiểm tra cho thấy, tổng chi phí khâu phát điện chiếm cao nhất, là 78.498 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 916,2 đ/kWh.
Tổng chi phí khâu truyền tải điện là thấp nhất với 5.626 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 65,7 đ/kWh.Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 16.208 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 189,2 đ/kWh. Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 764 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 8,9 đ/kWh.
Bộ Công Thương cho hay, nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của EVN bị lỗ là do sản lượng thủy điện thấp, do thiếu hụt nước nghiêm trọng) nên EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu của EVN và mua điện ngoài với giá cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân, làm tăng chi phí rất lớn so với kế hoạch chi phí được duyệt trong phương án giá điện năm 2010.
Ngoài ra, chậm tiến độ của một số nhà máy điện, biến động tỷ giá hối đoái, biến động giá nhiên liệu cũng là những nguyên nhân gây lỗ trong sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010.
-Nguồn:
EVN công bố lỗ “khủng”: 10.162 tỷ đồng- (VEF). – Giá thành sản xuất điện của EVN: 1.180 đ/kWh (SGTT). – Tổng giám đốc EVN: “Tôi đau lòng vì lương ở EVN quá thấp” (VnEconomy). – Tăng giá điện, EVN vẫn lỗ hơn 10.000 tỉ đồng (NLĐ). – ‘Lỗ hơn 10.000 tỷ sẽ tính vào đợt điều chỉnh giá điện tới’ (EVN). – Bộ Công Thương: “Giá điện sắp tới sẽ phải gánh lỗ cho EVN” (VnEconomy). – Lần đầu tiên công bố giá thành sản xuất,kinh doanh điện (TQ). – EVN rút hết vốn kinh doanh ngoài ngành vài năm tới(TTXVN).
-- Lãi suất ở VN cao hàng đầu khu vực (TT).-Vụ Vinashin - Thí chốt: Truy tố Phạm Thanh Bình và tám bị cáo phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (ND 19-11-11)- Vụ kiện Vinashin và ảnh hưởng khốc liệt - (RFA). – Vinashin: “Ung thư di căn” – (DLB).
-- Vàng miếng loạn giá (EVN). – Nhà đất: Chỗ đắt, nơi ế (NLĐ). - Trả giá vì đầu cơ (VEF). - Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015: Từ đâu và đến đâu ? (DĐDN). - ‘Đại phẫu’ công ty CK: Ngòi nổ vẫn chưa được tháo? (VEF).
- Giấc mơ kéo giá thực phẩm xuống (PLTP). - Tháng Khuyến mại HN: Giảm giá toàn hàng lỗi mốt (VEF).
- Dân ưa vàng, có tiền mua vàng gửi tiết kiệm là yêu nước! (Tầm nhìn).
- Chứng khoán thời… “của nợ” (ĐĐK).
- Đại gia mới nổi vỡ nợ dây chuyền vì tín dụng đen (VNE).-- Chuyển hướng huy động, ngân hàng mở “cuộc đua” mới (Tầm nhìn).
- Cà phê cuối tuần: “Con nuôi không thể như con đẻ” – - TS. Phạm Đỗ Chí: Ngân sách quốc gia và con số thực (VEF).
- Nghịch lý đầu tư, nhìn từ các khu kinh tế (VnEconomy).
-- Tuyệt chiêu – (BoxitVN).
- Nhọc nhằn biên mậu Việt – Trung (VOV). - - Chỗ đứng của hàng Việt tại các chợ truyền thống – Bài 2: Hàng Việt khó chen chân (SGGP).