Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Golf và không gian của xã hội dân sự

Ngày cuối tuần, cùng với hội Golfriends đi Ninh Bình chinh phục 18 hố ở Yên Thắng. Sân golf này có vốn đầu tư của Tập đoàn dầu khí, trước khi là Bộ trưởng, ông Thăng là Chủ tịch của Tập đoàn này. Chủ đề chính sau những cú đánh là chuyện Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cấm chơi golf.

Ngày cuối tuần, cùng với hội Golfriends đi Ninh Bình chinh phục 18 hố ở Yên Thắng. Sân golf này có vốn đầu tư của Tập đoàn dầu khí, trước khi là Bộ trưởng ông Thăng là Chủ tịch của Tập đoàn này. Chủ đề chính sau những cú đánh là chuyện Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cấm chơi golf. Quanh chuyện này, có người khen, có người chê, có người đồng tình, có người phản đối.
Từ những ý kiến tranh luận đó, tôi xin được tóm lược thành mấy ý dưới đây.

Theo luật Tổ chức chính phủ, Bộ trưởng là người đứng đầu cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Là người đại diện cho Chính phủ quản lý lĩnh vực mà anh được giao thì mọi văn bản của anh đưa ra là tiếng nói của cơ quan hành pháp ở lĩnh vực mà anh được phân công.
Đã là cơ quan hành pháp thì điều đáng quan tâm là tính hợp pháp của lệnh cấm. Với cơ quan hành pháp, tính hợp pháp là ưu tiên số một rồi mới tính đền chuyện hợp lý hay không. Còn chuyện chơi golf là xa xỉ trong khi kinh tế đất nước còn khó khăn, chơi golf không có phù hợp hay không với thu nhập của công chức lại là chuyện không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật.
Về phương diện hành pháp, có thể thấy quyết định cấm chơi golf của Bộ trưởng có ba điều cần suy ngẫm.
Giới hạn của pháp luật
Pháp luật sinh ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, pháp luật chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính phổ biến, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đông đảo công chúng. Pháp luật không thể thò bàn tay vào mọi ngõ ngách của đời sống. Những mối quan hệ khác được điều chỉnh bằng dư luận xã hội, đó và các phạm trù đạo đức. Dư luận xã hội có thể điều chỉnh rằng, với tư cách là con, anh không yêu thương cha mẹ là điều cần phải lên án, nhưng với tư cách là pháp luật, anh chỉ có thể can thiệp khi anh có hành vi ngược đãi người sinh ra mình.
Với mỗi cá nhân, hàng ngày họ tham gia vào nhiều quan hệ khác nhau. Ở cơ quan, anh tham gia vào quan hệ lao động và được điều chỉnh bằng luật lao động, luật công chức. Hết giờ làm việc, đi ngoài đường bạn tham gia giao thông, quan hệ này được điều chỉnh bằng luật giao thông, đi mua sắm, anh được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự...
Người Pháp có câu: "Pháp luật nằm ở bên ngoài phòng ngủ" để nói đến giới hạn của pháp luật. Nếu pháp luật điều chỉnh cả những quan hệ bên trong phòng ngủ, vô tình đã vi phạm quyền tự do cá nhân.
Các quan hệ đời sống là vô hạn mà các chế tài luật pháp thì hữu hạn, nên pháp luật chỉ có có khả năng hữu hạn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật cũng như từng quan hệ pháp luật đều có giới hạn riêng. Có rất nhiều lĩnh vực hoặc quan hệ xã hội mà pháp luật không điều chỉnh hoặc không thể điều chỉnh được.
Chính vì sự hữu hạn của pháp luật nên trong xã hội luôn luôn tồn tại một không gian dân sự, trong đó, các mối quan hệ mà pháp luật không có hoặc chưa có chế tài sẽ giành cho dư luận xã hội. Một phần khác thuộc về hệ thống các tổ chức xã hội phi nhà nước, như các đoàn thể, các hiệp hội, câu lạc bộ. Không gian dân sự là thước đo sự trưởng thành của một quốc gia. Ở các nước văn minh, không gian dân sự ngày càng lớn, không gian nhà nước ngày càng thu hẹp.
Ngày nghỉ là quyền tự do của mỗi cá nhân, anh làm gì, đi đâu, chơi môn gì không thuộc không gian của xã hội công quyền. Nó là không gian của xã hội dân sự. Lệnh cấm chơi golf trong ngày nghỉ thực chất đã xâm phạm vào lãnh địa mà pháp luật không điều chỉnh - lãnh địa của tự do cá nhân. Vào những ngày nghỉ, bất kỳ ai cũng có thể lựa chọn cách nghỉ ngơi, giải trí, tham gia những hoạt động mà họ muốn, miễn sao không trái luật. Nếu pháp luật can thiệp cả cách họ giải trí ra sao, khi ấy tự do cá nhân sẽ không còn tồn tại.
Tính hợp pháp và tính hợp lý
Khi ban hành các quyết định quản lý nhà nước, các chủ thể quản lý phải bảo đảm cả tính hợp pháp và tính hợp lý, nhờ đó quyết định đưa ra mới có khả năng thực thi và được xã hội chấp nhận. Trong mọi trường hợp, tính hợp pháp luôn có ưu thế hơn so với tính hợp lý, nên không thể vì lý do hợp lý mà coi thường Luật và các văn bản dưới luật.
Về tính hợp pháp, điều đáng bàn ở lệnh cấm chơi golf của Bộ trưởng Thăng là về mặt giới hạn phạm vi áp dụng. Nếu như cấm chơi golf trong giờ làm việc thì miễn bàn, nhưng đây là lệnh cấm chơi trong cả những ngày nghỉ. Như đã nói ở trên, lệnh cấm này không có căn cứ pháp luật, vi phạm quyền tự do cá nhân, vi phạm quyền nghỉ ngơi đã được Hiến pháp 1992 bảo vệ.
Các quyết định quản lý nhà nước để đảm bảo vững chắc cần phải cân bằng, hài hòa và tối ưu hóa các nhóm lợi ích, trong đó có lợi ích của cơ quan quản lý, lợi ích của đối tượng thi hành và của toàn xã hội. Tuy nhiên dù với bất cứ lý do gì, tính hợp pháp, tính có căn cứ pháp luật vẫn cần phải được ưu tiên hàng đầu. Không thể căn cứ vào bất kỳ lý do nào, để bỏ qua tính hợp pháp, vi phạm quyền con người.
Một quyết định quản lý nhà nước không dựa trên cơ sở tính hợp pháp sẽ tạo nên tiền lệ xấu, nguy hiểm hơn là tiền lệ ấy nếu được lặp lại sẽ khiến trật tự pháp luật bị đảo lộn và mọi đòi hỏi với pháp luật có thể sẽ trở nên vô nghĩa.
Nhầm lẫn trong quan hệ pháp luật
Với cơ quan công quyền, Pháp luật là công cụ. Với các tổ chức chính trị xã hội, điều lệ là công cụ. Điều lệ của đảng phái, hay tổ chức chỉ có tác dụng với các thành viên trong nội bộ của mình mà thôi. Không thể lấy các nghị quyết trong các tổ chức chính trị của mình để áp đặt lên các cơ quan công quyền.
Với bộ trưởng, là người đứng đầu một ngành mà mình được phân công. Khi về với gia đình của mình tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, bạn là một thành viên trong gia đình. Cũng vì lẽ đó, bạn không thể lấy quyền của mình là "bộ trưởng trong công việc" ở quan hệ pháp luật khác mà về nhà cũng là "bộ trưởng với bố đẻ mình" trong quan hệ với gia đình.
Dù ông có là bộ trưởng, khi ra ngoài đường, tham gia quan hệ pháp luật giao thông, ông vẫn phải bình đẳng như mọi công dân khác. Cũng vì lẽ đó, ông không thể lấy quyền của mình là Bộ trưởng Giao thông mà ra ngoài đường vượt đèn đỏ được.
Tương tự như vậy, dù anh có là thủ trưởng cơ quan hay là bộ trưởng, thì khi bước chân ra khỏi nơi làm việc, về nguyên tắc, người lao động không còn dưới quyền chịu sự quản lý trực tiếp của anh nữa, mà quan hệ giữa hai bên là quan hệ pháp luật dân sự bình đẳng. Nói cách khác, ngoài giờ làm việc, anh hoàn toàn không có quyền can thiệp vào cách mà người lao động dưới quyền anh làm gì, nghỉ ngơi ra sao, nếu không có sự đồng ý của họ.
Vì lẽ đó, lệnh cấm chơi golf cả trong ngày nghỉ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là sự nhầm lẫn trong quan hệ pháp luật, lấy quyền uy trong một quan hệ pháp luật này để điều chỉnh một quan hệ xã hội khác không thuộc thẩm quyền của mình.
Chuyện này không chỉ riêng với ông Bộ trưởng Giao thông vận tải mà dường như đang là cách nghĩ của hầu hết chức sắc ở những nước mà xã hội dân sự chưa có không gian đủ lớn.



- Golf và không gian của xã hội dân sự (TVN 1-11-11) -- Chỉ rõ những chỗ sai của ông Đinh La Thăng (nhưng có thể ông Thăng không hiểu bài này)


-Buộc phải “phạm quyền công dân” để hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông (Dt 31-10-11)  -- Vấn đề là, khi đã đi vào con đường này thì sẽ khó dừng lại!
Không giám sát về giao thông là có lỗi với dân (PLTP). - Căn bệnh Giao Thông Việt Nam: Chỉ có 1 phác đồ điều trị (Lê Nguyên Hồng). – Cầu sập 2 lần trong 3 tháng (TN). – Cầu Bình Cách sập lần thứ 5 (Tuổi Trẻ). – Chở quá tải khiến cầu sập, xe rơi sông (VTC). - Cầu Bình Cách đã sập… 3 lần –  Sập cầu Bình Cách nối Tiền Giang và Long An.



Trăm dâu đổ đầu... xe buýt (TVN
Bổ sung 400 tỉ đồng tiền trợ giá xe buýt (NLĐ).Va quẹt xe, một CSHS bắn người (PLTP).  – Cảnh sát hình sự bắn trọng thương người đàn ông (VNE).
Một góc nhìn khác về "hiện tượng Đinh La Thăng"
-

Nóng trong tuần: Đổi giờ làm, lương công chức (VNN).  – Hà Nội chưa có phương án thay đổi giờ làm việc (DV).  – 9 giờ mới làm việc là… phản khoa học(ĐĐK).  – Phỏng vấn TS Khuất Việt Hùng: Tình trạng “lộn xộn”, ắch tắc giao thông tại Thủ đô: Đừng đổ lỗi bởi ý thức người tham gia giao thông kém.  – Tăng cường giám sát vấn đề giao thông (VOV).  – Hà Nội xoá các điểm trông xe máy, đỗ ôtô gây ách tắc (VnMedia).



- Phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Bộ trưởng cần có dấu ấn nhưng không phải để ‘đánh bóng” mình” (PLVN). – Diễn đàn: Giảm ùn tắc giao thông tại đô thị lớn: Sao bộ lại làm thay địa phương? (LĐ). “Tai nạn giao thông ở Việt Nam được “xếp” đứng thứ tư thế giới. Từ năm 2006 tính đến tháng 9.2011, có tới trên 67.000 người chết và trên 35.000 người bị thương. Bình quân mỗi ngày, khoảng 32 người chết vì TNGT”.


"Đừng biến người dân thành "chuột bạch" cho chính sách" (Bee.net 31-10-11)

-- Hà Nội không muốn thay đổi giờ làm của công chức
Chiều 31/10, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất phương án đổi giờ học, giờ làm theo 3 nhóm, khác với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải trước đó. Các phương án này sẽ được trình Chính phủ vài ngày tới.

'TP HCM sẽ lụt như Bangkok nếu phát triển như hiện nay' (VnEx 31-10-11) -- Bài này rất hay: Flood-Recovery Effort to Test Thai Leader (WSJ 31-10-11)

Nhà nước có dám bỏ kinh doanh?
Đề nghị Thủ tướng chịu trách nhiệm trực tiếp về giáo dục

Tổng số lượt xem trang