Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Lộ diện ảnh tàu sân bay Thi Lang ra biển lần thứ 2

(Phunutoday) - Hôm qua, 31/10, trên một số tờ báo quân sự của Trung Quốc đã đăng vài bức ảnh có cảnh tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc đang được 3 tàu lai dắt ra ngoài biển thử nghiệm lần thứ 2. 

Bức ảnh này được 1 tờ báo của Nhật cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc sắp ra biển thử nghiệm lần thứ 2
Theo đó những bức ảnh này được lấy từ một tờ báo của Nhật. Tờ báo này cho biết: "Tàu Thi Lang đã được một số tàu lai dắt ra khỏi vị trí đang nằm sửa chữa ở nhà máy đóng tàu Liêu Ninh và đi ra phía biển" nhưng không cho biết rõ là có đi ra vùng biển thử nghiệm lần trước hay không?

Thi Lang vốn là một con tàu Trung Quốc mua lại từ Ukcraina với tên ban đầu là Varyag. Trung Quốc đã mua lại vào năm 1998 với giá 20 triệu USD khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó, sau một thời gian dài đến đầu  năm 2011 Thi Lang được giới quân sự Trung Quốc giới thiệu  là tàu sân bay đầu tiên của nước mình.
Đây là bức ảnh thứ 2 chụp tàu Thi Lang ở đằng xa khi con tàu này sắp được 3 tàu lai dắt ra khỏi nơi sửa chữa ở nhà máy đóng tàu Liêu Ninh
Vào trung tuần tháng 8 năm nay Thi Lang đã có chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên kéo dài khoảng 3-4 ngày ở biển Hoàng Hải, nhưng sau chuyến thử nghiệm thành công mỹ mãn đó, Thi Lang đã "nằm yên" tại nhà máy đóng tàu Liêu Ninh của Trung Quốc để sửa chữa và trang bị thêm, nhưng vào hôm qua  đã đột nhiên "trở dậy" trong những bức ảnh chụp con tàu này đang được vài tàu lai dắt ra biển được công bố trên một tờ báo của Nhật.
Hình ảnh tàu Thi Lang chạy thử trên biển Hoàng Hải vào trung tuần tháng 8

Hiện nay tính sát thực của mấy bức ảnh trên vẫn còn đang để ngỏ, Hải quân Trung Quốc vẫn chưa thấy lên tiếng về vụ việc này. 
  • Phú nguyễn (Theo Huanjiu, Phượng Hoàng, Tiexue.net)

-Lộ diện ảnh tàu sân bay Thi Lang ra biển lần thứ 2

-Châu Á lo cho tương lai (TVN 31/10/2011 MICHAEL AUSLIN

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta có chuyến công du châu Á tuần vừa qua, chắc hẳn ông cũng thấy cả khu vực đang hết sức băn khoăn về tương lai của mình.

Không phải chưa từng xảy ra ở châu Âu cuối thế kỷ 19, các quốc gia lớn nhỏ đều đang nỗ lực tham gia vào các mạng lưới quan hệ mang tính phòng ngừa mà đến lượt nó lại làm gia tăng cảm giác mất an ninh cho nước khác. Kết quả là vòng quay rủi ro càng thêm nguy hiểm và khả năng tính toán sai lầm cũng lớn hơn hay tinh thần của chủ nghĩa dân tộc đang thắng thế.
Kế hoạch cắt giảm chi tiêu của Lầu năm góc trong thập niên tới xuống gần 500 tỷ USD sẽ hạn chế khả năng duy trì ổn định ở châu Á đến mức nào là mối quan tâm chính của các quốc gia châu Á và có lẽ cũng sẽ là tâm điểm trong các cuộc tranh luận tại Mỹ trong những năm tiếp đây.
Nguyên nhân làm nảy sinh những lo ngại này ở châu Á không chỉ đơn thuần xuất phát sự tăng cường sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc trong thập niên vừa qua. Mà đúng hơn, điều khiến người ta bất an nhất chính là cách thức Trung Quốc đang thể hiện những tiềm lực mới của mình. Đặc biệt, xét về tầm quan trọng của các tuyến hàng hải, việc Hải quân Trung Quốc mở rộng hoạt động ra khắp phía Đông và Biển Đông đang gửi đi những tín hiệu báo động.
Trên Biển Hoa Đông, nơi cả Mỹ và Nhật Bản vẫn duy trì lực lượng hải quân tương đối lớn, Trung Quốc trước đây chủ yếu chỉ dám thăm dò quanh vùng lãnh thổ của Nhật Bản và cử các tổ tàu nhỏ đi qua vùng nước gần các đảo của Nhật Bản để "giương oai". Tuy nhiên, việc suýt xảy ra khủng hoảng xung quanh việc Nhật Bản bắt giữ tàu cá của Trung Quốc tại vùng biển quanh đảo có tầm quan trọng chiến lược Senkaku năm ngoái cho thấy Bắc Kinh đã không còn ngại nhận lời "thách đấu" của Tokyo nữa.
Tương tự, các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á chỉ duy trì một lực lượng hải quân rất hạn chế ở vùng nước dẫn tới eo biển Malacca và nối liền tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Trong khi đó, tàu Trung Quốc lại hoạt động hết sức tích cực tại vùng biển phía nam này và đã không ít lần bị cáo buộc quấy rối tàu của các nước từ Mỹ cho tới Việt Nam. Trong một sự việc tháng 6 năm 2010, một tàu ngư chính có vũ trang của Trung Quốc đã chĩa súng thẳng về phía một tàu hải quân nhỏ hơn của Indonesia đang bắt giữ một tàu cá của ngư dân Trung Quốc trong vùng biển của Indonesia.
Ngay cả Hải quân Ấn Độ cũng cảm nhận được sự có mặt của Trung Quốc, khi một trong những tàu của nước này khẳng định bị đe dọa tại vùng biển nước sâu sau khi ghé thăm một cảng của Việt Nam trở về.
Tuy nhiên, các nước láng giềng không hề xem nhẹ việc Trung Quốc gia tăng sự quyết liệt, dù cảm nhận về áp lực từ nước này của mỗi bên có khác nhau. Tháng trước, Philippine và Nhật Bản tuyên bố sẽ tiến hành nhiều hơn các đợt tập trận hải quân chung và tổ chức hội đàm thường xuyên giữa các quan chức hải quân. Trong một cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo hai nước, vấn đề tự do hàng hải và ổn định trên Biển Đông là một trong những chủ đề chính được thảo luận.
Manila đã nhiều lần phải lên tiếng Trung Quốc đang quấy rối hoạt động thăm dò dầu khí của Philippine, trong khi những lo ngại của Nhật Bản về nguy cơ tiềm tàng đối với tự do hàng hải qua các vùng biển có tầm quan trọng chiến lược khiến nước này phải tính tới việc nắm giữ một vai trò lớn hơn bên ngoài vùng biển lân cận truyền thống ở Đông Bắc Á.
Động thái của Trung Quốc không chỉ nhận được phản ứng của riêng các quốc gia châu Á. Tháng Bảy vừa rồi, Hải quân Mỹ đã tiến hành tập trận huấn luyện chiến đấu với Việt Nam, tiếp tục xu hướng mở rộng tập trận hải quân với các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á, trong đó có Malaysia, Campuchia, Ấn Độ và Bangladesh.
Quan trọng hơn, Mỹ và Australia đã đồng ý làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng, cho phép Mỹ sử dụng căn cứ quân sự của Australia và dự trữ quân nhu ở châu lục này, kết hợp với mở rộng các cuộc tập trận và huấn luyện chung.
Nhìn từ trên cao, Đông Nam Á ngày càng giống như một bàn cờ với nhiều tay chơi cùng lúc liên minh lại với nhau, đi các nước cờ làm sao để bảo vệ được lãnh thổ. Trong trường hợp này, những cuộc đấu chủ yếu diễn ra trên vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm đang tranh chấp, được công nhận bởi Công ước LHQ về Luật Biển. Tranh chấp lãnh thổ đối với nhiều đảo nhỏ ở Biển Đông đã tạo thành vô số những tuyên bố chồng lấn, trong đó Bắc Kinh tuyến bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển.
Cạnh tranh về lãnh thổ hàm ẩn một vấn đề lớn hơn, đó là cân bằng quyền lực tại châu Á. Bắc Kinh đang cố gắng xây dựng một cân bằng quyền lực trong khu vực có lợi cho mình bằng cách ngăn chặn các quốc gia nhỏ hơn liên minh với nhau hay xây dựng quan hệ hợp tác sâu hơn với các cường quốc lớn hơn như Mỹ.
Với sự tăng cường huấn luyện chung giữa Hải quân Mỹ và các nước Đông Nam Á, có thể các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tính toán rằng Washington đơn giản sẽ không dám mở rộng chiếc ô an ninh để bảo vệ các nước này. Và cuối cùng Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc hải quân chiếm ưu thế trong một khu vực mà sức mạnh và khả năng của Mỹ trong việc duy trì hiện diện đang tiếp tục giảm xuống.
An ninh tại châu Á có được duy trì hay không ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hành động sau này của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
Quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Trung Quốc trong năm tới cũng sẽ là giai đoạn tiềm ẩn nhiều bất ổn và nhạy cảm. Một nhà lãnh đạo thiếu thận trọng hay yếu kém có thể sẽ cố gắng củng cố vững chắc địa vị của mình bằng cách đẩy mạnh các tuyên bố và đe dọa các nước láng giềng. Ở một khía cạnh khác, nhiều nhà phân tích tại Washington và châu Á lo ngại quân đội Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với các nhà lãnh đạo mới, và sẽ ở một vị trí có thể hành động theo những tuyên bố quyết liệt của giới truyền thông Trung Quốc hay của các sĩ quan cao cấp.
Kết quả mất an ninh sẽ chỉ càng cho thấy rõ hơn vai trò của Mỹ trong việc tiếp tục duy trì ổn định, cũng như sự phụ thuộc của các quốc gia châu Á dù lớn hay nhỏ vào sự hiện diện của Hải quân, Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ. Làm sao duy trì sự hiện diện của Mỹ tại châu Á khi mà ngân sách quân sự sẽ bị cắt giảm đáng kể chính là thách thức mới dành cho ông Panetta. Rủi thay, câu trả lời có lẽ lại phụ thuộc không nhỏ vào phía Bắc Kinh.
Michael Auslin là học giả của Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và tác giả cuốn "Pacific Cosmopolitans: A Cultural History of U.S.-Japan Relations."
  • Đình  Ngân dịch từ

-  China’s Trouble with the Neighbors (Project Syndicate).  
Trung Quốc - MỹUS shifts its focus on China (Canberra Times 31-10-11) -- Bài của Michael Richardson


Khả năng tập trận hải quân chung giữa hai nước sẽ được thảo luận kỹ trong chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ vào ngày mai. 



Tổng số lượt xem trang