Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Đi ngược luật pháp quốc tế không có lợi cho giải quyết vấn đề Biển Đông


Biển Đông: Yêu sách dựa vào lịch sử là không phù hợp (VNN). – ‘Biển Đông: ‘Nhìn thẳng mắt nhau’ cùng thảo luận‎ (Đất Việt). – Công ước Luật Biển mang tính sống còn với Biển Đông‎ (VnEx). – Biển Đông hướng đến hợp tác (TT).  – Bế mạc Hội thảo quốc tế lần thứ ba về biển Đông:  Đề xuất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác hòa bình (TP). - Thủ tướng Trung Quốc thăm Nga và dự hội nghị SCO (TTXVN).
– Biển Đông: Cần làm rõ khu vực có thể khai thác chung(infonet.vn)- 'Biển Đông: 'Nhìn thẳng mắt nhau' cùng thảo luận(ĐV) -20 năm trước, nói đến Biển Đông là xảy ra tranh cãi gay gắt. Còn bây giờ, chúng ta có thể nhìn thẳng vào mắt nhau cùng thảo luận. -Giữ gìn an ninh biển Đông (TN). – COC ở Biển Đông sẽ giúp tạo lòng tin giữa các nước (TTXVN). 
– Đề xuất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông (NLĐ).  – Nhà khoa học quốc tế bàn về Biển Đông (VTV). – Giữ gìn an ninh biển Đông (Thanh Niên). –Đưa biển Đông vào “rađa” kiểm soát của quốc tế (Tuổi Trẻ). – BẾ MẠC HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN BA VỀ BIỂN ĐÔNG: Không khí tranh luận nóng bỏng (PLTP). – Thông cáo báo chí bế mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần ba (NCBĐ).

- XUNG QUANH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG basamnews-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM XUNG QUANH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG Tài liệu Tham khảo đặc biệt Thứ sáu, ngày 4/11/2011   TTXVN (Hồng Công 26/10) Bài viết trên tờ “Tín báo” số ra ngày 25/10 của Vương Đỉnh Kiệt, chuyên gia phân tích chiến lược của Uỷ ban Quỹ Năng lượng Trung Hoa - Cambodia: Dispute in South China Sea should be solved between China, concerned countries (Xinhua). - Trung Quốc cho Campuchia vay tiền mua trực thăng (VNE) và TQ tiếp tục viện trợ quân sự cho Campuchia – Quỹ đạo cưỡng bức (Huy Minh). 
Mỹ, Nhật khoe vũ khí “khủng” trên biển (PN Today).
Hàn Quốc vớt 21 người tỵ nạn Bắc Triều Tiên  – (RFI).- 21 người Bắc Triều Tiên đào tị sang miền nam  – (VOA).- Mỹ-Israel tiếp tục đe dọa Iran (NLĐ).- Một người Malaysia bị tuyên án 10 năm tù trong vụ án tin tặc ở Mỹ  – (VOA).
- -- Hoa Kỳ nghiên cứu viện trợ cho Miến Điện – (VOA).



--Đi ngược luật pháp quốc tế không có lợi cho giải quyết vấn đề Biển Đông
QĐND - Chiều ngày 5-11, tại Hà Nội, sau hai ngày họp và thảo luận sôi nổi, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã thành công tốt đẹp. Hội thảo diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất; nội dung thảo luận có nhiều điểm mới, thú vị và là một nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan tới vấn đề Biển Đông
Qua 8 phiên với 31 tham luận và hơn 70 ý kiến thảo luận, gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến tầm quan trọng của Biển Đông trên thế giới và trong khu vực, lợi ích của các bên liên quan, những diễn biến gần đây ở Biển Đông, các khía cạnh pháp lý quốc tế của tranh chấp và nỗ lực của các bên liên quan nhằm giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột, cũng như những phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông. Đặc biệt, năm nay Hội thảo còn dành hẳn một phiên cuối để thảo luận tự do về một số vấn đề mà các học giả và đại biểu cùng quan tâm.

Về tầm quan trọng của Biển Đông, các học giả cho rằng với các giá trị kinh tế tiềm năng, với các tuyến thương mại hàng hải quan trọng, vùng biển này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông, mà còn quan trọng với cả các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Một môi trường hòa bình, ổn định tại Biển Đông có tác dụng tích cực đối với việc mở rộng giao lưu về văn hóa, xã hội, thúc đẩy liên kết thương mại, kinh tế và chính trị giữa các nước trong và ngoài khu vực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giữ gìn an ninh biển, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông góp phần không nhỏ trong việc xây dựng an ninh châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là trên toàn thế giới. Ngoài ra, hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ… có thể giữ vai trò tích cực trong việc bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực, phù hợp với nhu cầu phát triển cấp thiết của các nước ASEAN.
Về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, các đại biểu và học giả đều có chung nhận định rằng, vấn đề Biển Đông đang phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, do các bên liên quan chưa thực sự tìm được tiếng nói chung trong cách thức giải quyết những bất đồng. Việc các nước tham gia tranh chấp tăng cường mua sắm trang thiết bị quân sự, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội cũng là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng trên vùng biển này leo thang. Nhiều ý kiến cho rằng, các hành vi đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử được công nhận rộng rãi ở khu vực và quốc tế là không có lợi cho từng bên liên quan đến tranh chấp nói riêng và tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông nói chung.
Về khía cạnh pháp lý quốc tế, các đại biểu nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật Biển Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS) trong việc kiềm chế và quản lý các mối đe dọa đối với an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông. Cụ thể là UNCLOS có thể được áp dụng nhằm làm sáng tỏ yêu sách chủ quyền của các bên tranh chấp, từ đó hạn chế việc chiếm giữ và xây dựng các công trình nhân tạo trên một số bãi chìm, nửa nổi nửa chìm. Ngoài ra, việc áp dụng đúng đắn các quy định của UNCLOS sẽ tạo cơ sở hợp pháp cho yêu sách vùng biển của các bên. Các yêu sách về vùng biển dựa trên cơ sở lịch sử là không phù hợp với quy định của UNCLOS. Việc giải thích và áp dụng đúng đắn UNCLOS sẽ giúp kiềm chế và kiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải trong Biển Đông. UNCLOS cần phải được các bên liên quan đến tranh chấp coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình; là cơ sở quan trọng nhất của các cuộc thảo luận và do đó, các bên cần tuân thủ nghiêm chỉnh UNCLOS trong các hành vi đối nội và đối ngoại liên quan đến Biển Đông.
Các học giả cũng thảo luận về nỗ lực của các nước liên quan trực tiếp và của khối ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột trên Biển Đông. Một số ý kiến cho rằng, để thực hiện được khai thác chung thì trước hết cần phải làm rõ vùng nào có thể khai thác chung. Một số học giả khác lại đề cập đến vai trò của Tòa trọng tài hoặc ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong xử lý các vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến Biển Đông, như xem xét các yêu sách hay các hành động đơn phương của bất cứ bên yêu sách nào có phù hợp với UNCLOS và với Luật Biển quốc tế hay không. Nhiều ý kiến cho rằng, cần thúc đẩy vai trò lớn hơn của ASEAN trong việc quản lý tranh chấp ở Biển Đông.
Dựa trên kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp biển của nhiều nước trên thế giới, các đại biểu và học giả đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, trong đó đáng chú ý là các sáng kiến về xây dựng một cơ chế quản lý nghề cá ở cấp khu vực và kiểm soát ô nhiễm biển thực sự hiệu quả, thiết lập một mạng lưới các khu bảo tồn biển song phương hoặc đa phương như một giải pháp thay thế cho lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương hiện nay... Các học giả cũng nhất trí rằng, để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, trong thời gian tới các bên liên quan cần kiên trì đàm phán, tăng cường đối thoại trên tinh thần hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế các hành động bạo lực, cũng như cần minh bạch hóa các yêu sách chủ quyền về biển đảo. Việc xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các nước yêu sách để tạo môi trường hòa bình, ổn định và khuyến khích các bên hợp tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông một cách hòa bình.     
NGUYỄN HÒA


-Đi ngược luật pháp quốc tế không có lợi cho giải quyết vấn đề Biển Đông
--



ASEAN và Nhật nhấn mạnh tăng hợp tác khu vực (TTXVN). -Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông RFA - 2011-11-04 Vấn đề Biển Đông xuất hiện một ẩn số mới khi Đài Loan tỏ cho thế giới thấy đảo quốc này dự tính ký một hòa ước với Trung Hoa đại lục và những tuyên bố gần đây của một tướng lãnh cao cấp của Đài Loan có thể khiến cục diện Biển Đông trở nên nguy hiểm hơn. -
Trung Quốc lại khoe xe tăng “siêu nhất” châu Á vietnamdefence-Kênh truyền hình Trung Quốc CCTV đã phát một chương trình có tiêu đề “Các xe tăng chủ lực của chúng ta đã đạt trình độ tiên tiến trên thế giới”, trong đó có phát đoạn video quay một xe tăng mới.- Ảnh độc: “Sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc khai hỏa (PN Today).
-  Troop increase violates India’s deal with China (China.org).


Bộ lạc Gaddafi sục sôi ý nguyện trả thù (LĐ/Reuters).
Mỹ, Iran căng thẳng nhưng sẽ không đánh nhau? (ĐV).  – Mỹ coi Iran còn nguy hiểm hơn tổ chức Al-Qaeda (TTXVN).  – Iran kỷ niệm ngày đánh chiếm tòa đại sứ Mỹ năm 1979 – (VOA). – Tổng thống Israel dọa tấn công Iran (VNE). - Israel công khai đề cập biện pháp quân sự với Iran (VNE).  – Mỹ lo Israel tấn công phủ đầu Iran (VnMedia/jpost.comynet.com).
- - “Vũ khí hạt nhân của Pakistan dễ bị đánh cắp hơn” (TTXVN).
- - Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân cho bằng Triều Tiên? (ĐV/Realclearpolitics).21 North Korean refugees cross sea border to the South DPA
Myanmar: Thêm một nhóm ký thỏa thuận hòa bình (TTXVN).
Philippines tìm kiếm 20 thuyền viên mất tích (VOV).

Tổng số lượt xem trang