Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Khi tổ chức xã hội tham gia lobby chính sách

Trong khi chuyên gia lập pháp Trần Ngọc Đường đánh giá rằng hai sáng kiến luật của hai ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến và Nguyễn Minh Hồng “còn khuya” mới khả thi thì các tổ chức xã hội đã vào cuộc bằng cuộc ra mắt của “Liên mạng vận động chính sách” sáng 31-10 tại Hà Nội.
Cụ thể, một số nhân vật từng là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, như ông Vũ Quốc Tuấn, GS Nguyễn Vi Khải và lãnh đạo một số tổ chức phi chính phủ, đã đứng ra thành lập “Liên mạng vận động chính sách” (viết tắt là INPA) với mục tiêu liên kết nhau lại để vận động chính sách hiệu quả hơn cho các nhóm người nghèo và cộng đồng.

Đáng chú ý ở chỗ, phương thức hoạt động của liên mạng, theo ông Nguyễn Vi Khải, là “tiến hành và hỗ trợ các nghiên cứu làm cơ sở cho công tác vận động nhằm mang lại những thay đổi tích cực về chính sách và các thông lệ, hành vi nhấn mạnh vào việc trao quyền cho người nghèo”. Hơn nữa, mặc dù xác nhận rằng hiện tại một số tổ chức xã hội đang lobby chính sách khá tốt, song nhóm sáng lập INPA cho rằng cần phải có cơ chế để tập hợp, hình thành mạng lưới vững mạnh hơn để hỗ trợ người dân tham gia vào các cuộc trao đổi/diễn đàn chính sách.
Cuộc ra mắt sáng 31-10 có sự chứng kiến của khá đông đại diện các cơ quan Chính phủ, QH chứng tỏ sự quan tâm nhất định đến vai trò của các tổ chức xã hội trong xây dựng chính sách. Hơn thế, như giải trình của ông Nguyễn Vi Khải, đối tượng hưởng lợi của liên mạng đều là người yếu thế: Phụ nữ, trẻ em, các cộng đồng dân tộc ít người, nông dân nghèo, người nghèo đô thị và các nhóm dễ tổn thương (như người di cư, người sống chung với HIV, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, gái mại dâm, người nghiện ma túy và tình dục đồng tính) nên sự đồng thuận từ các cơ quan khác là điều dễ hiểu.
Lâu nay việc trình chính sách thường xuất phát từ nhu cầu Chính phủ nên việc hai ĐBQH trình sáng kiến luật được coi là mới và nên cổ vũ. Thế nhưng dù là ĐBQH, dù luật cho phép họ vẫn đơn độc vì thiếu điều kiện chứng minh tính khả thi (như đánh giá tác động của dự luật) và thiếu bộ máy giúp việc chuyên nghiệp. Vì thế sự ra đời của liên mạng được đánh giá là cần thiết và kịp thời có thể bù khuyết cho hạn chế nói trên.

-
ĐBQH trình sáng kiến pháp luật: Vẫn là “quyền giấy”! (PLTP).

Tương lai chế độ Đảng trị ở Trung Quốc: China struggles to stay on the right path (FT 31-10-11) -- Bài gây nhiều suy nghĩ!

 Chuyện lạ ở Cổ Lũy (Pleinforme). “Giờ mới biết đảng lệ cấm tố tiêu cực, bất kể đúng sai. Thế thì chống tiêu cực trong đảng bằng cách nào?”. - Ký đơn tập thể tố cáo hiệu trưởng, 14 giáo viên bị kỷ luật Đảng (VNE).  – VỤ 14 ĐẢNG VIÊN BỊ KỶ LUẬT, PHÊ BÌNH: Sẽ đổi hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (NLĐ).
Phân công Thủ tướng, các PTT đứng đầu một số tổ chức (Bee.net 31-10-11) -- So sánh phần vụ của ông NT Nhân với các PTT khác thì thấy quả thật là Thủ tướng biết dùng người!  Tết này nên mua tặng ông Nhân thêm vài ấm trà.– TS.Nguyễn Minh Phong: Khi Bộ trưởng nổi giận…! (Tầm nhìn).  
Báo Lao Động kí hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (LĐ 31-10-11) -- Tức là từ nay về sau dù Tập đoàn Dầu khí có làm điều gì sai quấy thì báo Lao Động cũng hứa là sẽ không đăng?


-  Golf và không gian của xã hội dân sự (TVN). “Đã là cơ quan hành pháp thì điều đáng quan tâm là tính hợp pháp của lệnh cấm. Với cơ quan hành pháp, tính hợp pháp là ưu tiên số một rồi mới tính đền chuyện hợp lý hay không.”  




Tổng số lượt xem trang